You are on page 1of 2

1.3.

Tính cộng đồng và mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt
Nam:
1.3.1. Tính tổng hợp kéo theo Tính cộng đồng. Ăn tổng hợp, ăn chung cho nên
các thành viên của bửa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Vì điều này
mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam rất thích nói chuyện. Ví dụ điển hình về
tính cộng đồng, thú uống rượu cần của người vùng cao là một triết lí thâm thúy
về tính cộng đồng sống chết có nhau.
Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người một thứ văn hóa cao trong ăn uống: phải ý
tứ khi ngồi và mực thước khi ăn.
Tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm- dương: đòi hỏi
người ăn đừng ăn quá nhanh, quá chậm; đừng ăn quá nhiều, quá ít; đừng ăn hết,
đừng ăn còn.
+ Ăn nhanh: vội vàng, thô lỗ
+ Ăn chậm: khiến người khác chờ
+ Ăn nhanh, ăn hết: tham ăn
+ Ăn ít, ăn còn: chê cơm không ngon
Phải ăn cho ngon miệng: tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà; Phải để chừa một
ít trong các dĩa đồ ăn: không chết đói, không tham ăn
1.3.2.Tính cộng đồng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người
Việt
Tính tổng hợp
- Ăn chung - các thành viên bữa ăn liên kết chặt chẽ với nhau:
+ Trong bữa ăn người VN rất thích chuyện trò cùng nhau.
+ Thú uống rượu cần là một triết lý sâu sắc về tính cộng đồng sống chết
có nhau.
- Tính cộng đồng đòi hỏi con người có một chuẩn mực trong bữa ăn:
Tính mực thước: là biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm-dương
+ Đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh cũng đừng ăn quá chậm, đừng
ăn quá nhiều, đừng ăn quá ít, đừng ăn hết, đừng ăn còn (Ăn nhanh là
người vội vàng, thô lỗ, ăn chậm khiến người ta phải chờ, ăn nhiều ăn
hết là tham lam, còn ăn còn là chê đồ ăn không ngon)
+ Khi làm khách đến nhà người khác ăn cơm phải ăn thật ngon miệng
để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà.
- Chốn triều đình xưa có lệ : bề tôi hầu vua không được uống quá 3 chén
rượu (tránh rượu lời ra vào thất lễ với nhà vua)
Tính cộng đồng mực thước được thể hiện qua ‘nồi cơm’ và ‘chén nước mắm’
– các món khác có thể ít người ăn nhưng ngồi cơm và chén nước mắm thì ai
cũng dùng nên nó trở thành thước đo của sự ý tứ.
- Chủ nhà ngồi đầu phải tế nhị mực thước khi đơm cơm cho khách.
- Thấy cơm sắp hết phải giảm tốc độ ăn của mình, đơm ít
- Tránh để đũa gõ vào nồi cơm.
- Chấm nước chấm phải gọn gàng, tránh vương vãi.
 Nồi cơm và chén nước chấm còn là biểu tượng cho cái đơn giản mà thiết
yếu: cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết xuất từ cá- tinh hoa của nước

You might also like