You are on page 1of 2

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến ý định sử dụng ví

điện tử là niềm tin của người dùng. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy niềm tin có
tác động trực tiếp thuận chiều lên ý định và hành vi (Luhmann, 1979, 1988; Hart và
Saunders, 1997; Lee và cộng sự, 2007; Kim và cộng sự, 2010; Yang và cộng sự, 2015;
Barkhordaria và cộng sự, 2017), cũng có những nghiên cứu tìm được ảnh hưởng gián tiếp
của Niềm tin lên hành vi thông qua ý định như (Gefen, 2000; Suh và Han, 2002; Corbitt
và cộng sự, 2003; Dinev và Hart, 2003; Shaw, 2014; Gao và Waechter, 2015). Kết quả
nghiên cứu này không gây bất ngờ cho nhóm tác giả. Rõ ràng là khi có niềm tin vào một
đối tượng nhất định thì ý định thực hiện các hành vi có liên quan đến đối tượng đó sẽ
chịu ảnh hưởng tích cực.

Nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai lên ý định sử dụng ví điện từ của các cá nhân tại Việt
Nam là Khả năng đổi mới sáng tạo cá nhân trong lĩnh vực CNTT (PUT). Theo nghiên
cứu này, PIIT có ảnh hưởng thuận chiều trực tiếp đến hành vi sử dụng ví điện tử. Điều
này tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng trực tiếp của
PIIT lên hành vi như nghiên cứu của Im và cộng sự (2003), Lassar và cộng sự (2005),
Hirunyawipada và Paswan (2006), Sulaiman và cộng sự (2007), Aldas và cộng sự (2009),
Lee và cộng sự (2010), Tan và cộng sự (2014), Slade và cộng sự (2015), Wen (2016),
Liébana-Cabanillas và cộng sự (2018), Lestari (2019)... Một số nghiên cứu khác lại chỉ
tìm thấy ảnh hưởng điều tiết của PIIT đến mối quan hệ giưa ý định và hành vi như
(Eastlick và cộng sự, 1995; Lin và Nguyen, 2015) tuy nhiên, số nghiên cứu này còn rất
khiêm tốn so với kết quả còn lại.

Nhóm tác giả cũng không tìm thấy ảnh hưởng điều tiết của PIIT lên mối quan hệ giữa ý
định và hành vi sử dụng ví điện tử. Kết quả nghiên cứu này không đem lại bất ngờ lớn
cho nhóm nghiên cứu. Điều dễ nhận thấy là khi khả năng và trình độ hiểu biết về các
công nghệ mới của một cá nhân cao hơn thì sự thích nghi và dễ dàng chấp nhận những
thay đổi mới trong cách thức mua sắm, tiêu dùng hay thanh toán ... cũng trở nên thoải
mái hơn. Điểm thú vị là nghiên cứu này không tìm được bằng chứng thống kê cho thấy
ảnh hưởng của Mối lo ngại về quyền riêng tư lên ý định sử dụng ví điện tử trong khi đó
tại các bối cảnh nghiên cứu trước đây, đặc biệt là tại các nước phát triển, đây là những
nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu trước đây tìm được ảnh hưởng trực
tiếp của yếu tố này ngược chiều lên ý định và hành vi (Hoffman và cộngsự, 1999; Phelps
và cộng sự, 2000; Miyazaki và Fernandez, 2000; Dinev và Hart, 2003; Dewan và Chen,
2005; Eastlick và cộng sự, 2006; Castaneda và Montoro, 2007; Sheng và cộng sự, 2008;
Inman và Nikolova, 2011; Yun và cộng sự, 2013; Dinev và Hart, 2020). Sự khác biệt lớn
này trong kết quả so với các nghiên cứu trước đây tại các quốc gia phát triển có thể được
lý giải bởi quan điểm khác biệt của người dân tại Việt Nam. Ở Việt Nam, một quốc gia
đang trong giai đoạn phát triển nóng về nhiều mặt, chúng ta chưa thật sự quan tâm đến
việc bảo hộ thông tin cá nhân, gia đình, nơi ở, nơi làm của mình trong an ninh mạng. Mặt
dù, thời gian gần đây, đã có nhiều câu chuyện, cảnh báo về các tác hại có thể có khi đế lộ
các thông tin cá nhân, gia đình và công việc trên mạng điện tử, nhưng nhiều người vẫn
chưa coi trọng vấn đề này do chưa gặp phải các hậu quả nghiêm trọng. Tại các quốc gia
phát triển, nơi tội phạm công nghệ cao và tình trạng lộ thông tin cá nhân cũng như quyền
riêng tư được đề cao và coi trọng, người dân có ý thức bảo vệ các thông tin này cao hơn
tại Việt Nam.

You might also like