You are on page 1of 87

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

NGUYỄN ĐẮC TIẾN

TỐI ƯU HÓA VÙNG PHỦ CHO MẠNG THÔNG TIN DI


ĐỘNG 4G LTE ĐÃ CÓ TẠI VIETTEL THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

THÁI NGUYÊN - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Đắc Tiến


Sinh ngày: 26/08/1980
Học viên lớp cao học CHK20KTĐT - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Thái Nguyên.
Hiện đang công tác tại: Viettel Thái Nguyên – Chi nhánh Tập Đoàn Công
Nghiệp Viễn Thông Quân Đội
Xin cam đoan: Đề tài “Tối ưu hóa vùng phủ cho mạng thông tin di động 4G
LTE đã có tại Viettel Thái Nguyên” do Thầy giáo PGS.TS Đào Huy Du, hướng
dẫn là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Tất cả tài liệu tham khảo đều có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả xin cam đoan tất cả những nội dung trong luận văn đúng như nội dung
trong đề cương và yêu cầu của Thầy giáo hướng dẫn. Nếu sai Tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước hội đồng khoa học và trước pháp luật.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Đắc Tiến

i
ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự động viên,
giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Huy Du, luận
văn với đề tài “Tối ưu hóa vùng phủ cho mạng thông tin di động 4G LTE đã có tại
Viettel Thái Nguyên” đã hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Huy Du, đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ Tôi
hoàn thành luận văn này.
Trường Đại học công nghệ Kỹ thuật công nghiệp và đặc biệt là các Thầy, cô
trong Khoa Điện tử đã giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Đắc Tiến

ii
iii

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghệ viễn thông đã chứng kiến những phát triển ngoạn mục trong
những năm gần đây. Khi mà công nghệ mạng thông tin di động thế hệ thứ ba 3G chưa
đủ để đáp ứng, người ta đã bắt đầu chuyển về công nghệ 4G (Fourth Generation) từ
nhiều năm gần đây.
Hiện nay, 4G gần như đã được phủ sóng toàn cầu, Việt Nam cũng đang triển
khai và đưa vào khai thác mạng 4G cũng như mạng 5G. Công nghệ LTE (Long Term
Evolution) hứa hẹn nhiều tiềm năng cho thị trường viễn thông Việt Nam với khả năng
thương mại sớm. Các nhà khai thác di động cũng như các công ty cung cấp giải pháp
đang ráo riết chuẩn bị cho việc xây dựng mạng 4G LTE và các dịch vụ mới trên nền
ctảng băng thông rộng nhằm đa dạng hóa dịch vụ và tăng ưu thế cạnh tranh trên thị
trường.
Việc triển khai 4G LTE ở Việt Nam là bước tiến tất yếu đối với nền công nghệ
viễn thông trong nước. Khi được triển khai sử dụng, mạng 4G LTE sẽ rút ngắn thời
gian truyền tải của các dòng dữ liệu lớn đến và đi khỏi thiết bị đồng thời mang lại lợi
ích cho những giao tiếp có tính chất trao đổi liên tục như trong các game trực tuyến
nhiều người chơi, các cuộc gọi video call cũng trở lên thực hơn nhờ độ trễ của âm
thanh và hình ảnh được rút ngắn…Xuất phát từ thực tế, đề tài đi vào nghiên cứu tìm
hiểu công nghệ 4G LTE, tính toán và xây dựng phần mềm quy hoạch mạng 4G LTE
Đối với việc tối ưu hóa các đầu vào cần thiết là tất cả các thông tin có sẵn về
mạng và tình trạng của nó. Các mạng số thống kê, báo động và giao thông chính nó
được theo dõi cẩn thận. Khiếu nại của khách hàng cũng là một nguồn đầu vào cho
nhóm tối ưu hóa mạng lưới. Quá trình tối ưu hóa bao gồm cả hai phép đo mức mạng
và cũng đo kiểm tra lĩnh vực để phân tích các địa điểm vấn đề và cũng để chỉ ra các
vấn đề tiềm năng.
Tối ưu hóa bao gồm ba khía cạnh chính: quy hoạch vùng phủ, công suất và tần
số. Các hoạt động có thể được thực hiện theo những gì đã được xác định như vấn đề
trên một cell hoặc một khu vực để hoạt động tốt hơn. Xem lại quy hoạch tần số, thay
đổi các thông số chuyển giao, chỉnh sửa thiết kế khu vực và các ứng dụng tham số cụ
thể chỉ là những ví dụ về các hoạt động tối ưu hóa thông thường. Thêm các khu vực
mới, BSC mới hoặc tổ chức lại TRXs cũng có thể là các giải pháp cải tiến. Thông qua

iii
iv

kiểm tra ổ đĩa, NMS và có thể thu nhập thông tin phân tích, các lỗi được chuẩn đoán,
các khuyến cáo mới được thử nghiệm, thay đổi tham số và đánh giá mạng.
Để thực hiện tốt trong giai đoạn tối ưu hóa, người tối ưu hóa mạng phải hợp tác
chặt chẽ với các dịch vụ khác. Nhóm hoạt động và bảo dưỡng (OMC) là liên quan
nhất, trong tất cả các điều chỉnh được đề xuất bởi nhân viên tối ưu hóa nên được thực
hiện thông qua OMC. Nhóm triển khai là nhóm chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt
động của khu vực đó ( tái thiết kế khu vực các công trình dân dụng, lưu trữ khu vực
từ BSC sang BSC, sắp xếp lại TRX, v.v.). Nhóm bảo dưỡng đảm bảo theo dõi báo
động, quản lý lỗi phần cứng và các biện pháp bảo trì. Sau đó, nhà bảo hành ở một
mức độ tương tác khác để quan tâm đến việc quản lý, xác nhận và các phương tiện
làm việc ( quyền truy cập, ủy quyền, v.v…)
Với sự ra đời của tự động hóa, người tối ưu hóa giải quyết các vấn đề tiên tiến hơn.
Trong cách mạng phức tạp hơn nữa, nhiệm vụ tối ưu hóa cần có các hướng khác nhau
từ trước. Hiệu quả hơn, trước đây tập trung vào kiến thức tối ưu về một công nghệ cụ
thể và các phương pháp tối ưu hóa thủ công. Ngày nay, sự cạnh tranh trên thị trường
viễn thông đã đạt đến một mức độ khốc liệt, nơi mà sự tập trung vào công nghệ của
riêng mình không còn nữa. Thay vào đó là các nhà đa cung cấp, đa công nghệ. Năng
lực của các nhà đa cung cấp có thể giải quyết bất kì vấn đề tối ưu hóa hoặc quy hoạch
nào của bất kể nhà sản xuất thiết bị nào.
Nội dung luận văn được trình bày 03 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công nghệ 4G LTE.
Chương 2: Nghiên cứu về tối ưu hóa trong mạng thông ti di động thế hệ thứ 4
LTE.
Chương 3: Đánh Giá, Tối Ưu Hóa Vùng Phủ Cho Mạng Di Động Thế Hệ Thứ
4 - Viettel Thái Nguyên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1

iv
v

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II


MỤC LỤC ............................................................................................................... IV
DANH MỤC HÌNH ẢNH .....................................................................................VII
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ
4 LTE .............................................................................................................1
1.1 Quá trình phát triển công nghệ di động 4G.................................................... 1
1.1.1 Công nghệ UMB ( Ultra Mobile Broadband) .............................................1
1.1.2 WiMAX .......................................................................................................1
1.1.3 Công nghệ 4G LTE .....................................................................................2
1.2 Kiến trúc mạng .................................................................................................. 4
1.2.1 Thiết bị người dùng (UE) ............................................................................5
1.2.2 Truy cập vô tuyến mặt đất E-UTRAN ........................................................5
1.2.3 Mạng lõi EPC ..............................................................................................9
1.2.4 Miền dịch vụ .............................................................................................11
1.3 Các kênh sử dụng trong kiến trúc E-UTRAN .............................................. 12
1.4 Các kỹ thuật sử dụng trong LTE ................................................................... 15
1.4.1 Kỹ thuật truy cập phân chia theo tần số trực giao OFDM ........................16
1.4.2 Kỹ thuật SC-FDMA ..................................................................................18
1.4.3 Kỹ thuật MIMO.........................................................................................20
1.4.4 Mã hóa Turbo ............................................................................................22
1.5 Tổng kết chương .............................................................................................. 22
CHƯƠNG 2: TỐI ƯU HÓA TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G LTE
...........................................................................................................24
2.1 Sự cần thiết của tối ưu .................................................................................... 24
2.2 Quy trình vận hành, quản lý chất lượng mạng. ........................................... 25
2.3 Lựa chọn các tham số cho việc đo kiểm và đánh giá chất mạng và dịch vụ
4G (LTE/LTE Advanced) ....................................................................................... 26
2.3.1 Khái niệm ..................................................................................................26
2.3.2 Mục đích của việc sử dụng KPI ................................................................27
2.3.3 Phân loại các tham số KPI. .......................................................................28
2.3.4 Performance measurement KPI.................................................................28
2.3.5 Drive Test KPI ..........................................................................................33
2.4 Quy trình thực hiện tối ưu mạng ................................................................... 39
2.4.1 Kế hoạch đo kiểm......................................................................................40
2.4.2 Chuẩn bị cơ sở dữ liệu, thiết bị đo kiểm ...................................................40
2.4.3 Phân tích dữ liệu........................................................................................41

v
vi

2.4.4 Tiến hành tối ưu ........................................................................................42


2.4.5 Kiểm tra .....................................................................................................43
2.5 Tổng kết chương .............................................................................................. 43
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, TỐI ƯU HÓA VÙNG PHỦ CHO MẠNG DI ĐỘNG
THẾ HỆ THỨ 4 - VIETTEL THÁI NGUYÊN ...................................................44
3.1 Khu vực thực hiện ........................................................................................... 44
3.2 Thời gian và phương án thực hiện................................................................. 44
3.2.1 Thu thập số liệu .........................................................................................44
3.2.2 Driver Test ................................................................................................45
3.2.3 Phân tích tối ưu .........................................................................................46
3.3 Thực hiện Driver test ...................................................................................... 46
3.3.1 Chuẩn bị ....................................................................................................46
3.3.2 Thiết lập bài đo..........................................................................................47
3.3.3 Đo kiểm: ....................................................................................................48
3.3.4 Một số lưu ý trong quá trình đo kiểm .......................................................52
3.4 Đánh giá kết quả đo vùng phủ. ...................................................................... 53
3.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá. .................................................................................53
3.4.2 Kết quả đo vùng phủ .................................................................................55
3.5 Tổng kết chương .............................................................................................. 74
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ..............................................75

vi
vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Quá trình phát triển công nghệ di động 4G .................................................2
Hình 1.2 Cấu trúc cơ bản của LTE.............................................................................4
Hình 1.3 Mạng truy cập mặt đất E-UTRAN ..............................................................6
Hình 1.4 Các kết nối của ENodeB tới các nút logic khác và các chức năng chính ...8
Hình 1.5 Mạng lõi EPC ..............................................................................................9
Hình 1.6 Các kênh truyền tải trong mạng 4G LTE ..................................................12
Hình 1.7 Truyền đơn sóng mang ..............................................................................16
Hình 1.8 Nguyên lý của FDMA ...............................................................................16
Hình 1.9 Nguyên lý đa sóng mang ...........................................................................16
Hình 1.10 So sánh phổ tần của OFDM với FDMA .................................................17
Hình 1.11 OFDMA và SC-FDMA ...........................................................................19
Hình 1.12 Thu phát SC-FDMA trong miền tần số ...................................................20
Hình 1.13 Mô hình SU-MIMO và MU-MIMO .......................................................21
Hình 1.14 Ghép kênh không gian ............................................................................22
Hình 2.1 Quy trình vận hành mạng ..........................................................................25
Hình 2.2 Quy trình thực hiện quản lý chất lượng mạng ..........................................26
Hình 2.3 Sử dụng KPI trong tối ưu mạng ................................................................27
Hình 2.4 Phân loại KPI trong mạng LTE.................................................................28
Hình 2.5 Qúa trình kết nối RRC...............................................................................29
Hình 2.6 Quy trình thực hiện tối ưu .........................................................................40
Hình 3.1 Khu vực thực hiện đo. ...............................................................................44
Hình 3.2 Thông số của cellfile .................................................................................45
Hình 3.3 Thử nghiệm Drive Test .............................................................................46
Hình 3.4 Google Earth .............................................................................................47
Hình 3.5 Vị trí cell của các trạm BTS tại huyện đại từ và các khu vực lân cận ...... 54
Hình 3.6 Tiêu chuẩn của tham số RSRP ..................................................................54
Hình 3.7 Tiêu chuẩn của tham số RSRQ .................................................................55
Hình 3.8 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ ...............................56
Hình 3.9 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ ..............................57

vii
viii

Hình 3.10 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ ............................58
Hình 3.11 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ ..............................59
Hình 3.12 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ .............................60
Hình 3.13 Các điểm có vùng phủ kém ....................................................................61

viii
ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

Thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt


3G Third Generation Thế hệ thứ ba
4G Fourth Generation Thế hệ thứ tư
BTS Base Tranceiver Station Trạm thu phát gốc
BW Band Width Băng thông
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã
Cell Cellular Ô
eNodeB Enhance NodeB NodeB phát triển
Công nghệ được nâng cấp từ
Enhanced Data Rates for GSM GPRS cho phép truyền dữ liệu với
EDGE
Evolution (Enhanced GPRS) tốc độ cao
EPC Evolved Packet Core Mạng lõi thế hệ mới
EPS Evolved Packet System Hệ thống mạng gói thế hệ mới
Truy nhập vô tuyến mặt đất
E-UTRA Evolved UTRA
UMTS phát triển
E-
Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
UTRAN/E- Evolved UTRA/ Evolved RAN
UMTS phát triển
RAN
Global System For Mobile Hệ thống thông tin di động toàn
GSM cầu
Communications
HARQ Hybrid Automatic Repeat reQuest Yêu cầu phát lại tự động linh hoạt
HLR Home Location Register Thanh ghi định vị thường trú
HS - High – Speed Dedicated Physical Kênh điều khiển vật lý riêng tốc
DPCCH Control Channel độ cao
High – Speed Dedicated Shared
HS-DSCH Kênh chia sẻ riêng tốc độ cao
Channel
High Speed Downlink Packet Truy nhập gói đường xuống tốc
HSDPA độ cao
Access
HSPA High Speed Packet Access Truy nhập gói tốc độ cao

ix
x

HSS Home Subscriber Server Quản lý thuê bao


High Speed Uplink Packet Truy nhập gói đường lên tốc độ
HSUPA cao
Access
IBI Inter – Block Interference Nhiễu giữa các khối
International Mobile
IMT- 2000 Thông tin di động quốc tế 2000
Telecommunications 2000
IMT- International Mobile Thông tin di động quốc tế tiên tiến
Advanced Telecommunications Advanced
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IR Incremental Redundancy Phần dư tăng
International Telecommunications
ITU Tổ chức viễn thông quốc tế
Union
International Telecommunications Tổ chức viễn thông quốc tế - bộ
ITU-R
Union – Radio Sector phận vô tuyến
Iu Giao diện được sử dụng để thông tin giữa RNC và mạng lõi
Iub Giao diện được sử dụng để thông tin giữa nút B và RNC
Iur Giao diện được sử dụng để thông tin giữa các RNC
LTE Long Term Evolution Phát triển dài hạn
MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập môi trường
MC-CDMA Multi Carrier CDMA Đa sóng mang con CDMA
NodeB Nút B
Orthogonal Frequency Đa truy nhập phân chia theo tần
OFDMA số trực giao
Division Multiplexing Access
O&M Operation and Maintenance Bảo dưỡng và vận hành
Tỷ số công suất đỉnh trên công
PAPR Peak to Average Power Ratio suất trung bình
PARC Per-Antenna Rate Control Điều khiển tốc độ cho một anten
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
QPSK Quadrature Phase Shift Keying Khóa chuyển pha vuông góc
Giao thức điều khiển truyền dẫn
TCP/IP Transmission Control Protocol IP
IP

x
xi

Ghép song công phân chia theo


TDD Time Division Duplex thời gian
Ghép kênh phân chia theo thời
TDM Time Division Multiplexing gian
Time Division – Synhcronous Đa truy nhập phân chia theo mã
TD- CDMA đồng bộ - phân chia theo thời gian
Code Division Multiple Access
TSN Transmission Sequence Number Số trình tự phát
TTI Transmission Time Interval Khoảng thời gian truyền
TSG Technical Specication Group Nhóm đặc tả kỹ thuật
TV Tivi Vô tuyến truyền hình
UE User Equipment Thiết bị người dùng
Thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt
UMB Unltra Mobile Broadband Di động băng thông mở rộng
Universal Mobile Hệ thống thông tin di động toàn
UMTS cầu
Telecommunications System
UMTS Terrestrial Radio Access Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
UTRAN
Network UMTS
Wireless Metropolitan Area Mạng lưới không dây khu vực đô
WMAN thị
Network
Wideband Code Division Đa truy nhập phân chia theo mã
WCDMA băng rộng
Multiple Access

xi
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG


THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 LTE

Hệ thống 4G được xây dựng nhằm chuẩn bị một cơ sở hạ tầng di động chung
có khả năng phục vụ các dịch vụ hiện tại và tương lai. Cơ sở hạ tầng 4G được thiết
kế với điều kiện những thay đổi, phát triển về kỹ thuật có khả năng phù hợp với mạng
hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các dịch vụ đang sử dụng. Để thực hiện điều
đó, cần tách biệt giữa kỹ thuật truy cập, kỹ thuật truyền dẫn, kỹ thuật dịch vụ (điều
khiển kết nối) và các ứng dụng của người sử dụng.

1.1 Quá trình phát triển công nghệ di động 4G


Con đường phát triển công nghệ mạng di động 4G trên thế giới đang đi theo 03
hướng chính tương ứng với 03 tổ chức hỗ trợ đó là:
+ LTE với sự hỗ trợ của 3GPP.
+ UMB với sự hỗ trợ của 3GPP2.
+ WiMax với sự hỗ trợ của IEEE.

1.1.1 Công nghệ UMB ( Ultra Mobile Broadband)


Công nghệ UMB là thế hệ mạng thông tin di động tiếp nối của CDMA2000
được phát triển bởi 3GPP2 mà chủ lực là Qualcomm. UMB cũng được sánh ngang
với công nghệ LTE của 3GPP với kỳ vọng trở thành lựa trọn cho thế hệ di động thứ
4G. UMB sử dụng OFDMA, MIMO, đa truy cập phân chia theo không gian cũng như
các kỹ thuật anten hiện đại để tăng khả năng của mạng, tăng vùng phủ và tăng chất
lượng dịch vụ. UMB có thể cho tốc độ dữ liệu đường xuống tới 280Mbit/giây và dữ
liệu đường lên tới 75Mbit/giây.

1.1.2 WiMAX
IEEE 802.16 đã công bố một phiên bản vào tháng 10/2004, được thiết kế với
tên gọi IEEE 802.16.2004. Phiên bản di động của IEEE 802.16 đã được phát triển
trong dự án IEEE 802.16e được biết rộng rãi với cái tên Mobile WiMAX, đặc biệt
xem xét sử dụng OFDMA tại lớp PHY. Tại cuộc họp ITU-R vào 5/2007 Mobile
WiMAX đã được khuyến cáo như là OFDMA TDD WMAN (mặc dù vẫn cần được

1
2

chấp nhận chính thức) và do đó đã để lại 50MHz băng tần quốc tế có sẵn ở dải 2.57
– 2.62 GHz ở phổ 3GHz TDD, đối với từng quốc gia.

1.1.3 Công nghệ 4G LTE


Hiện nay, công nghệ LTE vẫn đang được 3GPP tiếp tục nghiên cứu phát triển.
Phiên bản hoàn chỉnh đến thời điểm hiện tại là Rel-10 hoàn thiện vào năm 2011 cho
phiên bản LTE-Advanced đáp ứng tiêu chuẩn 4G.
Hệ thống 3GPP LTE, là bước tiếp theo cần hướng tới của hệ thống mạng không
dây 3G dựa trên công nghệ di động GSM/UMTS, và là một trong những công nghệ
tiềm năng nhất cho truyền thông 4G. Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã định
nghĩa truyền thông di động thế hệ thứ 4 là IMT Advanced.
LTE (Long Term Evolution) là công nghệ di động thế hệ thứ tư ra đời năm
2009, được phát triển bới 3GPP từ công nghệ di động thế hệ thứ ba UMTS. LTE
được kì vọng có tốc độ dữ liệu và hiệu suất sử dụng phổ tần vượt trội so với 3G trong
khi độ trễ tín hiệu giảm và linh hoạt hơn trong việc lựa chọn băng tần và cấp phát tài
nguyên vô tuyến.

Hình 1.1 Quá trình phát triển công nghệ di động 4G


Trước thời điểm ra đời của LTE, 2 tổ chức tồn tại song song 3GPP và 3GPP2
cùng hướng tới tiêu chuẩn IMT-2000 dành cho 3G. 3GPP2 tập trung vào hướng phát
triển CDMA, cdma 2000 và EV-DO trong khi 3GPP tập trung vào GSM, WCDMA
và HSPA. Cả 2 tổ chức cùng hướng tới phát triển công nghệ di động thế hệ thứ 4, tuy
nhiên chỉ có LTE của 3GPP được chọn là bước tiến tiếp theo cho công nghệ di động
4G và do đó, LTE có khả năng tương thích với 3G UMTS và 2G GSM cao hơn.
- Bắt đầu năm 2004, dự án LTE tập trung vào phát triển thêm UTRAN và tối ưu
cấu trúc truy cập vô tuyến của 3GPP.

2
3

- Mục tiêu hướng đến là dung lượng dữ liệu truyền tải trung bình của một người
dùng trên 1 MHz so với mạng HSDPA Rel-6 tải xuống gấp 3 đến 4 lần
(100Mbps). Tải lên gấp 2 đến 3 lần (50Mbps).
- Năm 2007, LTE của kỹ thuật truy cập vô tuyến thế hệ thứ 3 - "EUTRA"- phát
triển từ những bước khả thi để đưa ra các đặc tính kỹ thuật được chấp nhận.
Cuối năm 2008 các kỹ thuật này được sử dụng trong thương mại.
- Các kỹ thuật OFDMA được sử dụng cho đường xuống và SCFDMA được sử
dụng cho đường lên.

Các đặc tính cơ bản của LTE


- Hoạt động ở băng tần: 700 MHz-2,6 GHz
- Tốc độ: DL là 100Mbps (ở BW 20MHz), UL là 50 Mbps với 2 anten thu, một
anten phát.
- Độ trễ: nhỏ hơn 5ms
- Độ rộng BW linh hoạt:1,4 MHz; 3 MHz; 5 MHz; 10 MHz; 15 MHz; 20 MHz.
Hỗ trợ cả 2 trường hợp độ dài băng lên và băng xuống bằng nhau hoặc không.
- Tính di động: Tốc độ di chuyển tối ưu là 0-15 km/h nhưng vẫn hoạt động tốt
với tốc độ di chuyển từ 15-120 km/h, có thể lên đến 500 km/h tùy băng tần.
- Phổ tần số:
 Hoạt động ở chế độ FDD hoặc TDD
 Độ phủ sóng từ 5-100 km
 Dung lượng 200 user/cell ở băng tần 5Mhz.
- Chất lượng dịch vụ:
 Hỗ trợ tính năng đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
 VoIP đảm bảo chất lượng âm thanh tốt, trễ tối thiểu thông qua mạng
UMTS.
- Liên kết mạng:
 Khả năng liên kết với các hệ thống UTRAN/GERAN hiện có và các hệ
thống không thuộc 3GPP cũng sẽ được đảm bảo.
 Thời gian trễ trong việc truyển tải giữa E-UTRAN và UTRAN/GERAN
sẽ nhỏ hơn 300ms cho các dịch vụ thời gian thực và 500ms cho các dịch
vụ còn lại.

3
4

1.2 Kiến trúc mạng


Với mục tiêu thiết kế hệ thống toàn IP kiến trúc phẳng hơn nhằm nâng cao tốc
độ dữ liệu, giảm trễ, LTE được thiết kế chỉ hỗ trợ chuyển mạch gói (PS) mà không
hỗ trợ chuyển mạch kênh (CS) như trong các hệ thống thế hệ trước. Nó cung cấp kết
nối IP giữa thiết bị người dùng (UE) và mạng dữ liệu gói (PDN: Packet Data
Network). Thuật ngữ LTE bao hàm mạng truy nhập vô tuyến E-UTRAN, nó được
kết hợp với mạng lõi Evolved Packet Core EPC. LTE và EPC kết hợp tạo thành hệ
thống gói Evolved Packet System – EPS.

Hình 1.2 Cấu trúc cơ bản của LTE


Hình 1.2 miêu tả kiến trúc và các thành phần mạng trong cấu hình kiến trúc tổng
quát mạng 4G LTE/SAE cơ sở với chỉ mạng truy nhập EUTRAN. Hình này cũng cho
thấy sự phân chia kiến trúc thành bốn vùng chính: thiết bị người dùng (UE) ; UTRAN
phát triển (E-UTRAN); mạng lõi gói phát triển (EPC); và các vùng dịch vụ.
UE, E-UTRAN và EPC đại diện cho các giao thức internet (IP) ở lớp kết nối.
Đây là một phần của hệ thống được gọi là hệ thống gói phát triển (EPS). Chức năng
chính của lớp này là cung cấp kết nối dựa trên IP và nó được tối ưu hóa cao cho mục

4
5

tiêu duy nhất. Tất cả các dịch vụ được cung cấp dựa trên IP, tất cả các nút chuyển
mạch và các giao diện được nhìn thấy trong kiến trúc 3GPP trước đó không có mặt ở
E-UTRAN và EPC. Công nghệ IP chiếm ưu thế trong truyền tải, nơi mà mọi thứ được
thiết kế để hoạt động và truyền tải trên IP.
Các hệ thống con đa phương tiện IP ( IMS) là một ví dụ tốt về máy móc thiết bị
phục vụ có thể được sử dụng trong lớp kết nối dịch vụ để cung cấp các dịch vụ dựa
trên kết nối IP được cung cấp bởi các lớp thấp hơn. Ví dụ, để hỗ trợ dịch vụ thoại thì
IMS có thể cung cấp thoại qua IP ( VoIP) và sự kết nối tới các mạng chuyển mạch-
mạch cũ PSTN và ISDN thông qua các cổng đa phương tiện của nó điều khiển.
Sự phát triển của E-UTRAN tập chung vào một nút, nút B phát triển ( eNode
B). Tất cả các chức năng vô tuyến kết thúc ở đó, tức là eNB là điểm kết thúc cho tất
cả các giao thức vô tuyến có liên quan. E-UTRAN chỉ đơn giản là một mạng lưới của
các eNodeB được kết nối tới các eNodeB lân cận với giao diện X2.
Một trong những thay đổi kiến trúc lớn là trong khu vực mạng lõi là EPC không
có chứa một vùng chuyển mạch-mạch, và không có kết nối trực tiếp tới các mạng
chuyển mạch mạch truyền thống như ISDN và PSTN là cần thiết trong lớp này. Các
chức năng của EPC là tương đương với vùng chuyển mạch gói của mạng 3GPP hiện
tại. Tuy nhiên những thay đổi đáng kể trong việc bố trí các nút chức năng và kiến trúc
phần này nên được coi như là hoàn tòan mới.

1.2.1 Thiết bị người dùng (UE)


UE cũng có chứa các mođun nhận dạng thuê bao toàn cầu( USIM). Nó là một
mođun riêng biệt với phần còn lại của UE, thường được gọi là thiết bị đầu cuối (TE).
USIM là một ứng dụng được đặt vào một thẻ thông minh có thể tháo rời được gọi là
thẻ mạch tích hợp toàn cầu ( UICC). USIM được sử dụng để nhận dạng và xác thực
người sử dụng để lấy khóa bảo mật nhằm bảo vệ việc truyền tải trên giao diện vô
tuyến.

1.2.2 Truy cập vô tuyến mặt đất E-UTRAN


Mạng truy nhập vô tuyến của LTE được gọi là E-UTRAN và một trong những
đặc điểm chính của nó là tất cả các dịch vụ, bao gồm dịch vụ thời gian thực, sẽ được
hỗ trợ qua những kênh gói được chia sẻ. Phương pháp này sẽ tăng hiệu suất phổ, làm

5
6

cho dung lượng hệ thống trở nên cao hơn. Một kết quả quan trọng của việc sử dụng
truy nhập gói cho tất cả các dịch vụ là sự tích hợp cao hơn giữa những dịch vụ đa
phương tiện và giữa những dịch vụ cố định và không dây.
Mục đích chính của LTE là tối thiểu hóa số node. Vì vậy, người phát triển đã
chọn một cấu trúc đơn node. Trạm gốc mới phức tạp hơn NodeB trong mạng truy cập
vô tuyến WCDMA/HSPA, và vì vậy được gọi là eNodeB (Enhance Node B). Những
eNodeB có tất cả những chức năng cần thiết cho mạng truy nhập vô tuyến LTE, kể
cả những chức năng liên quan đến quản lý tài nguyên vô tuyến.

Hình 1.3 Mạng truy cập mặt đất E-UTRAN


Giao diện vô tuyến sử dụng trong E-UTRAN là S1 và X2. Trong đó S1 là giao
diện vô tuyến kết nối giữa eNodeB và mạng lõi, X2 là giao diện giữa các eNodeB với
nhau.
E-UTRAN chịu trách nhiệm về các chức năng liên quan đến vô tuyến, gồm có:
+ Quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến.
+ Nén header.
+ Bảo mật.
+ Kết nối đến mạng lõi EPC.

1.2.2.1 EnodeB
E – UTRAN đơn giản có thể hiểu là một mạng các ENodeB kết nối với nhau,
các ENodeB được phân bố khắp các vùng phủ sóng của mạng ENodeB là trạm gốc
mới phát triển từ NodeB trong UTRAN của UMTS và là nút mạng duy nhất trong
mạng truy nhập vô tuyến E - UTRAN. ENodeB vừa thực hiện chức năng như một
NodeB bình thường vừa thực hiện chức năng điều khiển như RNC (Radio Network

6
7

Controller), việc đơn giản hóa kiến trúc này cho phép giảm thời gian trễ trong các
hoạt động của giao diện vô tuyến.ENodeB hoạt động như một cầu nối lớp 2 giữa UE
và mạng lõi EPC, ENodeB là điểm kết thúc của tất cả các giao thức vô tuyến về phía
UE và chuyển tiếp dữ liệu giữa kết nối vô tuyến và các kết nối IP tương ứng về phía
EPC. Trong vai trò này các EnodeB thực hiện việc nén/giải nén các tiêu đề IP, mã
hóa/giải mã các dữ liệu trên mặt phẳng người sử dụng.

1.2.2.2 Các giao diện kết nối của ENodeB:


 ENodeB kết nối với thiết bị của người sử dụng thông qua giao diện LTE – Uu
bằng giao thức OFDMA (theo hướng xuống) và giao thức SC – FDMA (theo
hướng lên).
 ENodeB kết nối với thực thể quản lý di động MME thông qua giao thức S1 –
AP trên giao diện S1 – MME (hay S1 – C) cho các lưu lượng của mặt phẳng
điều khiển.
 ENodeB kết nối với Serving Gateway (S - GW) thông qua giao thức GTP – U
trên giao diện S1 – U cho các lưu lượng của mặt phẳng người sử dụng.
Cả 2 giao diện S1 – MME và S1 – U được gọi chung là giao diện S1 là giao
diện kết nối từ ENodeB tới mạng lõi EPC.
 ENodeB sử dụng giao thức X2 – AP trên giao diện X2 để kết nối với các
ENodeB khác.

7
8

Hình 1.4 Các kết nối của ENodeB tới các nút logic khác và các chức năng chính
ENodeB cũng thực hiện nhiều các chức năng trên mặt phẳng điều khiển:
 Quản lý tài nguyên vô tuyến RRM (Radio Resource Management): điều khiển
việc sử dụng tài nguyên trên các giao diện vô tuyểnnhư phân bố tài nguyên dựa trên
yêu cầu, cấu hình và lập lịch lưu lượng theo các yêu cầu QoS, liên tục giám sát việc
sử dụng tài nguyên trên giao diện vô tuyến.
 Quản lý tính di động MM (Mobility Management): đo đạc và phân tích mức
độ tín hiệu trên các kết nối với UE, quản lý các UE trong vùng phủ sóng của ENodeB,
kết nối tới các ENodeB khác để trao đổi các thông tin chuyển giao giữa ENodeB đó
và MME, lựa chọn MME khi có yêu cầu từ một UE, cung cấp dữ liệu mặt phẳng
người sử dụng tới các cổng dịch vụ S – GW. Các ENodeB có thể phục vụ đồng thời
nhiều UE trong vùng phủ sóng của nó nhưng mỗi UE chỉ được kết nối tới một
ENodeB trong cùng một thời điểm. Một ENodeB có thể kết nối tới nhiều MME và S
– GW nhằm mục đích phân tải và dự phòng, tuy nhiên mỗi UE chỉ được phục vụ bởi
một MME và S – GW tại một thời điểm và ENodeB phải chịu trách nhiệm về việc
định tuyến cũng như phải duy trì việc theo dõi các liên kết này.
Hình 1.4 cho chúng ta thấy các kết nối của ENodeB tới các nút logic khác cùng
với các chức năng chính của ENodeB trên các giao diện này. Trong tất cả các kết nối
của ENodeB có thể có dạng một – nhiều hoặc nhiều – nhiều. Một ENodeB có thể

8
9

phục vụ nhiều UE trong vùng phủ sóng của nó, tuy nhiên mỗi UE chỉ kết nối tới một
ENodeB trong một thời điểm. Việc các ENodeB kết nối tới các ENodeB hàng xóm
để trao đổi thông tin chuyển giao là rất cần thiết khi nó phải thực hiện chuyển giao.
Các MME và S – GW là một tập hợp các nút được gộp lại để phục vụ một tập hợp
các ENodeB riêng biệt. Một ENodeB có thể kết nối tới nhiều nhiều MME và S – GW
tuy nhiên mỗi UE chỉ được phục vụ bởi một MME và S – GW tại một thời điểm, và
ENodeB sẽ theo dõi các liên kết này. Các liên kết này sẽ không bao giờ thay đổi với
một ENodeB riêng lẻ, bởi vì MME và S – GW chỉ thay đổi liên kết khi có sự chuyển
giao liên ENodeB.

1.2.3 Mạng lõi EPC


Mạng lõi mới là sự mở rộng hoàn toàn của mạng lõi trong hệ thống 3G và nó
chỉ bao phủ miền chuyển mạch gói. Vì vậy, nó có một cái tên mới: Evolved Packet
Core (EPC).

Hình 1.5 Mạng lõi EPC


Cùng một mục đích như E-UTRAN, số node trong EPC đã được giảm. EPC
chia luồng dữ liệu người dùng thành mặt phẳng người dùng và mặt phẳng điều khiển.
Một node cụ thể được định nghĩa cho mỗi mặt phẳng, cộng với Gateway chung kết

9
10

nối mạng LTE với internet và những hệ thống khác. EPC gồm có một vài thực thể
chức năng.
 MME(Mobility Management Entity): là thực thể quản lý di động, điều
khiển các Node xử lý tín hiệu giữa UE và mạng lõi. Giao thức giữa UE
và 18 mạng lõi là Non-Access Stratum (NAS). MME là phần tử điều
khiển chính trong EPC. Thông thường MME là một server đặt tại một vị
trí an toàn ngay tại nhà khai thác. Nó chỉ hoạt động trong mặt phẳng điều
khiển (CP) và không tham gia vào đường truyền số liệu (UP). Các chức
năng chính của MME:
 Các chức năng liên quan đến quản lý thông báo: chức năng này
bao gồm thiết lập, duy trì và gửi đi các thông báo, được điều khiển
bởi lớp quản lý phiên trong giao thức NAS.
 Các chức năng liên quan đến quản lý kết nối: bao gồm việc kết
nối và bảo mật giữa mạng và UE, được điều khiển bởi lớp quản
lý tính di động hoặc kết nối trong giao thức NAS.
 S-Gateway (Serving Gateway): là vị trí kết nối của giao tiếp dữ liệu gói
với E-UTRAN, tất cả các gói IP người dùng được chuyển đi thông qua
S-GW. Nó còn hoạt động như một node định t
 uyến đến những kỹ thuật 3 GPP khác. Trong cấu hình kiến trúc cơ sở,
chức năng mức cao của S-GW là quản lý tunnel UP (user plan) và chuyển
mạch. S-GW là bộ phận của hạ tầng mạng dược quản lý tập trung tại nơi
khai thác.
 P-Gateway (Packet Data Network Gateway): là điểm đầu cuối cho những
phiên hướng về mạng dữ liệu gói bên ngoài. Nó cũng là Router đến mạng
Internet. Thông thường P-GW ấn định địa chỉ IP cho UE và UE sử dụng
nó để thông tin với các máy IP trong các mang ngoài (internet). Cũng có
thể mạng ngoài nơi mà UE nối đến sẽ ấn định địa chỉ IP cho UE sử dụng
và P-GW truyền tunnel tất cả lưu lượng đến mạng này. P-GW cũng thực
hiện các chức năng lọc và mở cổng theo yêu cầu được thiết lập cho UE
và dịch vụ tương ứng. Ngoài ra nó thu thập và báo cáo thông tin tính

10
11

cước liên quan. Tương tự như S-GW, các P-GW có thể được khai thác
ngay tại vị trí trung tâm của nhà khai thác.
 PCRF (Policyand Charging Rules Function): điều khiển việc tạo ra bảng
giá và cấu hình hệ thống con đa phương tiện IP IMS (the IP Multimedia
Subsystem) cho mỗi người dùng
 HSS (Home Subscriber Server): là nơi lưu trữ dữ liệu của thuê bao cho
tất cả dữ liệu của người dùng. Nó là cơ sở dữ liệu chủ trung tâm trong
trung tâm của nhà khai thác.
Đường giao tiếp S1 được dùng cho cả dữ liệu người dùng (nối với S-GW) và
dữ liệu báo hiệu (nối với MME) nên kiến trúc giao thức S1 được chia thành 2 bộ giao
thức:
 S1-C (điều khiển): dùng để trao đổi các thông điệp điều khiển giữa một
UE và MME.
 S1-U (người dùng): dùng để truyền dữ liệu của UE đến S-GW
Nút Gateway giữa mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi phân ra thành hai thực
thể luận lí: S-GW và MME. Kết hợp với nhau chúng thực hiện công việc tương tự
SGSN trong mạng mạng UMTS. Đường giao tiếp S11 sẽ được dùng để liên lạc giữa
hai thực thể đó.
Một đường giao tiếp quan trong nữa trong mạng lõi LTE là đường giao tiếp S6
nối giữa các MME và cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao. Trong UMTS/GSM, cơ sở dữ
liệu này gọi là HLR (Home Location Register). Trong LTE, HLR được cải tiến và
đổi tên thành HSS.

1.2.4 Miền dịch vụ


Các vùng dịch vụ có thể bao gồm các hệ thống trong đó có một vài nút logic.
Các vùng dịch vụ được phân loại theo các dịch vụ có thể được cung cấp cùng với một
mô tả ngắn về cơ sở hạ tầng cần phải cung cấp cho chúng:
- Các dịch vụ của nhà cung cấp dựa trên IMS (IP Multimedia Sub-system)
dựa trên các nhà khai thác, IMS không dựa trên các nhà khai thác và các dịch vụ khác.
IMS là một kiến trúc mạng nhằm tạo sự thuận tiện cho việc phát triển và phân phối
các dịch vụ đa phương tiện đến người dùng, bất kể là họ đang kết nối thông qua mạng
truy nhập nào.

11
12

IMS hỗ trợ nhiều phương thức truy nhập như GSM, 20 UMTS, CDMA2000,
truy nhập hữu tuyến băng rộng như cáp xDSL, cáp quang, cáp truyền hình, cũng như
truy nhập vô tuyến băng rộng WLAN, WiMAX. IMS tạo điều kiện cho các hệ thống
mạng khác nhau có thể tương thích với nhau. IMS hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho
cả người dùng lẫn nhà cung cấp dịch vụ. Nó đã và đang được tập trung nghiên cứu
cũng như thu hút được sự quan tâm lớn của giới công nghiệp. Tuy nhiên IMS cũng
gặp phải những khó khăn nhất định và cũng chưa thật sự đủ độ chín để thuyết phục
các nhà cung cấp mạng đầu tư triển khai nó. Kiến trúc IMS được cho là khá phức tạp
với nhiều thực thể và vô số các chức năng khác nhau.
- Các dịch vụ của nhà cung cấp không dựa trên IMS: các dịch vụ này
không được định nghã trong các tiêu chuẩn. Một cách đơn giản các nhà cung cấp có
thể đặt một máy chủ trong mạng của họ và UE kết nối tới máy chủ đó thông qua một
vài giao thức được cho phép mà hỗ trợ bởi các ứng dụng của UE.
- Các dịch vụ khác không được cung cấp bởi các nhà cung cấp mạng di
động ví dụ như các dịch vụ được cung cấp qua Internet: các kiến trúc này không được
đề cập đến trong các tiêu chuẩn của 3GPP, và nó phụ thuộc vào yêu cầu dịch vụ. Cấu
hình điển hình sẽ là UE kết nối tới một máy chủ trong mạng Internet.

1.3 Các kênh sử dụng trong kiến trúc E-UTRAN

Hình 1.6 Ánh xạ của các loại kênh sử dụng trong LTE.

12
13

 Kênh vật lý: các kênh vật lý sử dụng cho dữ liệu người dùng bao gồm:
 Physical Downlink Shared Channel (PDSCH): Kênh chia sẻ vật lý
đường xuống.
 Physical Uplink Shared Channel (PUSCH): PUSCH được dùng để
mang dữ liệu người dùng. Các tài nguyên cho PUSCH được 21 chỉ định
trên một subframe cơ bản bởi việc lập biểu đường lên. Các sóng mang
được chỉ định là 12 khối tài nguyên (RB) và có thể nhảy từ subframe
này đến subframe khác. PUSCH có thể dùng các kiểu điều chế QPSK,
16 QAM, 64QAM.
 Physical Uplink Control Channel (PUCCH): Có chức năng lập biểu,
ACK/NAK, dùng cho đường lên
 Physical Downlink Control Channel (PDCCH): Lập biểu, ACK/NAK,
dùng cho đường xuống.
 Physical Broadcast Channel (PBCH): Mang các thông tin đặc trưng của
cell.
 Physical Random Access Channel (PRACH): Kênh truy cập ngẫu nhiên.
 Kênh logic: được định nghĩa bởi thông tin truyền tải trong giao diện vô tuyến
như các kênh lưu lượng, kênh điều khiển, kênh quảng bá hệ thống…. Các kênh
này định nghĩa các dịch vụ truyền tải dữ liệu được đưa ra trong các lớp MAC.
Các bản tin báo hiệu và dữ liệu được truyền tải trên các kênh logic giữa các
giao thức RLC và MAC.
Các kênh logic có thể chia làm 2 loại: kênh điều khiển và kênh lưu lượng.
Trong kênh điều khiển có thể chia làm kênh chung và kênh riêng. Một kênh
chung có nghĩa là dùng chung cho tất cả người sử dụng trong 1 cell (mô hình
điểm – đa điểm) trong khi đó các kênh dành riêng chỉ có thể được sử dụng bởi
một người sử dụng (mô hình điểm – điểm). Các kênh lưu lượng truyền tải dữ
liệu trong mặt phẳng người sử dụng trong khi đó các kênh điều khiển truyền
tải các bản tin báo hiệu trong mặt phẳng điều khiển. Các kênh điều khiển bao
gồm: BCCH, PCCH, CCCH, DCCH, MCCH; các kênh lưu lượng bao gồm:
DTCH và MTCH.
 Các kênh logic được định nghĩa trong hướng lên của LTE bao gồm:

13
14

 Common Control Channel (CCCH): Kênh điều khiển chung, được sử


dụng để truyền tải thông tin điều khển giữa UE và mạng; nó được sử
dụng khi không có kết nối RRC giữa UE và mạng.
 Broadcast Control Channel (BCCH): Kênh điều khiển quảng bá. Được
sử dụng để truyền thông tin điều khiển hệ thống từ mạng đến tất cả máy di
động trong cell. Trước khi truy nhập hệ thống, đầu cuối di động phải đọc
thông tin phát trên BCCH để biết được hệ thống được lập cấu hình như thế
nào, chẳng hạn băng thông hệ thống.
 Paging Control Channel (PCCH): Kênh điều khiển tìm gọi, được sử
dụng để tìm gọi các đầu cuối di động vì mạng không thể biết được vị trí của
chúng ở cấp độ ô và vì thế cần phát các bản tin tìm gọi trong nhiều ô (vùng
định vị).
 Dedicated Control Channel (DCCH): Kênh điều khiển riêng, được sử
dụng để truyền thông tin điều khiển tới/từ một đầu cuối di động. Kênh này
được sử dụng cho cấu hình riêng của các đầu cuối di động chẳng hạn các
bản tin chuyển giao khác nhau.
 Multicast Control Channel (MCCH): Kênh điều khiển đa phương, được
sử dụng để truyền thông tin cần thiết để thu kênh MTCH.
Theo hướng lên tất cả các kênh logic được ánh xạ tới kênh truyền tải UL-
SCH, không có kênh logic nào được ánh xạ tới kênh truyền tải RACH vì vậy
nó sẽ không mang bất kỳ thông tin nào về lớp MAC.
 Tương tự với các kênh truyền tải hướng xuống bao gồm:
 Dedicated Traffic Channel (DTCH): Kênh lưu lượng riêng, được sử
dụng để truyền số liệu của người sử dụng đến từ một đầu cuối di động. Đây
là kiểu logic được sử dụng để truyền tất cả số liệu đường lên của người dùng
và số liệu đường xuống của người dùng không phải MBMS.
 Multicast Traffic Channel (MTCH): Kênh lưu lượng đa phương, được
sử dụng để phát các dịch vụ đa phương tiện.

 Kênh truyền tải: bao gồm các kênh sau:

14
15

 Broadcast Channel (BCH): Kênh quảng bá, có khuôn dạng truyền tải cố
định do chuẩn cung cấp. Nó được sử dụng để phát thông tin trên kênh logic.
 Paging Channel (PCH): Kênh tìm gọi, được sử dụng để phát thông tin tìm
gọi trên kênh PCCH, PCH hỗ trợ thu không liên tục (DRX) để cho phép đầu
cuối tiết kiệm công suất ắc quy bằng cách ngủ và chỉ thức để thu PCH tại
các thời điểm quy định trước
 Downlink Shared Channel (DL-SCH): Kênh chia sẻ đường xuống, là kênh
truyền tải để phát số liệu đường xuống trong LTE. Nó hỗ trợ các chức năng
của LTE như thích ứng tốc độ động và lập biểu phụ thuộc kênh trong miền
thời gian và miền tần số. Nó cũng hổ trợ DRX để giảm tiêu thụ công suất
của đầu cuối di động mà vẫn đảm bảo cảm giác luôn kết nối giống như cơ
chế CPC trong HSPA. DL-DCH TTI là 1ms.
 Multicast Channel (MCH): Kênh đa phương, được sử dụng để hỗ trợ
MBMS. Nó được đặc trưng bởi khuôn dạng truyền tải bán tĩnh và lập biểu
bán tĩnh.
 Uplink Shared Channel (UL-SCH): Kênh truyền tải này là kênh chính để
truyền tair dữ liệu đường lên. Nó được sử dụng bởi nhiều kênh logic.
 Random Access Channel (RACH): Kênh này được sử dụng cho các yêu cầu
truy cập ngẫu nhiên.

1.4 Các kỹ thuật sử dụng trong LTE


LTE sử dụng kỹ thuật OFDMA cho truy cập đường xuống và SC-FDMA cho
truy cập đường lên. Kết hợp đồng thời với MIMO, các kỹ thuật về lập biểu, thích ứng
đường truyền và yêu cầu tự động phát lại lai ghép.

15
16

1.4.1 Kỹ thuật truy cập phân chia theo tần số trực giao OFDM

Hình 1.7 Truyền đơn sóng mang

Hình 1.8 Nguyên lý của FDMA

Hình 1.9 Nguyên lý đa sóng mang

16
17

Kỹ thuật điều chế OFDM, về cơ bản, là một trường hợp đặc biệt của phương
pháp điều chế FDM, chia luồng dữ liệu thành nhiều đường truyền băng hẹp trong
vùng tần số sử dụng, trong đó các sóng mang con (hay sóng mang phụ, sub-carrier)
trực giao với nhau. Do vậy, phổ tín hiệu của các sóng mang phụ này được phép chồng
lấn lên nhau mà phía đầu thu vẫn khôi phục lại được tín hiệu ban đầu. Sự chồng lấn
phổ tín hiệu này làm cho hệ thống OFDM có hiệu suất sử dụng phổ lớn hơn nhiều so
với các kĩ thuật điều chế thông thường.

Hình 1.10 So sánh phổ tần của OFDM với FDMA


LTE sử dụng OFDM trong kỹ thuật truy cập đường xuống vì nó có các ưu điểm
sau:
- OFDM có thể loại bỏ hiện tượng nhiễu xuyên kí hiệu ISI (Inter-Symbol
Interference) nếu độ dài chuỗi bảo vệ (guard interval) lớn hơn độ trễ truyền dẫn lớn
nhất của kênh truyền.
- Thực hiện việc chuyển đổi chuỗi dữ liệu từ nối tiếp sang song song nên thời
gian symbol tăng lên do đó sự phân tán theo thời gian gây bởi trải trễ do truyền dẫn
đa đường giảm xuống.
- Tối ưu hiệu quả phổ tần do cho phép chồng phổ giữa các sóng mang con. Hạn
chế được ảnh hưởng của fading bằng cách chia kênh fading chọn lọc tần số thành các
kênh con phẳng tương ứng với các tần số sóng mang OFDM khác nhau.
- OFDM phù hợp cho việc thiết kế hệ thống truyền dẫn băng rộng (hệ thống có
tốc độ truyền dẫn cao), ảnh hưởng của sự phân tập về tần số (frequency selectivity)

17
18

đối với chất lượng hệ thống được giảm thiểu nhiều so với hệ thống truyền dẫn đơn
sóng mang.
- Cấu trúc máy thu đơn giản.
- Thích ứng đường truyền và lập biểu trong miền tần số. - Tương thích với các
bộ thu và các anten tiên tiến.
Một vấn đề gặp phải ở OFDM trong các hệ thống thông tin di động là cần dịch
các tần số tham khảo đối với các đầu cuối phát đồng thời. Dịch tần phá hỏng tính trực
giao của các cuộc truyền dẫn đến nhiễu đa truy nhập. Vì vậy nó rất nhạy cảm với dịch
tần. Ở LTE chọn khoảng cách giữa các sóng mang là 15KHz, đối với khoảng cách
này là khoảng cách đủ lớn đối với dịch tần Doppler.

1.4.2 Kỹ thuật SC-FDMA

Các tín hiệu SC-FDMA có tín hiệu PAPR tốt hơn OFDMA. Đây là một trong
những lý do chính để chọn SC-FDMA cho LTE. PAPR giúp mang lại hiệu quả cao
trong việc thiết kế các bộ khuếch đại công suất UE, và việc xử lý tín hiệu của
SCFDMA vẫn có một số điểm tương đồng với OFDMA, do đó, tham số hướng DL
và UL có thể cân đối với nhau. Giống như trong OFDMA, các máy phát trong hệ
thống SC-FDMA cũng sử dụng các tần số trực giao khác nhau để phát đi các ký hiệu
thông tin. Tuy nhiên các ký hiệu này phát đi lần lượt chứ không phải song song như
trong OFDMA. Vì thế, cách sắp xếp này làm giảm đáng kể sự thăng giáng của đường
bao tín hiệu của dạng sóng phát. Vì thế các tín hiệu SC-FDMA có PAPR thấp hơn
các tín hiệu OFDMA. Tuy nhiên trong các hệ thống thông tin di động bị ảnh hưởng
của truyền dẫn đa đường, SC-FDMA được thu tại các BTS bị nhiễu giữa các ký tự
khá lớn. BTS sử dụng bộ cân bằng thích ứng miền tần số để loại bỏ nhiễu này.

18
19

Hình 1.11 OFDMA và SC-FDMA


Hình trên cho thấy sự khác nhau trong quá trình truyền các ký hiệu số liệu theo
thời gian. Trên hình này ta coi mỗi người sử dụng được phân thành 4 sóng mang con
(P = 4) với băng thông con bằng 15KHz, trong đó mỗi ký hiệu OFDMA hoặc SC-
FDMA truyền 4 ký hiệu số liệu được điều chế QPSK cho mỗi người sử dụng. Đối với
OFDMA 4 ký hiệu số liệu này được truyền dồng thời với băng tần con cho mỗi ký
hiệu là 15KHz trong mỗi khoảng thời gian hiệu dụng TFFT của một ký hiệu OFDMA,
trong khi đó đối với SC-FDMA, 4 ký hiệu số liệu này được truyền lần lượt trong
khoảng thời gian bằng 1/P (P = 4) thời gian hiệu dụng ký hiệu SC-FDMA với băng
tần con bằng P x 15KHz (4 x 15 KHz) cho mỗi ký hiệu.
Trong OFDM, biến đổi Fourier nhanh FFT dùng ở bên thu cho mỗi khối ký tự,
và đảo FFT ở bên phát. Còn ở SC-FDMA sử dụng cả hai thuật toán này ở cả bên phát
và bên thu.

19
20

Hình 1.12 Thu phát SC-FDMA trong miền tần số

1.4.3 Kỹ thuật MIMO


MIMO là một phần tất yếu của LTE để đạt được các yêu cầu đầy tham vọng về
thông lượng và hiệu quả sử dụng phổ. MIMO cho phép sử dụng nhiều anten ở máy
phát và máy thu. Với hướng DL, MIMO 2x2 (2 anten ở thiết bị phát, 2 anten ở thiết
bị thu) được xem là cấu hình cơ bản, và MIMO 4x4 cũng được đề cập và đưa vào
bảng đặc tả kỹ thuật chi tiết. Hiệu năng đạt được tùy thuộc vào việc sử dụng MIMO.
Trong đó, kỹ thuật ghép kênh không gian (spatial multiplexing) và phát phân tập
(transmit diversity) là các đặc tính nổi bật của MIMO trong công nghệ LTE.
Giới hạn chính của kênh truyền thông tin là can nhiễu đa đường giới hạn về
dung lượng theo quy luật Shannon. MIMO lợi dụng tín hiệu đa đường giữa máy phát
và máy thu để cải thiện dung lượng có sẵn cho bởi kênh truyền. Bằng cách sử dụng
nhiều anten ở bên phát và thu với việc xử lý tín hiệu số, kỹ thuật MIMO có thể tạo ra
các dòng dữ liệu trên cùng một kênh truyền, từ đó làm tăng dung lượng kênh truyền.

20
21

Hình 1.13 Mô hình SU-MIMO và MU-MIMO


Hình trên là ví dụ về SU-MIMO 2x2 và MU-MIMO 2x2. SU-MIMO ở đây hai
dòng dữ liệu trộn với nhau (mã hóa) để phù hợp với kênh truyền nhất. 2x2 SUMIMO
thường dùng trong tuyến xuống. Trong trường hợp này dung lượng cell tăng và tốc
độ dữ liệu tăng. MU-MIMO 2x2 ở đây dòng dữ liệu MIMO đa người dùng đến từ các
UE khác nhau. Dung lượng cell tăng nhưng tốc độ dữ liệu không tăng. Ưu điểm chính
của MU-MIMO so với SU-MIMO là dung lượng cell tăng mà không tăng giá thành
và pin của hai máy phát UE. MU-MIMO phức tạp hơn SU-MIMO.
Trong hệ thống MIMO, bộ phát gửi các dòng dữ liệu qua các anten phát. Các
dòng dữ liệu phát thông qua ma trận kênh truyền bao gồm nhiều đường truyền giữa
các anten phát và các anten thu. Sau đó bộ thu nhân các vector tín hiệu từ các anten
thu, giải mã thành thông tin gốc.
Đối với tuyến xuống, cấu hình hai anten ở trạm phát và hai anten thu ở thiết bị
đầu cuối di động là cấu hình cơ bản, cấu hình sử dụng bốn anten đang được xem xét.
Đây chính là cấu hình SU-MIMO, và sử dụng kỹ thuật ghép kênh không gian với lợi
thế hơn các kỹ thuật khác là trong cùng điều kiện về băng thông sử dụng và kỹ thuật
điều chế tín hiệu, SU cho phép tăng tốc độ dữ liệu (data rate) bằng số lần của số lượng
anten phát.
Ghép kênh không gian cho phép phát chuỗi bit dữ liệu khác nhau trên cùng một
khối tài nguyên tuyến xuống. Những dòng dữ liệu này có thể là một người dùng
(SU-MIMO) hoặc những người dùng khác nhau (MU-MIMO). Trong khi SUMIMO
tăng tốc độ dữ liệu cho một người dùng, MU-MIMO cho phép tăng dung lượng. Dựa

21
22

vào hình 2.29, ghép kênh không gian lợi dụng các hướng không gian của kênh truyền
vô tuyến cho phép phát các dữ liệu khác nhau trên hai anten.

Hình 1.14 Ghép kênh không gian


Kỹ thuật phân tập đã được biết đến từ WCDMA release 99 và cũng sẽ là một
phần của LTE. Thông thường, tín hiệu trước khi phát được mã hóa để tăng hiệu ứng
phân tập. MIMO được sử dụng để khai thác việc phân tập và mục tiêu là làm tăng tốc
độ. Việc chuyển đổi giữa MIMO truyền phân tập và ghép kênh không gian có thể tùy
thuộc vào việc sử dụng kênh tần số.
Đối với đường lên, từ thiết bị đầu cuối di động đến BS, người ta sử dụng mô
hình MU-MIMO (Multi-User MIMO). Sử dụng mô hình này ở BS yêu cầu sử dụng
nhiều anten, còn ở thiết bị di động chỉ dùng một anten để giảm chi phí cho thiết bị di
động. Về hoạt động, nhiều thiết bị đầu cuối di động có thể phát liên tục trên cùng một
kênh truyền, nhiều kênh truyền, nhưng không gây ra can nhiễu với nhau bởi vì các
tín hiệu hoa tiêu (pilot) trực giao lẫn nhau. Kỹ thuật được đề cập đến, đó là kỹ thuật
đa truy nhập miền không gian (SDMA) hay còn gọi là MIMO ảo.

1.4.4 Mã hóa Turbo


Để sửa những bit bị lỗi do sự thay đổi kênh và nhiễu, mã hóa kênh được sử dụng.
Với kênh chia sẻ hướng xuống của LTE (DL-SCH), sử dụng một bộ mã hóa Turbo
với tốc độ 1/3, theo sau là một bộ so khớp tốc độ để thích ứng với tốc độ mã. Trong
mỗi khung con chiều dài 1ms, một hoặc hai từ mã có thể được mã hóa và truyền đi.

1.5 Tổng kết chương


Chương 1 đã nghiên cứu tìm hiểu được cấu trúc của mạng 4G LTE. Qua đó giúp
ta thấy cấu trúc của 4G LTE gồm ba lớp đó là lớp mạng truy cập vô tuyến E-UTRAN,

22
23

lớp mạng lõi chuyển mạch gói EPC và lớp miền dịch vụ. Trong đó, lớp mạng truy
cập vô tuyến E-UTRAN chỉ có duy nhất một phầ tử eNodeB – NodeB phát triển, đây
là trạm gốc vô tuyến điều khiển tất cả các chức năng liên quan đến vô tuyến.
Chương 1 của luận văn cũng nghiên cứu và tìm hiểu các kỹ thuật then chốt và
đặc điểm của 4G LTE cụ thể: kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao
OFDM cho hướng xuống với ưu điểm của phương pháp này là cho phép nhiều người
dùng cùng truy cập vào một kênh truyền bằng cách phân chia một nhóm sóng mang
con, kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số đơn sóng mang SC-FDMA cho hướng
lên có ưu điểm giảm công suất tiêu thụ cho các thiết bị đầu cuối, kỹ thuật nhiều đầu
vào nhiều đầu ra MIMO cho phép sư dụng nhiều anten ở máy phát và máy thu.

23
24

CHƯƠNG 2: TỐI ƯU HÓA TRONG MẠNG


THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G LTE

Tối ưu mạng là một quá trình đo đạc, phân tích cấu hình, hiệu năng và điều
chỉnh để cải thiện toàn bộ chất lượng mạng khi đã thử nghiệm bởi các thuê bao di
động và đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên mạng được sử dụng một cách hiệu quả.
Việc cải thiện chất lượng mạng, đưa ra nhiều dịch vụ mới để thu hút khách hàng là
rất quan trọng. Để làm điều này thì tối ưu là một công việc không thể thiếu đối với
mỗi mạng di động. Chương này sẽ trình bày về: tổng quan tối ưu mạng di dộng, quy
trình thực hiện tối ưu, đồng thời trình bày các tham số và vấn đề liên quan đến tối ưu
mạng di động LTE.

2.1 Sự cần thiết của tối ưu


Mục tiêu của tối ưu là nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS của mạng để phục
vụ nhu cầu khách hàng. Các yêu cầu tối ưu về chất lượng mạng thường được đánh
giá trên cơ sở người sử dụng (vùng phủ) hoặc đánh giá theo từng cell trong mạng
(dung lượng).
Mục đích quan trọng của việc tối ưu là cải thiện toàn bộ chất lượng hiện thời
của một mạng di động. Để làm được điều này cần phải xác định chính xác những lỗi,
dù là lỗi nhỏ trong quá trình hoạt động. Những lỗi này được xác định thông qua việc
giám sát liên tục các tham số chất lượng quan trọng của mạng (KPIs: Key
Performance Indicators), thông qua quá trình Drive Test và sự phản ánh của khách
hàng. Cần đảm bảo cho mạng hoạt động hiệu quả nhất trong khi thỏa mãn sự ràng
buộc của chất lượng dịch vụ.
Lợi ích của tối ưu mạng:
 Duy trì, cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại
 Giảm tỉ lệ rời bỏ mạng của các khách hàng hiện tại
 Thu hút khách hàng mới qua việc cung cấp các dịch vụ hay chất lượng
dịch vụ tốt hơn bằng việc nâng cao đặc tính mạng.
 Đạt được tối đa lợi nhuận do các dịch vụ tạo ra bởi việc sử dụng tối đa
hiệu suất của các phần tử chức năng mạng.

24
25

Quá trình thực hiện tối ưu mạng vô tuyến bao gồm 2 nội dung:
 Tối ưu vùng phủ sóng
Tối ưu vùng phủ sóng là một phần quan trọng của nội dung tối ưu mạng
vô tuyến, nó đảm bảo về mặt vùng phủ sóng trước khi tiến hành tối ưu các tham số
hệ thống
 Tối ưu tham số
Theo lý thuyết, toàn bộ các tham số về mặt vật lý và logic trong mạng vô
tuyến di động nói chung đều có thể được sử dụng trong quá trình tối ưu. Các tham số
có thể được phân thành các nhóm theo tiêu chí khác nhau.

2.2 Quy trình vận hành, quản lý chất lượng mạng.


Trong quá trình triển khai mạng, cũng như trong suốt quá trình vận hành, khai
thác mạng thông tin di động (cả mạng 2G,3G hay 4G), công việc tối ưu hóa hệ thống
là việc làm thường xuyên để đảm bảo và nâng chất lượng mạng, chất lượng dịch vụ
tốt hơn. Qúa trình vận hành mạng sẽ diễn ta thường xuyên các công việc quy hoạch,
thiết kế, thiết lập và tối ưu mạng.

Hình 2.1 Quy trình vận hành mạng


Ngoài ra, quy trình thực hiện quản lý chất lượng mạng cũng được diễn ra thường
xuyên hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo mạng luôn đạt chất lượng cao và tối ưu nhất.

25
26

Hình 2.2 Quy trình thực hiện quản lý chất lượng mạng

2.3 Lựa chọn các tham số cho việc đo kiểm và đánh giá chất mạng và dịch
vụ 4G (LTE/LTE Advanced)

2.3.1 Khái niệm


Chất lượng của các hệ thống mạng được đánh giá chủ yếu dựa trên chỉ số KPI
(Key Performance Indicators). Khái niệm Key Performance Indicator (KPI): KPIs là
một tập hợp các kết quả đo hiệu suất trong giờ cao đểm hoặc thời gian trung bình trên
toàn bộ mạng.
KPI là kết quả của một công thức được áp dụng cho các chỉ số hoạt động (PI). PI
có thể được xác định ở khu vực, cell, TRX hoặc mức độ lân cận. Hàng trăm KPI tồn
tại. Họ sử dụng bộ đếm từ một hoặc một số phép đo và có thể được ánh xạ trực tiếp
tới một bộ đếm hoặc một công thức của một số bộ đếm. Khoảng thời gian quan sát là
khoảng thời gian thu thập mẫu: giờ, ngày, tuần, tháng,v.v. Khu vực này cho thấy vị
trí và địa điểm thu thập số liệu thống kê.
Các KPI được các nhà vận hành sử dụng để theo dõi trạng thái và chất lượng
dịch vụ của mạng một cách toàn diện có đáp ứng tốt các yêu cầu đã thoả thuận với
khách hàng hay không.
KPI trong mạng LTE bao gồm: Chất lượng vùng phủ, khả năng truy nhập, khả
năng duy trì, khả năng di động, KPI dịch vụ, Khả năng sử dụng, khả năng sẵn sàng

26
27

và lưu lượng (Coverage, Accessibility, Retainability, Mobility, Service Integrity,


Utilization, Availability và Traffic).
KPI vùng phủ bao gồm các tham số để đánh giá chất lượng vùng phủ, ví dụ như:
RSRP, RSRQ, SINR ….

2.3.2 Mục đích của việc sử dụng KPI


Mục đích chủ yếu của việc sử dụng KPI là để đo lường, kiểm tra và đánh giá
chất lượng của dịch vụ theo một cách phù hợp và duy nhất. Qua việc kiểm soát sự
thay đổi của các KPI ta có thể phát hiện các vấn đề của mạng nhanh nhất có thể.

Hình 2.3 Sử dụng KPI trong tối ưu mạng


Việc kiểm tra các KPI cho một mạng là một chức năng của công việc quản lý
chất lượng mạng hàng ngày. Việc kiểm tra này sẽ cho nhà vận hành các thông tin liên
quan đến việc mạng đang thực hiện chức năng của nó như thế nào:
 Mạng có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng không?
 Chất lượng mạng có thay đổi không? Tăng lên hay giảm đi?
 Khu vực gặp sự cố ở đâu?
 Đã gặp phải những loại vấn đề gì?

27
28

2.3.3 Phân loại các tham số KPI.

Radio Network KPI: Service KPI:


Focus on the radio Focus on the use
Network performance experience

Hình 2.4 Phân loại KPI trong mạng LTE

Trong mạng di động LTE, KPI được chia thành hai phần:
 Performance measurement KPI: đo lường hoạt động của mạng, ví dụ như:
KPI chuyển giao, KPI lưu lượng,…Các KPI này được thông kê từ
eNodeB và hệ thống mạng lõi.
 Drive test KPI: dung trong đo kiểm drive test, dùng để đánh giá các tiêu
chí như vùng phủ hay độ trễ của mạng như:RSRP, RSRQ, RSSI, SINR,
DL, UL, CQI, BLER. Các KPI này được đo đạc bằng công cụ drive test
và thống kê từ các UE.

2.3.4 Performance measurement KPI


 Acessibility KPIs
a) RRC Setup Success Rate
- KPI này xác định tỉ lệ kết nối RRC thành công trong một cell. Bằng số kết nối
thành công từ các UE xác nhận bản tin RRC Connection Setup Complete trên
tổng số bản tin RRC Connection Request gửi từ các UE

28
29

Hình 2.5 Qúa trình kết nối RRC

Nguyên nhân gây kết nối RRC không thành công:


- Từ chối kết nối từ eNodeB (do cấp phát tài nguyên mạng thất bại).
- Không có phản hồi từ UE (chất lượng vùng phủ kém, vấn đề từ UE).
Kết hợp với đánh giá từ các KPI khác, ta có thể xác định nguyên nhân kết nối
RRC không thành công. Từ đó xác định các vấn đề về vùng phủ và lưu lượng
mạng.

b) ERAB (Radio Access Bearer) Setup Success Rate


KPI này xác định tỉ lệ kết nối ERAB (truy cập lưu lượng) thành công của tất
cả các dịch vụ trong cell.

29
30

KPI này để đánh giá QoS dùng cho các dịch vụ trong mạng như VoIP, các dịch
vụ thời gian thực,…
c) Call Setup Success Rate
KPI này xác định tỉ lệ kết nối cuộc gọi thành công trong cell. CSSR được tính
toán dựa trên RRCS_SR và ERABS_SR.

d) Retainability KPIs
 VoIP Call Drop Rate (VoIP_CDR)
VoIP_CDR xác định tỉ lệ rớt cuộc gọi của dịch vụ VoIP trong cell. KPI này
được tính toán dựa trên việc giám sát sự kiện bất thường của ERAB với thông
tin về QoS.

 Service Call Drop Rate


KPI này được sử dụng để đánh giá tỷ lệ rớt cuộc gọi của tất cả các dịch vụ trong
cell, bao gồm cả dịch vụ VoIP. KPI này đo lường sự bất thường tại eNodeB

e) Mobility KPIs
 Intra-frequency Handover Out Success Rate

30
31

KPI này dùng để đánh giá tỉ lệ chuyển giao cùng tần số thành công trong cell.
Chuyển giao cùng tần số bao gồm cả cùng eNodeB và khác eNodeB.

 Inter-frequency Handover Out Success Rate


KPI này dùng để đánh giá tỉ lệ chuyển giao giữa các tần số thành công trong cell.
Chuyển giao giữa các tần số sẽ diển ra trong các eNodeB khác nhau

 Handover In Success Rate.


KPI này dùng để đánh giá tỉ lệ chuyển giao thành công trong cell, đây là chuyển
vào eNodeB.

 Inter-RAT Handover Success Rate (LTE to WCDMA)


KPI này đánh giá tỉ lệ chuyển giao thành công từ mạng LTE sang WCDMA.

31
32

f) Utilization KPIs
 Resource Block Utilizing Rate (RB_UR)
RP_UR đánh giá tỉ lệ sử dụng khối tài nguyên (RB) trong cell. RP_UP gồm 2
KPI con là uplink và downlink. Số RB khả dụng phụ thuộc vào băng thông hệ
thống.

RB_UR là một trong những KPI đánh giá thông lượng và traffic của hệ thống.

g) Integrity KPIs
 Cell Downlink Average Throughput (CellDLAveThp)
KPI nàydùng để đánh giá thông lượng đường xuống trung bình của cell.

 Cell Uplink Average Throughput (Cell ULAveThp)


KPI này dung để đánh giá thông lượng đường lên trung bình của cell.

Đối với KPI thông lượng DL/UL của UE sẽ được thống kê bằng drive test.

32
33

2.3.5 Drive Test KPI


Các tham số drive test KPI được thực hiện tại UE, những tham số này được sử
dụng để định lượng hiệu suất mạng, do đó sẽ hỗ trợ trong sự thích ứng của mã hóa /
điều chế, cũng như lưu lượng và dung lượng của kết nối.

2.3.5.1 RSRP (Reference Signal Received Power): Công suất tín hiệu thu
trên băng rộng, là một tham số đánh giá vùng phủ của LTE.
RSRP chỉ cho biết thông tin về cường độ tín hiệu mà không cho biết chất lượng
tín hiệu. Tham số này dùng để xác định cell tốt nhất khi lựa chọn cell phục vụ ban
đầu, lựa chọn lại cell hoặc khi chuyển giao intra-LTE. Phép đo tham số này được thực
hiện trên kênh điều khiển quảng bá BCCH.
RSRP được tính toán theo công thức:

RSRP (dBm) = RSSI (dBm) - 10*log(12*N)

Với:
- RSRP là công suất nhận được của 1 Resource Element - RE (theo định
nghĩa của 3GPP): được tính bằng trung bình của các mức công suất thu
được trên tất cả các tín hiệu chuẩn trong toàn bộ băng tần đo kiểm.
- RSSI (Received Signal Strength Indicator – Mức tín hiệu thu) là tham số
cung cấp thông tin về tổng công suất thu được (trên toàn bộ các tín hiệu)
bao gồm cả nhiễu. RSSI được đo kiểm trên toàn bộ băng thông.
- N: số RB (Resource Block) khi RSSI được đo kiểm, và tham số này phụ
thuộc vào băng thông.

Trong đó:

RSSI = wideband power = noise + serving cell power + interference power

Giá trị RSRP nằm trong khoảng -140 đến -44 dBm cách nhau 1 dBm

33
34

Đánh giá mức thu thường được chia theo các mức chất lượng như sau:
- Tốt nếu RSRP ≥ –75 dBm => cho QoS tốt.
- Trung bình nếu –95 dBm ≤ RSRP < –75 dBm => thông lượng giảm 30 -
50%.
- Kém nếu RSRP < –95 dBm, dưới -100 dBm có thể gây rớt kết nối
Một vị trí được xem là bị nhiễu khi tại vị trí đó thỏa mãn các điều kiện sau:
- Số lượng tín hiệu đáp ứng > 3
- Tất cả các tín hiệu đáp ứng trên có RSRP ≥ -100dBm
- Chênh lệch RSRP của các tín hiệu < 5dB

2.3.5.2 RSRQ (Reference Signal Received Quality): Chất lượng tín hiệu
nhận trên băng rộng.
RSRQ chỉ ra chất lượng của tín hiệu nhận được. Cũng giống RSRP, RSRQ dùng
để xác định cell cho kết nối tốt nhất.
RSRQ cung cấp cho UE các thông tin cần thiết về chất lượng tín hiệu của các
cell, việc đo kiểm tham số RSRQ trở nên đặc biệt quan trọng ở phía biên của các cell,
khi cần quyết định có thực hiện việc chuyển giao tới một cell khác. RSRQ chỉ được
sử dụng trong trạng thái CONNECTED của UE.
RSRQ được đo đạc và tính toán dựa trên RSRP và RSSI (Received Signal
Strength Indicator). RSRP cho biết cường độ của tổng tín hiệu nhận được còn RSSI

34
35

cho biết cường độ của tín hiệu ảnh hưởng từ các cell khác và nhiễu nền. Công thức
tính RSRQ như sau (N là số Resource Block):
𝑅𝑆𝑅𝑃
𝑅𝑆𝑅𝑄 = 𝑥 𝑁𝑝𝑟𝑏
𝑅𝑆𝑆𝐼
Với:
- 𝑁𝑝𝑟𝑏 : là số Physical Resource Blocks (PRB) khi RSSI được đo kiểm, thông
thường nó bằng với băng thông hệ thống.
- RSRP là công suất nhận được của 1 Resource Element - RE (theo định nghĩa
của 3GPP): được tính bằng trung bình của các mức công suất thu được trên
tất cả các tín hiệu chuẩn trong toàn bộ băng tần đo kiểm.
- RSSI (Received Signal Strength Indicator – Mức tín hiệu thu) là tham số
cung cấp thông tin về tổng công suất thu được (trên toàn bộ các tín hiệu)
bao gồm cả nhiễu. RSSI được đo kiểm trên toàn bộ băng thông.

Giá trị của RSRQ nằm trong khoảng -34dB đến -3dB với cách nhau 0,5dB.

Reported Measured quantity Unit

RSRQ_-30 RSRQ< -34 dB

RSRQ_-29 -34 ≤RSRQ< -33.5 dB

…. …. ….

RSRQ_-02 -20.5≤ RSRQ≤ -20 dB

RSRQ_-01 -20≤ RSRQ≤ -19.5 dB

RSRQ_00 RSRQ < -19.5 dB

RSRQ_01 -19.5 ≤ RSRQ ≤ -19 dB

RSRQ_02 -19 ≤ RSRQ ≤ -18.5 dB

…. …. ….

RSRQ_32 -4 ≤ RSRQ ≤ -3.5 dB

35
36

RSRQ_33 -3.5 ≤ RSRQ ≤ -3 dB

RSRQ_34 -3 ≤ RSRQ dB

RSRQ_35 -3 ≤ RSRQ ≤ -2.5 dB

RSRQ_36 -2.5 ≤ RSRQ ≤ -2 dB

…. …. ….

RSRQ_45 2 ≤ RSRQ ≤ 2.5 dB

RSRQ_46 2.5 ≤ RSRQ dB

2.3.5.3 SINR (Signal-Interference plus Noise Ratio)


SINR (Signal-Interference plus Noise Ratio): mức tỷ số năng lượng sóng mang
trên nhiễu được đo trên cả UE và eNodeB để xác định đường truyền vô tuyến được
sử dụng dựa trên một số tiền định thiết lập của các ngưỡng. Đường truyền vô tuyến
được sử dụng truyền đi các dữ liệu mã hóa và điều chế. Mức SINR càng cao, hiệu
suất phổ càng cao bởi việc sử dụng một điều chế và chương trình mã hóa hợp nhất.
SINR là tham số đánh giá chất lượng mạng. SINR trong LTE thay thế cho
EC/N0 trong UMTS. UE sử dụng SINR để xác định chỉ số chất lượng kênh (CQI)
trong mạng. SINR được đo đạc bởi UE dựa trên RB (Resource Block). UE tính toán
SINR trên mỗi RB, chuyển đổi thành CQI và báo cáo lại eNodeB.
SINR không được định nghĩa trong mô tả kỹ thuật của 3GPP nhưng được sử
dụng bởi nhà sản xuất UE và sử dụng trong các công cụ drive test.
SINR được xác định theo công thức:
SINR = S/(I+N)
Với:
- S: là công suất tín hiệu có ích.
- I: là công suất tín hiệu can nhiễu từ các cell khác trong cùng hệ thống
hoặc khác hệ thống.
- N: là công suất nhiễu nền.

36
37

Một vị trí được xác định là bị nhiễu khi tại vị tí đó thỏa mãn các điều
kiện sau:
- Số lượng tín hiệu đáp ứng > 3.
- Tất cả các tín hiệu đáp ứng trên có RSRP ≥ -100dBm
- Chênh lệch RSRP của các tín hiệu trên < 5dB

2.3.5.4 Tham số Eb/No: tỷ số năng lượng mỗi bit trên mật độ phổ công suất
tạp âm.
Khi sử dụng ghép kênh vô tuyến, năng lượng thu được đo cho mỗi anten, và sau
đó tổng hợp lại với nhau. Eb/No là năng lượng thu trên mỗi bit phân chia bởi mật độ
công suất trên tạp âm. Kết hợp với tỷ lệ lỗi bit BER có thể xác định hiệu quả của
phương pháp điều chế.
Đánh giá tham số Eb/No thường được chia theo các mức:
- Tốt nếu Eb/No ≥ 12dB
- Trung bình nếu 10dB ≤ Eb/No < 12dB
- Chấp nhận được nếu 8dB ≤ Eb/No < 10dB
- Kém nếu Eb/No < 8

2.3.5.5 Tham số BLER (Block Error Rate): Tỷ lệ lỗi khối


BLER (Block Error Rate): Tỷ lệ lỗi khối được sử dụng đê đo khối lỗi trong một kênh
truyền cụ thể như là một thước đo chất lượng đường truyền, được thực hiện trên kênh
lưu lượng TCH và kênh chỉ thị DCH.

37
38

2.3.5.6 Chỉ số chất lượng kênh CQI – Channel Quality Indicator


CQI là một tham số đo kiểm quan trọng của LTE, nó là tham số đại diện cho
chất lượng kết nối của kênh vô tuyến, có tác động đáng kể đến hiệu suất của hệ thống.
Thông thường, một giá trị CQI cao chỉ ra một kênh có chất lượng cao và ngược lại,
các giá trị CQI này được sử dụng bởi các eNode-B cho việc lập lịch đường xuống và
đáp ứng liên kết, đây là một tính năng quan trọng của LTE. UE có thể sử dụng một
trong hai phương pháp để gửi giá trị CQI tới eNode-B theo đường lên:
 Định ký thông qua các kênh PUCCH hoặc PUSCH.
 Không định kỳ thông qua kênh PUSCH trong trường hợp eNode-B trực
tiếp yêu cầu UE gửi báo cáo về tham số CQI.
Trong LTE, CQI là một giá trị nguyên 4 bit được tính toán dựa trên tham số
SINR tại phía UE, có 15 giá trị CQI khác nhau từ 1 đến 15 và được ánh xạ giữa CQI
và các phương thức điều chế, kích thước khối truyền tải như trong ETSI TS 136.213.
Giá trị 0 chỉ ra rằng UE không nhận được bất kỳ tín hiệu LTE nào có thể được sử
dụng và kênh đang không hoạt động.
Bảng giá trị của CQI:
CQI Index Modulation Code rate x 1024 Efficiency
0 Out of range
1 QPSK 78 0.1523
2 QPSK 120 0.2344
3 QPSK 193 0.3770
4 QPSK 308 0.6016
5 QPSK 449 0.8770
6 QPSK 602 1.1758
7 16QAM 378 1.4766
8 16QAM 490 1.9141
9 16QAM 616 2.4063
10 64QAM 466 2.7305
11 64QAM 567 3.3223
12 64QAM 666 3.9023
13 64QAM 772 4.5234

38
39

14 64QAM 873 5.1152


15 64QAM 948 5.5547

Ngoài các tham số kể trên, khi tiến hành drive test cần đo một số tham số khác
như Physical Throughput UL/DL (thông lượng đường lên và đường xuống), UE_Tx
Power (công suất phát UE).

2.4 Quy trình thực hiện tối ưu mạng


Tối ưu hóa mạng là một quá trình khép kín, được thực hiện liên tục. Các thông
số được đo đạc bằng các công cụ thu thập dữ liệu rồi so sánh với các chỉ tiêu mạng
yêu cầu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được để xác định nguyên nhân,
đưa ra các khuyến nghị. Từ đó tiến hành điều chỉnh, cập nhật các thông số cho phù
hợp. Sau khi điều chỉnh, tiến hành đo đạc lại để đánh giá kết quả và xem xét sự thay
đổi của mạng, đưa ra kết luận toàn bộ quá trình tối ưu.
Các bước thực hiện tối ưu:
 Công tác chuẩn bị
 Thu thập số liệu và phân chia phần tối ưu
 Phân tích lỗi
 Điều chỉnh tham số
 Đánh giá, kết luận quá trình tối ưu

39
40

Hình 2.6 Quy trình thực hiện tối ưu


2.4.1 Kế hoạch đo kiểm
- Có nhiệm vụ khẳng định các tham số kỹ thuật thực tế và các tham số
mạng, nghiên cứu môi trường vô tuyến khu vực và các điểm nóng lưu
lượng và tìm hiểu yêu cầu khách hàng.
- Tiến hành lập kế hoạch đo kiểm

2.4.2 Chuẩn bị cơ sở dữ liệu, thiết bị đo kiểm


Cơ sở dữ liệu bao gồm:
 Thông tin đầy đủ về trạm Viettel và đối thủ (nếu đo mạng đối thủ).
 Route đo kiểm: TT KTKV cung cấp route đo có sẵn (ô tô hoặc xe máy
hoặc cả hai).
Tuỳ theo mục đích đo kiểmnhư đo kiểm trạm mới tích hợp phát sóng hoặc đo
kiểm vùng phủ, chất lượng để phục vụ quá trình tối ưu trạm mà người đo chuẩn
bị các cơ sở dữ liệu khác nhau. Sau đây là những cơ sở dữ liệu chính.

40
41

 Cellfile: file.cel dùng để hiển thị các vị trí, tên cell của trạm BTS trong
mạng ( bao gồm cả site đang hoạt động và site danh định) trên các cửa
số làm việc của phần mềm đo Tems Investigation.
 CSDL ( cơ sở dữ liệu trạm BTS): bao gồm địa chỉ, toạ độ, cấu hình trạm,
độ cao anten, góc tilt, Azimult.
 Một CDD chứa các thông số của một trạm BTS như CGI, LAC, BCCH,
BSIC, TCH, POWER, và các thông số khác.
 Một bản đồ dùng để định hướng đường đi trong trường hợp đội đo không
nắm được địa hình khu vực cần đo kiểm.

Chuẩn bị thiết bị đo và các công cụ cần thiết khác, bao gồm:


 Một máy tính có cài phần mềm TEMS
 Máy điện thoại có cài phần mềm TEMS(C702/Samsung Note4/Note5),
số lượng tùy thuộc vào số bài đo hoặc nhà mạng cần đo kiểm so sánh.
 Cáp kết nối điện thoại (để cắm sạc hoặc sao chép logfile sau đo kiểm).
 GPS Bluetooth hoặc GPS Receiver.
 SIM của các mạng sẽ tiến hành đo kiểm.
 Pin sạc dự phòng.

2.4.3 Phân tích dữ liệu


 Phân tích dữ liệu và xác định vấn đề
- Phân tích các chỉ số KPI. KPI mức mạng thường được sử dụng để giám sát
trạng thái vận hành chung của mạng, các phân tích KPI mạng dựa trên phân
tích các dữ liệu đo lường chất lượng theo ngày, theo tuần, tháng.
- Quy trình thực hiện giám sát chất lượng mạng là khi theo dõi thấy một KPI
mức mạng không bình thường, thì thực hiện phân tích tiếp KPI mức cell
để xác định cell có vấn đề đang tồn tại, căn cứ vào dữ liệu của các bộ đếm
và các KPI mức cell để xác định lỗi và nguyên nhân gây lỗi trong cell.

 Xác định nguyên nhân cụ thể và đưa ra giải pháp tối ưu

41
42

- Sau khi phân tích các KPI mức mạng và các KPI mức cell ta đã có thể xác
định được có vấn đề gì đang tồn tại trong mạng và xác định được ngay
nguyên nhân tổng quát của vấn đề như lỗi phần cứng, lỗi phần truyền dẫn
hay lỗi phần vô tuyến.
- Để xác định nguyên nhân cụ thể ta cần thực hiện các phân tích chi tiết hơn
dựa vào các dữ liệu cảnh báo của hệ thống, dữ liệu drive test và và dữ liệu
chất lượng cuộc gọi CQT, dữ liệu phản ánh khách hàng, dữ liệu báo hiệu
và dữ liệu cấu hình của thiết bị mạng.

2.4.4 Tiến hành tối ưu


Tuỳ theo từng vấn đề tồn tại trong mạng mà việc thi hành tối ưu cũng sẽ diễn ra
khác nhau. Các vấn đề lỗi thường gặp như lỗi phần cứng, vấn đề về chuyển giao, vấn
đề về nhiễu và vùng phủ.
Nếu mỗi bước tối ưu ảnh hưởng hoạt động của mạng và dịch vụ khách hàng,
thì mỗi hành động phải được quyết định cẩn thận trước khi thực hiện.
Một số vấn đề và hướng xử lý:
 Vấn đề do thiết lập tham số?
- Trong quá trình quy hoạch và cấu hình trạm, các kỹ sư đã tính toán hoặc cấu hình
sai tham số, dẫn đến hệ thống hoạt động không hiệu quả, cần phân tích các tham
số lại và đề nghị thay đổi.
 Lỗi lắp đặt, lỗi phần cứng, truyền dẫn, lỗi vận hành?
- Qúa trình lắp đặt eNodeB cũng khá phức tạp, cần phải được đào tạo kỹ càng,
trường hợp lắp đặt sai quy tắc có thể dẫn đến hệ thống hoạt động sai, gây ra hiện
tượng như chéo cell. Ngoài ra, hệ thống thiết bị hoạt động trong thời gian dài có
thể xảy ra hư hỏng, cần xác định thiết bị hệ thống và sửa thiết bị hỏng.
 Vấn đề vùng phủ?
- Kiểm tra phần cứng eNodeB, công suất phát, thông số của anten (độ cao, azimuth,
tilt, loại anten và vị trí anten, vùng phủ sóng thoáng hay bi che chắn). Thực hiện
sửa lỗi để tăng cường vùng phủ.
 Bị nhiễu?
- Kiểm tra tần số bằng phần mềm. Nếu cần, quét tần số bằng phần mềm TEMS trong
khu vực bị nhiễu để xác định nguồn gây nhiễu. Điều chỉnh tần số cell phục vụ hoặc

42
43

tần số nguồn gây nhiễu hoặc nếu có thể, giới hạn vùng phủ tín hiệu gây nhiễu bằng
cách cúp anten cell đó xuống.
 Vấn đề chuyển giao?
- Kiểm tra neighbor với các công cụ phân tích như Mapinfo. Kiểm tra tất cả các tham
số chuyển giao, duyệt file nhật ký đo kiểm và quyết định hành động thêm bớt neighbor,
sửa mức dự trữ chuyển giao, tối ưu các cell neighbor cũng góp phần sửa lỗi.

2.4.5 Kiểm tra


Sau khi thực hiện tối ưu, dựa trên các bản ghi điều chỉnh tối ưu và dữ liệu chất
lượng mạng trước tối ưu, từ đó so sánh chất lượng mạng trước và sau tối ưu.
Tuỳ theo sự tương phản dữ liệu của chất lượng mạng trước và sau khi điều
chỉnh cần chắc chắn rằng các vấn đề mạng đã được giải quyết và chất lượng mạng có
cao hơn yêu cầu hay không. Điều đó được thể hiện cụ thể bằng việc các KPI có đáp
ứng các giá trị tham chiếu do nhà vận hành mạng đưa ra không.

2.5 Tổng kết chương


Trong chương này, chúng ta đã tiếp cận được các phương pháp, công cụ đo
kiểm cũng như quy trình tối ưu mạng LTE, các thủ tục tối ưu mạng vô tuyến và tìm
hiểu về các chỉ số KPI của mạng.
KPI là các chỉ thị có thể định lượng được trong một điều kiện, thủ tục và thiết
bị đo lường cho trước, hơn nữa còn là các chỉ thị then chốt để hướng dẫn cho việc
xác định các mục tiêu tối ưu mạng sau này. Các KPI được các nhà vận hành sử dụng
để theo dõi trạng thái và chất lượng dịch vụ của mạng một cách toàn diện có đáp ứng
tốt các yêu cầu đã thoả thuận với khách hàng hay không.

43
44

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, TỐI ƯU HÓA


VÙNG PHỦ CHO MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ
THỨ 4 - VIETTEL THÁI NGUYÊN

Chương này tập trung vào vấn đề tối ưu trong thực tế áp dụng cho bài toán vùng
phủ, chất lượng mạng 4G tại Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.1 Khu vực thực hiện


Huyện Đại từ

Hình 3.1 Khu vực thực hiện đo.

3.2 Thời gian và phương án thực hiện


Đánh giá vùng phủ 4G mạng Viettel tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên được
thực hiện từ ngày 14/04/2019 đến ngày 30/05/2019, được thực hiện theo các giai
đoạn sau:

3.2.1 Thu thập số liệu


Kiểm tra thông tin về site: tọa độ, cấu hình, độ cao anten

44
45

Thu thập số liệu về các trạm, thông số cho cellfile

Hình 3.2 Thông số của cellfile


Lấy số liệu về các trạm cần đo Cell name, Tên Cell, mã vùng (LAC), kinh độ
(LONGITUDE), vĩ độ (LATITUDE), hướng anten (ANT_DIRECTION), độ rộng
chùm(ANT_BEAM_WIDTH), mã nhận dạng trạm gốc (BSIC), tần số của kênh
BCCH (ARFCN), mã nhận dạng mạng (MNC), mã nhận dạng cell (CI).

3.2.2 Driver Test


Đo vùng phủ 4G được thực hiện bằng Driving test với thiết bị chủ yếu là máy
đo phủ sóng. Cấu hình bài đo phục vụ tối ưu bao gồm:
 01 handset để ở chế độ scanner và được lock vào mạng 4G VIETTEL
đang sử dụng.
 01 handset được cài đặt phần mềm MAPinr (sử dụng cho hệ điều hành
Androi) để định tuyến tuyến đường phải đi.
 Ghi lại các file đo, gọi là logfile.

Trước khi driving test thông thường ta cần lên kế hoạch router kiểm tra, router
là bản đồ tuyến đường đi trong quá trình đi kiểm tra. Kết quả driving test sẽ được sử
dụng làm cơ sở tối ưu.

45
46

3.2.3 Phân tích tối ưu

Hình 3.3 Thử nghiệm Drive Test

Sau khi thu được log-file, nhóm phân tích tối ưu sẽ sử dụng phần mềm phân tích
để đánh giá vùng phủ, đề xuất các biện pháp điều chỉnh để nâng cao chất lượng vùng
phủ.

3.3 Thực hiện Driver test

3.3.1 Chuẩn bị
 01 Máy tính xách tay đã cài phần mềm Tems Investigation 10.0.8.3
 Điện thoại Samsung Note 4 để đo ở chế độ 4G và cáp nối.
 01 điện thoại hệ điều hành Androi có cài đặt phần mềm MAPinr.

46
47

Phần mềm Map info hoặc Google Earth, Mapinr (cho điện thoại).
Google Earth phục vụ cho mục đích định tuyến.

Hình 3.4 Google Earth


3.3.2 Thiết lập bài đo
- Đánh giá khả năng chuyển từ 4G về 3G khi thoại (CSFB): Sử dụng máy Note4/5.

47
48

 Không lock mạng  chọn OFF như hình sau:

- Đánh giá vùng phủ và tốc độ Data HTTP Download/FTP Upload: Sử dụng
máy Note 4/5.
 Chọn chế độ mạng LTE theo các bước sau:

3.3.3 Đo kiểm:
 Sau khi kết nối thiết bị, thiết lập các thông số cho bài đo và đo thử. Kết
qua đo thử đảm bảo, không xảy ra lỗi thì mới tiến hành đo theo kế hoạch.
 Trước khi di chuyển phải kiểm tra đảm bảo GPS đã được kết nối: quan
sát tín hiệu GPS trên màn hình máy Note4/5, nếu tín hiệu màu xanh tức là GPS được
bật, nếu tín hiệu GPS màu đỏ thì phải kiểm tra và kết nối lại theo các bước sau:

48
49

49
50

- Ghi logfile: Thực hiện ghi logfile lần lượt theo các bước sau:

50
51

- Đối với bài Thoại hoặc đo Data thì sau khi logfile phải tiến hành chạy
Command Sequence hoặc Script đồng thời cho các máy (nếu đo kiểm nhiều
mạng) theo các bước sau:

- Di chuyển theo các tuyến đường ( route) đã được định trước. Sử dụng phần
mềm Gnet-Track (với HĐH Androi) hoặc Map Plus ( với HĐH iOS ) hoặc các
phần mềm khác có chức năng lưu route để kiểm tra các tuyến đường đi đo đã
đo kiểm có đầy đủ route chưa?
- Trong quá trình đo kiểm nếu phải dừng lại với thời gian ≥ 2 phút phải tạm
dừng ghi logfile (Pause Recoding) đê đảm bảo kết quả đo được chính xác.
- Trước khi dừng ghi Logfile phải đợi tất cả các cuộc gọi kết thúc  dừng chạy
Command Sequence hoặc Script  dừng ghi logfile theo đúng các bước sau:

51
52

- Sau khi đo kiểm xong, sao chép logfile từ máy đo ra máy tính và đặt tên theo
đúng định dạng sau rồi up logfile lên server theo quy định:
Mã Tỉnh_Tên Huyện_2G/3G/4G_Bài đo_Mạng_Xemay/Oto_STT

3.3.4 Một số lưu ý trong quá trình đo kiểm


- Khi so sánh giữa các mạng thì bài đo phải được thiết lập như nhau và được thực
hiện đồng thời tại cùng một thời điểm, cùng route đo.
- Đối với bài đo thoại và data cần lưu ý: bắt đầu đo thì ghi logfile trước xong mới
chạy Command Sequence hoặc Script, còn dừng đo thì ngược lại: dùng
Command Sequence hoặc Script trước xong mới dừng ghi logfile, nếu không sẽ
bị mất bản tin.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát máy TEMS phải luôn luôn được kết nối tín
hiệu GPS trong suốt quá trình đo kiểm vì mất tín hiệu GPS xem như phai đo
kiểm lại.
- Khuyến nghị luôn luôn kết nối máy TEMS với sạc dự phòng để đảm bảo pin
trong suốt quá trình đo kiểm, đặc biệt là các máy đo thoại hoặc data. Nếu không
đủ pin dự phòng thì phải thường xuyên quan sát vạch pin của máy để đảm bảo
pin cho máy và không bị sụt nguồn, dẫn đến mất logfile đo kiểm, phải mất thời
gian đo kiểm lại từ đầu.

52
53

- Nếu khi đang đo mà mất GPS hoặc máy sụt nguồn mất logfile thì phải dừng xử
lý, khắc phục xong thì mới tiếp tục đo tiếp.
- Nên dán nhãn đánh dấu máy đo tương ứng với từng bài đo, nhà mạng đo để
thuận tiện cho việc đặt tên logfile.
- Định kỳ 60 phút phải swap logfile (dừng ghi logfile rồi ghi logfile lại) để đảm
bảo dung lượng logfile không quá lớn. Đồng thời, hạn chế route đo lại nếu máy
sụt nguồn đột ngột mất logfile.

3.4 Đánh giá kết quả đo vùng phủ.

3.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá.


Để đánh giá khu vực có vùng phủ kém thì đối với mỗi khu vực sẽ có một tiêu
chuẩn riêng về các chỉ số để đánh giá. Đối với vùng phủ của 4G thì chúng ta đánh
giá dựa trên 2 tham số quan trọng nhất là RSRP và RSRQ.

STT KV Tỉnh Tên Huyện Mạng Bài đo KPI Target

1 KV1 TNN Đại Từ 4G Data RSRP average (dBm) -118

2 KV1 TNN Đại Từ 4G Data RSRP 3Mbps 90

3 KV1 TNN Đại Từ 4G Data RSRP 5Mbps -114

4 KV1 TNN Đại Từ 4G Data RSRP VoLTE -121

5 KV1 TNN Đại Từ 4G Data Average LTE DL Throughput(Mbps) 90

7 KV1 TNN Đại Từ 4G Data % # session LTE DL Throughput (≥ 3Mbps) 90


% # session LTE UL Throughput (≥256
8 KV1 TNN Đại Từ 4G Data 90
Kbps)
9 KV1 TNN Đại Từ 4G Data % # session LTE DL Throughput (≥ 5Mbps) 80

Sau khi load cellfile trên cửa sổ MAP trong TEMS, dựa vào bản đồ định tuyến
có sẵn tiến hành các bài đo.

53
54

Hình 3.5 Vị trí cell của các trạm BTS tại huyện Đại Từ và các khu vực lân cận
Dựa vào thống kê số liệu và thông số của các vị trí cell cũng như trạm BTS ta
có thể thấy đc vị trí của từng trạm BTS được minh họa trên bản đồ qua phần mềm
Google Earth.
Tiêu chuẩn của tham số RSRP đối với vùng phủ:

Hình 3.6 Tiêu chuẩn của tham số RSRP

54
55

Tiêu chuẩn của tham số RSRQ đối với vùng phủ:

Hình 3.7 Tiêu chuẩn của tham số RSRQ


3.4.2 Kết quả đo vùng phủ
Vùng phủ RSRP DL 3Mbps:
 Vùng phủ 4G đạt 90.71%, tốt hơn 7.1% so với CTKT
Có 19 điểm lõm. Các giải pháp chính cần triển khai bao gồm: Tối ưu vùng phủ:
03 trạm, Triển khai RRU kéo dài: 07 trạm, đề xuất trạm mới 2 trạm, Chưa có
giải pháp xử lý: 07 trạm

55
56

Hình 3.8 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ

1.1. Vùng phủ RSRP VoLTE


 Vùng phủ 4G VoLTE đạt 96.95%, tốt hơn 79% so với CTKT
 Có 1 điểm lõm, tuy nhiên khu vực này nằm trong quy hoạch mỏ khoáng
sản nên không có dân

56
57

Hình 3.9 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ

% # session LTE DL Throughput (≥ 3Mbps)


* % số mẫu đo kiểm data 4G đạt ≥ 3Mbps đạt 94.71%, tốt hơn 47% so với
CTKT.
* Có… điểm có tốc độ DL kém, trong đó cần xử lý… điểm lõm để đạt chỉ
tiêu tốt hơn đối thủ. Các giải pháp chính cần triển khai bao gồm: chỉnh tilt,
azimuth… trạm, DNPS…trạm, nâng cấp tần số…trạm, sửa lỗi…trạm.

57
58

Hình 3.10 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ
% # session LTE DL Throughput (≥ 5Mbps)
 % số mẫu đo kiểm data 4G đạt ≥ 5Mbps đạt 89.67%.

58
59

Hình 3.11 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ
% # session LTE UL Throughput (≥256 Kbps)
% số mẫu đo kiểm data UL 4G đạt ≥ 256Kbps đạt 97.54%.

59
60

Hình 3.12 Cường độ tín hiệu RSRP của khu vực huyện Đại Từ

60
61

Hình 3.13 Các điểm có vùng phủ kém


Qua hình ảnh này cho ta thấy được mức độ của tín hiệu tốt hay xấu, được biểu
hiện qua các chấm có màu đỏ, xanh.
 Màu xanh là vùng có chất lượng vùng phủ tốt.

 Màu đỏ là vùng có chất lượng vùng phủ kém.

Từ biểu đồ hình ảnh cho ta thấy rõ được những vùng có chấm đỏ và đã được
khoanh tròn là khu vực có vùng phủ kém.Những điểm đỏ được khoanh tròn còn được
gọi là các điểm đen cần tối ưu.

61
62

Kết quả phân tích điểm lõm trên TEMS và giải pháp khắc phục:
Mã điểm đen Tọa độ Hình ảnh điểm lõm Phân tích, giải pháp

Khu vực bị khuất núi, lõm


4G_TNN0071 1216m, có khoảng 30 hộ,
105.50953/21.67314
đề xuất giải pháp RRU
kéo dài từ TNN00364-1

Khu vực bị khuất núi, lõm


272m, có khoảng 30 hộ
105.52976/21.6845 dân, điểu chỉnh
4G_TNN0072
eTN004852 azimuth về
140 tilt 4

62
63

Khu vực xa trạm, đã xây


dựng trạm mới nhưng chỉ
lắp 3G.
4G_TNN0055 105.55533/21.71472
Đề xuất triển khai 4G
RRU kéo dài trên trạm 3G
TNN0108-11

Khu vực biên cell, xa


trạm phục vụ. Đề xuất
105.63858/21.76534
4G_TNN0073
trạm mới hoặc RRU kéo
dài az 60/240

63
64

Khu vực xa trạm, đã xây


dựng trạm mới nhưng chỉ
lắp 3G.
105.62047/21.73681
4G_TNN0045
Đề xuất triển khai 4G
RRU kéo dài trên trạm 3G
TNN0702-11

Khu vực sóng yếu do xa


trạm và có đồi núi che
chắn. Khu vực chỉ có
105.519391/21.6664 khoảng 20 hộ dân đề xuất
4G_TNN0074
giải pháp sử dụng trạm
Repeater

64
65

xa trạm và bị núi che chắn


nên mất sóng. Khu vực có
khu du lịch sinh thái suối
kẹm la bằng mất sóng 4G
105.53526/21.6237
4G_TNN0075
Đề xuất triển khai 4G trên
trạm 3G 3TN791, az
20/270 tilt 3/3

65
66

xa trạm và nhiều đồi núi


nên sóng yếu, khu vực chỉ
có khoảng 50 hộ dân.
4G_TNN0076 105.545161/1.65175
Đề xuất sử dụng trạm
Repeater

Khu vực lõm do xa trạm


phục vụ. Đx trạm RRU
4G_TNN0077 105.5765/21.650068
kéo dài mới 3G/4G

66
67

Khu vực lõm do xa trạm


phục vụ. Đề xuất trạm
4G_TNN0078 105.581498/21.6469
RRU kéo dài mới 3G/4G

Khu vực lõm diện tích lớn


tuy nhiên dân cư thưa chỉ

4G_TNN0028 105.64458/21.65384 có khoảng 60 hộ dân.


Đx RRU kéo dài 4G/3G
TNN0572-12

67
68

Khu vực lõm do đồi núi


che chắn tuy nhiên dân cư

4G_TNN0017 105.65827/21.65086 rất thưa thớt. Đề xuất sử


dụng trạm Repeater

Khu vực lõm do đồi núi


che chắn, đường kính
vùng lõm 2 km tuy nhiên

4G_TNN0079 105.62266/21.609887 dân cư rất thưa thớt. Đề


xuất sử dụng trạm
Repeater

68
69

Khu vực lõm do đồi núi


che chắn, đường kính
vùng lõm 1.2 km tuy

4G_TNN0080 105.62781/21.59543 nhiên dân cư rất thưa thớt.


Đề xuất sử dụng trạm
Repeater

Khu vực lõm diện tích


1100m, do có đồi thấp che
chắn, có khoảng 60 hộ

4G_TNN0006 105.606788/21.5651 dân.


Đx RRU kéo dài 4G
TNN0267-11 trên 3G có
sẵn.

69
70

Sóng yếu do đồi núi che


chắn, không có dân cư,
đường kính lõm 2.5km.
4G_TNN0081 105.70107/21.52017
Đề xuất sử dụng trạm
Repeater

Lõm 600m do tilt của


eTN000213 chưa hợp lý.
4G_TNN0082 105.68447/21.64806
Thực hiện điều chỉnh tilt
từ 6 về 4

70
71

Vùng lõm do bị đồi núi


che chắn.

4G_TNN0047 105.70941/21.65079 Đề xuất triển khai RRU


4G kéo dài trên 3G
TNN0229-11

Vùng lõm do bị đồi núi


che chắn. Trạm
eTN00525 ở trên núi cao.
4G_TNN0083 105.65607/21.69755
Điều chỉnh eTN005253 từ
tilt 4 về tilt 5.

71
72
Một số hình ảnh đo thực tế:

Đây là kết quả đo vùng phủ của hai nhà mạng Viettel và Vinaphone tại cùng một thời
điểm. Nhận xét:
- Chất lượng tín hiệu tại nơi đo của hai nhà mạng đều đạt tiêu chuẩn.
- Chỉ số PDSCH BLER (sự cố thông lượng LTE – các tế bào PDSCH BLER
cao ảnh hưởng đến thông lượng của dữ liệu) của mạng Viettel thấp hơn mạng
Vinaphone
- Tốc độ Download và Upload (PDSCH Throughput và PUSCH Throughput)
đều nhảy liên tục trong quá trình đo thể hiện tốc độ download và upload của hai nhà
mạng đều rất tốt.

72
73
Hình ảnh minh họa tại thời điểm vùng phủ kém:

Đánh giá:
Khu vực tiến hành Drive Test thuộc khu vực huyện nhưng lại là khu vực có mât
độ dân số khá cao. Nhìn vào hình ảnh trong quá trình phân tích trên phần mềm cũng
như trong quá trình đi đo thực tế, có thể thấy rằng cường độ trường tại khu vực huyện
Đại từ tương đối tốt, thể hiện qua số tín hiệu màu xanh tương đối nhiều. Duy chỉ có
một vài khu vực màu đỏ được khoanh tròn có vấn đề cần giải quyết để có thể cải thiện
tín hiệu tốt hơn.
Qua quá trình thực địa cũng như Drive Test nhận thấy rằng khu vực có vùng
phủ kém chủ yếu là khu vực bị che chắn bởi các sườn đồi, nhưng lại là nơi có ít dân
cư sống nên rất khó để đưa ra các biện pháp khắc phục dài hạn, chỉ có thể sử dụng
các biện pháp ngắn hạn như tác động vào phần cơ khí như chỉnh tilt, Azimult, nâng
độ cao của anten hay tăng công suất phát của các trạm BTS để mở rộng vùng phủ.
Ngoài ra, tại một số vùng lõm sẽ không đưa ra biện pháp khắc phục vì tại đó nhu cầu

73
74
sử dụng Internet không cao, khách hàng có thể truy cập Internet và sử dụng các dịch
vụ mạng khác bằng 2G hay 3G.

3.5 Tổng kết chương


Chương này trình bày chi tiết về công việc tối ưu mạng như công cụ tối ưu,
các bước thiết lập bài đo, đánh giá kết quả đo.
Thông qua bảng thống kê các KPI sau quá trình đo đạc có thể thấy chất lượng
tín hiệu, cũng như các chỉ số đạt chất lượng tương đối tốt. Nhờ vào dữ liệu Drive
test, chúng ta có thể thấy được phần nào thực trạng của mạng khảo sát. Từ đó, bằng
những kiến thức có liên quan, chúng ta sẽ có những phương án tối ưu thích hợp cho
từng trường hợp cụ thể.
Để đảm bảo tính ổn định của mạng lưới và nâng cao khả năng phục vụ khách
hàng chu trình tối ưu là một quá trình liên tục không dừng, và là một chu trình khống
thể thiếu được. Trong chu trình tối ưu này Drive test là một thủ tục quan trọng góp
phần để cho chu trình tối ưu được hoàn hảo hơn, do vậy việc ý thức được tầm quan
trọng của Drive test và hiểu rõ quá trình phân tích Drive test sẽ giúp cho kỹ sư đưa ra
những quyết định để tối ưu mạng lưới một cách chính xác hơn.

74
75

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Luận văn tốt nghiệp đã trình bày những nét cơ bản về mạng thông tin di động
4G. Sử dụng nhiều thiết bị và phương tiện hiện đại có thể giám sát và kiểm tra lỗi từ
đó mới đưa ra các công việc thực hiện tối ưu hóa.
Do thời gian làm luận văn có hạn và những hạn chế không tránh khỏi của việc
hiểu biết các vấn đề dựa trên lý thuyết là chính nên luận văn tốt nghiệp của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được những ý kiến đánh giá, góp ý của
các thầy cô và các bạn để luận văn thêm hoàn thiện.
Hướng phát triển tiếp theo của luận văn sẽ không chỉ là sự bó hẹp các chỉ số
KPI trong phạm vi mạng vô tuyến màm ở rộng ra các chỉ số KPI của toàn mạng như
KPI về lưu lượng, KPI về dịch vụ,… Ngoài ra, đề tài sẽ đề cập đến sự liên kết giữa
KPI thu thập được từ hệ thống với KPI từ Drivetest. Từ đó, nhiệm vụ tối ưu sẽ được
thực hiện một cách triệt để hơn, giúp cho mạng 4G được vận hành một cách hiệu quả
nhất.
Một lần nữa, em chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo bộ môn “ Điện tử Viễn
thông ” khoa Điện Tử trường đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp và bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Đào Huy Du đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Thái Nguyên, Ngày 05 tháng 03 năm 2020
Học viên thực hiện

Nguyễn Đắc Tiến

75

You might also like