You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÁN-KÉO KIM LOẠI

THIẾT KẾ MÁY CÁN UỐN 4 TRỤC& NGHIỆM BỀN TRỤC CÁN


CHỦ ĐỘNG

GVHD: T.S Nguyễn Đăng Khoa

SVTH: Trần Quốc Anh 1711

Nguyễn Hùng Tuấn Vũ 1614165

Tp HCM 12/2020

0
TÓM TẮT ĐỒ ÁN.............................................................................................................3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH THÉP.....................................................................4

1.1. Tình hình ngành thép thế giới:...........................................................................4

1.2. Tình hình ngành thép Việt Nam:.......................................................................6

1.3. Giới thiệu máy cán ống hàn:...............................................................................9

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................10

2. Kỹ thuật cán uốn thép tấm...............................................................................10

2.1. Khái niệm uốn:..................................................................................................10

2.2. Các thông số trong quá trính uốn.....................................................................11

2.3. Các công thức tính toán:...................................................................................13

2.3.3. Tính momen:.............................................................................................15

2.3.4. Nghiệm bền trục cán.................................................................................16

2.2.6 Tính công suất động cơ....................................................................................17

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ..................................................18

3. Tính toán, thiết kế công nghệ cho quy trình sản xuất ống thép với thông số
phôi của Xí nghiệp cơ điện-Cty điện lực 3................................................................18

3.1. Thông số đầu vào:..............................................................................................18

3.2. Lựa chọn công nghệ...........................................................................................19

3.3. Tính toán lực uốn, và lực đàn hồi khi uốn:......................................................20

3.4. Tính công suất động cơ:....................................................................................22

3.5. Thiết kế trục cán uốn chủ động I:....................................................................22

3.6. Nghiệm bền trục cán:........................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................25

1
.DANH MỤC HÌNH ẢNH Y

Hình 2. 1: Biến dạng của phôi thép trước và sau khi uốn (Nguồn: Tạp chí khoa học Việt
Nam 2018, 11/06/2018)....................................................................................................11
Hình 2. 2:Thông số tính toán chiều dài phôi (Nguồn: Công nghệ tạo hình kim loại tấm-
Nguyễn Mậu Đằng)........................................................................................................... 12
Hình 2. 3: Phân bố lực trên máy cán 4 trục......................................................................13

Hình 3. 1: Nguyên lý hoạt động máy cán uốn 4 trục ( Nguồn: dbk.vn).............................20

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Y

Biểu đồ 1. 1: Sản lượng thép thô thế giới ( Nguồn: World Steel)........................................4
Biểu đồ 1. 2: Sản lượng thép thô các nước từ tháng 01 đến tháng 09/2020 ( Nguồn World
Steel)................................................................................................................................... 5
Biểu đồ 1. 3: Sản lượng thép thô 09 tháng đầu năm của các khu vực sản xuất lơn trên thế
giới (Nguồn:World Steel)....................................................................................................6
Biểu đồ 1. 4: Tình hình sản xuất thép thành phảm tháng 10/2020 (Nguồn: Hiệp hội Thép
Việt Nam)............................................................................................................................ 7
Biểu đồ 1. 5: Cơ cấu xuất khẩu thép qua các thị trường tháng 09/2020 (Nguồn: VITIC)...8
DANH MỤC BẢNG BIỂU

YBảng 3. 1: Thành phần hóa học thép CT3.........................................................................


Bảng 3. 2: Cơ tính mác thép CT3.....................................................................................19
Bảng 3. 3: Thành phần hóa học mác thép 40CrNi (Nguồn: Phần mền tra cứu mác thép-
PGS.TS Nguyễn Văn Dán)................................................................................................23
Bảng 3. 4: Cơ tính mác thép 40CrNi (Nguồn: Phần mền tra cứu mác thép-PGS.TS
Nguyễn Văn Dán).............................................................................................................23

2
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Chương 1: Tổng quan về ngành thép thế giới và Việt Nam năm 2020. Chương này
nêu lên thực trạng ngành công nghiệp thép thế giới nói chung và ngành thép Việt Nam nói
riêng với sự ảnh hưởng của Covid-19.
Chương 2: Phần này ta nói về cơ sở lý thuyết của cán ống hàn. Khái quát được các
lý thuyết uốn hình. Cơ sở lý thuyết cán dựa trên: vùng biến dạng, các thông số hình học,
điều kiện kim loại ăn vào được trục cán…
Chương 3: Tính toán thiết kế công nghệ. Trong chương này chúng ta nhằm giải
quyết các vấn đề tính toán của máy cán về năng suất cán ống, sản lượng thép ống trong 1
năm, bề rộng băng kim loại, thiết kế trục cán, kích thước trục, đường kính trục, tính toán
tốc độ trục cán tạo hình. Qua những bước tính toán trên ta đã tạo ra được một hệ thống
sản xuất ống.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH THÉP


1.1. Tình hình ngành thép thế giới:
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới
(tại 64 nước) đã tăng nhẹ 2,9% trong tháng 9 so với cùng kì năm trước, đạt gần 156,4
3
triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc, nước có sản lượng thép lớn nhất thế giới, ghi nhận tăng
trưởng mạnh 10,9% trong tháng với sản lượng hơn 92,5 triệu tấn, cách biệt xa với các
nước còn lại
Trong số 14 nước có sản lượng thép thô trên 1 triệu tấn (tháng 9) có tới 9 nước ghi
nhận sản lượng giảm. Các nước như Nhật Bản, Mỹ, Italy có sản lượng giảm hai con số lần
lượt là: 19,3%; 18,5% và 18,7% so với cùng kì năm trước.
Đáng chú ý, Việt Nam trở thành điểm sáng khi có mức tăng trưởng mạnh về sản
lượng trong tháng 9 đạt 2,3 triệu tấn thép thô, tăng 45,3% so với tháng 9/2019.

Biểu đồ 1. 1: Sản lượng thép thô thế giới ( Nguồn: World Steel)
Trong 9 tháng đầu năm, sản lượng thép thô của thế giới đạt 1.347,4 triệu tấn, giảm
3,2% so với cùng kì năm 2019. Trong đó, khu vực châu Á sản xuất 1.001,7 triệu tấn thép
thô, tang 0,2% so với cùng kì năm ngoái. EU sản xuất 99,4 triệu tấn thép thô, giảm
17,9%.
Sản lượng thép thô của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đạt 74,3 triệu tấn,
giảm 2,5%so với cùng kì năm 2019. Sản lượng thép thô của Bắc Mỹ đạt 74,0 triệu tấn,
giảm 18,2%. Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là ba nước giữ được tăng tăng trưởng

4
dương trong 9 tháng đầu năm so với cùng kì năm trước trong nhóm 10 quốc gia có sản
lượng thép thô lớn nhất thế giới với mức tăng trưởng lần lượt là 4,7%; 2,6% và 9,3%. Các
nước còn lại đều ghi nhận sự sụt giảm.

Biểu đồ 1. 2: Sản lượng thép thô các nước từ tháng 01 đến tháng 09/2020 ( Nguồn World
Steel)
Theo nhận định của Hiệp hội Thép Thế giới, kể từ khi mở cửa trở lại của hầu hết
các nền kinh tế vào giữa tháng 5, nhu cầu bị dồn nén đã khởi động sự phục hồi mạnh mẽ
của các hoạt động kinh tế, cho thấy sự phục hồi hình chữ V. Tuy nhiên, cho đến nay, điều
này vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự sụt giảm trong thời gian “đóng cửa”. Nhiều lĩnh vực sử
dụng thép vẫn ở dưới mức COVID-19 trước đó. Sự phục hồi sau đại dịch vẫn còn mong
manh do làn sóng lây nhiễm thứ hai, các biện pháp cách li xã hội tiếp tục, tỉ lệ thất nghiệp
gia tăng,… Vào năm 2020, Worldsteel dự báo rằng nhu cầu thép sẽ giảm 2,4% xuống
1.725,1 triệu tấn do đại dịch COVID-19 và tăng lên 1.795,1 triệu tấn vào năm 2021, tăng
4,1% so với năm 2020 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ ở Trung Quốc. Nhu cầu thép tại các
quốc gia còn lại trên thế giới phục hồi nhưng vẫn ghi nhận sự sụt giảm sâu vào năm 2020,
cả ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi, dự kiến chỉ phục hồi một phần vào năm 2021.

5
Biểu đồ 1. 3: Sản lượng thép thô 09 tháng đầu năm của các khu vực sản xuất lơn trên thế
giới (Nguồn:World Steel)
1.2. Tình hình ngành thép Việt Nam:
Trong tháng 10, sản lượng thép thô của Việt Nam tăng mạnh đạt mức cao nhất
trong hai năm 2019 – 2020, tiêu thụ thép thô tăng tới 30% so với cùng kì năm trước. Xuất
khẩu thép các loại sang Trung Quốc tăng đột biến cả về lượng và trị giá xuất khẩu và
vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam là động lực chính
thúc đẩy sự phục hồi của ngành thép.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất và bán hàng các sản
phẩm thép trong nước 10 tháng đầu năm 2020 giảm lần lượt là 0,3% và 4,1% so với cùng
kì năm 2019. Cụ thể, sản xuất thép các loại đạt hơn 20,9 triệu tấn, giảm 0,3%; bán hàng
thép các loại đạt hơn 18,3 triệu tấn, giảm 4,1%. Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn
3,6 triệu tấn, giảm 6,4% so với cùng kì năm 2019.

6
Biểu đồ 1. 4: Tình hình sản xuất thép thành phảm tháng 10/2020 (Nguồn: Hiệp hội Thép
Việt Nam)
Theo số liệu của VSA, nhập khẩu thép về Việt Nam trong tháng 9 đạt 1,01 triệu tấn
với kim ngạch 629 triệu USD, giảm 15,29% về lượng và 3,65% về trị giá so với tháng
trước; so với cùng kì năm trước giảm lần lượt là 12,09% và giảm 15,7% Luỹ kế 9 tháng
đầu năm, nhập khẩu thép về Việt Nam là 10,36 triệu tấn với trị giá trên 6,05 tỉ USD, giảm
lần lượt 4% về lượng và giảm 15,9% về trị giá so với cùng kì năm 2019.
Trong 9 tháng 2020, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc là 2,83 triệu tấn, với trị
giá nhập khẩu gần 1,77 tỉ USD, chiếm 27% tổg lượng thép nhập khẩu và 29% tổng kim
ngạch nhập khẩu cả nước. Các quốc gia tiếp theo cung cấp thép cho Việt Nam là Nhật
Bản (19%), Hàn Quốc (15,4%), Ấn Độ (12%), Đài Loan (12%), v.v…
Tháng 9, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,039 triệu tấn với trị giá gần 544 triệu
USD, giảm lần lượt về sản lượng xuất khẩu và trị giá so với tháng 8 là 10,5% và 5,8%; so
với cùng kì năm 2019, sản lượng xuất khẩu tăng 112%, và trị giá tăng 73%. Trong tháng 9
năm 2020, Việt Nam xuất khẩu thép đạt 6,997 triệu tấn, với trị giá đạt 3,65 tỉ USD đến
hơn 30 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là
ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ. 20 Đáng chú ý, xuất khẩu thép các loại sang Trung
Quốc tăng đột biến cả về lượng và trị giá xuất khẩu so với cùng kì năm trước, đạt 2,53
triệu tấn, tương đương giá trị 1,039 tỉ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thép thô.
7
Trong khi đó, xuất khẩu sang ASEAN, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trước
đây, chỉ đạt 3,055 triệu tấn, tương đương với trị giá 1,65 tỉ USD, giảm không đáng kể về
lượng xuất khẩu và giảm 12% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Biểu đồ 1. 5: Cơ cấu xuất khẩu thép qua các thị trường tháng 09/2020 (Nguồn: VITIC)
Theo đó, tại hội thảo đánh giá thị trường thép 9 tháng đầu năm do Hiệp hội Thép
Việt Nam (VSA) tổ chức, ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó Chủ tịch VSA, cho biết: “Mặc dù
ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây khó khăn lớn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
thép, khiến nhiều doanh nghiệp trong nước không đạt được mức tăng trưởng như những
năm trước, nhưng cũng có những tín hiệu đáng mừng cho ngành trong giai đoạn này”,
theo Vietnamnews.
Ông nhận định việc đẩy nhanh các dự án đầu tư công sẽ đưa ngành công nghiệp
trong nước đi lên, trong đó có ngành thép.
“Có rất nhiều nhà máy thép cacbon liên hợp do Trung Quốc đầu tư ở ASEAN và
Việt Nam trong khi tiềm năng tiêu thụ thép ở các nước này sẽ tăng lên đến 7% trong khu
vực vào năm 2021”, ông Nguyên chia sẻ.
Ông cho biết thêm việc mua thép từ ASEAN trong một số giai đoạn có hiệu quả
và tiết kiệm hơn đối với người mua Trung Quốc nhưng cũng đề cập rằng vẫn là một thách
thức lớn đối với ngành công nghiệp trong nước khi cạnh tranh với các công ty Trung
Quốc khi sản xuất trở lại. Các nhà sản xuất trong nước nên đa dạng hóa sản phẩm và tăng
cường xuất khẩu để giảm bớt áp lực trên thị trường trong nước và cạnh tranh tốt hơn với
thế giới.

8
1.3. Giới thiệu máy cán ống hàn:
Trước đây con người đã biết sử dụng những vật thể tròn xoay bằng đá hoặc bằng
gỗ để nghiền bột làm bánh,… Những vật thể tròn xoay dần được thay thế bằng nhôm,
thép, đồng thau và từ việc cán bằng tay được thay thế bằng các trục cán để dễ dàng tháo
lắp trên các máy có gá trục cán, từ đó máy cán ra đời. Qua thời gian phát triển máy cán
ngày càng được hoàn thiện và hiện đại. Như ban đầu người ta dùng sức ngựa để kéo, khi
khoa học phát triển các máy cán được thực hiện bằng sức kéo của motor và điện.
Cán ống hàn có thể thực hiện ở trạng thái nóng nếu ống to và có thành ống dày, các
loại ống nhỏ và mỏng nên tạo hình ở trạng thái nguội. Phôi ban đầu cho cán ống hàn là
các loại thép tấm, thép bản và thép băng. Thép tấm và băng thép được tạo hình liên tục
trên máy cán uốn tạo hình bởi các khuôn cán ép có kích thước khác nhau. Khi tạo ống
xong thì lúc này các máy hàn điểm hàn tiếp xúc ống lại với nhau.
Ống có mối hàn có hai kiểu là hàn dọc và hàn theo đường xoắn ốc. Tùy theo chiều
dày và kích cỡ ống mà tạo hình ở trạng thái nóng hay nguội. Công nghệ sản xuất ống hàn
đơn giản và đầu tư ít, thiết bị không đắt và quá phức tạp.
Phân loại:
1). Phân loại theo phương pháp sản xuất
- Ống thép liền: ống cán thép nóng,cán thép nguội, ống đảy áp, ống đỉnh
- Ống hàn
(a) Phân loại theo công nghệ: ống hàn hồ quang điện,ống hàn điện trở(cao tần,tần suất
thấp), ống hàn hơi, ống hàn lò
(b) Phân loại theo mối hàn:ống hàn mối thẳng , ống hàn xoắn ốc
2). Phân loại theo hình dạng mặt cắt
- Ống thép mặt cắt phức tạp: ống thép hình sáu giác không đều , ống thép hình hoa
mai 5 cánh, ống thép hình hai lồi, ống thép hình hai lõm, ống thép hình hạt dưa, ống thép
hình nón, ống thép hình gợn sóng, ống thép vỏ mặt ngoài, loại khác

3). Phân loại theo độ dày tường: ống thép tường mỏng,ống thép tường dày
4). Phân loại theo nguyên liệu và công dụng: ống thép dùng cho đường ống, ống thép
dùng cho thiết bị công nống nhiệt, ống thép dùng cho ngành công nghiệp máy móc, dầu

9
mỏ, ống thép dùng cho khoan thăm dò địa chất, ống thép đồ đựng, ống thép dùng cho
công nghiệp hóa học, ống thép có công dụng đặc biệt, loại khác.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2. Kỹ thuật cán uốn thép tấm.
Trong sản xuất chế tạo ống, người ta thấy được những ưu điểm vượt trội khi ứng
dụng phương pháp uốn vào sản xuất. Không chỉ mang lại năng suất cùng với đường kính
ống lớn, mà còn đơn giản hóa hệ thống máy móc lắp ráp. Ở chương này chúng sẽ tìm hiểu
cơ sở lý thuyết uốn để hiểu rõ hơn sự thây đổi của cấu trúc kim loại khi tác dụng lực uốn.
Uốn là nguyên công nhằm biến đổi phôi có trục thẳng thành các chi tiết có trục cong.
2.1. Khái niệm uốn:
Uốn gồm quá trình biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi, làm thay đổi hướng thớ
kim loại, làm cong phôi và thu nhỏ dần kích thước.
Trong quá trình uốn, kim loại phía trong góc bị nén lại và co ngắn ở hướng dọc,
đồng thời bị kéo ở hướng ngang, với phần kim loại ở ngoài chịu lực kéo . Giữa các lớp
chịu lực nén và kéo vẫn giữ được trạng thái ban đầu của kim loại gọi là lớp trung hòa.
Người ta sử dụng lớp trung hòa để nghiệm bền vật liệu khi gia công uốn ống.

Hình 2. 1: Biến dạng của phôi thép trước và sau khi uốn (Nguồn: Tạp chí khoa học Việt
Nam 2018, 11/06/2018)
2.2. Các thông số trong quá trính uốn
Xác định vị trí lớp trung hòa:

10
Để tính toán chiều dài phôi chúng ta phải xác định vị trí lớp trung hòa, khi uốn mặt
tròn lớp kim loại bị nén và mặt ngoài bị kéo ở giữa các mặt này kim loại hầu như không
biến dạng.
Bán kính lớp trung hòa có thể tính toán theo công thức:
Btb r ε
ρ=
B ( )
sε +
2 2
(mm)

Trong đó: ρ _ bán kính lớp trung hòa

Btb_ chiều rộng trung bình lớp tiết diện uốn

Btb= (B+ B2) /2


B_chiều rộng phôi ban đầu
S_chiều dày thành vật liệu
r_ bán kính uốn phía trong
ε _hệ số biến mỏng
Trong thực tế bán kính lớp trung hòa có thể xác định theo công thức gần đúng:
ρ= r + x.S
Trong đó: r_ là bán kính uốn phía trong
x_ hệ số xác định khoảng cách lớp trung hòa đến bán kính uốn phía
trong (trang 93 sách tạo hình kim loại tấm TG mậu đằng)
Xác đinh chiều dài phôi
Chiều dài phôi được tính theo công thức:
πφ
L= l 1 +l2+ (r + xs)
180
Trong đó: r_bán kính uốn (mm)
Có thể hiểu l 1 +l2là đoạn thẳng còn phần còn lại trong công thức là tính chiều dài doạn
cong ( trang 93 sách Mậu Đằng)

11
Hình 2. 2:Thông số tính toán chiều dài phôi (Nguồn: Công nghệ tạo hình kim loại tấm-
Nguyễn Mậu Đằng)
Xác định bán kính lớn nhất, nhỏ nhất
Khi uốn, nếu bán kính trong quá nhỏ dẫn đến vật liệu không đủ bền để biến dạng
với bán kính quá nhỏ. Còn nếu bán kính quá lớn sẽ dẫn đến việc biến dạng dẻo không giữ
được trạng thái sau khi uốn
Bán kính uốn lớn nhất:
r ngoài =r trong −S

Trong đó: S_chiều dày vật uốn


Bán kính uốn nhỏ nhất

r min = ( 1δ −1 ) S2
Trong đó: δ _độ dãn dài của vật liệu %
Theo thực nghiệm: r min =K.S
Với: K_hệ số phụ thuộc góc nhấn α
Xác định lực uốn:
Lực uốn bao gồm lực uốn tự do và lực uốn làm cho phôi quay quanh trục:
F =⃗
⃗ F 1+ ⃗
F2

Trong đó: F 1_lực biến dạng dẻo kim loại


F 2_lực làm cho phôi quay quanh trục


Lực uốn làm biến dạng dẻo kim loại


B . S 2 ⋅δ b n
F 1= = k 1 . B . S . δb
l

12
n. S
Với: k 1=
l

Hình 2. 3: Phân bố lực trên máy cán 4 trục


2.3. Các công thức tính toán:
2.3.1. Điều kiện ăn vào trục cán:
∆h
Tính góc ăn:  =
√ R
Trong đó: ∆ h là lượng ép tuyệt đối (mm)
R là bán kính đáy lỗ hình trục cán (mm)
 là góc ăn (rad)
Vật cán chỉ ăn vào trục cán khi hệ số ma sát f > 
Hệ số ma sát f tính theo công thức
f =K 1 K 2 K 3 (1,05−0,0005 t)
Trong đó: K 1là hệ số vật liệu làm trục cá
K 2 là hệ số ảnh hưởng do tốc độ cán
K 3 là hệ số ảnh hưởng do vật liệu làm phôi cán

t là nhiệt độ cán (C)

2.3.2. Tính lực cán:


13
Tính lực cán: P = Ptb . Ftx
Với: Ftx là diện tích tiếp xúc giữa kim loại với bề mặt trục cán (mm2)
Ptb lá áp lực đơn vị hay còn gọi là áp lực trung bình (N/mm2)
B 1+ B 2
Xác định diện tích tiếp xúc cho góc ăn nhỏ: Ftx = √R ∆ h
2
Trong đó: B1, B2 lần lượt là chiều rộng của phôi cán trước và sau khi cán (mm)
R là bán kính đáy lỗ hình trục cán (mm)
∆ h là lượng ép tuyệt đối (mm)

Xác định áp lực trung bình theo Êkelun: Ptb = (1 + m)(2k + U)
Trong đó: m là hệ số xét đến ảnh hưởng của ma sát tiếp xúc

1.6 f √ R ∆ h−1.2 ∆ h
m=
(h1 +h2 )
Với: f là hệ số ma sát
R là bán kính đáy lỗ hình trục cán (mm)
∆ h là lượng ép tuyệt đối (mm)
h1, h2 lần lượt là chiều dày trước và sau khi cán (mm)
k là trở kháng biến dạng tĩnh
2k = ( 14 + 0,01t)( 1,4 + C + Mn + 0,3Cr)
Với: t là nhiệt độ cán (0C)
C, Mn, Cr lần lượt là hàm lượng phần trăm của các nguyên tố.
 là hệ số dính, còn gọi là độ nhớt.
 = 0,01( 14 – 0,01t)
U là tốc độ biến dạng (1/s)

2V
U = h +h (1/s)
1 2

Với: V là tốc độ cán (mm/s)


 là góc ăn (rad)
h1, h2 lần lượt là chiều dày trước và sau khi cán (mm)

2.3.3. Tính momen:

14
Moment cán do lực cán sinh ra tính theo công thức:
Mc = 2Pa (kG.m)
Trong đó: P là lực cán (kG)
a là cánh tay đòn, cán nóng a = (0,45  0,5)√ R ∆ h (m)
Chọn: a = 0,5√ R ∆ h (m)
Moment ma sát gồm moment ma sát do lực cán sinh ra tại cổ trục cán (Mms1) và
moment ma sát sinh ra tại các chi tiết quay (Mms2) do dó ta có công thức:
Mms = Mms1 + Mms2
Ta có: Mms1 = P.d.f’ (kG.m)
Trong đó: P là lực cán (kG)
d là đường kính cổ trục cán (m), cán hình thì d = (0,55  0,65)D
Chọn: d = 0,5D (m)
f’ là hệ số ma sát của ổ đỡ trục, ta sử dụng ỗ đỡ
Ta có: Mms2 = (0,08  0,12)(Mc + Mms1) (kG.m)
Chọn: Mms2 = 0,1(Mc + Mms1) (kG.m)
Moment không tải sinh ra để thắng toàn bộ trọng lượng các chi tiết quay của máy
cán khi máy cán chạy không tải tính bằng công thức: Mo = (3  6)%Mc (kG.m)
Chọn: Mo = 5%Mc (kG.m)
Moment động: do công nghệ cán thép vằn này là cán không đảo chiều nên không
có sự tăng tốc và giảm tốc vì thế: Md = 0
2.3.4. Nghiệm bền trục cán
Nghiệm bền cho thân trục cán: Tại thân trục cán chỉ chịu uốn nên ta nghiệm bền
theo điều kiện uốn.
P . x . ( 1−x ÷ a )
σu= 3
( kG/mm2 )
0,1. D
Trong đó: P là lực cán (kG)
x là khoảng cách từ tâm lỗ hình đến điểm đặt phản lực (mm)
a là khoảng cách giữa 2 điểm đặt phản lực (mm)
D là đường kính đáy lỗ hình (mm)

15
Nghiệm bền tại cổ trục cán: Tại cổ trục cán vừa chịu uốn vừa chịu xoắn nên ta phải
nghiệm bền theo 2 điều kiện.
- Nghiệm bền theo điều kiện uốn:
P. l
σu= 3
(kG/mm 2)
0,4.d
Trong đó: P là lực cán (kG)
l là chiều dài cổ trục cán (mm)
d là đường kính cổ trục cán (mm)
- Nghiệm bền theo điều kiện xoắn:

1,4 . M c 2
τ x= 3
(kG/mm )
0,2 . d
Trong đó: Mc là moment cán (kG.mm)
d là đường kính cổ trục cán (mm)
Nghiệm bền tại đầu nối trục cán: đầu nói trục cán chỉ chịu xoắn nên nghiệm bền
theo điều kiện xoắn:
1,4 . M c 2
τ x= 3
(kG/mm )
0,2 . d1
Trong đó: Mc là moment cán (kG.mm)
d 1 là đường kính đầu nối trục cán (mm)

2.2.6 Tính công suất động cơ


Tính toán công suất động cơ cho giá cán phải tính theo lần cán có lực cán lớn nhất.
Từ lực cán lớn nhất tính ra các mômen, rồi chuyển về trên trục động cơ. Được tính theo
công thức sau:
Ndc = Mtdc (n/0,975)
Trong đó: n là vận tốc quay của động cơ (vòng/phút)
Mtdc là mômen tĩnh quy về trên trục động cơ
Mtdc = ¿)  Md

16
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ
3. Tính toán, thiết kế công nghệ cho quy trình sản xuất ống thép với thông số phôi
của Xí nghiệp cơ điện-Cty điện lực 3.
3.1. Thông số đầu vào:
Thông số ống:
- Đường kính trong: ∅ 2200 mm
- Chiều dày S = 30 mm
- Chiều dài L= 1800 mm
Thông số cơ bản của phôi:
- Chọn thép chế tạo ống là CT3 dạng tấm cán nguội.
- Chiều dày S= 30 mm
- Chiều dài a= 7000 mm
- Chiều rộng b= 1800 m
Thể tích phôi V=1.8 x 0.03 x 7= 0.378 m3
Khối lượng riêng mác thép CT3 γ =7850 kg ∕ m3
=> khối lượng phôi: M=D.V= 7850 x 0.378= 2967.3 Kg
Vận tốc uốn theo thực nghiệm [1]: 0.075m/s= 4,5m/phút.
Thành phần hóa học (%) của mác thép CT3:

17
Bảng 3. 1: Thành phần hóa học thép CT3

Cơ tính của mác thép CT3:

Bảng 3. 2: Cơ tính mác thép CT3


Tính toán năng suất sản xuất ống:
- Số ngày làm việc 1 năm: 365 ngày
o Nghỉ lễ tết: 12 ngày
o Nghỉ sửa chữa, bảo dưỡng lớn: 15 ngày
Tổng số ngày làm việc 1 năm: 338 ngày
- Số giờ làm việc 1 ngày:
o 1 ngày: 24h
o Setup, giao ca, nghỉ trưa, ăn uống: 4h
o Hiệu suất làm việc TB của máy móc, anh em công nhân: 90%
Tổng số giờ làm việ 1 ngày: (24 - 4) x 90%= 18h
Thời gian sản xuất lý thuyết: 338x18= 6084 (h/năm)
- Tốc độ cán 4m/phút => 1 năm sản xuất được: 4 x 60 x 6084= 1.460.160 (m/năm)

18
1.460.160
- Số ống cán 1 năm:
1.8
= 811.200 (ống/năm)
Vậy công suất nhà máy sản xuất với công suất hơn: 800.000 ống 1 năm
3.2. Lựa chọn công nghệ
Máy lốc 4 trục:
Dựa trên nguyên tắc phôi duợc ép nhờ hai trục III và IV, đống thời được cuốn sang
phải và trái thông qua chuyển động quay của trục cuốn I. So với máy cuốn 3 trục, ở đây ta
có thể lốc được các ống có chiều dày khác nhau qua khe hở giữa hai trục uốn I và II.
Ngoài ra so với máy cuốn 3 trục không thể uốn cong đoạn đầu của phôi trong khi may lốc
4 trục có thể làm được và làm biến dạng đầu trên toàn bộ bề mặt của phôi, thông qua việc
điều chỉnh lực ép của hai trục bên lên phôi.
Tuy nhiên, máy lốc 4 trục còn nhiều hạn chế như:
- Hệ thống điều khiển phức tạp, kết cấu không gọn do vừa điều khiển bằng cơ khí
vừa điều khiển bằng thủy lực.
- Giá thành chế tạo cao.
- Chiếm nhiều không gian trong nhà xưởng

Ưu điểm:
- Năng suất hoạt động lớn vì tính linh hoạt của máy cao.
- Có thể cuốn duợc những ống có đường kính lớn và chiều dày khác nhau và đảm độ
chính xác cao.
Nguyên lý hoạt động:
- Sau khi chuẩn bị xong phôi, ta tiến hành cuốn. Phôi được đưa vào khe hở giữa 2
trục dưới và trên và bắt đầu khởi động máy
- Tiếp động cơ nâng 2 trục bên lên tạo độ cong cho phôi và trục truyển động quay
tròn để cuốn phôi

19
- Trục cuốn quay đảo chiều cho đến khi sản phẩm ống được hình thành để qua quá
trình hàn

Hình 3. 1: Nguyên lý hoạt động máy cán uốn 4 trục ( Nguồn: dbk.vn)
3.3. Tính toán lực uốn, và lực đàn hồi khi uốn:
- Phôi có các thông số sau:
o Chiều dày S= 30 mm
o Chiều dài a= 7000 mm
o Chiều rộng b= 1800 m
- Khối lượng phôi:
V=1.8 x 0.03 x 7= 0.378 m3
γ =7850 kg ∕ m3
=> khối lượng phôi: M=D.V= 7850 x 0.378= 2967.3 Kg
- Phân tích lực:
Để phôi xoay được momen M phải lớn hơn các momen cản và lực uốn kim loại gây
ra.
M = F.R
Trong đó: R_Bán kính trục I, chọn sơ bộ R = 700 (mm).
Hay F > F1 + F2 +4.fms+Q.
- Lực tác dụng biến dạng kim loại.
B S2 σ b n
F1 + F2 = =K 1 BS σ b
l

20
nS
Ở đây: K1 =
l
Trong đó:
B_Chiều rộng phôi tấm (mm).
S_Chiều dày phôi (mm).
b _Giới hạn bền của vật liệu (N/mm2).
K1_hệ số uốn tự do phụ thuộc vào vật liệu và tỷ số l/S.
K1 = 0,05 ÷ 0,7.
l_Khoảng cách giữa hai điển tiếp xúc (mm).
Vậy:
F1 + F2 = K 1 BS σ b = 0,05.30.1800.310 = 837000 (mm)

- Lực ma sát.
fms = 4.K.N.
Trong đó: K_Hệ số ma sát, chọn K = 0,1.
 fmm = 4.0,1. 2967,3 = 1186,92 (N).
 F > F1 + F2 +4.fms +Q = 837000 + 1186,92 + 29673 = 867859,92 (N).
- Vậy để trục I quay được thì:
M = F.R = 867859,92. 700 = 607501944 (Nmm).
3.4. Tính công suất động cơ:
- Để chọn động cơ điện ta tính công suất cần thiết.
N
Nct = ( TKCTM_Nguyễn Trọng Hiệp).
μ
Trong đó:
 _Hiệu suất chung.
Nct_Công suất cần thiết. Kw
FV 867859,92.6
N= = =86,78( Kw ).
1000 1000.60
( chọn V = 6m/ph )
  1 . 2 . 3 . 4

21
1 = 0.98_Hiệu suất bộ truyền trục vít bánh vít.
2 = 0,99 _ Hiệu suất của ổ lăn.
3 = 1 _ Hiệu suất khớp nối trục.
4 = 0,99_Hiệu suất các bạc trượt .
= 0,99 4.0,9910.0,985 .1= 0,785
Vậy :
N 86,76
Nct = = = 110,5 (Kw)
μ 0,785
Chọn động cơ điện không đồng bộ 3 pha kiểu A2_92_2:
N=125 (Kw)
N= 2970 (vòng/phút)
3.5. Thiết kế trục cán uốn chủ động I:
Trục cán là bộ phận chủ yếu của máy uốn, nó trực tiếp tiếp xúc với kim loại, tác
dụng lực lên kim loại làm biến dạng phôi để trong quá trình chuyển động uốn tạo ra hình
dáng kích thước theo đúng yêu cầu
Kết cấu trục uốn gồm 3 phần:
- Đầu trục: nối với bộ phận truyển động hoặc chi tiết quay (nếu có)
- Cổ trục: đoạn lắp ổ đỡ hoặc ổ trượt lên gối đỡ của thân máy
- Thân trục: là phần làm việc của trục, tiếp xúc trực tiếp với kim loại.
Chọn vật liệu làm trục cán uốn là thép 40CrNi có thành phành hóa học và cơ tính ở
bảng sau:

Bảng 3. 3: Thành phần hóa học mác thép 40CrNi (Nguồn: Phần mền tra cứu mác thép-
PGS.TS Nguyễn Văn Dán)

22
Bảng 3. 4: Cơ tính mác thép 40CrNi (Nguồn: Phần mền tra cứu mác thép-PGS.TS
Nguyễn Văn Dán)
Chọn đường kính và chiều dài làm việc làm chuẩn, các kích thước khác chọn lần
lượt như sau:
- Đối với giá cán 4 trục: L/D=(3 -5) cho trục làm việc [2]
o Đường kính trục làm việc: D=700mm
o Chiều dài trục làm việc: L=3100mm
- Chọn đường kính cổ trục: d= (0.7D – 0.75D) cho trục cán tấm [2]
o d= (420-525) mm chọn d= 520 mm
- Chọn bán kính góc lượn ở trục và cổ trục: r= 0.1D [2]
o r= 700. 0.1= 70mm
- Chiều dài cổ trục: l=d (mm) đôi khi lấy l= (1.0d-1.4d) [2]
o .l= 560 mm
l
- Khoảng cách từ tâm cổ trục tới mép ngoài mặt trục làm việc: c= = 2 [2]

o c= l/2=d/2= 560/2= 280 (mm)


- Khoảng cách tâm của 2 điểm đặt lực P1 P2 [2]:
o a= 2.c + L= 2.280 + 3100= 3660 (mm)

3.6. Nghiệm bền trục cán:


- Nghiệm bền trục cán khi làm việc
Tất cả các trục cán khi làm việc đều phải được nghiệm bền, trong phần tính toán này
sẽ nghiệm bền cho giá cán 11, các giá cán còn lại ta nghiệm bền tương tự.
Ta có P = 867859,92 Kg
Mc = 607501944 N /mm2
Trục cán được làm bằng thép 40CrNi có giới hạn sau:
Giới hạn bền uốn: [σ u ] = 120 N/ mm2
Giới hạn bền chảy: [σ ch]= 560 N/ mm2
23
Nghiệm bền cho thân trục cán
Tại thân trục cán chỉ chịu uốn nên ta nghiệm bền theo điều kiện uốn:
b
P(a− )
2 867859,92 x 2760 17,5 N/mm2 < [σ u ]
σu= = =¿
0,4 D3 0,4 ×7003
Vậy thân trục cán đủ bền.
Nghiệm bền tại cổ trục cán
Tại cổ trục cán vừa chịu uốn vừa chịu xoắn nên ta phải nghiệm bền theo hai điều kiện .
- Nghiệm bền theo điều kiện uốn:
pl 867859,92×560
σu= 3
= 3
=¿ 10 N/mm2
0,4 d 0,4 ×520
- Nghiệm bền theo điều kiện xoắn:
1.4 M c 1.4 × 607501944
τ x= 3
= =¿30.2 N/mm2
0.2 d 1 0.2 ×5203

=> σ ch=√ 3 τ 2x + σ 2u= √ 3 ×102 +30,22=34,6 N /mm2 < [σ ch]


Vậy cổ trục cán đủ bền.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Mậu Đằng, Công nghệ tạo hình kim loại tấm.
[2] Hà Tiến Hoàng, Thiết bị cơ khí xưởng cán.
[3] Nguyễn Trường Thanh, Lý thuyết cán.
[4] Nguyễn Hữu Hưởng, Thiết kế máy lốc 3 trục nhỏ phục cụ sản xuất.
[5]http://fs.vnsteel.vn/File.ashx/2DD3263AA0654D90BBF6BE49B90A0807/application=
pdf/8cd62503d35d4c5d8eb3d7813f057b7f/bao-cao-thi-truong-thep-thang-10-2020-
16059287597921878050087.pdf
[6] Nguyễn Trọng Hiệp, Thiết kế chế tạo máy tập 1

25

You might also like