You are on page 1of 2

ĐỀ 01

Bài 1. Một sợi dây nhẹ, chiều dài ban đầu 𝑙0 = 0,5 𝑚, một đầu gắn vào vật có khối
lượng 1 kg, đầu còn lại được gắn vào trục quay. Khi trục quay với chu kì T thì dây
treo hợp với phương thẳng đứng một góc 600 và vật chuyển động tròn đều trong 
mặt phẳng nằm ngang. Giả sử khi hệ chuyển động ổn định, dây treo đã dãn ra 1
đoạn so với khi chưa chuyển động, và sau đó chiều dài này luôn giữ không đổi.
Biết hệ số đàn hồi của dây là k = 800 N/m.
1. Hãy tính độ dãn của sợi dây lúc này và độ lớn lực hướng tâm tác dụng vào vật.
2. Khi vật đang chuyển động thì bỗng nhiên dây bị đứt. Hãy xác định quỹ đạo
chuyển động của vật sau đó và tìm vị trí của vật khi vectơ vận tốc của nó hợp với phương ngang một
góc 300.

Bài 2. Vật nhỏ khối lượng 𝑚 = 200 𝑔 được kéo đi lên trên mặt phẳng nghiêng
β
với lực F như hình vẽ. Biết hệ số ma sát  = 0,3,  = 450. Lấy g = 10 m/s2.
1. Giữ nêm đứng yên so với mặt đất. Vật được kéo lên đều, tìm β để F có độ lớn
nhỏ nhất. Tìm giá trị nhỏ nhất đó 
2. Cho β = 300 , 𝐹⃗ có độ lớn 2,2 N. Mặt phẳng nghiêng chuyển động với gia tốc

a0 hướng sang trái, có độ lớn 0,5m/s2. Tính gia tốc của vật so với mặt đất.

Bài 3. Một quả cầu trọng lượng P được đặt ở đáy phẳng,
không nhẵn của một chiếc hộp. Đáy hộp nghiêng một góc
α so với phương ngang. Quả cầu được giữ cân bằng bởi một
sợi dây song song với đáy, buộc vào đầu A của đường kính
vuông góc với đáy. Hỏi góc α có thể lớn nhất bằng bao
A
nhiêu để quả cầu vẫn cân bằng? Tính lực căng dây của dây
nối theo P trong trường hợp này. Biết hệ số ma sát giữa quả
cầu và đáy hộp bằng √3 /6

Bài 4. Một máng khối lượng m, hình bán trụ đứng yên
trên một mặt phẳng nằm ngang. Một vật có cùng khối
lượng được thả không vận tốc ban đầu từ mép máng
sao cho nó bắt đầu trượt không ma sát trong lòng
máng. Tính vận tốc của vật tại thời điểm khi vật trượt m
tới vị trí thấp hơn vị trí ban đầu một khoảng R/2. Tại R
điểm thấp nhất vật đè lên máng một lực bằng bao
nhiêu? Trong trường hợp mặt bàn ráp, hỏi hệ số ma
sát giữa máng và bàn nhỏ nhất bằng bao nhiêu để m
máng luôn luôn đứng yên trong quá trình chuyển động
của vật? Coi vật chuyển động trong tiết diện thằng
đứng của bán trụ.

Bài 5. Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn đặt một cái nêm hình lăng trụ
tam giác ABD có khối lượng m với góc nghiêng α. Hình trụ tròn đồng
chất khối lượng m lăn không trượt dọc theo cạnh AB của lăng trụ.
Xác định vận tốc tâm C của hình trụ tại thời điểm khi nó hạ xuống độ
cao h. Ban đầu hệ nằm yên
ĐỀ 02
Bài 1. Một khí cầu có chiều cao d đang bay thẳng đứng lên trên với tốc độ không đổi v0. Khi đáy khí
cầu cách mặt đất một đoạn h thì từ mặt đất người ta bắn một vật nhỏ cũng theo phương thẳng đứng
lên trên. Hỏi tốc độ ban đầu của vật bằng bao nhiêu để thời gian vật bay ngang khí cầu là lớn nhất và
tìm thời gian đó. Cho gia tốc trọng trường là g.

Bài 2. Trên một tấm ván phẳng, khối lượng m đặt trên sàn nằm ngang có gắn một thanh cứng nhẹ,
thẳng đứng. Một vật nhỏ cũng có khối lượng m được treo vào đầu thanh bằng sợi
dây nhẹ, không dãn, chiều dài (hình vẽ). Ban đầu hệ đứng yên, truyền cho vật
một vận tốc ban đầu v0 có phương nằm ngang. Trong suốt quá trình chuyển động
dây không vướng vào thanh, gia tốc trọng trường là g. Xét hai trường hợp sau: m
1. Tấm ván cố định. Tìm v0 nhỏ nhất để vật quay tròn quanh điểm treo.
m
2. Ma sát giữa tấm ván và sàn không đáng kể. Tìm v0 nhỏ nhất để vật quay tròn
quanh điểm treo.

Bài 3. Trên mặt bàn nằm ngang có một khối bán trụ cố
định bán kính R. Trong mặt phẳng thẳng dứng vuông góc
với trục O cảu bán trụ (mặt phẳng hình vẽ) có một thanh A
đồng chất AB chiều dài bằng R tựa đầu A lên bán trụ,đầu
B ở trên mặt bàn. Trọng lượng của thanh là P. Bỏ qua ma R
α
sát giữa bán trụ và thanh. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt
3 O B
bàn là  = . Góc α (góc hợp bởi thanh AB và mặt
3
bàn) phải thoả mãn điều kiện gì để thanh ở trạng thái cân
bằng.

Bài 4. Một vật khối lượng M được khoan một rãnh xuyên qua nó để một quả bóng khối lượng m có
thể chui nằm ngang vào nó khi nó chuyển
động đến gặp vật và đi ra theo phương thẳng
đứng hướng lên. Quả bóng và vật nằm trên
một mặt nhẵn không ma sát nằm ngang. Ban
đầu vật đứng yên. Quả bóng đang chuyển động
theo phương ngang với vận tốc v0. Quả bóng
chui vào vật và đi ra ở trên đỉnh của nó. Giả sử
không có mất mát do ma sát trong quá trình
quả bóng đi qua vật và quả bóng đạt được độ
cao lớn hơn rất nhiều so với kích thước của
vật. Quả bóng rơi trở lại vật và chui vào vật, rồi sau đó đi ra khỏi vật theo lỗ ở cạnh sườn. Xác định
thời gian t từ lúc quả bóng bắt đầu chui vào vật đến lúc nó quay trở lại. Kết quả biểu diễn theo tỉ số β
= M/m, vận tốc v0 và gia tốc trọng trường g.

Bài 5.
Nêm cố định, bỏ qua ma sát ở các ròng
rọc, khối lượng dây và ròng rọc. Biết
B là vật hình trụ có bán kính trong r,
bán kính ngoài R, có mô men quán
tính đối với trục qua tâm là I, khối
lượng M. Biết hình trụ lăn không
trượt. Tìm gia tốc của các vật m1, m2
và gia tốc góc của khối trụ.

You might also like