You are on page 1of 9

8/17/2021

FIN 3004 – TÀI CHÍNH CÔNG TY

CHƯƠNG 5
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

TÀI LIỆU HỌC TẬP

• Chương 19, Tài chính doanh nghiệp – Bản dịch


Corporate Finance; Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí
Minh (2019).
• Chapter 17, Fundamentals of Corporate Finance;
Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, Bradford
D. Jordan; 12th Edition; McGraw-Hill (2019).

NỘI DUNG

5.1. Những vấn đề cơ bản về cổ tức và chính sách cổ tức

5.2. Thiết lập chính sách Cổ tức

5.3. Mua lại cổ phần

5.4. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu

1
8/17/2021

5.1. Những vấn đề cơ bản

5.1.1. Một số khái niệm


 Cổ tức (Dividend): được hiểu là phần lợi nhuận sau
thuế của công ty dành để chi trả cho các chủ sở hữu
của công ty cổ phần (cổ đông).
 Chính sách cổ tức (Dividend policy) là chính sách
ấn định tỷ lệ phân phối giữa lợi nhuận giữ lại dùng
cho tái đầu tư và lợi nhuận dùng cho chi trả cổ tức cho
cổ đông. Cụ thể, bao nhiêu phần trăm lợi nhuận được
giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu phần trăm dùng để
chi trả cổ tức cho các cổ đông.

5.1. Những vấn đề cơ bản(tt)

5.1.1. Một số khái niệm (tt)


 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (Dividend per share): là đại lượng
phản ánh mức cổ tức cổ đông được hưởng trên mỗi cổ phiếu.
 Tỷ lệ trả cổ tức (Dividend payout ratio) là tỷ lệ giữa phần cổ
tức công ty chi trả cho cổ đông và phần lợi nhuận sau thuế của
công ty.
Tỷ lệ trả cổ tức (DPR) = Cổ tức / Thu nhập ròng (cùng thời kỳ).
 Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield) là đại lượng phản ánh tỷ lệ giữa
cổ tức trên mỗi cổ phiếu và thị giá của mỗi cổ phiếu.
Tỷ suất cổ tức = Cổ tức trên mỗi cổ phiếu/ giá thị trường của
mỗi cổ phiếu.

5.1.2. Hình thức chi trả cổ tức

Cổ tức có thể được chi trả dưới nhiều hình thức khác
nhau:

Cổ tức bằng tiền mặt (Cash dividends)


Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock dividend)

Cổ tức bằng tài sản (Property dividend)

2
8/17/2021

5.1.3. Quy trình chi trả cổ tức tiền mặt


Hình 5.1: Ví dụ về trình tự chi trả cổ tức

5.1.3. Quy trình chi trả cổ tức (tt)

Các mốc thời gian


Ngày công bố (Declaration Date) - (15/01): là ngày
hội đồng quản trị thông qua và công bố số cổ tức chi
trả trên một cổ phần.
Ngày xác lập quyền hưởng cổ tức (Ex – Dividend
Date) - (28/01): là ngày trước 2 ngày làm việc so với
ngày khóa sổ. Nếu bạn mua cổ phiếu trước ngày này
bạn sẽ được quyền nhận cổ tức. Nếu bạn mua cổ
phiếu từ ngày này trở về sau thì chủ sở hữu trước đó
của cổ phiếu sẽ được nhận cổ tức cho đợt chi trả cổ
tức hiện hành.

5.1.3. Quy trình chi trả cổ tức (tt)


Các mốc thời gian (tt)
Ngày khóa sổ (Record Date) - (30/01): là ngày cuối
cùng mà những người nắm giữ cổ phiếu phải đăng ký
để nhận cổ tức. Vào ngày này doanh nghiệp lập danh
sách tất cả cổ đông được hưởng cổ tức.
Ngày chi trả (Payment Date) - (16/02): vào ngày này,
cổ tức sẽ được chi trả cho cổ đông thông qua tài
khoản lưu ký hoặc trụ sở công ty.

3
8/17/2021

5.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách


cổ tức

Dưới sự tác động của các nhân tố khác nhau, công ty/
nhà đầu tư sẽ hướng đến các chính sách cổ tức cao hay
thấp khác nhau:

Chính sách cổ tức cao

Chính sách cổ tức thấp

5.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến chính


sách cổ tức (tt)
Chính sách cổ tức thấp
• Thuế: nhà đầu tư nộp thuế thu nhập ở khung thuế suất cao hơn
thường hướng đến lựa chọn đầu tư vào những công ty chi trả cổ tức
ở mức thấp nhằm giảm mức thuế phải nộp hoặc trì hoãn việc nộp
thuế ở hiện tại.
• Chi phí giao dịch: việc công ty chi trả cổ tức ở mức cao có thể dẫn
đến việc công ty phải phát hành thêm cổ phiếu, việc này sẽ làm phát
sinh thêm các chi phí giao dịch của công ty.
• Điều khoản hạn chế cổ tức: để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên
cho vay thường đưa ra các điều kiện giới hạn mức công ty được
phép chi trả cho các cổ đông. Mục đích của điều khoản hạn chế cổ
tức này nhằm đảm bảo lợi nhuận tái đầu tư, đảm bảo khả năng trả nợ
của công ty đối với bên cho vay.

5.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến chính


sách cổ tức(tt)
Chính sách cổ tức cao
• Thuế: nhà đầu tư nộp thuế thu nhập ở khung thuế suất thấp hơn
thường hướng đến lựa chọn đầu tư vào những công ty chi trả cổ tức ở
mức cao.
• Tính không đảm bảo của khoản thu nhập trong tương lai: nhà đầu với
tâm lý lo lắng về sự không đảm bảo của khoản cổ tức kỳ vọng sẽ nhận
ở tương lai thường có nhu cầu đầu tư vào công ty có mức chi trả cổ
tức cao ở hiện tại.
• Nhu cầu của nhà đầu tư: nhà đầu tư có nhu cầu về thu nhập hiện tại
(hưu trí) thường có nhu cầu đầu tư vào công ty có chi trả cổ tức cao,
họ xem đây như một khoản thu nhập để trang trải cho các chi tiêu thiết
yếu.

4
8/17/2021

5.2. Thiết lập Chính sách cổ tức

 Chính sách thặng dư cổ tức (Residual dividend


policy)
 Chính sách ổn định cổ tức (Dividend stability)
 Chính sách cổ tức thoả hiệp (Compromise
dividend policy)

5.2.1. Chính sách thặng dư cổ tức

Chính sách được xây dựng dựa trên lý thuyết thặng


dư cổ tức,
Công ty thực hiện việc chi trả cổ tức sau khi ưu tiên
giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, đảm bảo cơ cấu huy
động vốn tối ưu cho hoạt động đầu tư của công ty.
=> công ty với đặc điểm gì sẽ lựa chọn chính sách thặng
dư cổ tức?

5.2.1. Chính sách thặng dư cổ tức (tt)

Ưu điểm Nhược điểm


- Công ty chủ động trong việc sử - Bất ổn định về chính sách
dụng lợi nhuận để tái đầu tư. chi trả cổ tức, trong dài hạn
- Giảm nhu cầu huy động vốn từ bên có thể ảnh hưởng đến giá
ngoài. cổ phiếu trên thị trường.
- Tăng độ vững chắc về tài chính của
công ty
- Giúp cổ đông tránh hoặc hoãn thuế
thu nhập cá nhân
- Tránh phát hành thêm cổ phiếu
mới để tái đầu tư.

5
8/17/2021

Ví dụ – Chính sách thặng dư cổ tức (tt)

• Giả thiết
– Công ty cần huy động thêm 5,000,000 cho một dự án đầu tư
mới.
– Công ty có cấu trúc vốn tối ưu là: D/E = 2/3
– Lợi nhuận sau thuế và lãi vay (NI) = 4,000,000
• Tính phần NI được dùng để trả cổ tức?
– 40% tài trợ bằng Nợ (2,000,000)
– 60% tài trợ bằng VCSH (3,000,000)
– NI – Vốn tài trợ bằng VCSH = 1,000,000, được dùng trả cổ
tức.
ĐVT: 1000 đồng

5.2.2. Chính sách ổn định cổ tức


- những cty đã trưởng thành, dòng tiền đã ổn định qua các năm
Công ty duy trì trả cổ tức ổn định qua các năm với không còn khả năng huy động thêm vốn đc nữa
mức trả các năm tương đối ổn định,

Có thể có biến động, song không đáng kể so với


sự biến động lợi nhuận của công ty hằng năm.
=> công ty với đặc điểm gì sẽ lựa chọn chính sách
ổn định cổ tức?

5.2.2. Chính sách ổn định cổ tức (tt)

Ưu điểm Nhược điểm


- Tăng giá cổ phiếu trên thị - Bị động trong việc sử
trường dụng lợi nhuận để tái
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư
việc điều hành, quản lý công - Tăng nhu cầu phải huy
ty động nguồn vốn từ
- Thuận lợi cho việc niêm yết bên ngoài
chứng khoán ở SGDCK

6
8/17/2021

5.2.3. Chính sách thoả hiệp cổ tức


Chính sách thực hiện dựa trên các mục tiêu chính sau:
Tránh cắt giảm dự án có NPV dương để chi trả cổ tức
Tránh giảm cổ tức chi trả
Tránh việc cần thiết phải phát hành cổ phiếu mới
Duy trì cấu trúc vốn mục tiêu
Duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu
Chính sách hướng đến mục tiêu thực hiện các dự án có
NPV dương và vẫn không tạo ra các dấu hiệu tiêu cực
trong chi trả cổ tức cũng như tránh việc phát hành thêm
cổ phiếu mới hoặc thay đổi cấu trúc vốn mục tiêu.

5.2.3. Chính sách thoả hiệp cổ tức(tt)

 Chính sách cho phép sự thay đổi tỷ lệ chi trả cổ


tức trong ngắn hạn để tránh việc cắt giảm cổ tức
hoặc phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, trong dài
hạn công ty luôn hướng đến tỷ lệ chi trả ổn định.

 Cách thức thực hiện: Cổ tức thông thường và cổ


cố gắng ổn định
tức thưởng.

5.3. Mua lại cổ phần


 Mua lại cổ phần là một sự thay thế cho trả cổ tức bằng tiền mặt.
Nói cách khác, đây là một cách thức khác để phân chia lãi ròng
của công ty cho cổ đông.
 Trong điều kiện thị trường hoàn hảo: không có sự khác biệt giữa
hai nghiệp vụ mua lại cổ phần và trả cổ tức bằng tiền mặt.
 Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường không hoàn hảo: mua lại cổ
phần mang lại những lợi ích về thuế cho cổ đông tốt hơn việc chi
trả cổ tức bằng tiền mặt.
 Mua lại cổ phần có tác động: làm giảm số lượng cổ phiếu đang
lưu hành -> làm giảm việc pha loãng cổ phiểu. Ngoài ra, trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi thì mua lại cổ phần tác động
làm tăng một số chỉ số tài chính như: ROA, ROE, EPS.

7
8/17/2021

5.3. Mua lại cổ phần (tt)


 Công ty mua lại cổ phần bằng cách phân phối tiền mặt cho cổ
đông để đổi lấy những cổ phiếu đang được lưu hành.
 Có thể thực hiện thông qua các cách thức sau:
 Mua lại trên thị trường mở (open market repurchase): công ty đóng
vai trò như một nhà đầu tư trên thị trường, đặt lệnh mua lại cổ
phiếu do chính công ty phát hành.
 Chào bán (tender offer): công ty thông báo cụ thể số cổ phiểu và
mức giá mua lại đến các cổ đông.
 Mua lại mục tiêu (target repurchase): việc mua lại hướng đến một
đối tượng cổ đông cụ thể.
 Công ty hoặc là tiêu hủy số cổ phiếu được mua lại, hoặc là giữ
chúng như là cổ phiếu ngân quỹ (cổ phiếu quỹ), dành cho trường
hợp phát hành lại.

5.4. Trả cổ tức bằng cổ phiếu và


chia tách cổ phiếu
5.4.1. Trả cổ tức bằng cổ phiếu (Stock dividend):
 Doanh nghiệp phát hành thêm cho cổ đông hiện hành những
cổ phiếu của doanh nghiệp theo tỷ lệ đã được Đại hội đồng cổ
đông thông qua mà không nhận được khoản tiền thanh toán nào
từ phía cổ đông.
 Trả cổ tức bằng cổ phiếu thường được biểu hiện bằng con số
phần trăm.
 Ví dụ trả cổ tức bằng cổ phiếu 20%: có nghĩa là cứ 5 cổ
phiếu đang nắm giữ, cổ đông sẽ nhận được thêm 1 cổ phiếu mới.
Bởi vì mọi cổ đông đều được nhận 20% số cổ phiếu tăng thêm
nên tổng số cổ phiếu hiện hành tăng thêm là 20%.

5.4. Trả cổ tức bằng cổ phiếu và


chia tách cổ phiếu (tt)
5.4.1. Trả cổ tức bằng cổ phiếu (Stock dividend) (tt):
 Theo thông lệ, dựa trên quy mô thì trả cổ tức bằng cổ
phiếu chia thành 2 loại:
 Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nhỏ: quy mô chi trả từ
20% đến 25%.
 Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu lớn: quy mô chi trả quy
mô lớn hơn 20 đến 25%.

8
8/17/2021

5.4. Trả cổ tức bằng cổ phiếu và


chia tách cổ phiếu (tt)
5.4.2. Chia tách cổ phiếu:
 Là sự tăng lên về số lượng cổ phiếu của công ty nhưng
không đi kèm với sự thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu.
 Chia tách cổ phiếu về cơ bản giống với trả cổ tức bằng
cổ phiếu, tuy nhiên chia tách cổ phiếu biểu hiện dưới
dạng tỷ số chứ không phải số phần trăm.
 Ví dụ: chia tách cổ phiếu 1/3 có nghĩa là 1 cổ phiếu cũ
sẽ được tách thành 3 cổ phiếu mới

5.4. Trả cổ tức bằng cổ phiếu và


chia tách cổ phiếu (tt)

Cổ tức bằng cổ Chia tách cổ


phiếu phiếu
Giống nhau Tăng số lượng cổ phiếu hiện hành và
làm giảm giá trị mỗi cổ phiếu

Khác nhau về mặt Trị giá cổ tức được Lợi nhuận giữ lại
kế toán chuyển từ tài khoản và tài sản, vốn
lợi nhuận giữ lại không đổi
sang tài khoản vốn

You might also like