You are on page 1of 83

CHƯƠNG 6: CÁC HÌNH THỨC CƠ

BẢN CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

ThS Nguyễn Hạ Liên Chi

Bộ Môn Nghiệp Vụ

1
NỘI DUNG

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư chứng khoán nước ngoài (FPI)

Tín dụng tư nhân quốc tế

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 2


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
Các hình thức viện trợ nước ngoài (Foreign
Assisstance/Aid)
 Viện trợ phát triển (Development Aid)
 Di chuyển tài chính, hàng hóa…
 Hợp tác kỹ thuật
 Giảm nợ
 Viện trợ nhân đạo (Humanitarian Aid)
 Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai
 Hộ trợ quân sự
 Viện trợ lương thực
 Cấp cho những quốc gia gặp phải thiếu hụt lương thực
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 3
6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
Viện trợ nước ngoài bao gồm:

 Các dòng tài chính


 Hỗ trợ kỹ thuật
 Hàng hóa: được cung cấp bởi cư dân của một quốc gia cho
cư dân của quốc gia khác, có thể là trợ cấp không hoàn lại
hoặc các khoản vay trợ cấp.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 4


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển
6.1.2.1. Nguồn gốc ra đời
(Story of official development assistance – Helmut Fuhrer – OECD – Paris
1996)
• Hội nghị Bretton Woods năm 1944 với sự ra đời của WB, IMF.
• Ý tưởng dựa trên kế hoạch Marshall (1947) của Hoa Kỳ sau chiến tranh
thế giới thứ hai:
- Kế hoạch tái thiết sau Thế chiến II cho châu Âu, khởi xướng bởi George
Marshall – Thư ký liên bang của Mỹ (đạt giải Nobel)
- Chương trình phục hồi châu Âu (European Recovery Program) (1948-
1952): 13,3 tỷ USD cho 16 quốc gia (1,5% GDP của US, >1% GDP của các
nước nhận chính)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển
6.1.2.1. Nguồn gốc ra đời
• Thành lập tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic
Cooperation and Development – OECD) ngày 14/12/1960 tại Paris.
• OECD lập ra Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee -
DAC).
• 22 nhà tài trợ song phương, cộng với European Commission (EC)
• Mục tiêu: tăng cường hỗ trợ phát triển thông qua hợp tác và phối hợp giữa các
bên.
• Thu thập và tổng hợp dữ liệu về viện trợ và hỗ trợ nước ngoài và công bố
thông tin cho công chúng.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển
Thống kê từ DAC
• Đo lường những nguồn tài nguyên dành cho phát triển (không chỉ riêng
viện trợ), bao gồm:
o Official Development Assisstance (ODA)
o Other Official Flows (OOF)
o Private Flows (NGOs)
o Net Private Grants
• Thống kê của DAC là nguồn tin cậy duy nhất về cả dữ liệu tổng hợp và
so sánh của hoạt động viện trợ

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển
Các báo cáo của DAC
• Dữ liệu được thu thập từ:
o Tất cả các nước thành viên DAC
o Các nhà tài trợ không thuộc DAC (tự nguyện)
o Các cơ quan trung gian đa phương (tự nguyện)
• Đối với các thành viên không thuộc DAC, dữ liệu chỉ hạn chế ở viện trợ
(ODA)
• Trong tương lai, hi vọng cải thiện báo cáo từ các nguồn không thuộc DAC,
đa phương và các tổ chức.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


Các nhà tài trợ thuộc DAC

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 9


Tài trợ không thuộc DAC được báo cáo

Những quốc gia in đậm là những thành viên OECD không thuộc DAC
* Chỉ có những thông tin văn bản viết được báo cáo, không có dữ liệu
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 10
6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1. Khái niệm và đặc điểm
ODA là gì?
 Sự đo lường chính thức của viện trợ nước ngoài
 Chỉ bao gồm đo lường quốc tế có thể so sánh của các khoản hỗ
trợ từ các nhà tài trợ
 Được báo cáo bởi các quốc gia tài trợ cho OECD/DAC hàng năm

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 11


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1. Khái niệm và đặc điểm
6.1.1.1. Khái niệm ODA

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 12


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1. Khái niệm và đặc điểm
6.1.1.1. Khái niệm ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance), tên gọi
khác là Viện trợ phát triển chính thức, được OECD định nghĩa như
sau:
ODA là những luồng tài chính được chuyển tới các quốc gia và vùng
lãnh thổ trong Danh sách nhận ODA của DAC và tới các tổ chức phát
triển đa phương mà:
i. Được cung cấp bởi các cơ quan chính thức, bao gồm chính phủ (trung
ương và địa phương), hoặc bởi các cơ quan điều hành của các tổ chức này;

ii. Ưu đãi (tức là các khoản tài trợ và các khoản vay ưu đãi) và được phân
phối nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước đang
phát triển
Bộ Môn Nghiệp là mục tiêu
Vụ --Ths.Nguyễn chính.
Hạ Liên Chi 13
6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Giải thích về ODA
ODA là dòng tài chính chính thức đến hoặc cho các nước đang phát
triển được cung cấp:
 cho mục đích phát triển
 bởi khu vực chính quyền (chính phủ, các quỹ công)
 dưới hình thức trợ cấp hoặc
 dưới hình thức “các khoản vay mềm” (những khoản vay ODA đặc
biệt “mềm” hơn các giao dịch thương mại, và bao hàm một “thành tố viện
trợ” ít nhất 25%)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 14


Các quốc gia đủ điều kiện nhận ODA

 Danh sách các quốc gia được định nghĩa cụ thể


 Bao gồm tất cả các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình
 Ngoại trừ: Thành viên G8, thành viên EU và các quốc gia
đã có thời gian gia nhập EU chắc chắn.
 Được xem xét 3 năm 1 lần bởi DAC
 Các quốc gia có thể rời khỏi danh sách, hoặc thay đổi nhóm
thu nhập

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 15


Đối tượng nhận viện
trợ (Aid recipients): Là
chính phủ các nước
đang và kém phát
triển.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 16


ODA Eligible International Organizations

 United Nations & UN Administered Funds


 European Commission
 International Monetary Fund (chỉ những khoản ưu đãi)
 World Bank (IDA)
 World Trade Organization (Những hoạt động hỗ trợ kỹ thuật)
 Regional Development Banks
 Other Multilaterals

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 17


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1.2. Đặc điểm ODA
a. Vốn ODA mang tính ưu đãi:
Trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại (tức là cho không), chính là
điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại.
Vốn ODA thường có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, thời gian ân hạn
dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc) và đây cũng chính là sự ưu đãi cho nước
nhận tài trợ.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1.2. Đặc điểm ODA
Thành tố ưu đãi (Grant Element): Các yếu tố quyết định:
 Lãi suất (%)
 Thời gian ân hạn (Grace period): khoảng thời gian từ ngày
cam kết đến ngày thanh toán khoản tiền đầu tiên.
 Hạn kỳ (Maturity): khoảng thời gian từ ngày cam kết đến
ngày hoàn tất khoản thanh toán nợ cuối cùng

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1.2. Đặc điểm ODA
Thành tố ưu đãi (Grant Element): Ý nghĩa:
Giá trị hiện tại của một khoản vay (có tính đến lãi suất và cơ cấu kỳ
hạn) phải thấp hơn ít nhất 25% so với giá trị hiện tại của một khoản
vay có thể so sánh được theo lãi suất thị trường (theo DAC giả định
là 10%)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.1.2. Đặc điểm ODA
Định nghĩa về dòng vốn ODA
 Cam kết (Commitment): nhà tài trợ cam kết cung cấp các quỹ cụ thể
 Giải ngân (Disbursement): thanh toán thực tế hoặc kinh phí của các
quỹ

 Trợ cấp (Grant): không hoàn trả


 Khoản vay (Loan): khoản vay ban đầu (initial) cộng với các khoản hoàn
trả (repayments)

 Hiệu suất (Performance) được đánh giá trên các khoản giải ngân ròng
 Giải ngân ròng (Net disbursements) = giải ngân viện trợ không hoàn lại
+ giải ngân các khoản vay - trả nợ gốc các khoản vay

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
b. Vốn ODA mang tính ràng buộc:
Các nước nhận viện trợ phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được
nhận tài trợ, điều kiện này tùy thuộc quy định của từng nhà tài trợ. Đó là các
điều kiện về chính trị hay về thương mại.
Ví dụ việc cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam do WB đứng ra tài trợ

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
c. Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng tính ưu đãi cho nước tiếp
nhận và lợi ích của nước viện trợ:
Mục tiêu của viện trợ:
Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm
nghèo ở các nước đang phát triển.
Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài
trợ.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
d. ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ:
Sử dụng vốn ODA có khả năng để lại gánh nặng nợ nần cho các
quốc gia nhận viện trợ do các lĩnh vực đầu tư ODA thường là những
lĩnh vực không sinh lợi nhuận, các chủ đầu tư không trực tiếp tham
gia điều hành quản lý dự án nên hiệu quả sử dụng vốn.
Ví dụ, dự án chế biến dầu cám ở Bến Tre, dự án dây chuyền dệt bao
đay ở TP.Hồ Chí Minh, vay vốn ODA Ấn Độ. Tuy nhiên, vì công nghệ
lạc hậu, không có nguyên liệu và không có nơi tiêu thụ sản phẩm
nên sau khi bàn giao không vận hành được.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
Một vài lưu ý quan trọng
 ODA là thước đo chi tiêu viện trợ của các nhà tài trợ
 Nó không phải là sự đo lường lượng giá trị mà một quốc gia nhận
nhận được
 ODA là một tập hợp con của viện trợ nước ngoài.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
Một vài lưu ý quan trọng: Phân biệt
 Viện trợ không hoàn lại (grant) vs. Thành tố viện trợ/ưu đãi (grant
element)

 ODA vs. OA (official aid)


 ODA vs. OOFs (other official flows)
 ODA vs. ODF (official development finance)
 ODA vs. TC/TA (technical cooperation/assistance)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

OFs

OOFs:
ODA ODF: + không D
+D + không A
TC + không A

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
ODA đến tay các nước nhận như thế nào?

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
ODA ở Việt Nam
Quy trình huy động, quản lý và sử dụng
Văn phòng Thủ tướng

Cơ quan quản lý ODA của nhà nước


(MPI, MOF)

Cơ quan chủ quản, các bộ, tỉnh

Chủ dự án

PMU (ban quản lý dự án)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
Ví dụ về các hoạt động ODA
 Các dự án phát triển: trường học, bệnh viện, hệ thống cấp nước, …
 Viện trợ khẩn cấp cho các thảm họa thiên nhiên hay con người gây ra
 Đóng góp cho các cơ quan phát triển đa phương
 Viện trợ lương thực, khẩn cấp và phát triển
 Viện trợ cho người tị nạn
 Học bổng tài chính chính thức cho sinh viên các nước đang phát triển

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
Các hoạt động không được coi là ODA
 Hỗ trợ quân sự hay quốc phòng
 Chương trình về văn hóa cho cư dân các nước tài trợ ở nước khác
 Hỗ trợ từ các NGOs của các nguồn tài trợ tư nhân
 FDI
 Tín dụng xuất khẩu hoặc các giao dịch thương mại khác
 Giảm thuế hoặc các khoản ưu đãi khác cho nhập khẩu từ các nước đang
phát triển

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.2.3. Những xu hướng vận động của ODA trên thế giới
a. Phân phối ODA theo các nước nhận tài trợ không đồng đều và mất cân
đối trầm trọng theo khu vực lãnh thổ

ODA phân bổ theo khu vực năm 2017

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

10 nước nhận ODA cao nhất năm 2017

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
b. ODA tập trung nhiều vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, vận tải, viễn thông,
bảo vệ môi trường sinh thái
•Các nhà tài trợ đều quan tâm đến giáo dục, y tế, vận tải, viễn thông, hỗ trợ
chương trình...
•Các nhà tài trợ cũng dành một phần đáng kể trong ODA để xóa nợ.
•Ngày càng có sự nhất trí cao giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ về vấn
đề bảo vệ môi trường.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.3. Phân loại ODA
ODA có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
6.1.3.1. Theo tiêu thức hoàn trả/các thành phần cấu thành
- ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho
nhà tài trợ.
- ODA cho vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): ODA cho vay với lãi
suất và điều kiện ưu đãi sao cho “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành
tố hỗ trợ”) đạt không dưới 25% của tổng trị giá khoản vay
- ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay
ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng
tính chung lại, “yếu tố không hoàn lại” đạt không dưới 25% của tổng giá trị
của các khoản đó.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.3.2. Theo phương thức cung cấp
- ODA song phương (bilateral)
- ODA đa phương (multilateral)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.3.3. Theo mục đích
- Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây
thường là những khoản cho vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri
thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ
bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn
nhân lực... loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.3.4. Theo mục tiêu sử dụng
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền
tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu
VD: Năm 1999 JBIC choVN vay 20.000 Yên để hỗ trợ thanh toán hàng nhập khẩu
- Hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời
gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng
như thế nào
VD: Chương trình phát triển tổng thể thành phố Hà Nội; chương trình tín dụng hỗ
trợ xóa đói giảm nghèo của PRSC của WB
- Hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể
VD: JICA Nhật Bản cho VN vay hơn 41.800 tỷ đồng để xây dựng dự án Metro số
1 ở TP. HCM

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
6.1.4. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế
của các nước đang và chậm phát triển
 Là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nước
đang và chậm phát triển
 Giúp các nước nghèo tiếp thu những thành tựu khoa học,
công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực
 Giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế
 Góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện
để mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang
và chậm phát triển

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 39


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

Nguồn tài chính từ bên ngoài của


Dòng chảy vốn qua biên giới
các nước đang phát triển, 2009-
toàn cầu năm 2014-2018
2018
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi
6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
6.2.1. FDI và các khái niệm liên quan
Theo IMF trong tài liệu Balance of Payments Manual, ấn bản 5
(Washington, 1993): “Đầu tư trực tiếp là dạng đầu tư quốc tế phản
ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế, nhằm có
được mối quan tâm (lợi ích) lâu dài trong một doanh nghiệp cư
trú tại một nền kinh tế khác.”
Thực thể này là nhà đầu tư trực tiếp (direct investor) và doanh
nghiệp là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment
enterprise).
Mối quan tâm (lợi ích) lâu dài ngụ ý là tồn tại một mối quan hệ dài
hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp và một mức độ ảnh
hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh nghiệp.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
Theo OECD trong tài liệu Detailed Benchmark Definition of FDI,
ấn bản 3 (Paris, 1996): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế
(nhà đầu tư trực tiếp) muốn có được một mối quan tâm (lợi
ích) lâu dài trong một thực thể cư trú tại một nền kinh tế khác
nền kinh tế của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp)”.
Tóm lại FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu
tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư
cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc
tham gia kiểm soát dự án đó, với mục tiêu đạt được lợi ích lâu
dài.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
Khái niệm và các loại hình FDI
 FDI: khi một công ty đầu tư trực tiếp vào sản xuất hoặc các cơ sở vật chất
khác và công ty có quyền kiểm soát hiệu quả các tài sản đó ở nước ngoài.
 FDI sản xuất yêu cầu thành lập các cơ sở sản xuất.
 FDI dịch vụ đòi hỏi phải xây dựng các cơ sở dịch vụ hoặc một sự hiện diện
đầu tư thông qua góp vốn hoặc xây dựng các cơ sở văn phòng.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
Các khái niệm liên quan:
• Home country: nước chủ đầu tư - nước mà ở đó chủ đầu tư định cư
• Host country: nước nhận đầu tư/nước chủ nhà – nước mà ở đó hoạt động đầu tư được tiến
hành
• Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp: một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư
cách pháp nhân, trong đó một nhà đầu tư trực tiếp, cư trú tại một nền kinh tế khác, sở hữu
10% hoặc hơn cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết (đối với một doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân) hoặc mức tương đương (đối với một doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân)
• Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp bao gồm công ty con (subsidiary: nhà đầu tư nước ngoài sở
hữu trên 50% vốn), liên kết (associate: nhà đầu tư sở hữu 50% vốn hoặc ít hơn nhưng
không dưới 10%) và chi nhánh (branch: một doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân tại
nước chủ nhà thuộc sở hữu toàn bộ hoặc một phần của công ty mẹ).
• Công ty xuyên quốc gia TNC (hay đa quốc gia MNC. Các TNC hay MNC có thể đầu tư FDI
qua 2 hình thức: góp vốn và phi góp vốn (non-equity).
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi
6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
Các khái niệm liên quan:
• Dòng FDI (Flow of FDI): lượng FDI được thực hiện trong một khoảng thời
gian nhất định
• Trữ lượng FDI (Stock of FDI): tổng giá trị lũy kế những tài sản sở hữu nước
ngoài
• Dòng FDI vào/ra (Inflows/Outflows of FDI): dòng chảy FDI vào hoặc ra một
quốc gia.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
MNC/TNC và FDI
 Các công ty trở thành đa quốc gia (xuyên quốc gia) khi nó thực hiện FDI
 FDI thể hiện sự mở rộng tổ chức nội bộ của các tập đoàn đa quốc gia/
xuyên quốc gia

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
FDI vs. FPI
FDI (đầu tư vào sản xuất) FPI (mua cổ phần của một công
ty)
 Động cơ: lợi nhuận từ sản xuất  Cổ tức hoặc chênh lệch giá mua-bán
 Kiểm soát đối với công ty con nước  Không kiểm soát
ngoài
 Đóng góp: một gói tài sản (vốn, công  Chỉ có vốn
nghệ, …)
 Thời hạn đầu tư: dài  Đôi khi rất ngắn
 Tính ổn định: khá ổn định  Không ổn định, nhạy cảm với bất ổn
tài chính
 Nhà đầu tư: TNCs, các nhà sản xuất  Các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư
sản phẩm và dịch vụ tổ chức…
 Định nghĩa về mặt thống kê: hơn  Bằng hoặc nhỏ hơn 10% vốn chủ sở
10% vốn góp trong một công ty nước hữu
ngoài
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi
6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
6.2.2. Đặc điểm của FDI
 FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi
nhuận
 Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu
trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của từng
nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh
nghiệp nhận đầu tư.
 Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và
tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi
 FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và
những kỹ năng khác cho các nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện dự
án

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
+ Ví dụ chính quá trình phát triển của Việt Nam: tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa với tình trạng đất nước bị bao vây, cấm vận, kinh tế - xã hội khó
khăn, phụ thuộc nặng nề vào viện trợ nước ngoài, lạm phát phi mã 3 con số.
Sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam đã có
những bước thay đổi và phát triển đáng ghi nhận.
+ Hiện nay, khu vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã ngày càng phát triển.
Trong 11 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn
mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt gần 31,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ
năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt
17,62 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính lũy kế đến ngày 20/11/2019, cả nước có 30.477 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký 360,69 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài ước đạt 209,48 tỷ USD, bằng 58% tổng vốn đăng ký
còn hiệu lực.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
6.2.3. Phân loại FDI
6.2.3.1. Theo cách thức thâm nhập
 Đầu tư mới (greenfield investment): chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây
dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư.
Ví dụ:

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
 Sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross-border Merger and
Acquisition): Chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở
sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư.
+ Sáp nhập (Merger): Sáp nhập thể hiện cho sự “hấp thụ”
(absorption) một công ty bởi một công ty khác. Nghĩa là, một trong
những công ty vẫn duy trì và các công ty khác không còn tồn tại như
một thực thể riêng biệt. Thông thường, công ty nhỏ hơn trong hai
thực thể được hợp nhất vào công ty lớn hơn, nhưng không phải luôn
luôn là như vậy.
+ Mua lại (acquisition): Mua lại là việc mua một phần của một công ty bởi
một công ty khác.
Việc mua lại có thể kể đến việc mua tài sản từ một công ty khác, mua lại
một phân khúc xác định của một thực thể khác, chẳng hạn như một công ty
con, hoặc mua lại toàn bộ công ty, trong trường hợp này mua lại sẽ được
gọi
Bộ Mônlà sápVụnhập.
Nghiệp --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi
6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
6.2.3.2. Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng
tiếp nhận đầu tư
 FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): mục đích là mở rộng theo chiều
ngang để sản xuất ở nước ngoài các loại hàng hóa tương tự như đang sản
xuất ở nước mình

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
6.2.3.2. Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng
tiếp nhận đầu tư
 FDI theo chiều dọc (vertical FDI): được thực hiện khi nhà đầu tư di chuyển
theo chiều dọc trong dây chuyền sản xuất và phân phối một sản phẩm của
mình với mục đích khai thác tài nguyên (FDI chiều dọc ngược dòng) hoặc
để tiếp cận gần với khách hàng hơn thông qua việc mua lại những đại lý
phân phối ở nước nhận đầu tư (FDI chiều dọc xuôi dòng).

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
6.2.3.2. Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng
tiếp nhận đầu tư
 FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh
nghiệp tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác
nhau.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
6.2.3.3. Phân loại theo hình thức pháp lý
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BCC): là hình thức đầu
tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm và không thành lập pháp nhân.
 Doanh nghiệp liên doanh: là Doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam
trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên. Khác với
hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh hình thành pháp nhân mới ở
Việt Nam và là pháp nhân Việt Nam.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
6.2.3.3. Phân loại theo hình thức pháp lý
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân thuộc sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập ở Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh.
 Các hình thức khác:
+ Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT)
+ Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO)
+ Xây dựng – Chuyển giao (BT)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
CHUYỂN GIÁ
Các khái niệm trong Chuyển giá
Arm’s length • The price charged in a transaction
price between unrelated parties

• The price charged in a transaction


Transfer price between two associated enterprises

Uncontrolled • Transaction between two unrelated


transaction parties

Controlled • Transaction between two associated


transaction enterprises or related parties
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi
6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
CHUYỂN GIÁ
The price that is assumed to have been charged by one part of the company
for products and services it provides to another part of the company, in order
to calculate each division's product and loss separately.

$$$ $$$

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.3. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI (FPI)
6.3.1. Khái niệm và đặc điểm
6.3.1.1. Khái niệm
Đầu tư chứng khoán nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế
trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các
công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức
khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền
kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoán.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.3. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI (FPI)
6.3.1. Khái niệm và đặc điểm
Tại sao lại chọn FPI?
International correlation structure and risk diversification
Thu nhập đầu tư chứng khoán ở các quốc gia khác nhau ít
tương quan hơn ở một quốc gia:
 Các yếu tố kinh tế, chính trị, cấu trúc và thậm chí cả yếu tố
tâm lý ảnh hưởng đến thu nhập đầu tư chứng khoán ở mỗi
quốc gia là khác nhau
 Chu kỳ kinh doanh khác nhau giữa các quốc gia
Do đó, tương quan quốc tế là rất thấp
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi
6.3. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI (FPI)
International Correlation

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.3. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI (FPI)
6.3.1.2. Đặc điểm
- Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị
khống chế ở mức độ nhất định.
- Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ
chức phát hành chứng khoán
- Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư
mua, có thể cố định hoặc không
- Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ
thuật, máy móc thiết bị hiện đại và kinh nghiệm quản lý
- Lý do đầu tư chứng khoán nước ngoài: cơ cấu tương quan quốc tế: thu
nhập đầu tư chứng khoán giữa các quốc gia ít tương quan với nhau như
trong một quốc gia và phân tán rủi ro.
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi
6.3. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI (FPI)
6.3.2. Phân loại
  Đầu tư cổ phiếu Đầu tư trái phiếu
Đối tượng ĐT Cổ phiếu (equity/share): là chứng chỉ sở Trái phiếu (Bond): là chứng chỉ nợ (debt
hữu (certificate of ownership) certificate)

Quan hệ giữa Quan hệ sở hữu (chủ sở hữu và đối Quan hệ tín dụng (chủ nợ và con nợ - creditor
nhà đầu tư và DN tượng sở hữu) & borrower)
phát hành Chủ đầu tư là cổ đông (share-owner)/chủ Chủ đầu tư là trái chủ (bond bearer)/chủ nợ
sở hữu của công ty của công ty
Thu nhập mà DN - Cổ tức (Divident): là lợi nhuận công ty - Trái tức (Interest): là lãi tương ứng với phần
phát hành trả cho được chia tương ứng với phần vốn góp vốn cho vay.
nhà ĐT => Thu nhập không cố định* => Thu nhập cố định
Thu nhập của Không chỉ có cổ tức mà còn có thu nhập Không chỉ có trái tức mà còn có thu nhập từ
nhà ĐT chứng từ việc mua, bán chứng khoán (phần việc mua, bán chứng khoán (phần chênh lệch
khoán chênh lệch giữa giá mua và giá bán – giữa giá mua và giá bán – Spread)
spread)
*Chỉ Bộ
ápMôn
dụng vớiVụ
Nghiệp cổ--Ths.Nguyễn
phiếu thường
Hạ Liên(common
Chi stock), không áp dụng với cổ phiếu ưu đãi (preferred stock)
6.3. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI (FPI)
6.3.3. Những lợi ích và hạn chế trong đầu tư chứng khoán nước
ngoài
6.3.3.1. Đối với người đầu tư chứng khoán
a. Những lợi ích:
 Các chứng khoán là các phương tiện sinh lợi, mang lại thu nhập cho
người sở hữu chúng.
 Cổ phiếu có thể giúp nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư vào bất kỳ lĩnh
vực nào, không cần thiết phải có sự hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ của
lĩnh vực đó.
 Cổ phiếu có thể giúp nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư vào các công ty
nước ngoài một cách đơn giản.
 Cổ phiếu có thị trường rộng lớn nên việc mua bán nhanh chóng và dễ
dàng

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.3. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI (FPI)
b. Những hạn chế:
 Rủi ro tài chính: rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho
trái phiếu đầy đủ, đúng hạn hay không.
 Rủi ro do yếu tố đầu cơ: Yếu tố này dễ gây ảnh hưởng dây chuyền làm cho cổ
phiếu có thể tăng giá giả tạo.
 Rủi ro do mua bán nội gián: Một cá nhân nào đó lợi dụng việc nắm được những
thông tin nội bộ của một đơn vị kinh tế để mua hoặc bán cổ phiếu của đơn vị đó
một cách không bình thường nhằm thu lợi cho mình, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
đó trên thị trường.
 Rủi ro lãi suất: Lãi suất đi vay của ngân hàng thương mại hay lãi suất tái chiết
khấu của Ngân hàng Nhà nước biến động sẽ ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán
trên thị trường.
 Rủi ro sức mua tiền tệ: Tiền tệ biến động sẽ ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán.
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi
6.3. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI (FPI)
6.3.4.2. Đối với người sử dụng vốn – nhà phát hành chứng khoán
a. Những lợi ích:
 Người sử dụng vốn – nhà phát hành chứng khoán có thể huy động được
vốn với chi phí thấp hơn so với việc đi vay trực tiếp từ ngân hàng.
 Kích thích các doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoạt động tốt hơn.
 Đầu tư qua thị trường chứng khoán tức là đầu tư mua bán chứng khoán tại
một thị trường chứng khoán có tổ chức. Với mức khống chế tối đa nhất
định, mỗi các nhân hoặc tổ chức được mua không quá mức tối đa đó. Với
sự khống chế ở các mức tương tự cho từng ngành kinh tế, quyền kiểm soát
công ty có vốn đầu tư nước ngoài luôn thuộc về nước chủ nhà.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.3. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI (FPI)
b. Những hạn chế:
 Đôi khi hình thức này được coi là chỉ nhằm mục đích đầu cơ,
cán cân thanh toán của quốc gia rất nhạy cảm với các dòng
vốn dễ thay đổi như đầu tư chứng khoán nước ngoài.
 Mang đến cho nước tiếp nhận đầu tư chỉ vốn bằng tiền, không
có cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.4. TÍN DỤNG TƯ NHÂN QUỐC TẾ
6.4.1. Khái niệm
Tín dụng tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó
chủ đầu tư của một nước cho các doanh nghiệp hoặc các tổ
chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi
suất tiền cho vay.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.4. TÍN DỤNG TƯ NHÂN QUỐC TẾ
6.4.2. Đặc điểm tín dụng tư nhân quốc tế
- Chủ đầu tư không phải là chủ sở hữu của đối tượng tiếp nhận đầu tư.
Quan hệ giữa chủ đầu tư với đối tượng tiếp nhận vốn là quan hệ vay nợ
- Người tiếp nhận đầu tư chỉ có quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời
gian nhất định và sau đó phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn.
- Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cho vay theo khế ước vay độc lập
với kết quả kinh doanh của DN vay.
- Các khoản cho vay thường là bằng tiền, không kèm theo máy móc thiết bị,
công nghệ, bí quyết hay chuyển giao công nghệ
- Đơn vị cung cấp vốn tuy không tham gia quản lý điều hành hay kiểm soát
hoạt động doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả
thi của dự án đầu tư qua hồ sơ đi vay, dự án sử dụng vốn, nếu đối tượng
tiếp nhận đầu tư sử dụng vốn không có hiệu quả và đúng theo hồ sơ đi vay
thì chủ đầu tư có quyền đòi tiền trước.
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi
6.4. TÍN DỤNG TƯ NHÂN QUỐC TẾ
6.4.3. Phân loại
6.4.3.1. Căn cứ vào chủ thể tín dụng
- Tín dụng tư nhân thuần túy
- Tín dụng hỗn hợp với tín dụng nhà nước (là khoản tín dụng
có sự kết hợp giữa nhà nước và ngân hàng thương mại của
nước này cung cấp cho nước khác)

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


6.4. TÍN DỤNG TƯ NHÂN QUỐC TẾ
6.4.3.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay
- Tín dụng không có kỳ hạn ấn định trước: là loại tín dụng mà ngân
hàng không quy định thời hạn nhất định, khi muốn thu hồi vốn, ngân
hàng sẽ báo trước cho người vay một số ngày nhất định.
- Tín dụng ngắn hạn: gồm những khoản tín dụng thông thường có
thời hạn không quá 1 năm, hoặc có thể 18 tháng, 2 năm tùy theo tập
quán từng nước.
- Tín dụng trung hạn: những khoản tín dụng có thời hạn trên loại
ngắn hạn cho đến 5-7 năm.
- Tín dụng dài hạn: những khoản tín dụng có thời hạn trên loại ngắn
hạn cho đến 30-50 năm.

Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi


Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 76
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 77
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 78
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 79
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 80
Nguồn: Forbes Việt Nam
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 81
Nguồn: Forbes Việt Nam
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 82
Nguồn: Forbes Việt Nam
Bộ Môn Nghiệp Vụ --Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 83

You might also like