You are on page 1of 32

Nam Bộ

Vị Tết

Vị Tết
NAM BỘ
NHIỀU TÁC GIẢ

2 Món Ngon Ngày Tết


LỜI NÓI ĐẦU
T ết Nguyên Đán
của người Việt, có
một vị trí quan trọng
trong trái tim và tâm trí
người dân miền Nam Việt
Nam. Đó là thời điểm các
gia đình quây quần để tưởng
nhớ tổ tiên, tạ ơn những phước lành
của năm vừa qua và chào đón năm mới. Và
dưới cái lạnh se se của ngày Tết, bữa cơm gia
đình lại càng ánh lên hương vị ngọt ngào của
tình thân gia đình, trong những mâm cơm ấy là
những món ăn hết sức độc đáo được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác của những người con dân xứ Nam
bộ.

Hãy để chúng tôi đưa bạn vào một chuyến thám hiểm ẩm
thực, khám phá những bí mật đằng sau việc tạo ra những
món ăn được yêu thích này. Tìm hiểu về các nguyên liệu
được lựa chọn cẩn thận, cách chế biến phong phú và ý
nghĩa văn hóa đằng sau mỗi công thức. Nhưng cuốn sách
này không chỉ nói về đồ ăn; đó là sự tôn vinh tinh thần đoàn
kết, niềm vui chia sẻ bữa ăn và tình yêu gắn kết gia đình và
cộng đồng của chúng ta. Qua những trang sách này, chúng
tôi hy vọng truyền tải không chỉ hương vị ẩm thực của
chúng tôi mà còn cả sự ấm áp và hiếu khách đi kèm với mỗi
món ăn.

Món Ngon Ngày Tết 3


Nam Bộ
Vị Tết

Bánh
Tét
4 Món Ngon Ngày Tết
Món Ngon Ngày Tết 5
Nam Bộ
Vị Tết

GIỚI THIỆU

Nếu ngoài Bắc ngày Tết có bánh chưng


xanh gắn liền với sự tích “bánh chưng
bánh dày” của hoàng tử thứ 18 con Vua
Hùng là Lang Liêu với ý nghĩa tượng
trưng cho trời tròn, đất vuông thì bánh
Tét cũng có những câu chuyện ly kỳ về
nguồn gốc và ý nghĩa riêng của nó.

Theo phong tục ngày Tết, nồi bánh tét


được nấu vào đêm 30 giao thừa. Cả nhà
sẽ thức chờ quanh nồi bánh tạo nên
không khí ấm cúng, sung túc của buổi
sum họp gia đình ngày Tết.

Ý NGHĨA

Theo quan niệm cha ông xưa, những loại


bánh, thức ăn trong ngày Tết tất cả đều
có ý nghĩa thương nhớ người xưa, cầu
cho sự ấm no, sum vầy của gia đình đa
tạ trời đất đã cho dân mùa lúa thuận lợi
và bánh tét cũng không ngoại lệ.

Bánh tét truyền thống được bọc nhiều lá


bên ngoài tượng trưng cho mẹ bọc lấy
con, sum vầy của người Việt vào ngày
Tết. Không chỉ vậy, bánh tét xanh nhân
đậu màu vàng gợi cho người nông màu
xanh của đồng quê, gợi cho ta niềm mơ
ước “an cư lạc nghiệp” của một mùa
xuân an bình.

6 Món Ngon Ngày Tết


NGUYÊN LIỆU

- Gạo nếp: 1 kg.


- Đậu xanh: 250 gr.
- Hành tím: 2 củ.
- Mỡ heo: 300 gr.
- Rau ngót: 1 bó.
- Gia vị: Muối, tiêu, đường, hạt nêm.

CÁCH LÀM

Bước 1: Ngâm đậu xanh


Ngâm trong 4 tiếng. Vớt ra cho vào nồi, đổ
ngập, một thìa muối, một thìa đường vào và
trộn đều.

Bước 2: Sơ chế thịt heo


Cắt thành những miếng dài bằng nhau.
Thường dùng mỡ heo để làm nhân,
nhưng nếu không thích cró thể thay
bằng thịt nạc.Tiếp đó, đem thịt ướp với
gia vị: nửa thìa hạt nêm, nửa thìa hạt tiêu
và hành tím bằm nhỏ. Đợi trong 30 phút
cho thịt ngấm gia vị.

Bước 3: Rải đậu xanh và ép


Trải giấy bạc, rải đậu xanh lên và ép
dẹp. Tiếp đến, cho thịt lên trên lớp đậu.
Sau đó, quấn phần đậu xanh lại rồi đem
vào tủ lạnh cho đông cứng.

Bước 4: Chuẩn bị nếp


Rau ngót xay nhuyễn, đem ray lấy nước. Ngâm gạo nếp qua đêm. Vớt nếp ra cho khô ngáo
rồi đổ nước rau ngót vào chung. Tiếp đến, cho một thìa muối vào rồi trộn đều hỗn hợp.

Bước 5: Gói bánh


Trải lá chuối lên giấy bạc. Cho một lớp nếp lên trên lá chuối, dàn đều rồi đến nhân đậu xanh.
Phủ tiếp một lớp nếp lên trên nhân đậu xanh rồi cuộn tròn. Buộc ngang bằng dây lạc. Sau
đó bẻ gập phần góc chiếc bánh rồi dựng đứng lên, đổ thêm một phần nếp để phần bánh
cũng có nếp đều. Đầu kia cũng làm tương tự gấp hai đầu bánh lại. Sau khi cột thì lăn nhẹ để
nếp đều bên trong.

Bước 6: Nấu bánh


Cho các bánh tét vào trong nồi lớn đun sôi, lót thêm vài lá chuối phía dưới đáy nồi. Tiến
hành nấu bánh với lửa vừa trong thời gian từ 3,5 – 4 tiếng. Sau khi nấu được nửa thời gian
thì trở đầu lại cho bánh chín đều.Chú ý quan sát châm nước thường xuyên, không để cạn
nước.

Món Ngon Ngày Tết 7


Nam Bộ
Vị Tết

8 Món Ngon Ngày Tết


Món Ngon Ngày Tết 9
Nam Bộ
Vị Tết

GIỚI THIỆU

Thịt kho hột vịt là một món ăn phổ biến tại miền Nam
Việt Nam. Món ăn này có xuất xứ từ món thịt kho đậu du
nhục của người Phúc Kiến du nhập vào Việt Nam, đặc
biệt thường được chế biến để dùng trong các ngày Tết
Nguyên Đán vì có thể làm sẵn, giữ được lâu ngày, nên
tiện khi dùng bữa thì dọn ra hâm nóng ăn ngay với
cơm không phải bận công nấu nướng trong khi vui
Tết.

Vị thơm của thịt, vị ngọt của nước thịt ăn kèm


với một ít củ kiệu thì sẽ không có món ăn nào
ngon bằng trong những ngày cả gia đình
quây quần bên nhau.

Ý NGHĨA

Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam


lại có món thịt kho tàu. Ngày Tết, đến
thăm nhà ai bạn cũng dễ dàng bắt gặp
món thịt kho hột vịt. Đó là món ăn thân
quen, gắn bó với các thành viên trong gia
đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng
cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy -
dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành
công. Hột vịt trong món ăn này không xắt ra
mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn
vẹn và đầy đủ cho gia chủ.

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu
như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt
kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ
chút nào. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm
trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn
kèm với dưa cải chua. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của
thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải
muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến ngất ngây ngày
Tết.

10 Món Ngon Ngày Tết


NGUYÊN LIỆU

- 1kg thịt ba rọi


- 8 quả trứng vịt
- 700ml nước dừa tươi
- 600ml nước lọc
- Vài củ hành tím, tỏi, ớt sừng
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, nước màu đường,
đường phèn, chanh.

CÁCH LÀM
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt heo sau khi mua về bạn cắt nhỏ thành khối
vừa ăn (khoảng 4-5 cm) rồi rửa sạch với nước.
Trứng vịt luộc chín sau đó bóc vỏ. Hành tím và
tỏi bóc vỏ, 1 nửa băm nhuyễn, 1 nửa dập dập.
Ớt sừng bỏ cuống, băm nhuyễn.

Bước 2: Ướp thịt kho tàu


Bạn ướp 1kg thịt ba chỉ với hành tỏi ớt sừng
băm, 3 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng
canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước cốt
chanh, 1 muỗng canh bột ngọt, 3 muỗng
canh nước màu đường, bạn trộn đều và
ướp thịt trong vòng 1 tiếng.

Bước 3: Kho thịt


Cho thịt đã ướp vào áp chảo sơ rồi vớt ra cho
vào 1 cái nồi. Tiếp đến bạn thêm 700ml nước
dừa, 300ml nước lọc, hành tỏi đập dập vào. Ở
30 phút đầu, bạn đun với lửa to vừa và hớt bọt
thường xuyên.

Sau 30 phút bạn cho tiếp 300ml nước lọc vào và


đun lửa nhỏ trong 1 tiếng. Cứ mỗi 5 phút, bạn đảo
thịt 1 lần để thịt không bị cháy ở cạnh.

Tiếp đó là bạn thêm trứng vịt vào, chỉnh lửa thật nhỏ và
đun thêm 30 phút nữa. Cuối cùng bạn nêm vào thêm 3
muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường phèn vào,
đợi đường tan rồi tắt bếp

Bước 4: Thành phẩm


Vậy là bạn đã nấu xong món thịt kho tàu kiểu miền Nam
thơm ngon rồi. Công thức đơn giản quá phải không nào,
lưu lại ngày để trổ tài nấu cho gia đình nhé!

Món Ngon Ngày Tết 11


Nam Bộ
Vị Tết

12 Món Ngon Ngày Tết


Lạp
Xưởng
Món Ngon Ngày Tết 13
Nam Bộ
Vị Tết

NGUYÊN LIỆU

- 1kg thịt đùi heo


- 100g mỡ heo
- 200g phèo ngang (ruột heo)
- Các gia vị khác: Đường, muối, bột
ngọt, tiêu, mỡ nước, 5 tép tỏi đập dập
và băm nhuyễn, rượu mai quế lộ

GIỚI THIỆU

Lạp xưởng là một món ăn có nguồn gốc Ngoài ra, theo nền văn hóa Trung Hoa,
từ vùng đất Trung Hoa và được nhiều ngày Tết có tiền trong nhà sẽ mang đến
người Việt ta yêu thích. Chúng được làm may mắn, tài lộc. Và các bạn biết không,
từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn sở dĩ món ăn mang tên lạp xưởng là vì
với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô chúng có kiểu dáng nối với nhau thành
để làm chín bằng cách lên men tự nhiên. xâu nên nhìn rất giống với xâu tiền bao đỏ
Chính vì vậy, mà lạp xưởng có vị hơi ngọt thể hiện mong ước may mắn, giàu sang.
là thế. Đối với nhiều gia đình, nếu mâm cỗ Vì thế, người Việt ta thường dùng lạp
không có vài lát lạp xưởng tươi ngon thì xưởng trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên
không trọn vẹn được cái vị Tết. mỗi dịp Tết đến Xuân về đó.

Món ăn này gần như luôn gắn liền với


Ý NGHĨA không khí sum họp gia đình vào những
ngày năm cũ bước qua năm mới. Cả nhà
Theo quan niệm Á Đông, màu đỏ là màu cùng ngồi bên nhau, cùng nhấp nháp lát
tượng trưng cho sự may mắn. Vì thế, không lạp xưởng thơm ngon với một chút rượu
có gì lạ khi trên mâm cỗ Tết Việt không thể nóng, một ít củ kiệu chua chua, tôm khô
nào thiếu được sắc đỏ, trong đó có sắc đỏ đậm đà, quả thật ấm lòng quá đỗi.
hồng tươi của lạp xưởng với ý nghĩa “ăn
may mắn”.

14 Món Ngon Ngày Tết


CÁCH LÀM
Bước 3: Làm lạp xưởng:
Đầu tiên, cột 1 đầu của ruột, dùng dây thắt nút
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: lại, đầu còn lại bạn nhét vào ruột miệng chai
Rửa sạch mỡ và thịt heo nước muối, để nước đã được cắt rỗng rồi dùng dây chun cột
ráo nước rồi cắt hạt lựu. Đối với mỡ, trộn lại để cố định phần đầu ruột miệng chai nước.
cùng đường rồi mang đi phơi nắng trong
khoảng 1 ngày. Tiếp theo nhồi thịt vào bên trong ruột heo rồi
dùng đũa đẩy phần thịt xuống phần ruột heo.
Rửa sạch phèo ngang rồi xé màng mỡ Sau khi nhồi xong dùng dây nilon cột thành
bọc xung quanh phèo. Dùng muỗng cạo từng những đoạn ngắn rồi sử dụng tăm hoặc
phèo cho thật sạch. Sau đó, rửa sạch lại kim châm xăm quanh ruột.
phèo với rượu và muối để khử mùi tanh.
Bước 4: Phơi lạp xưởng:
Bước 2: Trộn nguyên liệu: Kế tiếp, rửa lại lạp xưởng một lần nữa với hỗn
Kế tiếp, cho thịt heo và mỡ đã phơi nắng hợp nước và rượu để loại bỏ hết chất dơ và mỡ
vào thau rồi cho thêm các nguyên liệu thừa xung quanh lạp xưởng. Cuối cùng, bạn
sau: 150g đường, tỏi, 10g muối, ½ canh phơi lạp xưởng ở ngoài nắng sau 2 - 3 ngày.
muỗng bột ngọt, 1 muỗng canh tiêu, 2
muỗng mỡ nước, 5 muỗng canh rượu và Bước 5: Thành phẩm:
trộn đều tất cả các nguyên liệu. Vậy là bạn đã hoàn thành món lạp xưởng tươi.

Món Ngon Ngày Tết 15


Nam Bộ
Vị Tết

Khổ
Qua
Nhồi
Thịt
16 Món Ngon Ngày Tết
Món Ngon Ngày Tết 17
Nam Bộ
Vị Tết

GIỚI THIỆU

Canh khổ qua nhồi thịt – một món canh giải nhiệt, tuơi mát và bổ dưỡng trong những
ngày Tết. Nhiều gia đình chọn nấu món canh này như một bài thuốc để thanh nhiệt, giải
độc vô cùng hiệu quả trong những ngày nắng nóng, ăn uống nhiều dầu mỡ như ngày
Tết. Hương vị đắng đắng chữa ngấy của khổ qua, sự đậm đà ấm cúng của nước dùng và
kết cấu thơm ngon của nhân thịt băm mộc nhĩ, ấy là mảnh ghép hoàn hảo cho mâm cơm
ngày Tết miền Nam.

Ý NGHĨA

Trong những ngày đầu năm mới, người dân Nam bộ thường chọn nấu món canh khổ qua
với mong muốn mọi điều “khổ”, mọi vận hạn xui rủi, mọi điều chưa được may mắn, mọi vất
vả gian lao sẽ qua đi. Như vậy, năm mới sẽ khởi đầu với những điều tốt lành nhất, hạnh
phúc nhất, mọi thứ đều suôn sẻ, thuận lợi. Mang cái tên đầy ý nghĩa, loại quả này đã được
trân quý đem dâng lên cùng mâm cơm cúng tổ tiên vào ngày 30 Tết.

18 Món Ngon Ngày Tết


NGUYÊN LIỆU

- 200g thịt heo xay


- 150g giò sống
- 4 trái khổ qua
- Hành lá, ớt, tỏi, nấm mèo, ngò rí, hành tím
- Nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu, dầu ăn

CÁCH LÀM

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu


Khổ qua để nguyên trái, rạch một đường giữa trái theo
chiều dài, bỏ phần ruột ra và rửa sạch để ráo nước. Nấm
mèo rửa sạch và băm nhuyễn. Hành lá dùng phần củ
hành băm nhuyễn, phần lá để nguyên. Ngò rí và ớt rửa
sạch, cắt khúc. Hành tím và tỏi bóc vỏ, băm .

Bước 2: Trộn nhân thịt


Cho nấm mèo cùng gốc hành lá vào phần thịt heo xay,
giò sống, nêm vào 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng cà phê
bột nêm, 1 ít tiêu, 1 muỗng dầu ăn, trộn đều tay. Trộn
đến khi phần thịt ba rọi thật mịn là được.

Bước 3: Nhồi thịt vào khổ qua


Lấy một nồi nước, trụng sơ khổ qua, vớt ra rồi để ráo.
Nhồi thật khéo léo và đầy vừa phải sao cho phần miệng
trái khổ qua không bị hở quá nhiều. Sau đó dùng cọng
hành lá, nhúng nhẹ qua nước ấm, buộc ngang trái khổ
qua và giữ được phần thịt.

Bước 4: Nấu canh


Cho 1.5 lít nước và đun sôi cùng với 1 muỗng cà phê
muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng canh nước
mắm. Sau khi nước sôi, cho khổ qua vào nồi và nấu
trong khoảng 20 phút. Sau 20 phút, dùng đũa nhỏ
xuyên qua trái khổ qua và thấy chúng mềm là được. Cho
thêm gia vị, ngò rí, tiêu vào tắt bếp.

Bước 5: Thành phẩm


Khi bày biện ra mâm cơm, dùng kéo hoặc dao để cắt
khoanh tròn sao cho vừa ăn. Nên ăn kèm nước tương,
nước mắm ớt là ngon nhất.

Món Ngon Ngày Tết 19


Củ Kiệu
Nam Bộ
Vị Tết

Tôm Khô

20 Món Ngon Ngày Tết


Món Ngon Ngày Tết 21
Nam Bộ
Vị Tết

GIỚI THIỆU

Củ kiệu tôm khô được mệnh danh là món nhắm


tuyệt vời trong những ngày Tết của người dân
miền Nam. Đây còn được ví như món “thần dược”
chống ngán hiệu quả bên mâm cơm có nhiều đồ
ăn xào nấu béo ngậy. Cách làm củ kiệu tôm khô
thì vô cùng đơn giản. Củ kiệu tôm khô chua ngọt
ăn kèm với bánh tét hay thịt kho làm tăng thêm
hương vị món ăn.

Ý NGHĨA

Củ kiệu tôm khô không chỉ mang lại hương vị đặc


trưng, mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Theo
quan niệm dân gian, củ kiệu tượng trưng cho sự
may mắn, tài lộc, sức khỏe và bình an. Còn tôm
khô thì tượng trưng cho sự giàu có, sung túc và
hạnh phúc. Vì vậy, khi ăn củ kiệu tôm khô, người
ta tin rằng sẽ mang lại may mắn, tài lộc và hạnh
phúc cho gia đình trong năm mới.

22 Món Ngon Ngày Tết


NGUYÊN LIỆU

- 200g củ kiệu ngâm


- 150g tôm khô
- 150ml nước ngâm củ kiệu
- 10-15g đường
- 20g rau mùi

CÁCH LÀM

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu


Chọn tôm khô chất lượng: Tôm khô ngon được phơi
sống thường có màu rất tươi. Tôm khô để lâu ngày
hoặc luộc chín mới phơi sẽ có màu đỏ nhạt hay
đỏ sẫm.Tôm khô tự nhiên có mùi thơm đặc trưng,
không nên chọn những loại tôm có mùi nồng, lạ.Khi
ăn thử tôm khô tự nhiên sẽ chắc và ngọt, tôm bị
tẩm hóa chất sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều mùi hóa
chất.
Khi bốc một nắm tôm khô rồi nắm chặt, sau khi
mở tay ra tôm vẫn hơi dính trên tay thì là tôm khô
ngon.

Sơ chế Tôm khô: Rửa tôm với nước lạnh để loại bỏ


bụi bẩn. Sau đó ngâm tôm trong nước ấm khoảng
15 phút. Ngâm tôm trong nước ấm giúp tôm nở và
mềm.

Sơ chế Củ kiệu: Củ kiệu vớt ra khỏi nước ngâm rồi


để ráo. Phần nước ngâm kiệu bạn để ra bát lớn để
ngâm tôm.

Bước 2: Trộn củ kiệu với tôm khô

Nếu nhà bạn ăn ngọt thì cho thêm 15 - 20g đường


vào phần nước củ kiệu rồi khuấy tan.

Tôm sau khi ngâm nước ấm bạn vớt ra để ráo thì


cho vào phần nước ngâm củ kiệu. Ngâm tôm thêm
khoảng 30 phút nữa là tôm ngấm đều gia vị.
Bạn vớt tôm ra và để thật ráo. Phải để thật ráo tôm
thì khi trộn với củ kiệu mới không bị ra nước.
Trộn đều tôm khô và củ kiệu lại với nhau.

Bước 3: Hoàn thiện món ăn

Bạn cho củ kiệu tôm khô ra đĩa, thêm rau mùi lên
trên là hoàn thành.
Món Ngon Ngày Tết 23
Nam Bộ
Vị Tết

Mứt Hạt
Sen
24 Món Ngon Ngày Tết
CÁCH LÀM

GIỚI THIỆU Bước 1: Sơ chế nguyên liệu


Hạt sen tươi bạn cần đâm thủng tâm để
loại bỏ phần đắng của tâm sen.
Mứt sen là một trong những món mứt Nếu bạn mua loại sẽ đã loại bỏ tâm thì
được chế biến kỳ công bậc nhất, bởi tiếp đó rửa sạch sen rồi phơi để ráo.
thế nó được coi như loại thực phẩm cao Đường phèn cho vào máy xay cho
quý trong mỗi dịp lễ tết đặc biệt và trên đường nhỏ mịn thành dạng bột.
mâm cỗ cúng gia tiên của gia đình. Mứt
sen trần vị ngon, ngọt sắc, tròn tròn nhỏ Bước 2: Luộc hạt sen
xíu xinh xắn, mang màu vàng óng, bọc Đun nước sôi trong nồi cho một ít muối
quanh một lớp đường mía ngấm đượm. vào, đổ hạt sen vào nồi luộc đến khi vừa
chín tới thì bạn vớt lên ngay, sau đó đổ
Đưa hạt mứt sen vào miệng, cắn nhẹ hạt sen vào thau nước lại ngâm 10 phút
thôi nhân sen đã bở tung ra, quyện với để hạt sen nguội.
vị ngọt của đường tạo nên một hương
vị khó quên. Nhâm nhi từng ngụm nước Bước 3: Ướp hạt sen
chè mạn hoặc quý hơn nữa là chè sen Vớt hạt sen ra sau khi đã nguội, ráo
hảo hạng, thưởng thức cùng đĩa mứt sen sạch nước xong cho vào tô, bỏ thêm
trần, ai ai cũng đều cảm nhận được vị đường phèn đã được xay rồi khuấy đều
ngon ngọt đang hòa tan trong miệng, để đường tan hết. Ướp hạt sen tầm 2-3
giản dị mà rất đỗi khó quên. tiếng rồi đi đem sên mứt. Khi đã ngấm
đường, hat sen sẽ chuyển thành màu
trong.
Ý NGHĨA
Bước 4: Sên mứt
Bên cạnh dinh dưỡng, hạt sen còn mang Bật bếp đun lửa nhỏ, đổ hạt sen vào
nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong năm mới chảo cùng với nước đường, đợi nước
như sự thuận lợi, may mắn và đoàn tụ. đường sôi lên, thi thoảng đảo nhẹ cho
Khi thưởng thức loại hạt này, bạn sẽ hạt ngấm đường thật đều.

cảm nhận được hương thơm tươi mát Sên mứt với lửa nhỏ cho tới khi nước
đặc trưng cùng với vị ngọt bùi khó quên đường đặc kẹo lại, đảo mứt bắt đầu thấy
đọng lại trên đầu lưỡi. nặng tay thì đảo liên tục, hạt sen bắt
đầu khô ráo và có đường kết tinh bám
lên mứt rồi đảo nhẹ ít phút nữa, tiếp đó
NGUYÊN LIỆU cho vani vào rồi tắt bếp.

- Hạt sen tươi Bước 5: Thành phẩm


- Đường phèn Khi mứt đã nguội, bạn bỏ mứt vào hủ
- Vani dạng bột sạch để bảo quản và thưởng thức.
- Muối Mứt hạt sen tươi ngon ngọt, dẻo dẻo cực
hấp dẫn, ăn cùng với ly trà nóng thì còn
gì bằng!

Món Ngon Ngày Tết 25


Nam Bộ
Vị Tết

GIỚI THIỆU

Mứt gừng là một loại mứt được làm từ


gừng bánh tẻ bao gồm gừng và bao
ngoài một ít đường, vị hơi cay và ngọt.
Mứt gừng có màu vàng chanh, vị ít cay.
Mứt gừng là một loại mứt không thể
thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, khi tiết
trời vẫn còn lạnh giá. Gừng là một thực
phẩm hàng đầu; Vị cay thơm của gừng
sẽ giúp làm ấm cơ thể, chữa được nhiều
chứng bệnh mùa đông

Ý NGHĨA

Mứt gừng “mang cuộc sống đầm ấm,


hạnh phúc”
Mứt gừng được ưa thích bởi hương vị
thơm ngon đặc trưng và vị nồng ấm. Vì
thế mức gừng có ý nghĩa cho một cuộc
sống đầm ấm, hạnh phúc trong năm
mới.

Mứt
Gừng
26 Món Ngon Ngày Tết
NGUYÊN LIỆU
- Gừng 1 kg
- Chanh 2 quả
- Đường 500 gr
- Muối 1 ít

CÁCH LÀM

Bước 1: Sơ chế gừng


1kg gừng mua về bạn rửa sơ rồi ngâm trong nước khoảng 20
phút và rửa sạch lại.

Sau đó, dùng dao cạo lớp vỏ gừng, cắt thành từng lát mỏng
rồi cho vào ngâm trong thau nước muối loãng khoảng 2 tiếng
thì vớt ra.

Bước 2. Luộc gừng


Cho gừng vào nồi nước sôi luộc khoảng 5 - 10 phút rồi chắt
bỏ nước luộc cũ, cho thêm nước mới vào nồi đun sôi.

Khi nước sôi, để gừng trắng hơn, bạn vắt nước 2 quả chanh
vào và luộc với nước sôi khoảng 5 phút thì vớt ra, xả gừng với
nước lạnh 4 - 5 lần.

Bước 3. Ướp và sên gừng


Cho 500gr đường vào gừng trộn đều rồi ướp khoảng 6 - 8
tiếng để gừng thấm gia vị.

Sau đó , bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng thì cho gừng đã ướp
vào sên với lửa vừa, đảo đều đến khi nước hơi ráo thì giảm lửa
nhỏ, tiếp tục đảo liên tục đến khi thấy gừng khô đều, có lớp
đường trắng kết tinh ở ngoài là hoàn tất.

Bước 4. Thành phẩm


Món mứt gừng lát cực đơn giản này hứa hẹn sẽ là món ăn vừa
thơm ngon, hấp dẫn vừa bắt mắt, đậm đà cho gia đình bạn
trong dịp Tết đấy nhé!

Món Ngon Ngày Tết 27


Nam Bộ
Vị Tết

GIỚI THIỆU

Mứt dừa là một loại món ngon cổ truyền và được nhiều


người lựa chọn trong khay mứt Tết mỗi độ xuân về. Mứt
dừa đặc trưng ở vị thơm ngọt và màu sắc của nó. Loại
mứt này rất đa dạng và thú vị nhờ các cách làm khác
nhau tùy theo sở thích của từng người.

Vào những ngày đầu xuân họp mặt, nhâm nhi mứt dừa
thơm ngon, ngọt bùi, cùng thưởng thức tách trà nồng
nàn, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên không khí ấm áp
trong gia đình, thắt chặt tình bằng hữu.

Ý NGHĨA

Mứt tết truyền thống không những thơm ngon, ngọt bùi
mà còn mang ý nghĩa quây quần, sum vầy hạnh phúc
cho cả gia đình, bạn bè trong năm mới. Mứt dừa được
nhiều gia đình lựa chọn trong khay mứt Tết, các bà nội
trợ chỉ cần bỏ chút thời gian là có thể tự tay làm mứt dừa
vừa thơm ngọt, vừa đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình.

Còn gì vui hơn và đầm ấm hơn khi gia đình, bạn bè quây
quần bên khay mứt dừa, nhâm nhi ly trà nóng và trao
cho nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm.

28 Món Ngon Ngày Tết


NGUYÊN LIỆU Bước 4: Sên cùi dừa
Cho dừa và nước đường vào chảo và sên
ở độ lửa vừa cho đến khi nước đường sôi
- 1 kg cùi dừa (không quá già hoặc quá non). thì hạ lửa xuống, tiếp tục đảo đều tay. Khi
- 500g đường trắng. thấy nước đường bắt đầu cạn, bạn cho
- 50ml sữa tươi (không đường hoặc có đường thêm 50ml sữa tươi vào và đảo lên.
tùy thích).
- 1 trái chanh, 2 ống vani. Bước 5: Làm khô mứt dừa
Tiếp tục sên cho đến khi đường cạn, bắt
đầu cô đặc lại thì tắt bếp. Bạn có thể thêm
CÁCH LÀM vani và đảo cho đến khi kết tinh đường ra
hết, sợi dừa khô hẳn.
Bước 1: Sơ chế dừa
Đem cùi dừa bỏ hết vỏ,nạo theo vòng tròn Bước 6: Thành phầm
thành những sợi mò. Đổ dừa ra mâm để nguội hoàn toàn thì
đem bảo quản kín.
Bước 2: Sơ chế phần cùi dừa
Chuẩn bị một thau nước nhỏ, vắt 1 quả
chanh vào và cho phần cùi dừa đã nạo vào
ngâm khoảng 2 tiếng rồi rửa sạch lại với 2 -
3 lần nước. Sau đó để dừa ráo nước.

Bước 3: Ướp cùi dừa


Cho dừa vào một thau to kèm với 500g
đường rồi đảo đều lên, để ướp từ 4 - 6 tiếng
cho đến khi tan hết đường. Trong quá trình
ướp dừa, cứ mỗi 30 phút thì bạn nên đảo nhẹ
dừa để đường ngấm đều.

Mứt
Dừa Món Ngon Ngày Tết 29
Nam Bộ
Vị Tết

MỤC LỤC
I. Món Mặn

1. Bánh Tét 4
2. Thịt Kho Hột Vịt 8
3. Lạp Xưởng 12
4. Khổ Qua Nhồi Thịt 16
5. Củ Kiệu Tôm Khô 20

II. Món Mứt

1. Mứt Hạt Sen 24


2. Mứt Gừng 28
3. Mứt Dừa 32

30 Món Ngon Ngày Tết


Món Ngon Ngày Tết 31

You might also like