You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG NIÊN LUẬN


Năm học: 2019-2020

ĐỀ TÀI
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2019

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan Hương


Sinh viên thực hiện: Lê Thị Giang
Mã sinh viên: 17050030
Lớp: QH2017E – KTCT

Hà nội – 5/2020
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam với nền kinh tế nông nghiệp, là một quốc gia nằm trong khu vực
Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho sự phát
triển của câu điều. Nhờ vậy, ngành điều Việt Nam dù rất non trẻ, nhưng sớm được
thế giới biết đến về kim ngạch xuất khẩu điều nhân cũng như năng suất, chất
lượng, tiềm năng.

Sau gần nhiều năm cạnh tranh trong khu vực và thế giới, các nhà doanh
nghiệp xuất khẩu hạt điều Việt Nam đã góp phần phát triển ngành điều khi vượt
Ấn Độ - một cường quốc về cây điều – để trở thành một trong những thế mạnh
xuất khẩu của nước ta là nông sản, hạt điều là một trong 10 nông sản xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam , hàng năm thu về cho đất nước hàng tỷ USD. Xuất khẩu hạt
điều cũng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cũng như cải thiện đời
sống cho người lao động.

Với mong muốn nghiên cứu để xác định các nhân tố tác động đến xuất khẩu
nông sản của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp và
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, nhóm nghiên cứu chọn đề
tài: “Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn
2009-2019” để thực hiện trong công trình nghiên cứu dưới đây.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt điều
của Việt Nam.

Thứ hai, phân tích tác động của các nhân tố đến xuất khẩu nông sản Việt Nam
giai đoạn 2009 – 2019

Thứ ba, từ việc phân tích mô hình, đưa ra những kết luận và một số khuyến
nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tầm
nhìn 2030.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu


4. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt
Nam giai đoạn 2009 – 2019?
- Các nhân tố đó tác động như thế nào đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều
của Việt Nam?
- Nhà nước và ngành hạt điều Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể nào
để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hạt điều?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều Việt
Nam. Để nghiên cứu đối tượng này, công trình sử dụng số liệu nghiên cứu từ Tổng
cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF), Time and Date.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Đề tài chủ yếu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019
- Về không gian: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
hạt điều của Việt Nam với 25 quốc gia và vùng lãnh thổ

6. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã chủ yếu sử dụng kết hợp hai phương pháp, đó là: phương pháp định
tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng được thể hiện bằng mô
hình trọng lực mà đề tài sử dụng để tìm ra các nhân tố có tác động thuận chiều và
ngược chiều đến hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài
sử dụng phương pháp định tính để mô tả, giải thích những khái niệm, làm rõ những
quan điểm, trả lời câu hỏi nghiên cứu, góp phần giải thích rõ hơn các kết quả của
phân tích định lượng.
Ngoài hai phương pháp trên, đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp
khác như: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp tiếp cận lịch sử và logic;
phương pháp tiếp cận ngành, tiếp cận thị trường; phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp so sánh, đối chứng; phương pháp thống kê mô tả;...

7. Đóng góp của đề tài

Thứ nhất, bài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa và bổ sung các nhân tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam thông qua xây dựng khung phân tích
và xây dựng mô hình nghiên cứu.

Thứ hai, bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều ở Việt Nam đặt trong bối cảnh chiến tranh
thương mại mỹ - Trung đang diễn ra hết sức căng thẳng và phức tạp hiện nay.

Thứ ba, bài nghiên cứu bổ sung thêm các nhân tố mới là gánh nặng chính phủ,
cơ sở hạ tầng cảng biển, độ mở kinh tế vào mô hình nghiên cứu với hoạt động xuất
khẩu hạt điều.

Thứ tư, bài nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố có tác động thuận chiều và ngược
chiều đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019 để đề xuất một
số khuyến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt
Nam tầm nhìn 2030.

B. NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN và thực tiễn VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG


ĐẾN XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU

1.1. Cơ sở lý luận về hạt điều và xuất khẩu hạt điều

1.1.1. Một số khái niệm liên quan: xuất khẩu, xuất khẩu nông sản

1.1.2. Đặc điểm hạt điều Việt Nam

- Lịch sử phát triển của hạt điều Việt Nam

- Đặc điểm sinh thái của cây điều

- Các sản phẩm chính của ngành điều


1.1.3. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu hạt điều trong nền kinh tế quốc
dân

- Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công
nghệ, góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái

- Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn
việc làm và cải thiện đời sống người lao động.

1.2. Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến xuất khẩu hạt điều

1.2.1. Cơ sở lựa chọn các nhân tố tác động tới xuất khẩu

Cơ sở lựa chọn các nhân tố tác động tới xuất khẩu đó là mô hình trọng lực
(gravity model) thường được sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến luồng
thương mại song phương.

1.2.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hạt điều

Nhóm nhân tố tác động đến cung gồm có: Giá bán sản phẩm, Các yếu tố sản
xuất (GDP bình quân đầu người, dân số, diện tích đất nông nghiệp), Số lượng
người bán, Độ mở nền kinh tế của nước xuất khẩu…

Nhóm nhân tố hấp dẫn, cản trở gồm có: khoảng cách giữa hai quốc gia
(khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ), Chính sách quản lý hoạt động xuất,
nhập khẩu, Chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu, nhập
khẩu, Gia nhập các khu mậu dịch tự do, khối hợp tác kinh tế,…

Nhóm nhân tố tác động đến cầu gồm có: Giá sản phẩm, Chất lượng thương
hiệu của sản phẩm, Quy mô kinh tế của nước nhập khẩu, Thu nhập của người tiêu
dùng (GDP bình quân đầu người), Thị hiếu của người tiêu dùng, Số lượng người
tiêu dùng (Dân số), Các hoạt động xúc tiến thương mại của nước xuất khẩu, Sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh,…
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2019

2.1. Vài nét về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

2.2. Khái quát về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam

2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019

2.4. Một số cơ hội và thách thức đặt ra với hoạt động xuất khẩu hạt điều của
Việt Nam

Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU
HẠT ĐIỀU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2019

3.1. Xây dựng khung phân tích

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

3.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hạt điều Việt
Nam

Ln (HATDIEUijt)= β0+β1lnDISTijt +β2ln POPit*POPjt + β3ln PGDPit* PGDPjt


+ β4ln BURREGit*BURREGjt + β5ln INFRASit*INFRASjt + β6ln OPENit + β7ln
AGRIAREAit*AGRIAREAjt + uijt

Trong đó:

i: Việt Nam (nước xuất khẩu)

j: nước nhập khẩu

t = 2009,..., 2018

HATDIEUijt: Kim ngạch xuất khẩu nông sản từ nước i sang nước j tại thời điểm t

DISTijt: Khoảng cách địa lý từ nước i đến nước j

POPit, POPjt: Lần lượt là dân số của nước i và nước j tại thời điểm t
PGDPit, PGDPjt: Lần lượt là GDP bình quân đầu người của nước i và nước j tại
thời điểm t

BURREGit, BURREGjt: Lần lượt là gánh nặng chính sách của nước i và nước j tại
thời điểm t

INFRASit, INFRASjt: Lần lượt là chỉ số cơ sở hạ tầng của nước i và nước j tại thời
điểm t

OPENit: Độ mở nền kinh tế nước i 

AGRIAREAit, AGRIAREAjt: Lần lượt là tỷ trọng đất nông nghiệp của nước i và
nước j tại thời điểm t

uijt: Sai số ngẫu nhiên của mô hình

3.4. Kết quả nghiên cứu

- Thống kê mô tả các biến

- Kiểm định lựa chọn mô hình 


- Kiểm định khuyết tật có thể xảy ra
- Khắc phục khuyết tật

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HẠT ĐIỀU VIỆT NAM TẦM NHÌN 2030

4.1. Một số giải pháp đối với doanh nghiệp

4.2. Một số giải pháp đối với nhà nước

C. KẾT LUẬN

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

E. PHỤ LỤC

You might also like