You are on page 1of 3

Bài tập : Hệ quy chiếu phi quán tính

(không chép đề coi như không làm bài)


Bài 1: Một vật khối lượng m đang đứng yên ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng nhờ lực ma sát. Hỏi sau bao lâu vật
sẽ ở chân mpn nếu mpn bắt đầu chuyển động theo phương ngang với gia tốc a0 = 1 m/s2. Cho biết chiều dài
mpn là L = 1 m, góc nghiêng a = 300, hệ số ma sát giữa vật và mpn là m = 0,6

Bài 2: Nêm có khối lượng M, góc nghiêng mặt nêm là a chiều dài của mặt nghiêng là L. Từ A thả vật có khối
lượng m không vận tốc ban đầu. Bỏ qua ma sát giữa M và sàn và giữa M và m.

a) Tính gia tốc của nêm


b) Tìm thời gian m đi từ A tới B
Bài 3: Nêm có khối lượng M, góc nghiêng mặt nêm là a . Từ A thả vật có khối lượng m không vận tốc ban đầu.
Hệ số ma sát giữa M và m là m . Bỏ qua ma sát giữa M và m

a) Tìm áp lực của vật m lên nêm trong quá trình chuyển động
b) Tính gia tốc của nêm đối với đất và gia tốc của vật 2 so với đất
Giải bằng 2 cách (chọn hệ quy chiếu quán tính và hệ quy chiếu phi quán tính)

Bài 4: Ở mép của một đĩa nằm ngang bán kính R đặt một đồng tiền. Đĩa quay tròn với tốc độ góc w = g t với g
là gia tốc góc không đổi. Tới thời điểm nào thì đồng tiền văng ra khỏi đĩa, nếu hệ số ma sát giữa đồng tiền và
mặt đĩa là m .

Bài 5: Cho cơ hệ như hình vẽ:


Hệ số ma sát giữa vật m và nêm là m , bỏ qua khối lượng của dây và của ròng rọc và ma sát giữa M và mặt
r
ngang. Khi m trượt trên M thì gia tốc của m đối với mặt bàn là a0 . Tính gia tốc của nêm và vật so với mặt bàn.

Bài 6: Trên mặt bàn nằm ngang nhẵn có một tấm ván khối lượng M = 1,6 kg chiều dài L = 1,2 m. Đặt ở một
đầu ván một vật nhỏ khối lượng m = 0,4 kg. Hệ số ma sát giữa vật và ván là m = 0,3. Tính vận tốc tối thiểu v0
theo phương ngang cần truyền cho vật M để vật m trượt khỏi ván.

r
Bài 7: Để một vật có khối lượng m đứng cân bằng trên mpn nghiêng góc a ta cần tác dụng vào vật một lực F
theo phương ngang như thế nào ? Cho hệ số ma sát giữa vật và mpn là m với m < tan a
Áp dụng bằng số m = 1 kg, a = 300 ; m = 0,2, g = 9,8 m/s2

Bài 8: Một nêm có khối lượng M, góc nghiêng của mặt nêm là a . Vật nhỏ khối lượng m đặt trên nêm được nối
r
với dây nhẹ vắt qua ròng rọc gắn cố định trên nêm. Tác dụng lực kéo F theo phương ngang. Giữa m và M có
hệ số ma sát m với m > tan a . Lực F phải có giá trị như thế nào để m không trượt trên M.

Bài 9: Cho 3 vật liên kết như hình vẽ, biết m1 = m2 = m3 = m. Các ròng rọc có khối lượng rất nhỏ, vật 2 luôn áp
chặt vào vật 3 trong quá trình chuyển động. Tính gia tốc của mỗi vật.

You might also like