You are on page 1of 2

CƠM CHÁY NINH BÌNH – HƯƠNG VỊ

ĐẶC SẢN TỪ MIỀN QUÊ


Cơm cháy là một trong những món ăn đặc sản của ẩm thực Ninh Bình mà du khách
không thể bỏ qua khi đặt chân tới vùng đất này. Cơm cháy Ninh Bình hấp dẫn họ bởi
những giá trị lịch sử,văn hoá vô cũng thú vị và hương vị dân dã,thơm ngon.
1. Nguồn gốc hình thành món cơm cháy Ninh Bình
Tương truyền rằng vào khoảng cuối thế kỉ XIX thời Pháp thuộc, chàng thanh niên người
Ninh Bình có tên Đinh Hoàng Thăng có dịp ra Hà Nội làm công cho một hiệu ăn lớn
người Hoa. Nhờ vậy,ông đã học được nhiều bí kíp chế biến những món ăn vô cùng độc
đáo và tạo dựng một quán ăn chuyên về món cơm cháy. Cũng từ đó, cơm cháy được ra
đời, phát triển và được nhiều người biết đến như hiện nay.
2. Cách chế biến đầy khéo léo,sáng tạo
Thoạt đầu, món cơm cháy tưởng chừng như đơn sơ, giản dị và dễ làm nhưng quy trình để
tạo ra món cơm cháy mang đậm hương vị của vùng đòi hỏi quá trình hết sức kỳ công và
tỉ mỉ.
Cơm cháy Ninh Bình được xem là món ăn hiếm hoi làm từ gạo và giữ nguyên được dáng
vẻ của hạt gạo sau khi chế biến. Bởi vậy,để làm được điều đó,việc chọn gạo là một trong
những công đoạn vô cùng quan trọng.Gạo tám thơm Hải Hậu (thuộc tỉnh Nam Định) là
loại gạo được lựa chọn bởi hạt gạo trắng,dẻo và có mùi thơm tự nhiên.
Gạo được nhặt sạn và và vo sạch vảy trấu sót lại rồi đem nấu chín. Để có được lớp cháy
giòn, vàng, người làm thường nấu cơm trong những chiếc nồi gang đáy dày. Cơm khi nấu
phải có đủ nước, đủ độ dẻo thích hợp.
Người nấu phải canh lúc cơm chín, nhanh tay đơm phần cơm ra khỏi nồi, chỉ để lại phần
cháy ở dưới đáy; đồng thời, tiếp tục giữ lửa và vừa đun vừa xoay nồi cho cơm cháy chín
đều. Đây là công đoạn yêu cầu kỹ thuật cao bởi nếu để lửa già, miếng cháy sẽ bị dày và
ngả màu sẫm đen; còn lửa non thì cháy sẽ mềm và thiếu đi vị giòn đặc trưng.
Sau khi dừng lửa, người làm cẩn thận lấy phần cơm cháy, bẻ miếng vừa ăn rồi đem phơi
khô và trữ dùng dần. Khi ăn, phần cháy khô này được đem chiên trong chảo dầu. Để có
cơm cháy thành phẩm ngon đúng vị, vừa độ, người làm luôn phải chiên ngập dầu cho tới
khi miếng cháy ngả màu vàng hơi trắng, các hạt cơm khô phồng lên như cốm rang, dậy
mùi và giòn rụm.
3.Cách thưởng thức
-Điều đặc biệt ở cơm cháy Ninh Bình nằm ở sự kết hợp giữa miếng cơm và các loại thức
ăn kèm. Khác với cách ăn trực tiếp, cơm cháy nơi đây được thưởng thức với nước sốt
cùng thịt dê đậm đà, hòa quyện cùng tương nếp mang lại cho du khách một trải nghiệm
khó quên.
-Không chỉ được thưởng thức cùng thịt dê, cơm cháy Ninh Bình còn được ăn kèm cùng
ruốc, nước mắm mỡ hành tạo nên một hương vị hết sức bắt miệng. Một số nhãn hiệu cơm
cháy đóng gói nổi tiếng có thể kể đến như : cơm cháy Hoa Lư,Đại Long, Tràng An,..
4.Ý nghĩa
-Cơm cháy không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon miệng mà còn mang nhiều giá trị
văn hóa
+Biểu tượng cho sự cần cù và tiết kiệm: Trong quá khứ cơm cháy được làm từ những hạt
cơm dính ở đáy nồi. Điều này biểu thị cho sự cần cù, tiết kiệm và tận dụng tối đa nguồn
lực trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.
+Sự sáng tạo trong ẩm thực: Cơm cháy cũng là biểu tượng cho sự sáng tạo và khéo léo
trong ẩm thực, khi biến những hạt cơm dính vào đáy nồi thành một món ăn ngon và độc
đáo.
+Tạo dựng sự gắn kết: Việc chia sẻ món ăn này trong gia đình hay cộng đồng giúp tạo
dựng sự gắn kết giữa mọi người. Cơm cháy thường được dùng trong các bữa cơm gia
đình, họp mặt bạn bè, hay các dịp lễ hội, tạo nên những khoảnh khắc gắn kết quý giá.
+Truyền thống và văn hóa: Cơm cháy cũng là một cách để truyền bá văn hóa ẩm thực
mỗi nơi. Mỗi vùng miền có cách chế biến cơm cháy đặc trưng, phản ánh phong cách ẩm
thực và văn hóa đặc sắc của vùng đó.

You might also like