You are on page 1of 2

Tình hình bán phá giá của Việt Nam

a. Tình hình hàng nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam

Cuối năm 2021, Bộ Công Thương đã điều tra 25 vụ việc chống bán phá giá đối với hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có 16 vụ việc CBPG, 01 vụ việc CTC, 06 vụ việc
tự việc và 02 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Và trong năm
2021, Bộ Công Thương đã điều tra đối với 06 vụ, trong đó có 05 vụ Bộ Công Thương đã
quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu.

Theo thống kê từ năm 1995 đến năm 2022, Việt Nam khởi xướng điều tra đối với Trung
Quốc nhiều nhất với 1.565 vụ việc. Trong khi đó, WTO khởi xướng điều tra 6.582 vụ, có
thể nói Trung Quốc bị Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá chiếm 24%. Tiếp
theo là Hàn Quốc (487 vụ - 7%), Đài Loan (335 vụ - 5.1%), Hoa Kỳ (318 vụ - 4.8%), Ấn
Độ (270 vụ - 4.1%) và cuối cùng là Thái Lan (260 vụ - 4%).

Đến tháng 6 năm 2023, Việt Nam đã khởi xướng điều tra tổng cộng 25 vụ việc phòng vệ
thương mại gồm 16 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 06 vụ việc tự vệ
và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Các vụ việc phổ biến của
hàng nhập khẩu bán phá giá trong nước như là đường mía từ Thái Lan, sản phẩm sợi
polyester từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia, sản phẩm bột ngọt từ Trung
Quốc và Indonesia…

b. Tình hình hàng xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác phải đối mặt nhiều với các
vụ việc về việc chống bán phá giá của nước ngoài. Từ khi áp dụng chính sách đến nay, đã
có 235 vụ điều tra về chống bán phá giá của nước ngoài đối với Việt Nam.

Ở những năm về trước, các sản phẩm, hàng hóa của các ngành hàng không đa dạng như
hiện tại. Gần đây, số lượng các sản phẩm, lĩnh vực của ngành hàng về việc bán phá giá đã
mở rộng đến 40 mặt hàng, kể cả những mặt hàng có giá trị nhỏ như mật ong, ghim dập…
Cụ thể, trong tổng số 235 vụ việc mà hàng hóa Việt Nam phải đối mặt trong thời gian
vừa qua, thị trường Mỹ chiếm 23% số vụ việc, Ấn Độ chiếm 14%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm
10%, sau đó là Canada, EU, Philippines, Indonesia. Như vậy, nguy cơ bị kiện PVTM ở
khắp các thị trường và đã có 24 thị trường đã từng kiện PVTM đối với Việt Nam.

Qua đó, khi xuất khẩu sang thị trường mục tiêu, doanh nghiệp nên dành một nguồn lực để
nghiên cứu về pháp luật phòng vệ thương mại của thị trường đó, đây là cách để phòng
ngừa trước các nguy cơ bị kiện rất hiệu quả.

You might also like