You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 7
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
NỘI DUNG

7.1 Cổ tức
7.2 Chính sách cổ tức
7.3 Hình thức chi trả cổ tức
7.4 Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá trị
doanh nghiệp
7.1 CỔ TỨC VÀ NGUỒN GỐC CỔ TỨC

EBIT

Chia cổ tức
Lãi vay Thuế Lãi sau thuế
Tái đầu tư

Bắt buộc thực hiện Ý chí thực hiện


7.1 CỔ TỨC VÀ NGUỒN GỐC CỔ TỨC

FA 1 EAT FA 2

Chia Tái đầu tư

Rủi ro thấp Rủi ro cao

Tăng trưởng thấp Tăng trưởng cao


7.1 CỔ TỨC VÀ NGUỒN GỐC CỔ TỨC

- Khái niệm: Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế dành


để trả cho cổ đông hiện hành.
- Nguồn gốc: từ lợi nhuận sau thuế
- Chính sách cổ tức thể hiện quyết định giữa việc trả
lợi nhuận cho cổ đông so với việc tái đầu tư lợi
nhuận vào chính công ty đó.
7.1 CỔ TỨC VÀ NGUỒN GỐC CỔ TỨC

Lãi sau thuế

Lợi nhuận giữ


Chia cổ tức lại để tái đầu tư
Quy trình chi trả cổ tức bằng tiền

Ngày giao Ngày


dịch không thanh
hưởng quyền toán
13/10 cổ tức

Thời gian
Ngày thông Ngày chốt
báo cổ tức danh sách
01/10 cổ đông
15/10
Quy trình chi trả cổ tức bằng cổ phiếu

Ngày thanh Ngày giao


toán cổ tức dịch không
31/10 hưởng
quyền

Thời gian
Ngày Ngày chốt
thông báo danh sách
cổ tức cổ đông
01/10 15/10
Giá cổ phiếu thay đổi sau khi chi trả cổ tức

-n … -2 -1 0 1 2 …. n
Giá cổ phiếu P’ = P0 – cổ
Giá cổ tức
phiếu P0

Giảm theo Ngày giao


mức cổ tức dịch không
tiền mặt hưởng quyền
Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức

- Thu nhập một cổ phần thường (EPS)


- Cổ tức một cổ phần thường (DIV)
- Hệ số chi trả cổ tức (DIV/EPS)
- Tỷ suất cổ tức (DIV/P0)
- Hệ số giá trên thu nhập (P/E)
TRƯỜNG
Các nhân tố ĐẠI
ảnh HỌC TÀIđến
hưởng CHÍNH - MARKETING
chính sách cổ tức
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Những quy định Xu


về pháp lý. thế Mức sinh lời
của (ROE)
nền
Chu kỳ sống kt
Thuế TN cá nhân
của công ty

Chính sách
cổ tức Cơ hội đầu
Nhu cầu hoàn

trả nợ vay

Sự ổn định
Quyền kiểm về lợi nhuận
soát
Khả năng thâm
nhập TT vốn
7.2 CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
7.2.1 Chính sách ổn định cổ tức:

- Theo chính sách này công ty đảm bảo duy trì việc trả
cổ tức liên tục qua các năm, mức trả cổ tức qua các
năm là tương đối ổn định mặc dù lợi nhuận hàng năm
có thể biến động
- Hiện nay do hiện tượng lạm phát làm cho các công ty
có xu hướng trả cổ tức tăng trưởng theo một tỷ lệ nhất
định.
SƠ ĐỒ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH CỔ TỨC

Lợi nhuận Chi trả cổ tức


sau thuế

Lợi nhuận tái


đầu tư

Cơ hội đầu tư Cơ cấu vốn Vốn ngoại


và nhu cầu vốn mục tiêu sinh
7.2.1 CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH CỔ TỨC

- Theo chính sách này công ty đảm bảo duy trì việc trả
cổ tức liên tục qua các năm, mức trả cổ tức qua các
năm là tương đối ổn định mặc dù lợi nhuận hàng năm
có thể biến động
- Hiện nay do hiện tượng lạm phát làm cho các công ty
có xu hướng trả cổ tức tăng trưởng theo một tỷ lệ nhất
định.
7.2.1 CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH CỔ TỨC

Có hai lý do lựa chọn chính sách ổn định cổ tức


* Thứ nhất: chính sách cổ tức ổn định đã ra thông tin
hay tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh.
*Thứ hai: có nhiều cổ đông sử dụng cổ tức để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng hiện tại.
Tuy nhiên, bất lợi là công ty phải phát hành
chứng khoán mới để huy động vốn dẫn đến mất chi
phí phát hành và chia sẻ quyền kiểm soát.
BÀI TẬP MINH HỌA 1

Hãy điền số liệu vào dấu “…”nếu công ty thực hiện chính
sách ổn định cổ tức:
• Lợi nhuận ròng (dự kiến) = 400 triệu
• Nợ/VCSH (tối ưu) = 2/3 (VCSH/VKD=….%; Nợ/VKD=....%)
• Nhu cầu vốn đầu tư (dự kiến) = 500 triệu
• Mức trả cổ tức năm trước: 2.000 đồng/cổ phần
• Số lượng cp thường đang lưu hành: 100.000 cp.
• Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến duy trì 5% mỗi năm
• Cổ tức mỗi cổ phần: ………… đồng
• Lợi nhuận tái đầu tư:…………..
• Vay vốn: ……………
• Phát hành cổ phần thường mới…………
7.2.2 CHÍNH SÁCH THẶNG DƯ CỔ TỨC

- Chính sách trả cổ tức thặng dư chịu ảnh hưởng rất


lớn bởi các cơ hội đầu tư và khả năng nguồn tiền dành
tài trợ cho việc đầu tư.
- Nhà đầu tư A sẽ thích tái đầu tư hơn nhận cổ tức nếu
việc tái đầu tư đem lại tỷ suất sinh lời lớn hơn đầu tư
nơi khác.
7.2.2 CHÍNH SÁCH THẶNG DƯ CỔ TỨC

Cơ cấu vốn
mục tiêu

Nhu cầu mỗi


nguồn vốn

Lợi nhuận Giữ lại tái đầu


sau thuế tư

Chi trả cổ tức


7.2.2 CHÍNH SÁCH THẶNG DƯ CỔ TỨC

Lý do chủ yếu lựa chọn chính sách thặng dư cổ tức là:


* Thứ nhất: trường hợp công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư tăng
trưởng.
*Thứ hai: công ty sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn vì giảm chi
phí phát hành.
*Thứ ba: giúp cổ đông tránh thuế hoặc hoãn thuế thu nhập cá
nhân.
*Thứ tư: tránh phải phân chia quyền kiểm soát, quyền biểu quyết.
BÀI TẬP MINH HỌA 2

Hãy điền số liệu vào dấu “…”nếu công ty thực hiện chính
sách thặng dư cổ tức:
• Lợi nhuận ròng (dự kiến) = 400 triệu
• Nợ/VCSH (tối ưu) = 2/3 (VCSH/VKD=….%; Nợ/VKD=....%)
• Nhu cầu vốn đầu tư (dự kiến) = 500 triệu
• Mức trả cổ tức năm trước: 2.000 đồng/cổ phần
• Số lượng cp thường đang lưu hành: 100.000 cp.
• Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến duy trì 5% mỗi năm
• Cổ tức mỗi cổ phần: ………… đồng
• Lợi nhuận tái đầu tư:…………..
• Vay vốn: ……………
• Phát hành cổ phần thường mới…………
7.3 CÁC HÌNH THỨC TRẢ CỔ TỨC

7.3.1 Hình thức trả cổ tức bằng tiền


- Cổ tức tiền mặt là khoản lợi nhuận sau thuế
được biểu hiện dưới dạng tiền mặt mà công ty trả
trực tiếp cho cổ đông hiện hành.
- Tác động: làm giảm tài sản công ty dẫn đến
giảm vốn chủ sở hữu, giảm giá trị sổ sách cổ phần
so với trước khi trả cổ tức.
Hình thức trả cổ tức bằng tiền

Tiền mặt chi trả


cổ tức Nguồn
NỢ PT
vốn/VCSH
Tài TSNH còn lại sau
sản khi chi trả
còn lại cổ tức
sau VCSH
khi
TSDH
chi trả Xác định lợi
cổ tức nhuận trả cổ tức Phần
giảm của
VCSH
Giá cổ phiếu giảm sau khi chi trả cổ tức
bằng tiền
7.3.2 HÌNH THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC
BẰNG CỔ PHIẾU

- Trả cổ tức bằng cổ phiếu giống như việc chia tách cổ


phiếu.
- Cổ tức cổ phiếu là khoản lợi nhuận sau thuế được
biểu hiện dưới dạng cổ phiếu mà công ty phát hành
mới để chia thêm cho các cổ đông hiện hành.
Tác động: hình thức này không làm thay đổi vốn chủ
sở hữu của công ty, nhưng làm tăng số lượng cổ phiếu
phát hành nên làm giảm giá trị cổ phần.
Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu

NỢ PT
Tài TSNH Nguồn
sản vốn/VCSH
không không đổi
đổi sau khi chi
sau VCSH trả cổ tức
khi TSDH
chi trả Xác định lợi
cổ tức nhuận trả cổ tức
VCSH
Phát hành CP mới không
thay tiền mặt để đổi
chia
Giá cổ phiếu giảm khi chi trả cổ tức bằng
cổ phiếu
7.3.3 HÌNH THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC
BẰNG TÀI SẢN

- một số công ty trả cổ tức bằng tài sản, chẳng hạn


công ty trả bằng sản phẩm hay bằng chính những
chứng khoán mà công ty đang nắm giữ của các
công ty khác.
7.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ
TỨC VÀ GIÁ TRỊ DN

7.3.1 Chính sách ổn định cổ tức


Khi công ty thực hiện chính sách ổn định cổ tức thì
sẽ đảm bảo được tính ổn định cổ tức chi trả qua các năm
mặc dù lợi nhuận hàng năm có thể biến động, chính sách
cổ tức ổn định đã ra thông tin hay tín hiệu về sự ổn định
trong kinh doanh, chính vì thế sẽ tạo tâm lý tin tưởng đối
với nhà đầu tư trong hiện tại, điều này sẽ thúc đẩy giá cổ
phiếu của công ty trong giai đoạn hiện tại sẽ tăng lên.
7.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ
TỨC VÀ GIÁ TRỊ DN
7.3.1 Chính sách ổn định cổ tức
Nhưng do thực hiện chính sách ổn định cổ tức nên phần lợi
nhuận giữ lại sẽ giảm xuống, ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng
trưởng VCSH công ty. Vì thế, khi có nhu cầu đầu tư mới, công
ty phải phát hành chứng khoán mới để huy động vốn nhằm đáp
ứng nhu cầu đầu tư mới này; việc phát hành chứng khoán mới
sẽ làm cho công ty phải gánh chịu thêm chi phí phát hành nên
chi phí sử dụng vốn của công ty tăng lên, hiệu quả hoạt động
trong tương lai của công ty sẽ giảm xuống, cuối cùng sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu công ty trong tương lai.
7.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
VÀ GIÁ TRỊ DN

7.3.2 Chính sách thặng dư cổ tức


Khi công ty thực hiện chính sách thặng dư cổ tức thể
hiện công ty ưu tiên dành nguồn lợi nhuận sau thuế tài trợ
cho việc đầu tư hơn chi trả cổ tức cho cổ đông, chính vì
thế cổ tức của cổ đông sẽ không ổn định qua các năm, thể
hiện tín hiệu hay thông tin chiến lược kinh doanh của
công ty không ổn định, và sẽ có tác động tiêu cực đến giá
cổ phiếu công ty trong giai đoạn hiện tại.
7.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CỔ
TỨC VÀ GIÁ TRỊ DN

7.3.2 Chính sách thặng dư cổ tức


Tuy nhiên, khi công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư
tăng trưởng, thì công ty không cần phát hành thêm cổ
phiếu mới (hoặc phát hành thêm không nhiều), công ty
không phải gánh chịu thêm chi phí phát hành, chi phí sử
dụng vốn của công ty không tăng lên (hoặc tăng lên ít),
góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty,
thúc đẩy công ty tăng trưởng trong tương lai, nên giá cổ
phiếu của công ty trong tương lai có xu hướng tăng lên.
BÀI TẬP MINH HỌA 3
+ Tổng giá trị thị trường của công ty cổ phần ABC vào ngày
01/01/N là 5000 triệu đồng. Kết cấu nguồn vốn hiện được coi là
tối ưu, trong đó:
- Vốn vay: 2.000 triệu đồng
- Vốn chủ sở hữu (không có cổ phần ưu đãi): 3.000 triệu
đồng
+ Năm trước công ty trả lợi tức cổ phần cho cổ đông là 3.000
đồng/cổ phần, tỷ lệ tăng trưởng lợi tức cổ phần dự kiến tăng đều
đặn hàng năm là 5%. Giá thị trường hiện hành của một cổ phần
thường là 30.000 đồng. Dự kiến trong năm số lợi nhuận sau thuế
là 600 triệu đồng.
BÀI TẬP MINH HỌA
+ Giả sử công ty đang có một cơ hội đầu tư với số vốn đầu tư
cần thiết là 800 triệu đồng, tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự bán
(IRR) là 15%.
+ Nếu công ty vay vốn từ 1 đồng đến 200 triệu đồng sẽ phải trả
lãi suất 10%/năm, nếu số vốn vay trên 200 triệu sẽ phải trả lãi
suất 12%/năm.
+ Nếu công ty phát hành cổ phần thường thì tỷ lệ chi phí phát
hành so với giá cổ phần dự kiến là 10%.
BÀI TẬP MINH HỌA

Yêu cầu:
1. Nếu công ty theo đuổi chính sách ổn định cổ tức, mỗi năm tăng
trưởng 5%, thì cổ tức một cổ phần thường là bao nhiêu? Khi đó chi
phí sử dụng vốn cận biên cho số vốn mới là bao nhiêu?
2. Nếu công ty theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức, thì cổ tức một cổ
phần thường là bao nhiêu? Khi đó chi phí sử dụng vốn cận biên cho
số vốn mới là bao nhiêu?
3. Hãy nêu nhận xét tác động của hai chính sách này đến giá trị công ty
trong tương lai.
Biết rằng: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.

You might also like