You are on page 1of 18

Thuyết minh về cái bánh chưng

Bài mẫu 1
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến
xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ
truyền dân tộc.
Truyện xưa kể rằng, từ đời Hùng Vương thứ 6, hoàng tử Lang liêu đã được vua cha lựa chọn để truyền
ngôi với món bánh chưng, một thức bánh làm từ lúa gạo, do chính con người làm ra. Bánh chưng thường
đi liền với bánh dày, nếu như bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại hình tượng
trưng cho đất, con người luôn phải biết ơn mảnh đất đã sinh ra và nuôi sống chúng ta. Bánh chưng bao
gồm những nguyên liệu rất đơn giản: Lá dong dùng để gói bánh, gạo nếp làm vỏ bánh và đỗ xanh, thịt
lợn, hành làm nhân bánh. Để chuẩn bị gói bánh chưng, ta phải chuẩn bị những lá dong với nhiều kích cỡ,
rửa sạch. Gạo nếp và đỗ xanh phải được ngâm sẵn, thịt lợn thái miếng và hành thái lát mỏng. Sau đó đến
công đoạn gói bánh chưng. Ngày trước ông bà ta gói bánh chưng thuần túy bằng tay, nhưng bây giờ
thường có khuôn để gói bánh được vuông vắn và dễ dàng hơn. Đầu tiên là đặt hai chiếc lạt biên dưới
khuôn, sau đó xếp một lớp lá dong vuông vắn lên bốn mép khuôn. Tiếp theo là một lớp gạo nếp. Sau khi
đã đổ gạo nếp lần thứ nhất, ta sẽ cho nhân bánh chưng gồm có đỗ, thịt và hành vào, xan đều ra giữa bánh
rồi lại đổ thêm một lớp gạo nếp nữa. Cuối cùng là gói bánh lại và dùng lạt để cố định bánh cho chắc chắn.
Khi gói bánh ta không nên xê dịch để tránh bị góc lệch. Những chiếc bánh chưng được coi là đạt tiêu
chuẩn khi phần gạo và nhân bánh được nằm vuông vắn trong lớp lá, khi gói bánh chưng, không được cho
lớp lá quá mỏng hay rách bởi nếu vậy khi luộc ruột bánh sẽ bị bung ra ngoài. Sau khi gói xong bánh
chưng, ta cần chuẩn bị một nồi lớn để luộc bánh, thường thì sẽ luộc bánh chưng bằng bếp củi vì mất khá
nhiều thời gian, xếp lần lượt bánh chưng vào nồi sau đó đổ nước vào, để lửa cháy âm ỉ trong khoảng 6-10
tiếng. Bánh chưng cần luộc lâu để chín đều và mềm thơm. Sau khi luộc xong bánh chưng cần được ép cho
vuông vắn. Lúc ấy một chiếc bánh chưng mới hoàn chỉnh.
Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về,
vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới
mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh
dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương
vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc
bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những
điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.
Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, những món ăn mới và ngon như thế nào có ra đời, vị trí của bánh
chưng trong mỗi dịp lễ trọng đại của dân tộc vẫn không thể thay thế. Món bánh chưng mộc mạc giản dị
mà đầy ý nghĩa, vừa là sự biết ơn với ông cha ta, vừa là nét đẹp văn hóa không thể phai mờ.
Bài 2
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa
ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ
trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh giầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng
Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông
Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang
trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành
dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc
Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được
thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng
Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm,
không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật
trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn
và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh
thành”.
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh
thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải
vị. Lang Lèo chỉ có bánh dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm
bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ
để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa
gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức
khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến
từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh
viện ngày nay thường chỉ sử dụng loại thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho
bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như
thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá
dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng
sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật
kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc; gói lỏng tay, ăn không
ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.
Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc
với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất
ngọt của gạo, thịt, đậu!
Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo
mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế,
người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới
ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đen nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như
thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng
mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta. Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu.
Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các loại
mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay
dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!
Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một
trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam
trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!
Dàn ý bài thuyết minh bánh chưng
I. Mở bài
Dẫn dắt người đọc về chiếc bánh chưng. Ví dụ đây là bánh truyền thống, lâu đời…Hoặc là loại bánh quan
trọng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Hoặc giới thiệu về nguồn gốc xa xưa của bánh chưng. Từ đó liên kết đến vai trò của bánh chưng trong
hiện tại.
II. Thân bài
Nguồn gốc:
Bánh chưng gắn liền với truyền thuyết về Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Lang Liêu dâng bánh để
vua chọn truyền ngôi. Với ý nghĩa thật của bánh chưng, nên vua chua chọn Lang Liêu làm người nối
ngôi.
Bánh chưng còn có trong các sự tích khác như “Bánh chưng, bánh giầy”, “Truyện bánh chưng”.
Đặc điểm bên ngoài:
– Bánh chưng có hình vuông
– Màu xanh của lá
– Bao quanh màu xanh của lá đó là các đường lạt buộc.
Nguyên liệu
– Lớp gói bên ngoài: lá dong rừng tươi (lá riềng hoặc lá chuối), lạt giang (ống cây giang)
– Vỏ bánh: gạo nếp (nếp hương, nếp cái hoa vàng,…),…
– Nhân bánh: đỗ (đậu) xanh, thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ.
– Gia vị: muối, hạt tiêu…
Quy trình làm bánh chưng
Chuẩn bị:
– Tiến hành ngâm nếp trước. Ngâm nếp qua đêm tối thiểu ngâm từ 4 – 5 tiếng.
– Ngâm nếp cùng với lá riềng hoặc lá dứa sẽ giúp nếp thơm. Đậu xanh không vỏ nên được ngâm qua
đêm.
Thực hiện:
– Đổ nếp ra rổ và chờ ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối sau đó hãy dùng tay trộn lên.
– Đậu xanh hãy cùng trộn với muối và tiêu. Ướp thịt ba chỉ cùng với gia vị đó là muối, tiêu, đường.
Gói bánh:
– Dùng khung hình vuông để làm khuôn giúp bánh đẹp hơn.
– Xếp 4 lá dong, đặt 4 lá xuống dưới khuôn sau đó người làm đổ nếp lên trên.
– Rải đều nếp ở 4 góc khuôn còn ở giữa để trống. Cho đậu xanh vào phần giữa, tiếp theo là thịt lên, sau
đó lớp đậu xanh. Rải nếp lên sau cùng và phủ lại.
– Dùng dây gói bánh. Không nên buộc quá chặt, khi nấu bánh chưng thì bánh còn nở ra.
Luộc bánh
– Xếp bánh vào nồi sau đó hãy đổ nước sao cho ngập bánh. Bánh nhỏ thời gian luộc tầm 5 tiếng, với
chiếc bánh lớn tốn nhiều hơn.
– Chúng ta còn có thể dùng nồi áp suất, giảm đi thời gian luộc. Khi nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào.
Khi luộc bánh nửa thời gian hãy trở bánh lại.
– Khi nào bánh chín, hãy vớt ra cho bánh vào nồi nước lạnh ngâm 15 – 20 phút. Vớt ra rôi dùng vật nặng
đè giúp ép nước ra ngoài.
Ý nghĩa
– Bánh chưng là nét đẹp truyền thống phải có trong ngày Tết của người Việt, ngày giỗ tổ Hùng Vương.
– Tinh hoa ẩm thực truyền thống của Việt Nam.
– Bánh chưng còn giúp tôn vinh sự cống hiến của nền nông nghiệp cho sự no ấm, phát triển của dân tộc.
Đề 1: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
Dàn ý:
a/ Mở bài: giới thiệu về DTLS –DLT
Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Dâu là một viên ngọc quý. Xây dựng từ những năm đầu công nguyên
chùa dâu lại mang 1 giá trị đặc biệt của trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên ở nước ta.
b/ Thân bài:
1/ Vị tri địa lý:
- Chùa Dâu nay thuộc xã Thanh Khương, huyện thuận thành tỉnh bắc ninh xưa thuộc Tống
Khương , huyện Luy Lâu quận Giao Chỉ
- Quá trình xây dựng tu tạo
+ Khoảng đầu công nguyên một số nhà sư từ Ấn Độ đi theo đường biển vào Luy Lâu để truyền đạo.
Nhanh chóng chùa đã trở thành một trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên để từu đây lan rộng sang Lạc
Dương( Trung QUốc) và một số nơi khác
+ Ban đầu chùa Dâu chỉ là một cái am nhỏ, sau phát triển thành một ngôi chùa với tên dọi đầu tiên là Cổ
Châu tự ( nghĩa là một viên ngọc quý)
+ Đến thế kỉ thứ II sau công nguyên khoảng 187-226 thời Sỹ Nhiếp hệ tư pháp được ra đời chùa Dâu thời
bà Pháp Vân nên gọi là Pháp vân tự. Vào thế kỉ XIV (1313) có thể nói đây là một đợt hưng công lớn nhất.
+ Dưới đời vua Trần Nhân Tông, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã cho xây lên chùa to lớn như ngày nay.
Chùa có hàng trăm gian, việc làm ấy của ông cha thời xưa đã thể hiện ý thức dân tộc, sự tôn trọng đề cao
văn hóa bản sắc dân tộc.
- Đặc điểm cảnh quan biến trúc:
+ Quan trọng nhất là tháp Hòa Phong, tháp có 9 tầng song trả qua thời gian lịch sử lâu dài nay chỉ còn ba
tầng có chiều cao khoảng 15m. Chân tháp hình vuông trong long tháp có 4 bệ gạch bốn bên, trên mỗi bệ
là một tượng bộ pháp bằng gỗ cao 1,6m. Ở hai tầng của tháp có biển đá khắc chữ “ Hòa phong tháp”
+ Tiêu biểu đó là tượng Pháp Vân cao 1m85cm tạo trong thế ngồi ở toàn sen toàn than sơn màu cánh
gián. Với chân dung tai to, long mày cong lá liễu, cổ cao ba ngấn, tay phải dơ 5 ngón tay lên trời, trong
long bàn tay có 1 viên ngọc sáng.Nét thanh thoát mềm mại của bức tượng đã toát lên vẻ nhân từ,độ lượng
của phật thiêng liêng cao quý
+ Ta còn nhận thấy rằng tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ………

Đề 2: Thuyết minh về ngôi trường em đang học.


a/ MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
Bắc Ninh từ xưa được coi là mảnh đất địa linh, nhân kiệt. Nơi đây đã sane sinh ra biết bao nhiêu con
người tài kiệt như trạng nguyên Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Lương Thái. Trong đó đặc biệt phải kể tới
trạng nguyên Vũ Kiệt và thật tự hào khi em được học ngôi trường mang tên vị trạng nguyên tài ba này.
b/TB:
1/ Giới thiệu khái quát về trường
- Vị trí: toạ lạc ngay trung tâm thị trấn Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh
- Diện tích: 5177,7m2
- Kiến trcs của trường được xây dựng hình chữu U trong đó có một khu hành chính và hai khu nhà
với 16 lớp và nhiều phòng chức năng. Ngoài ra trường còn có khu nhà ăn để phục vụ bán trú cho các học
sinh ở xa và sau trường là nhà để xem của học sinh.
- Năm học 2021-2022 trường có 16 lớp với 589 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên là
44. Trong đó có 3 quản lí, 39 giáo viên, 2 người làm hành chính
- Nhà trường có một chi bộ Đảng gồm 22 thành viên. Tổ chức công đoàn, chi đoàn, liên đội của
trường hoạt động có hiệu quả trong phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành. Đội ngũ giáo
viên của trường là các thầy cô giáo luôn nhiệt tình tâm huyết, say mê với chuyên môn, yêu nghề tân tuỵ
với công việc. Có uy tín với phụ huynh học sinh, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Học sinh THCS Vũ kiệt là những học sinh giỏi được lựa chọn từ tất cả các xã thị trấn trên địa
bàn huyện Thuận Thành. Các em ngoan, học giỏi, có hoài bão có khát vọng cống hiến, có ý thức vươn
lên trong học tập.
- Hàng năm học sinh của trường đạt nhiều giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện cấp
tỉnh.
2/ Lịch sử hình thành
- Năm 1990 trường được thành lập và lấy tên là trường năng khiến Thuận thành
- Năm 1998 đổi tên thành trường THCSS Thuận Thành
- Năm 2007- đến nay là trường THCS Vũ Kiệt
3/ Thành tích tiêu biểu
- Giai đonaj 1999-2000 và 2000-2005 được Bộ trưởng Bộ giáo dục tặng bằng khen
- Năm 2005 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba
- Giai đoạn 2001-22010 và 2011-2016 Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia
- Năm 2012 hoàn thành kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục
- Trường liên tục được chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tặng danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc
- Hàng năm trường đều cs học sinh thi và đạt giải HSG quốc gia và nhiều giải HSG cấp tỉnh
4/ Ý nghĩa vai trò
- Ngôi trường là mái nhà chung của tất cả các em học sinh trong huyện Thuận thành
- Là nơi nuôi dưỡng bổi đắp thế hệ học sinh tài giỏi cho THPT trong huyện đặc biệtt là trường
Chuyên Bắc ninh và cho đất nước
3/ Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa giá trị của trường và nêu cảm nghĩ
VD: Thật tự hào biết bao khi em đc trở thành một thành viên nhỏ trong ngôi nhà ấm áp tràn đầy hạnh
phúc và yêu thương ấy. Chúng em những thế hệ học sinh đã và đang theo học tại nhà trường luôn tự hào
và biết ơn sự dạy dỗ của thầy cô. Chúng em hứa sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để ko phụ lòng thầy cô
cha mẹ.
Đề 3: Thuyết minh về cách làm đèn ông sao
1/ MB:
- Giới thiệu về chiếc đèn ông sao: đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của các bạn trẻ, đặc
biệt quan trọng là vào mỗi dịp tết trung thu
- Nhưng không phải ai cũng biết làm cho riêng mình một chu=iếc đèn ông sao. Cách làm thục ra
cũng rất đơn thuần
VD:
Chợ Bưởi ngày chín, ngày tư
Riêng một tháng tám lại dư phiên rằm
Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm
Đi mua hoa quả chơi rằm trung thu.
Câu ca dao ấy của cha ông ta đã gợi nên trong mỗi người về Tết trung thu – Tết đoàn viên. Đây không chỉ
là dịp để gia đình đoàn tụ mà đó còn là ngày trẻ em được vui hội trăng rằm và có lẽ bởi vậy, vào ngày
này, trẻ con thường có rất nhiều đồ chơi mới, đặc biệt không thể thiếu đó chính là đèn ông sao. Đèn ông
sao không chỉ đẹp, gần gũi mà cách làm ra nó cũng có rất nhiều điều thú vị, độc đáo.
2/ TB:
a/ nguồn gốc và ý nghĩa chiếc đèn ông sao
- Nguồn gốc: Chưa ai biết đúng mực chiếc đèn có nguồn gốc từ đâu. Nhưng ai cũng cho rằng đã từ
rất lâu người ta đã biết mô phỏng những ngôi sao 5 cánh trên khung trời để tạo thành món đồ chơi cho trẻ
nhỏ.
- Chiếc đèn ông sao thường dc dùng vào dịp tết trung thu. Đó là một tết truyền thống cảu dân tộc
ta. Khi đó mặt trăng ở độ đẹp nhất tròn và to. Các ngôi sao 5 cánh bao quanh cũng trở nên sáng và lấp
lánh lung linh hơn. Việc mô phỏng theo ngôi sao 5 cánh trên khung trời bộc lộ nét đẹp truyền thống lịch
sử về tết trăng rằm. Ngoài ra còn biểu lộ đời sống ý thức của những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng.
b/ Chuẩn bị nguyên liệu
- Để có thể làm một chiếc đèn ông sao theo kiểu truyền thống, chúng ta cần chuẩn bị một số
nguyên liệu cơ bản như thanh tre dài từ 5mm-1cm để làm khung cho chiếc đèn, dây kẽm, keo dán, giấy
bóng kính màu hoặc giấy gói quà tùy theo sở thích của mỗi người. Ngoài ra, chúng ta có thể chuẩn bị
thêm giấy màu, bút màu, thước,… để trang trí chiếc đèn của mình thật đẹp. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ
những nguyên liệu kể trên là ngay lập tức chúng ta có thể bắt đầu làm một chiếc đèn ông sao được trang
trí theo sở thích của mình.
c/ Cách làm
Bước 1: Chẻ các mảnh tre thành 10 que dài bằng nhau chể thêm 5 que tre ngắn khoảng 10 cm
Bước 2: sắp xếp 10 que tre dài thành hình ngôi sao 5 cánh, dùng tay cố định thanh tre lại bằng dây thép
hoặc kém
Bước 3: chồng 2 ngôi sao vừa làm lên nhau rồi dùng dây cố định 5 đỉnh của 2 ngôi ssao lại với nhau.
Dùng các que tre ngắn đã chuẩn bị cho phần điểm giâo giữa các ngôi sao dựng chúng lên tạo thành khung
sao có hình 3D.
Bước 4: Lấy keo phết lên bề mặt của các thanh tre dùng keo thường vẫn được
Bước 5: Dùng giấy dán màu nhiều màu sắc dán lên bề mặt thanh tre, chỗ vừa quết keo dán trước đó. Thực
hiện công việc dán giấy màu phủ kín đèn ông sao nhưng nhớ chừa 1,2 ô để đặt nến bên trong và đốt nến.
rất nhanh chiếc đèn ông sao đã hoàn thành rồi đó
d/ Thành phẩm
- Chiếc đèn triển khai xong phải đúng khung hình ông sao. Các hình tam giác và ngũ giác ở giữa
phải đều nhau. Màu sắc của chiếc đèn nên chọn màu đỏ, xanh, trắng, vàng để chiếc đèn được lộng lẫy và
toả sáng rực rỡ hẳn.
3/ KB:
- Chiếc đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của trẻ nhỏ và cũng là đỏ hàng của các nghệ nhân.
- Hiểu được cách làm chiếc đèn các bạn sẽ thêm trân trọng và hiểu cho các nghệ nhân đã vất vả
làm nên món đồ chơi tưởng trừng đơn giản này
BÀI LÀM
Chợ Bưởi ngày chín, ngày tư
Riêng một tháng tám lại dư phiên rằm
Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm
Đi mua hoa quả chơi rằm trung thu.
Câu ca dao ấy của cha ông ta đã gợi nên trong mỗi người về Tết trung thu – Tết đoàn viên. Đây không chỉ
là dịp để gia đình đoàn tụ mà đó còn là ngày trẻ em được vui hội trăng rằm và có lẽ bởi vậy, vào ngày
này, trẻ con thường có rất nhiều đồ chơi mới, đặc biệt không thể thiếu đó chính là đèn ông sao. Đèn ông
sao không chỉ đẹp, gần gũi mà cách làm ra nó cũng có rất nhiều điều thú vị, độc đáo.
Chiếc đèn ông sao truyền thống có hình sao vàng năm cánh, là một hình ảnh quen thuộc chúng ta vẫn
thường thấy trên lá cờ Tổ quốc. Mỗi dịp rằm tháng tám, bố mẹ, ông bà lại thường làm những chiếc đèn
ông sao để con em mình có thể chơi hội rằm vì những vật liệu để làm nó rất đơn giản, dễ tìm. Để có thể
làm một chiếc đèn ông sao theo kiểu truyền thống, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản như
thanh tre để làm khung cho chiếc đèn, dây kẽm, keo dán, giấy bóng kính màu hoặc giấy gói quà tùy theo
sở thích của mỗi người. Ngoài ra, chúng ta có thể chuẩn bị thêm giấy màu, bút màu, thước,… để trang trí
chiếc đèn của mình thật đẹp. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu kể trên là ngay lập tức chúng
ta có thể bắt đầu làm một chiếc đèn ông sao được trang trí theo sở thích của mình.
Làm một chiếc đèn ông sao truyền thống không phải là công việc quá khó song nó đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ
mỉ của người làm. Để làm ra chiếc đèn ông sao, trước hết, cần làm khung của chiếc đèn. Chúng ta dùng
tre đã chuẩn bị, chẻ ra là mười thanh nhỏ hơn có độ dài bằng nhau, độ dài của thanh tre này tùy thuộc vào
kích thước của chiếc đèn mà bạn mong muốn. Ngoài ra, chúng ta cùng cần chuẩn bị bốn thanh có chiều
dài từ 5-8 xăng-ti-mét để chống hai mặt của chiếc đèn. Sau khi đã chẻ ra, bạn dùng dao vót để được bề
mặt nhẵn bóng. Sau khi đã có được mười thanh trẻ nhẵn với kích thước mong muốn, bạn dùng dây kẽm
buộc năm trong số mười thanh tre ấy thành một hình ngôi sao và làm tương tự với số thanh tre còn lại là
chúng ta đã có hai mặt của chiếc đèn.
Tiếp đó, chúng ta buộc hai hình ngôi sao ấy lại với nhau bằng dây kẽm và dùng bốn thanh tre nhỏ hơn đã
được chuẩn bị vào phần giao nhau giữa giữa các ngôi sao để chúng có thể tạo thành hình 3D. Sau khi đã
hoàn thành phần khung của chiếc đèn, chúng ta dùng keo và giấy bóng kính hoặc giấy màu đã được chuẩn
bị dán lên bề mặt ngôi sao theo ý thích của bản thân. Và với những bước đơn giản như vậy là bạn đã có
thể có một chiếc đèn ông sao theo ý muốn của mình. Đồng thời, để chiếc đèn được đẹp hơn bạn có thể
trang trí lên các cánh của ngôi sao những hình ảnh ngộ nghĩnh mà bạn thích. Thêm vào đó, để thuận lợi
trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể làm thêm một chiếc cán cầm tay cho chiếc đèn ông sao và gắn
những cây nến xinh xinh vào trong nó.
Việc làm một chiếc đèn ông sao để vui chơi trong đêm hội trăng rằm không phải là một công việc khó
khăn phức tạp, chỉ với những bước đơn giản là chúng ta đã có thể tạo ra nó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần
lưu ý khi làm đèn để có một chiếc đèn thật đẹp. Trước hết, những thanh tre để làm khung đèn cần phải
được vót nhẵn để tránh bị đứt tay hay làm rách lớp giấy bóng kính. Thêm vào đó, giấy được dán lên
khung đèn cần có màu sắc bắt mắt và phải được dán chắc chắn, có độ phẳng, căng để trông chiếc đèn
thêm đẹp hơn.
Tóm lại, chiếc đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của mỗi đứa trẻ mỗi dịp tết Trung thu. Để làm ra
một chiếc đèn ông sao không quá cầu kì, tốn kém song nó lại có ý nghĩa đặc biệt. Chiếc đèn ông sao ấy sẽ
sống mãi trong lòng mỗi người, là nơi lưu giữ những kỉ niệm ngọt ngào, ấm áp trong những tháng ngày
tuổi thơ bên gia đình ấm áp, đúng như có ai đó đã từng nói rằng “Thật kì lạ khi ta không nhớ trung thu
năm ngoái nhưng ánh sáng lấp lánh của chiếc đèn ông sao tuổi thơ cứ lưu luyến mãi trong tim.”
Đề 4: Thuyết minh về cách làm diều
1/ MB:
- Diều là trò chơi dân gian được nhiều lứa tuổi yêu thích đặc biệt là trẻ em
- Có rất nhiều loại diều nhưng đơn giản nhất vẫn là diều giấy
VD: Chẳng biết có từ khi nào, nhưng những trò chơi dân gian cứ dầm dần rồi dần dần trở thành một phần
không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị. Những trò chơi dân
gian gắn liền với uổi thơ của mỗi chúng ta mà khi lớn lên, đi xa chúng ta vẫn luôn nhớ về quê hương với
những kỉ niệm đẹp đẽ tuyệt vời ấy. Trong những kí ức tuyệt đẹp đấy, có là cánh diều là hình ảnh gắn liền
với tuổi thơ của nhiều người nhất.
2/ TB:
a/ Xuất xứ:
- Trò chơi thả diều có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc. Ông tổ trò chơi thả diều là Lỗ Ban.
Người Trung Hoa cổ xưa thường có tục lệ thả diều vào những ngày Tiết thanh minh với quan niệm cánh
diều có thẻ xua đuổi tà khí. Ban đầu diều làm từ gỗ sau này được làm bằn tre nứa và bọc giấy.
- Thả diều ngày nay được xem như một trò chơi, nhưng ngày xưa nó mang khá nhiều ý nghĩa.
Diều được xem là một công cụ cầu an của những nhà sư. Diều còn được xem là vật dâng hiến lên đáng
thần linh trong các nghi lễ cua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn. Trong quân sự diều còn được sử dụng như
một công cụ để truyền tin. Ngày nay, canh dièu mang ý nghĩa như một vật để còn người ký gửi những
ước mơ, hoài bão với hy vọng những ước mơ ấy sẽ theo cánh diều bay cao bay xa mãi đến một chân trời
mới.
2/ Nguyên liệu
- Giấy A2 để làm diều giấy bạn nên dùng loại giấy khổ lớn, không nên sử dụng giấy nhỏ như A4,
A5
- Thanh trê đã vót
- Dây cước
- Hồ dán
- Thước kéo
- Dao rọc giấy
- Bút chì
3/ Cách làm:
Bước 1 : Đầu tiên để làm diều giấy bạn hay dùng bút chì vẽ hình vuôn 40cm x 40cm và cắt ra bằng kéo
Sau đó tiếp tục cắt những dải dây bằng giấy có kích thước 4cm x 60cm
Sau khi đo kẻ dài giấy và cắt dải giấy theo đường kể
Sâu đó cắt tiếp một vải giấy có kích thước 3cm x 25cm
Bước 2: Tiếp theo uốn cong môt phần thanh tre nằm trong tờ giấy và cắt giữa lấy phần này
Tiếp tục dùng hồ và những mẫu giấy nhỏ để dán thanh tre ở trên vuông góc với cánh cung ở dưới con
diều
Bước 3: Ở bước 3 này bạn hãy dùng những mẩu giấy nhỏ 3cm x 25 cm để tạo thành đuôi móc xích cho
con diều của bạn
Sau đó bạn hãy dán dải giấy dài vào 2 góc bên của con diều đuôi móc xích sẽ dược dán vầo phần góc
dưới của chiếc diều
Bước 4: Bạn hãy khoét 2 lỗ ở 2 bên thanh tre thẳng ở phía đuôi của con diều và 2 lỗ ở vùng giao nhau
giữa các thanh ttre và cung diều
Sau đó dùng dây buộc nối chúng lại và nối với dây kéo bên ngoài sao cho khi kéo ra thì ta có một tam
giác vuông tại điểm kéo là bạn đã hoàn thành rồi đấy
Ngoài ra chúng ta cũng cs thể trang trí diều bằng những hình vẽ hoặc viết tên chính mình lên chiếc diều
3/ Cách chơi
- Chọn chỗ thật thoáng, ko cs cây cối, ko cs dây điện
- Từ từ đưa diều lên rồi giật giật dây diều để bay
Thời gian: thường là vào buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt.
Chỗ chơi: cánh đồng, bãi đất rộng, triền đê,… nơi không có dây điện, dây điện thoại hoặc cây cao.
Diều bay cao hay thấp phụ thuộc vào người điều khiển. Điều khiển khéo thì diều mới thăng bằng và bay
êm được.
Khi thả diều, cần có hai người. Một người cầm dây và một người lao diều. Người lao diều phải nâng mũi
diều chếch một góc khoảng bốn mươi năm độ, lao diều nhẹ nhàng theo hướng gió.
Người cầm dây vừa chạy vừa thả dây để gió nâng diều lên cao. Hai người phải phối hợp với nhau nhịp
nhàng.
4/Ý nghĩa
Trò chơi dân gian thả diều là trò vui tiêu khiển có nét đẹp văn hoá và giá trị truyền thống dân tộc. Đây là
trò chơi ko thể thiếu ở các trò chơi dân gian
Thả diều có ý nghĩa tâm linh khát vọng tự do, cầu mong may mắn trong cuộc sống
Thả diều còn là nghi lễ cầu mùa của ng dân trong nông nghiệp xưa
c/ KB: Khẳng định lại ý nghĩa giá trị của diều giấy trong hiện tại.
BÀI LÀM
Có lẽ đối với trẻ em ở thành thị tiếng sáo diều vi vu hay những con diều nhiều màu sắc bay lượn trên nền
trời xanh thẳm là một thứ gì đó rất lạ lẫm, bởi bao quanh các em là những thứ đồ chơi hiện đại, rồi điện
thoại, ipad,...Tôi không nói rằng những thứ ấy là không tốt, nhưng có lẽ trẻ em nông thôn dường như có
một tuổi thơ trọn vẹn hơn hẳn, bởi tuổi thơ ấy là cả một bầu trời kỷ niệm đáng nhớ, mà hiện tại khi đã lớn
lên người ta vẫn thường khao khát được quay lại với những trò ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê,... vừa
năng động lại bổ ích. Tôi vốn là một đứa trẻ nông thôn, cha mẹ chẳng giàu có gì cho cam, thế nên có
được chiếc diều, chiều chiều sau buổi học chị em lại tung tăng đem đi thả với lũ bạn là một niềm vui
sướng vô cùng.
Quê hương của trò thả diều không phải ở Việt Nam mà nó có nguồn gốc từ Trung Quốc với trên 2800
năm lịch sử, xuất hiện lần đầu tiên vào thời Xuân Thu Chiến quốc. Ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban đã
chế tạo chiếc diều đầu tiên với vật liệu là gỗ, các thời kỳ sau người ta thay gỗ bằng trúc và giấy để có một
chiếc diều thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Đối với người Trung Quốc cổ đại, thả diều mang nhiều ý nghĩa
đặc biệt, họ có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí, xui rủi bằng cách viết hết những
điều không may mắn lên thân diều, rồi thả diều bay thật cao sau đó cắt đứt dây. Một ý nghĩa nữa là thả
diều còn được xem là một nghi thức cầu an mà các nhà sư hay dùng, ngoài ra diều còn được xem là vật
dâng hiến thần linh các trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn. Một vài ghi chép cũng
cho thấy rằng, diều còn là một vật dụng để truyền tin trong quân sự. Ngày nay cánh diều còn mang ý
nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới, và trở thành biểu
tượng của nhiều tổ chức cũng như giải thưởng lớn ví dụ như giải thưởng nghệ thuật "Cánh diều vàng"
được trao hàng năm.
Diều có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có cái hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh
cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người. Diều
là thứ đồ chơi đa dạng vì hình dáng phong phú về màu sắc, lũ trẻ con không có điều kiện thì chỉ chơi
những con diều đơn sắc làm từ mấy thẻ tre với mấy tờ giấy vở, giấy màu, còn ví như người chơi diều theo
hội thi thì trang trí diều vô cùng bắt mắt bằng những màu sặc sỡ, để khi diều đã tít tận trời mây mà cái
bóng màu của nó dưới đất người ta vẫn nhận thấy được. Kích thước của diều cũng vô số kể, thường chỉ
tầm mét vuông đổ lại, nhưng cũng có những người chơi diều sáo chuyên nghiệp họ có thể cất công làm cả
chiếc diều to như cái thuyền, gắn thêm ống sáo to như bắp chân, sợi dây diều to như cái dây chão cột trâu
mới đủ giữ, lúc thả cũng tốn sức không kém, phải vài ba người mới nhấc được nó lên. Thế nhưng một khi
diều đã bay thì mấy ngày liền vẫn cứ ở xa tít, tiếng sáo vi vu như tiếng nhạc từ thiên đình rót xuống, lâng
lâng và kỳ diệu vô cùng. Dĩ nhiên ngày hôm nay để nghe được tiếng sáo diều vốn là điều quá khó, dường
như con diều với chiếc sáo lửng lơ trên bầu trời đã hoàn toàn đi vào quên lãng, đó là điều vô cùng đáng
tiếc.
Khoan nói đến diều sáo, bởi làm diều sáo khá khó, chúng ta sẽ nói đến thứ diều thông dụng mà bất cứ ai
cũng có thể làm được. Trước hết cần chuẩn bị tre để làm khung diều, thông thường người ta sẽ chuẩn bị
các thanh tre dài tầm 70-90cm rồi bắt cố định vào nhau thành những hình dạng mình mong muốn, thông
thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn
cong như hình cánh cung, yêu cầu duy nhất là khung phải cân đối và chắc chắn thì diều mới bay được.
Sau khi đã có khung, người ta sẽ cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt, nên chọn
loại giấy dày có thể chịu được sức gió, hồ dán cũng phải là loại có độ bám dính tốt, tránh việc đang bay
mà diều bung ra thì mất vui. Xong phần thân diều, chúng ta tiến hành làm đuôi diều, nhiều người nghĩ
rằng đuôi diều không quan trọng, chỉ mang tính thẩm mĩ nhưng thực tế đuôi diều chính là phần quyết
định xem diều của bạn có bay được hay không. Khâu này khá dễ dàng, người ta sẽ cắt ra ba dải giấy dài
gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng
vào đuôi diều. Cuối cùng là khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây
cước hoặc dây chỉ cỡ lớn, được cuốn thành cuộn cho gọn, khi thả và thu diều về sẽ không bị rối dây.
Cách thả diều khá dễ nhưng phải biết quan sát và canh hướng gió, nên chọn khu vực quang đãng không
có cây cối, cột điện, nhà cửa, ở nông thôn phía trên đê là thích hợp nhất. Người thả một tay cầm diều giơ
cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều
bay lên cao, khi diều đã bay ổn định thì không nên thả dây nữa tránh diều bay quá cao, thu về rất mệt.
Việc thả diều nên chơi cùng nhiều người là vui nhất, ở khu vực phía Bắc những tỉnh Hà Tây, Hà Nội
trước kia còn có cả hội thả diều thi giữa các làng, các tổng, việc chuẩn bị cũng kỳ công nhưng rất náo
nhiệt, thậm chí ở Trung Quốc và cả Pháp cũng có lễ hội thả diều, may mắn thay đã từng có lúc con diều
Việt Nam được du lịch sang tận nước Pháp xa xôi để tham gia cuộc thi mà có lẽ giờ người ta chỉ nhắc đến
trong hoài niệm.
Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản
sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê. Cánh diều cứ yên bình
ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một nét mực trong
bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.
Đề 5: Thuyết minh về cách làm đồ dùng học tập
A, Mở bài:Đồ dùng học tập là những vật dụng vô cùng cần thiết để hỗ trợ công việc học tập của mỗi học
sinh. Dưới đây là phương pháp làm chiếc hộp đựng bút.

B, Thân bài:
- Vật liệu bao gồm: Một mảnh bìa cứng dài khoảng có kích thước dài khoảng 20 cm, rộng khoảng 15 cm,
giấy màu, kéo, keo dán, dập ghim, hoa khô

- Cách làm:

+Cuộn tấm bìa cứng thành hình trụ có đường kính khoảng 6cm, dùng dập ghim để cố định.
+ Dùng giấy màu cắt hình bông hoa, sau đó dán lên hình trụ trên.

+ Cắt một miếng bìa hình tròn, dùng keo dán gắn thành đế hộp bút.

- Yêu cầu của sản phẩm: Sản phẩm phải đẹp mắt, gọn gàng, trang trí hài hòa.

C, Kết bài:Qua việc tự tay làm nên chiếc hộp đựng bút, mỗi bạn học sinh vừa có thể tận dụng được
những vật liệu bỏ đi để làm nên chiếc hộp bút hữu dụng, vừa cảm thấy thích thú hơn với sản phẩm được
làm theo ý thích của riêng mình.
BÀI LÀM
Trên bàn học của bạn hẳn không thể thiếu một cái ống đựng bút xinh xắn. Nếu mua ngoài hàng thì không
nói làm gì, nhưng nếu bạn tự tay làm nó thì sẽ rất độc đáo đấy.
Để làm được một chiếc ống đựng bút, bạn cần chuẩn bị: Một tấm bìa cứng với kích thước
12 X 20 centimét. Một tấm bìa mỏng. Giấy màu. Keo dán, kéo.
Đầu tiên, bạn hãy lấy tấm bìa cứng, cuốn lại thành hình trụ để làm ống đựng rồi dùng keo dính lại. Đặt
ống đó lên tấm bìa mỏng. Vẽ một hình tròn quanh đáy ống bơ và vẽ hình cây cỏ liền vào hình tròn đó.
Dùng kéo cắt rời hình vừa vẽ. Đặt hình vừa vẽ lên giấy màu xanh lá cây, căn đều và dùng kéo cắt rời, dán
hai phần lại với nhau. Tương tự như hình cây cỏ, bạn có thể vẽ nhiều hình khác theo trí tưởng tượng của
bạn. Phủ giây màu xanh da trời quanh ống, dán lại. Phần hình tròn dán dưới đáy ống, hình cây cỏ phủ gấp
lên trên, cắt một sọc giấy bìa cứng làm thân bông hoa sao cho thân đó cao hơn ống một chút và cắt một
bông hoa đính vào thân. Cuối cùng, đặt bông hoa đính vào đáy ống.
Vậy là chúng ta đã có một ống đựng bút xinh xắn (chiếc ống này phải bền, đẹp và các mối nối phải chắc
chắn). Tương tự như vậy, bạn có thể làm được nhiều ống đựng bút với hình thù và màu sắc khác nhau.
Với chiếc ống này, bạn có thể để những chiếc bút vào đó mà không sợ bị thất lạc.

Đề 6: Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co


1/ MB: Giới thiệ về trò chơi kéo co
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại thì cuộc sống con ng trở nên tiện nghi
và hiện đại hơn
2/ TB: Thuyết minh về trò chơi kéo co
a/ Lịch sử trò chơi kéo c
- Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại
- Thời Ai cập người ta ko dùng dây thừn để chơi
- Kéo co được sử dụng phổ biến ở TQ vào thời Đường
- Tại Hy Lạp khaonrg 500 năm trước công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và
bài tập thể lực cho các môn thể thao khác
- Ngày nay kéo co đã trở thành một nét đẹp văn hoá ko thể thiếu trong đời sống tinh thần của
người VN ta
- Trên khắp đất nước hình chữ S này, đâu đâu ccon người cũng biết đến trò chơi thân quen đó
- Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hoá thậm chí là trò
các em nhỏ thường chơi với nhau
- Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì nó vẫn mang một màu sắc một đặc điểm riêng biệt ko lẫn lộn
với bất cứ mọt trò chơi nào khác
2/ Dụng cụ
Cần chuẩn bị một sợi dây thừng vững chắc chia thành hai phần bằng nhau và đánh dấu điểm chính giữa
bằng một chiếc khăn hoặc mảnh vải khác nhau
3/ Cách chơi
- Hai đội đứng cách đoạn chính giữa đó một khảong bằng nhau được kẻ vạch sẵn từ trước
- Trò chơi này ko giới hạn số lượng người tham gia những điều kiện thành viên hai đội phải bằng
nhau ko phân biệt giới tính
- Thành viên hai đội sau khi thấy hai đội đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to. Tiếng còi của
trọng tài vừa dứt cũng là lúc hai đội dùng hết sức của mình dể kéo sợi dây về phía mình
- Đội nào kéo khoẻ hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên
đứng đầu ở đội còn lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó dành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang
lên báo hiệu hiệp đầu kết thúc
- Trò chơi thường có 3 hiệp đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thường chung cuộc
- Đối với trò chơi kéo co có nhiều đội than gia thi đội nào giành chiến thắng sẽ được vào vòng tiếp
theo và đấu với những đội mạnh hơn để tìm ra đội chiến thắng cuối cùng
4/ Yêu cầu trò chơi
Các thành viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai nhất định. Những người tham gia trò chơi này thường có
sức khỏe và sức chịu đựng tốt cũng như tinh thần, ý chí kiên cường, vững vàng.
5/ Tác dụng của trò chơi
- Trò chơi dân gian này giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội đoàn kết.
- Giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước của các đội thi.
- Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng ta có thể giao lưu và có
thêm những người bạn mới.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị của trò chơi dân gian này.
BÀI LÀM
Việt Nam là một nước đang phát triển và có đời sống vật chất cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng không thể
phủ nhận đời sống tinh thần dân ta quả thật phong phú và đa dạng từ xa xưa dần dần theo dòng chảy thời
gian nó trở thành một nét văn hóa , trong đó có trò chơi kéo co.
Trò chơi kéo co theo như lời kể thì nó đã có từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại ở Ai Cập. Vào những năm 2500
trước công nguyên, trên những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có những hình vẽ về một cuộc thi kéo co. Dần dần
nó trở thành một trò chơi được ưa chuộng, lan sang Trung Quốc, Hy Lạp,.. Ở Tây u, lịch sử kéo co bắt
đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là "kéo
da", trong đó người ta dùng da động vật như da trâu, bò, dê,... thay cho dây thừng để chơi kéo co.
Trò chơi kéo co là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian phổ biến trong đời sống. Trò chơi này là
một trò chơi mang tính đồng đội cao và nó trọng sức mạnh. Và đặc biệt luật chơi cũng cực kì đơn giản, dễ
hiểu đối với tất cả mọi người và ai có đủ sức khỏe cũng có thể tham gia. Khi chơi, ta cần chuẩn bị một
chiếc dây thừng to, chắc chắn, độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn
được buộc giữa chiếc dây, chiếc dây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Kéo co được tổ
chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy vào tập tục văn hóa của mỗi vùng nhưng về cơ bản, số người
tham dự không giới hạn và chia làm hai phe sao cho số lượng người tham gia ở mỗi phe là bằng nhau.
Người chơi dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về
phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đầu kéo co,
người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình
chơi , đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao,và khi kéo có thể bị đau rát tay
do ma sát với sợi dây thừng,.. nhưng bỏ qua những mệt mỏi, khi ta chiến thắng sẽ rất vui vẻ.
Đối tượng tham gia trò chơi thường là những thanh niên khỏe mạnh, có sự hiếu thắng, tham gia cuộc thi
kéo co để đọ sức và khẳng định mình. Có thể là nam cũng có thể là nữ. Trò chơi kéo co đem lại niềm vui,
sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một
trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham
gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền , được nhiều người
dân đón nhận. Trò chơi kéo co còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia
đại diện của nhân loại.
Hiện nay có một vấn đề nổi cộm đó là trò chơi dân gian này đang dần bị lãng quên bởi thế hệ trẻ. Những
đứa trẻ say mê với những trò chơi điện tử, mải mê với những bộ phim 3D kịch tính mà quên đi trò chơi
truyền thống của dân tộc, không màng đến trò chơi dân gian đã trở thành di sản phi vật thể, là đời sống
tinh thần của ông cha ta khi trước. Bởi lẽ đó, chúng ta nên thức tỉnh, rời xa những trò chơi điện tử dù chỉ
một ngày để tham gia chơi kéo co, lúc ấy ta mới nhận ra những niềm vui và sự thỏa mãn khi chiến thắng.
Như vậy, kéo co là một trò chơi dân gian vô cùng có ý nghĩa. Đáng tiếc rằng hiện nay có rất nhiều trò
chơi điện tử nổ ra và dường như những trò chơi dân gian này đã dần bị rơi vào quên lãng. Do vậy mà việc
tuyên truyền giáo dục trẻ chơi những trò chơi lành mạnh càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Và tất cả
chúng ta hãy chung tay bảo vệ, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa này của dân tộc.

Cảm nhận về bài thơ "Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu

 Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú' vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói
trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện
qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể
quên!

1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?

Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương vị ấy thể
hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi tả thời gian đang
lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn" (Truyện Kiều):

"Khi con tu hú gọi bầy

 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Giữa chốn ngục tù "lòng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng" của bắp,
nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân
thiết, yêu thương:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".

Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy
tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về
cảnh tình mùa hè:

"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"


(Quốc âm thi tập)

Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:

"Ve kêu rừng phách đổ vàng".

Sau tiếng ve là màu "vàng" của bắp, là màu "đào" của nắng hiện lên. Chữ "ngân" tả tiếng ve “sôi" lên
và ngân dài trong vườn quê. Chữ "đầy" gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.

Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo "lộn nhào" giữa cái mênh mông "cao
rộng" của từng không. Hình ảnh con diều "lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung
hoành và khát vọng tự do:.

"Trời xanh càng rộng càng cao,

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".

Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng,
tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua

hồn quê và hồn thơ đậm đà: "đương chín", "ngọt dần”, "dậy tiếng ve ngân", "đầy sân nắng đào", "xanh,
rộng, cao", "lộn nhào"...

Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục
tối, nhưng “ tinh thần ở ngoài lao" mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

2. Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

 Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".

Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan
phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục
tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như
nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu
bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim
vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.
"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình
yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người
thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

Cảm nhận của em về bài thơ ”Đi đường" của Hồ Chí Minh

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị
chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải
qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu
lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường- để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó
khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ
vang.

1. Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học
đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là
gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con
đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi
đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm
vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện
trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm
sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm
đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập
trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

 Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

2. Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót
(cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới
giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết
tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là
vô giá đối với bất cứ ai.

3. "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ
thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt
khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm
năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có
con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên
thực hiện ước mơ của mình.

Đề bài: Cảm nghĩ về tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

Gợi ý

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài đã có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tác
phẩm “Hịch tướng sĩ” được ra đời trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – mông lần thứ hai mang
tình yêu tha thiết, nồng nàn của ông dành cho quê hương, đất nước. Đồng thời, tác phẩm còn được coi là
lời hiệu triệu toàn quân trước ngày ra trận.

Là một vị tướng kiệt xuất, Trần Quốc Tuấn yêu nước tha thiết và hết lòng tận trung với dân, với nước.
Nên khi thấy giặc ngoại xâm ngang tàng, dám coi thường đất nước, sỉ nhục vua quan, ông tố cáo chúng
bằng lời lẽ đanh thép: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng
triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Ta lại càng căm tức hơn khi chúng dám vơ vét tài sản của
nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam
Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Đua ra những bằng chứng về sự tàn bạo, tham lam
của giạc, Trần quốc Tuấn đã khơi dậy lòng căm thù và ý chí chiến đấy của toàn thể nhân dân, tướng sĩ.

Trước nỗi nhục mất nước, dân tộc rơi vào cảnh lâm nguy, một vị tướng tài không khỏi trằn trọc băn
khoăn, lo lắng: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Ông
đau đáu nhìn vận nước đang suy mà căm thù lũ giặc, quyết không đội trời chung: “xả thịt lột da, nuốt
gan, uống máu quân thù.” Ông nguyện hi sinh bản thân để đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập
cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui
lòng.”

Không chỉ một lòng vì nước quên thân, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng biết yêu thương những
binh sĩ như những người anh em cùng nhau xông pha ngoài chiến trường: “không có mặc thì ta cho cơm,
không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền,
đi bộ thì ta cho ngựa”.Bởi vậy, những binh sĩ vừa khâm phục đức hi sinh của ông mà lại vừa cảm thấy
gần gũi, cảm động trước những ân tình ông dành cho họ.

Song song với sự quan tâm tới các binh sĩ, ông cũng phê phán nghiêm khắc những tư tưởng, ý thức sai
trái của họ: : “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình
phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Ông cũng phê bình gay gắt những người chỉ ham chơi mà bỏ bê
trách nhiệm, nhất là khi đất nước đang lâm nguy: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm
tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc
ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Trần Quốc Tuấn đã làm thức
tỉnh biết bao binh sĩ để họ ý thức được những việc làm sai trái của chính mình, để từ đó mà sửa chữa, trở
lại với trách nhiệm mà bản thân cần đảm đương lúc này. Đó chính là cùng nhau đoàn kết, rèn luyện và
chiến đấu với quân thù, bảo vệ đất nước.

“Hịch tướng sĩ” thực sự là một áng văn bất hủ cho thấy Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị tướng tài
yêu đất nước, có khả năng thu phục lòng người mà còn là một tài năng văn chương xuất chúng. Với
giọng văn đanh thép chứa đầy những suy tư về vận mệnh dân tộc, ten tuổi ông sẽ mãi rạng ngời trên
những trang văn học, trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.

You might also like