You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH


🕮🕮🕮

BÀI TẬP NHÓM


Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH THÉP VIỆT NAM

Thành viên nhóm thực hiện:

Vũ Quang Minh 11213989

Nguyễn Thị Minh Châu 11190780

Nguyễn Anh Minh 11213844

Chhoy vichheka 11219909

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Trâm

Hà Nội, 2024
1
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về ngành ..................................................................................................... 4

1. Thép là gì ................................................................................................................. 4

2. Lịch sử của thép....................................................................................................... 4

3. Tổng quan ngành thép thế giới ................................................................................ 5

4. Ngành thép Việt Nam .............................................................................................. 7

II. Đặc điểm của ngành và chu kỳ kinh tế ...................................................................... 9

1. Chuỗi giá trị ngành .................................................................................................. 9

2. Chu kỳ kinh tế của ngành ...................................................................................... 12

III. Diễn biến và cấu trúc ngành ................................................................................... 14

1. Nguồn cung thép giảm .......................................................................................... 14

2. Nhu cầu tiêu thụ thấp............................................................................................. 14

3. Các sản phẩm thép chủ yếu ................................................................................... 15

4. Công nghệ sản xuất ............................................................................................... 16

5. Chính sách vĩ mô tác động đến ngành ................................................................... 16

6. Biến động giá thép ................................................................................................. 17

IV. Đánh giá chu kỳ sống của ngành ............................................................................ 18

V. Phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành.......................................................... 20

1. Rào cản gia nhập ngành......................................................................................... 20

1.1. Dị biệt hóa sản phẩm ....................................................................................... 20

1.2. Yêu cầu vốn .................................................................................................... 21

1.3. Chi phí chuyển đổi .......................................................................................... 21

1.4. Sự tiếp cận đến các kênh phân phối: ............................................................... 21

1.5. Chính sách của chính phủ ............................................................................... 21

2. Đe dọa từ sản phẩm thay thế ................................................................................. 22

2.1. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế .................................................................... 22

2.2. Mức độ đe dọa của sản phẩm thay thế đến ngành: ......................................... 22
2
3. Khả năng thương lượng từ khách hàng ................................................................. 22

3.1. Khách hàng chủ yếu ........................................................................................ 22

3.2. Chi phí chuyển đổi: ......................................................................................... 23

3.3. Mức độ hiểu biết thông tin của người mua về sản phẩm của ngành: .............. 23

3.4. Nguy cơ khách hàng không chuộng sử dụng sản phẩm thép: ......................... 23

4. KHẢ NĂNG ÉP GIÁ TỪ NHÀ CUNG CẤP ..................................................... 24

VI. Triển vọng ngành và định hướng đầu tư................................................................. 26

1. Triển vọng ngành thép Việt Nam hiện nay ........................................................ 26

1.1. Giá và sản lượng ............................................................................................. 26

1.2.Xuất khẩu ......................................................................................................... 28

1.3. Lợi nhuận của DN thép ................................................................................... 29

2. Định hướng đầu tư vào cổ phiếu thép ................................................................ 29

3. Lựa chọn đầu tư cổ phiếu ...................................................................................... 30

3
NỘI DUNG

I. Giới thiệu về ngành

1. Thép là gì

Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến
2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng,
hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều
nguyên nhân khác nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong
thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ
uốn, và sức bền kéo đứt.
Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục
đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, và sức bền
kéo đứt. Thép với tỷ lệ carbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so
với sắt, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn.

2. Lịch sử của thép

Thép đã được biết đến từ thời cổ đại và được sản xuất thông qua quá trình luyện
kim bloomeries và crucibles. Sản xuất thép sớm nhất được ghi nhận từ những mảnh vỡ
đồ sắt được khai quật tại một hỏa táng ở Anatolia và đã gần 4.000 năm tuổi, có từ năm
1800 TCN.
Các khu vực sản xuất kim loại ở Sri Lanka đã sử dụng các lò gió được thổi bởi
gió mùa, có khả năng sản xuất thép cacbon cao. Việc sản xuất thép Wootz quy mô lớn
tại Ấn Độ bằng cách sử dụng nồi luyện đã diễn ra vào thế kỷ thứ sáu TCN.
Trong thời kỳ Hán (202 TCN–220 CN), người Trung Quốc đã tạo ra thép bằng
cách nấu chảy sắt rèn với sắt đúc, từ đó tạo ra một loại thép có chứa carbon vào thế kỷ
thứ nhất sau CN.
Chứng cứ về việc sản xuất thép carbon cao đầu tiên tại Ấn Độ. Công nghệ này
sau đó được biết đến với tên gọi là Wootz steel, được sản xuất ở miền Nam Ấn Độ từ
thế kỷ thứ sáu TCN và xuất khẩu ra toàn cầu.
Trước thời kì Phục Hưng người ta đã chế tạo thép với nhiều phương pháp kém
hiệu quả, nhưng đến thế kỉ 17 sau tìm ra các phương pháp có hiệu quả hơn thì việc sử
4
dụng thép trở nên phổ biến hơn. Với việc phát minh ra quy trình Bessemer vào giữa thế
kỉ 19, thép đã trở thành một loại hàng hóa được sản xuất hàng loạt ít tốn kém. Trong quá
trình sản xuất càng tinh luyện tốt hơn như phương pháp thổi oxy, thì giá thành sản xuất
càng thấp đồng thời tăng chất lượng của kim loại. Ngày nay thép là một trong những vật
liệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành phần chính trong xây dựng, đồ dùng, công
nghiệp cơ khí. Thông thường thép được phân thành nhiều loại tùy theo thành phần hóa
học, mục đích sử dụng và cấp bậc và được các tổ chức đánh giá xác nhận theo chuẩn
riêng.

3. Tổng quan ngành thép thế giới

Sản xuất thép là một ngành quan trọng có tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn
cầu. Thép được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, từ xây dựng, sản xuất đến giao
thông vận tải và hơn thế nữa. Sản xuất thép của thế giới trải rộng ở một số quốc gia, mỗi
quốc gia đều có những thách thức và cơ hội phát triển riêng.
Top 10 nước có sản lượng thép lớn nhất thế giới, dựa trên số liệu của Hiệp hội
Thép thế giới (World Steel Association)

Nước Triệu tấn thép (2023)

Trung Quốc 1019.1

Ấn Độ 140.2

Nhật Bản 87.0

Mỹ 80.7

Nga 75.8

Hàn Quốc 66.7

Đức 35.4

Thổ Nhĩ Kỳ 33.7

5
Nước Triệu tấn thép (2023)

Brazil 31.9

Iran 31.1

Theo số liệu, Trung Quốc trong nhiều năm nay vẫn luôn là nước đứng đầu về sản
lượng thép trên toàn cầu, trong 4 năm gần đây (2020-2023), sản lượng thép của Trung
Quốc đã vượt quá một nghìn triệu tấn. Sản lượng của Ấn Độ thì thấp hơn nhiều so với
Trung Quốc, nhưng vẫn trên 100 triệu tấn và vẫn được coi là sản lượng rất đáng kể.
Tuy sản lượng thép của Việt Nam không đến số lượng của những nước top 10,
sản lượng của Việt Nam vẫn không thể coi là yếu được, với năm 2023 được tính là đã
sản xuất 19 triệu tấn thép và đứng thứ 13 trên thế giới.
Tuy nhiên, ở trên là số liệu về sản lượng thép lớn nhất, giá trị của thép còn phụ
thuộc nhiều vào thị trường giao dịch quốc tế. Theo số liệu của OEC thì cho biết những
nhà xuất khẩu thép lớn nhất của năm 2022 gồm: Trung Quốc (69.8 tỷ đô), Đức (36.9 tỷ
đô), Nhật Bản (35.7 tỷ đô), Hàn Quốc (29 tỷ đô) và Indonesia (28.8 tỷ đô). Trong khi
đó, những nước nhập khẩu nhiều thép nhất 2022 là: Mỹ (43.2), Trung Quốc (41.4 tỷ đô),
Đức (36 tỷ đô), Ý (30.2 tỷ đô) và Thổ Nhĩ Kỳ (25.6 tỷ đô).
Qua đây ta có thể thấy Trung Quốc dường như là tay chơi chính của ngành thép
quốc tế, nước này vừa có sản lượng và xuất khẩu lớn nhất thế giới trong nhiều năm nay
mà, vừa có lượng nhập khẩu thép lớn.
Trung Quốc là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa tổng sản
lượng thế giới. Các nước sản xuất thép lớn khác bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Hàn
Quốc và Hoa Kỳ. Bất chấp những nhà sản xuất quy mô lớn này, vẫn có sự khác biệt
đáng kể về sản lượng thép giữa các quốc gia lớn và nhỏ. Ví dụ, trong khi Trung Quốc
sản xuất hàng triệu tấn thép mỗi năm thì các nước như Ấn Độ và Indonesia lại sản xuất
ít hơn đáng kể.
Tuy nhiên, các quốc gia khác như Đức tập trung nhiều hơn vào thép chất lượng
cao cấp hơn do khả năng công nghệ của họ so với các quốc gia khác phụ thuộc nhiều
hơn vào thép cơ bản làm vật liệu xây dựng. Ngoài các thước đo khác nhau về năng lực
sản xuất giữa các quốc gia khác nhau, các quy trình sản xuất khác nhau được áp dụng
tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có và nhu cầu thị trường.
6
Ngoài ra, sự hợp tác xuyên biên giới giữa các quốc gia công nghiệp lớn hơn cũng
giúp đảm bảo rằng nhu cầu thép toàn cầu có thể được đáp ứng một cách hiệu quả với
mỗi bên đóng góp theo thế mạnh cụ thể và nguồn lực sẵn có trong biên giới tương ứng
của họ.

4. Ngành thép Việt Nam

Thị trường thép Việt Nam hiện đang có rất nhiều các công ty, tập đoàn sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm thép:
- Hòa Phát: Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép. Hiện
nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam, Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất, Top 5 doanh nghiệp niêm yết có
vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Hoa Sen: tập đoàn Hoa Sen đã sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng
quốc tế và giá hợp lý, đa dạng, thỏa mãn mọi nhu cầu của người tiêu dùng trên
hầu khắp các tỉnh thành và khu vực quốc tế.
- VNSteel: VNSTEEL hoạt động kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh thép và các vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép, ngoài ra còn có
các hoạt động kinh doanh khác như đầu tư tài chính, kinh doanh, khai thác cảng
và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng
- Pomina: là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất, hiện đại nhất
Việt Nam và là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần thép xây dựng tại khu vực phía
Nam.
- Kyoei: hoạt động chủ yếu ở thị trường miền Bắc. Công ty được thành lập với
mục đích mở rộng thị trường, đưa sản phẩm thép Kyoei chất lượng Nhật Bản đến
tay mọi người dân Việt Nam.
● Thị phần
Hòa Phát vẫn tiếp tục dẫn đầu thị phần với 34,8% tăng 2,2 điểm phần trăm so với
năm 2021. Trong năm 2022, Hòa Phát sản xuất được 4,3 triệu tấn thép cao hơn 400
nghìn tấn so với năm 2021. Lượng tiêu thụ khoảng 4,2 triệu tấn. Trong khi đó, “miếng
bánh” các đối thủ khác đứng thứ 2 và 3 như Tổng Công ty Thép Việt Nam hay Vinakyoei
giảm.

7
Cũng như thép xây dựng, mặt hàng ống thép cũng là thế mạnh của tập đoàn này
khi nhiều năm dẫn đầu thị phần và năm 2022 cũng không là ngoại lệ. Thị phần ống thép
của Hòa Phát trong năm 2022 là 28,5% so với năm 2021 là 24,7%. Hoa Sen đứng thứ
hai với 12,6% giảm gần 3 điểm phần trăm so với năm 2021. Nam Kim cũng giảm 1 điểm
phần trăm thị phần ở mảng này. Trong khi đó, hai doanh nghiệp là Minh Ngọc và TVP
duy trì thị phần gần như không thay đổi với năm ngoái.
Với mảng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu - sản phẩm mà Hoa Sen làm “vua”
trong suốt nhiều năm, cũng cho thấy biến động. Nếu như Hoà Phát dẫn đầu ở mảng thép
xây dựng và ống thép nhiều năm vẫn ghi nhận tăng trưởng thị phần trong năm 2022 đầy
khó khăn thì Hoa Sen ngược lại.
Theo đó, thị phần của Hoa Sen giảm mạnh 7,2 điểm phần trăm so với năm 2021.
Các doanh nghiệp khác như Tôn Đông Á, TVP tranh thủ lấp đầy khoảng trống mà Hoa
Sen bỏ lại khi thị phần của doanh nghiệp này tăng khá lần lượt 3,3 và 2,2 điểm phần
trăm. Thị phần của Hoà Phát và Nam Kim hầu như không thay đổi so với năm 2021.
Năm 2023, Hòa Phát vẫn giữ vững ngôi vương trong thị phần ngành thép xây dựng,
song nhóm đứng sau đã dần có những sự bứt phá nhất định, ông lớn Tisco một thời giờ
thị phần về dưới 5%, trong khi loạt cái tên mới như Sheng Li, Vina Kyoei, Tung Ho...
đang dần chiếm thêm thị phần.
Ống thép tiếp tục là mảnh đất màu mỡ. Hiện nay Hòa Phát đang chiếm thế độc
tôn với 27,48% thị phần. Tổng sản lượng sản xuất trong nước 8 tháng đầu năm đạt 1,572
triệu tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ; tổng sản lượng tiêu thụ đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm
7% so với cùng kỳ. Thị phần thép ống có thể sẽ có sự tiếm ngôi á quân ở nhóm phía sau
khi SeAH, Minh Ngọc và TVP đều ngang ngửa nhau.
Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu chứng kiến sự lên ngôi của Tôn Đông Á. Hoa
Sen hiện vẫn giữ vững ngôi vương với 27,3%, tuy vậy Tôn Đông Á mới đây có bước
ngoặt khi đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán, hứa hẹn một cuộc chơi mới.
Tổng sản lượng sản xuất toàn ngành trong 8 tháng đạt 2,992 triệu tấn, giảm 5,1% so với
cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 2,74 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ.
Thép cán nguội và thép cán nóng cũng chứng kiến nhiều bất ngờ. Mảng sản
xuất thép cán nóng là cuộc đua song mã giữa Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh với tổng
sản lượng sản xuất 8 tháng đầu năm đạt 4.313 triệu tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ, trong

8
đó Hòa Phát đạt 2,475 triệu tấn; sản lượng tiêu thụ đạt 1,214 triệu tấn, giảm 19,8% so
với cùng kỳ.
Mảng thép cán nguội tổng sản lượng sản xuất 2,07 triệu tấn, giảm 21,7% so với cùng
kỳ. Còn sản lượng tiêu thụ đạt 1,214 triệu tấn, giảm 19,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý,
Hoa Sen dù vẫn sản xuất lượng lớn thép cán nguội, chiếm khoảng 41,38% tổng sản
lượng thép cán nguội toàn thị trường, nhưng không ghi nhận doanh số bán ra. Đơn vị
dẫn đầu trong bán hàng thép cán nguội thuộc Posco Việt Nam.

II. Đặc điểm của ngành và chu kỳ kinh tế

1. Chuỗi giá trị ngành

Các sản phẩm


Cũng như hầu hết các kim loại, về cơ bản, sắt không tồn tại ở vỏ Trái Đất dưới
dạng nguyên tố, nó chỉ tồn tại khi kết hợp với oxy hoặc lưu huỳnh. Sắt ở dạng khoáng
vật bao gồm Fe2O3-một dạng của oxit sắt có trong khoáng vật hematit, và FeS2 - quặng
sunfit sắt.
Sắt được lấy từ quặng bằng cách khử oxy hoặc kết hợp sắt với một nguyên tố hoá
học như carbon. Quá trình này được gọi là luyện kim, được áp dụng lần đầu tiên cho
kim loại với điểm nóng chảy thấp hơn. Đồng nóng chảy ở nhiệt độ hơn 1.080 °C, trong
khi thiếc nóng chảy ở 250 °C. Pha trộn với carbon trong sắt cao hơn 2,14% sẽ được
gang, nóng chảy ở 1.392 °C. Khi tỷ lệ oxy hóa tăng nhanh khoảng 800 °C thì việc luyện
kim phải diễn ra trong môi trường có oxy thấp.
Về cơ bản, sản phẩm thép có 2 loại: thép dài và thép dẹt
Thép dài: bao gồm phôi vuông, thép thanh, thép dây, thép hình xây dựng và ống
thép. Thép dài được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, cơ khí và ngành năng lượng.
Thép dẹt: bao gồm phôi dẹt, thép cuộn cán nóng (HRC), thép cuộn cán nguội
(CRC), thép tấm tĩnh điện (OCS), thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) và thép tấm nặng.
Thép dẹt được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp ô tô, máy móc hạng nặng, ống và
tuýp.
Nguyên vật liệu đầu vào
Có 2 công nghệ sản xuất thép chính: Lò thổi (Basic oxygen furnace - BOF) và lò
hồ quang điện (Electric Arc Furnace - EAF). Nguyên liệu đầu vào cho BOF bao gồm

9
quặng sắt, đá vôi và than cốc, sẽ được đưa vào lò nung và sau đó lò thổi (BOF). Công
nghệ EAF, thép vụn được đưa vào lò hồ quang điện trước khi trải qua giai đoạn đúc
liên tục. Điện năng tiêu thụ của lò BOF có thể thấp hơn 10-15% lò EAF
Loại chi phí lớn để sản xuất một tấn phôi thép là: quặng sắt (36%), than cốc
(25%), khấu hao (14%), điện (6%), nhân công (4%), vận chuyển quặng sắt và than cốc
(3% và 2%).

10
Chế biến

Giai đoạn 1 - Sản xuất sắt: quặng sắt, than cốc và đá vôi được xử lý và đưa vào
lò nung để nấu thành kim loại nóng chảy hoặc gang lỏng.

11
Giai đoạn 2 - Sản xuất thép: gang lỏng từ lò nung được đưa vào lò BOF hoặc
thép vụn được đưa vào lò EAF, tại đây tạp chất sẽ được loại bỏ và phản ứng hóa học
được tạo ra để sản xuất các loại thép khác nhau
Giai đoạn 3 - Đúc liên tục: Nơi thép sẽ bị đông lại thành thép bán thành phẩm
bao gồm phôi vuông, hôi bloom và phôi dẹt
Giai đoạn 4 - Cán thép: Các sản phẩm bán thành phẩm được được đưa đến nhà
máy đặc thù để tạo ra những sản phẩm thép khác nhau, phôi vuông và phôi dẹt sẽ là
nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép dài; phôi dẹt được cán cuộn trong nhà máy thép
cán nóng để trở thành cuộn cán nóng, trước khi được dùng để sản xuất thép cuộn cán
nguội.
Giai đoạn 5 - Sản phẩm chính: Thép thành phẩm được xử lý để tạo thành những
sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng.

2. Chu kỳ kinh tế của ngành

Chu kỳ kinh tế là gì?


Chu kỳ kinh tế chỉ quá trình biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế, trong
đó các sự kiện xuất hiện theo vòng tuần hoàn được lặp đi lặp lại. Đây là vấn đề ảnh
hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, kéo theo tác động đến
tình hình kinh tế của một quốc gia. Chu kỳ kinh tế có thể chia ra làm 4 giai đoạn:
- Mở rộng
- Khủng hoảng
- Suy thoái
- Phục hồi
Tính chu kỳ của ngành thép
Ngành thép là ngành công nghiệp có tính chu kỳ cao bởi nó không chỉ phụ thuộc
vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế, mà còn phụ thuộc vào biến động giá của các loại
hàng hóa liên quan.
- Ngành thép đạt đỉnh khi các chính sách tài khóa được đẩy mạnh, đầu tư công,
xây dựng và sản xuất công nghiệp phát triển do đó nhu cầu thép tăng cao
- Nền kinh tế suy thoái và thu hẹp thì nhu cầu này sẽ giảm và khiến cho doanh thu
của ngành giảm. Các quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản cũng ảnh
hưởng đến chu kỳ của ngành thép khi các quốc gia này đưa ra chính sách kinh tế
12
- Giá đầu vào như quặng sắt, than cốc, … giảm giá cũng khiến cho giá thành phẩm
của thép bị biến động.

Ví dụ thực tế:
Lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát đã tăng 78% trong năm 2020 và tăng 204%
trong quý I/2021. Hoa Sen, nửa đầu năm tài khóa 2020 - 2021, tăng trưởng lợi nhuận
sau thuế là 55%; trong khi mức tăng lợi nhuận năm tài khóa trước là 219%. Thép Nam
Kim, mức tăng lợi nhuận sau thuế năm 2020 và quý I/2021 lần lượt đạt 523% và 666%.
Theo lý giải của giới phân tích, tăng trưởng lợi nhuận của Hòa Phát được thúc
đẩy bởi tăng trưởng doanh thu, trong khi đó, các công ty tôn mạ như Hoa Sen, Thép
Nam Kim phần lớn đến từ việc tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện, nhờ giá thép có xu hướng
tăng và áp lực cạnh tranh ở thị trường trong nước giảm.
Sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp thép Việt Nam đã tăng khi nhu cầu
thế giới phục hồi cùng sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Xét cả năm
2020, sản lượng xuất khẩu sắt thép đã tăng tới 48% so với năm 2019.
Xuất khẩu sắt thép được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố:
- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, nhằm
bảo vệ tăng trưởng GDP trong bối cảnh khu vực tư nhân chững lại.
- Ngành ô tô phục hồi, do dịch Covid-19 khuyến khích khách hàng chuyển từ
phương tiện giao thông công cộng sang phương tiện cá nhân.
- Mảng sản xuất dần ổn định trong nửa cuối năm.
- Sản lượng sản xuất ở các thị trường thép lớn EU, Ấn Độ, Nhật Bản, … gặp khó
do dịch bệnh cũng hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu thép Việt Nam.
- Giá thép đã tăng do nhu cầu thế giới phục hồi và nguồn cung bị gián đoạn ở cả
thép và nguyên liệu thô. Thép HRC tăng cỡ gấp rưỡi so với năm ngoái và giá
thép xây dựng tăng không ngừng
→ Ngành thép là một ngành biến động theo chu kỳ rất rõ rệt, kéo theo đó, cổ phiếu thép
cũng biến động theo chu kỳ.

13
III. Diễn biến và cấu trúc ngành

1. Nguồn cung thép giảm

Các nhà máy thép tại Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện cắt giảm sản lượng kể từ
cuối Quý 3/2023 theo mục tiêu của Chính phủ nước này. Sản lượng sản xuất thép tại
Trung Quốc trong tháng 9/2023 đã giảm 5% so với tháng trước và dự kiến tiếp tục suy
giảm trong các tháng cuối năm. Sang năm 2024, nguồn cung thép giảm nhẹ 1% trong
bối cảnh Trung Quốc cắt giảm sản lượng và Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể phục hồi.
Năm 2023, tổng sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước chứng kiến sự
sụt giảm do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô cũng như thị trường bất động sản nói riêng.
Trong 11 tháng đầu năm 2023, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, tôn mạ và ống thép lần
lượt giảm 13.5%, 6% và 0.9% so với cùng kỳ, đạt 9.73 triệu tấn, 3.81 triệu tấn và 2.22
triệu tấn.

2. Nhu cầu tiêu thụ thấp

Sau 9T/2023, sản lượng tiêu thụ thép nội địa đạt 10.8 triệu tấn (-27% svck) chủ
yếu đến từ mức giảm gần 26% của thép xây dựng (chiếm 30% sản lượng toàn ngành).
Tiêu thụ thép xây dựng ở mức thấp trong bối cảnh ngành bất động sản trầm lắng khi
nguồn cung dự án giảm mạnh. Vướng mắc pháp lý cũng như khó khăn trong việc xác
định tiền đền bù đã kéo dài quá trình triển khai của các dự án BĐS. Do đó, nguồn cung
BĐS trên cả nước giảm mạnh sau 9T/2023. Sau 3 quý, theo thống kê của CBRE, nguồn
cung căn hộ tại HCM giảm 60% đạt trên 7,750 căn hộ và tại HN, nguồn cung giảm 42%
về mức 7,000 căn hộ. Nhu cầu tiêu thụ thép yếu do nguồn cung BĐS sụt giảm khiến giá
thép xây dựng giảm mạnh về mức trung bình 14.1 triệu đồng/tấn (-15% svck)
Nhu cầu thị trường nội địa ghi nhận con số tiêu cực trong 9M.2023 và chưa có
dấu hiệu hồi phục rõ ràng. Trong 9M.2023, tiêu thụ thép xây dựng trong nước đạt 5,37
triệu tấn (-18% yoy); thép ống giảm 7% và tôn mạ giảm 4.3%. Đà sụt giảm này do:
▪ Thị trường bất động sản trong nước chưa hồi phục do thiếu hụt các dự án xây
dựng mới.
▪ Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt như kế hoạch
▪ Cạnh tranh gay gắt đối với các sản phẩm thép Trung Quốc trong bối cảnh quốc
gia này dư thừa nguồn cung.
14
Về mặt thị phần: HSG giảm nhẹ thị phần trong khi NKG và GDA gia tăng được
thị phần tốt trong 9M.2023, nguyên nhân chủ yếu do tỷ trọng xuất khẩu của NKG và
GDA cao vì vậy có sự phục hồi tốt hơn HSG trong 9M.2023. Trong khi đó, HPG tiếp
tục gia tăng thị phần của mình với việc củng cố vị thế tại thị trường nội địa trong bối
cảnh các nhà sản xuất trong ngành gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.
Trong giai đoạn từ tháng 9-11/2023, tiêu thụ thép xây dựng nội địa đã tăng 13%
so với cùng kỳ, sau khi giảm 20% trong 8 tháng đầu năm.

3. Các sản phẩm thép chủ yếu

Trên quan điểm người sử dụng cuối cùng, thị trường thép Việt Nam được chia
làm 2 phân khúc chính: Thép cán dài và Thép cán dẹt.
Thép cán dẹt (thép tấm thường là cán nóng, thép thường là cán nguội) được sử
dụng trong sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp, chủ yếu được nhập khẩu từ nước
ngoài. Năng lực sản xuất trong nước mới đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu do sự thiếu
hụt vốn đầu tư và công nghệ sản xuất tiên tiến, Nhu cầu thép tấm chiếm khoảng hơn
40% thị trường Thép.
Thép cán dài (thép xây dựng, các loại thép hình chữ I, H, U, V...) được dùng
trong ngành xây dựng hiện chiếm tới gần 60% tổng nhu cầu thép, trong đó 87% nhu cầu

15
được đáp ứng bởi các nhà sản xuất trong nước và phần còn lại được nhập khẩu.

4. Công nghệ sản xuất

Trong những năm gần đây, ngành thép đã có sự phát triển mạnh mẽ về năng lực
cũng như công nghệ. Một số nhà máy thép có công suất lớn, chất lượng thép cao được
đầu tư đi vào hoạt động như Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty CP
Gang thép Nghi Sơn, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh…

Tuy nhiên, bên cạnh các nhà máy xây dựng mới với công suất lớn như Khu liên
hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa,
thép Nghi Sơn… thì các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ,
thiết bị lạc hậu, năng lực sản xuất thép còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm thép sản xuất
trong nước chưa thể cung cấp đủ nhu cầu thép cho toàn bộ nền kinh tế.

5. Chính sách vĩ mô tác động đến ngành

Thị trường xây dựng BĐS (chiếm 60% nhu cầu thép) đang kỳ vọng dần được
tháo gỡ trong năm 2024 bởi tác động từ những chính sách mới.

Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) được Quốc hội thông
qua cuối năm 2023, dù có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, nhưng với những điểm mới, quy
định mới có lợi cho người dân, những tác động được kỳ vọng sẽ đến sớm hơn tới thị
trường BĐS và nhà ở.
16
Bộ Xây dựng đã đưa ra các đề xuất và giải pháp gỡ khó cho ngành VLXD nói
chung và ngành thép nói riêng. Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị các Bộ, ngành, địa
phương đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư
phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn.

Bộ GTVT chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỷ lệ sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối
với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, đặc biệt là ở những vùng
có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như
ĐBSCL.

Bộ Xây dựng cũng tiếp tục có những động thái tích cực tập trung tháo gỡ khó
khăn cho thị trường BĐS, nhà ở. Các thông báo phát đi đều nhấn mạnh, các doanh nghiệp
trong ngành Xây dựng phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, đa dạng
hóa sản phẩm, tiết giảm cho phí sản xuất.

6. Biến động giá thép

Trải qua năm 2022 đầy khó khăn, trong quý I/2023, ngành thép đã có những tín
hiệu phục hồi khi giá thép liên tiếp điều chỉnh tăng 6 lần, kéo mức giá phổ biến lên gần
18 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, bước vào quý II (ngày 7-8/4), giá thép xây dựng bắt đầu
đảo chiều giảm 19 lần liên tiếp. Chu kỳ giảm kéo dài tới tận đầu tháng 9/2023, giá thép
thời điểm này xuống mức phổ biến còn hơn 13 triệu đồng/tấn, đây là mức giá thấp nhất
trong vòng 3 năm qua.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nguyên nhân giá thép trong nước thời
điểm này liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm, thị trường bất động sản (BĐS) ảm
đạm, đầu tư công chưa thực sự khởi sắc. Ngoài ra, các doanh nghiệp thép trong nước
còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép
xuất khẩu.

17
Kết thúc năm 2023, giá thép có tổng 29 đợt điều chỉnh tăng chính thức, với 19
đợt giảm và 10 đợt tăng. Cho thấy xu hướng giảm giá là chủ đạo và giảm trung bình từ
9,6-10,4% so với năm 2022.

IV. Đánh giá chu kỳ sống của ngành

Ngành thép Việt Nam đã từng rất non trẻ, được xây dựng từ những năm 60 của
thế kỷ 20, với sự ra đời mẻ gang đầu tiên vào năm 1963, nhưng phải đến năm 1975 mới
có mẻ thép đầu tiên ra đời tại công ty gang thép Thái Nguyên. Trong giai đoạn từ 1975
đến 1990, ngành thép Việt Nam phát triển rất chậm, phần lớn sử dụng nguồn thép của
các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, sản lượng trong giai đoạn này duy trì ở mức 40.000
– 80.000 tấn/năm.

18
a. Giai đoạn tăng trưởng (1990 - 1994)
Từ năm 1990 đến nay ngành thép Việt Nam có nhiều đổi mới và tăng trưởng mạnh. Sự
ra đời của Tổng Công ty thép Việt Nam năm 1990 đã góp phần quan trọng vào sự bình
ổn và phát triển của ngành. Từ năm 1990, tốc độ tăng trưởng vào khoảng từ 50% - 100%
và khi năm 1994, sản lượng thép đã đạt xấp xỉ 250.000 tấn.
b. Giai đoạn tăng trưởng nhanh (1994 - 2008)
Năm 1996 là năm đánh dấu sự chuyển mình của ngành thép với sự ra đời của 4 công ty
liên doanh sản xuất thép là , liên doanh thép Việt Nhật (Vinakyoei), Việt Úc
(Vinausteel), Việt Hàn (VPS) và Việt Nam – Singapore (Natsteel) với tổng công suất
khoảng 840.000 tấn/năm. Từ 2002 - 2005 nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp
liên doanh với nước ngoài được thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự phát triển mạnh
mẽ với tổng công suất lên tới trên 6 triệu tấn/năm. Vào năm 2008, sản lượng thép của
Việt Nam đạt xấp xỉ 4 triệu tấn, tăng 16 lần so với sản lượng năm 1994.
c. Giai đoạn tăng trưởng chín muồi (2008 - 2012)

Mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, kết thúc năm
2009, ngành thép Việt Nam đã đạt được kết quả khá tốt. Sản xuất thép xây dựng
tăng trưởng 25%, tiêu thụ vượt trên 30% so với năm 2008. Cho đến năm 2012,
tốc độ tăng trưởng rơi vào từ khoảng 30% đến 65%.
d. Giai đoạn ổn định và tăng trưởng chín muồi (2013 đến nay)

19
Từ năm 2012 đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành thép Việt
Nam là 17,5%. Còn từ năm 2016 đến 2021, tốc độ tăng trưởng rơi vào khoảng
từ 3,5% đến 8%. Năm 2022 chứng kiến cú sụt giảm mạnh về sản lượng thép với
11,9%, có thể đánh dấu cho một chu kỳ tăng trưởng giảm. Năm 2023, tính chung
cả quý III, ngành thép Việt Nam tiêu thụ gần 6,5 triệu tấn thành phẩm, tăng 6,3%,
riêng xuất khẩu đóng góp hơn 2 triệu tấn, tăng 70% so cùng kỳ.

V. Phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành

1. Rào cản gia nhập ngành

1.1. Dị biệt hóa sản phẩm

Các sản phẩm thép (chủ yếu là thép xây dựng) có tính tiêu chuẩn hoá cao, do đó,
có rất ít cơ hội để các doanh nghiệp thép theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt
hoá.
Vậy sản phẩm của ngành thép không có tính dị biệt hoá cao đối với người mua.
=>Rào cản về đặc trưng sản phẩm thép.

20
1.2. Yêu cầu vốn

Sản xuất thép là một ngành công nghiệp nặng yêu cầu một lượng vốn lớn đầu tư
vào công nghệ sản xuất, đội ngũ nhân công, hoạt động mua bán chịu cho khách, dự trữ
hàng tồn kho hoặc bù đắp lỗ khi mới khởi nghiệp… Yêu cầu vốn cho chi phí cố định
cao.
Ngay cả khi vốn có sẵn trên thị trường tài chính, việc gia nhập các ngành này có
rủi ro mất vốn sẽ khiến các đối thủ gia nhập ngành phải chịu lãi suất cao hơn.
=>Yêu cầu về vốn cao.

1.3. Chi phí chuyển đổi

Việc thanh lý máy móc của các doanh nghiệp trong ngành không mang lại nhiều
giá trị kinh tế, điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt
động không hiệu quả như trước, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.
=>Rào cản về chi phí chuyển đổi cao.

1.4. Sự tiếp cận đến các kênh phân phối:

Các chủ thể trong hệ thống phân phối thép bao gồm nhà cung ứng, nhà phân phối,
tổng đại lý, đại lý bán lẻ và các đơn vị trực thuộc các chủ thể này như chi nhánh, xí
nghiệp, cửa hàng bán lẻ. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có mạng lưới bán
lẻ được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.
=>Rào cản về sự tiếp cận đến các kênh phân phối tương đối cao.

1.5. Chính sách của chính phủ

Các loại thuế cơ bản của ngành thép là thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên chính
sách thuế liên quan đến thép thay đổi liên tục. Điều này tạo tính chất bất ổn, mang lại
nhiều lo ngại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành.
Các chính sách đối với ngành thép trong hai thập kỷ qua chủ yếu ưu tiên và ưu
đãi cao nhất vào các doanh nghiệp nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh
nghiệp tư nhân, tạo ra sự bất định cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép.
Các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của nhà nước đối với sản phẩm
thép phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo không bằng các chính sách khuyến khích đầu tư
vào xây dựng và bất động sản.

21
Ban hành văn bản cấm xuất khẩu quặng sắt (Công văn 5828/BTC-CST 2015 về
thuế xuất khẩu quặng sắt) giúp tạo lợi thế cho những doanh nghiệp đã đầu tư vào công
nghệ lò cao, tạo tích lũy trong một thời gian để có thể cạnh tranh trên quốc tế.

2. Đe dọa từ sản phẩm thay thế

2.1. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế

- Các sản phẩm thay thế cho thép, như nhôm, sắt thép phi kim và composite, đang
ngày càng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Sức mạnh của các sản phẩm
thay thế này có thể ảnh hưởng đến thị phần và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất
thép.
- Sản phẩm thay thế thép cũng có thể là vật liệu composite với ưu điểm nhẹ và
bền với môi trường. Composite sản xuất theo công nghệ mới pultrusion thì có thể dùng
để thay thế sắt, thép và gỗ trong các kết cấu khung giàn như: xà nhà, dùng để trang trí,
làm các cột nhà…Tuy nhiên sản phẩm này chưa phổ biến và chưa đáp ứng được giá cả,
tính tiện dụng…So với tính phổ biến của thép và phạm vị sử dụng rộng của những sản
phẩm thép thì composite cũng không thể thay thế được.

2.2. Mức độ đe dọa của sản phẩm thay thế đến ngành:

- Do phân khúc sản phẩm ngành thép mang tính đặc thù và có một sự đòi hỏi cao
về chất lượng mà các sản phẩm thay thế khác không thể đáp ứng được. Hơn nữa, các
sản phẩm thép là đầu vào không thể thay thế cho nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo và đặc biệt là xây dựng. Vì thế mức độ đe dọa từ sản phẩm thay thế là rất thấp, hay
nói cách khác là chưa có sản phẩm nào có thể thay thế được loại sản phẩm này ở thời
điểm hiện tại. Chính vì vậy, doanh thu, lợi nhuận và khả năng phát triển của ngành hầu
như không bị ảnh hưởng bởi nhân tố này.

3. Khả năng thương lượng từ khách hàng

3.1. Khách hàng chủ yếu

- Khách hàng chủ yếu có nhu cầu sử dụng thép hiện nay là các nhà thầu xây dựng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thép công nghiệp: Nhà tiền chế, đóng tàu,
xà lan, công trình cầu cống, các nhà máy gia công cán tole xà gồ…Mức độ tập trung của
22
khách hàng thấp. Các đại lý phân phối dễ làm giá trong trường hợp xảy ra tình trạng
khan hiếm thép.

3.2. Chi phí chuyển đổi:

- Phí chuyển đổi khi người mua không muốn sử dụng sản phẩm của ngành nữa

chuyển sang dùng các sản phẩm như gỗ, nhựa… là rất cao, vì thép thường là vật liệu
chính, trụ cột của các công trình xây dựng nên việc chuyển đổi đòi hỏi rất tốn kém
về thời gian và chi phí. Trong khi khuynh hướng của khách hàng cũng không thích
thay đổi thói quen vì sợ mất thời gian và công sức. Nếu khách hàng quen thuộc với
hình ảnh một sản phẩm sẽ khó thay đổi việc sử dụng sản phẩm đó thay cho sản
phẩm thay thế.

3.3. Mức độ hiểu biết thông tin của người mua về sản phẩm của ngành:

Nhiều doanh nghiệp nhỏ vì trục lợi làm ra các sản phẩm nhái các thương hiệu có
uy tín nhưng có gia bán thấp hơn tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường…
Mức độ hiểu biết thông tin của người mua về sản phẩm của ngành thép là thấp. Đó là từ
cạnh tranh thiếu lành mạnh. Người tiêu dùng phải gánh chịu hậu quả từ việc sử dụng
sản phẩm chất lượng không đảm bảo. sản phẩm trôi nổi hàng giả, hàng nhái nên không
có chế độ bảo hành. Đối với doanh nghiệp sản xuất tôn thép trong nước, để có thể cạnh
tranh về giá đối với sản phẩm nhập khẩu giá rẻ, các doanh nghiệp buộcphải mua và sử
dụng thép nguyện liệu có chất lượng kém; đầu tư các công nghệ giá rẻ, sử dụng công
nghệ lạc hậu… Thành phẩm làm ra, nhất là các tôn thép mạ, chất lượng sản phẩm kém
xa so với thông tin công bố của doanh nghiệp.

3.4. Nguy cơ khách hàng không chuộng sử dụng sản phẩm thép:

Thị trường thép nội địa hiện nay bao gồm thép sản xuất trong nước và thép
nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc. Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, Việt
Nam đã và đang tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa
phương với nhiều quốc gia vùng lãnh thổ. Khi tham gia Hiệp định, các quốc gia sẽ có
những cam kết về lộ trình giảm thuế nhập khẩu, tiến tới xóa bỏ gần như toàn bộ rào cản
về thuế quan. Điều này làm giá thép của Trung Quốc có ưu thế được rẻ hơn trên thị

23
trường nội địa và đang là một mối đe dọa ngành thép trong nước. Tuy nhiên với chính
sách thuế tự vệ vừa ra đời của chính phủ đánh thuế lên cả phôi thép nhập khẩu từ nước
ngoài và thép thành phẩm nhập khẩu vào trong nước thì đẩy giá của thép tăng, điều này
có tác động làm giá của thép nhập khẩu cũng như thép trong nước không có sự chênh
lệch nhiều nên ngành thép trong nước vẫn chiếm được một thị trường tiêu thụ nhất định.

4. KHẢ NĂNG ÉP GIÁ TỪ NHÀ CUNG CẤP

Số lượng và quy mô nhà cung cấp


Việt Nam nhập khẩu từ nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau cả nguyên liệu
thô (thép phế liệu), bán thành phẩm (phôi thép) cho đến thành phẩm các loại (thép cán
nóng, thép xây dựng, tôn mạ màu, thép hình, …) nhưng nhiều nhất vần là nguyên liệu
thô và bán thành phẩm.
Ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên thế
giới. Giá thép trong nước có xu hướng biến động cùng chiều với giá phôi trên thế giới.
● Phân tích ngành thép qua phương pháp Swot

Strengths: Weaknesses:
Có uy tín trên thị trường Mặc dù có cải tiến công nghệ
+ Có uy tín trên thị trường + Mặc dù có cải tiến công nghệ nhưng
Việt Nam (được ưa chuộng, vẫn còn lạc hậu, tiêu tốn năng lượng
thay thế thép nhập khẩu) và thế và nguy cơ về môi trường.
giới. Cơ cấu mặt hàng bị mất cân đối
Có thị trường xuất khẩu + Cơ cấu mặt hàng bị mất cân đối
+ Có thị trường xuất khẩu (giữa thép dẹt và thép dài)
rộng lớn: khu vực Asean, khu Phần lớn nguyên liệu đầu vào để
vực EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, + Phần lớn nguyên liệu đầu vào để sản
Trung Quốc, ... -> Thép VN xuất thép phải nhập khẩu
có mặt hơn 30 quốc gia khu
vực và thế giới.
+ Hệ thống dây chuyền thiết bị
của

24
doanh nghiệp thép trong nước
hiện nay đã tiên tiến hơn, bắt
kịp trình độ của thế giới
Ngành thép luôn được Nhà
+ Ngành thép luôn được Nhà
nước xác định là ngành công
nghiệp được ưu tiên
phát triển.

Opportunities: Threats:
Nhà nước luôn chú trọng + Lượng hàng tồn kho lớn.
+ Nhà nước luôn chú trọng đến Sức ép cạnh tranh về việc gia
sự phát triển của ngành thép. + Sức ép cạnh tranh về việc gia tăng
Các doanh nghiệp đang phát nguồn cung ứng trong nước, một số
+ Các doanh nghiệp đang phát nước lân cận.
triển theo hướng hiện đại, quy Sức ép từ lãi vay vốn, chênh
mô lớn hướng về thượng + Sức ép từ lãi vay vốn, chênh lệch tỷ
nguồn, tăng sức cạnh tranh với giá
các sản phẩm thép nước ngoài. Nhu cầu thép dẹt ở VN 80%
Chuẩn bị những cải tiến, + Nhu cầu thép dẹt ở VN 80% nhưng
+ Chuẩn bị những cải tiến, vẫn chưa phát triển được do các doanh
nâng cấp về công nghệ -> để nghiệp phải có vốn đầu tư lớn, thời
cải thiện chất lượng và gian thu hồi vốn lâu, nhà máy sản xuất
sản lượng sản phẩm. lớn.

25
VI. Triển vọng ngành và định hướng đầu tư

1. Triển vọng ngành thép Việt Nam hiện nay

1.1. Giá và sản lượng

“Thị trường thép nội địa và xuất khẩu của Việt Nam dự báo phục hồi tích cực cả
về giá và sản lượng trong năm 2024”. Thị trường nội địa kỳ vọng tiêu thụ tăng 9% svck
và giá thép tăng 8% svck vào năm 2024.
Sau 9T/2023, sản lượng tiêu thụ thép nội địa đạt 10.8 triệu tấn (-27% svck) chủ
yếu đến từ mức giảm gần 26% của thép xây dựng (chiếm 30% sản lượng toàn ngành).
Tiêu thụ thép xây dựng ở mức thấp trong bối cảnh ngành bất động sản trầm lắng khi
nguồn cung dự án giảm mạnh. Vướng mắc pháp lý cũng như khó khăn trong việc xác
định tiền đền bù đã kéo dài quá trình triển khai của các dự án BĐS. Do đó, nguồn cung
BĐS trên cả nước giảm mạnh sau 9T/2023. Sau 3 quý, theo thống kê của CBRE, nguồn
cung căn hộ tại HCM giảm 60% đạt trên 7,750 căn hộ và tại HN, nguồn cung giảm 42%
về mức 7,000 căn hộ. Nhu cầu tiêu thụ thép yếu do nguồn cung BĐS sụt giảm khiến giá
thép xây dựng giảm mạnh về mức trung bình 14.1 triệu đồng/tấn (-15% svck).
Theo báo cáo của CBRE, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024
Nguồn cung căn hộ tại HN dự kiến tăng hơn 33% svck vào năm 2024, đạt mức 20,000
căn hộ và tại HCM nguồn cung đạt khoảng 12,000 căn (+31% svck). Nguồn cung căn
hộ phục hồi sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa.

26
Hơn nữa, Chính phủ đã ban hành 1 số biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản.
Các chính sách nổi bật như Nghị định 33/NĐ – CP, Nghị định 10/2023/NĐ – CP với
mục tiêu tháo gỡ vướng mắc pháp lý nhằm cải thiện nguồn cung thị trường trong thời
gian tới. Luật Đất Đai sửa đổi dự kiến thông qua vào T10/2023 với quy định rõ ràng hơn
về thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ khơi thông nguồn cung và góp phần giúp thị
trường ấm trở lại. Điểm sáng đã xuất hiện khi nguồn cung tại HCM trong Q3/2023 đạt
hơn 3,600 căn hộ, hồi phục 187% QoQ theo thống kê của CBRE. Các chủ đầu tư lớn
như Nam Long hay Vinhomes mở bán phân khúc bình dân và đạt tỷ lệ hấp thụ cao trên
65%. Kỳ vọng yếu tố tích cực từ giá thép thế giới và thị trường bất động sản phục hồi
từ giữa năm 2024 thúc đẩy giá thép nội địa. Nhờ đó, giá thép xây dựng dự kiến phục hồi
lên mức 15 triệu VNĐ/tấn (+8% svck) vào 2024.

Từ đầu năm 2023, giá than và quặng duy trì quanh mức 300 USD/tấn (-6% svck)
và 115 USD/tấn (+3% svck) nhờ nguồn cung ổn định. Từ tháng 9 giá than và quặng đã
tăng hơn 15% svck sau thông tin Chính phủ TQ phát hành thêm trái phiếu để hỗ trợ kinh

27
tế. Như vậy, đà tăng giá NVL có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn và sẽ hạ nhiệt trong năm
2024 khi nhu cầu sản xuất thép của TQ giảm 1% svck trong năm tới.

Nhu cầu yếu và nguồn cung ổn định khiến giá than và quặng dự kiến tiếp tục
giảm nhẹ trong năm 2024. Chúng tôi dự báo, giá than và quặng lần lượt đạt mức trung
bình 290 USD/tấn (-7% svck) và 109 USD/tấn (-6% svck) trong 2024. Giá bán hồi phục
và nguyên liệu giảm nhẹ sẽ giúp biên gộp của ngành cải thiện.

1.2.Xuất khẩu

Theo đánh giá, nhu cầu phục hồi từ EU là yếu tố chính tác động tích cực đến thị
trường thép xuất khẩu. Trong bối cảnh các đối tác xuất khẩu chính vào EU không thể
duy trì sản lượng, nguồn cung tại EU tiếp tục thiếu hụt. Sản lượng xuất khẩu thép dự
kiến lần lượt đạt 10.5 triệu tấn (+25% svck) và 11.2 triệu tấn (+7% svck) vào năm 2023
và 2024. Bên cạnh đó, giá HRC xuất khẩu dự kiến đạt 800 USD/tấn (+8% svck) trong
năm 2024.

28
1.3. Lợi nhuận của DN thép

Dự báo lợi nhuận của các DN thép có thể tăng trưởng 40% svck trong năm 2024
Lợi nhuận các DN ngành thép dự kiến tăng trưởng 40% svck trong năm 2024 nhờ
những yếu tố sau:
- Doanh thu dự kiến hồi phục 25% svck nhờ sản lượng và giá bán tăng trưởng
9% và 8% svck.
- Biên lợi nhuận gộp phục hồi lên mức 13% (so với khoảng 8% của năm 2023).
- Chi phí tài chính giảm 30% svck trong bối cảnh áp lực tỷ giá và chi phí lãi vay
hạ nhiệt.

2. Định hướng đầu tư vào cổ phiếu thép

Giá thép có thể đã chạm đáy và cải thiện trong năm 2024 do cung cầu cân bằng
hơn: Sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc trong 11T2023 tăng 1,5% đạt 952 triệu
tấn. Tuy nhiên, nếu xét theo tháng, sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc gần như
liên tục giảm từ mức đỉnh 95,7 triệu tấn trong tháng 3 xuống còn 76,1 triệu tấn trong

29
tháng 11 do nhu cầu yếu và chi phí nguyên vật liệu tăng cao, trong khi biên lợi nhuận
của các công ty thép đã giảm xuống mức thấp.

Sản lượng sản xuất của Trung Quốc sụt giảm cũng khiến sản lượng toàn cầu giảm
từ 165 triệu tấn trong tháng 3 xuống còn 145,5 triệu tấn trong tháng 11. Tồn kho thép ở
Trung Quốc đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây, giúp giảm áp lực dư cung trên
toàn cầu trong thời gian sắp tới.
Do đó, giá thép có thể đã chạm đáy và sẽ phục hồi trong thời gian tới. Tuy nhiên,
SSI Research không kỳ vọng giá thép sẽ tăng mạnh vì nhu cầu chung vẫn sẽ bị ảnh
hưởng bởi nhu cầu yếu ở Trung Quốc do thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi
sắc. Mặt khác, sự gia tăng giá thép so với chi phí nguyên liệu đầu vào có thể thúc đẩy
hoạt động sản xuất ở Trung Quốc quay trở lại. Lợi nhuận của các công ty thép sẽ đạt
mức tăng trưởng cao trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023 nhờ sản lượng tiêu thụ
cải thiện, đặc biệt là của HPG và HSG, và biên lợi nhuận gộp tăng trở lại từ mức thấp
trong nhiều năm do giá thép nhiều khả năng đã kết thúc xu hướng giảm của những năm
trước.
Mức tăng trưởng lợi nhuận có thể cao hơn trong nửa đầu năm 2024 nhờ mức nền
lợi nhuận thấp trong nửa đầu năm 2023. Xu hướng phục hồi có thể được duy trì sau năm
2024, mặc dù nhu cầu tiêu thụ và biên lợi nhuận vẫn còn khả năng biến động, vì vậy cổ
phiếu thép thường phù hợp với nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro cao. Giá cổ phiếu
hiện đã được định giá ở mức cao, phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận 1 năm của
ngành, với P/E dự phóng 1 năm dao động trong khoảng 15x-17x, vượt mức trung bình
lịch sử khoảng 10x. Giá cổ phiếu thép thường được định giá cao ở thời kỳ đáy lợi nhuận.
Ngoài ra, cổ phiếu thép cũng được ưa chuộng trong những năm gần đây khi được coi là
cổ phiếu có hệ số beta cao.

3. Lựa chọn đầu tư cổ phiếu

Khuyến nghị cổ phiếu: cổ phiếu NKG và HPG dựa trên triển vọng hồi phục của
ngành thép
HPG – CTCP Tập Đoàn Hòa Phát

30
Trong năm 2023, sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 6.3 triệu tấn thép XD, HRC và
phôi thép (-12% svck), doanh thu đạt 114,928 tỷ VNĐ (-18% svck) và LN ròng dự kiến
đạt 6,337 tỷ VNĐ (-29% svck).
Bước sang 2024, giá thép xây dựng và sản lượng bán hàng dự kiến phục hồi 8%
svck và 7% svck với kì vọng về thị trường bất động sản phục hồi kể từ giữa năm 2024.
Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 2.1 triệu tấn (+5% svck) nhờ nhu cầu thế giới kì vọng
phục hồi. Lợi nhuận sau thuế của HPG trong năm 2024 có thể đạt hơn 10,929 tỷ đồng
(+70% svck) nhờ các yếu tố (1). Giá bán và sản lượng phục hồi trên 7% svck (2). Biên
lợi nhuận gộp phục hồi lên mức 12.8% nhờ giá bán cải thiện và nguyên liệu giảm nhẹ.
(3). Tỷ giá ổn định hơn svck giúp chi phí tài chính giảm 30% svck.
Mức định giá P/B đang ở dưới trung bình trong 2 chu kì gần nhất.
Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 32,900 đồng/cổ phiếu

Biểu đồ: Mức định giá PB của HPG

31
Bảng: Một số chỉ tiêu tài chính của HPG

CTCP Thép Nam Kim (HSX: NKG)


Trong năm 2023, sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 854,878 tấn (-2.3% svck), doanh
thu ở mức 18,759 tỷ VNĐ (-18.7% svck) và LN ròng đạt 179 tỷ VNĐ (hồi phục từ mức
lỗ 126 tỷ).
Giá ôn mạ xuất khẩu dự kiến phục hồi lên mức 945 USD/tấn (+8%svck) trong
bối cảnh nhu cầu phục hồi tại Mỹ và EU trong năm 2024. Bên cạnh đó, sản lượng xuất
khẩu dự báo tiếp tục hồi phục 5% khi nguồn cung tại EU vẫn bị ảnh hưởng bởi giá điện
tăng. Lợi nhuận sau thuế của NKG trong năm 2024 có thể đạt 555 tỷ đồng (+66% svck)
nhờ các yếu tố sau: (1). Giá bán và sản lượng tăng trưởng trên 5% svck. (2). Biên lợi
nhuận gộp phục hồi lên mức 7.1% vào năm 2024 (so với khoảng 8% dự báo của năm
2023). (3). Giá cước vận tải hạ nhiệt giúp chi phí vận chuyển giảm 30% svck.
Mức định giá P/B đang ở dưới trung bình trong 2 chu kì gần nhất.
Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 25,850 đồng/cổ phiếu

32
33
Bảng: Một số chỉ tiêu tài chính của NKG

Bảng: So sánh các chỉ tiêu tài chính của một số doanh nghiệp ngành thép

34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Nguyễn Thị Minh Huệ, PGS. TS. Trần Đăng Khâm (2016), Giáo trình
phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Trung Đặng (2023), Hiệp hội Thép Thế giới điều chỉnh dự báo nhu cầu thép năm
2023 xuống mức tăng trưởng dưới 2%, https://www.vnsteel.vn/tin-thi-truong-
thep/hiep-hoi-thep-the-gioi-dieu-chinh-du-bao-nhu-cau-thep-nam-2023-xuong-
muc-tang-truong-duoi-2-6745.html
3. https://worldsteel.org/
4. https://www.hoaphat.com.vn/
5. https://tonnamkim.com/
6. VCBS (2023), Báo cáo ngành thép,
https://static1.vietstock.vn/edocs/Files/2023/12/21/bao-cao-nganh-thep-dong-qua-
ha-ve_20231221160437.pdf
7. MBS (2023), Báo cáo ngành Thép: Kỳ vọng phục hồi trong năm 2024,
https://finance.vietstock.vn/bao-cao-phan-tich/13069/bao-cao-nganh-thep-ky-
vong-phuc-hoi-trong-nam-2024.htm
8. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A9p
9. https://en.wikipedia.org/wiki/Steel
10. https://oec.world/en/profile/hs/iron-steel
11. Hiệp hội Thép Việt Nam – Vietnam Steel Association, https://vsa.com.vn/gioi-
thieu/danh-sach-hoi-vien/
12. Nguyễn Minh Tuấn (2020), Top 9 công ty sản xuất thép lớn tại việt nam,
https://myvietgroup.vn/top-9-cong-ty-san-xuat-thep-lon-tai-viet-nam
13. Qui trình và chi phí sản xuất thép, https://vattuthep.vn/qui-trinh-va-chi-phi-
san-xuat-thep/
14. Thanh Long (2021), Chu kỳ của cổ phiếu thép, https://vietnamfinance.vn/chu-
ky-cua-co-phieu-thep-20180504224252957.htm
15. MBS (2023), Báo cáo ngành thép,
https://photocmstinnhanhchungkhoan.epicdn.me/Uploaded/2024/cqjwqcqdh/2
023_11_20/baocaocapnhatthep-5029.pdf

35
16. Habubank Securities (2014), Báo cáo ngành thép,
https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&opi=89978449&url=ht
tps://www.shs.com.vn/Handlers/DownloadReport.ashx%3FReportID%3D797
%23:~:text%3DNg%25C3%25A0nh%2520th%25C3%25A9p%2520Vi%25E
1%25BB%2587t%2520Nam%2520c%25C3%25B2n,ty%2520gang%2520th%
25C3%25A9p%2520Th%25C3%25A1i%2520Nguy%25C3%25AAn.&ved=2
ahUKEwictbOktbCFAxX4h1YBHSr3BRoQFnoECA4QAw&usg=AOvVaw0
9HIg-X54GlIFDTTVzNlfT
17. Hiệp hội Thép Việt Nam – Vietnam Steel Association (2023), Tình hình thị
trường thép Việt Nam tháng 11/2023 và 11 tháng đầu năm 2023,
https://vsa.com.vn/tinh-hinh-thi-truong-thep-viet-nam-thang-11-2023-va-11-
thang-dau-nam-2023/
18. Cổ phiếu ngành thép và tiềm năng đầu tư trong năm 2024 (2024),
https://topi.vn/co-phieu-nganh-thep.html

36

You might also like