You are on page 1of 6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Bạo lực học đường luôn là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện
nay, đặc biệt đây là một thực trạng gây tranh cãi trong những năm gần đây. Mặc dù vấn
nạn này đã được lên án rộng rãi trên các nền tảng cũng như những ấn phẩm truyền thông
rộng rãi, vấn nạn này vẫn phổ biến và lan truyền rộng rãi trong xã hội.

Nỗi kinh hoàng về bạo lực học đường vẫn còn tồn tại trên đất nước ta. Bạo lực học
đường là một trong nhiều vấn đề có xu hướng nảy sinh khi xã hội ngày càng tiến bộ. Tình
trạng bạo lực học đường hiện nay có xu hướng ngày càng trầm trọng và phức tạp đến
mức khó tin, trở thành nguồn đau khổ cho toàn bộ hệ thống giáo dục cũng như cho nhiều
phụ huynh, giáo viên và các thành viên trong xã hội nói chung. Hệ quả là để lại rất nhiều
những tổn thương tâm lý cho người bị bắt nạt và những người có liên can.

Lứa tuổi vị thành nhiên đã có sự chủ động tích cực trong việc phòng chống bạo lực học
đường để đảm bảo cuộc sống văn minh và ý thức rõ ràng hơn trong việc bảo vệ sức khỏe
tinh thần của chính mình. Người nghiên cứu mong muốn tìm hiểu những tổn thương tâm
lý sau bạo lực học đường của trẻ vị thành niên để có cái nhìn tổng quan về thực trạng, tìm
hiểu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giúp học sinh vượt qua những tổn thương
sau bạo lực học đường trông thời gian sắp tới. Chính vì thế, nhóm chúng tôi chọn đề tài ‘’
tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường của trẻ vị thành niên ở trường THPT Lê Quý
Đôn, TPHCM’’

2. Mục đích nghiên cứu

Xác định những tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường của trẻ vị thành niên ở
trường THPT Lê Quý Đôn, TPHCM để đề xuất một số biện pháp giúp trẻ ổn định tâm lý
và tiếp tục trên con đường học vấn của mình.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

1
Điều tra, tìm hiểu bản chất, quy luật của tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường của
trẻ vị thành niên ở trường THPT Lê Quý Đôn, TPHCM

Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây nên tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường
của trẻ vị thành niêm ở trường THPT Lê Quý Đôn, TPHCM

Đề xuất một số giải pháp giúp trẻ ổn định tâm lý và tiếp tục trên con đường học vấn
của mình và giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường xảy ra trong trường học.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường

4.2. Khách thể nghiên cứu

Trẻ vị thành niên ở trường THPT Lê Quý Đôn tại TPHCM

5. Giả thuyết nghiên cứu:

- Nguyên nhân chủ quan: Các nạn nhân luôn trong tâm thái tự ti, lo lắng, thấy mình
không có giá trị, bất lực và không dám chống trả kẻ bắt nạt. Từ đó, họ hình thành nên tâm
lý bất ổn sau nạn bạo lực.

- Nguyên nhân khách quan: Do những kẻ bắt nạt đã lợi dụng sự yếu thế về mặt tâm lý
của nạn nhân. Do nhà trường và gia đình ít khi quan tâm đến cảm xúc của trẻ vị thành
niên trong giai đoạn thay đổi nhiều nhất về mặt tâm sinh lý.

- Có 2 nguyên nhân chính gây ra tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường của trẻ vị
thành niên nhưng nguyên nhân khách quan là nguyên nhân chính.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Nội dung

2
- Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu những khó khăn tâm lý của học sinh ở trường Lê
Quý Đôn sau khi thoát khỏi nạn bạo lực học đường, tâm thế kẻ bắt nạt, người bị bắt nạt,
giáo viên, phương pháp giải quyết và hỗ trợ người bị bạo lực học đường.

6.2. Khách thể

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các học sinh 3 khối lớp 10, 11, 12 tại trường Trung
học phổ thông Lê Quý Đôn.

- Các giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT Lê Quý Đôn.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Sử dụng SPSS 130

8. Tiến trình nghiên cứu

STT NỘI DUNG THỜI GIAN


1 Viết đề cương 25/10 - 28/10
2 Duyệt đề cương và chỉnh sửa 30/10 - 9/11
3 Viết cơ sở lý luận 10/11 - 25/11
4 Xây dựng bảng hỏi 27/11 - 17/12
5 Thu thập số liệu 20/12 – 30/12
6 Xử lý số liệu 1/1 – 15/1
7 Viết báo cáo 16/1 – 25/1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

3
1.1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường của trẻ vị
thành niên ở trong nước và ngoài nước

1.1.1. Nước ngoài

1.1.2. Việt Nam

1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

1.2.1. Tổn thương tâm lý là gì ?

1.2.2. Bạo lực học đường là gì ?

1.3. Một số nguyên nhân gây tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường của trẻ vị thành
niên

1.3.1. Nguyên nhân chủ quan

1.3.2. Nguyên nhân khách quan

1.4. Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ vị thành niên phòng chống bạo lực học đường

1.4.1. Bản thân học sinh

1.4.2. Nhà trường

1.4.3. Gia đình

1.4.4. Xã hội

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ SAU BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

2.1 Thể thức nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu khách thể

2.1.2 Công cụ nghiên cứu

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

4
2.1.4 Thu thập dữ liệu

2.1.5 Mã hóa dữ liệu

2.2 Kết quả thực trạng

2.2.1 Thực trạng tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường của trẻ vị thành niên

2.2.2 Một vài yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương tâm lý sau bạo lực học đường của trẻ vị
thành niên

2.2.3 Đề xuất một số giải pháp

KẾT LUẬN

- CSLL

- Kết quả nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Thị Bích Huyền (2022), Bạo lực học đường: Hệ lụy khôn lường với sức khỏe
tinh thần, Sức khỏe & Đời sống, Mục Sức khỏe tâm hồn, (online)
https://suckhoedoisong.vn/bao-luc-hoc-duong-he-luy-khon-luong-voi-suc-khoe-tinh-
than-169220601155305375.htm 22/10/2023

2. Thiên Lam (2023), Đừng để trẻ bế tắc, tuyệt vọng trong vòng xoáy bạo lực học đường,
Báo Nhân dân, Mục Giáo dục, (online) https://nhandan.vn/dung-de-tre-be-tac-tuyet-vong-
trong-vong-xoay-bao-luc-hoc-duong-post749309.html 22/10/2023

3. Hoàng Mộc Lan (2013), Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học, NXB. ĐHQG Hà Nội

4. Vũ Hồng Phúc (30/09/2023), Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn
ngừa, https://www.marrybaby.vn/su-phat-trien-cua-tre/tuoi-day-thi-10-15-tuoi/suc-khoe-
tuoi-day-thi/nguyen-nhan-dan-den-bao-luc-hoc-duong/ 22/10/2023

5. Hoàng Trọng (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB. Thống kê

5
6

You might also like