You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN MÔN:


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Mã học phần: INE 3081 1
BÀI TẬP SỐ 1

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. An Thị Thanh Nhàn


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hường
Lớp: QH-2018-E KTQT CLC 3
Mã sinh viên: 18050477

Hà Nội, Tháng 12 Năm 2020


Mục lục
Câu 1: Trình bày vị trí và chức năng của hoạt động mua và sản xuất trong chuỗi cung
ứng? Biểu diễn mối quan hệ của hai hoạt động này trong các khâu của chuỗi cung ứng?
Trình bày có minh họa cụ thể về đặc điểm và lợi ích của các mô hình chiến lược sản xuất
cơ bản (MTS, MTO, ETO)? Hoạt động mua cần thích ứng với các mô hình sản xuất này
như thế nào? ..................................................................................................................... 2
Câu 2: Vẽ mô hình chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp sản xuất máy tính là doanh
nghiệp trung tâm? Liệt kê danh sách cụ thể và mô tả vai trò của các thành viên tham dự
chính? Cho biết mục tiêu chiến lược chuỗi cung ứng của công ty và minh họa điểm OPP
(biên giới đẩy kéo) trong cấu trúc chuỗi cung ứng? Phân tích những nỗ lực SCM công ty
sử dụng để đạt được mục tiêu của mình?........................................................................... 6
Câu 3: Cho biết các tác động của đại dịch Covid - 19 tới các chuỗi cung ứng thời trang
toàn cầu và đề xuất những giải pháp ứng phó với các rủi ro? Lấy ví dụ thực tế minh họa?
....................................................................................................................................... 11

1
Câu 1: Trình bày vị trí và chức năng của hoạt động mua và sản xuất trong chuỗi cung
ứng? Biểu diễn mối quan hệ của hai hoạt động này trong các khâu của chuỗi cung ứng?
Trình bày có minh họa cụ thể về đặc điểm và lợi ích của các mô hình chiến lược sản xuất
cơ bản (MTS, MTO, ETO)? Hoạt động mua cần thích ứng với các mô hình sản xuất này
như thế nào?

Nhà Khách
cung Mua hàng Sản xuất Phân phối hàng
ứng
Mô hình chuỗi cung ứng tổng quát

a) Vị trí và chức năng của hoạt động mua trong chuỗi cung ứng.

Vị trí: Hoạt động mua bao gồm những hoạt động cần thiết để sở hữu các yếu tố đầu vào
đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đạt được kết quả
tốt nhất và thường đứng vị trí đầu tiên trong một chuỗi cung ứng cơ bản.

Chức năng: Hoạt động mua giúp các doanh nghiệp bổ sung các nguyên liệu cần thiết cho
quá trình sản xuất và hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động mua
hàng còn quyết định quy mô kinh doanh cũng như phản ánh được năng lực phân phối của
doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh.

b) Vị trí và chức năng của hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng.

Vị trí: Ngay sau vị trí của hoạt động mua là vị trí của hoạt động sản xuất – vị trí thứ 2 trong
chuỗi cung ứng, các nguyên vật liệu đầu vào khi được thu mua sẽ được chuyển đến các nhà
máy để sản xuất thành phẩm cuối cùng.

Chức năng: Sản xuất là quá trình biến đổi hình thái của các đầu vào (vật chất) nhằm sáng
tạo ra sản phẩm và dịch vụ (đầu ra/hàng hóa). Sản xuất giúp gia tăng giá trị cho khách hàng
và tài sản cho doanh nghiệp.

c) Biểu diễn mối quan hệ của hai hoạt động này trong các khâu của chuỗi cung ứng
Dòng thông tin
Mua Sản xuất Phân Dòng vật chất
hàng phối Dòng tài chính

2
Trong chuỗi cung ứng, hai hoạt động mua và sản xuất có tác động lẫn nhau thông qua các
dòng vật chất, thông tin và tài chính. Hoạt động mua đã tạo cơ sở vật chất nền tảng cho hoạt
động sản xuất theo dòng đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng; và hoạt động
sản xuất cung cấp thông tin nguyên vật liệu đầu vào để hoạt động mua thực hiện chức năng.
Về bản chất, hai hoạt động này hoàn toàn khác nhau nhưng trong các khâu chuỗi cung ứng
thì chúng phụ thuộc vào nhau và hoạt động này là cơ sở, tiền đề cho hoạt động còn lại.

d) Mô hình chiến lược sản xuất MTS

Nguồn: Logistikiikan Maailma

Đặc điểm: Đây là mô hình sản xuất phổ biến của các doanh nghiệp trên thế giới phù hợp
với sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, giá rẻ (quần áo, xà phòng,…) và dễ dự đoán nhu cầu. Mô
hình này đi theo quy trình: mua hàng -> sản xuất -> lưu kho -> phân phối -> bán hàng.

Lợi ích: Doanh nghiệp có thể tận dụng được những hiệu quả cắt giảm chi phí sản xuất và
tăng năng suất lao động. Ngoài ra, mô hình này giúp doanh nghiệp nâng cao được năng lực
phân phối sản phẩm tới khách hàng, cung ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng

Ví dụ: Các sản phẩm chăn ga gối đệm của công ty cổ phần may sông Hồng là hàng tiêu
dùng thiết yếu; doanh nghiệp có thể dự đoán được nhu cầu của người tiêu dùng dễ dàng
như mùa hè người tiêu dùng có nhu cầu mua những loại chăn ga mỏng nhẹ mát mẻ và có
khả năng thấm hút tốt, còn mùa đông người tiêu dùng sẽ mua những loại chăn ga dày ấm
và có trọng lượng nhẹ. Như vậy thông qua phản ứng thông thường của khách hàng, doanh
nghiệp có thể lên kế hoạch thiết kế chăn ga gối, thu mua đầu vào và bắt đầu sản xuất ngay

3
trong mùa hè để lưu trữ trong kho, khi sang mùa đông doanh nghiệp có thể có thể đáp ứng
ngay chăn ga gối bông cho khách hàng

Hoạt động mua cần thích nghi như thế nào: Vì MTS là mô hình sản xuất dự trữ số lượng
lớn thành phẩm nên đòi hỏi hoạt động mua phải diễn ra thường xuyên để có đủ nguyên vật
liệu sản xuất, dựa vào các dự báo hoạt động mua sẽ tùy chỉnh số lượng đầu vào cần thiết
phải mua.

e) Mô hình sản xuất MTO

Nguồn: Logistikiikan Maailma

Đặc điểm: Mô hình hoạt động theo quy trình nhận đơn đặt hàng -> mua nguyên liệu -> sản
xuất -> giao hàng cho khách hàng. Sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách
hàng nên giá trị sản phẩm cao nhưng có thể sẽ bị lỗi thời theo thời gian (sách, thiết bị máy
móc,…)

Lợi ích: doanh nghiệp không tốn nhiều chi phí đầu tư cho việc tồn kho sản phẩm và mua
nguyên vật liệu sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng từ đó nâng cao chất lượng
dịch vụ khách hàng. Rút ngắn được thời gian đưa ra quyết định và quy trình hoạch định.

Ví dụ: Mô hình sản xuất MTO của Dell thời gian trước là một mô hình rất nổi tiếng. Khách
hàng đến với Dell sẽ đưa ra những yêu cầu về kỹ thuật, cấu hình, thiết kế cho máy tính của
mình. Sau khi tiếp nhập đơn hàng, Dell sẽ liên lạc với các nhà cung ứng linh kiện gần trung
tâm sản xuất lắp ráp của mình để vận chuyển linh kiện đến (Dell yêu cầu các nhà cung ứng
đặt các kho hàng gần với cơ sở lắp ráp của mình) và sản phẩm sẽ được giao cho khách hàng
sau khi hoàn thành. Do đó, trong quá trình cung ứng sản phẩm Dell hầu như không phải

4
đầu tư dự trữ bất kì linh kiện hoặc sản phẩm nào và nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng tuy nhiên khách hàng sẽ phải đợi một khoảng thời gian nhất định tùy vào độ phức tạp
của yêu cầu thì mới nhận được sản phẩm.

Hoạt động mua cần thích nghi như thế nào: Mục tiêu của mô hình MTO là đáp ứng yêu cầu
của khách hàng và ít đầu tư vào dự trữ, vậy nên hoạt động mua chỉ diễn ra khi có đơn hàng
được tiếp nhận với số lượng đầu vào theo đơn đặt hàng; còn nếu không có đơn hàng hoạt
động mua sẽ hạn chế hoạt động hoặc thậm chí là không có để tránh chi phí lưu kho.

f) Mô hình sản xuất ETO

Nguồn: Logistikiikan Maailma

Đặc điểm: Sản xuất các sản phẩm được thiết kế, chế tạo theo yêu cầu của khách hang, mô
hình sản xuất ETO phù hợp sản xuất các sản phẩm mang tính đaẹc thù như công trình, thiết
kế nội thất. Đây là mô hình đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi nhất trong số các mô hình sản
xuất.

Lợi ích: Đáp ứng trọn vẹn được yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Ví dụ: Các công ty xây dựng sau khi tiếp nhận đơn hàng của khách hàng sẽ lên kế hoạch
thiết kế hình thức của công trình sau đó sẽ tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng
và bắt đầu xây dựng công trình. Đôi khi trong quá trình xây dựng cần phải thiết kế lại một
số chỗ doanh nghiệp sẽ mất thời gian tổ chức lại quy trình hoạt động và có thể tìm kiếm
thêm nguồn cung xây dựng khác. Khách hàng phải đợi từ vài tháng đến vài năm mới có thể
nhận được hoàn chỉnh từ doanh nghiệp tùy theo mức độ, quy mô của công trình.

5
Hoạt động mua cần thích nghi như thế nào: Tương tự như mô hình MTO, mô hình ETO
thường không dự trữ các nguyên vật liệu hay bán thành phẩm và hoạt động mua chỉ diễn ra
khi có đơn hàng với số lượng đầu vào vừa đủ.

Câu 2: Vẽ mô hình chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp sản xuất máy tính là doanh
nghiệp trung tâm? Liệt kê danh sách cụ thể và mô tả vai trò của các thành viên tham dự
chính? Cho biết mục tiêu chiến lược chuỗi cung ứng của công ty và minh họa điểm OPP
(biên giới đẩy kéo) trong cấu trúc chuỗi cung ứng? Phân tích những nỗ lực SCM công ty
sử dụng để đạt được mục tiêu của mình?

HP là tập đoàn công nghệ thông tin lớn trên thế giới được thành lập vào năm 1939 bởi Bill
Hewlett và Dave Packard, hiện công ty có trụ sở chính tại California, Hoa Kỳ. Theo tạp chí
Wired, HP được công nhận là công ty sản xuất chiếc máy tính cá nhân đầu tiên trên thế
giới.

a) Mô hình chuỗi cung ứng của công ty máy tính HP:

Nhà cung ứng


Focal firm: HP
Nhà cung cấp nguyên Nhà cung cấp
vật liệu (nhựa, linh kiện (Intel, Lắp rắp, thiết kế
sillicon, đồng,...) Microsoft,...)

Các khách hàng (cá Các đại lý (Showroom,


nhân, tổ chức...) Best Buy, Office
Depost,...)

: Dòng sản phẩm

: Dòng thông tin

: Dòng tài chính

Sau khi tổng hợp được kết quả dự báo như cầu trong tương lai, HP sẽ bắt đầu lên kế hoạch
cho việc thiết kế máy tính, danh sách linh kiện dùng để sản xuất và số lượng cần sản xuất.
6
Các kế hoạch sản xuất sẽ được gửi tới các nhà cung ứng linh kiện để gửi linh kiện đến để
HP sản xuất. Tuy nhiên để tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian sản xuất, HP sẽ không
tự mình sản xuất tất cả số lượng máy tính mà sẽ thuê ngoài để sản xuất cho các sản phẩm
như bản thiết kế. Việc thuê ngoài không chỉ giúp HP tiết kiệm chi phí trong sản xuất mà
còn giúp cho sản phẩm của HP có thể nhanh chóng tiếp cận đến khách hàng ở mọi nơi trên
thế giới tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.

b) Danh sách cụ thể và vai trò của các thành viên tham dự chính:

Nhà cung cấp:

Như đại đa số các thương hiệu máy tính nổi tiếng trên thế giới, HP khi bắt đầu ra mắt máy
tính cá nhân đã bắt tay với nhiều ông lớn cung cấp linh kiện máy tính như Intel, Microsoft,...

Intel: Intel là tập đoàn lớn trên thế giới chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử và linh kiện
điện tử như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, cạc mạng và một số các
thiết bị máy tính khác. Từ lâu, Intel luôn là nhà cung cấp các chip vi xử lý hàng đầu cho
các hãng máy tính trên thế giới và hiện nay hầu hết các dòng máy tính của HP đều sử dụng
các chip vi xử lý của Intel như: Intel core i3, i5, i7,... ngoài các chip vi xử lý máy tính, Intel
còn cung cấp thêm cho HP bộ phận socket của máy tính.

Ngoài Intel, HP có hợp tác với nhà cung cấp linh kiện điện tử khác như AMD
(Advanced Micro Devides) cung cấp cho HP những chip vi xử lý máy tính như: Ryzen,
Quad-Core, Hexa-Core... và những bộ phận socket cho máy tính như: AM2+, FM2+...

Microsoft: Được biết đến là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và phát triển phần mềm
máy tính lớn nhất trên thế giới. Máy tính của HP đều được hoạt động dựa trên nền tảng hệ
điều tảng Window do Microsoft cung cấp (DOS, Window XP/7/8/....) và sử dụng phần
mềm ứng dụng của Microsoft (Word, Exel, Powerpoint và một số phần đồ họa quản lý
khác)

Compal Electronics, Quanta Computer Inc và Wistron: đây là ba nhà thầu sản xuất thầu
phụ laptop hàng đầu trên thế giới cho các hãng máy tính nổi tiếng như Dell, Apple, Acer,
Asus,... HP thường đặt hàng các máy tính và màn hình theo thiết kế tại các công ty này,
điều này giúp HP giảm được chi phí và thời gian khi tự mình sản xuất và đồng thời có thể
dễ dàng phân phối sản phẩm ở nhiều nơi trên thế giới.

7
Micro-star International Inc: Ngoài Intel và AMD, HP cũng sử dụng CPU được Micro-star
sản xuất.

Sony và Seagate: Sony là tập toàn điện tử lớn của Nhật Bản chuyên cung cấp cho HP bộ
phận ổ đĩa CD ROM và Seagate nhà cung ứng chủ lực cho HP các ổ cứng HDD và SSD.

Nhà lắp ráp, thiết kế (HP - focal firm)

Đầu tiên, là một focal firm, HP có vai trò quản lý và điều hành toàn bộ chuỗi cung ứng của
công ty từ khâu tìm kiếm nguồn hàng cho đến việc lắp ráp và phân phối. Đồng thời là nơi
bảo hành sửa chữa cho các sản phẩm bị lỗi và chăm sóc khách hàng.

Bên cạnh chất lượng, HP luôn nỗ lực trong khâu thiết kế để sáng tạo ra những chiếc máy
tính có mẫu mã đẹp, tinh tế phù hợp thị hiếu và nhu cầu của văn phòng, gia đình và hiện
đại. Từ những linh kiện của nhà cung ứng, các xưởng nhà máy của HP sẽ lắp ráp thành một
chiếc máy tính hoàn thiện. Đây là một khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm cuối cùng cung
cấp cho thị trường của doanh nghiệp.

Bên cạnh những nhà máy lắp ráp của mình, HP còn chủ động thuê thêm nhà máy lắp ráp
bên ngoài để gia tăng được năng suất sản xuất, cụ thể là nhà máy lắp ráp Foxconn – một
trong những nhà máy lắp ráp lớn nhất trên thế giới đến từ Trung Quốc. Foxconn có thể
được coi là một nhà máy lắp ráp chủ lực của HP với 6 nhà máy tại 5 quốc gia cùng với hơn
15.000 nhân viên làm việc tại nhà máy. Với tốc độ lắp ráp, sản xuất nhanh và quy trình làm
việc nghiêm ngặt, Foxconn là một đối tác đáng tin cậy hỗ trợ HP đáp ứng được nhu cầu thị
trường.

Nhà phân phối

Nhà phân phối đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, nơi để phân phối
và bán các mặt hàng sản phẩm của công ty. HP không chỉ bán sản phẩm tại cửa hàng chính
thức của công ty mà còn hợp tác với nhiều chuỗi cửa hàng bán lẻ như Best buy, Office
Depot,... để tăng cường sự phổ biến của mặt hàng dễ dàng tiếp cận và đáp ứng kịp thời nhu
cầu của khách hàng. Các cửa hàng bán lẻ ngoài việc phân phối còn là nơi để doanh nghiệp
có thể tiếp xúc với nhu cầu thị trường, ghi nhận những đóng góp và phản ánh của khách
hàng từ đó có thể đưa ra dự báo nhu cầu sản phẩm chính xác hơn. Tại Việt Nam hiện nay
có thể mua được máy tính HP chính hãng tại các cửa hàng bán lẻ như FPT, Thế giới di
động....

8
Khách hàng

Khách hàng là những người tiêu thụ sản phẩm mang lại nguồn thu cho HP và là động lực
hình thành nên nhu cầu sản phẩm cho doanh nghiệp, có thể nói khách hàng là thành viên
quan trọng có tác động đến mô hình chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp. Khách hàng của
HP gồm có 3 thành phần: cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức chính phủ, trường học. Tùy
từng đặc điểm của các nhóm khách hàng, HP sẽ sản xuất máy tính có thiết kế và phù hợp
với nhu cầu, thị hiếu.

c) Mục tiêu chiến lược chuỗi cung ứng:

Tối thiểu chi phí sản xuất, tăng tính linh hoạt cung ứng

Chi phí sản xuất một chiếc máy tính có chất lượng tiêu chuẩn giữa các hãng là gần như
nhau do đó yếu tố làm tạo ra sự thành công của doanh nghiệp là có tổng chi phí sản xuất
thấp và tốc độ cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
khách hàng.

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

Máy tính cá nhân càng ngày càng trở nên phổ biến, đòi hỏi nhiều hơn về thiết kế, về tính
năng, về cấu hình,... đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động đa dạng hóa các sản phẩm của
mình. Do đó, sự đa dạng sản phẩm cũng là một trong mục tiêu quan trọng mà HP luôn
hướng tới, đây cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt cho HP với các doanh nghiệp khác.

d) Minh họa điểm OPP:

Mô hình chiến lược sản xuất của HP là mô hình MTS (Make To Stock) – mô hình phổ biến
với nhiều công ty trên thế giới.

9
Nguồn: Logistikiikan Maailma

Mô hình này giúp HP có thể đáp ứng được đại đa số nhu cầu của khách hàng một cách
nhanh chóng và hiệu quả, tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Mô hình này
hiệu quả bởi doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả năng suất theo quy
mô và do đó doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu có tổng chi phí thấp và có tính linh
hoạt cao. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình cung ứng này, các doanh nghiệp phải cẩn trọng
trong việc dự báo nhu cầu thị trường để đưa ra quyết định sản xuất hợp lý nhất tránh thiếu
hoặc thừa sản phẩm hoặc các chi phí phát sinh.

e) Những nỗ lực SCM công ty sử dụng để đạt được mục tiêu của mình

Đối với mục tiêu giảm chi phí sản xuất, tăng tính linh hoạt cung ứng

Việc thu mua nguồn hàng ở đâu, đặt trung tâm sản xuất và phân phối sản phẩm chỗ nào
luôn là quyết định hết sức khó khăn đối với doanh nghiệp, quyết định này đòi hỏi rất nhiều
tiền bạc, thời gian và công sức để xử lý các thông tin và đáp án cuối cùng không phải lúc
nào cũng đúng. Để tiết kiệm nguồn lực, tăng tốc độ ra quyết định và tìm được đáp án chính
xác hơn, đội ngũ lập mô hình và kế hoạch chiến lược của HP đã đưa ra một khái niệm phân
tích mới: Geogrophic Analytics (Phân tích địa lý). Khi HP muốn tìm một vị trí mới nào đó
để hoạt động, nó sẽ quét qua những vị trí có liên quan trong mạng lưới, sau đó bổ sung thêm
những thông tin về nhà máy/nhà kho (số lượng sản phẩm, diện tích...) và Geographic
Analytics sẽ áp dụng cấu trúc thư mục “thông minh” lọc hết những địa điểm không đáp ứng
được các đặc điểm của nhà máy/nhà kho sắp tới. Theo HP, ý tưởng kết hợp giữa toán học
và trực giác của con người đã giúp thời gian đưa ra quyết định của công ty giảm xuống hơn
50% và tính chính xác của quyết định cũng tăng lên đáng kể.

HP đã và đang hợp tác với nhiều nhà cung ứng và nhà máy sản xuất thuê ngoài để tận dụng
tối đa hiệu quả các lợi thế theo quy mô. Việc này giúp cho HP không tốn quá nhiều chi phí
và thời gian để lắp ráp máy tính, phân tán được các rủi ro khi có nhiều nhà cung ứng sản
phẩm cho một linh kiện, sản phẩm (trừ Microsoft); và quan trọng là giúp HP mở rộng được
thị trường, luôn sẵn sàng các sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng.

“Cho dù bạn đang tìm kiếm dịch vụ hay sản phẩm của HP, luôn có hàng nghìn nhà bán lẻ
HP sẵn sàng hỗ trợ bạn” – Slogan của HP đã thể hiện sự thành công cũng như mục tiêu
của mình.

10
Đối với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm

Việc sử dụng đa dạng nguồn cung ứng linh kiện không chỉ giúp HP tiết kiệm được thời gian
và chi phí sản xuất mà còn có thể kết hợp các loại linh kiện khác nhau sáng tạo ra sản phẩm
máy tính đa dạng công dụng, tính năng hoặc kiểu dáng. Bên cạnh đó, thời gian và tiền bạc
tiết kiệm được từ việc thuê ngoài các nhà máy lắp ráp, sản xuất của HP được sử dụng cho
việc thiết kế đột phá những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng. Có thể thấy
được những sự nỗ lực của HP trong đa dạng hóa sản phẩm thông qua các dòng máy tính
phong phú của HP như: HP Probook – là dòng laptop danh cho doanh nhân, HP Envy –
dòng laptop mỏng, nhẹ và thời trang phù hợp với văn phòng và trường học, HP Zbook –
dòng máy tính chuyên về đồ họa, HP Omen là dòng laptop phù hợp với các game thủ và
còn nhiều dòng máy tính khác nhau nữa. Các dòng máy tính của HP luôn đáp ứng được đại
đa số nhu cầu của các khách hàng về kích thước thiết kế, chức năng hay tuổi thọ của pin.

Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, HP không chỉ sản xuất đại trà các dòng
laptop phổ thông trên thị trường mà còn nhận sản xuất máy tính theo đơn đặt hàng của các
khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức. Các khách hàng có thể đưa ra yêu cầu sản xuất cho HP
về hình thức, cấu hình, chip vi xử lý máy theo như mong muốn của mình và trong quá trình
làm việc HP cũng sẽ đưa ra một số gợi ý phù hợp cho khách hàng. Chính nhờ những nỗ lực
không ngừng trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm, HP trở thành một trong những tập
đoàn công nghệ thôngtin hàng đầu trên thế giới.

Câu 3: Cho biết các tác động của đại dịch Covid - 19 tới các chuỗi cung ứng thời trang
toàn cầu và đề xuất những giải pháp ứng phó với các rủi ro? Lấy ví dụ thực tế minh họa?

Đại dịch Covid - 19 xảy ra khiến cho các chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy, ảnh
hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới nói chung và ngành thời trang thế giới nói riêng, từ
những nhà bán lẻ cho đến các nhà cung ứng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi đại dịch Covid – 19 bắt đầu xuất hiện và lan rộng tại Trung Quốc nhiều thương hiệu
thời trang bắt đầu gặp khó khăn vì Trung Quốc là một trong những công xưởng lớn nhất
trên thế giới. Việc quốc gia này thực hiện giãn cách xã hội khiến cho các chuỗi cung ứng
thời trang lớn rơi vào hỗn loạn vì thiếu nguồn cung hàng và năng suất sản xuất giảm xuống.
Tuy nhiên đó chỉ là mới bắt đầu, khi đại dịch Covid – 19 lan rộng tới các quốc gia khác

11
buộc Chính phủ các quốc gia đó phải đặt lệnh cách ly, giãn cách xã hội nên không chỉ riêng
chuỗi cung ứng của ngành thời trang mà tất cả các chuỗi cung ứng khác trên thế giới đều
bị chững lại. Có thể thấy rằng sự phát triển của ngành thời trang ngày nay là nhờ có sự tham
gia chuỗi cung cứng toàn cầu thông qua những hiệp định thương mại tự do; trong cuộc đua
giảm chi phí sản xuất nhiều thương hiệu thời trang đã thông qua những người trung gian ở
nhiều quốc gia, chỉ cần một quốc gia trong đó gặp khủng hoảng cũng khiến cho giai đoạn
sản xuất tiếp theo bị ảnh hưởng trong khi Covid – 19 là đại dịch toàn cầu ảnh hưởng đến
toàn bộ chuỗi cung ứng. Vì để tuân thủ theo lệnh giãn cách xã hội và tránh tổn thất nhiều
thương hiệu thời trang nổi tiếng đã hủy bỏ các đơn đặt hàng tại Bangladesh – quốc gia sản
xuất quần áo lớn thứ 2 thế giới dù có nhiều đơn có giá trị hàng triệu đô là và đã sẵn sàng để
gửi đi. Nhu cầu tiêu dùng thời trang của con người giảm xuống khiến cho các sản phẩm
thời trang của các cửa hàng, thương hiệu luôn bị thừa nhiều hay thậm chí là quá tải các hoạt
động sản xuất nhập khẩu đều phải ngừng lại tránh gia tăng chi phí lưu kho.

Sự xuất hiện và bùng nổ của đại dịch Covid – 19 khiến cho ngành thời trang phải thật sự
nghiêm túc thiết kế lại một mô hình chuỗi cung ứng mới có tính bền vững hơn, ông Imran
Amed – người sáng lập kiêm tổng biên tập của The Bussiness of Fashion cho rằng “đã đến
lúc phải điều chỉnh lại hệ thống ngành thời trang”, dù đại dịch khiến các thương hiệu thời
trang tổn thất nặng nề những nó cũng là chất xúc tác khiến các doanh nghiệp thay đổi.

Trước mắt để giảm thiểu thiệt hại do việc phải đóng cửa hàng bán lẻ quần áo, các cửa hàng
thời trang nên chuyển sang hình thức bán hàng online để dễ dàng tiếp cận với khách hàng,
áp dụng các chương trình giảm giá giải phóng lượng hàng bị tồn kho cắt giảm chi phí lưu
kho. Còn về dài lâu, các doanh nghiệp thời trang cần một chiến lược chuỗi cung ứng mới
bền vững hơn để kịp thời ứng phó với những khủng hoảng toàn cầu, phương pháp
“nearshoring” có lẽ sẽ là một giải pháp hợp lý; phương pháp này đề cập đến việc các doanh
nghiệp thay vì thuê ngoài thì có thể di dời một vài nguồn cung và sản xuất về gần trụ sở
hay quốc gia quê nhà. Tuy phương pháp này có nhiều người không đánh giá cao vì tốn kém
chi phí hơn việc thuê ngoài nhưng sau khi đại dịch diễn ra nó đã cho thấy tầm quan trọng
của việc giữ các bộ phận trong chuỗi cung ứng trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, nhiều doanh
nghiệp thời trang để tiết kiệm chi phí mà thông qua nhiều người trung gian ở nhiều quốc
gia đến mức không thể truy xuất được nguồn gốc của các nguyên liệu, điều này cho thấy
hệ thống chuỗi cung ứng thời trang còn nhiều chỗ mỏng manh, thiếu tính bền vững đến khi
xảy ra khủng hoảng chuỗi cung ứng sẽ dễ bị sụp đổ.

12
Trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid – 19, H&M là một trong những thương hiệu thời
trang bị tổn thất nặng nề. H&M là thương hiệu thời trang đến từ Thụy Điển chuyên bán lẻ
các sản phẩm thời trang dành cho đàn ông, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em; dù là một đế
chế thời trang có lịch sử hơn 70 năm hoạt động và có hàng nghìn cửa hàng chi nhánh trên
thế giới nhưng khi dịch Covid – 19 bắt đầu lây lan H&M cũng không tránh khỏi lao đao và
thiệt hại một khoản đáng kể.

Các nhà phân


phối thuê ngoài

Mua nguyên Sản xuất


Thiết kế
vật liệu
(H&M)
Thuê ngoài
Cửa hàng bán
lẻ của H&M

Trong chuỗi cung ứng, H&M chỉ đảm nhận thiết kế và phân phối sản phẩm trên các cửa
hàng bán lẻ của công ty, từ khâu mua nguyên liệu đến sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm H&M
đều thuê ngoài với 60% năng lực sản xuất đến từ châu Á. Khi xảy ra đại dịch bắt đầu từ
Trung Quốc, hầu hết các quốc gia châu Á đều thắt chặt lệnh cách ly nền kinh tế chung của
châu Á bị ngưng trệ và khiến một lượng lớn của nguồn cung hàng hóa H&M bị chậm chễ.
Cho đến khi đại dịch lan rộng các nước ở châu Âu, châu Mỹ thì toàn bộ chuỗi cung ứng
của H&M bị ảnh hưởng; lúc này H&M đã phải đóng cửa hàng bán lẻ của mình và hủy các
đơn đặt hàng từ nước ngoài để tránh thêm tổn thất. Thời gian đóng cửa hàng bán lẻ H&M
đã tích cực bán hàng online trên trang web của công ty để giải phóng các mặt hàng tồn kho
và trong tương lai khi thế giới vượt qua đại dịch, H&M sẽ phải mất thời gian để tái thiết lập
lại mối quan hệ với các đối tác sản xuất thuê ngoài bị hủy đơn hàng và cân nhắc di dời,
phân bố những trung tâm cung ứng và sản xuất tới địa điểm phù hợp.

13

You might also like