You are on page 1of 47

Quản trị tài chính_Nhóm 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------

Học phần: Quản trị tài chính

BÀI TẬP NHÓM


BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
GVHD: GV Lê Đắc Anh Khiêm
Nhóm: 06
Thành viên: Nguyễn Thị Kim Chi – 45K17
Nguyễn Đức Chính – 45K17
Bùi Mỹ Duyên – 45K17
Hồ Thị Thanh Uyên – 45K17
Đào Thị Bảo Vi – 45K17

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2021

1
Quản trị tài chính_Nhóm 6

A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG HÒA CẦM – INTIMEX................................. 4


I. Sơ lược về công ty..............................................................................................................................4
1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................................................... 4
2. Viễn cảnh - sứ mệnh của công ty................................................................................................... 5
II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH...............6
1. Môi trường vi mô...........................................................................................................................6
2. Môi trường vĩ mô...........................................................................................................................8
III. BÁO CÁO TÀI CHÍNH.................................................................................................................. 9
1. Bảng cân đối kế toán (2015 – 2019).............................................................................................. 9
2. Kết quả hoạt động kinh doanh (2015 – 2019)..............................................................................11
3. Tình hình tài chính của công ty (2015 – 2019)............................................................................13
B. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................................................................................15
I. THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN.....................................................................................15
1. Thông số khả năng thanh toán hiện thời...................................................................................... 15
2. Thông số khả năng thanh toán nhanh...........................................................................................17
3. Vòng quay phải thu khách hàng...................................................................................................18
4. Vòng quay hàng tồn kho..............................................................................................................21
II. Thông số nợ.....................................................................................................................................23
1. Thông số nợ trên tài sản...............................................................................................................23
2. Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu.................................................................................................24
3. Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn..........................................................................................26
4. Số lần đảm bảo lãi vay.................................................................................................................27
III. Thông số khả năng sinh lợi............................................................................................................28
1. Lợi nhuận gộp biên...................................................................................................................... 28
2. Lợi nhuận ròng biên.....................................................................................................................29
3. Vòng quay tổng tài sản.................................................................................................................31
4. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)................................................................................................34
5. Thu nhập trên vốn chủ (ROE)......................................................................................................35
IV. CÁC THÔNG SỐ THỊ TRƯỜNG................................................................................................. 37
1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS).....................................................................................37
2. Giá trên thu nhập (P/E)................................................................................................................ 39
C. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ.................................................................................................................. 41
I. ĐIỂM MẠNH...................................................................................................................................41
II. ĐIỂM YẾU......................................................................................................................................41
D. GIẢI PHÁP.........................................................................................................................................43
2
Quản trị tài chính_Nhóm 6
I. Tăng cường quản lí hàng tồn kho tối ưu hoặc lập dự báo các khoản phải chi................................. 43
II. TIẾP TỤC NÂNG CAO TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC KHOẢN PHẢI THU...................43
III. Giải pháp tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính...........................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................45

3
Quản trị tài chính_Nhóm 6

A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG HÒA CẦM – INTIMEX

I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty Cổ phần Bê tông Hòa Cầm - Intimex, tiền thân là Xí Nghiệp bê tông thương
phẩm và đá xây dựng thuộc Công ty xây dựng Quảng Nam, được thành lập vào năm 1998.
Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần vào ngày 24/12/2001 theo giấy
phép đăng ký kinh doanh số 4000362102 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp và
trở thành đơn vị thành viên của Tập đoàn Intimex từ ngày 25/12/2009.
- Sở hữu 3 trạm trộn bê tông tại Đà Nẵng và Quảng Nam, Công ty Cổ phần Bê tông Hòa
Cầm - Intimex có khả năng cung cấp hơn 1,3 triệu m3 bê tông thương phẩm mỗi năm. Qua
hàng chục năm hoạt động, Công ty được biết đến như là một trong những nhà sản xuất và cung
ứng bê tông thương phẩm lớn nhất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Công ty
đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động Hạng hai (năm 2013) và Huân chương lao động
Hạng ba (năm 2008) do Chủ tịch nước trao tặng.
 Trụ sở chính: Đường Phan Bội Châu, Phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, Tỉnh Quảng
Nam.
 Địa chỉ giao dịch: 53 Trường Sơn, Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP Đà
Nẵng.
 Đại diện : Ông NGÔ VĂN LONG - Thành viên HĐQT - Tổng Giám đốc
 Mã chứng khoán giao dịch: HCC
- Với mong muốn ngày càng phát triển và chiếm được lòng tin của khách hàng, Bê tông
Hòa Cầm - Intimex luôn nỗ lực tìm kiếm cơ hội, khai thác mọi tiềm năng, không ngừng tăng
trưởng để trở thành một công ty có uy tín trong ngành xây dựng.
 Thành tích chứng nhận:

4
Quản trị tài chính_Nhóm 6

2. Viễn cảnh - sứ mệnh của công ty


 Viễn cảnh:
- Chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp, Công ty luôn đảm bảo sự hài hòa giữa lợi
ích của doanh nghiệp và lợi ích khách hàng, quan tâm và hợp tác với quý khách hàng. Đưa
thương hiệu “ Bê tông Hòa Cầm” đến với khách hàng trên cả nước , tạo thuận lợi cho Công ty
trong việc mở rộng, và nâng cao uy tín trên thị trường.
 Sứ mệnh:

- Uy tín - Chất lượng - Phục vụ - Phát triển, Công ty Cổ phần Bê tông Hòa Cầm - Intimex
với đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên luôn tâm niệm về giá trị và giữ vững uy tín thương hiệu “
Bê tông Hòa Cầm” đã phát triển và tồn tại. Vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO và các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định khác nhằm không ngừng nâng cao sự thỏa mãn
của các khách hàng qua việc cung ứng cho khách hàng sự phục vụ và các sản phẩm bê tông tốt
nhất của Công ty với những giá trị vượt trội về chất lượng và dịch vụ, mong muốn mang đến
cho quý khách hàng sự hài lòng nhất.
 Vị thế công ty:

- Công ty bê tông Hòa Cầm là một trong những nhà cung cấp bê tông lớn nhất khu vực
miền Trung, có sản phẩm cao cấp cho nhiều công trình lớn tại Miền Trung Việt Nam.
Hiện nay sản phẩm bê tông thương phẩm được sản xuất tại ba xí nghiệp bê tông Chu Lai, Hòa
Cầm và Tam Kỳ.
 Mục tiêu:
- Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, kinh doanh có hiệu quả, thu lợi nhuận ngày càng
tăng, đem lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư, tạo công việc làm và thu nhập của người
lao động được ổn định, thực hiện tốt chính sách thuế đối với nhà nước.

5
Quản trị tài chính_Nhóm 6
 Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
- Căn cứ vào tình hình phát triển chung của ngành Xây dựng, nguồn vốn đầu tư phục vụ
cho quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, cả nội lực lẫn ngoại lực, nhận thấy rằng,
chiến lược và định hướng phát triển của công ty phù hợp với xu thế chung của thị trường là ổn
định và phát triển. Một điều đáng lưu ý, để đạt được mục tiêu chiến lược này, công ty phải đảm
bảo thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm, không chỉ giữ vững khách hàng
truyền thống, mà còn gia tăng thị phần tương ứng với mục tiêu dài hạn.
- Thương hiệu “Bê tông Hoà Cầm” trước đây và hiện nay đã được rất nhiều khách hàng cả
nước biết đến, nhất là khu vực miền Trung, tạo thuận lợi cho Công ty trong việc mở rộng thị
trường, nâng cao uy tín.
- Mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Trước hết tập trung
ngành nghề dịch vụ, thương mại, kinh doanh sắt thép xi măng, vật liệu xây dựng vừa phù hợp
với ngành nghề kinh doanh chủ yếu hiện nay của Công ty là xây dựng, sản xuất bê tông thương
phẩm.
 Lĩnh vực kinh doanh:

* Ngành nghề kinh doanh:


- Sản xuất, kinh doanh bê tông thương phẩm và các loại đá, cát xây dựng từ việc khai
thác, chế biến tại mỏ đá, cát của Công ty; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Xây dựng thuỷ
lợi, thuỷ điện, các công trình giao thông; Xây dựng đường dây điện và trạm biến áp tới 35KV;
Xây dựng khác; Kinh doanh nhà và đất, kinh doanh xăng dầu; Bán buôn máy móc, thiết bị và
phụ tùng máy khác; Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
* Địa bàn kinh doanh:
- Trên cả nước, nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn như thành phố Đà Nẵng, tỉnh
Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi.

II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Môi trường vi mô
- Công ty Cổ phần Bê tông Hòa Cầm - Intimex luôn nỗ lực hoàn thành mục tiêu chiến
lược để ra. Công ty phải tổ chức sản xuất và tiêu thụ xi măng một cách hợp lý, dần phù hợp với
tổ chức sản xuất - tiêu thụ của khách hàng.
6
Quản trị tài chính_Nhóm 6
*Đối thủ cạnh tranh:
- Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra
sức ép trở lại lên ngành khách hàng. Hiện tại trên địa bàn Đà Nẵng xuất hiện rất nhiều công ty
Bê tông tương tự: Công ty cổ phần Bê tông Vinaconex, Công ty cổ phần bê tông thương phẩm
và vật liệu xây dựng Dufago,...Các công ty này cũng đang không ngừng đẩy mạnh phát triển
chất lượng sản phẩm để chiếm thị phần lớn trên thị trường.
- Với nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà máy, nhà ở ngày càng cao, sức hấp dẫn của ngành
Bê tông là rất lớn, rào cản ra nhập ngành không quá khó khăn, khiến cho nhiều doanh nghiệp
mới dần hình thành. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị phần của Công ty Bê tông Hòa Cầm,
nếu không đảm bảo chất lượng, cũng như giá cả và dịch vụ, sẽ rất dễ bị mất thị phần trên thị
trường đầy cạnh tranh này.
- Trước những khó khăn như vậy, công ty Bê tông Hòa Cầm càng phải tạo cho mình một
chỗ đứng trên thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, từ đó củng cố niềm tin của
khách hàng và vị thế doanh nghiệp.
*Nhà cung cấp:
- Nhiều doanh nghiệp Bê tông mở rộng, đồng nghĩa với việc nhà cung cấp có thêm nhiều
cơ hội để phát triển và chọn giữa đối tác. Họ sẽ cân nhắc nhiều hơn khi quyết định cung cấp
cho đối tác nào. Trường hợp nếu bên mình đưa ra giá không tốt, họ sẽ ngừng cung ứng nguyên
vật liệu cho mình, điều này dẫn đến tình trạng các dự án bị trì hoãn vì thiếu nguyên vật liệu.
Về công ty Bê tông Hòa Cầm, nhà cung ứng sẽ là các doanh nghiệp chuyên về Xi măng khô,
lõi thép, các cọc ống,...Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có một số công ty Xi măng
như Dufago, Công ty tnhh Duy Thịnh, Vicem,..Đều là những nhà cung ứng chất lượng và được
nhiều doanh nghiệp lựa chọn, trong đó có Công ty Bê tông Hòa Cầm. Nhiều doanh nghiệp cung
ứng nguyên vật liệu cũng là một lợi thế cho Công ty Bê tông Hòa Cầm trong việc lựa chọn nhà
cung ứng phù hợp.
- Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính liên tục trong sản xuất : công ty đã ký kết hợp
đồng với các nhà cung cấp uy tín với tiêu chí chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. Khối lượng
nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất được cân đối theo khối lượng công việc trong từng giai
đoạn. Trong những thời điểm giá cả thị trường có dấu hiệu biến động tăng, thì công ty cân đối
nhập nguồn nguyên vật liệu dự trữ sao cho chi phí giá thành tối ưu nhất.

7
Quản trị tài chính_Nhóm 6
*Khách hàng:
- Công ty Bê tông Hòa Cầm nhắm vào khách hàng trong khu vực Đà Nẵng và các vùng
lân cận. Công ty Bê tông Hòa Cầm đã tham gia vào các dự án, công trình như xây dựng công
viên Apec, sân bay Đà Nẵng, Cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý,...Đây hầu hết đều là những
công trình lớn, tuy nhiên vẫn được Công ty Bê tông Hào Cầm đảm nhận, chứng tỏ chất lượng
sản phẩm và vị thế của công ty ngày càng được nâng cao.
- Với sự phát triển như vậy, sẽ mở ra nhiều cơ hội về thị phần, quy mô,...cho công ty trong
tương lai.

2. Môi trường vĩ mô
* Môi trường chính trị, pháp luật:
- Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển do đó lĩnh vực xây dựng một
ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, thể hiện qua sự phát triển của cơ sở hạ tầng, các khu dân
cư, khu đô thị, khu công nghiệp. Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp kích cầu phát triển kinh
tế, xã hội, trong đó lĩnh vực cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp (nhiều khu công nghiệp được
triển khai và mở rộng) đã được đầu tư và phát triển trong thời gian qua cũng như trong thời
gian tới. Mặt khác, nhiều dự án đầu tư, kinh doanh bất động sản (khu đô thị, resort cao cấp, khu
biệt thự,...) đã được đầu tư. Ngoài ra Chính phủ còn khuyến khích mở rộng quy mô, số lượng
doanh nghiệp bằng cách cho vay vốn. Những điều này đã tác động rất nhiều đến việc phát triển
của công ty Bê tông Hòa Cầm.
*Môi trường văn hóa - xã hội:
- Công ty hiện tại đang hoạt động chủ yếu tại khu vực miền Trung, cụ thể tại Đà Nẵng,
Tam Kỳ - Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là 3 khu vực trọng tâm mà Công ty muốn tập trung
mạnh để chiếm được nhiều thị phần nhất .Chính vì lẽ đó, công ty mong muốn nắm bắt được
tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng tại miền trung để có những kế hoạch sản xuất và chính
sách bán hàng hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
*Môi trường kinh tế:
- Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đã tăng lên và hiện chiếm trên 1/3 GDP của cả nước,
trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng lên qua các năm (từ 13,69% năm 2015, lên
16,48% năm 2019, lên 16,70% năm 2020). Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng này sẽ đạt trên
25%, để Việt Nam có công nghiệp theo hướng hiện đại và vượt qua mức thu nhập trung bình

8
Quản trị tài chính_Nhóm 6
thấp. Theo số liệu ghi nhận ngày 24 tháng 8 năm 2021 — GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng
khoảng 4,8% cho cả năm 2021, mặc dù nền kinh tế đã ghi nhận kết quả vững chắc trong nửa
đầu năm. Dự báo này, thấp hơn hai điểm phần trăm so với dự báo do Nhóm Ngân hàng Thế
giới đưa ra vào tháng 12 năm 2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19 hiện
nay đến các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh khả quan, rất có thể sẽ tác
động tích cực đến ngành Công nghiệp - Xây dựng nói chung và Công ty Bê tông Hòa Cầm nói
riêng.
*Môi trường công nghệ - kỹ thuật:
- Thực tế cho thấy các doanh nghiệp về cung cấp bê tông đang chạy đua đầu tư máy móc
kỹ thuật. Nếu không có sự đổi mới, các doanh nghiệp này sẽ bị xóa bỏ khỏi thị trường, bởi lẽ
nhu cầu xây dựng ngày càng đòi hỏi về chất lượng. Vì thế việc đầu tư máy móc, thiết bị công
nghệ là không thể thiếu.
* Môi trường tự nhiên:
- Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp để lại rất nhiều hậu quả nặng nề. Sự mất cân bằng
sinh thái tác động tiêu cực đến bề mặt Trái Đất nói chung, và khu vực xây dựng nói riêng. Tiêu
biểu tại các vùng ven sông, ven biển thường xuyên xảy ra tình trạng sụt lún, xói lở,...Những
điều này là một bài toán khó khiến cho doanh nghiệp luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi
nhận công trình thi công.

III. BÁO CÁO TÀI CHÍNH


1. Bảng cân đối kế toán (2015 – 2019)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 5 NĂM GẦN NHẤT


ĐVT: VNĐ
2015 2016 2017 2018 2019
I - TÀI SẢN
80.186.293.405 101.247.104.718 98.579.373.972 126.874.463.273 91.686.473.646
NGẮN HẠN
1. Tiền và các
khoản tương 2.151.089.306 1.785.441.055 2.324.578.675 2.342.776.890 574.114.387
đương tiền

9
Quản trị tài chính_Nhóm 6
2. Các khoản
đầu tư tài
chính ngắn
hạn
3. Các khoản
phải thu ngắn 71.846.788.054 94.404.575.784 91.095.778.240 119.102.574.207 85.077.363.125
hạn
4. Hàng tồn
5.511.125.247 4.850.413.112 5.054.653.057 4.935.367.431 5.897.566.795
kho
5. Tài sản
677.290.798 206.674.767 104.364.000 493.744.745 137.429.339
ngắn hạn khác
II - TÀI SẢN
48.234.679.644 50.945.207.486 65.333.642.032 87.212.611.736 84.618.210.032
DÀI HẠN
1. Các khoản
phải thu dài
hạn
2. Tài sản cố
40.781.916.752 45.349.661.060 50.483.272.105 71.265.854.671 71.581.995.835
định
3. Bất động
sản đầu tư
4. Tài sản dở
1.818.181.818 1.818.181.818 4.682.398.182 2.900.000.000 350.000.000
dang dài hạn
5. Đầu tư tài
5.319.660.000 5.319.660.000 5.319.660.000 5.319.660.000 5.319.660.000
chính dài hạn
6. Tài sản dài
314.921.074 275.886.426 4.848.311.745 7.727.097.065 7.366.554.197
hạn khác
Tổng cộng
128.420.973.049 152.192.312.204 163.913.016.004 214.087.075.009 176.304.683.678
tài sản
I - NỢ
69.660.730.048 78.983.034.872 71.246.257.374 122.334.706.414 91.524.217.156
PHẢI TRẢ

10
Quản trị tài chính_Nhóm 6
1. Nợ ngắn
62.160.230.048 72.187.284.872 65.153.757.374 110.147.956.414 84.569.467.156
hạn
2. Nợ dài hạn 7.500.500.000 6.795.750.000 5.392.500.000 12.186.750.000 6.954.750.000
II - VỐN
CHỦ SỞ 58.760.243.001 73.209.277.332 92.666.758.630 91.752.368.595 84.780.466.522
HỮU
I. Vốn chủ sở
58.760.243.001 73.209.277.322 92.666.758.630 91.752.368.595 84.780.466.522
hữu
Tổng cộng
128.420.973.049 152.192.312.204 163.913.016.004 214.087.075.009 176.304.683.678
nguồn vốn

2. Kết quả hoạt động kinh doanh (2015 – 2019)

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5 NĂM GẦN NHẤT

2015 2016 2017 2018 2019


1. Doanh
thu BH và 284,919,474,132 360,060,871,090 338,088,255,268 33,669,825,158 337,248,834,661
CCDV
2. Các
khoản giảm
trừ doanh thu
3. Doanh
thu thuần BH 284,919,474,132 360,060,871,090 338,088,255,268 335,669,825,158 337,248,834,661
và CCDV
4. Giá vốn
253,839,287,550 319,812,606,234 300,246,879,564 298,332,540,913 307,607,096,273
hàng bán
5. Lợi 31,080,186,582 40,248,264,856 37,841,375,704 37,337,284,245 29,641,738,388
nhuận gộp
BH và

11
Quản trị tài chính_Nhóm 6
CCDV
6. Doanh
thu hoạt
48,240,625 48,049,876 1,192,253,406 2,386,593,386 2,150,488,526
động tài
chính
7. Chi phí
1,078,465,824 3,115,576,399 2,459,806,740 3,990,345,065 4,577,814,670
tài chính
- Trong
đó: Chi phí 1,910,459,978 3,115,576,399 2,459,806,740 3,990,345,065 4,577,814,670
lãi vay
8. Chi phí
bán hàng
9. Chi phí
quản lý
9,073,571,214 10,229,008,249 10,480,001,361 12,145,949,703 11,854,171,032
doanh
nghiệp
10. Lợi
nhuận
20,976,390,169 26,951,730,084 26,093,821,009 23,569,582,863 15,360,241,212
thuần từ
hđkd
11. Thu
489,101,836 1,663,636,365 518,181,818 1,536,368,636 263,636,364
nhập khác
12. Chi phí
729,882,511 497,099,434 797,521,433 485,007,362 484,796,285
khác
13. Lợi
-240,780,675 1,166,536,931 -279,339,615 1,051,361,274 -221,159,921
nhuận khác
14. Tổng
lợi nhuận 20,735,609,494 28,118,267,015 25,814,481,394 24,620,944,137 15,139,081,291
trước thuế
15. Chi phí 4,828,500,037 5,415,470,821 479,513,502 4,514,730,680 2,396,255,901
thuế TNDN

12
Quản trị tài chính_Nhóm 6
hiện hành
16. Chi phí
thuế TNDN -130,091,278 12,795,863 12,795,863 12,795,863 12,795,863
hoãn lại
17. Lợi
nhuận sau 16,037,200,735 22,690,000,331 21,006,549,629 20,093,417,594 12,730,029,527
thuế TNDN
18. Lãi cơ
bản trên cổ 4,369 5,152 3,223 3,082 1,953
phiếu
19. Lãi suy
giảm trên cổ 4,369 5,152 3,223 3,082 1,953
phiếu

3. Tình hình tài chính của công ty (2015 – 2019)


Tình hình tài chính của công ty:

Nhận xét:
13
Quản trị tài chính_Nhóm 6
Về doanh thu thuần từ 2015 đến 2019, Công ty Cổ phần Bê tông Hòa Cầm - Intimex có xu
hướng tăng cho thấy công ty đã có chính sách hoạt động kinh doanh khá tốt, sử dụng chi phí
hiệu quả, tăng mạnh nhất vào năm 2016. Tuy nhiên có giảm nhẹ vào năm 2017 và doanh thu
thuần duy trì ở mức khá ổn định vào năm 2018 và 2019, điều này cũng cho thấy có thể công ty
thay đổi chính sách hoạt động, tăng chi phí đầu tư sản phẩm, đầu tư cho việc bán hàng,...nên
doanh thu thuần giảm.

Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN

Nhận xét: Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2015-2019, lợi nhuận sau thuế của công ty CP
Bê tông Hòa Cầm giảm (giảm hơn 3 tỷ VNĐ kể từ năm 2015). Cụ thể năm 2016, lợi nhuận sau
thuế gần 23 tỷ VNĐ, tăng mạnh (xấp xỉ 7 tỷ đồng), nhưng sau đó con số này giảm dần và chỉ
còn khoảng 12 tỷ đồng vào năm 2019. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi trên doanh số giảm,
có thể là do quản lý chính sách về các chi phí chưa hiệu quả hoặc công ty chi mạnh tay cho các
khoản chi phí để đầu tư các hoạt động khác, làm lợi nhuận giảm, dẫn đến lợi nhuận sau thuế có
xu hướng giảm ở giai đoạn sau.

14
Quản trị tài chính_Nhóm 6

B. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Nhóm 6 đã chọn 2 công ty là đối thủ cạnh trạnh trực tiếp trong ngành là Công ty cổ phần Bê
tông Vinaconex và Công ty cổ phần bê tông thương phẩm và vật liệu xây dựng Dufago. Sau đó
lấy trung bình cộng các thông số của 3 công ty (bao gồm công ty nhóm chọn phân tích) để tính
trung bình ngành.

I. THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN


1. Thông số khả năng thanh toán hiện thời
Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn
kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao
càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ.
Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Dưới đây là bảng mô tả khả năng thanh toán hiện thời của công ty CP Bê tông Hòa Cầm so với
bình quân ngành thời kỳ 2015 - 2019:
Đơn vị tính: đồng

2015 2016 2017 2018 2019

Tài sản ngắn hạn 80,186,293,405 101,247,104,718 98,579,373,972 126,874,463,273 91,686,473,646

Nợ ngắn hạn 62,160,230,048 72,187,284,872 65,153,757,374 110,147,956,414 84,569,467,156

Khả năng thanh


1.29 1.40 1.51 1.15 1.08
toán hiện thời

Bình quân ngành 1.33 1.34 1.34 1.23 1.20

15
Quản trị tài chính_Nhóm 6

Nhận xét:
Trong giai đoạn từ 2015-2019, khả năng thanh toán hiện thời của Bê tông Hòa Cầm đã biến đổi
đáng kể, ở giai đoạn đầu 2015 đến 2017, khả năng thanh toán hiện thời của công ty cao hơn
bình quân ngành nhưng từ năm 2018-2019, thông số này của Công ty Cổ phần Bê tông Hòa
Cầm đã giảm xuống dưới mức bình quân ngành, điều này cho thấy rằng công ty đang gặp khó
khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài khoản dự kiến có thể chuyển
hóa thành tiền. Và khả năng thanh toán có biến động theo thời gian cụ thể:
• Tăng đều từ 2015 đến 2017 (1.2 lần) nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn
lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn
• Giảm mạnh đột ngột từ 2017 đến 2018 (1.3 lần) do nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn (1.7
lần) so với tài sản ngắn hạn (1.3 lần)
• Tiếp tục giảm nhẹ từ 2018 đến 2019 (1.06 lần), nguyên nhân là do tốc độ giảm của tài
sản ngắn hạn cao hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn , đồng thời thông số của bình quân ngành
cũng giảm nhẹ cho thấy sự sụt giảm của thông số có thể bị ảnh hưởng ở thị trường chung. Và
thông số này nhỏ hơn so với bình quân ngành, chứng tỏ Công ty CP Bê tông Hòa Cầm đang
gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn.

16
Quản trị tài chính_Nhóm 6
2. Thông số khả năng thanh toán nhanh
Thông số khả năng thanh toán nhanh cho biết liệu công ty đã có đủ các tài sản ngắn hạn để trả
cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không.
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Dưới đây là bảng mô tả khả năng thanh toán nhanh của công ty CP Bê tông Hòa Cầm so với
bình quân ngành thời kỳ 2015 - 2019:
Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

Tài sản ngắn


80,186,293,405 101,247,104,718 98,579,373,972 126,874,463,273 91,686,473,646
hạn

Hàng tồn kho 5,511,125,247 4,850,413,112 5,054,653,057 4,935,367,431 5,897,566,795

Nợ ngắn hạn 62,160,230,048 72,187,284,872 65,153,757,374 110,147,956,414 84,569,467,156

Khả năng thanh


1.20 1.34 1.44 1.11 1.01
toán nhanh

BQN 1.20 1.27 1.24 1.11 1.10

17
Quản trị tài chính_Nhóm 6
Nhận xét:
Nhìn một cách tổng thể thì khả năng thanh toán nhanh của công ty CP Bê tông Hòa Cầm cao
hơn bình quân ngành (trừ giai đoạn năm 2018-2019 thấp hơn). Điều này cho thấy khả năng
thanh toán những khoản nợ ngắn hạn của công ty đang gặp khó khăn và nguyên nhân có thể
công ty đang duy trì một lượng tồn kho lớn. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán nhanh của công
ty cũng có nhiều biến động lớn, cụ thể là:
• Từ năm 2015 đến 2017, khả năng thanh toán nhanh tăng nhanh, nguyên nhân là do tài
sản ngắn hạn tăng nhanh hơn nợ ngắn hạn (TSNH tăng 1.23 lần và NNH tăng 1.05 lần) và tồn
kho của công ty giảm ( 0.91 lần).
• Từ năm 2017 đến 2018, khả năng thanh toán nhanh của công ty đột ngột giảm mạnh (1.3
lần), nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 1.3 lần so với tốc độ tăng của nợ
ngắn hạn là 1.7 lần và hàng tồn kho mặc dù có giảm nhưng không đáng kể.
• Tiếp tục giảm nhẹ từ 2018 đến 2019 (1.06 lần), nguyên nhân do công ty duy trì lượng
tồn kho lớn (tốc độ tăng của tồn kho là 1.19 lần), tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn cao hơn tốc
độ giảm của nợ ngắn hạn

3. Vòng quay phải thu khách hàng


Vòng quay phải thu khách hàng phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của
công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.
Vòng quay phải thu khách hàng =Doanh thu tín dụng/Phải thu khách hàng bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = 365/Vòng quay khoản phải thu
Dưới đây là bảng mô tả Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của công ty CP Bê
tông Hòa Cầm so với bình quân ngành thời kỳ 2015 - 2019:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đơn
2015 2016 2017 2018 2019
vị

Doanh thu tín dụng đồng


284,919,474,132 360,060,871,090 338,088,255,268 335,669,825,158 337,248,834,661

Phải thu khách hàng


đồng
bình quân 65,289,628,736 83,125,681,919 92,750,177,012 105,099,176,224 102,089,968,666

18
Quản trị tài chính_Nhóm 6

Vòng quay khoản


Vòng 4.36 4.33 3.65 3.19 3.30
phải thu

Kỳ thu tiền bình


Lần 83.64 84.27 100.13 114.28 110.49
quân

Vòng quay
phải thu
Vòng 4.11 3.69 2.91 2.85 2.68
Trung khách
bình hàng
ngành
Kỳ thu tiền
Lần 91.37 105.54 135.92 130.36 140.41
bình quân

19
Quản trị tài chính_Nhóm 6

Nhận xét:
Vòng quay khoản phải thu khách hàng của Công ty CP Bê tông Hòa Cầm luôn cao hơn bình
quân ngành cho thấy dấu hiệu của chính sách thu hồi nợ tương đối chặt chẽ (hệ số này quá cao
đồng nghĩa với chính sách tín dụng của doanh nghiệp công ty đang rất thận trọng trong việc cấp
tín dụng. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp ngăn ngừa rủi ro về các khoản tín dụng khó đòi.
Thế nhưng, sự quá thận trọng trong việc cấp tín dụng có thể sẽ khiến khách hàng khó chịu,
không hài lòng; và chắc chắn sẽ bỏ lỡ một số khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp)
Kỳ thu tiền bình quân của công ty CP Bê tông Hòa Cầm luôn thấp hơn bình quân ngành. Điều
này cho thấy công ty đã lên duy trì chính sách thu hồi nợ khá tốt, chặt chẽ. Bên cạnh đó kỳ thu
tiền bình quân có những biến động qua các mốc thời gian như sau:
• Từ năm 2015 đến 2016, kỳ thu tiền bình quân của công ty ổn định ở mức ~84 lần do
khoản phải thu của khách hàng và doanh thu tín dụng đều tăng ở mức 1.26 lần.
• Từ năm 2016 đến 2017, kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng mạnh từ 105 lần/năm đến
136 lần/năm, do doanh thu tín dụng giảm 1.06 lần trong khi khoản phải thu khách hàng tăng
1.12 lần=> chứng tỏ công ty thả lỏng các chính sách thu hồi nợ.
• Từ năm 2017 đến 2018, kỳ thu tiền bình quân của công giảm nhẹ, chứng tỏ công ty quay
lại với chính sách thu hồi nợ thắt chặt hơn.

20
Quản trị tài chính_Nhóm 6
• Tuy nhiên từ năm 2018-2019, kỳ thu tiền bình quân lại tăng trở lại=> công ty thả lỏng
dần các chính sách thu hồi nợ.

4. Vòng quay hàng tồn kho


Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong
kỳ.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng
tồn kho không bị ứ đọng nhiều, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng
tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Tồn kho bình quân
Chu kỳ chuyển hàng tồn kho = 365/Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh
lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình. Thông thường nếu chỉ số này ở mức thấp thì có
nghĩa là công ty hoạt động khá tốt.
Dưới đây là bảng mô tả Vòng quay hàng tồn kho và Chu kỳ chuyển hàng tồn kho của
công ty bê tông Hòa Cầm so với bình quân ngành thời kỳ 2015-2019:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đơn vị 2015 2016 2017 2018 2019

Giá vốn hàng Triệu


253,839,287,550 319,812,606,234 300,246,879,564 298,332,540,913 307,607,096,273
bán đồng

Hàng tồn kho Triệu


5.511.125.247 4.850.413.112 5.054.653.057 4.935.367.431 5.897.566.795
bình quân đồng

Vòng quay Vòng


46,06 65,94 59,4 60,45 52,2
hàng tồn kho

Chu kỳ chuyển Lần


7,92 5,54 6,14 6,04 6,99
hàng tồn kho

Bình quân Vòng quay Vòng


46,20 53,11 39,28 35,70 37,82
ngành hàng tồn kho

Chu kỳ chuyển Lần


19,11 10.90 17,85 18,15 12,74
hàng tồn kho

21
Quản trị tài chính_Nhóm 6

Nhận xét:
Nhìn chung kỳ chuyển hàng tồn kho của công ty luôn thấp hơn bình quân ngành, điều này cho
thấy công ty có lượng tồn kho ứ đọng nhiều. Và kỳ chuyển hàng tồn kho cũng có những biến
động qua thời gian, cụ thể là:

22
Quản trị tài chính_Nhóm 6
• Kỳ chuyển hàng tồn kho từ năm 2015 đến 2016 giảm (0.7 lần), do tốc độ của giá vốn
hàng bán (1.26 lần) tăng nhanh hơn tốc độ của tồn kho bình quân (0.88 lần).
• Từ 2016 đến 2018, kỳ chuyển hàng bình quân có xu hướng tăng nhẹ (1.09 lần) và ổn
định. Nguyên nhân do tồn kho bình quân tăng (1.02 lần) trong khi giá vốn hàng bán giảm (0.93
lần).
• Từ 2018 đến 2019, kỳ chuyển hàng bình quân tăng mạnh hơn giai đoạn trước đó (1.16
lần), do tồn kho bình quân tăng (1.2 lần) trong khi giá vốn hàng bán giảm (1.03 lần)

II. THÔNG SỐ NỢ


1. Thông số nợ trên tài sản
Thông số này sử dụng với mục đích của thông số nợ trên vốn chủ. Thông số nợ cho biết tổng
tài sản đã được tài trợ bằng vốn vay như thế nào.
Thông số nợ trên tài sản = Tổng nợ/Tổng tài sản
Dưới đây là bảng mô tả Thông số nợ trên tài sản của công ty bê tông Hòa Cầm so với bình
quân ngành thời kỳ 2015-2019:
Đơn vị tính: Triệu đồng

2015 2016 2017 2018 2019

Tổng nợ 69.660.730.048 78.983.034.872 71.246.257.374 122.334.706.414 91.524.217.156

Tổng tài sản 128.420.973.049 152.192.312.204 163.913.016.004 214.087.075.009 176.304.683.678

Thông số nợ
0,542 0,519 0,435 0,571 0,519
trên TS

Bình quân
0,584 0,619 0,585 0,627 0,617
ngành

23
Quản trị tài chính_Nhóm 6

Nhận xét:
Qua số liệu cho thấy, thông số nợ trên tài sản của công ty bê tông Hòa Cầm đều thấp hơn so với
bình quân ngành (trừ thời gian đầu 2015). Điều đó cho thấy công ty ít có rủi ro về tài chính.
Trung bình qua các năm, hầu hết các tài sản của công ty được tài trợ bởi cổ đông. Tỷ lệ nợ trên
tổng tài sản cao ở thời điểm 2018, cao gần bằng so với bình quân ngành. Nguyên nhân của việc
này do các khoản phải thu ngắn hạn trong đó có các khoản phải thu khách hàng có xu hướng
tăng do nền kinh tế sức mua của thị trường giảm.
• Từ 2015 đến 2018 công ty có tổng tài sản đã được tài trợ bởi các cổ đông tăng. Điều này
cho thấy rủi ro tài chính của công ty Hòa Cầm luôn ở mức khá thấp. Như vậy thì công ty
tỷ lệ có thể vay vốn từ bên ngoài cao hơn.
• Thông số nợ trên tài sản của công ty thấp hơn trung bình ngành cho thấy công ty có khả
năng tự chủ so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

2. Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu


Thông số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty
Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Triệu đồng

2015 2016 2017 2018 2019

Tổng nợ 69.660.730.048 78.983.034.872 71.246.257.374 122.334.706.414 91.524.217.156

24
Quản trị tài chính_Nhóm 6

VCSH 58.760.243.001 73.209.277.332 92.666.758.630 91.752.368.595 84.780.466.522

Thông số nợ trên
1,186 1,079 0,769 1,333 1,080
VCSH

Bình quân ngành 2,128 2,693 1,802 2,028 2,107

Nhận xét:
• Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty bê tông Hòa Cầm luôn ở mức thấp hơn so
với bình quân ngành từ thời điểm năm 2015 đến cuối năm 2019.
• Từ 2015-2019 thông số này luôn đạt mức thấp hơn bình quân ngành cho thấy mức tài trợ
của cổ đông khá cao.
• Thời điểm từ năm 2017 đến năm 2018, thông số này tăng mạnh cho thấy mức tài trợ của
cổ đông giảm xuống và công ty đang có nhu cầu về vay vốn từ chủ nợ để tạo cơ hội cho sự tăng
trưởng, tỷ lệ này cho các chủ nợ một cảm giác mạo hiểm, thách thức vì công ty sử dụng nhiều
vốn vay, khả năng rủi ro tài chính của công ty cao hơn.
• Từ năm 2018 đến năm 2019, thông số này có xu hướng giảm dần cho thấy công ty đã
điều chỉnh lại giữa vốn vay từ chủ nợ và mức tài trợ của cổ đông.
25
Quản trị tài chính_Nhóm 6
3. Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn
Thông số này cho biết tỷ lệ nợ dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng cơ cấu dài hạn của công ty.
Thông số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Tổng nợ dài hạn Tổng nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)
Đơn vị tính: đồng

2015 2016 2017 2018 2019


6.954.750.0
Nợ dài hạn 7.500.500.000 6.795.750.000 5.392.500.000 12.186.750.000
00
Tổng NDH 66.260.743.00 80.005.027.33 98.059.258.63 91.735.216.
103.939.118.595
+ VCSH 0 2 0 522
Thông số
0,113 0,084 0,055 0,117 0,075
nợ dài hạn
Bình quân
0,069 0,112 0,339 0,098 0,076
ngành

Nhận xét:
Thông số nợ dài hạn của công ty Intimex biến động không ổn định so với bình quân ngành.
Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do công ty có những khoản nợ dài hạn và công ty vẫn
chưa thanh toán hết nợ dài hạn.
Từ năm 2015 – 2017, thông số nợ của công ty thấp hơn bình quân ngành ( đặc biệt trong giai
đoạn năm 2017, thấp hơn 16,2 lần so với bình quân ngành) và số nợ dài hạn cũng có xu hưởng

26
Quản trị tài chính_Nhóm 6
giảm ( nợ dài hạn trong năm 2017 giảm 28,1% so với năm 2015). Điều này chứng tỏ công ty đã
có những nỗ lực để giảm thiểu số lượng nợ dài hạn mà công ty phải gánh chịu.

4. Số lần đảm bảo lãi vay:


Thông số này là một công cụ đo lường khả năng của công ty trong việc đáp ứng các khoản
nợ chi phí tài chính và khả năng tránh khỏi nguy cơ phá sản Nói cách khác, nó biểu thị khả
năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Số lần đảm bảo lãi vay = EBIT/Chi phí lãi vay


Đơn vị tính: đồng

2015 2016 2017 2018 2019


Chi phí tài chính 1.078.465.824 3.115.57.399 2.459.806.740 3.990.345.665 4.577.814.670
Lợi nhuân thuần từ
20.976.390.169 26.951.730.084 26.093.821.009 23.569.582.863 15.360.241.212
HĐKD
Số lần dảm bảo lãi
19,45 8,65 10,608 5,906 3,355
vay
Bình quân ngành 12,738 6,591 4,885 3,452 2,873

Nhận xét:
- Tổng quan từ năm 2015 đến 2019, chỉ số số lần đảm bảo lãi vay của Bê tông Hoà Cầm
luôn đạt mức cao tuy có chút biến động nhẹ. Điều này được lý giải bởi sự giảm xuống
của chi phí tài chính và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng luôn ở mức cao.

27
Quản trị tài chính_Nhóm 6
- Tuy nhiên từ 2018 – 2019, khả năng thanh toán lãi vay của công ty đã giảm đi rõ rệt, dần
dần có sự gia tăng đối với chi phí tài chính và lợi nhuận từ HĐKD cũng có dấu hiệu
giảm.
- Nhìn chung, khả năng thanh toán lãi vay của Bê tông Hoà Cầm luôn cao hơn so với bình
quân ngành. Điều này cho thấy công ty vẫn làm chủ tốt các khoản lãi phát sinh từ nợ của
mình so vói các đối thủ cùng ngành.

III. THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI


1. Lợi nhuận gộp biên
Thông số này đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất và marketing.
Lợi nhuận gộp biên = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
Đơn vị tính: đồng

2015 2016 2017 2018 2019


Lợi nhuận
31.080.186.582 40.248.264.856 37.841.375.704 37.337.284.245 29.641.738.388
gộp
Doanh thu
284.919.474.132 360.060.871.090 338.088.255.268 335.669.825.158 337.248.834.661
thuần
Lợi nhuận
10,908 11,178 11,192 11,123 8,789
gộp biên (%)

Từ đó ta có bảng sau:

CHÊNH LỆCH
2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018
Lợi nhuận gộp 29,5 -5,98 -1,33 -20,61
Doanh thu thuần 26,37 -6,1 -0,72 0,47

Lợi nhuận gộp biên (%) 2,48 0,13 -0,62 -20,98

So sánh lợi nhuận gộp biên của công ty so với bình quân ngành

LỢI NHUẬN GỘP BIÊN (%) Chênh lệch (%)


2014 2015 2016 2017 2018 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017
INTI 2,48 0,13 -0,62 -20,98
10,908 11,178 11,192 11,123 8,789
MEX
BQN 11,048 10,99 10,54 10,80 10,20 0,77 -3,51 2,77 -5,49
28
Quản trị tài chính_Nhóm 6

Nhận xét:
- Kết quả theo từng năm ta thấy lợi nhuận gộp biên của công ty Bê tông Hoà Cầm giảm mạnh
trong giai đoạn năm 2018 đến 2019, cho thấy rằng việc chi cho các khoản của công ty không
tốt
- Trong khoảng từ đầu 2015 đến 2018 thì thông số này đều trên 10%, đồng thời thể hiện lợi
nhuận gộp biên của công ty cao hơn bình quân ngành. Điều này cho thấy trong khoảng thời
gian sau này công ty có các hoạt động kinh doanh tương đối ổn, sử dụng chi phí hiệu quả so với
các công ty cùng ngành.

2. Lợi nhuận ròng biên


Lợi nhuận ròng biên là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trên mỗi đồng
doanh thu bỏ ra. Được hiểu là một chỉ số quan trọng giúp việc đánh giá khả năng sinh lợi trên
doanh số sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế TNDN. Theo đó, nhờ vào chỉ số lợi nhuận
ròng biên sẽ giúp các nhà đầu tư biết được doanh nghiệp, công ty đó thu về được bao nhiêu lợi
nhuận sau thuế từ một đồng doanh thu, so sánh được thông số này với ngành cho thấy hiệu suất
và độ hấp dẫn của công ty này so với công ty khác.

Lợi nhuận ròng biên = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

29
Quản trị tài chính_Nhóm 6
Dưới đây là bảng mô tả lợi nhuận ròng biên của công ty CP Bê tông Hòa Cầm thời kỳ 2015
- 2019:

2015 2016 2017 2018 2019

Lợi nhuận sau thuế TNDN 16.037.200.735 22.690.000.331 21.006.549.629 20.093.417.594 12.730.029.527

Doanh thu thuần 284.919.474.132 360.060.871.090 338.088.255.268 335.669.825.158 337.248.834.661

Lợi nhuận ròng biên (%) 5,628 6,302 6,213 5,986 3,775

Từ đó, ta có bảng sau:

CHÊNH LỆCH (%)

2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018

Lợi nhuận sau thuế TNDN 41,48 -7,42 -4,35 -36,64

Doanh thu thuần 26,37 -6,10 -0,72 0,47

Lợi nhuận ròng biên (%) 11,98 -1,41 -3,65 -36,94

So sánh lợi nhuận ròng biên của công ty cổ phần bê tông Hòa Cầm và bình quân ngành:

LỢI NHUẬN RÒNG BIÊN (%) Chênh lệch (%)

2015 2016 2017 2018 2019 2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018

Bê tông Hòa Cầm 5,628 6,302 6,213 5,986 3,775 11,98 -1,41 -3,65 -36,94

30
Quản trị tài chính_Nhóm 6

BQN 4,880 5,687 4,026 4,168 3,559 16,54 -29,21 3,53 -14,61

Nhận xét: Lợi nhuận ròng biên của Công ty cổ phần bê tông Hòa Cầm có xu hướng giảm từ
2015 đến 2019, cũng giống xu hướng giảm dần của chỉ số lợi nhuận ròng biên của bình quân
ngành. Ở thời gian đầu từ 2015 đến 2016 thì lợi nhuận ròng biên của Bê tông Hòa Cầm cao hơn
so với bình quân ngành ở mức 0,7% và có xu hướng tăng, cho thấy khả năng sinh lợi sau thuế
của công ty tốt hơn so với các công ty trong ngành. Từ 2016 đến 2018 thì lợi nhuận ròng biên
của Bê tông Hòa Cầm lại giảm nhưng vẫn cao hơn bình quân ngành, đặc biệt là từ 2017 đến
2018, lợi nhuận ròng biên của Bê tông Hòa Cầm cao hơn bình quân ngành từ 1,8% - 2,2%.
Nhưng cũng trong khoảng thời gian này từ 2017-2019 lợi nhuận ròng biên của Bê tông Hòa
Cầm lại có xu hướng giảm mạnh 2,438%, trong khi lợi nhuận ròng biên của bình quân ngành đi
tăng nhẹ từ năm 2017-2018 và giảm nhẹ 0,609% từ năm 2018-2019. Nhìn chung thì Công ty cổ
phần Bê tông Hòa Cầm có chỉ số lợi nhuận ròng biên cao hơn các đối thủ cạnh tranh trong
ngành, phản ánh việc kiểm soát chi phí sản xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả cao hơn
các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên lợi nhuận ròng biên công ty bê tông Hòa Cầm giảm qua các
năm nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tương đối so với doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ, cũng như do giá bán thấp hơn qua các năm từ 2016-2019.

3. Vòng quay tổng tài sản

Thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Thông
thường, tỷ lệ vòng quay tổng tài sản được tính hàng năm. Tỷ lệ vòng quay tài sản càng cao,
công ty càng hoạt động tốt, vì chỉ tiêu này cao thể hiện rằng công ty đang tạo ra nhiều doanh
thu trên mỗi đơn vị giá trị tài sản.

Vòng quay tổng tài sản =Doanh thu thuần/Tổng tài sản

31
Quản trị tài chính_Nhóm 6
Dưới đây là bảng mô tả vòng quay tổng tài sản của công ty CP Bê tông Hòa Cầm thời kỳ
2015 - 2019:

VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN

2015 2016 2017 2018 2019

Doanh thu thuần 284.919.474.132 360.060.871.090 338.088.255.268 335.669.825.158 337.248.834.661

Tổng tài sản 128.420.973.049 152.192.312.204 163.913.016.004 214.087.075.009 176.304.683.678

Vòng quay tổng tài sản 2,219 2,366 2,063 1,568 1,913

Từ đó, ta có bảng sau:

CHÊNH LỆCH (%)

2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018

Doanh thu thuần 26,373 -6,102 -0,715 0,470

Tổng tài sản 18,510 7,701 30,610 -17,648

Vòng quay tổng tài sản 6,634 -12,817 -23,984 22,001

So sánh vòng quay tổng tài sản của công ty cổ phần bê tông Hòa Cầm và bình quân ngành:

VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN

32
Quản trị tài chính_Nhóm 6

2015 2016 2017 2018 2019

Bê Tông Hòa 2,219 2,366 2,063 1,568 1,913


Cầm

BQN 1,939 1,813 1,583 1,476 1,512

CHÊNH LỆCH (%)

2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018

6,634 -12,817 -23,984 22,001

-6,493 -12,671 -6,772 2,439

Nhận xét: Vòng quay tài sản của công ty cổ phần bê tông Hòa Cầm từ 2015 đến 2019 có chỉ số
cao hơn so với bình quân ngành, cho thấy hoạt động đầu tư khoản phải thu khách hàng và hàng
tồn kho của doanh nghiệp hiệu quả hơn so với các công ty đối thủ. Trong khoảng thời gian
2016-2018 thì cả công ty cổ phần Bê tông Hòa Cầm và bình quân ngành đều có vòng quay tài
sản giảm dần, là do đầu tư quá mức vào phải thu khách hàng và hàng tồn kho là nguyên nhân
33
Quản trị tài chính_Nhóm 6
làm cho vòng quay tổng tài sản thấp. Từ năm 2018-2019 vòng quay tổng tài sản của công ty bê
tông Hòa Cầm và bình quân ngành có xu hướng tăng và ở công ty bê tông Hòa Cầm tăng nhiều
hơn là do công ty giảm lượng đầu tư vào khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho đi nhiều
hơn. Nếu vòng quay tài sản của doanh nghiệp và bình quân ngành không ổn định → Các doanh
nghiệp duy trì các chính sách đầu tư tài sản không ổn định, kết quả kinh doanh cũng bị thay đổi
và không hiệu quả.

4. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản.

THU NHẬP TRÊN TỔNG TÀI SẢN (ROA) (%)

2015 2016 2017 2018 2019

16.037.200.735 22.690.000.331 21.006.549.629 20.093.417.594 12.730.029.527

Lợi nhuận sau thuế


TNDN

128.420.973.049 152.192.312.204 163.913.016.004 214.087.075.009 176.304.683.678

Tổng tài sản

ROA (%) 12,488 14,909 12,816 9,386 7,220

ROA (%) Chênh lệch (%)

2019/

2015 2016 2017 2018 2019 2016/2015 2017/2016 2018/2017 2018

34
Quản trị tài chính_Nhóm 6

Công ty cổ phần Bê Tông Hòa Cầm 12,488 14,909 12,816 9,386 7,220 19,385 -14,039 -26,764 -23,069

BQN 9,563 10,647 6,940 6,307 5,502 11,332 -34,815 -9,128 -12,758

Nhận xét:

Trong giai đoạn 2015 - 2019, ROA của Công ty cổ phần bê tông Hòa Cầm giảm mạnh nhưng
luôn cao hơn so với ROA bình quân ngành. Cho thấy đầu tư vào tài sản của Công ty bê tông
Hòa Cầm sinh lợi nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhưng lại chưa hiệu quả so với các
năm về trước của công ty khi năm 2019 ROA giảm 5,268% so với năm 2015. Ở năm 2017 có
một cuộc giảm sâu ROA của bình quân ngành từ 10,647% giảm chỉ còn 6,94% và tiếp tục giảm
dần cho đến năm 2019 là 5,502%.

5. Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

ROE =

Cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phụ
thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của
công ty.
THU NHẬP TRÊN VỐN CHỦ (ROE)
35
Quản trị tài chính_Nhóm 6

Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

Lợi nhuận
sau thuế 16.037.000.735 22.690.000.331 21.006.549.629 20.093.417.594 12.730.029.527
(Đồng)

Vốn chủ sở
36.705.220.000 44.054.480.000 65.185.860.000 65.185.860.000 65.185.860.000
hữu (Đồng)

ROE (%) 43,69 51,50 32,23 30,82 19,53

CHÊNH LỆCH (%)

Nội dung 2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018

Lợi nhuận sau thuế 41,49% -7,42% -4,35% -36,65%

Vốn chủ sở hữu 20,02% 47,97% 0,00% 0,00%

ROE (%) 17,88% -37,43% -4,35% -36,65%

Nhận xét:

Thu thập trên vốn chủ (ROE) cho biết thu nhập trên mỗi đơn vị đầu tư của chủ sở hữu. Năm
2015, 100 đồng vốn chủ sở hữu sinh lợi 43.69 đồng lợi nhuận. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế
tăng 41.49% so với năm 2015, vốn chủ sở hữu tăng 20.02%, cho thấy doanh nghiệp mở rộng
quy mô khá hiệu quả, ROE tăng 17.88%. Tuy nhiên, năm tiếp theo, lợi nhuận giảm 7.42%,
trong khi vốn chủ sở hữu lại tăng 47.97%, khiến ROE giảm 37.43%. Tiếp theo đó, so sánh
giữa năm 2018 và 2017, vốn chủ sở hữu đầu tư cho doanh nghiệp không đổi, nhưng lợi nhuận
sau thuế giảm 4.35%, ROE giảm 4.35%. Tương tự, khi so sánh năm 2019 và 2018, lợi nhuận
sau thuế tiếp tục giảm mạnh (36.65%) trong khi vốn chủ sở hữu không hề thay đổi, khiến ROE
giảm sâu (36.65%).

36
Quản trị tài chính_Nhóm 6

SO SÁNH ROE TRONG NGÀNH

Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

Vinaconex25 24,46 18,3 7,08 8,24 8,98

Dufago 23,35 24,08 12,36 13,49 14,47

Intimex 43,69 51,5 32,22 30,82 19,53

BQN 30,5 31,29 17,22 17,52 14,33

Nhận xét

So sánh với bình quân ngành thì chỉ số này của công ty Intimex cao hơn, cho thấy việc đầu tư
của CSH đem lại lợi nhuận nhiều hơn so với các công ty đối thủ. Cụ thể 2015-2016 thì chỉ số
này của công ty cao hơn từ 1.5-2 lần so với bình quân ngành. Như đã nhận xét ở phần thông số
nợ trên vốn chủ, từ năm 2015 đến năm 2016 thì mức tài trợ của vốn chủ tăng, công ty đầu tư
nhiều vốn chủ sở hữu hơn các công ty đối thủ cạnh tranh. Từ năm 2016 có sự điều chỉnh về đầu
tư vốn chủ làm cho ROE tăng mạnh nhưng đến năm 2017 thì lại giảm xuống. Đến năm 2018,
2019 thì vốn chủ của các công ty hầu như giảm, do hoạt động đầu tư không mang lại lợi nhuận
37
Quản trị tài chính_Nhóm 6
khả quan nên chủ sở hữu không đầu tư thêm, làm quy mô vốn chủ của công ty giảm, đầu tư
kinh doanh giảm nên ROE giảm theo (nhìn chung xu hướng giảm, năm 2019 giảm 55% so với
năm 2015).

IV. CÁC THÔNG SỐ THỊ TRƯỜNG


1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)

Mô tả mức lợi nhuận sau thuế TNDN mà công ty đạt được trên mỗi cổ phiếu được phát hành và
lưu hành. Người đầu tư sử dụng thông số này để xác định hiệu quả của công ty trong việc tạo
nên thu nhập cho mỗi cổ phiếu thường được phát hành và lưu hành.

EPS =

Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành EPS


Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019
Lợi nhuận sau thuế
16.037.000.735 22.690.000.331 21.006.549.629 20.093.417.594 12.730.029.527
(Đồng)
Cổ phiếu đang lưu
3.670.500 4.404.509 6.518.586 6.518.586 6.518.586
hành
Cổ tức ưu đãi 0 0 0 0 0
EPS 4369,16 5151,54 3222,56 3082,48 1952,88

SO SÁNH EPS TRONG NGÀNH

Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

Vinaconex25 4097 3701 1014 1069 1171

Dufago 2954 3237 1518 1790 2079

Intimex 4369,16 5151,54 3222,56 3082,48 1952,88

BQN 3806,7 4029,8 1918,2 1980,5 1734,3

38
Quản trị tài chính_Nhóm 6

Nhận xét:

• EPS của công ty Intimex biến động theo hướng giảm dần qua các năm, cho thấy sự ổn
định trong số lượng cổ phiếu lưu hành trong kỳ.
• Số lượng cổ phiếu giữ nguyên, lợi nhuận thuần sau thuế giảm dần nên làm cho EPS
giảm dần theo (năm 2019 giảm so với năm 2015 là 56%), làm giảm thu nhập cổ phiếu.
• Thời điểm năm 2017, bình quân ngành giảm rất mạnh cho thấy các công ty đối thủ cạnh
tranh gặp khó khăn về thu nhập cho mỗi cổ phiếu phát hành. So với bình quân ngành,
Intimex vẫn giữ được vị thế và khá ổn định trong thu được thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
EPS của công ty cao hơn so với các công ty khác trong ngành, so sánh chung thì thu
nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty cao hơn cũng như mức độ mà các nhà đầu tư sẵn
sàng trả cho việc mua cổ phiếu của công ty sẽ tăng hơn so với các công ty đối thủ cạnh
tranh.

2. Giá trên thu nhập (P/E)

P/E là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần của một công ty.

39
Quản trị tài chính_Nhóm 6
P/E cho biết mức độ mà người đầu tư đánh giá một công ty, tức cho biết họ sẵn sàng trả nhiêu
cho mỗi đồng lợi nhuận.

P/E =

Giá trên thu nhập P/E

Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

Vinaconex25 4,02 3,34 12,62 9,45 8,46

DUFAGO 5,90 5,72 6,42 4,87 4,06

Intimex 6,61 5,16 4,57 4,70 5,68

BQN 5,51 4,74 7,87 6,34 6,07

40
Quản trị tài chính_Nhóm 6
Nhận xét:
- Từ 2015 đến 2016, chỉ số P/E của cả công ty Intimex và bình quân ngành đều có xu hướng
giảm. Đến năm 2016 - 2017, BQN tăng lên nhanh chóng (từ 4.74 lên 7.78), tuy nhiên chỉ số
này của công ty Intimex vẫn giảm (5.16 xuống 4.57). Điều này cho thấy, các nhà đầu tư đang
đánh giá thấp công ty, trong khi lại đánh giá cao các công ty đối thủ, nghĩa họ sẵn sàng trả
nhiều hơn cho mỗi đồng lợi nhuận cho cổ phiếu của công ty đối thủ. Giai đoạn 2017 – 2019,
thì chỉ số này cao hơn lúc đầu điều này có nghĩa người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao
trong tương lai vào những năm này, dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ
trả cổ tức cao dần.

41
Quản trị tài chính_Nhóm 6

C. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

I. ĐIỂM MẠNH
1. Công ty đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và tích lũy nhiều kinh
nghiệm
2. Công ty bê tông Hòa Cầm - Intimex là thương hiệu lâu năm tại thị trường Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi và ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Có sự hợp tác lâu dài với
các đối tác trong khu vực, mối quan hệ thân thiết và đạt độ tin cậy cao, có uy tín trong giao
dịch, thanh toán.
3. Lợi nhuận ròng biên của Bê tông Hòa Cầm từ 2015 - 2019 cao hơn so với bình quân
ngành tầm 0,7% và có xu hướng tăng, cho thấy khả năng sinh lợi sau thuế của công ty tốt hơn
so với các công ty trong ngành.
4. Vòng quay tài sản của công ty cổ phần bê tông Hòa Cầm từ 2015 đến 2019 có chỉ số cao
hơn so với bình quân ngành, cho thấy hoạt động đầu tư khoản phải thu và tồn kho của doanh
nghiệp hiệu quả hơn so với các công ty đối thủ.
5. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) 2015 - 2019 có xu hướng giảm theo xu hướng ngành
tuy nhiên ROA của Bê tông Hòa Cầm luôn cao hơn bình quân ngành cho thấy đầu tư vào tài
sản của Công ty bê tông Hòa Cầm sinh lợi nhiều hơn.
6. Trong giai đoạn 2015 đến 2019, vòng quay tồn kho Bê tông Hòa Cầm tương đối ổn định,
cho thấy doanh nghiệp xác định được nguồn dự trữ phù hợp.

II. ĐIỂM YẾU


1. Công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài
khoản dự kiến có thể chuyển hóa thành tiền thể hiện qua việc từ năm 2018-2019, thông
số Khả năng thanh toán hiện thời của Công ty Cổ phần Bê tông Hòa Cầm đã giảm xuống
dưới mức bình quân ngành công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn bằng các tài khoản dự kiến có thể chuyển hóa thành tiền.
2. Kỳ chuyển hàng tồn kho của công ty luôn thấp hơn bình quân ngành. Điều này cho thấy,
công ty chưa giải quyết tốt hàng tồn kho mà công ty vẫn duy trì lượng tồn kho tương đối

42
Quản trị tài chính_Nhóm 6
lớn và không thể chuyển hóa hàng tồn kho kịp thời khiến cho tồn kho bị ứ đọng nhiều và
có thể không được thanh lý.

3. Thông số nợ trên tài sản của công ty bê tông Hòa Cầm đều thấp hơn so với bình quân
ngành=> điều này cho thấy rủi ro về tài chính của công ty thấp tuy nhiên cũng thể hiện
công ty chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài
chính thể hiện qua thông số tổng nợ trên tài sản thấp ( nhỏ hơn 1)

43
Quản trị tài chính_Nhóm 6

44
Quản trị tài chính_Nhóm 6

D. GIẢI PHÁP

I. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ HÀNG TỒN KHO TỐI ƯU HOẶC LẬP DỰ BÁO CÁC
KHOẢN PHẢI CHI
Lượng hàng tồn kho của công ty trong các năm vừa qua luôn duy trì ở mức lớn nên công ty
phải chú trọng đến việc quản lý lưu trữ hàng tồn kho phải luôn hướng đến mục tiêu giảm lượng
dự trữ để tiết kiệm các khoản chi phí. Việc duy trì hàng tồn kho cũng có nhiều mặt trái của nó
là làm phát sinh các chi phí liên quan đến kho như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản... Nếu
khoản mục hàng tồn kho không được kiểm soát chặt chẽ sẽ khiến công ty gặp phải những nguy
hiểm trong khả năng quay vòng tiền do vốn bị ứ đọng.
Giải pháp:
 Chủ động xây dựng phương án mua hàng có chọn lọc ngay từ lúc mua vào, để tìm nguồn
cung cấp hàng hóa nhằm làm cho việc sản xuất thuận lợi nhất, đáp ứng các yêu cầu chất lượng,
số lượng và giá cả hợp lý.
 Tổ chức tốt công tác nhập khẩu, mua hàng, vận chuyển và dự trữ hàng hóa có cân nhắc,
phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số hàng tồn kho tối thiểu. Phát hiện kịp
thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu để tránh tình trạng ứ đọng vốn.
 Tăng cường hoạt động Marketing trong quá trình tiêu thụ. Đối với các mặt hàng gửi bán
ở các đại lý hay các hội chợ triển lãm, hội chợ người tiêu dùng thì công ty nên có những kế
hoạch về việc tổ chức một hệ thống kiểm tra để công ty có thể thường xuyên giám sát và nắm
bắt kịp thời tình hình và có những biện pháp kịp thời.
 Đối với hàng tồn kho quá lâu thì công ty nên chủ động chấp nhận chịu tổn thất ví dụ như
tăng chiết khấu cho nhà bán lẻ để nhanh chóng giải quyết được số hàng tổn.
 Công ty nên xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định sản xuất về số lượng sản xuất là bao
nhiêu.

II. TIẾP TỤC NÂNG CAO TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC KHOẢN PHẢI THU
 Cần xây dựng quy trình quản lý và thu hồi công nợ, có sự phân loại khách hàng và áp
dụng chiết khấu thanh toán cũng như thời gian trả nợ khác nhau.
 Thực hiện theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phân loại chi tiết các khoản nợ theo quy
mô nợ và thời gian nợ.

45
Quản trị tài chính_Nhóm 6
 Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với khách hàng, đôn
đốc thu hồi đối với nợ dây dưa, kéo dài.
 Gắn kết trách nhiệm thu hồi nợ đối với nhân viên kinh doanh và kế toán công nợ.

III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
Giải pháp tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính là cố gắng nâng cao, gia tăng việc sử dụng nợ
để có thể làm độ bẩy của đòn bẩy tài chính được nâng lên. Hiện tại đòn bẩy tài chính của công
ty là rất thấp vì công ty Bê tông Hòa Cầm sử dụng nợ vay tương đối thấp do tiềm lực tài chính
của công ty tương đối tốt, hiệu quả kinh doanh hàng năm luôn tăng trưởng cao. Nếu công ty sử
dụng được một lượng vốn vay nhất định trong cơ cấu vốn của mình thì lúc này độ bẩy tài chính
sẽ tăng lên nhằm khuếch đại EBIT (lợi nhuận trước thuế). Tuy nhiên, việc gia tăng sử dụng nợ
sẽ kéo theo sự gia tăng rủi ro đối với Công ty nên các nhà quản trị tài chính trong Công ty cần
hết sức chú ý điều này. Trong tình hình tài chính của công ty Bê tông Hòa Cầm thì tình hình rủi
ro của công ty ở mức rất thấp nên không cần quan tâm nhiều, duy trì được hiệu quả sử dụng
đòn bẩy tài chính ở mức độ phù hợp thì công ty cần phải chú ý tới số lượng cũng như chất
lượng của những khoản vay nợ. Đồng thời phải cố gắng ra cho công ty một cơ cấu vốn tối ưu
trong những điều kiện nhất định. Để có thể tối ưu hóa lợi ích của chủ sở hữu.
Khi đã vay nợ phải sử dụng nợ một cách hợp lý, phát huy được hết hiệu quả sử dụng nợ nhằm
nâng cao tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Không chỉ nâng cao hiệu quá sử dụng nợ mà
công ty cần phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rất khó khăn của tất cả các công ty, nhưng dù khó khăn
mấy công ty cũng phải tìm ra được giải pháp nếu muốn tồn tại và phát triển. Khi nền kinh tế
nước ta đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì công ty cần phải có những
chính sách mang tính thị trường hơn đề có thể tồn tại và cạnh tranh được với các doanh nghiệp
khác trên thị trường. Nâng cao hơn nữa trình độ cán bộ quản lý tài chính của công ty, thực hiện
theo phương hướng đã đề ra trong thời gian tới cũng góp phần làm cho việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn được thực hiện tốt hơn

46
Quản trị tài chính_Nhóm 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính công ty cổ phần bê tông Hòa Cầm các năm 2015 -2019:

https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2018/BCTC/VN/NAM/
HCC_Baocaotaichinh_2018_Kiemtoan.pdf
https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2019/BCTC/VN/NAM/
HCC_Baocaotaichinh_2019_Kiemtoan.zip
https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2017/BCTC/VN/NAM/
HCC_Baocaotaichinh_2017_Kiemtoan.rar
https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2016/BCTC/VN/NAM/
HCC_Baocaotaichinh_2016_Kiemtoan.rar
https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2015/BCTC/VN/NAM/
HCC_Baocaotaichinh_2015_Kiemtoan.rar

2. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Bê tông Vinaconex

http://www.vinaconex25.com.vn/quanhecodong/tttc?
fbclid=IwAR0mpY4RKMl0Y3tI2lJmrlmfvtPoSXX76IG3WT9TRFAdT6UzvHJM4
VafVbg

3. Báo cáo tài chính của công ty Công ty cổ phần bê tông thương phẩm và vật
liệu xây dựng Dufago

https://dufago.com.vn/bao-cao-tai-chinh/?
cp=2&fbclid=IwAR0u_W7JXm26yjLItvvU17cRS2OOVAnTz2nnTmRfxp3_kRBfG
5DLOI55tuk

4. Trang web chính thức của công ty Cổ phần bê tông Hòa Cầm:

http://betonghoacam.com.vn/

47

You might also like