You are on page 1of 3

HK2.08.

Nguyễn Thị Thuận_VL


ÔN TẬP ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. Hệ thống lí thuyết
1. Hệ kín (hệ cô lập)
Hệ kín (hệ cô lập) là một hệ gồm nhiều vật, trong đó không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì
các ngoại lực ấy cân bằng nhau.
Trong một hệ kín, chỉ có những lực của các vật bên trong hệ tác dụng lẫn nhau gọi là các nội lực. Các nội
lực này theo định luật 3 Newton, trực đối nhau từng đôi một.
Trong quá trình tương tác của các vật như va chạm, đạn nổ, pháo nổ,... thì các nội lực xuất hiện rất lớn so
với các ngoại lực thì có thể bỏ qua các ngoại lực và hệ vật được coi là hệ kín.
2. Định luật bảo toàn động lượng
“Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn.”
Ví dụ: Đối với hệ kín gồm n vật tương tác lẫn nhau. Trước tương tác, động lượng của các vật lần lượt là
. Sau tương tác, động lượng của các vật lần lượt là Ta luôn có:

III. Các dạng bài tập


2. DẠNG 2: BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG VỚI HỆ 2 VẬT CHUYỂN ĐỘNG CÙNG PHƯƠNG
Bài toán va chạm đàn hồi trực diện của hệ hai vật
Bài 1. Hai quả cầu 1 và 2 chuyển động trên cùng một đường thẳng hướng trực diện vào nhau. Ngay trước
khi va chạm, tốc độ hai quả cầu lần lượt là 3,0 m/s và 1,0 m/s. Ngay sau va chạm, cả hai bị bật ngược trở lại
lần lượt với các tốc độ 1,8 m/s và 2,2 m/s. Biết quả cầu 1 có khối lượng m1 = 200 g. Tính khối lượng của quả
cầu 2.
Bài 2. Quả cầu 1 chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc không đổi 3,0 m/s đến đập trực diện vào
quả cầu 2 đang đứng yên. Sau va chạm, hai quả cầu có các vận tốc ngược hướng nhau và cùng độ lớn. Biết
khối lượng quả cầu 2 gấp ba lần khối lượng quả cầu 1. Tính tốc độ của mỗi quả cầu sau va chạm.
Bài 3. Viên bi A có khối lượng 300 g chuyển động trên mặt bàn nằm ngang với vận tốc 5 m/s va chạm trực
diện với viên bi B có khối lượng 100 g đang đứng yên. Biết va chạm là hoàn toàn đàn hồi (động năng của hệ
bảo toàn). Tính vận tốc của mỗi viên bi ngay sau va chạm.

Bài toán va chạm mềm của hệ hai vật


Bài 4. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng lần lượt m1 = 300 g, m2 = 200 g chuyển động ngược chiều hướng vào
nhau trên một đường thẳng nằm ngang với các tốc độ tương ứng v1 = 0,2 m/s, v2 = 0,8 m/s. Sau va chạm, hai
xe dính vào nhau và chuyển động cùng một vận tốc.
a) Tìm chiều và tốc độ của hai xe ngay sau va chạm.
b) Tìm phần năng lượng bị tiêu hao của hệ hai xe trong quá trình va chạm.
Bài 5. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m
đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Xác định vận tốc của
hai vật ngay sau va chạm.
Bài 6. Một viên đạn 35,0 g được bắn theo phương ngang với vận tốc 475 m/s đến cắm chặt vào một tấm bia
gỗ 5 kg. Tìm vận tốc của bia ngay sau khi đạn cắm chặt vào gỗ biết rằng ban đầu
a) bia đứng yên.
b) bia chuyển động với tốc độ 0,5 m/s cùng chiều viên đạn.
c) bia chuyển động với tốc độ 0,5 m/s ngược chiều viên đạn.
Bài toán hệ vật đang đứng yên rồi tách thành hai phần rời nhau
Bài 7. Xạ thủ Nguyễn Minh Châu là người giành huy chương vàng ở nội dung 10 m súng ngắn hơi nữ ngay
lần đầu tham dự SEA Games 27 được tổ chức ở Myanmar năm 2013. Khẩu súng chị sử dụng nặng 1,45 kg
với viên đạn nặng 7,4 g. Tốc độ của đạn khi rời khỏi nòng là 660 fps (foot/feet per second, 1 fps = 0,3048
m/s). Hỏi khi bắn, nòng súng giật lùi với tốc độ bao nhiêu?

Bài 8: Hai chiếc xe nhỏ được nối với nhau bởi một sợi chỉ,
giữa chúng có một lò xo nhẹ bị nén lại. Khi đốt sợi chỉ, lò xo
bung ra, xe thứ nhất 1,5 kg chuyển động đi với vận tốc 27
cm/s về một phía. Tìm vận tốc của xe thứ hai 4,5 kg.
HK2.08. Nguyễn Thị Thuận_VL
Bài 9: Một quả rocket (tên lửa) nhỏ 4,00 kg ban đầu đứng yên. Nó được phóng đi bởi 50 g nhiên liệu bị đốt
cháy phụt tức thời ra với tốc độ 625 m/s. Tìm vận tốc bay đi của quả rocket sau khi đốt cháy hết lượng nhiên
liệu trên. Bỏ qua tác dụng của trọng lực và lực cản của không khí.
Bài 10: Một quả lựu đạn đang bay theo phương ngang với vận tốc 10 m/s thì bị nổ và tách thành hai mảnh
có trọng lượng 10 N và 15 N. Sau khi nổ, mảnh to vẫn chuyển động theo hướng ban đầu của đạn với vận tốc
15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Xác định hướng và độ lớn vận tốc của mảnh nhỏ.

DẠNG 2: BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG VỚI HỆ 2 VẬT CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG CÙNG PHƯƠNG
2.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
*Cách 1:
Bước 1: Vẽ hình các vectơ động lượng (hoặc vectơ vận tốc) của các vật trước và sau tương tác.
Bước 2: Xác định phương cân bằng của các ngoại lực tác dụng lên các vật trước và sau tương tác.
Bước 3: Viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng theo phương cân bằng của các ngoại lực và tính
toán theo yêu cầu của đề bài.
*Cách 2:
Bước 1: Viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng:
Bước 2: Vẽ hình các vectơ động lượng (quy tắc hình bình hành, quy tắc 3 điểm,...).
Bước 3: Áp dụng các hệ thức lượng trong tam giác để tìm mối liên hệ giữa các động lượng. Từ đó, tính
toán theo yêu cầu của đề bài.
2.2. BÀI TẬP
Bài 1: Một khẩu súng pháo gắn chặt vào một xe kéo có thể di chuyển dọc theo
đường ray nằm ngang. Khẩu pháo bắn ra viên đạn khối lượng 200 kg với tốc độ 125
m/s theo hướng hợp với phương ngang 45o. Khối lượng tổng cộng của khẩu súng
pháo và xe là Tính tốc độ giật lùi của khẩu pháo sau khi đạn được bắn đi.

Bài 2: Một viên đạn đang bay theo phương ngang với tốc độ v = 15 m/s thì nổ
thành hai mảnh có cùng khối lượng. Mảnh thứ nhất bay thẳng đứng hướng xuống dưới với tốc độ v1 = 40
m/s. Tìm hướng và độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai.
Bài 3: Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc v = 250 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối
lượng mảnh 2 gấp đôi mảnh 1. Mảnh thứ nhất văng ra với vận tốc v1 = 750 m/s theo hướng chếch lên trên
một góc 60o so với đường thẳng đứng. Tìm hướng và vận tốc v2 của mảnh thứ hai.
Bài 4: Một khẩu đại bác đặt trên một xe lăn có khối lượng tổng cộng m1 = 7,5 tấn, nòng súng hợp với
phương ngang một góc 60o. Người ta đặt vào súng một viên đạn m2 = 20 kg. Khi viên đạn được bắn ra thì
súng giật lùi theo phương ngang với tốc độ v1 = 1 m/s. Tính tốc độ v2 của viên đạn khi rời nòng súng. Bỏ qua
ma sát trên mặt ngang.
Bài 5: Xe chở cát khối lượng đang chuyển động đều theo phương ngang
với vận tốc thì một hòn đá khối lượng rơi thẳng đứng với vận
tốc cắm vào cát trên xe. Bỏ qua ma sát giữa xe với mặt đường và lực cản
của không khí. Tìm vận tốc của xe sau khi hòn đá rơi vào cát.
Bài 6: Một bi da cái màu trắng có khối lượng 0,16 kg, lăn với vận tốc 4,0 m/s, va
chạm vào bi da đen số 8 có cùng khối lượng đang đứng yên. Biết sau va chạm, bi
cái và bi đen số 8 di chuyển theo hai hướng khác nhau, mỗi hướng hợp với đường
đi ban đầu của bi cái một góc 45° như hình vẽ. Tính vận tốc của mỗi bi sau va
chạm.

Bài 7. Hai khối hộp chuyển động không ma sát trên cùng một
mặt phẳng ngang theo hướng vuông góc nhau. Khối lượng và
các vận tốc của hai khối được cho như hình vẽ. Khi va chạm,
chúng dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc v’. Tìm
v’.
HK2.08. Nguyễn Thị Thuận_VL
Bài 8: Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc v = 250 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối
lượng mảnh 2 gấp đôi mảnh 1. Mảnh thứ nhất văng ra với vận tốc v1 = 750 m/s theo hướng chếch xuống
dưới một góc 60o so với đường thẳng đứng. Tìm hướng và vận tốc v2 của mảnh thứ hai.

You might also like