You are on page 1of 55

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – BỘ MÔN Ô TÔ



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT

NGHIỆP
CÔNG TY:

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG


MẠI KỸ THUẬT AN PHÁT
GVHD: Ngô Đình Nhiên

SVTH : Nguyễn Minh Tân

LỚP : CĐ ÔTÔ 19B

TP.HCM - 2022

0
Mục lục

Lời Mở Đầu...................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................3
Phần 1: Tổng quan về công ty (Garage) thực tập......................................................4
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty:...........................................................................4
1.2 Giới thiệu về cơ sở vật chất của công ty................................................................5
Phần 2: Nội dung thực tập...........................................................................................8
2.1 Thực tập về tổ chức quản lý sản xuất....................................................................8
2.2 Thực tập về an toàn lao động trong sản xuất........................................................8
2.3 Thưc tập chuyên môn..........................................................................................10
2.3.1 Phần máy.......................................................................................................10
2.3.2 Phần gầm.......................................................................................................19
2.3.3 Phần điện – điện lạnh....................................................................................23
2.3.4 Phần đồng sơn...............................................................................................26
2.3.5 Bảo dưỡng.....................................................................................................45
Phần 3: Kết luận và kiến nghị...................................................................................51
3.1 Kết luận...............................................................................................................51
3.2 Kiến nghị và đề xuất............................................................................................52
3.2.1 Về công ty thực tập........................................................................................52
3.2.2 Về chương trình giảng dạy của trường..........................................................53
3.2.3 Về quản lý thực tập........................................................................................53

1
2
Lời Mở Đầu

Với xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ như ngày nay thì sự phát triển của
ngành công nghiệp ô tô so với các ngành khác cũng trở nên ngày càng mạnh mẽ ở
nước ta cũng như trên thế giới.

Hiện nay tại Việt Nam số lượng xe tiêu thụ, các nhà máy láp ráp, các dự án
đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô đang chiếm một số lượng lớn và ngày càng gia
tăng. Chính vì việc ô tô được sử dụng ngày càng nhiều nên các dịch vụ chăm sóc
khách hàng ngày càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên số lượng các kĩ sư, công nhân
lành nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vì vậy việc đào tạo các kĩ sư,
công nhân am hiểu về ô tô là điều cần thiết hiện nay. Do đó việc va chạm thực tế là
vô cùng quan trọng đối với sinh viên nên nhà trường đã tạo điều kiện cho các sinh
viên chúng em có thời gian tiếp xúc với công việc bên ngoài.

Do thời gian có hạn cùng với khả năng chuyên môn hạn chế , trong quá trình
thực tập nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến từ
các thầy cô để giúp cho trình độ chuyên môn về ngành được cải thiện hoàn mỹ hơn.

Bảng báo cáo thực tập dưới đây là đúc kết tất cả các công việc trong quá
trình thực tập em đã được chỉ dạy và thực hành tại công ty.

Em Xin Chân Thành Cảm ơn!

Sinh viên thực tập

Nguyễn Minh Tân

3
LỜI CẢM ƠN

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện ở trường và tại
công ty thực tập.

Qua bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa công
nghệ ô tô cùng các thầy cô trong trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng đã tận tâm
dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian em theo học tại
trường. Điều đặc biệt là đã tạo điều kiện cho em được thực tập bên ngoài để cọ xát
thực tế. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô.

Em cũng xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Công ty TNHH Xây Dựng
Thương Mại Kỹ Thuật AN PHÁT đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
thực tập tại công ty.

Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để em có thể khắc phục
được những nhược điểm và ngày càng hoàn thiện mình hơn. Một lần nữa em xin
chân thành cảm ơn cảm ơn quý thầy cô trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng, cán
bộ, công nhân viên chức Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Kỹ Thuật AN
PHÁT đã giúp đỡ em trong thời tian qua.

Em xin chúc các quý thầy cô luôn mạnh khỏe.

Sinh viên thực tập

Nguyễn Minh Tân

4
Phần 1: Tổng quan về công ty (Garage) thực tập

1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty:

- Vị trí: 100-102 đường 39 phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP. Thủ Đức - TP
HCM

- Chức năng: Bảo dưỡng, sửa chữa,đồng sơn và chăm sóc ô tô

- Sơ đồ tổ chức:

 Giám đốc

 Phó giám đốc

 Cố vấn dịch vụ

 Kỹ thuật viên sửa chữa

5
1.2 Giới thiệu về cơ sở vật chất của công ty

Hình 1.2.1 Công ty TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI KỸ T HUẬT AN PHÁT

6
Hình 1.2.2 cầu năng một trụ

7
Hình 1.2.3 Cầu năng 2 trụ

Hình 1.2.4 Máy chuẩn đoán lỗi ô tô

Hình 1.2.5 Tủ đồ nghề sửa chữa Toptul


8
Phần 2: Nội dung thực tập

2.1 Thực tập về tổ chức quản lý sản xuất

+ Quy trình làm việc của công ty

 Cố vấn dịch vụ : Là người nhận và chịu trách nhiệm xe của khách mang đến
công ty (garage) để sửa chữa hoặc chăm sóc bảo dưỡng xe

+ Các kỹ thuật viên sẽ kiễm tra xe và báo những thứ cần sửa chữa hoặc bão
dưỡng

+ Cố vấn dịch vụ sẽ cho khách hàng bảng báo giá những thứ cần sửa chữa
nếu khách hàng đồng ý thì các kỹ thực viên sẻ tiếng hành sửa chữa và bão
dưỡng.

2.2 Thực tập về an toàn lao động trong sản xuất.

9
Hình 2.2.1 Kính bão hộ lao động các KTV mang khi sử dụng máy cắt.

Hình 2.2.2 Kính hàn điện mang khi sử dụng máy hàn điện.

10
Hình 2.2.3 Máy cắt kim loại có phần bảo vệ cho KTV.

2.3 Thưc tập chuyên môn

2.3.1 Phần máy

Hình 2.3.1.1

 Tháo đường ống dẫn khí từ lộc gió cho đến họng ga và các jack điện

 Vệ sinh lọc gió động cơ bằng xịt gió hoặc hay lọc mới khi cần thiết

 Về sính họng ga bướm ga khi đóng các chất bụi và bụi than

 Sau khi về sinh xong thì lắp lại các ống dẫn khí và các jack điện.

11
Hình 2.3.1.2 Thay nhớt động cơ

+ Thay nhớt và lọc nhớt khi xe đi được 5000 km

Hình 2.3.1.3

+ Kiểm tra và bão dưỡng các loại dầu như dầu thắng dầu trợ lực lái …

12
Hình 2.3.1.4 kiểm tra áp suất lốp

+ Kiểm tra và bơm áp suất lốp tùy theo trọng lượng mà nhà sản xuất đưa ra.

+ Thay két nước


 Hiện tượng: Khi nhận thấy nước giải nhiệt lợt màu, chứa nhiều cặn bẩn
hoặc có hiện tượng sệt lại với các cặn gỉ, đó chính là dấu hiệu két nước bị
gỉ bên trong và các gỉ sét trong thành két nước làm biến chất nước giải
nhiệt gây nên hiện tượng trên. Trường hợp này tốt nhất bạn nên thay két
nước mới để bảo đảm vì khi đã bị han gỉ bên trong két nước rất dễ bị
nghẹt và không đảm bảo.

Hình 2.3.1.5 két nước bị gỉ


13
+ Thay van hằng nhiệt
Hiện tượng: Van hằng nhiệt bị hỏng sẽ không thể tự động mở được khi nhiệt độ
nước tăng cao, làm nước không lưu thông qua két làm mát và nhiệt độ động cơ sẽ
tăng mau, có thể gây hư hỏng nặng. Khi van hằng nhiệt bị hư, bạn nên thay thế ngay
van mới.

Hình 2.3.1.5

14
 Đại tu động cơ: Sau nhiều năm xe chạy không xảy ra vấn đề, nhưng đột nhiên xe
bạn gặp một trong số những trường hợp như: Động cơ hao nước mát, nhanh nóng;
động cơ phát ra tiếng kêu; động cơ bị thuỷ kích; ô tô bị đổ hơi; chạy tốn xăng; khó
tăng tốc; khởi động động cơ khó;… Thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa xe đi
đại tu động cơ và thay bộ gioăng đại tu hoàn chỉnh.

Hình 2.3.1.6 Cẩu động cơ ra khỏi xe để đại tu

15
Hình 2.3.1.7 Động cơ được cẩu ra khỏi xe

Hình 2.3.1.8 Các bộ phận động cơ được rã ra để vệ sinh

16
Hình 2.3.1.9 Vệ sinh nắp máy

+ Thay gioăng mặt máy ( gioăng quy lát )

Hình 2.3.1.10 Thay gioăng mặt máy

17
Hình 2.3.1.11 Thay phớt xuppap

Hình 2.3.1.12 Phớt xuppap

18
Hình 2.3.1.11 Động cơ cần thay gioăng nắp máy ( gioăng giàn cò )

19
2.3.2 Phần gầm

Hình 2.3.2.1 kiểm tra bảo dưỡng phanh

- Kiểm tra hệ thống phanh

- Kiểm tra hệ thống treo và các cao su càng và các chi tiết liên quan bố mòn cần
phải thay thế mới, đĩa bị mòn không đều thì phải đi vớt lại đĩa

Hình 2.3.2.2 Càng chữ A

20
+ Thay rotuyn lái
Hiện tượng: khi kiểm tra rô tuyn bị rơ không chặt như ban đầu, sẽ tạo ra tiếng kêu
lạch cạch khi di chuyển

Hình 2.3.2.3 Rotuyn lái

21
+Thay thế giảm sóc
Hiện tượng: Trong quá trình vận hành, nếu hệ thống giảm xóc xuất hiện âm thanh
lạ, ngay cả khi chúng chưa đến tuổi, hãy kiểm tra lại bu-lông, đệm cao su và các
miếng lông đền tại những điểm tiếp xúc của phuộc với thân xe. khi giảm xóc đã rò
rỉ nhớt hoặc mất độ hãm.

Hình 2.3.2.4 Giảm xóc

22
+ Tháo thước lái.
Hiện tượng: Một hiện tượng phổ biến ở hệ thống lái trợ lực thủy lực là chảy dầu ở
thước lái. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do phớt thước lái bị chảy dầu.
Tuổi thọ của phớt thước lái thấp nên sau thời gian sử dụng nhất định sẽ gây ra chảy
dầu. Một nguyên nhân khác là do chụp lái bị rách làm cho nước và bụi xâm nhập
vào bên trong, phá hỏng phớt thước lái. Hoặc có thể là do đai siết 2 đầu thước lái
không chặt làm rỗ ti, phá hủy phớt.

Hình 2.3.2.5 Thước lái

23
2.3.3 Phần điện – điện lạnh
+ Kiểm tra hệ thống điện thân xe, đèn xe, kiểm tra cầu chì nếu có hư thì thay thế

Hình 2.3.3.1 Hệ thống dây điện dưới taplo

+ Tháo dàn taplo xe để kiễm tra

24
Hình 2.3.3.2 Hộp cầu chì ô tô
 Điên lạnh ô tô:

Hình 2.3.3.2

Đồng hồ nạp xả và kiễm tra hệ thống đều hòa

25
Hình 2.3.3.3 Gas R134A dùng để nạp Gas

+ Nếu điều hòa trên xe không lạnh : kiểm tra xem hệ thống gas còn gas hay không
nếu còn thì kiểm tra tiếp lốc điều hòa ô tô

Hình 2.3.3.4 Lốc điều hòa

26
+ Lốc điều hòa ô tô chính là máy nén trong hệ thống điều hòa của xe ô tô

Sẽ xảy ra hiện tượng gì nếu hỏng lốc điều hòa ô tô?


Lốc điều hòa ô tô là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc của hệ thống máy làm
lạnh của xe hơi, đây cũng bộ phận cũng dễ mắc lỗi nhất. Những dấu hiệu nhận biết
tình trạng điều hòa hư hỏng lốc có thể kể đến như:
- Điều hòa không lạnh hoặc kém lạnh: Bạn bật nút điều chỉnh lên đến cực đại mà
vẫn không cảm thấy hơi lạnh hoặc hơi lạnh yếu từ máy lạnh thì rất có thể đây là dấu
hiệu của máy nén điều hòa ô tô bị hỏng. Cũng rất có thể, quá trình nén môi chất từ
block chậm, làm giảm áp suất  dẫn đến khả năng xả nhiệt tại dàn lạnh.
- Máy nén khó khởi động: Khi bật điều hòa, nếu bạn nghe thấy tiếng kêu “tạch tạch”
lặp lại nhiều lần thì rất có thể cục nóng đang gặp vấn đề dẫn đến máy nén khó khởi
động như bình thường.
- Máy nén kêu to bất thường: Trường hợp máy lạnh hoạt động bình thường thì tiếng
kêu ổn định, đều đặn kể cả khi tắt. Nhưng nếu nghe thấy tiếng kêu to hơn và dài liên
tục thì block có thể đang gặp vấn đề.
- Cục nóng không phát tiếng: Đây là bộ phận thường xuyên phát ra tiếng ồn khi
máy nén hoạt động, tuy nhiên nếu cục nóng không có tiếng ồn hoặc tiếng ồn ngắt
quãng thì có khả năng  lốc điều hòa ô tô không làm việc hoặc làm việc không hết
công suất định mức.

2.3.4 Phần đồng sơn


Sơn xe là gì ?

- Sơn xe là phương pháp phủ một lớp mỏng sơn lỏng lên một bề mặt, sau
đó lớp sơn này sẽ khô đi và cứng lại tạo thành một lớp phủ cứng.

 Mục đích của việc phun sơn :


Bảo vệ chi tiết lớp sơn có tác dụng bảo vệ các bề mặt vật liệu như thép,
nhôm, gỗ hay nhựa khỏi bị rỉ sét và ăn mòn, đồng thời làm tăng tuổi thọ của sản
phẩm.

Lớp sơn tác dụng làm tăng tinh thẩm mỹ cho sản phẩm nhờ độ bóng và
màu sắc của sơn.

Để tăng khả năng nhận biết cho xe bằng cách sơn các màu sắc đặt trưng lên
thân xe, như xe cứu hỏa hoặc xe cảnh sát.

27
Các thành phần của sơn :
Sơn là một loại chất lỏng được cấu thành từ chất dẻo, chất màu, dung moi
và các chất phụ da.

Chất dẻo lả chất lỏng không màu, nó đem lại độ bóng, đô cứng và khả năng
kết dính cho lớp sơn. Đây là thành phần sẽ làm cho lớp sơn trở thành một lớp phủ
cứng khi nó được sấy khô và đông cứng lại.

Chất màu là một loại bột được sửng dụng để đem lại màu sắc và độ dày cho
lớp sơn. Chất màu không bị hòa tan trong dung môi.

Chất màu được phân loại theo mục đích sử dụng của chúng

1. Chất tạo màu : để tạo ra màu sắc.


2. Chất tạo hiệu ứng : tạo ra các hiệu ứng màu, như màu metalic hay
màu ánh ngọc trai.
3. Chất tạo độ dày : bổ sung độ dày cho lớp sơn.
4. Chất chống gỉ : có tác dụng chống gỉ.
5. Chất chống bóng : làm giảm độ bóng của sơn
Dung môi là loại chất lỏng được sử dụng để hòa tan chất dẻo và trộn lẫn
các chất màu với nhau.

Dung môi sẽ bay hơi. Do đó, nó sẽ không tồn tại trong lớp sơn khi sơn đã
khô.

Các chất phụ gia được sử dụng để loại trừ các hiện tượng bóng khí, lắng
màu hoặc để tăng cường chất lượng cho lớp sơn.

Vai trò của các chất pha bãng :


Được sừ dụng để điều chỉnh đột nhớt của sơn giúp việc phun sơn được dễ
dàng hơn.

Được lựa chọn theo loại sơn và điều kiện phun sơn.

Vai trò của chất đóng rắn :


Phản ứng hóa học cùa chất dẻo là thành phần chính của sơn, để tạo thành
các phần tử cứng, làm cho lớp sơn trở nên bền vững.

28
Sửa chữa hệ thống đồng sơn.

Trong quá trình khai thác và sử dụng ô tô thì việc bảo dưỡng, sửa chữa ô
tô là rất quan trọng nhằm duy trì trạng thái làm việc tốt nhất của xe. Tuy nhiên
trong thực tế vẫn có trường hợp ô tô bị hư hỏng, tai nạn khi vận hành. Các tai
nạn này làm hư hỏng phần sơn xe, vỏ xe ô tô là rất phổ biến. Do dó quá trình
sửa chữa để phục hồi các hư hỏng liên quan đến thân xe và sơn xe ô tô ngày nay
là nhu cầu rất lớn của xã hội. Sau đây xin trình bày quy trình tổng quan về sửa
chữa thân xe và sơn xe.

 Tình trạng xe khi vào

- Qua cố vấn dịch vụ kiểm tra xe, báo lệnh sửa chữa.
 Kiểm tra

Xác định vị trí hư hỏng trên xe

Hình 2.3.4.1 phần xe hư hỏng

29
Đây là công việc chuẩn bị bề mặt trước khi tiến hành sơn xe. Công việc
này nhằm đánh giá xem khu vực hưng hỏng có chi tiết nào cần phải thay thế
không.
 Tháo các chi tiết :
- Tháo các chi tiết đã bị hư hỏng và tháo các chi tiết cần thiết để sửa
chữa thân xe và vỏ.
 Đánh giá tinh trạng hư hỏng :
Đánh giá khu vực hư hỏng xem có chi tiết nào cần phải thay thế hay không.
 Tháo các chi tiết :
Tháo các chi tiết đã bị hư hỏng và các chi tiết cần thiết để sửa chữa.
 Nắn khung( chỉ khi khung xe bị biến dạng):
- Công đoạn này nhằm phục hồi các giá trị kích thước khung xe tiêu
chuẩn của chiếc xe đó. Gá các chi tiết và thay thế bằng cách hàn
Kéo khung xe khoang động cơ
Phục hồi kích thước khung xe về các giá trị chuẩn.
 Thay thế các tấm vỏ xe ( chỉ khi khó sữa chữa được) :
Gá tấm chắn trước xe

Gá các chi tiết thay thế bằng cách hàn.

Gắn các chi tiết thay thế bằng phương pháp hàn

30
Hình 2.3.4.2 Làm đồng phần hư hỏng

31
 Sửa chữa tấm vỏ xe :
Khôi phục lại hình dáng của các tấm đã bị hư hỏng bằng búa, có thể sử dụng
phương pháp nắn khung vỏ bằng máy hàn rút tôn, sử dụng bộ nắn khung.

Sửa chữa tấm vỏ

Hình 2.3.4.3 Xử lý phần cản sau bị nứt

Xử lí bắn iv vào phần miếng thép để cố định phần cản bị nứt

32
Hình 2.3.4.4 Xử lý phần cản sau bị nứt

Phục hồi lại hình dạng của các tấm vỏ xe đã bị biến dạng bằng cách gõ
búa,vỗ móp những chổ bị hư hỏng.

Sau khi ta hàn xong những chỗ bị hư hỏng ta tiến hành dùng máy mài mài đi
các vết hàn bị nhô lên khỏi bề mặt. Xong ta dùng chổi lắp vào máy đánh
bung bụi bẩn và vết hàn , ta dùng máy thổi khí thổi sạch đi các bụi bẩn còn
bám lại trên bề mặt.
Vậy là ta đã thực hiện xong công việc làm đồng cho xe . xong ta bắt đầu thực
hiện quy trình sơn xe.
33
 Kiểm tra bề mặt phần hư hỏng :
- Đánh dấu những chỗ hư
- Mày nhám 80 tròn hết những vết sẹo trên bề mặt phần hư
- Mày lại nhám 120 và nhám 180 đê cho che đi sọc nhám 80 phía
trên
- run lại nhám 320 và nhám 400 cho sọc nhám nhỏ lại
- Dùng nhám 500 để chà lại những góc cạnh
 Chống gỉ :

Hình 2.3.4.8 Lót chống gỉ

- Vệ sinh bề mặt chi tiết: Xịt xăng, dùng khăn sạch lau đều lại bề
mặt, phun chất chống rỉ vào mặt sau của các khu vực bị hư hỏng để bảo vệ bề
mặt kim loại bị ăn mòn.

34
+ Trét ma tít lên bề mặt vừa lót sét

Hình 2.3.4.8 Trét ma tic

35
Hình 2.3.4.9 Trét ma tic

Công dụng của bước 3 nào là tạo lại khuôn dạng ban đàu cho vỏ xe. Bước này
cần tiến hành rất cẩn thận đặc biết chú ý phải lau thật khô sạch bề mặt nếu bề mặt
trầy sướt còn ướt thì khi ta bả ba tit lên sẽ bị hở khiến ta không thể tạo được khuôn
xe . Công đoạn này đòi hỏi tay nghề và sự cẩn thận của người thợ.

36
 Che chắn khi sơn sơn lót :

Hình 2.3.4.10 Lót xám bề mặt

: Sơn lót: tiếp tục sơn lót them một lớp sơn trên phần ba tit giúp ngăn phần ma tít
không ăn ra ngoài, nếu không làm kỹ lớp ba tít sẽ thắm ra ngoài ảnh hưởng đến :
Sơn lót: tiếp tục sơn lót them một lớp sơn trên phần ba tit giúp ngăn phần ma tít
không ăn ra ngoài, nếu không làm kỹ lớp ba tít sẽ thắm ra ngoài ảnh hưởng đến màu
của xe .

37
Hình 2.3.4.11 Sơn lót

Nhằm tránh làm dính sơn ra ngoài các khu vực cần phun sơn. Điều chỉnh
các phần biên: Dùng để điều chỉnh phần biên sao cho nó không bị lộ ra.

 Phun lớp sơn lót :

Phun sơn lót


Phun sơn lót tạo độ nhẵn mịn cho bề mặt để sơn phủ.
Run lại nhám 400 để cho khi chúng ta sơn phủ lên sẽ bám được với bề mặt sơn lót
Xì gió sạch sẽ, lấy khăn lau qua cái
Kiểm tra lại những lỗ mọt nhỏ và nghiền ma tít lại nhửng chỗ bị thiếu so
với hình dạng ban đầu
Sau đó kiểm tra lại toàn bộ lần cuối trước khi vô sơn

38
 Pha màu sơn :

Hình 2.3.4.12 Thực hiện pha màu sơn

Sử dụng cân tiểu li để cân sơn khi pha màu


Pha màu sơn: là trộn lẫn các loại sơn (Các thành phần của màu) để tạo ra
màu giống với màu xe cần sửa chữa.

39
 Che chắn lại trước khi sơn phủ :

Để tránh cho sơn bị rây ra các bề mặt cần sơn.Che chắn trước khi sơn phủ Trước
khi sơn dùng khăn giấy bỏ silicon vào lau qua hết toan bộ phần muốn sơnSau đó
dùng dẻ dính vừa lau vừa xì gió cho sạch sẽ

Hình 2.3.4.13 Che chắn trước khi phun màu

40
 Phun lớp sơn lót nền:

Hình 2.3.4.14 Phun sơn lót nền cho đều bề mặt

41
 Pha màu và phun sơn lớp nền

Hình 2.3.4.15 Hoàn thiện sơn nền

Chờ 30 phút để khô sơn , nhiệt độ chuẩn khi sơn là 30 đến 36 độ .


Lưu ý nếu thời tiết xấu độ ẩm cao thì nên sấy bằng lò sưởi

 Sau khi lun sơn lớp nền xong và đã khô ta tiếng hành sơn bóng bề mặt cho xe

42
Hình 2.3.4.16 Keo bóng

+Có các loại keo bóng như 1k,2k....

Công ty luôn chú trọng về chất lượng sản phẩn nên luôn chọn bóng 2k

Keo bóng có 2 thành phần:phần cứng và phần bóng

-Khi hòa trộn 2 thành phần thì ta sẽ có keo bóng với độ bám bề mặt và nhanh
khô

43
Hình 2.3.4.17 Sơn xe đã hoàn thành

Xong ta pha sơn bóng 2k sơn đều …


Sau khi xong quá trình phun sơn ta để cho khô 1 đến 2 tiếng rồi tiến hành bước tiếp
theo là đánh bass rồi giao xe

Đánh bóng sơn ô tô là một quá trình gồm nhiều bước khác nhau, kết hợp giữa đánh
bóng bằng máy và đánh bóng bằng tay để làm phẳng bề mặt sơn xe, xóa đi các vết
xước và lỗi trên bề mặt đó nhằm đảm bảo sự hoàn thiện đến một mức độ sáng hơn
xe mới. Các bước đánh bóng sơn xe ô tô như sau:
 
- Bước 1: Rửa và tẩy sạch chất bẩn trên xe.
- Bước 2: Kiểm tra tình trạng sơn xe và đánh dấu các vị trí cần xử lý.
- Bước 3: Tiến hành đánh bóng sơn ô tô và làm phẳng bề mặt nếu cần.
- Bước 4: Đánh bóng xóa lỗi khuyết điểm trên toàn bề mặt sơn.
- Bước 5: Đánh bóng hoàn thiện bề mặt sơn.
- Bước 6: Vệ sinh sau khi hiệu chỉnh sơn xe.

44
Hình 2.3.4.18 KTV đánh bass làm bóng bề mặt

Mỗi bước đánh bóng sơn xe ô tô đòi hỏi thời gian và các kỹ thật khác nhau
nên phải sử dụng đúng dụng cụ, xi đánh bóng và đèn soi xước chuyên dụng
để kiểm tra bề mặt sơn .

Sau khi sơn và đánh bóng xe ta tiến hành rửa xe

Hình 2.3.4.29 Rửa xe

45
2.3.5 Bảo dưỡng
Quy trình bảo dưỡng chung tại các hãng và công ty

Bảo dưỡng xe ô tô không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng xe mà đó
còn là yêu cầu của nhà sản xuất và là quy định của luật pháp của quốc gia nhằm
đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông, có thể quản lý chất lượng phương
tiện, giảm sự cố hỏng hóc, tăng tuổi thọ cho các chi tiết máy và động cơ xe

Bước 1. Kiểm tra lọc nhớt, thay nhớt

Sau khi xe đã sử dụng một thời gian dài, chạy được một quãng đường xa thì xe
thường báo nhớt. Để thực hiện công việc này, nhân viên kỹ thuật sẽ nâng xe lên, sau
đó tháo ốc xả nhớt để xả nhớt động cơ vào thùng nhớt, xả hết nhớt sau đó tháo lọc
nhớt kiểm tra xem độ bẩn của lọc.

46
Bạn nên thay lọc nhớt sau khi thay nhớt 2 lần. Sau khi kiểm tra lọc nhớt xong thì
siết lại ốc xả nhớt, đổ nhớt vừa đủ, đúng loại theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc
của khách hàng.

Hình 2.3.5.1 Kiểm tra lọc

Bước 2. Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ

Lọc gió trong ô tô có nhiệm vụ rất quan trọng là  lọc sạch không khí trước khi
không khí hòa trộn với nhiên liệu rồi đi vào buồng đốt. Bởi vậy nếu như lọc gió bị
rách thì bụi bẩn sẽ chui vào động cơ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của động cơ,
có thể gây hư tổn cho máy, nếu bụi bẩn quá nhiều sẽ dẫn tới động cơ bị nghẹt,
không khí bên ngoài sẽ khó để đi qua dẫn đến thiếu không khí để hòa trộn với nhiên
liệu tạo hỗn hợp hòa khí lý tưởng.

47
Để khắc phục, tránh gặp phải hỏng hóc này khi đi bảo dưỡng bạn cần bảo nhân viên
kỹ thuật tháo lọc gió để kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ. Quy trình là đầu tiên thợ sửa sẽ
tháo bô, rồi lấy lọc  gió ra, thổi bụi đi. Nếu như lọc gió bị bụi bẩn bám quá nhiều, bị
nghẹt thì nên thay lọc gió mới đúng loại với lọc gió cũ của xe để động cơ hoạt động
ổn định, bình thường. Theo như khuyến nghị của các chuyên gia thì người chủ xe
nên thay lọc gió sau khi xe chạy được tầm 50.000 km sẽ giúp động cơ hoạt động tốt,
có đủ lượng không khí sạch để hoạt động.

Hình 2.3.5.2 Kiểm tra lọc gió

Bước 3: Kiểm tra lọc gió máy lạnh

Tiếp theo là bạn cần kiểm tra bộ phận lọc gió máy lạnh, tuy nhỏ bé nhưng chức
năng lại rất quan trọng, bộ phận này sẽ giữ lại bụi bẩn trong không khí trước khi đi
qua dàn lạnh giúp cho không khí đi vào rất trong lành, mát mẻ. Nếu lọc gió của xe
bị bám nhiều bụi bẩn lọc gió sẽ bị nghẹt do đó nhiều bụi bẩn vào gây mùi khó chịu,
xe mau lạnh hơn khi bật điều hòa. Bởi vậy bạn cần thường xuyên chăm sóc, vệ sinh
sạch lọc gió máy lạnh để có thể sử dụng điều hòa mát mẻ, hít thở không khí trong
lành.

48
Để kiểm tra bộ phận này thì cần tìm vị trí lọc sau đó bạn tháo ra để vệ sinh và thay
thế nó nếu quá bẩn. Thông thường theo khuyến nghị của nhà sản xuất bạn nên thay
lọc gió máy lạnh khi xe chạy được 15.000 – 20.000 km.

Hình 2.3.5.3 Kiểm tra lọc gió máy lạnh

Bước 4: Kiểm tra phanh

Phanh xe là bộ phận hoạt động liên tục, chịu áp lực cao nhất là  trong điều kiện
đường sá đông đúc ở các thành phố vì vậy bố thắng mau mòn, cần được vệ sinh để
tránh bị xước đĩa khi bị dính bẩn, giúp tăng độ ma sát khi thắng. Trong trường hợp
bố thắng quá mòn, cần phải thay thế bố thắng mới đảm bảo cho hệ thống phanh hoạt
động an toàn, hiệu quả.

Để kiểm tra bố thắng rất đơn giản, chỉ cần tháo bánh xe, tháo thắng để kiểm tra bố,
heo dầu, vệ sinh bố nếu bẩn, tra mỡ ắc thắng, xong rồi lắp lại. Nếu bố mòn nên thay
thế bố mới, đúng loại yêu cầu nhà sản xuất để xe hoạt động ổn định, lâu bền.

49
Hình 2.3.5.4 Kiểm tra phanh

Bước 5: Kiểm tra lọc xăng, mức dầu hộp số, mực nước làm mát, dầu thắng, nước
rửa kính

Ngoài việc kiểm tra các bộ phận trên thì các bạn còn cần kiểm tra dầu thắng, dầu
hộp số, dầu trợ lực lái, nước rửa kính, mức nước làm mát sao cho chúng có đủ số
lượng cũng như chất lượng thì xe mới có thể hoạt động tốt được.

Ngoài ra thì việc kiểm tra và vệ sinh lọc xăng định kỳ cũng rất cần thiết để rửa sạch
các cặn bẩn trong lọc xăng giúp cho lọc thông thoáng hơn để dễ dàng cho quá trình
cung cấp nhiên liệu cho động cơ.

        

50
 Như vậy, việc bảo dưỡng xe ô tô rất quan trọng, cần thiết. Chỉ khi bảo dưỡng xe ô
tô định kỳ, thực hiện các bước bảo dưỡng xe ô tô đúng cách thì chiếc xe mới có
thể hoạt động êm ái, ổn định, an toàn, tốt, tránh hỏng hóc bất thường, kéo dài tuổi
thọ cho các bộ phận trong xe, đảm bảo việc di chuyển thuận lợi cho đi làm, các
công việc của chủ xe.

Hình 2.3.5.5 Lọc xăng

51
Hình 2.3.5.4 Kiểm tra dầu thắng

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện ở trường và tại xí
nghiệp thực tập.

Qua bài báo cáo này, em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong khoa cơ khí động
lực, cùng các các thầy cô trong trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng đã tận tâm
dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian em theo học tại
trường. Điều đặc biệt là đã tạo điều kiện cho em được thực tập bên ngoài để cọ xát
thực tế.Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các quý thầy cô đặc biệt là thầy Ngô
Đình Nhiên

Cảm ơn ban giám đốc Công ty TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI AN PHÁT đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Công ty.

Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô,để em có thể khắc phục được
những nhược điểm và ngày càng hoàn thiện mình hơn.

52
Em xin chân thành cảm ơn !

3.2 Kiến nghị và đề xuất

3.2.1 Về công ty thực tập


Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy chế độ giành cho sinh viên
thực tập thực sự rất tốt, quy trình hoạt động rất chuyên nghiệp, luôn hỗ trợ tận tình
khi sinh viên cần giải đáp. Qua đây em cũng muốn nêu ra một số kiến nghị của bản
thân đối với công ty:

- Tích cực đẩy mạnh phần quảng báo truyền thông để thu hút khách hàng
- Đào tạo kỹ hơn cho các kỹ thuật viên mới một cách bài bản
- Chú trọng đẩy mạnh cho công ty có một môi trường công việc lành mạnh
hơn giúp thúc đẩy phát triển công ty
- Ra nhiều đãi ngộ cho khách hàng để thu hút và quãng bá tốt về nhiều mặt của
công ty

53
3.2.2 Về chương trình giảng dạy của trường
Tại Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành
Công nghệ kỹ thuật ô tô được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức - kỹ
năng về quy trình công nghệ và quản lý sản xuất ô tô vào thực tế,… tại xưởng ô tô
được đầu tư quy mô, hiện đại ngay tại trường. Song song đó, là cơ hội được tham gia
thực tập tại các xưởng lắp ráp ô tô, xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng,
showroom,… lớn trên cả nước. Do vậy, sinh viên ra trường có thể áp dụng được ngay
những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật vào
công việc của mình.

3.2.3 Về quản lý thực tập


Ưu đãi cho sinh sinh thực tập rất nhiều về các khoản trợ cấp cách đào tạo kỹ thuật
viên cơ bản đến nâng cao rất chuyên nghiệp rất bài bản.Đặc biệt là những người chỉ
dạy rất có tâm, tận tụy với công việc cho nên rất dễ dàng cho mộ sinh viên mới thực
tập như em có thể nắm bắt thật tốt để trao dồi kỹ năng và kinh nghiệp để phát triển tay
nghề của bản thân hơn

54

You might also like