You are on page 1of 19

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


KHOA KĨ THUẬT ĐIỆN
----o0o-----

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ SẢN


XUẤT

Sinh viên thực hiện : HOÀNG ĐỨC VIỆT


Mã sinh viên : 1781420231
Giảng viên hướng dẫn : TS.LÊ XUÂN SANH
Ngành : CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành : ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤN
Lớp : CLC.D12.ĐCN
Khóa : 2018-2022

Hà nội, tháng 6 năm 2020


Lời cảm ơn

Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH bảo dưỡng và dịch vụ kỹ
thuật năng lượng và thầy Lê Xuân Sanh đã tạo điều kiện, hỗ trợ em trong các buổi thực
tập.
Tiếp theo, em xin cảm ơn quý thầy cô trong trường ĐH Điện Lực đã giảng dạy và
truyền cảm hứng đến tất cả những sinh viên như em, để chúng em có thêm nhiều kiến
thức, mở rộng thêm cách tư duy, sáng tạo trong cuộc sống
Đồng thời em cũng xin cảm ơn anh Minh, anh Phúc, anh Mạnh đã giúp đỡ chúng
em trong quá trình học tập
Sau đây là bản báo cáo thực tập cơ sở sản xuất của em trong thời gian thực tập tại
công ty. Với sự hiểu biết còn bỡ ngỡ, chắc chắn bài báo cáo của em còn nhiều khiếm
khuyết, em rất mong các thầy cô, các bạn giúp đỡ để bản báo cao của em hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm
2020
Sinh viên
Nhận xét của đơn vị thực tập
Công ty TNHH bảo dưỡng và dịch vụ năng lượng
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..…………
Hà Nô ̣i, ngày…. tháng 6 năm 2020
Giám đốc

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn


…………………………………………………………………………………………
………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………

Hà Nô ̣i, ngày….. tháng ….. năm 2020
Giảng viên hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ TỔNG QUAN VỀ....................1
TỦ RMU (RING MAIN UNIT).....................................................................................1
1.1 Giới thiệu công ty TNH Bảo dưỡng và dịch vụ kĩ thuật năng lượng (ESTM)......1
1.2 Nhật kí thực tập....................................................................................................2
1.3 Khái niệm và vị trí vai trò của tủ RMU trong hệ thống điện.................................2
1.4 Cấu tạo chung của tủ RMU..................................................................................4
1.5 Các thông số cơ bản của RMU.............................................................................8
CHƯƠNG 2. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH TỦ RMU...................9
VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA...............................................................................9
2.1 Các sự cố thường gặp khi vận hành tủ RMU........................................................9
2.2 Phương pháp sửa chữa tủ bị sự cố......................................................................10
2.3 Quy trình bảo dưỡng tủ điện RMU.....................................................................10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Tủ RMU schneider..........................................................................................2


Hình 1.2 Trạm xây, kios, một cột..................................................................................3
Hình 1.3 Sơ đồ một sợi..................................................................................................3
Hình 1.4 RMU loại 4 ngăn.............................................................................................5
Hình 1.5 RMU loại 3 ngăn.............................................................................................5
Hình 1.6 Cấu tạo mặt cắt tủ RMU.................................................................................5
Hình 1.7 Dàn cơ thao tác...............................................................................................6
Hình 1.8 Hệ thống thanh cái tiếp địa..............................................................................6
Hình 1.9 Hệ thống đầu cáp............................................................................................6
Hình 1.10 Thanh cái tròn...............................................................................................6
Hình 1.11 Ngăn khí SF6................................................................................................6
Hình 1.12 Bộ phận máy cắt............................................................................................7
Hình 1.13 Buồng dập hồ quang.....................................................................................7
Hình 1.14 Ngăn máy cắt................................................................................................7
Hình 1.15 Bầu chì máy biến áp......................................................................................7
Hình 1.16 Đầu cáo máy biến áp.....................................................................................7
Hình 1.17 Cầu chì bên trong bầu chì..............................................................................8
Hình 1.18 Đồng hồ báo áp suất......................................................................................8
Hình 2.1 Đồng hồ đo áp suất giảm.................................................................................9
Hình 2.2 Cầu dao phụ tải bị hỏng..................................................................................9
Hình 2.3 Cầu chì đã tác động.......................................................................................10
Hình 2.4 Điều tiết khi SF6 sau khi sửa chữa................................................................10
Hình 2.5 Cắt tháo tủ để thay thế...................................................................................10
Hình 2.6 Kiểm tra vận hành tủ RMU...........................................................................11
Hình 2.7 Kiểm tra dò rỉ SF6.........................................................................................11
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ TỔNG QUAN VỀ
TỦ RMU (RING MAIN UNIT)

1.1 Giới thiệu công ty TNH Bảo dưỡng và dịch vụ kĩ thuật năng lượng (ESTM)
Công ty TNHH Bảo Dưỡng và Dịch Vụ Kỹ thuật Năng Lượng (ETSM) là công ty
hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh vật tư, máy moc, linh kiện, thiết bị điện, điện tử,
điện lạnh, tin học, thiết bị bưu chính viễn thông, máy móc ngành xây dựng, công
nghiệp, mỏ địa chất, cơ khí, hệ thống thiết bị chiếu sáng đô thị và dân dụng, bảo trì bảo
dưỡng thiết bị điện, thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị điện tới 35 kV, thi công xây
dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, đường dây và trạm điện đến 110 kV. Với
đội ngũ kỹ sư điện, công nhân và các cộng tác viên đã và đang làm việc trong các lĩnh
vực khác nhau của ngành điện giàu kinh nghiệm, được đào tạo chính quy, Công ty
TNHH bảo dưỡng và dịch vụ kỹ thuật năng lượng có đủ năng lực thực hiện các công
việc bảo trì bảo dưỡng các thiết bị cho các công trình trạm biến áp và máy phát điện,
các thiết bị trung thế, hạ thế … trong phạm vi cả nước.
Với phương châm mang điến cho khách hàng sự hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ
công ty đã và đang trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong việc bảo trì, bảo dưỡng các
thiết bị điện tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh lân cận. Hiện nay, cùng với việc đang là
nhà thầu phụ số 1 của các thiết bị điện nổi tiếng như SCHNEIDER công ty đã và đang
cũng cấp cho các nhà thầu đơn vị xây lắp một số loại hình dịch vụ mới đó là loại hình
dịch vụ sau bán hàng. Đến với công ty, khách hàng sẽ có được sự đáp ứng cao nhất, hỗ
trợ tốt nhất về các vấn đề thiết bị mới đồng thời có được sự yên tâm cao nhất khi đưa
các thiết bị điện nói trên vào sử dụng.
Cùng với sự ủng hộ của SCHNEIDER ELECTRIC Việt Nam, công ty đã và đang
tiếp cận với các phương pháp bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điện mới, các phương pháp dự
đoán trước sự cố cũng như tiên phong trong việc đáp ứng các dịch vụ mới về bảo trì,
bảo dưỡng thiết bị điện cho các toà nhà lớn. khách sạn có yêu cầu khắt khe về sử dụng
điện.
Hiện nay, công ty đã và đang đầu tư thiết bị máy móc phục vụ cho việc thí nghiệm
các thiết bị điện đến 35 kV. Bên cạnh đó công ty không ngừng hợp tác với các đơn bị
có uy tín để thực hiện các bước thí nghiệm đòi hỏi máy móc và thiết bị điện tân tiến:
Trung tâm thí nghiệm điện I, Trung tâm thí nghiệm điện – Tổng công ty Điện Lực Hà
Nội, Tổng cục đo lường …
1.2 Nhật kí thực tập

TT Ngày Nội dung công việc Ghi chú


1 01/06/20 Nghe giới thiệu về công ty và học an toàn lao động
2 02/06/20 Nghe giới thiệu về công ty và học an toàn lao động
3 03/06/20 Nghe và tìm hiểu các loại tủ RMU
4 04/06/20 Nghe và tìm hiểu các loại tủ RMU
5 05/06/20 Tìm hiểu cấu tạo tủ RMU
6 06/06/20 Tìm hiểu cấu tạo tủ RMU
7 08/06/20 Tập thao tác các quy trình vận hành tủ RMU
8 09/06/20 Tập thao tác các quy trình vận hành tủ RMU
9 10/06/20 Thao tác tháo tủ RMU để sửa chữa
10 11/06/20 Thao tác tháo tủ RMU để sửa chữa
11 12/06/20 Sửa chữa dàn cơ thao tác
12 13/06/20 Viết báo cáo
1.3 Khái niệm và vị trí vai trò của tủ RMU trong hệ thống điện
a) Khái niệm
-Tủ RMU là thiết bị
hợp bộ thực hiện
chức năng kết nối,
đo lường, bảo vệ 
được ứng dụng
rộng rãi trong các
trạm đóng cắt ở
điện áp trung thế
(1-66 kV) với ưu
điểm nổi trội là Hình 1.1 Tủ RMU schneider
nâng tầm khả năng
bảo vệ máy biến áp, tổng chi phí để đầu tư tủ RMU là tương đương với các giải pháp
truyền thống.-Tủ RMU có kích thước nhỏ nhất hiện nay, độ tin cậy cao, an toàn, dễ
bảo dưỡng, dễ thay thế và mở rộng
b) Vị trí của tủ RMU trong hệ thống điện
Hình 1.2 Trạm xây, kios, một cột
- Nó thường hay được lắp đặt trong nhà máy phát điện, các trạm truyền tải và phân
phối điện, hay các trạm phân phối điện trong khu công nghiệp, khu dân cư, hoặc trong
các trạm điện trung thế của các trạm khách hàng sử dụng điện trung thế như: tòa nhà,
nhà máy, cảng biển, sân bay…

Hình 1.3 Sơ đồ một sợi

c) Vai trò của tủ RMU


- Lắp tủ RMU Schneider trong trạm biến áp sẽ giúp tăng cường khả năng chịu đựng
được khí hậu, môi trường khắc nghiệt, tránh được tình trạng quá nhiệt.
- Đóng cắt đầu vào cho các trạm biến áp, trạm biến thế hợp bộ,….hoặc trong lĩnh vực
ngành nghề khác.
- Bảo vệ máy biến áp, các thiết bị tốt hơn so với các thiết bị bảo vệ trung thế và hạ thế
trong trường hợp xảy ra sự cố
- Tủ điện RMU được sử dụng với nhiều vận dụng khác nhau trong hệ thống phân phối
mạch vòng thứ cấp, có chức năng đóng cắt đầu vào cho các trạm biến áp, trạm biến thế
hợp bộ…trong nhiều lĩnh vực ngành nghề.
d) Những ưu điểm của tủ RMU
- Kích thước thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích lắp đặt và xây trạm.
- Được làm từ các vật liệu cao cấp, chống cháy nổ, không sinh khí, mùi độc hại và
khả năng chịu nhiệt cao.
- Độ tin cậy và an toàn cao.
- An toàn, dễ dàng cho người sử dụng trong các điều kiện bảo trì vận hành.
- Tủ RMU được tích hợp máy cắt với rơle tự cấp nguồn, thích hợp cho việc bảo vệ
hai phía thượng nguồn và hạ nguồn, dễ lắp đặt hơn cầu chì trung thế.
- Không cần bảo trì trong điều kiện vận hành theo các tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Trang bị hệ thống giải phóng áp lực khi có sự cố về áp.
- Có khả năng điều khiển và giám sát từ xa.
1.4 Cấu tạo chung của tủ RMU
Dãy sản phẩm tủ mạch vòng RM6 với điện áp lên đến 24 kV có sẵn các tủ mạch
vòng kích thước gọn dùng khí SF6, có thể mở rộng hoặc không mở rộng, được hàn kín
trong suốt thời gian tuổi thọ. Vỏ bọc làm bằng thép không gỉ, được nạp đầy khí SF6,
chứa tất cả các thành phần mang điện chính bao gồm các dao cắt tải, các máy cắt và
dao nối đất, các thanh cái và các điểm đấu nối. Các khoang cầu chì được che chắn và
hàn kín kỹ lưỡng bổ sung trọn vẹn cho một tủ trung thế.
Dãy sản phẩm RM6 cho phép người dùng chọn lựa bảo vệ máy biến áp bằng dao
cắt kết hợp cầu chì hoặc bằng máy cắt với một dãy các rơ le bảo vệ tự cấp điện. Có sẵn
một dãy sản phẩm rộng bao gồm một đến bốn chức năng bao gồm dao cắt mạng vòng,
dao cắt kết hợp cầu chì và máy cắt.
Dãy sản phẩm RM6 cho phép:
Mở rộng các tủ mạch vòng 3 và 4 khoang mà không tác động đến khí SF6.
Máy cắt 630 A với bảo vệ tự cung cấp điện.
Khả năng cải tiến để tích hợp điều khiển từ xa và giám sát thiết bị như Talus
200.
Khả năng mở rộng
Dãy sản phẩm tủ RM6 cung cấp tùy chọn để mở rộng, sử dụng các tủ dao cắt,
dao cắt kết hợp cầu chì, tủ máy cắt (200 hoặc 630 A), có thể bổ sung tại chỗ mà không
cần các công cụ chuyên dùng, và không cần mở rộng chỗ xây lắp.
Máy cắt 630A
Dãy sản phẩm tủ RM6 hiện nay bao gồm giải pháp máy cắt 630A nhằm tạo các
điểm bảo vệ trên phân đoạn lưới điện phân phối trung thế. Các phân đoạn lưới được
bảo vệ hoặc các vòng lặp bên ngoài trạm phân phối chính giới hạn các tác động của sự
cố cáp hoặc đường dây và tăng cường chất lượng và độ tin cậy của nguồn cấp với số
khách hàng ít hơn trên mỗi phân đoạn bảo vệ.
Tủ RMU được phân chia và kết nối với nhau bằng những ngăn riêng biệt, với các
quy chuẩn RMU 2 ngăn, 4 ngăn, 6 ngăn tùy theo yêu cầu của khách hàng với chức
năng:
Tủ thiết kế mở rộng được ( extensible )
Loại hai thiết kế không mở rộng được
Loại bảo vệ bằng bằng bầu chì
Loại bảo vệ bằng role
Cấu tạo:

Hình 1.5 RMU loại 3 ngăn Hình 1.4 RMU loại 4 ngăn

2
1
4 1. Dàn cơ thao tác
2. Hệ thống tiếp địa
3. Hệ thống đầu cái
4. Hệ thống thanh cái (hở đối với tủ đặt trong
nhà, ở bên trong ngăn SF6 với tủ ngoài trời)
3

Hình 1.6 Cấu tạo mặt cắt tủ RMU


1 Dàn cơ thao tác
Giúp người vận hành đóng cắt tiếp địa, cầu dao phụ tải
khi kiểm tra và sửa chữa tủ

Hình 1.7 Dàn cơ thao tác

2 Hệ thống tiếp địa:


Gồm ít nhất một thanh cái mềm được làm
từ các sợi đồng bện vào nhau và thanh cái Hình 1.8 Hệ thống thanh cái tiếp địa
cứng. Thanh cái mềm thường được lắp ở
những chỗ tiếp địa hay xảy ra rung lắc hoặc những chỗ hay được tháo lắp nhiều,
3 Đầu cáp
Hệ thống sứ xuyên đầu cáp làm bằng gốm, mỗi ngăn có ba đầu cáp kết nối ba pha

4 Hệ thống
thanh cái
Thanh cái
tròn làm từ
đồng, kết
Hình 1.9 Hệ thống đầu cáp Hình 1.10 Thanh cái tròn

nối các pha của mỗi ngăn. Hệ thống thanh cái


được đặt trong ngăn khí SF6 bên dưới buồng
dập hồ quang
5 Ngăn khí SF6
Ngăn khí SF6 được bao kín bằng vỏ máy

Hình 1.11 Ngăn khí SF6


6 Bộ phận máy cắt
Hình 1.12 Bộ phận máy cắt

Được lắp đặt bên trong buồng khí SF6 giúp tăng khả năng cách điện và dập hồ quang

7 Buồng dập hồ quang


Được lắp đặt trong buồng khí SF6 và dập hồ quang bằng SF6
8 Ngăn máy biến áp

Hình 1.14 Ngăn máy cắt

Hình 1.13 Buồng dập hồ quang


Gồm bầu chì để bảo vệ máy biến áp và đầu cáp máy biến áp

Hình 1.15 Bầu chì máy biến áp Hình 1.16 Đầu cáp máy biến áp

Hình
9 Đồng hồ báo áp suất khí SF6
1.5 Các thông số cơ bản của RMU

Thông số kĩ thuật Kí hiệu, đơn vị


Điện áp cách điện định mức kV
Điện áp định mức kV
Điện áp thử nghiệm ở tần số công nghiệp (60s) kV
Điện áp thử xung cách điện Uimp( kV)
Tần số định mức f(Hz)
Dòng điện định mức Idm
Khả năng chịu ngắn mạch kA/s
Cấp bảo vệ IP
Dòng điện ngắn mạch In
Điện áp ngắn mạch Un
CHƯƠNG 2. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH TỦ RMU
VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA

2.1 Các sự cố thường gặp khi vận hành tủ RMU


Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Bảo Dưỡng và Dịch Vụ Kỹ thuật Năng
Lượng (ETSM), em đã biết thêm được rất nhiều sự cố thường gặp của tủ RMU từ các
anh ở công ty khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa. Sau đây em xin được trình bày một
số lỗi mà em đã gặp trực tiếp trong hai tuần thực tập vừa qua:

a) Rò rỉ khí SF6
Nguyên nhân: do lớp vỏ tủ bị hở, rò khí qua
các mối hàn khi sửa chữa
Hiện tượng: đồng hồ đo áp suất SF6 giảm

Hình 2.1 Đồng hồ đo áp suất giảm

b) Sự cố kéo tụt cầu dao phụ tải


Nguyên nhân: do người vận hành, sữa
chữa trong lúc thao tác làm hỏng đầu cầu
dao phụ tải
Hiện tượng: đầu sứ cầu dao phụ tải bị
bục ra khỏi thân máy

Hình 2.2 Cầu dao phụ tải bị hỏng


c) Cầu chì hỏng do sự cố trong máy biến áp
Nguyên nhân: do xảy ra sự cố trong máy biến áp làm cầu chì tác động dẫn tới tác
động cầu chì
Hiện tượng: đầu lẫy của cầu chì bị bật lên
d) Một số sự cố khác
- Phóng điện bề mặt tủ trung thế : do rò rỉ lớp cách
điện, hở dây chạm vào vỏ tủ, hao hụt khí SF6
- Relay tác động sai
- Hỏng hóc máy cắt: do hỏng hóc cơ học, tiếp xúc
lâu với điều kiện độ ẩm cao, do bụi bặm, do hiện
tượng phóng điện,…
- Sự cố vận hành tủ trung thế, thiết bị đo đếm: do
thao tác nhầm lẫn, thiết bị đo đếm hoạt động không Hình 2.3 Cầu chì đã tác động
bình thường
2.2 Phương pháp sửa chữa tủ bị sự cố
a) Rò rỉ khí SF6
Khi đồng hồ đo áp suất SF6 giảm quá mức cần
thiết, để sửa chữa cần ngừng hoạt động của tủ, sau
đó cần phải dò xét tìm ra chỗ bị hở và hàn sửa lại.
Sau đó bơm khí SF6 lại cho tới khi đồng hồ đo đạt
tiêu chuẩn
Kiểm tra một lần nữa những mối hàn sửa chữa
Hình 2.4 Điều tiết khi SF6 sau
b) Sự cố kéo tụt cầu dao phụ tải khi sửa chữa
Cách sửa chữa: cần phải cắt mở ngăn khí SF6
sau đó tiến hành thay thế cầu dao phụ tải bị hỏng

c) Cầu chì tác động do sự cố trong máy biến áp


Cách sửa chữa: ngừng hoạt động của tủ và
máy biến áp sau đó tiến hành thay mới bộ 3
cầu chì khác
2.3 Quy trình bảo dưỡng tủ điện RMU
Bước 1: Kiểm tra tổng thể
Kiểm tra nối đất trung tính và tiếp địa
Kiểm tra biến dòng bảo vệ (CT) Hình 2.5 Cắt tháo tủ để thay thế
Kiểm tra biến áp bảo vệ (PT)
Kiểm tra khóa liên động tiếp địa và thiết bị bảo vệ tụ
Kiểm tra biến áp đo lường (CPT)
Kiểm
Hìnhtra
2.6cầu chì tra vận hành tủ RMU
Kiểm Hình 2.7 Kiểm tra dò rỉ SF6
Kiểm tra thiết bị đo, chuyển mạch điều khiển và đèn chỉ thị
Bước 2: Vệ sinh tủ
Vệ sinh, hút bụi thiết bị và phụ kiện trong tủ
Siết chặt các đai ốc, đánh gỉ sét nếu có
Tra dầu mỡ bôi trơn cho các khớp chuyển động thao tác nếu cần thiết
Vệ sinh bên ngoài tủ, cánh tủ, gầm tủ.
Bước 3: Kiểm định
Đo điện trở cách điện, điện trở tiếp xúc thanh cái trung tính
Đo điện trở cách điện, điện trở tiếp xúc các điểm đấu nối giữa thanh cái và tủ RMU
Đo điện trở cách điện, điện trở tiếp xúc giữa RMU và cáp trung thế
Đo điện trở cách điện hệ thống cáp trung thế
Đo điện trở hệ thống tiếp địa
Thí nghiệm các relay bảo vệ
KẾT LUẬN CHUNG
Qua một thời gian dài thực tập cũng như viết bản báo cáo, em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của giảng viên Lê Xuân Sanh cùng anh chị ở công ty TNHH bảo
dưỡng và dịch vụ kĩ thuật năng lượng (ETSM), cùng sự cố gắng của bản thân, kiến
thức vốn và kiến thức thêm khi được thực tập, đến nay em đã hoàn thành bản báo cáo
thực tập. Trong quá trình thực hiện em đã tìm hiểu được những nội dung sau:
- Tìm hiểu chi tiết về tủ RMU: cấu tạo, vị trí tủ, phân loại, các thông số cơ bản,…
- Các sự cố thường gặp đối với tủ RMU và phương pháp sửa chữa, bảo dưỡng tủ
Tuy vậy nhưng do có nhiều yếu tố trực quan và khách quan khác nên trong bản báo
cáo vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định nên em mong thầy cô và các bạn
đóng góp để bản báo cáo được hoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn !

You might also like