You are on page 1of 8

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại 6 tháng đầu năm 2022
và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022
(Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến sơ kết ngành Tài chính năm 2022)

I. Khái quát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới.
- Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa
trái phép qua biên giới vẫn âm thầm diễn ra với phương thức, thủ đoạn tinh vi khó
lường, tập trung vào một số hành vi như: không khai báo, khai hải quan không
đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; nhập
khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn; hàng hóa vi phạm
được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm nhằm trốn tránh sự
kiểm soát của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước; lợi dụng các loại hình
TNTX, vận chuyển độc lập, vận chuyển kết hợp để buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới.Ngoài ra một số hành vi chuyển giá, xuất khống để
hoàn thuế VAT,... Qua một số vụ việc được cơ quan Hải quan phát hiện, bắt giữ
nhận thấy, hàng hóa vi phạm chủ yếu là nhập lậu máy móc, trang thiết bị, sản
phẩm phục vụ phòng chống dịch, thuốc chữa bệnh covid-19,…
Tình hình cụ thể ở một số tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm như sau:
1. Tuyến biên giới đất liền
Tại các tỉnh biên giới phía Tây Nam, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái
phép các mặt hàng qua biên giới vẫn diễn ra phức tạp và có xu hướng tăng mặc
dù có sự kiểm soát chặt chẽ bởi các lực lượng chức năng. Hoạt động mua bán,
vận chuyển trái phép hàng giữa các tỉnh có biên giới giáp ranh hoạt động tinh vi
và phức tạp, như: Dùng ống nước bỏ thuốc lá ngoại vào, bịt kín 2 đầu, cho
xuống sông kéo về phía Việt Nam; xé lẻ hàng cất giấu trong mặt hàng thiết yếu
sau đó thuê vận chuyển bằng phương tiện xe tải nhỏ hoặc xe gắn máy; còn xảy
ra tình trạng một số lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất, quá cảnh thực tế đã làm
thủ tục và xuất qua biên giới nhưng sau đó thẩm lậu ngược trở lại Việt Nam.
2. Tuyến biển, cảng biển
Tình hình tội phạm, vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
trên biển và địa bàn liên quan vẫn diễn ra phức tạp. Tận dụng dịp trước Tết
Nguyên đán nhu cầu hàng hóa của người dân tăng mạnh, các đối tượng tăng
2

cường hoạt động mạnh mẽ; trên tuyến biển hoạt động buôn bán, vận chuyển trái
phép mặt hàng có lợi nhuận cao như dầu DO, than, hàng thủy sản, pháo nổ, hàng
điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng đông lạnh (nội tạng
động vật, thịt trâu, thịt bò, chân gà...).
Đối với hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy, các đối tượng mua bán,
vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ Lào, Campuchia về Việt Nam theo đường
bộ, sau đó cất giấu, ngụy trang ma túy trong hàng hóa xuất khẩu để chuyển đi
nước thứ ba theo đường biển, với số lượng lớn.
3. Tuyến hàng không và bưu chính quốc tế
Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường hàng
không và bưu chính quốc tế có chiều hướng giảm do các chuyến bay quốc tế tiếp
tục bị gián đoạn, ngưng trệ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đến hết quý I,
sau đó mở cửa chuyến bay trở lại với một số nước nên hoạt động buôn lậu, gian
lận thương mại vẫn diễn ra. Các đối tượng buôn lậu tập trung vào các loại hàng
hóa có giá trị cao, dễ cất giấu, như: Sản phẩm từ động vật hoang dã, ngoại tệ,
mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, ma túy, xì gà, điện thoại di động, các
mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế thông qua các bưu kiện hàng hóa là quà tặng,
quà biếu... được gửi từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ.
4. Phương thức, thủ đoạn
- Tại các địa bàn tỉnh biên giới, các đối tượng sử dụng xe ôtô, xe máy,
xuồng cao tốc hoặc mang vác, vận chuyển trái phép qua biên giới; thời gian vận
chuyển thường vào ban đêm; trước khi vận chuyển, sử dụng các đối tượng canh
đường, theo dõi lực lượng chức năng; khi bị truy đuổi thì vứt bỏ lại phương tiện,
tang vật chạy trốn, sau đó kích động người dân đến hiện trường chống người thi
hành công vụ, kích động gây áp lực để tẩu tán hàng hóa; các đối tượng chủ mưu,
cầm đầu thường thuê người, phương tiện để vận chuyển hàng hóa gây khó khăn
trong công tác điều tra đối tượng chính chủ mưu, cầm đầu.
- Một số đối tượng đặt sản xuất hàng giả, giả mạo nhãn hiệu, hàng nhái từ
nước ngoài rồi nhập về tiêu thụ trong nước; tình trạng hàng kém chất lượng,
hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ được buôn bán tràn lan trên không gian
mạng; các đối tượng lợi dụng các website, trang mạng xã hội như facebook,
zalo... để rao bán, quảng cáo, khuyến mãi nhiều mặt hàng giả mạo, xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng.
- Lợi dụng chính sách quản lý rủi ro, để không khai báo, khai báo không
đúng với hàng hóa thực nhập để trốn thuế, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập
khẩu có điều kiện vẫn còn xảy ra.
5. Công tác Phòng chống ma túy
Tình hình hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất
ma túy, tiền chất qua biên giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt nổi lên
3

vẫn là tuyến đường hàng không (SBQT Nội Bài; SBQT Tân Sơn Nhất;...). Các
cảng biển cũng được đáng giá là địa bàn trọng điểm, tiềm ẩn nguy cơ xuất, nhập
lậu các chất ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần không có giấy
phép của cơ quan chức năng dưới danh nghĩa hàng kinh doanh. Hoạt động của
các đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia lợi dụng chủ trương ưu đãi, thu
hút đầu tư để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam, sau đó vận chuyển phương
tiện, thiết bị, nguyên liệu, thuê kho bãi... phục vụ hoạt động sản xuất, vận
chuyển trái phép ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam và tiếp tục đưa đi nước thứ
ba tiêu thụ. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác kiểm soát, đấu
tranh phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới.
II. Kết quả thực hiện
Trước tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới, gian lận thương mại, hàng giả diễn biến phức tạp nêu trên ngay từ đầu năm
2022, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo lực lượng kiểm soát hải quan bám sát các chỉ
đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo
138/CP, Bộ Tài chính, tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả
nhiều giải pháp thiết thực và tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát
thường xuyên tại các địa bàn trọng điểm. Kết quả công tác đạt được như sau:
1. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc
gia, Bộ Tài chính
Tổng cục Hải quan thực hiện tốt vai trò đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo
389 của Bộ Tài chính và Cơ quan giúp việc Cơ quan Thường trực 389 quốc gia
đã chủ động nắm bắt tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và thông tin chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo
389 quốc gia; kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị
triển khai hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu trong nhiều lĩnh vực như:
- Kế hoạch số 60/KH-BCĐ389 ngày 08/12/2021 về cao điểm chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán
Nhâm Dần năm 2022.
- Phối hợp với Văn phòng thường trực 389 quốc gia xây dựng báo cáo
Tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại năm 2021 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Công văn số 65/BCĐ389 –TCHQ ngày 23 tháng 12 năm 2021 chỉ đạo
tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, than theo Chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Công văn số 36/BTC-BCĐ389 ngày 05 tháng 5 năm 2022 về việc tăng
cường công tác đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu theo chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
4

- Công văn số 32/BTC-BCĐ389 quốc gia ngày 22 tháng 4 năm 2022 về


việc tăng cường chống gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng
sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng chống dịch Covid 19.
Trên tinh thần chỉ đạo của Bộ, Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị nghiệp vụ liên quan
chủ động thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu:
- Kế hoạch số 85/KH-TCHQ ngày 28/02/2022 về việc Triển khai công tác
Kiểm soát hải quan năm 2022 trong toàn ngành.
- Kế hoạch số 5572/KH-TCHQ ngày 25 tháng 11 năm 2021 về cao điểm
đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới trước, trong, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
- Công văn 512/TCHQ-ĐTCBL ngày 18 tháng 02 năm 2022 về việc thực
hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính về tăng cường đấu tranh chống
buôn lậu xăng dầu, than.
- Công văn số 614/TCHQ –ĐTCBL ngày 25 tháng 02 năm 2022 thực hiện
chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại thuốc lá và đường cát.
- Công văn số 1064/TCHQ-ĐTCBL ngày 06 tháng 5 năm 2022 về việc
thực hiện chỉ đạo 389 Bộ Tài chính về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu
xăng dầu, vật tư y tế.
- Công văn số 1138/TCHQ-DTCBL ngày 04 tháng 4 năm 2022 về việc
Thực hiện công tác kiểm soát Hải quan đối với hàng giả và bảo vệ quyền SHTT
- Công văn số 1212/TCHQ-ĐTCBL ngày 08 tháng 4 năm 2022 về việc
Triển khai kế hoạch công tác trọng tâm về TTXLTT nghiệp vụ KSHQ năm 2022
- Công văn số 2352/TCHQ-ĐTCBL ngày 21 tháng 6 năm 2022 về việc
Tăng cường công tác phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới.
2. Kết quả triển khai thực hiện
Từ sự chỉ đạo quyết liệt, bám sát thực tiễn diễn biến tình hình buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả, Lực lượng Hải quan toàn ngành và lực lượng
chống buôn lậu toàn quốc đã đạt kết quả như sau:
- Lực lượng Hải quan: Từ 16/12/2021-15/6/2022 lực lượng kiểm soát Hải
quan toàn ngành đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và
xử lý 7534 vụ việc vi phạm pháp luật; Trị giá hàng hóa ước tính 3771 tỷ; Cơ
quan Hải quan khởi tố 24 vụ án hình sự, chuyển Cơ quan khác kiến nghị khởi tố
55 vụ; Số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước trên 209 tỷ đồng.
Công tác phòng chống Ma túy: 151 vụ/147 đối tượng. Tang vật thu được:
100,84 kg Heroin; 72,83 kg Cần sa; 41,618 kg thuốc phiện; 374 kg và 46.483
viên MTTH các loại; 280 viên chất hướng thần; gần 11 kg tiền chất; 500 tem
giấy có tẩm LSD; 4,621 kg Cỏ mỹ.
5

(Một số vụ việc điển hình theo Phụ lục đính kèm)


- Kết quả Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Các lực lượng chức năng chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cả nước đã xử lý tổng số 71210 vụ
việc vi phạm, số đối tượng vi phạm 60093 người, trong đó bao gồm 17165 vụ
buôn lậu, 52561 vụ việc gian lận thương mại, thuế, 1.483 vụ việc Hàng giả,
hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ.
3. Công tác trao đổi thông tin kiểm soát Hải quan
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận: 72 yêu
cầu, trong số đó đã trả lời 57 yêu cầu hỗ trợ xác minh từ Hải quan các nước và
một số tổ chức thực thi pháp luật quốc tế. Các yêu cầu xác minh chủ yếu liên
quan đến các quốc gia Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Lào,
Nhật Bản, Mỹ,... Gửi 44 yêu cầu xác minh đến Hải quan các nước (đã nhận
được 26 kết quả trả lời) theo yêu cầu của các đơn vị trong và ngoài ngành (từ
các đơn vị thuộc Cục, Tổng cục và Hải quan địa phương, các cơ quan ngoài
ngành khác như Thuế, Công an, Tổng cục chính trị - Bộ Quốc phòng...).
4. Khó khăn, vướng mắc
- Khó khăn vướng mắc trong xử lý vi phạm: Trong hoạt động tổ chức điều
tra hình sự thì việc thu giữ, bảo quản, sử dụng vật chứng để phục vụ công tác
điều tra là hết sức quan trọng, nhưng cơ quan Hải quan không được pháp luật
cho phép xây dựng kho tạm giữ vật chứng (theo quy định tại Nghị định
18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý kho
vật chứng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày
2/7/2013, chỉ các cơ quan Công an, Quân đội và thi hành án được tổ chức kho
vật chứng phục vụ công điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự). Do vậy,
khi thu giữ vật chứng, cơ quan Hải quan phải gửi ở cơ quan Công an nên ảnh
hưởng nhất định đến tiến độ, hiệu quả điều tra vụ án.
- Để tăng cường phát hiện, xử lý kịp thời các tội phạm xảy ra trong lĩnh
vực hải quan, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm trong thời gian tới, đề nghị bổ sung quy định về thẩm quyền cho cơ quan
hải quan khởi tố, điều tra các tội phạm: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; Tội
trốn thuế; Tội buôn bán hàng giả; Tội vận chuyển, buôn bán trái phép các chất
ma túy qua biên giới, Tội đưa trái phép chất thải vào Việt Nam.
- Thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan Hải quan với Bộ đội
Biên phòng, Công an còn nhiều vướng mắc, chồng chéo. Một số đơn vị thuộc
lực lượng Công an, Biên phòng chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về
trách nhiệm chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan. Một số trường
hợp phát hiện vụ việc vi phạm trong địa bàn hoạt động hải quan nhưng các cơ
quan này không thông báo cho cơ quan Hải quan để chủ trì kiểm tra, xử lý mà tự
xử lý vụ việc vi phạm.
- Kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác chống buôn lậu chưa được đảm
bảo; biên chế, chế độ chính sách đối với các vị trí đặc thù như công chức làm
6

nhiệm vụ phòng chống ma túy, thuyền viên, huấn luyện chó nghiệp vụ chưa tương
xứng với công việc.

III. Phướng hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022
Phát huy kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022, để nâng cao năng
lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương
mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ kiểm soát Hải quan 6 tháng cuối năm 2022 ngành Hải quan sẽ tập trung thực
hiện một số công tác trọng tâm sau:
1. Tiếp tục thực hiện tốt vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài
chính và Cơ quan giúp việc cơ quan thường trực ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Chủ
động nắm bắt diễn biến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; làm
tốt công tác tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính và Cơ quan
thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;
2. Chỉ đạo Lực lượng Kiểm soát Hải quan và các đơn vị nghiệp vụ liên
quan tổ chức nắm tình hình, xây dựng các Kế hoạch nghiệp vụ chuyên đề, nhất
là các mặt hàng trọng điểm xăng dầu, than, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, các
mặt hàng có thuế suất cao để tổ chức đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả;
3. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,
đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực hiện công tác
quản lý nhà nước về hải quan nói chung và công tác phòng, chống buôn lậu,
gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói
riêng.
4. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cả về
rộng và chiều sâu về mối nguy hại của hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại vào hàng giả để mọi công dân
không tham gia, không tiếp tay, không bao che, không làm ngơ đối với hoạt
động này.
5. Tăng cường công tác xây dựng lực lượng kiểm soát hải quan vững
mạnh, đảm bảo trang thiết bị, vũ khí, phương tiện đáp ứng nhiệm vụ được giao;
Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp
vụ, năng lực cho lực lượng kiểm soát hải quan; nghiên cứu, sắp xếp và bố trí lực
lượng kiểm soát Hải quan nhiệt huyết, có trách nhiệm đảm bảo gọn nhẹ, chính
quy, tinh nhuệ và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Trên đây là báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả của lực lượng hải quan 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng
công tác 6 tháng cuối năm 2022./.
BỘ TÀI CHÍNH
7

PHỤ LỤC VỀ CÁC VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH

1. Ngày 19/01/2022, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương – Cục Hải
quan An Giang đã phát hiện bắt giữ 01 vụ vận chuyển trái phép tiền Việt Nam
qua biên giới. Tang vật: Tiền Việt Nam, mệnh giá: 500.000 đồng, số lượng: 721
tờ (360.500.000 đồng).
2. Ngày 20/01/2022, Chi cục HQCK SBQT Cam Ranh – Cục Hải quan
Khánh Hòa kiểm tra, kiểm soát hành lý của hành khách nhập cảnh về Việt Nam
đã phát hiện 02 vụ / 02 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép thuốc tân
dược từ Nga về Việt nam là thuốc điều trị Covid19 và thuốc ngừa Covid19.
Tang vật gồm: 14.650 Viên thuốc dạng vỉ bằng tiếng Nga (dịch là Arbidol;
Areplivir).
3. Ngày 18/02/2022, Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy khu vực
miền Bắc (Đội 5) - Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với Công an thành
phố Hà Nội; Cục Hải quan TP.Hà Nội bắt 01 đối tượng có hành vi vận chuyển
trái phép chất ma túy qua đường hàng không cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Tang vật thu giữ 01 hình ảnh bằng giấy khối lượng 8,4g, bao gồm 500 tem nhỏ
có tẩm ma túy tổng hợp 1cP-LSD.
4. Ngày 17/02/2022, Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài – Cục Hải
quan Hà Nội tiến hành soi chiếu hành lý hành khách nhập cảnh trên chuyến bay
từ Angola – Việt Nam phát hiện 06 khúc được cuốn trong giấy bạc nghi là Sừng
Tê giác.
5. Ngày 21/02/2022, Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy khu vực
miền Nam phối hợp với Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy, Cục Hải quan Tp
Hồ Chí Minh, Phòng 7B/ Cục C04; Phòng PC04, Công an Tp Hồ Chí Minh, tiến
hành soi chiếu và kiểm tra lô hàng quà biếu gửi qua đường chuyển phát nhanh,
phát hiện 01 lô hàng từ Hà Lan về Việt Nam có chứa 3.000 viên ma túy MDMA
6. Ngày 22/02/2022, Chi cục HQCK Chi Ma- Cục Hải quan Lạng Sơn
tuần tra, kiểm soát, phát hiện gần mốc biên giới có một lô hàng vô chủ, qua
kiểm tra, hàng hóa gồm: 1.600 bộ Kit test nhanh covid Nhán hiệu SARS-COV-
2Antigen test Kit – xuất xứ Trung Quốc.
7. Ngày 28/02/2022, Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam (Hải
đội 3)-Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với Phòng 3-Cục Cảnh sát
ĐTTP về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tuần tra, kiểm soát, phát hiện 01 tàu có
dấu hiệu vận chuyển 431.000 Lít Dầu FO không có hóa đơn chứng từ chứng
minh nguồn gốc hàng hóa, tự ý phá niêm phong hàng hóa chịu sự giám sát Hải
quan.
8

8. Ngày 08/03/2022, Chi cục HQ CKSBQT Tân Sơn Nhất-Cục Hải quan
Hồ Chí Minh đã phối hợp với Đội Kiểm soát CBL ma tuý KV miền Nam (Đội
6) - Cục Điều tra CBL kiểm tra 01 lô hàng từ Việt Nam gửi đi Úc quá cảnh qua
Singapore theo loại hình phi mậu dịch cá nhân có dấu hiệu nghi vấn. Kết quả
kiểm tra, phát hiện 1.022,29 gram tinh thể màu trắng (methamphetamin) được
cất giấu bên trong túi nilon bỏ trong đế dép xốp.
9. Ngày 09/03/2022, Cục Hải quan tỉnh Quảng trị đã phối hợp với Công
an TT Lao Bảo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng trị tuần tra, kiểm soát, phát hiện
01 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ
gồm: 24.000 viên ma túy tổng hợp (2,04 kg Methamphetamin).
10. Ngày 16/03/2022, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng
CSĐTTP về ma túy, Bộ đội Biên phòng Hà tĩnh tuần tra, kiểm soát, phát hiện,
bắt quả tang 01 đối tượng có hành vi sử dụng mô tô vận chuyển trái phép chất
ma túy. Tang vật thu giữ gồm: khoảng 01 kg ma túy đá, 07 kg Ketamin, 02 viên
Hồng phiến.
11. Trong 02 ngày 17, 18/03/2022, Đội kiểm soát CBL KV miền
Bắc(Đội 1) -Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Chi cục Hải quan
CKSBQT Nội Bài kiểm tra 03 lô hàng quà biếu, tặng có dấu hiệu nghi vấn,
trong đó 02 lô hàng được chuyển từ Công hòa Séc quá cảnh Thổ Nhĩ Kỳ và 01
lô hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Kết
quả phát hiện 150.955 Que test COVID-19 (SARS_COV 2 Antigen Rapid Test)
các loại.
12. Ngày 06/04/2022, Đội Kiểm soát phòng chống ma túy - Cục Hải
quan TP.Hà Nội đã phối hợp với Đội Kiểm soát CBL ma túy KV miền Bắc –
Cục Điều tra CBL, PC 04- Hà Nội, PC04-Hải Phòng kiểm tra, phát hiện 01 kiện
hàng gồm các gói Kẹo được vận chuyển theo đường hàng không từ CH Séc về
Việt Nam có chưa 48 kg Ma túy tổng hợp và 02 kg tinh thể (nghi là Ketamin).
13. Ngày 22/04/2022, Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP.Hà
Nội đã phối hợp với Đội 7 Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn
lậu - Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra lô hàng tại kho Fedex phát hiện 01
lô hàng nhập khẩu từ Indonesia thuôc danh mục hàng NK có điều kiện gồm
58,74 kg cá ngựa thuộc phụ lục II Cites.
14. Ngày 07/6/2022, Cục Hải quan tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Công
an tỉnh Điện Biên; Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đang làm nhiệm vụ tại khu
vực bản Co Hớ, xã Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên bắt giữ được
02 đối tượng và thu giữ 85 bánh hồng phiến (khoảng 510.000 viên tương đương
45,9 kg); 38 bánh Heroin (khoảng 13,3 kg); 01 kg ma túy đá./.

You might also like