You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO BÀI THỰC HÀNH


MÔN CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đề tài: Thay thế hệ thống quản lý CSDL của Viễn thông Quân
đội Viettel Telecom TP.Hồ Chí Minh từ MySQL qua Oracle DB..

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Anh Thư.


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5.
Danh sách sinh viên thuộc nhóm 5

1. 22730023 Trần Lê Phú An

2. 22730026 Võ Đức Dũng

3. 22730028 Nguyễn Hữu Đức Duy

4. 22730031 Nguyễn Minh Hiển

5. 22730032 Trịnh Phạm Trung Hiếu

6. 22730033 Võ Minh Hiếu

7. 22730036 Huỳnh Ngọc An Khang

8. 22730040 Phan Thành Long

9. 22730042 Trần Trung Nghĩa

10. 22730043 Nguyễn Quốc Nhứt

11. 22730044 Nguyễn Minh Sang

12. 22730048 Ngô Thành Tài

13. 22730050 Đỗ Nguyễn Uyên Thảo

14. 22730059 Nguyễn Thị Như Ý

1
Mục lục

PHẦN 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI................................................................................


1. Giới thiệu công ty Viễn thông Viettel Telecom........................................................................
2. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................
3. Chi tiết đề tài:............................................................................................................................

PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI....................................................................................


Chương I: Giới thiệu về Oracle DB.....................................................................................
1. Giới thiệu về Oracle DB.........................................................................................................
1.1. Lịch sử hình thành Oracle:...............................................................................................
1.2. Oracle Database là gì?......................................................................................................
1.3. Kiến Trúc Cơ Sở Của Oracle:...........................................................................................
1.4. Các phiên bản của Oracle:................................................................................................
2. Tổng quan các dự án liên quan...............................................................................................
2.1. Các công ty hàng đầu của Mỹ:.........................................................................................
2.2. Các công ty của Việt Nam:...............................................................................................
3. Nội dung thực hiện chính.......................................................................................................
Chương II: Ý tưởng và mục tiêu thay thế Oracle DB..........................................................
1. Ý tưởng thay thế:....................................................................................................................
1.1. Đánh giá yêu cầu hệ quản trị cơ sở dữ liệu:.....................................................................
1.2. Xác định sự khác nhau giữa MySQL và Oracle:..............................................................
1.3. Lập kế hoạch và lựa chọn công cụ:..................................................................................
1.4. Sao lưu dữ liệu MySQL:..................................................................................................
1.5. Chuyển đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu:...................................................................................
1.6. Kiểm tra và sửa lỗi:..........................................................................................................
1.7. Triển khai và chuyển đổi:.................................................................................................
1.8. Đào tạo và hỗ trợ:.............................................................................................................
1.9. Theo dõi và tối ưu hóa:.....................................................................................................
1.10. Bảo trì và sao lưu định kỳ:.............................................................................................
2. Mục tiêu:................................................................................................................................
2.1. Mục tiêu thay thế hệ thống quản lý CSDL từ MySQL qua Oracle DB:...........................
2.2. Bảo mật dữ liệu Oracle:....................................................................................................
2.3. Tăng hiệu suất:..................................................................................................................

2
2.4. Phạm vi triển khai hệ thống Oracle:.................................................................................

Chương III: Ưu nhược điểm và giải pháp phát triển............................................................


1. MySQL:..................................................................................................................................
1.1. Ưu điểm của Mysql 8.0.27...............................................................................................
1.2. Nhược điểm của MS SQL 2022.......................................................................................
2. Oracle DB:..............................................................................................................................
2.1. Ưu điểm của Oracle DB:..................................................................................................
2.2. So sánh mức độ bảo mật giữa Oracle DB 19c và MySQL 8.0.27....................................
2.3. Nhược điểm của Oracle DB:............................................................................................
2.4. Giải pháp khắc phục:........................................................................................................
Chương IV: Tổng kết...........................................................................................................
Tài liệu tham khảo:.......................................................................................................

3
PHẦN 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.
1. Giới thiệu công ty Viễn thông Viettel Telecom.
Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 5 tháng 4 năm 2007, trên cơ sở
sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động
Viettel. Viettel Telecom rất thành công ngành viễn thông, cung cấp mạng internet và
dịch vụ di động.
Khi mới thành lập, mục tiêu của giới thiệu Viettel Telecom là chiếm lĩnh thị
trường thiết bị điện tử, viễn thông, di động và dịch vụ internet. Tuy nhiên, Viettel
Telecom đã mở rộng danh mục dịch vụ nhanh chóng trong thời gian gần đây. Bởi lẽ,
nhà mạng này biết được xu hướng, áp dụng công nghệ mới và hơn hết là muốn tăng
thêm doanh thu cho Viettel Telecom. Dưới đây là tất cả dịch vụ mà Viettel Telecom
hiện có:
● Cung cấp thiết bị, vật tư trong lĩnh vực viễn thông, internet, phát thanh và
truyền hình.
● Dịch vụ thương mại điện tử, thanh toán online, trung gian thanh toán, gửi và
nhận tiền.
● Chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hoá và các dịch vụ bưu chính.
● Xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin, truyền thông đa phương tiện qua
website, mạng xã hội và ứng dụng trên di động.
● Cung cấp hạ tầng viễn thông, thiết bị cho dịch vụ viễn thông, internet, truyền
hình.
● Hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, quốc phòng, an ninh.
● Đi đầu trong công nghệ bảo mật mật mã quân sự, an toàn thông tin, bảo mật
thông tin người dùng trên mạng internet.
● Cung cấp dịch vụ data internet mobile, internet cáp quang.
● Đầu tư mảng game online và thể thao.

4
2. Lý do chọn đề tài.
Chúng ta đều biết rằng dữ liệu được xem là một công cụ mạnh mẽ giúp cho các
doanh nghiệp xác định các cơ hội mới và đổi mới sản phẩm cũng như dịch vụ của
mình. Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu có thể được sử dụng để hiểu hành vi và xu
hướng của người tiêu dùng. Với tầm quan trọng to lớn của dữ liệu đối với sự phát
triển của doanh nghiệp, vì thế đầu tư vào cơ sở hạ tầng để bảo quản cũng như sử dụng
dữ liệu là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp lớn..
Trên thế giới có rất nhiều công ty chi mạnh tay cũng như áp dụng những công
nghệ tiên tiến vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu để có thể sử dụng liệu một cách tối ưu và
hiệu quả nhất như: Netflix, UnitedHealth Group, JPMorgan Chase, Intel…
Tại công ty Viễn thông Viettel Telecom trong những năm gần đây việc nâng cao
giá trị cũng như tầm quan trọng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã được chú ý và đầu tư
khá nhiều. Tuy nhiên vẫn không thoát khỏi những thiếu sót gây ảnh hưởng đến trải
nghiệm của người dùng. Vì thế, để có thể đem lại những trải nghiệm tốt nhất và độ
bảo mật được tăng cường nhóm chúng em xin đề xuất giải pháp :”Thay thế hệ thống
quản lý CSDL của Viễn thông Quân đội Viettel Telecom TP.Hồ Chí Minh từ MySQL
qua Oracle DB.”

3. Chi tiết đề tài:


● Tên đề tài: Thay thế hệ thống quản lý CSDL của Viễn thông Quân đội Viettel
Telecom TP.Hồ Chí Minh từ MySQL qua Oracle DB.
● Nhóm thực hiện: chủ nhiệm Phan Thành Long và các thành viên nhóm 5.
● Thời gian thực hiện: 2 năm.
● Tổng kinh phí: 10 triệu đô.
● Kết cấu bài báo cáo:
- Chương I: Giới thiệu Oracle DB.
- Chương II: Thực trạng, ý tưởng và mục tiêu thay thế Oracle DB.
- Chương III: Ưu nhược điểm và giải pháp phát triển..
- Chương IV: Tổng kết.

5
PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI.

Chương I: Giới thiệu về Oracle DB.

1. Giới thiệu về Oracle DB.

1.1. Lịch sử hình thành Oracle:


Larry Ellison cùng hai người bạn và đồng nghiệp cũ của mình, Bob Miner và Ed
Oates, bắt đầu một công ty tư vấn có tên Phòng thí nghiệm Phát triển Phần mềm
(SDL) vào năm 1977. SDL đã phát triển phiên bản gốc của phần mềm Oracle. Cái tên
Oracle xuất phát từ tên mã của một dự án do CIA tài trợ mà Ellison đã từng làm việc
trong thời gian trước đây làm việc cho Ampex.

1.2. Oracle Database là gì?


Oracle Database (thường được gọi là Oracle DBMS hoặc đơn giản là Oracle) là
một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa mô hình do Tập đoàn Oracle sản xuất và tiếp thị.
Đây là cơ sở dữ liệu thường được sử dụng để chạy các khối lượng công việc xử lý
giao dịch trực tuyến (OLTP), kho dữ liệu (DW) và hỗn hợp (OLTP & DW). Cơ
sở dữ liệu Oracle có sẵn bởi một số nhà cung cấp dịch vụ tại chỗ, trên đám mây hoặc
dưới dạng cài đặt đám mây kết hợp. Nó có thể được chạy trên máy chủ của bên thứ ba
cũng như trên phần cứng Oracle (Exadata tại chỗ,trên Oracle Cloud hoặc tại Đám mây
của Khách hàng).

1.3. Kiến Trúc Cơ Sở Của Oracle:


❖ Lớp dữ liệu (file systems)
Lớp dữ liệu bao gồm các tập tin dữ liệu được lưu trữ tại các đĩa cứng của một
hoặc nhiều máy chủ khác nhau. Khi có các yêu cầu truy xuất từ phía các máy trạm,
các thành phần bên trong dữ liệu đã được xử lý bên dưới nạp đúng phần dữ liệu cần
truy xuất trước đó từ đĩa cứng vào bên trong bộ nhớ của máy chủ. Chính điều sẽ giúp
cho tốc độ truy xuất được hiệu quả hơn rất nhiều.

6
Hình 1.1: Mô hình hoạt động của lớp dữ liệu.
❖ Lớp xử lý bên dưới (background processes)
Lớp xử lý bên dưới tại máy chủ sẽ đảm bảo cho mối quan hệ giữa phần cơ sở dữ
liệu vật lý và phần hiển thị trong bộ nhớ được khớp nhau. Lớp xử lý bên dưới cũng
được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số xử lý tiêu biểu:
+ Xử lý ghi vào CSDL.

+ Xử lý vào tập tin log.


Hình 1.2: Mô hình hoạt động của lớp xử lý bên dưới.

7
❖ Lớp bộ nhớ (memory)
Lớp này bao gồm nhiều thành phần khác nhau, tổ chức lưu trữ trên vùng đệm bộ
nhớ của máy tính nhằm tăng tốc độ xử lý trong Oracle.

1.4. Các phiên bản của Oracle:


Hiện nay, Oracle có 4 phiên bản chính, đó là:
❖ Enterprise Edition
Đây là phiên bản được xem là mạnh mẽ và bảo mật nhất, nó có đầy đủ các tính
năng từ căn bản đến nâng cao, bao gồm cả các tính năng về bảo mật và tất nhiên là sẽ
có phí.
❖ Standard Edition
Đây là gói cơ bản dành cho người dùng, gói này chứa các tính năng cơ bản cần
thiết để quản trị cơ sở dữ liệu, gói này cũng có tính phí.
❖ Express Edition (XE)
Đây là gói tương đối nhẹ dành cho cả hai hệ điều hành Windows và Linux, nó
không có đầy đủ tính năng như hai phiên bản trên cho nên nó miễn phí.
❖ Oracle Lite
Được thiết kế dành cho các thiết bị di động, nghĩa là dữ liệu sẽ được lưu dành cho
việc xử lý trên các thiết bị smartphone.

8
2. Tổng quan các dự án liên quan

2.1. Các công ty hàng đầu của Mỹ:


1. Netflix:
Netflix dựa vào công nghệ của Oracle để quản lý và phân tích lượng lớn dữ liệu
người dùng để đưa ra đề xuất nội dung được cá nhân hóa và trải nghiệm người một
cách dễ dàng nhất.
2. LinkedIn:
Nền tảng tìm kiếm việc làm chuyên dụng đang sử dụng các giải pháp của Oracle
để xử lý hiệu quả hồ sơ người dùng, đề xuất công việc và các chức năng mạng.
3. eBay:
eBay sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu của Oracle để quản lý an toàn các
giao dịch trực tuyến, danh sách sản phẩm và tương tác của khách hàng.

2.2. Các công ty của Việt Nam:


1.SeABank:
Oracle giúp SeABank hệ thống hoá các chức năng, mang tới cho khách hàng
những trải nghiệm vượt trội và tạo tiền đề cho các chuẩn mực kế toán mới.Nhờ đó,
SeABank đã thành công triển khai các ứng dụng bao gồm Quản lý định giá điều
chuyển vốn (FTP), Quản lý lợi nhuận, và Quản lý tài sản nợ (ALM).Gần đây nhất, với
mô hình song hành quản trị rủi ro tài chính và dữ liệu, SeABank đã đáp ứng được
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế.

2.FPT software:
FPT Software là công ty công nghệ toàn cầu cung cấp các dịch vụ và giải pháp
CNTT cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới.Họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ
của Oracle để giúp khách hàng cải thiện hiệu quả kinh doanh.Ngoài ra, họ sử dụng
phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của Oracle để giúp khách hàng
quản lý các hoạt động tài chính, chuỗi cung ứng và nhân sự.

9
3. Nội dung thực hiện chính.
Thay thế MySQL qua Oracle nhằm mục biến hệ quản lý cơ sở dữ liệu hiện tại liệu
hiện tại thành một hệ quản lý cơ sở dữ liệu tối ưu với khả năng hoạt động hiệu suất vô
cùng tốt, thích hợp với các dự án công nghệ hay quản lý thông tin mô hình từ nhỏ tới
lớn. Cùng với độ bảo mật được tăng cường và khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu
sẽ là một phương án vô cùng tốt để hướng tới sự phát triển vượt bậc của Viettel
Telecom trong tương lai.

Chương II: Ý tưởng và mục tiêu thay thế Oracle DB.

1. Ý tưởng thay thế:

1.1. Đánh giá yêu cầu hệ quản trị cơ sở dữ liệu:


❖ Trước khi bắt đầu quá trình chuyển đổi, cần xác định rõ mục tiêu chính của
việc chuyển đổi. Điều này có thể bao gồm:
● Cải thiện hiệu suất hệ thống.
● Đảm bảo tính bảo mật cao hơn cho dữ liệu.
● Hỗ trợ tích hợp với các ứng dụng hoặc công nghệ khác.
● Đáp ứng yêu cầu kinh doanh mới hoặc mở rộng quy mô hệ thống.
● Các yêu cầu khác nhau mà doanh nghiệp muốn đạt được từ việc chuyển
đổi.
❖ Lập danh sách các ứng dụng và truy vấn SQL đang sử dụng cơ sở dữ liệu
MySQL:
● Thu thập thông tin về tất cả các ứng dụng và truy vấn SQL sử dụng cơ sở
dữ liệu MySQL. Bao gồm các ứng dụng web, ứng dụng di động, phần mềm
máy tính, và bất kỳ truy vấn SQL nào mà các ứng dụng này thực hiện để
truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.

10
❖ Thu thập thông tin về cấu trúc cơ sở dữ liệu, dữ liệu hiện có và quy mô của cơ
sở dữ liệu:
● Thu thập thông tin về cấu trúc của cơ sở dữ liệu MySQL, bao gồm bảng,
chỉ mục, ràng buộc và quyền truy cập.
● Sao lưu cơ sở dữ liệu MySQL để có bản sao lưu an toàn trước khi bắt đầu
quá trình chuyển đổi.
● Xác định quy mô của cơ sở dữ liệu bằng cách xác định dung lượng dữ liệu,
số lượng bản ghi, và dự kiến tải trọng là gì trong tương lai.
● Đánh giá xem dữ liệu có yêu cầu chuyển đổi hoặc biến đổi nào không.

1.2. Xác định sự khác nhau giữa MySQL và Oracle:


❖ Cú pháp: cả MySQL và Oracle đều tuân theo chuẩn SQL ANSI, nhưng có một
số khác biệt trong cú pháp mở rộng của riêng chúng. Oracle hỗ trợ các tính
năng phức tạp hơn, trong khi MySQL thì đơn giản hơn và dễ sử dụng.

❖ Kiểu dữ liệu và ràng buộc: Oracle có các kiểu dữ liệu và ràng buộc phức tạp
hơn, trong khi MySQL có hạn chế hơn về mặt ràng buộc dữ liệu.

❖ Tính năng và hỗ trợ: Oracle là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mạnh mẽ


với nhiều tính năng cao cấp như Partitioning, Real Application Clusters (RAC),
và Data Guard để đảm bảo tính sẵn sàng cao. MySQL có phiên bản mã nguồn
mở và phiên bản thương mại. Phiên bản thương mại, như MySQL Enterprise
Edition, cung cấp nhiều tính năng mở rộng và hỗ trợ chuyên nghiệp, nhưng
không mạnh mẽ bằng Oracle.

❖ Quản lý và hiệu suất: Oracle có các công cụ quản lý và giám sát mạnh mẽ,
cùng với khả năng mở rộng tốt và hiệu suất cao. MySQL cũng có các công cụ
quản lý, nhưng thường được coi là đơn giản hơn và phù hợp cho các ứng dụng
nhỏ hơn.

11
❖ Phân quyền và bảo mật: cả Oracle và MySQL đều có các cơ chế phân quyền
và bảo mật mạnh mẽ. Oracle thường có các tính năng bảo mật cao hơn và kiểm
soát truy cập chi tiết hơn, phù hợp cho các ứng dụng doanh nghiệp quan trọng.

❖ Chi phí: MySQL có phiên bản mã nguồn mở (MySQL Community Edition)


miễn phí sử dụng. Tuy nhiên, nếu cần hỗ trợ và tính năng mở rộng, có các
phiên bản thương mại của MySQL với giá cả khác nhau. Oracle là một sản
phẩm thương mại và thường đắt hơn so với MySQL, đặc biệt với các phiên bản
cao cấp và tính năng mở rộng.

1.3. Lập kế hoạch và lựa chọn công cụ:


1.3.1. Xác định thời gian dự kiến:
Xác định thời gian cụ thể cho quá trình chuyển đổi, thời điểm bắt đầu và kết thúc,
các mốc thời gian quan trọng.
1.3.2. Xác định nguồn lực cần thiết:
Xác định các nguồn lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi, bao gồm nhân lực,
phần cứng, phần mềm, tài liệu tham khảo.
1.3.3. Lựa chọn công cụ và tài liệu tham khảo:
Chọn tài liệu tham khảo hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi. Tài liệu tham khảo có
thể là sách hướng dẫn Oracle, tài liệu trực tuyến và tài liệu chính thức từ Oracle.
Chọn các công cụ hỗ trợ chuyển đổi, có thể bao gồm chuyển đổi cơ sở dữ liệu,
kiểm tra hiệu suất.
1.3.4. Lập kế hoạch thử nghiệm và kiểm tra:
Cần lập kế hoạch thử nghiệm và kiểm tra để đảm bảo quá trình chuyển đổi không
bị gián đoạn.
1.3.5. Lập kế hoạch xử lý sự cố:
Cần lập kế hoạch xử lý sự cố đề phòng trường hợp xảy ra lỗi trong quá trình
chuyển đổi, bao gồm đánh giá và giải quyết vấn đề khi lỗi xảy ra.
1.3.6. Lập kế hoạch đào tạo:
Lập kế hoạch đào tạo nhân viên về việc sử dụng Oracle và hỗ trợ họ trong quá
trình chuyển đổi.

12
1.3.7. Lập kế hoạch cho quá trình triển khai:
Bao gồm kế hoạch ngừng sử dụng MySQL và chuyển sang sử dụng Oracle.
1.3.8. Theo dõi và đánh giá:
Thiết lập quy trình theo dõi và đánh giá hiệu suất của hệ thống mới và đảm bảo
tính ổn định của hệ thống sau quá trình chuyển đổi.

1.4. Sao lưu dữ liệu MySQL:


Trước khi tiến hành chuyển đổi, cần sao lưu lại dữ liệu MySQL để đảm bảo an
toàn, việc này có thể được hoàn thành bởi lệnh “mysqldump” hoặc sử dụng công cụ
hỗ trợ sao lưu dữ liệu.

1.5. Chuyển đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu:


Sử dụng các câu lệnh SQL hoặc công cụ quản lý cơ sở dữ liệu Oracle để tiến hành
tái tạo lại cấu trúc cơ sở dữ liệu tương tự bên trong Oracle.

1.6. Kiểm tra và sửa lỗi:


Kiểm tra lại dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và đồng nhất. Tiến hành sửa lỗi
nếu có vấn đề.
Thử nghiệm ứng dụng và thử truy vấn SQL để đảm bảo hoạt động chính xác trên
Oracle.

1.7. Triển khai và chuyển đổi:


Sau khi đã kiểm tra và chắc chắn rằng hệ thống mới hoạt động đúng cách, bắt đầu
ngừng sử dụng MySQL và tiến hành chuyển đổi.

1.8. Đào tạo và hỗ trợ:


Đào tạo và hỗ trợ nhân viên về việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu mới sau khi
chuyển đổi.
Cung cấp tài liệu sử dụng Oracle cho nhân viên.

1.9. Theo dõi và tối ưu hóa:


Theo dõi hiệu suất của hệ thống mới, nhanh chóng xử lý các vấn đề xảy ra.
Tối ưu hóa hệ thống theo thời gian sử dụng.
13
1.10. Bảo trì và sao lưu định kỳ:
Thiết lập kế hoạch bảo trì và sao lưu định kỳ để đảm bảo tính ổn định và bảo mật
của hệ thống

2. Mục tiêu:
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu Oracle có thể đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau, tùy thuộc
vào nhu cầu của tổ chức hoặc người sử dụng cụ thể. Dưới đây là một số mục tiêu phổ
biến mà việc sử dụng database Oracle có thể hướng đến:

Hình 2.1: So sánh giữa MySQL và Oracle.

2.1. Mục tiêu thay thế hệ thống quản lý CSDL từ MySQL qua Oracle DB:
Sau khi chuyển đổi hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) từ MySQL sang Oracle, bạn
sẽ gặp một số lợi ích và thay đổi quan trọng trong hệ thống của bạn. Dưới đây là một
số điểm chính bạn có thể kỳ vọng sau quá trình chuyển đổi:
● Cải thiện hiệu suất: Oracle thường cung cấp hiệu suất cao hơn so với MySQL,
đặc biệt là khi bạn có tải trọng lớn hoặc phải xử lý các truy vấn phức tạp. Điều
này có thể dẫn đến thời gian phản hồi nhanh hơn và khả năng xử lý tải trọng
lớn hơn.
● Khả năng mở rộng: Oracle có khả năng mở rộng tốt, cho phép bạn mở rộng hệ
thống của mình khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Điều này quan
trọng khi tổ chức của bạn phải xử lý dữ liệu ngày càng lớn.

14
● Tích hợp với các ứng dụng khác: Oracle hỗ trợ tích hợp tốt với các ứng dụng
và công nghệ khác, giúp bạn kết nối dễ dàng với các phần khác của hạ tầng IT
của bạn. Điều này tạo điều kiện cho tích hợp dữ liệu và quy trình làm việc hiệu
quả hơn.
● Tính bảo mật cao hơn: Oracle cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ, bao
gồm kiểm soát truy cập, mã hóa dữ liệu và quản lý danh sách kiểm duyệt. Điều
này giúp bảo vệ thông tin quan trọng của tổ chức khỏi các mối đe dọa bảo mật.
● Tính ổn định và độ tin cậy: Oracle thường được xem là một hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu rất ổn định và đáng tin cậy. Sau khi chuyển đổi, bạn có thể kỳ
vọng hệ thống hoạt động một cách ổn định hơn và giảm thiểu sự cố.
MySQL và Oracle Database (thường được gọi là Oracle) đều là hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS), nhưng chúng có nhiều sự khác nhau và thường được
sử dụng cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ tập trung vào
những ưu điểm và những tính năng vượt trội của oracle so với MySQL mà chúng tôi
sẽ thay thế: Bảo mật dữ liệu

2.2. Bảo mật dữ liệu Oracle:


CSDL nơi lưu trữ những dữ liệu quan trọng nhất của doanh nghiệp vì nó chứa các
thông tin về khách hàng, tài chính, nghiệp vụ… phục vụ cho các ứng dụng sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc vận hành cho CSDL hoạt động tốt, thì việc
bảo vệ nó khỏi những hành vi đánh cắp dữ liệu là công tác cực kỳ quan trọng.
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể bảo vệ được CSDL trước những
nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu từ bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp như:
● Đánh cắp dữ liệu do tấn công qua hệ điều hành đọc trực tiếp từ các
datafile?
● Đánh cắp dữ liệu do bản sao lưu bị thất lạc?

● Đánh cắp do bị khai thác trên hệ thống kiểm thử, hệ thống dành cho phát
triển?
● Đánh cắp dữ liệu qua lỗ hổng SQL Injection trên ứng dụng?

● Đánh cắp dữ liệu do tài khoản người dùng nội bộ bị lộ?

15
● Đánh cắp dữ liệu thông qua tài khoản đối tác?

Chúng tôi xin giới thiệu giải pháp bảo mật theo chiều sâu cho hệ thống CSDL
Oracle của doanh nghiệp. Các hành động trong bảo mật dữ liệu thông thường chia các
nhóm: ngăn ngừa (Prevent), phát hiện (Detect), phân tích/đánh giá (Evaluate).

Hình 2.2: Phân tích bảo mật của Oracle.

Theo đó các sản phẩm bảo mật do Oracle cung cấp tương ứng:

● Ngăn ngừa (Prevent)

o Oracle Advanced Security


o Oracle Redaction and Masking
o Oracle Database Vault & Oracle Label Security
● Phát hiện (Detect)

o Oracle Audit Vault & Oracle Database Firewall


● Phân tích/Đánh giá (Evaluate)

o Database Vault – Privilege Analysis


o Oracle Enterprise Manager – Discover Sensitive Data and Databases
o Oracle Database Lifecycle Management – Configuration Management

Như chúng ta đã thấy Oracle đưa ra rất nhiều sản phẩm bảo mật ở cả 3 mặt: Prevent,
Detect và Evaluate. Ở đây chúng tôi sẽ trình bày một số giải pháp có tính ưu việt của
Oracle so với MySQL.

16
2.1.1. Oracle Advanced Security:

Đây là sản phẩm được tích hợp sẵn trong CSDL Oracle, nó cung cấp 2 tính năng
nổi bật: Transparent Data Encryption và Data Redaction.

Hình 2.3: Mô hình hoạt động của Oracle Advanced Security.

❖ Transparent Data Encryption (TDE)


Đây là giải pháp bảo mật xuyên suốt vòng đời của CSDL bao gồm cả các bản sao
lưu. Nó ngăn chặn các hành vi đọc trực tiếp dữ liệu từ các file của CSDL thông qua hệ
điều hành hoặc khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu bị thất lạc. TDE hỗ trợ nhiều thuật
toán mã hóa dữ liệu như Advanced Encryption Standard (AES) 128, 192,256 bits hay
Triple Data Encryption Standard (TDES) 168 bits, đồng thời cho phép người dùng tùy
chọn cách thức mã hóa dữ liệu nhạy cảm theo cột trên bảng, tablespace, hoặc toàn bộ
database. Việc mã hóa được thực hiện tự động trên database và hoàn toàn trong suốt
đối với các ứng dụng. Các bản sao lưu dữ liệu bằng công cụ RMAN cũng được tự
động mã hóa trong toàn bộ quá trình sao lưu. Ngoài ra, TDE cũng được tích hợp với
Oracle Key Vault (quản lý tập chung key mã hóa cho nhiều CSDL) để mã hóa dữ liệu.

17
Hình 2.4: Mô hình hoạt động của TDE.

❖ Data Redaction (che dấu dữ liệu):


Đây là giải pháp cho phép che dấu những dữ liệu nhạy cảm trong kết quả tìm
kiếm dữ liệu được trả về cho người sử dụng mà không có quyền xem những dữ liệu
nhạy cảm này. Nó không thay đổi các giá trị thực của dữ liệu, mà nó chỉ thay đổi lại
kết quả trả về dựa trên điều kiện kiểm tra những thông tin kết nối vào CSDL như tên
ứng dụng, tên người dùng, IP,.. Data Redaction hoàn toàn không làm thay đổi ứng
dụng và ảnh hưởng tới các hoạt động quản trị thông thường như sao lưu, khôi phục từ
bản backup, nâng cấp CSDL, nâng cấp bản vá…

Hình 2.5: Mô hình hoạt động của Data Redaction..

2.1.1. Oracle Data Masking and Subsetting:


❖ Data Masking (Masking Data for Non-Production)
Môi trường kiểm thử và phát triển thường là nơi dễ bị thất thoát những dữ liệu
nhạy cảm do đây là nơi chứa những dữ liệu được sao chép từ môi trường thật nhưng
không được bảo vệ hay kiểm soát giống như môi trường thật. Oracle Data Masking là
giải pháp hỗ trợ che dấu các dữ liệu nhạy cảm bằng cách thay thế những dữ liệu dữ
liệu nhạy cảm này bằng những dữ liệu tự động sinh theo những quy tắc mà người

18
quản trị khai báo khi thực hiện sao chép dữ liệu từ môi trường thật sang các môi
trường kiểm thử và phát triển.

Hình 2.6: Cách hoạt động của


Data Masking.

❖ Data Subsetting
Data Subsetting hỗ trợ thực
hiện nhóm các dữ liệu dựa trên
các điều kiện và tiêu chí cần
chia sẻ, ví dụ: chỉ chia sẻ 1%
dữ liệu của bảng, chỉ chia sẻ những dữ liệu của năm 2016,… những bản ghi nằm
ngoài các tiêu chí chia sẻ được bỏ qua trong quá trình kết xuất dữ liệu để chia sẻ cho
môi trường khác. Đây là giải pháp giảm thiểu những rủi ro bảo mật cho những dữ liệu
nhạy cảm, bỏ qua công đoạn xóa những dòng dữ liệu không cần thiết hoặc nhạy cảm
trên CSDL trước khi chia sẻ cho môi trường kiểm thử, phát triển, hoặc đối tác.

Hình 2.7: Quy trình hoạt động của Data Subsetting.

❖ Database Vault (Privileged User Controls)

19
Oracle Database Vault là giải pháp bảo mật cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ, sử
dụng để thiết lập chính sách bảo mật phân chia đúng chức năng nhiệm vụ giữa người
quản trị bảo mật, quản trị CSDL, quản trị ứng dụng và người sử dụng. Một số tính
năng nổi trội như:
● Ngăn chặn tài khoản có quyền quản trị CSDL (như sysdba, dba) thực hiện truy
xuất dữ liệu của ứng dụng, các hành vi sử dụng tài khoản có quyền quản trị
CSDL để gán quyền, tạo, sửa, xóa hoặc thay đổi trên các đối tượng của ứng
dụng.
● Nâng cao bảo mật khi tích hợp nhiều ứng dụng vào cùng một CSDL. Hỗ trợ
xây dựng các chính sách bảo mật để ngăn chặn các user ứng dụng khác nhau
thực hiện truy xuất được dữ liệu của nhau.

Hình 2.8: Quy trình hoạt động của Database Vault.

● Hỗ trợ tính năng phân tích và báo cáo về quyền sử dụng của người dùng, xác
định những quyền không sử dụng trên CSDL để hỗ trợ cấp phát quyền sử dụng
hợp lý cho người dùng (không thừa, không thiếu) để giảm thiểu rủi ro, tăng tính
bảo mật cho CSDL.

20
2.3. Tăng hiệu suất:
Hiện nay trên thị trường có vô vàng dịch vụ điện toán đám mây như: AWS cloud,
AZ cloud, IBM cloud,… Tuy nhiên trong số đó chúng ta phải kể đến Oracle Cloud
Infrastructure (OCI).
Cơ sở hạ tầng đám mây Oracle (OCI) là một IaaS được thiết kế để giúp doanh
nghiệp xử lý bất kỳ khối lượng công việc nào của doanh nghiệp một cách an toàn.
OCI giúp các ứng dụng của doanh nghiệp hoạt động linh hoạt ngay trong thời gian
thực bằng cách kết hợp các dịch vụ tự động, bảo mật tích hợp và máy tính không máy
chủ của Oracle.Giải pháp IaaS hiện đại của Oracle cung cấp hỗ trợ riêng cho Cơ sở
Dữ liệu Tự động của Oracle và thể hiện một đẳng cấp mới về bảo mật từ đường trục
mạng tới đường biên mạng (from core to edge) nhằm bảo vệ những dữ liệu quan
trọng.

Cơ sở hạ tầng Đám mây Oracle kết hợp sự linh hoạt và tiện ích của public cloud
với khả năng kiểm soát, bảo mật và khả năng dự đoán của cơ sở hạ tầng on-premise.
Đơn giản hóa hoạt động và tiết kiệm chi phí với các dịch vụ cơ sở dữ liệu, nền tảng và
cơ sở hạ tầng chạy trên các khu vực public và trung tâm dữ liệu của khách hàng.
Các doanh nghiệp dù đang ở quy mô nào cũng cần những ứng dụng liên tục được
cập nhập. Cơ sở hạ tầng đám mây Oracle cung cấp các máy chủ đơn giản có thể xử lý
các tập dữ liệu khổng lồ theo thời gian thực, tận dụng cơ sở dữ liệu Oracle có hiệu
suất cao, có khả năng mở rộng cao và các công nghệ liên quan như Oracle Real
Applications Clusters. Các máy chủ này cũng sử dụng bộ nhớ nhanh (NVME) với khả
năng xử lý vài chục terabyte theo mỗi trường hợp.

21
Hình 2.9: Tính năng nổi bật của Oracle cloud.

2.4. Phạm vi triển khai hệ thống Oracle:


Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel Telecom) là một trong những tập đoàn
viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và cũng là một trong những công ty công nghệ
thông tin và viễn thông lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Để đảm bảo tính tin cậy và
hiệu suất của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL), nên việc triển khai hệ thống
quản lý cơ sở dữ liệu Oracle thay thế cho MySQL trên toàn công ty là việc hoàn toàn
cần thiết.
Việc triển khai hệ thống quản lý CSDL Oracle tại Viettel đã được thực hiện qua
các bước quan trọng sau:
● Xác định yêu cầu chi tiết: Đầu tiên, Viettel đã xác định cụ thể các yêu cầu về
hiệu suất, tích hợp, bảo mật và khả năng mở rộng. Điều này là quan trọng để
đảm bảo rằng hệ thống mới sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của công ty.

22
● Lựa chọn sản phẩm Oracle phù hợp: Công ty đã tiến hành nghiên cứu và lựa
chọn các sản phẩm Oracle phù hợp với nhu cầu của họ, bao gồm Oracle
Database, Oracle Enterprise Manager và các sản phẩm liên quan khác.
● Chuẩn bị hệ thống và dữ liệu: Công việc chuẩn bị bao gồm việc cải thiện hệ
thống phần cứng và phần mềm, cũng như quá trình chuyển dữ liệu từ CSDL
MySQL sang Oracle.
● Triển khai và kiểm tra: Sau khi chuẩn bị, Viettel đã tiến hành triển khai hệ
thống Oracle và kiểm tra để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất cao.
● Đào tạo nhân viên: Đào tạo là một phần quan trọng của quá trình triển khai,
giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng và quản lý hệ thống mới. Viettel đã
cung cấp đào tạo cho nhân viên về cách sử dụng và quản lý hệ thống Oracle.

Chương III: Ưu nhược điểm và giải pháp phát triển.

1. MySQL:

1.1. Ưu điểm của Mysql 8.0.27


❖ Cải tiến về hiệu suất: MySQL 8.0.27 đã có nhiều cải tiến về hiệu suất, bao
gồm tối ưu hóa truy vấn, cải thiện tính toàn vẹn dữ liệu và tăng tốc truy cập dữ
liệu.

23
Hình 3.1: So sánh mức sử dụng CPU của MySQL 8.0.27 và MySQL 5.7

❖ Tích hợp JSON nâng cao: MySQL 8.0.27 hỗ trợ nhiều cải tiến về xử lý JSON,
bao gồm cú pháp mới và các hàm mở rộng để làm việc với dữ liệu JSON dễ
dàng hơn.

Hình 3.2. Cơ chế mapping giữa JSON và SQL trong MySQL 8.0.27

❖ Tích hợp với Common Table Expressions (CTE): Phiên bản này hỗ trợ CTE,
giúp bạn dễ dàng thực hiện các truy vấn phức tạp và thao tác dữ liệu phân tầng.
❖ Tăng cường bảo mật: MySQL 8.0.27 cải tiến tích hợp về bảo mật bằng cách
hỗ trợ plugin xác thực mới và cải thiện quản lý quyền truy cập.
❖ Hỗ trợ Window Functions: MySQL 8.0.27 bổ sung hỗ trợ cho các hàm cửa sổ
(Window Functions), giúp bạn thực hiện các phân tích dữ liệu phức tạp dựa
trên cửa sổ thời gian hoặc dòng dữ liệu.

24
❖ InnoDB Storage Engine cải tiến: Phiên bản này đi kèm với các cải tiến về
InnoDB, bao gồm một số cải tiến về quản lý không gian lưu trữ và sự ổn định
của dữ liệu.
❖ Cải tiến về giám sát và quản lý: MySQL 8.0.27 cung cấp các công cụ và tính
năng mới để giám sát và quản lý cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả.

1.2. Nhược điểm của MS SQL 2022


❖ Khả năng mở rộng: MySQL vẫn có giới hạn về khả năng mở rộng so với một
số hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu khác như PostgreSQL hoặc MongoDB. Điều
này có thể dẫn đến hiệu suất giảm khi cần xử lý tải công việc lớn.
❖ Cơ sở dữ liệu có tính toán quá nhiều ở phía máy chủ: MySQL yêu cầu máy
chủ xử lý nhiều tính toán, điều này có thể làm tăng áp lực lên hệ thống máy chủ
khi có nhiều kết nối hoặc truy vấn phức tạp.
❖ Quản lý bảo mật phức tạp: Mặc dù có cải tiến về bảo mật, việc quản lý và cấu
hình các quyền truy cập và mã hóa dữ liệu có thể phức tạp và dễ dẫn đến lỗi
nếu không thực hiện đúng cách.
❖ Thiếu một số tính năng cao cấp: MySQL có thể thiếu một số tính năng cao
cấp mà một số ứng dụng hoặc ngữ cảnh cụ thể có thể cần. Ví dụ, các tính năng
dự phòng và khôi phục dữ liệu có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của các môi
trường lớn.
❖ Không hỗ trợ hoàn toàn SQL-92: Mặc dù MySQL tuân theo chuẩn SQL cơ
bản, nhưng nó không hỗ trợ hoàn toàn tất cả các tính năng của SQL-92 và có
một số khả năng cụ thể không tương thích.
❖ Quản lý phiên bản và đồng bộ hóa dữ liệu phức tạp: Để đảm bảo tính toàn
vẹn và đồng bộ hóa dữ liệu trong môi trường phân tán, có thể cần sử dụng các
giải pháp bên ngoài và công cụ bổ sung, điều này có thể tạo ra sự phức tạp
trong quản lý.

2. Oracle DB:
2.1. Ưu điểm của Oracle DB:

25
Hình 3.3: Oracle DB 19c.

❖ Tối ưu hóa hiệu suất: Oracle 19c cải thiện hiệu suất với nhiều tính năng,
chẳng hạn như Automatic Indexing, Real-Time Statistics và SQL Quarantine
để xác định và giải quyết vấn đề hiệu suất.
❖ Tích hợp với các sản phẩm Oracle khác: Oracle DB tương thích và tích hợp mạnh
mẽ với các sản phẩm và giải pháp khác của Oracle như Oracle Exadata, Oracle
Cloud, và các sản phẩm quản lý dữ liệu khác. Điều này có thể cung cấp tích hợp tốt
hơn trong toàn bộ hệ thống.
❖ Hiệu suất và khả năng mở rộng: Oracle DB được tối ưu hóa cho hiệu suất và khả
năng mở rộng. Nó có khả năng xử lý tải công việc lớn và tối ưu hóa truy vấn phức
tạp, giúp đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động mượt mà trong các tình huống cao
cấp.

Hình 3.4: Sơ đồ kiến trúc với cơ sở dữ liệu được triển khai trên ba nhà cung cấp đám mây

26
❖ Hỗ trợ dữ liệu không cấu trúc và dữ liệu lớn: Oracle DB hỗ trợ dữ liệu không cấu
trúc và dữ liệu lớn một cách hiệu quả thông qua tính năng như kiểu dữ liệu JSON và
XML, cũng như các tính năng xử lý dữ liệu lớn.
❖ Tài nguyên kiến thức rộng rãi: Oracle có cộng đồng lớn và sự hỗ trợ từ các
chuyên gia và tài liệu hướng dẫn phong phú. Điều này có thể giúp tổ chức tìm kiếm
hỗ trợ và giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật.
❖ Có nhiều tính năng bảo mật mạnh mẽ như:
➢ Advanced Security: Oracle Database 19c hỗ trợ nhiều tính năng bảo mật
tiên tiến như mã hóa dữ liệu, bảo vệ dữ liệu ở cấp đĩa và trong bộ nhớ,
kiểm tra toàn vẹn dữ liệu, và quản lý chứng chỉ và khóa.
➢ Oracle Transparent Data Encryption (TDE): TDE cho phép bạn mã hóa
dữ liệu cơ sở dữ liệu toàn bộ hoặc theo phần trong cơ sở dữ liệu, bao
gồm dữ liệu ở cấp đĩa và trong bộ nhớ, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi truy cập
trái phép.
➢ Oracle Database Vault: Đây là một tính năng cho phép bạn xác định và
thực hiện các luật bảo mật cụ thể và kiểm soát quyền truy cập vào dữ
liệu một cách nghiêm ngặt. Nó giúp ngăn chặn truy cập trái phép và làm
tăng tính toàn vẹn của dữ liệu.
➢ Quản lý quyền truy cập: Oracle Database 19c cung cấp nhiều cách để
quản lý và kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu, bao gồm kiểm tra và
kiểm soát quyền theo dự án, vai trò và nhóm người dùng.
➢ Quản lý xác thực và ủy quyền: Oracle hỗ trợ nhiều phương pháp xác
thực và ủy quyền, bao gồm quản lý quyền bằng cách sử dụng giấy phép,
chứng chỉ số, hoặc cơ chế xác thực mạng.
➢ Audit và giám sát: Oracle Database 19c cung cấp khả năng theo dõi và
ghi lại các hoạt động truy cập dữ liệu và các sự kiện quan trọng trong cơ
sở dữ liệu giúp xác định và kiểm tra các sự kiện quan trọng dựa trên cơ
sở thời gian, người dùng và hoạt động.
➢ Cập nhật bảo mật định kỳ: Oracle thường cập nhật sản phẩm để khắc
phục các lỗ hổng bảo mật và cung cấp bản vá bảo mật. Việc cập nhật
định kỳ là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì bảo mật.

27
2.2. So sánh mức độ bảo mật giữa Oracle DB 19c và MySQL 8.0.27

Tiêu chí Oracle DB 19c MySQL 8.0.27

Xác thực Hỗ trợ các phương pháp Hỗ trợ nhiều phương


xác thực mạnh mẽ như pháp xác thực mạnh mẽ
quản lý chứng chỉ và và hỗ trợ chứng chỉ số,
khóa, và tích hợp với nhưng việc cấu hình
Active Directory. phức tạp hơn so với
Oracle.

Ủy quyền Có một hệ thống quản Có hệ thống quản lý ủy


lý ủy quyền phức tạp, quyền, nhưng không
cho phép bạn kiểm soát cung cấp cùng mức độ
quyền truy cập ở mức kiểm soát chi tiết như
chi tiết Oracle.

Mã hóa Hỗ trợ mã hóa dữ liệu Hỗ trợ mã hóa dữ liệu


thông qua Oracle thông qua các tính năng
Transparent Data như MySQL Enterprise
Encryption (TDE). Encryption

Kiểm tra và ghi lại sự Cung cấp cơ chế kiểm Hỗ trợ kiểm tra và ghi
kiện tra và ghi lại sự kiện lại sự kiện, nhưng cần
mạnh mẽ và cấu hình cấu hình thêm.
chi tiết.

Cập nhật bảo mật Liên tục cập nhật mật với các bản vá thường xuyên

2.3. Nhược điểm của Oracle DB:


Một số nhược điểm của Oracle Database 19c đã được cân nhắc trước khi thực hiện
quá trình chuyển đổi từ MS SQL 2022 sang Oracle Database 19c bao gồm :

28
● Tích hợp và sự phụ thuộc cao vào sản phẩm của Oracle: Oracle cung cấp một
hệ sinh thái sản phẩm rộng lớn, nhưng sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp có
thể khiến doanh nghiệp cảm thấy hạn chế trong việc lựa chọn các giải pháp
khác.
● Khả năng mở rộng và hiệu suất: Việc mở rộng và tối ưu hóa hiệu suất Oracle
Database đòi hỏi cần phải hiểu rõ về kiến thức về cơ sở dữ liệu, kiến thức về tối
ưu hóa truy vấn, kiến thức về kiến trúc hệ thống, và nhiều khía cạnh kỹ thuật
khác. Điều này đòi hỏi có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực
quản lý cơ sở dữ liệu. Và thường đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính để mua phần
cứng mạnh mẽ hơn, cập nhật và mở rộng cơ sở dữ liệu, và thuê hoặc đào tạo
các chuyên gia có kinh nghiệm.
● Hạn chế về giấy phép và cấu trúc giá: Giấy phép của Oracle có thể phức tạp
và đắt đỏ, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn sử dụng các tính năng cao cấp. Một
số loại giấy phép cần phải đầu tư bao gồm : Chi phí giấy phép cơ doanh
nghiệp, Giấy phép cho các tính năng cao cấp, chi phí hỗ trợ và duy trì.

2.4. Giải pháp khắc phục:

❖ Tích hợp và sự phụ thuộc cao vào sản phẩm của Oracle :
● Sử dụng các giải pháp tích hợp để kết hợp Oracle Database 19c với các giải
pháp công nghệ khác, chẳng hạn như hệ thống quản lý làm việc với dữ liệu
không cấu trúc, hệ thống phân phối dữ liệu (Data Integration), và các giải pháp
quản lý danh tính và quyền truy cập (Identity and Access Management) khác.
● Sử dụng các chuẩn và giao thức mở để kết nối Oracle Database 19c với các ứng
dụng và hệ thống khác. Điều này giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các giải pháp
và sản phẩm độc quyền của Oracle.
● Đảm bảo rằng đội ngũ vận hành có kiến thức sâu về các giải pháp và sản phẩm
Oracle, cũng như kiến thức về quản lý và tối ưu hóa hệ thống cơ sở dữ liệu.
Điều này giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng của Oracle Database 19c
và giảm sự phụ thuộc vào dịch vụ bên ngoài.

29
❖ Khả năng mở rộng và hiệu suất:
● Oracle Database cung cấp tính năng Partitioning, cho phép đội ngũ vận hành
tạo ra các phân đoạn dữ liệu (partitions) để cải thiện hiệu suất và quản lý dữ
liệu hiệu quả hơn. Clustering cũng giúp tối ưu hóa cách dữ liệu được lưu trữ và
truy xuất.
● Sử dụng kỹ thuật tối ưu hóa truy vấn, tạo chỉ mục một cách thông minh, sử
dụng dạng dữ liệu tối ưu, và sử dụng gợi ý của Oracle để tối ưu hóa truy vấn.
Cân nhắc sử dụng công cụ theo dõi hiệu suất để theo dõi và điều chỉnh tài
nguyên khi cần thiết.
● Sử dụng các biện pháp phân chia công việc (job partitioning) và lập lịch để
quản lý tải công việc của cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả. Điều này giúp giảm
tải công việc đột ngột và cải thiện hiệu suất hệ thống trong thời gian dài.

❖ Hạn chế về giấy phép và cấu trúc giá:


● Xem xét một lần nữa các giấy phép doanh nghiệp đã mua và sử dụng. Đảm bảo
chỉ đang sử dụng các tính năng và giấy phép thực sự cần thiết.
● Liên hệ với Oracle hoặc các đối tác của Oracle để thảo luận về giá cả và cấu
trúc giá.

30
Chương IV: Tổng kết.
Quá trình triển khai hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Oracle tại Tập đoàn Viễn
thông Quân đội (Viettel), thay thế cho hệ thống MySQL đang sử dụng trước đó. Đây
là một dự án quan trọng và phức tạp có ý nghĩa quan trọng đối với công ty, và chúng
ta có thể rút ra một số kết luận quan trọng từ quá trình này:
Tích hợp và mở rộng dễ dàng: Hệ thống Oracle được thiết kế để tích hợp dễ dàng
với các ứng dụng và dịch vụ khác. Điều này tạo điều kiện cho Viettel mở rộng quy mô
và tích hợp dễ dàng các ứng dụng mới, cung cấp các dịch vụ tiện ích và tối ưu hóa quy
trình làm việc.
Phản hồi nhanh hơn cho khách hàng: Hiệu suất cao của hệ thống Oracle sẽ giúp
Viettel cải thiện khả năng phản hồi đối với khách hàng. Điều này có thể dẫn đến sự
hài lòng của khách hàng tốt hơn, giảm thời gian chờ đợi và cải thiện trải nghiệm dịch
vụ.
Bảo mật và quản lý dữ liệu tốt hơn: Oracle cung cấp các tính năng bảo mật mạnh
mẽ và khả năng quản lý dữ liệu tốt hơn, giúp Viettel bảo vệ thông tin quan trọng và
tuân thủ các quy định bảo mật ngày càng nghiêm ngặt.
31
Tối ưu hóa chi phí hoạt động: Mặc dù việc triển khai ban đầu có thể tốn kha khá
tài nguyên, nhưng sự nâng cao về hiệu suất và quản lý dữ liệu có thể giúp Viettel tiết
kiệm chi phí hoạt động trong dài hạn.
Cơ hội phát triển và cạnh tranh tốt hơn: Việc triển khai hệ thống Oracle thay thế
cho MySQL tạo điều kiện cho Viettel phát triển và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường
viễn thông và công nghệ thông tin ngày càng cạnh tranh.
Cuối cùng, quyết định triển khai hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Oracle tại Viettel
là một sự đầu tư chiến lược vào sự phát triển và tương lai của tập đoàn. Sự cam kết
này cho thấy sự linh hoạt và khả năng thích nghi của Viettel trong môi trường kinh
doanh ngày càng biến đổi và phức tạp. Chúng ta sẽ theo dõi sự phát triển và hiệu suất
của hệ thống mới này, và hy vọng rằng nó sẽ đem lại lợi ích lớn cho công ty và khách
hàng của họ trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:


1. Companies That Use Oracle - Oracle Customers List (thomsondata.com)
2. List of Top 10 Companies That Use Oracle in the USA (linkedin.com)
3. Oracle | Cloud Applications and Cloud Platform
4. Oracle@Oracle | Oracle Vietnam
5. Oracle Database – Wikipedia tiếng Việt
6. Oracle là gì? Phần mềm Oracle và kiến thức quan trọng bạn cần biết (itqnu.vn)
7. Got It Vietnam (got-it.ai)
8. Deploy linearly scalable sharded Oracle databases distributed across cloud
providers
9. MySQL Performance Benchmarking
10. Oracle Database 19c - New features
32
11. Benefit of oracle database 19c
12. MySQL 8.0.27 - New featuresBenefit of MySQL 8.0.27 - Why we need to
update to MySQL 8.0.27
13. Sự khác nhau giữa Microsoft SQL Server và Oracle (vdosoft.vn)
14. Các giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu Oracle | Hyperlogy
15. Data Masking | Oracle
16. Data Encryption and Redaction | Oracle United Kingdom

33

You might also like