You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

MÔN : KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN : KỸ NĂNG LẮNG NGHE

NHÓM : 9 – SINH VIÊN THỰC HIỆN: VŨ ĐỨC ANH PHƯƠNG


MSSV: 2032223840
THẠCH LÊ QUY NA
MSSV:2032222746
HÀN THIÊN BỬU NGỌC
MSSV:2032223079

TP.HCM 2022
I . PHÂN TÍCH KỸ NĂNG LẮNG NGHE
1 . Khái niệm về lắng nghe và kỹ năng lắng nghe
1.1 Lắng nghe :

Hình 1
Người ta thường nói : “ nói là bạc , im lặng là vàng , lắng nghe là kim cương “ .
Vậy như thế nào là lắng nghe .
Bình thường chúng ta nghe thấy tiếng còi, xe cộ hay những tiếng nói ngoài kia
trong 1 phút . Những gì ta nghe được đó gọi là nghe thấy . Nghe thấy là quá trình 2 ong
âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não . Nghe thấy là quá trình hoàn toàn tự nhiên từ khi
bạn sinh ra đã như vậy rồi . Lúc ngủ thì quá trình đó vẫn xảy ra .
Nhưng khi chúng ta nhắm mắt lại và cố nghe xem phòng bên cạnh đang nói gì
đó là quá trình lắng nghe . Quá trình này nối tiếp sau khi nghe thấy . Nó biến đổi sóng âm
thành ngữ nghĩa . Quá trình này cần sự tập trung và chú ý cao . Ví dụ như chúng ta tập
trung lắng nghe cô giáo giảng bài một cách chăm chú với chú ý bên trong , học sinh lắng
nghe cô giáo cũng là lắng nghe nhưng có thể hiểu hoặc không . Lắng nghe cũng là một
phần của giao tiếp , nhưng trong thực tế giao tiếo ta chỉ dùng 25-30% để lắng nghe người
khác nói .
Như vậy , lắng nghe là một phần của giao tiếp , là quá trình tập trung chú ý để
giải mã sóng âm thành ngữ nghĩa.
1.2. Kỹ năng lắng nghe là gì ?
Nghe là một quy trình bị động chỉ việc chúng ta tiếp nhận mọi loại âm thanh.
Còn lắng nghe là một quy trình chủ động, tập trung & ước muốn thấu hiểu nội dung của
người nói. Phân tích những gì họ nói rồi nói ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời
khuyên với người đối diện.
Mặc dù nghe là một phản xạ của con người, mặc dù vậy lắng nghe là một kỹ
năng cần phải rèn luyện trong thời gian khá dài mới có thể thành thạo. Kỹ năng lắng nghe
không những áp dụng vào môi trường làm việc mà còn áp dụng vào cuộc sống gia đình,
bạn bè, cộng sự. và kỹ năng lắng nghe cũng là điều cơ bản mà một đơn vị, doanh nghiệp
đòi hỏi ở nhân viên của họ.
Như vậy , kỹ năng lắng nghe là sự tiếp nhận thông tin một cách chủ động với
sự tập trung và biết kết hợp thính giác nghe trực tiếp với ánh mắt ánh mắt bằng sự phân
tích tổng hợp để nhận biết thông tin một cách nhiều chiều , hiểu rõ hơn về lương thông tin
vừa thu nhập được từ người truyền đạt
2. Các mức độ lắng nghe
Có 5 mức độ lắng nghe :

HÌNH 3

 Nghe phớt lờ: giống như không nghe gì cả, nhìn lơ đễnh không
tập trung hoặc chăm chú vào việc khác. Đây là mức độ tệ nhất
của việc nghe, thiếu tôn trọng người khác và chính mình.
 Nghe giả vờ: người nghe cho rằng cái mình đang nghe là không
cần thiết hoặc không đồng tình và không muốn nghe, nhưng vì
sợ hay tỏ ra lịch sự mà tỏ ra đang lắng nghe nhưng thực tế
không nghe gì cả.
 Nghe chọn lọc: chỉ nghe những cái mình thích và quan tâm.
Các thông tin khác đều bỏ ngoài tai.
 Nghe tập trung: người nghe tập trung sự chú ý và tâm trí để
nắm bắt và lưu giữ thông tin.
 Nghe thấu cảm: cấp độ cao nhất của việc nghe, đến đây có thể
gọi là lắng nghe. Người nghe không chỉ tiếp nhận thông tin
bằng tai mà còn bởi trái tim, kể cả những thông tin chưa được
nói ra thành lời. Người nghe đặt mình vào vị trí người nói để
cảm được tâm tư tình cảm, suy nghĩ, năng lượng của người nói;
nghe tích cực, nghe chân thành.

3. Vai trò của lắng nghe

Lắng nghe giúp tăng cường kỹ năng giao tiếp của bạn đối với mọi người. Với
các

bước lắng nghe, bạn có khả năng nắm bắt nỗi lo, thu thập thông tin qua đó tăng cường
năng lực tương tác qua lại giữa bạn và đối phương.
Ngoài ra, lắng nghe sản sinh ra sự liên kết về xúc cảm giữa bạn và đối
phương. Từ đấy tạo được thiện cảm với đối phương. Lắng nghe hỗ trợ bạn chia sẻ cảm
thông với người khác, cùng lúc đó còn có khả năng hiểu đối phương hơn.
Lắng nghe cũng là biện pháp làm giảm cũng như là giải pháp cãi vả hiệu quả.
Tạo được những mối quan hệ tốt đẹp, bước đệm để thành công trong sự nghiệp và cuộc
sống.

You might also like