You are on page 1of 3

2.

Kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp


a. Lựa chọn trang phục
Quần áo của bạn chịu trách nhiệm cho 95 phần trăm những ấn tượng đầu
tiên mà bạn tác động lên một người nào đó bởi vì, trong hầu hết các trường hợp,
quần áo của bạn bao phủ 95 phần trăm của cơ thể. Trang phục của bạn, kiểu tóc
của bạn và những cách khẳng định cho sự xuất hiện của bạn từ cổ trở lên cũng gây
ảnh hưởng đến cách mà bạn được cảm nhận, sự chuẩn mực của bạn với một ai đó.
Phụ kiện của bạn, chẳng hạn như túi xách hay cặp xách, đồng hồ, cà vạt, nhẫn, bút
mực và các yếu tố khác, tất cả làm ra một tuyên bố rằng sẵn sàng hoặc không sẵn
sàng giúp đỡ để đưa bạn vào một vị trí gây ảnh hưởng đến mọi người. Bắt đầu
trước với cách ăn mặc của bạn nhé! Làm sao để chọn quần áo phù hợp đây. Hẹn
gặp đối tác thì mặc gì cho trang trọng? Com-lê, sơ mi hay đồ bình thường? Đoán
xem người bạn sắp gặp gỡ sẽ mặc gì – nếu họ hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc
hoặc quảng cảo, thì một bộ com-lê là hoàn toàn sai sách.
Nếu bạn sắp gặp gỡ đối tác làm ăn hoặc tham dự một bữa tiệc, thì thế nào là
một trang phục thích hợp cũng tùy thuộc vào từng đất nước và văn hóa. Do đó, bạn
phải nhớ tìm hiểu về phong tục và tập quán ở đó trước nhé. Nên chải chuốt bản
thân ra sao? Tốt nhất là bạn nên xuất hiện với vẻ ngoài sạch sẽ và gọn gàng trong
các buổi gặp gỡ đối tác và sinh hoạt xã hội. Tóc tai thẳng thớm. Quần áo sạch sẽ.
Trang điểm kỹ càng. Nhớ rằng trang phục của bạn phải phù hợp với bạn và giúp
bạn hòa nhập tốt nhé! Ăn mặc và chải chuốt sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong lần
đầu tiên đồng thời giúp bạn thấy mình hòa hợp, tự tin và bình tĩnh. Đó sẽ là yếu tố
thúc đẩy khiến bạn tạo nên ấn tượng tốt đẹp đầu tiên.
b. Đúng giờ
Nên nhớ, chẳng ai hài lòng khi bạn trễ hẹn dù với bất kì “lý do lý trấu” gì.
Hãy thu xếp đến sớm vài phút và nhớ trừ hao thời gian cho chuyện kẹt xe hay lạc
đường nhé.
c. Tư thế, dáng vẻ
- Đứng thẳng, ngồi thẳng lưng
- Tự tin, thoải mái: Nếu bạn quá căng thẳng, tự nhiên không khí của buổi
gặp gỡ sẽ bị căng thẳng theo và điều đó thì chẳng tốt chút nào. Khi bạn tự tin và
bình tĩnh, người đối diện cũng sẽ thấy thoải mái và bắt đầu cuộc trò chuyện một
cách dễ dàng.
+ Lựa chọn trang phục phù hợp: (kiểu tóc, quần áo, dày dép) gọn gàng, sạch
sẽ, phù hợp với hoàn ảnh
d. Nét mặt: tươi cười, vui vẻ (làm chủ được cảm xúc, tránh sự lo lắng, hồi
hộp).
“Hãy mỉm cười và thế giới sẽ cười lại với bạn”. Vậy tại sao phải tiết kiệm nụ
cười trong lần gặp đầu tiên. Hãy tạo ra một không khí thân thiện cho cả hai bằng
một nụ cười tự tin và ấm áp. Nhưng đừng quá lạm dụng bởi có thể bạn sẽ bị nhầm
tưởng thành người giả tạo hoặc hơi có “vấn đề” đấy.
e. Ánh mắt:
Hướng về phía người nói. Có thể nói trong việc tạo ấn tượng đầu tiên, ngôn
ngữ cơ thể cũng như vẻ ngoài chính là yếu tố hiệu quả hơn cả.
Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tôn lên vẻ tự tin của bạn. Đứng thẳng, mỉm
cười, mắt nhìn thẳng và bắt tay thật chặt. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn tạo ra
tự tin và giúp tạo ra không khí thoải mái giữa hai người. Hầu như mọi người đều lo
lắng khi gặp gỡ ai đó lần đầu tiên, dẫn đến căng thẳng và ra mồ hôi tay. Do đó bạn
cần để ý tới thái độ lo lắng của mình và điều chỉnh một chút. Kiềm chế một chút sẽ
khiến bạn tự tin hơn và khiến đối phương cảm thấy dễ chịu.
f. Cư xử nhã nhặn, tích cực
Tất nhiên ngoại hình là một trong những tác nhân rất quan trọng. Ai đó mới
gặp bạn lần đầu chẳng có cơ sở gì để đánh giá bạn ngoài ngoại hình cả. Nhưng
cũng không có nghĩa bạn phải ăn mặc giống như người mẫu để “tấn công” thị giác
của đối phương (trừ khi bạn đang được mời phỏng vấn với nhà tuyển dụng người
mẫu).
Chính xác là cách thể hiện bản thân mới chính là chìa khóa mở cửa thành
công cho bạn. Người ta thường nói “trăm nghe không bằng mắt thấy”, và hiển
nhiên, cách bạn thể hiện ra bên ngoài sẽ cho người ta “thấy” nhiều về bạn. Liệu
bạn đã chuẩn bị xuất hiện một cách thích hợp?.
Không nên tỏ ra là người hiểu biết: Trong lần đầu gặp gỡ sẽ có rất ít người
thích bạn nếu như bạn cứ luôn kể cho họ về những người nổi tiếng, những chuyện
trên trời dưới đất sẽ khiến người nghe nhàm chán ,bởi vì họ chỉ muốn biết về bạn
và bạn cần biết về họ,nhưng cũng không nên hỏi quá nhiều về người ta.Một nhà
kinh doanh có kinh nghiệm và thận trọng sẽ không thích những ai tỏ ra biết quá
nhiều về họ hoặc người nào đó. Nếu bạn tỏ ra là người hiểu biết thì đối với họ bạn
chỉ là một kẻ “ra vẻ” để tạo ấn tượng với người khác.
Trò chuyện: Đối thoại là một quá trình dựa trên việc cho và nhận. Có thể bạn
nên chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi cho người đối diện. Hoặc dành vài phút để tìm
hiểu về người đó trước buổi gặp mặt. Ví dụ, anh ta có chơi cầu lông không? Có
phải là người làm việc trong các tổ chức từ thiện của địa phương không? Bạn có
tìm ra điểm chung gì giữa mình và người đó không? Nếu có thì hãy bắt đầu từ
những điểm chung đó nhé!
Cư xử nhã nhặn và chu đáo: Không cần nói cũng biết thái độ lịch thiệp, cư
xử nhã nhặn, chu đáo và cởi mở là chìa khóa dẫn tới thành công của bạn. Thực tế
là, thiếu một trong những yếu tố đó có thể hủy hoại đi cơ hội duy nhất bạn có
được. Nên nhớ phải tận dụng chứ!
Một thói quen khác nữa là “tắt điện thoại di động” Thật không phải chút nào
nếu bạn gặp người đó lần đầu tiên và đang trả lời điện thoại một người khác. Nên
nhớ đó mới chính là người cần bạn tập trung 100% chú ý nhé!

You might also like