You are on page 1of 3

PHÂN TÍCH VĨ MÔ VÀ NGÀNH

Chính sách của chính phủ thúc đẩy nhu cầu thép xây dựng:
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, GDP ngành công nghiệp và xây dựng giảm
đáng kể , chỉ đạt 1,42%, thấp hơn 0.89% so với cùng kỳ năm ngoái (Figure 11).
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng chi tiêu cho công nghiệp và
xây dựng 5,7% (cao nhất trong ASEAN) trung bình lên 7,3% GDP từ năm
2021F-2023F để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch khoảng thời gian. Việc xây
dựng cơ sở hạ tầng sẽ không chỉ thúc đẩy nhu cầu về thép xây dựng mà còn tăng
cường kết nối giao thông để tạo điều kiện cho các dự án bất động sản tiêu thụ
phần lớn thép xây dựng chất lượng cao của HPG. Điều nay mang lại tiềm năng
Figure 1: Cục thống kê
lợi nhuận lớn cho HPG từ đó nâng cao khả năng thanh toán của công ty.
Thị trường bất động sản dự đoán sẽ nóng trở lại sau dịch tạo nhu cầu lớn về
thép
Từ quý IV-2020, số lượng dự án bất động sản tăng đáng kế cho đến Quý II 2021.
Tuy nhiên do dịch bệnh tái bùng phát lần thứ tư, số lượng dự án giảm đáng kể
vào quý III 2021 (Hình 13). Mặc dù vậy, các bằng chứng cho thấy mức độ quan
đến thị trường bất động sản tăng rõ rệt hơn 55% váo đầu tháng 9 và chưa có xu
hướng giảm (Hình 12), cùng với đó sức mua của khách hàng ngày càng tăng
(Hình 11). Điều này cho thấy khi dịch bệnh được kiểm soát (dự báo vào đầu năm
2022), số lượng dự án BĐS được thực hiện sẽ tăng mạnh, tạo ra nhu cầu lớn cho
Figure 2:Wordbank, CBRE ngành thép.

Figure 4:Bộ xây dựng Figure 3: Batdongsan.com


Dòng vốn FDI ổn định vào sản xuất để kích thích nhu cầu đối với ống thép:
Việt Nam liên tục nhận được dòng vốn FDI ngày càng tăng nguyên nhân một
phần dựa vào tác động của quan hệ Mỹ-Trung khiến các công ty lớn từ Trung
Quốc dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc
nhu cầu về thép gia tăng mạnh mẽ vì các sản phẩm này được sử dụng trong xây
dựng nhà máy, nhà kho và sản xuất máy móc, v.v. Trên thực tế sản lượng thép
sản xuất và tiêu thụ của Việt Nam tăng đáng kể. Cụ thể tính chung 10 tháng năm
2021. Sản xuất thép thành phẩm đạt 2,87 triệu, tăng 19,36% so với tháng 9/2021,
và tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020; Bán hàng thép các loại đạt 2,67 triệu tấn,
tăng lần lượt 20,55% so với tháng trước, và 36,4% so với tháng 10/2020. (phụ
lục). Mặt khác, các doanh nghiệp thép lớn trên thế giới (Posco,Tata v.v.) đầu tư
Figure 6: Theo Cafe Land
vào Việt Nam kéo theo việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến, giúp cho khoảng cách
về công nghệ áp dụng trong ngành thép Việt Nam so với thế giới giảm dần, làm
tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và với thép nhập khẩu, giúp
loại bớt các doanh nghiệp yếu kém trong ngành. Điều này giúp cho HPG khẳng
định được vị thế của mình ở thị trường trong nước cũng như thu hút vốn đầu tư
từ nước ngoài. Một ví dụ cho việc trên là tôn mạ kẽm của HPG đáp ứng tiêu
chuẩn quốc tế, đạt tuổi thọ trung bình và rất được các nhà đầu tư FDI ưa chuộng.
Tiềm năng xuất khẩu được thúc đẩy bởi sự đầu tư cơ sở hạ tầng của các
Figure 5: Worldbank
nước ASEAN và các hiệp định thương mại tự do
Vào tháng 6 năm 2020, các nước ASEAN-6 đã công bố gói kích cầu tổng cộng
332 tỷ USD cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ
thép của ASEAN-6 sẽ phục hồi từ -2,1% vào năm 2020F đến 5,1% vào cuối năm
2021F. Thêm vào đó, Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tư do như
EVFTA nhằm kích thích hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này báo hiệu tích cực
cho xuất khẩu thép của Việt Nam. Trên thực tế, Lũy kế 8 tháng đầu năm 8/2021,
cả nước xuất khẩu 8,54 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt gần 7,1 tỷ USD;
tăng 43,4% về lượng và 127% về trị giá so với cùng kỳ năm trước (Hình 14).
Hình 16: Cafeland
Mỹ mở cửa nền kinh tế với chương trình thúc đẩy đầu tư hàng ngàn tỉ USD từ
chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong đó gồm xây dựng hạ tầng đã thúc đẩy
nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng.
Biện pháp tự vệ quota tại Châu Âu khiến cho các quốc gia đang xuất khẩu vào
Châu Âu trong thời gian ngắn khó tăng thêm sản lượng xuất vào thị trường này.
=> Điều này tạo điều kiện cho các công ty sản xuất thép trong đó có HPG xuất
khẩu ra ngoài nước nhằm mở rộng thị trường.
Trung quốc giảm dần sản lượng xuất khẩu thép
Trung Quốc có định hướng giảm phát thải carbon với mục tiêu cắt giảm thêm
13.5% tiêu thụ năng lượng/GDP và 18% lượng phát thải CO2/GDP cho giai
đoạn 2021-2025. Đồng thời, Trung Quốc cũng hướng tới mục tiêu cải thiện chất
lượng không khí (Olympic Blue) để chuẩn bị cho Thế Vận Hội mùa Đông 2022.
Chính vì lí do này, hàng loạt các nhà sản xuất thép trung quốc bắt buộc phải cắt
giảm sản lượng từ 30-50% (Hình 12). Lệnh cắt giảm này có hiệu lực cho đến hết
3/2022, sau đó sản lưởng sẽ vẫn bị hạn chế do chính sách cắt giảm Carbon. Điều
này tạo nên cơ hội cho các nhà sản xuất thép Việt Nam trong đó có Hoà Phát
trong việc tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Từ đó mang lại nhiều lợi nhuận
cho doanh nghiệp.

Figure 7: Worldsteel-Sản lượng thép của Trung Quốc


Sự thiếu hụt nguồn cung và chênh lệch giá HRC tạo tiềm năng lợi nhuận
lớn cho dự án DQSC 2:
Trung bình, nhu cầu về thép HRC của Việt Nam dao động khoảng 12 triệu
tấn/năm. Từ trước đến nay, Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào mặt hàng HRC
nhập khẩu duy chỉ có công ty Formorsa Hà Tĩnh sản xuất loại mặt hàng này từ
năm 2017. Tuy nhiên, số lượng sản xuất chỉ có thể đáp ứng được chưa đến 30%
nhu cầu. Với dự án DQSC 2 với tổng cống suất 2.5-3.0 mpta, Hoà Phát hướng
đến việc nâng cao năng lực sản xuất HRC và đáp ứng nhu cầu khổng lồ của thị
trường. Thêm vào đó, mức giá chênh lệnh cao của mặt hàng tại các thị trường
Châu âu- Bắc Mỹ- Việt Nam cho phép Hoà Phát xuất khẩu với lợi nhuận cao.
Ngoài
Hình 18:VSAra, Việt Nam với lợi thế sản xuất thép từ công nghệ BOF là chính, đồng
thời đang dần tự chủ được nguồn cung trong nước đã giúp hạ giá vốn thành
phẩm. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất cũng như HPG thu được lợi nhuận cao
hơn.

You might also like