You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ
------    ------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Công ty Cổ Phần Đầu Tư Kinh Doanh Tổng Hợp D&C


( Xưởng dịch vụ Honda Ô tô Mỹ Đình )

Sinh viên: Đinh Công Hoan


Msv: 191301238

Lớp: Cơ khí ô tô 3

Hệ: Chính quy Khóa: K60

GVHD: TS. Phạm Tất Thắng

Hà Nội 2023
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………….. 4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
KINH DOANH TỔNG HỢP D&C (HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH) …
5
1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư kinh doanh tổng hợp D&C
(Honda ô tô Mỹ Đình) ………….………………………………….....………... 5
1.2 Năng lực công ty………………………………………………………………
9
1.3 Cơ cấu tổ chức công ty………………………………………………………..
9
1.4 Chức năng, nhiệm vụ và quan hệ của các bộ phận trong công
ty………….11
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH LÀM VIỆC VÀ CÁC TRANG THIẾT
BỊ PHỤ VỤ Ở CƠ SỞ ……………………………………………….
14
2.1 Các quy trình bảo dưỡng sửa chữa…………………………………………
14
2.2 Các bước kiểm tra xe trước khi bảo dưỡng, sửa chữa……………………..
15
2.3 Các dụng cụ và thiệt bị cần thiết để bảo dưỡng, sửa chữa………………... 18
2.3.1 Danh mục các dụng cụ cần thiết để bảo dưỡng, sửa chữa…...………….
18
2.3.2 Các thiết bị cần thiết để bảo dưỡng, sửa chữa…….………………...…... 20
2.3.2.1 Danh mục các thiết bị cần thiết để bảo dưỡng sửa chữa……………… 20
2.3.2.2 Cầu nâng 2 trụ…………………………………………………………. 21
2.3.2.3. Cầu nâng cắt kéo…………………………………………………….….

2
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
23
2.3.2.4. Máy cân bằng động……………………………………….…………….
24
2.3.2.5. Thiết bị nạp điện ác quy…………………………………..…………….
25
2.3.2.6. Máy ra vào lốp………………………………………….……………….
26
2.3.2.7. Bình chứa dầu thải………………………………….…………….…… 28
2.3.2.8. Máy kiểm tra mã lỗi………………………………….………………… 29
2.3.2.9. Kích đỡ hộp số, động cơ………………………….……………………. 29
2.3.2.10. Máy ép thủy lực………………………………………………………. 30
Chương III: Các cấp bảo dưỡng sửa chữa ở các xe Honda………. 32
3.1 Bảo dưỡng cấp 1000km (hoặc 1 tháng đầu)………………………………..
32
3.2 Bảo dưỡng cấp 5000km (hoặc 15000km, 25000km, 35000km… )………... 32
3.3 Bảo dưỡng cấp 10000km (hoặc 30000km, 50000km, 70000km… )………. 32
3.4 Bảo dưỡng cấp 20000km (hoặc 60000km, 140000km, 180000km… )……. 32
3.5 Bảo dưỡng cấp 40000km (hoặc 80000km, 120000km, 160000km… )……. 32
3.6 Bảo dưỡng cấp 100000km (hoặc 200000km, 300000km…)………………. 33
Chương IV: Công tác bảo dưỡng, sửa chữa thực tế tại xưởng.…...
34
4.1 Thực hiện bảo dưỡng xe Honda CR-V cấp 70000km…………………….. 34
4.2 Thay lọc xăng xe Honda CR-V……………… …………………………… 40
4.3 Bảng tiêu chuẩn lực siết ốc của các dòng xe Honda……………………… 43
4.4 Tiêu chuẩn thay dầu động cơ………………………………………………. 43
KẾT LUẬN…………………………………………………………...
45

3
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
LỜI NÓI ĐẦU
Trong trạng thái giao thông nước ta giữ một vai trò rất quan trọng trong
sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội, mà ô tô là phương tiện giao thông
phổ biến nhất. Do vậy các hãng sản xuất xe không ngừng cải tiến, ứng dụng đưa
những thành tựu khoa học, kỹ thuật và nghành thiết kế và chế tạo ô tô, nhằm làm
tăng công suất, tốc độ và giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm độ độc hại của khí thải. Và
để đảm bảo được điều đó thi cũng phải có sự góp sức cuả những người thợ kỹ thuật
về lĩnh vực ô tô và chúng em là thế hệ trẻ thế hệ của công nghệ hiện đại sẽ cố gắng
phát huy ngành kỹ thuật ô tô này tốt hơn nữa.
Trường Đại học Giao thông vận tải và bộ môn Cơ khí ô tô đã tạo điều kiện
cho em đi thực tập tại Công Ty cổ phần đầu tư kinh doanh tổng hợp D&C, giúp em
củng cố được kiến thức và mở rộng về chuyên môn. Qua đợt thực tập này, phần
nào giúp chúng em có thể củng cố lại kiến thức đã được học, cũng như là áp dụng
những kiến thức đó để có thể vận dụng lại quá trình sửa chữa, bảo dưỡng tại xưởng
dịch vụ, phần nào giúp chúng em làm quen dần với máy móc, công cụ, thiết bị
phục vụ quá trình sữa chửa để chúng em bớt bỡ ngỡ khi bắt đầu đi xin việc và đi
làm. Tại đơn vị thực tập, các anh ở xưởng dịch vụ cũng tạo điều kiện rất nhiều để
giúp bọn em hiểu sâu và thực tế hơn những kiến thức bọn em được học để áp dụng
vào thực tế.
Trong thời gian thực tập của bọn em rất ngắn chỉ có 6 tuần với khả năng
chuyên môn còn kém nên không tránh khỏi được việc còn những sai sót trong báo
cáo thực tập này. Em xin cảm ơn Thầy Phạm Tất Thắng và cùng đoàn thể Công ty
và các bạn trong cùng đợt thực tập này đã giúp em cải thiện thêm nhiều hơn về
kiện thức thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2023


Sinh viên thực tập

Đinh Công Hoan

4
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
KINH DOANH TỔNG HỢP D&C (HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH)

1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư kinh doanh tổng hợp D&C
(Honda ô tô Mỹ Đình)
H
ì n
h

1.1 Mặt bằng Showroom Honda Mỹ Đình


- Honda Mỹ Đình là một trong 5 đại lý ô tô Honda tại khu vực tại Hà Nội có địa
chỉ tại số 2 Đường Lê Đức Thọ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội. Là một trong bốn đại lý ô tô đầu tiên của Honda Việt Nam và cũng là một
trong 4 đại lý đầu tiên theo tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên của Honda Việt Nam với diện
tích hơn 5000m2 gồm 3 tầng với :diện tích showroom 300m2 ; diện tích xưởng dịch
vụ 3500m2; phòng làm việc 500m2 cung cấp đủ cho khách hàng các dịch vụ sửa
chữa thân vỏ và dịch vụ chăm sóc xe chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của Honda.
Với đội ngũ nhân viên gồm hơn 120 nhân viên Honda Mỹ Đình luôn đảm bảo chất
lượng tốt nhất cho mỗi khách hàng khi đến đấy. Honda Mỹ Đình được chính thức
mở cửa và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3/2008 cho đến nay đã được biết đến
như một trong các đại lý Honda uy tín của khách hàng hiện nay.

5
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 1.2. Khu vực trưng bày xe

Hình 1.3. Khu vực tiếp nhận khách hàng

6
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình
1.4. Khu vực xưởng sửa chữa tầng 1

7
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
8
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 1.5. Khu vực sơn sửa thân vỏ tầng 2

Hình 1.6. Khu vực kiểm tra lại


-Honda Mỹ Đình được bố trí với 15 khoang sửa chữa chung và 3 buồng sơn và 1
khoang kiểm tra lại chất lượng của xe trước khi được đưa ra ngoài với những trang
thiết bị tiên tiến hiện đại như máy đo góc đặt bánh xe, thiết bị thử phanh, kiểm tra
khí xả, máy kiểm tra đen, cân bằng động lốp xe và đặt biệt dây chuyền sơn nhanh

1.2 Năng lực công ty


-Công ty cung cấp các dịch vụ: Bảo dưỡng, sửa chữa tất cả các loại xe, cung cấp
vật tư phụ tùng chính hãng của Honda.
-Công ty cung cấp các dịnh vụ bảo dưỡng sửa chữa như: dịch vụ bảo dưỡng định
kỳ, trung tu, đại tu, sửa chữa chung, sửa chữa thân vỏ…cho các dòng xe Honda:
Honda Accord, Honda Brio, Honda City, Honda CRV, Honda HRV...
-Ngoài ra Công ty còn có dịch vụ cứu hộ giao thông hoạt động 24/7
-Chế độ thời gian làm việc của cả Công ty: sáng từ 8h đến 12h; chiều từ 13h đến
9
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
17h
1.3 Cơ cấu tổ chức công ty
Ban Giám đốc
và HĐQT

P. Hành P. Tài chính P. kinh P. quan hệ Phòng


P. dịch vụ
chính – Kế toán doanh khách hàng Marketing

Giám đốc
dịch vụ

Bộ phận cố
Quản đốc
vấn dịch vụ
dịch vụ

Bộ phận sửa Bộ phận sửa Bộ phận lắp Bộ phận sơn Bộ phận kho
Tổ rửa xe
chữa chung chữa nhanh phụ kiện - gò phụ tùng

Giám sát
viên

Tổ đánh
Tổ gò Tổ nền Tổ sơn
bóng

Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức nhân sự công ty

1.4 Chức năng, nhiệm vụ và quan hệ của các bộ phận trong công ty

 Chủ tịch HĐQT: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, có trách nhiệm giám
sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.
 Giám đốc: là người có quyền quyết định mọi hoạt động và có trách nhiệm
trước nhà nước và kết quả hoạt động kinh doanh. Giám đốc là người giữ vai trò
chỉ huy với chức trách quản lý, sử dụng toàn bộ vốn, đất đai, nhân lực và các
nguồn lực của công ty.
 Phòng kinh doanh:
- Chức năng: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác bán các
sản phẩm và dịch vụ của Công ty (cho vay, bảo lãnh, các hình thức tín dụng khác,
huy động vốn trên thị trường, dịch vụ tư vấn thanh toán quốc tế, dịch vụ tư vấn tài
10
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
chính, đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết, chào bán sản phẩm kinh doanh ngoại tệ
trừ trên thị trường liên ngân hàng), công tác nghiện cứu và phát triển sản phẩm,
phát triển thị trường, công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền
được giao.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công
việc của Phòng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt.
+ Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành ngân
sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kỳ.
+ Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáo khác
theo yêu cầu của Ban điều hành.
+ Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng; đánh giá
hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng
cao hoạt động của Công ty.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phân công.
 Phòng dịch vụ: là bộ phận gắn bó mật thiết với các mặt hàng truyền thống của
công ty cung cấp nhằm mục đích:
- Nâng cao sự tin tưởng của bạn hàng với công ty, đặc biệt là những khách hàng
làm ăn thường thuyên và lâu dài.
- Kiểm tra tham mưu về chất lượng, chủng loại thiết bị do công ty mua nhập về để
đảm bảo cung cấp cho KhH đúng theo hợp đồng ký kết.
- Tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt và chuyển giao công nghệ đối với những
trang thiết bị mới cho khách hàng.
- Tư vấn, thiết kế đặt hàng gia công ngoài nhằm đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật sử
dụng và tính kinh tế trong quá trình lắp đặt mới trang thiết bị và sửa chữa bảo
hành.
- Bảo hành trang thiết bị do công ty cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng ký
kết.

11
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
- Bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị sau bảo hành theo yêu cầu của khách hàng.
- Giao nhận trang thiết bị khi cần thiết.
 Phòng Kế toán:
- Có nhiệm vụ sử dụng và quản lý vốn một cách hiệu quả, cân đối nguồn vốn phù
hợp với chế độ, nhu cầu hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty.
- Tổ chức hạch toán công ty, theo dõi và thực hiện các chức năng thanh toán tài
chính theo định kỳ.
- Thực hiện công tác ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo định kỳ.
- Tổ chức kinh doanh và thu hồi công nợ kịp thời.
- Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính của công ty cho ban lãnh đạo hàng
tháng và định kỳ.
 Phòng Hành chính:
- Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ
Công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người
lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công
nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất-kinh doanh.
- Tổng hợp báo cáo quỹ lương doanh nghiệp.
- Xây dựng chương trình công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ doanh nghiệp, theo
dõi, xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách về lao động, tiền lương… theo quy định của
pháp luật, quy chế và Điều lệ doanh nghiệp.
- Quản lý con dấu của doanh nghiệp theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu
của Bộ Công an.
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của doanh nghiệp.

12
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của phòng. Quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh nghiệp
theo quy định.
 Phòng CRM (quan hệ khách hàng):
- Quản lý thông tin khách hàng:cho phép bạn quản lý và lưu trữ tất cả những thông
tin khách hàng của bạn. Cho phép bạn có thể tìm kiếm thông tin khách hàng như:
người liên hệ, các sản phẩm & dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng... một cách đơn
giản nhanh chóng.
- Quản lý sản phẩm dịch vụ : quản lý thông tin về tất cả sản phẩm, dịch vụ mà công
ty cung cấp tới khách hàng.
- Quản lý thông tin chăm sóc khách hàng (Case): Những ý kiến thắc mắc hay sự cố
trong quá trình sử dụng sản phẩm sẽ được tập hợp và xử lý trong chức năng Case
của iNext CRM. Mỗi một sự cố, một thắc mắc sau khi nhận được từ phía khách
hàng sẽ được nhân viên công ty lập thành một file thông tin trên Case và gửi tới
những phòng ban chức năng. Sau khi nhận được yêu cầu, mỗi bộ phận chức năng
sẽ xử lý sự cố rồi đưa ra giải pháp lên Cases của công ty.
 Phòng Marketing:
- Nghiên cứu tiếp thị hiểu và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm của khách hàng.
- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.
- Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng.
- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu.
- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong
muốn.
- Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái
và đôi khi là hồi sinh.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing.

13
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 1.8. Sơ đổ tổng thể công ty

14
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH LÀM VIỆC VÀ CÁC TRANG THIẾT
BỊ PHỤ VỤ Ở CƠ SỞ

2.1 Các quy trình bảo dưỡng sửa chữa


-B1: Tiếp nhận xe, xin thông tin và lập hồ sơ khách hàng

Hình 2.1. Khu vực tiếp nhận xe của khách hàng


-B2: Cố vấn dịch vụ kiểm tra, đánh giá, tiếp nhận tình trạng xe và yêu cầu dịch vụ
từ khách hàng
-B3: Cố vấn dịch vụ tư vấn dịch vụ và lập bảng giá gửi khách hàng
-B4: Lập lệnh sửa chữa và chuyển xuống kỹ thuật viên
-B5: Kỹ thuật viên tiến hành, nếu có phát sinh sẽ báo lại cố vấn dịch vụ để thông
tin và lấy ý kiến từ khách hàng

15
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hinh 2.2. Kỹ thuật viên cho xe vào khu vực bảo dưỡng xe
-B6: Kiểm tra chất lượng xe và chạy thử
-B7: Vệ sinh và làm sạch xe
-B8: Cố vấn dịch vụ kiểm tra xe lần cuối trước khi giao xe cho khách hàng
-B9: Thanh toán chi phí
-B10: Giao xe cho khách hàng
-B11: Chăm sóc khách hàng sau dịch vụ

16
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
-B12: Hậu khuyến mãi (tiến hành gọi điện chăm sóc và gửi thông tin chương trình
khuyến mãi,… )

2.2 Các bước kiểm tra xe trước khi bảo dưỡng, sửa chữa
- Chia làm 5 bước:
+ Bước 1: Kiểm tra bên ngoài xe

17
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
STT Nội dung Tiêu chuẩn kiểm tra Phương pháp Chú ý
1 Độ đối xứng Đối xứng đều giữa 2 bên thân -Quan sát bằng -Kiểm tra theo
xe mắt trình tự 1 vòng xe
2 Bề mặt sơn Không có cao su khác màu, -Sờ bề mặt bằng để tránh bỏ sót
Bề mặt mạ xước, loang, không bị ố, bong tay -Sử dụng gang
tróc, … -Dùng tay di tay lụa để kiểm
Khe hở lắp ghép Đồng đều giữa 2 bên, không chuyển nhẹ để tra
3 có khe hở rộng bất thường kiểm tra
Vết lồi lõm Không có các vị trí lồi lõm
4 bất thường do ngoại lực tác
động
Các chi tiết bên -Logo gắn chắc, không méo
ngoài xe và bong tróc
-Cần gạt mưa di chuyển tốt,
5 cao su gạt mưa không bị rách
-Kính xe không bị rạn nứt
gương xe chắc chắn

+ Bước 2: Kiểm tra khoang động cơ


STT Nội dung Tiêu chuẩn kiểm tra Phương pháp Chú ý
Nắp capo, chốt Bản lề, chốt di chuyển nhẹ Nâng lên hà -Kiểm tra theo
1 nắp capo các nhãn nhàng chắc chắn xuống bằng tay, trình tự từ phải
an toàn quan sát bằng qua trái để tránh
mắt bỏ sót
Cầu chì đèn xe và Lắp cầu chì nếu nó đã bị tháo Tham khảo vị trí -Sử dụng găng tay
2 an ninh ra khi di chuyển lắp thân vỏ hộp lụa để kiểm tra
Ác quy Các cực chắc chắn, không bị Lau nhẹ cực ác
3 Sunfat hóa, mức dung dịch quy quan sát
đủ bằng mắt
Các mức dung Kiểm tra mức dung dịch nằm Sử dụng rẻ lau,
dịch dầu phanh, giữa min và max, bổ sung que thăm quan
4 nước làm mát, nếu thiếu, kiểm tra màu sắc, sát
dầu hộp số, dầu tình trạng các dung dịch
động cơ, nước rửa
kính
Dây đai, độ căng Dây đai không bị mòn, rách, Quan sát dây đai
5 đai rạn nứt, chỉ báo độ căng đai và chỉ báo độ
nằm trong giới hạn căng đai

18
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
+ Bước 3: Kiểm tra khoang lái
STT Nội dung Tiêu chuẩn kiểm tra Phương pháp Chú ý
OFF Nội thất xe: chiều cao chân Chiều cao tiêu Lấy người
1 phanh, bề mặt táp lô, bộ chuẩn, bề mặt ngồi làm vị trí
sách HDSD, tấm chắn táp lô không bị trung tâm,
nắng, gương, trần xe ẩm ướt kiểm tra cuốn
ON I: Cài đặt Đúng thời gian hiện tại, dò Chỉnh bằng các chiếu từ phải
2 thời gian, radio, lưu đủ 6 kênh CD,USB nút trên hệ qua trái
bật CD,USB hoạt động bình thường thống
ON II: Đèn báo Tất cả các đèn báo hiển thị Quan sát
3 khi bật ON II và tắt đi sau
vài giây, bác nạp, quan sát
đầu, MIL (còn sóng)
Khởi động máy Máy đề không phát ra tiếng Vận hành và
4 đề, trợ lực chân động lạ, các bộ phận hoạt quan sát
phanh, vận hành động đúng
các thiệt bị
Tắt máy, vô Vô lăng không bị dơ, di Di chuyển vô
5 lăng, phanh tay, chuyển tốt, phanh tay đủ lăng kéo phanh
dây đai các nấc, dây đai hoạt động tay
tốt

+ Bước 4: Kiểm tra gầm xe


STT Vị trí Nội dung Tiêu chuẩn kiểm tra Phương pháp Chú ý
1 Các ố gầm Các ốc không bị rơ lỏng Kiểm tra
xe
Cao su gầm Cao su càng A, thanh giảm Kiểm tra
2 xe chấn, chụp bụi rôtuyn, bằng dụng cụ Tháo bu
thước lái, thanh cân bằng và quan sát lông ra cần
Lên không bị rách, lão hóa phải thay
cầu Rò rỉ Đường ống dẫn dầu phanh Sử dụng đèn long đen
3 và đường nhiên liệu, không để quan sát
bị rò rỉ, dầu động cơ không
bị rò rỉ
Dầu hộp số Mức dầu đủ Kiểm tra
4 (CVT,MT) bằng que
thăm
Xiết ốc Xiết đủ lực 108N theo hình Sử dụng cân

19
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
5 bánh xe, sao lực
bơm lốp
6 Kiểm tra Các khóa khi bấm nút khóa Đóng cửa,
khóa cửa trên điều khiển từ xa bấm nút khóa
7 Xuống Kiểm tra an An ninh kích hoạt khi mở trên điều
cầu ninh cửa khiển từ xa
Xạc ác quy Điện áp >14V , quạt làm Dùng đồng
8 quạt làm mát chạy ổn định hồ đo và quan
mát sát

+ Bước 5: Chạy thử xe


- Khả năng tăng tốc
- Tiếng ồn và rung động lạ
- Hệ thống phanh Sử dụng ở tốc độ thấp
Sử dụng ở tốc độ cao
Khi phanh không bị kế xe về phía trước
- Hệ thống lái Xe không bị nhao lái
Bẻ lái dễ dàng, trả lái khi cua trơn trụ
Vô lăng không bị rung bất thường

2.3. Các dụng cụ và thiết bị cần thiết để bảo dưỡng, sửa chữa
2.3.1. Danh mục các dụng cụ cần thiết để bảo dưỡng, sửa chữa

STT Dụng cụ
1 Các phủ vè, găng tay len, giẻ lau
2 Súng bắn dọc (SP-1135B)
3 Súng bắn ngang (SP-1132-2)
4 Tròng 2 đầu kín 12-14, 17-19
5 Cờ lê hai đầu hở 14-17
6 Thước đo má phanh 15cm
7 Mũ đội
8 Tay vặn chữ thập
9 Khẩu 12, 19
10 Tay T12

20
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
11 Kìm đầu nhọn
12 Cân lực xiết lốp (108N)
13 Cân lực xiết ngàm phanh (23N)
14 Tô vít 4 cạnh T
15 Xe để chi tiết tháo
16 Móc treo ngàm phanh
17 Kìm mỏ quạ
18 Tròng 2 đầu kín 14-17
19 Cờ lê 2 đầu hở 17-19
20 Đồng hồ đo điện
21 Súng bơm lốp
22 Súng xịt hơi
23 Khẩu 14,17,19
24 Cân lực xiết ngàm phanh (50N)
25 Van tháo lọc dầu, cân lực lọc dầu
26 Bình bổ xung dung dịch nước rửa kính
27 Bình bổ xung dung dịch nước làm mát
28 Bình bổ xung dung dịch ác quy
Bảng 2.1. Danh mục các dụng cụ sửa chữa, bảo dưỡng cần thiết

21
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 2.3. Các dụng cụ dùng để bảo dưỡng, sửa chữa

2.3.2. Các thiết bị cần thiết để bảo dưỡng, sửa chữa


2.3.2.1. Danh mục dụng cụ cần thiết để bảo dưỡng, sửa chữa

STT Tên thiết bị Số lượng Ghi chú


1 Cầu nâng cắt kéo 9
2 Câu nâng 2 trụ 5
3 Cầu nâng 4 trụ 1
4 Máy cân bằng động lốp xe 1
5 Máy ra vào lốp 1
6 Máy nạp gas điều hòa 1
7 Máy cân chỉnh độ chụm bánh xe 1
8 Máy nạp điện ắc quy 1
9 Máy ép thủy lực 1
10 Kích hộp số, động cơ 1
11 Máy chẩn đoán 2
12 Bình chứa dầu thải 1

Bảng 2.2. Danh mục các thiết bị cần thiết để bảo dưỡng, sửa chữa

22
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
2.3.2.2. Cầu nâng 2 trụ

3
1
Hình 2.4. Cầu nâng 2 trụ
1. Bơm thủy lực; 2. Bình chứa dầu; 3. Trụ nâng; 4. Cánh tay nâng, giữ xe;
5. Khóa an toàn; 6. Nút điều khiển lên cầu; 7. Cần điều khiển hạ cầu
6

-Cấu tạo: cầu nâng 2 trụ gồm 6 bộ phận chính: trụ nâng, cánh tay giữ xe, bộ cảm 5
biến,
7 khóa an toàn, bơm thủy lực, bình chứa dầu.
+ Trụ nâng: được trang bị 2 trụ nâng đặt song song và cách nhau một khoảng vừa
với kích thước ô tô. Bên trong trụ nâng có chứa hệ thống xi lanh đôi và dây cáp để4
2
có thể nâng, hạ cầu. Hai trụ nâng được gắn vào vào thanh giằng phía trên hoặc phía
dưới cầu để giữ được độ thăng bằng, chắc chắn, không bị nghiêng ngả trong quá
trình làm việc. Trụ được làm từ thép cao cấp, dày dặn, bền bỉ để có thể chịu được
tải trọng lớn của xe. Bên ngoài trụ được mạ một lớp kẽm để chống han gỉ, ăn mòn.
+ Cánh tay nâng, giữ xe: Bộ phận này được làm từ 2 thanh vật liệu tạo thành hình
chữ V. Mỗi bên trụ nâng được trang bị 1 cánh tay giữ xe để cố định xe ô tô trong
quá trình nâng, hạ.
+ Bình chứa dầu thủy lực: dùng để chứa và cung cấp dầu cho cầu nâng vận hành.

23
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
+ Bơm thủy lực: Bộ phận này có nhiệm vụ tạo lực đẩy cho dầu thủy lực phục vụ
quá trình nâng hạ, cầu.
+ Khóa an toàn: Được đặt ở hai bên của trụ nâng để giữ chặt cánh tay giữ xe không
bị trượt xuống, tránh gặp phải những tai nạn nguy hiểm.
-Nguyên lí làm việc:
Quá trình nâng cầu lên: Khi người dùng ấn nút điều khiển đi lên, bơm
thuỷ lực (1) sẽ hoạt động đẩy dầu thuỷ lực đi qua van khoá rồi vào xilanh. Dưới áp
suất của dầu thuỷ lực, xilanh được đẩy lên, lúc này cánh tay nâng, giữ xe (2) của
cầu sẽ được nâng lên từ từ. Khoá an toàn (5) sẽ được đóng lại khi người dùng dừng
tác dụng vào nút điều khiển lên cầu.
Quá trình hạ cầu xuống: Khi đã mở khoá an toàn (5), người dùng ấn nút
điều khiển đi xuống, ngay lập tức dầu thuỷ lực bị đẩy ngược về bình chứa. Khi đó
cầu 2 trụ sẽ hạ từ từ xuống mặt đất.
Quá trình vận hành: Đẩy 4 trụ nâng sang hai bên. Đưa xe vào cầu có vị trí
tương đối cân bằng. Sau đó đưa trụ vào gầm ở vị trí thích hợp để nâng xe phục vụ
sửa chữa. Khi hạ cầu cần giật cóc hai bên tránh đứt cap nâng gây tạn nạn nghề
nghiệp
Chú ý khí sử dụng: Kiểm tra tải trọng xe có trong phạm vi cho phép của
cầu nâng không. Khi hạ cầu xe chú ý mọi người phải ra hết khỏi phạm vi gầm xe.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng của cầu nâng.
-Cách sử dụng:
Quá trình nâng xe lên:
+ Kiểm tra vật cản trước khi chạy xe vào cầu.
+ Hạ cầu xuống vị trí thấp nhất.
+ Đưa xe vào giữa 2 trụ.
+ Tiến hành kéo tay nâng vào đúng vị trí sao cho xe được cân bằng nhất.
+ Vận hành cầu cho tay nâng đi lên tiếp xúc với thân xe, quá trình nâng xe cả 4 tay
nâng đều lên cùng lúc.
+ Tiến hành nâng xe từ từ để đảm bảo xe đã được gá cân bằng, sau đó cho cầu lên
bình thường cho tới độ cao cần thiết.
Quá trình hạ xe xuống:
+ Kiểm tra và dọn sạch các dụng cụ, vật cản trở đang ở dưới gầm xe.

24
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
+ Nhấn nút nâng, nâng xe lên khoảng 5-7cm.
+ Giật dây cao áp (hoặc cần mở cóc hãm cơ khí) ở 2 bên trụ cầu ra hoàn toàn
+ Nhấn nút hạ (cần xả dầu) để hạ đến điểm thấp nhất
+ Đưa các tay nâng trở về vị trí song song với thân xe.
+ Lái xe ra khỏi khu vực cầu.
2.3.2.3. Cầu nâng cắt kéo

Hình 2.5. Cầu nâng cắt kéo


1. Đế trụ; 2. Bàn nâng; 3. Tay nâng; 4. Pistong
- Cấu tạo: gồm 4 bộ phận chính:
+ Đế trụ: là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ cố định cầu với mặt sàn. Bộ phận này làm
từ những tấm thép được hàn gắn lại với nhau và có các lỗ để bắt vít nở với mặt sàn,
tay nâng, cần bẩy của cầu. Đế trụ được chia làm hai loại là đế âm và đế nổi.
+ Cần bẩy: Bộ phận này được làm từ các thanh thép chắc chắn, gắn bắt chéo với
nhau tạo thành hình chữ X nối liên tiếp theo chiều dọc. Một đầu của cần bẩy được
gắn cố định, còn một đầu có thể di chuyển trên thanh trượt của đế trụ mỗi khi nâng,
hạ cầu.

25
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
+ Bàn nâng: Đây là bộ phận giữ thăng bằng cho xe trong quá trình nâng hạ. Cầu
nâng kiểu xếp có nhiều kiểu bàn nâng với kích thước đa dạng: bàn ngắn để nâng

- Nguyên lí làm việc:


+ Thiết bị này hoạt động dựa vào nguyên lí khí nén – thuỷ lực. Nguồn khí nén
được dẫn thẳng tới bình dầu, tạo ra áp suất lên dầu truyền lực để đẩy dầu đi vào
xilanh rồi vào tay nâng.
+ Áp suất của dầu sẽ đẩy piston bên trong tay nâng đi lên và cần bẩy sẽ được nâng
lên từ từ. Trong quá trình nâng cầu lên, áp suất dầu sẽ được duy trì ổn định để
không làm piston bị hạ xuống.
+ Khi hạ xuống, van khí sẽ đóng lại và piston bị ép xuống làm dầu bị đẩy trở về
bình chứa, khi đó cần bẩy sẽ thu lại và cầu được hạ xuống.
-Cách sử dụng:
Quá trình nâng xe lên:
+ Kiểm tra vật cản trước khi chạy xe vào cầu.
+ Hạ cầu xuống vị trí thấp nhất.
+ Kê cầu đúng vị trí bằng 4 cầu kê cao su.
+ Vận hành cho cầu nâng đi lên tiếp xúc với thân xe.
+ Nâng xe từ từ để đảm bảo xe được gá cân bằng, sau đó cho cầu lên bình thường
cho tới độ cao cần thiết.
Quá trình hạ xe xuống:
+ Kiểm tra và dọn sạch các dụng cụ, vật cản trở đang ở dưới gầm xe.
+ Nhấn nút nâng, nâng xe lên khoảng 5-7 cm.
+ Nhất nút hạ đồng thời nhấn nút mở khóa khóa an toàn để hạ xuống điểm thấp
nhất.
+ Bỏ 4 cầu kê cao su.
+ Lái xe ra khỏi cầu.

2.3.2.4. Máy cân bằng động


Nhiệm vụ: Cân bằng động bánh xe tránh hiện tượng bánh xe bị đảo trong quá trình
di chuyển

26
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 2.6. Máy cân bằng động
1. Chụp ngoài giữ bánh xe; 2. Chụp bánh xe, công tắc; 3. Trục giữ bánh xe;
4. Thân thiết bị
- Cách sử dụng:
+ Bật công tắc điện của máy
+ Chọn dưỡng phù hợp và bắt lốp lên trục của máy
+ Dùng thước đo các thông số để nhập vào máy: bán kính lốp, bề rộng, khoảng
cách từ máy tới mép trong của vành.
+ Sau khi nhập các thông số, nhấn enter máy bắt đầu chạy. Bảng thông số hiện IN
và OUT là các thông số khối lượng lệch về hai bên của lốp.
+ Sử dụng các miếng chì, miếng dán bằng với các giá trị IN, OUT để dán cân bằng
cho lốp, lặp lại cho tới khi giá trị IN - OUT về 0 - 0 là đạt.
Chú ý: Nếu chỉ số lệch quá lớn gỡ nhưng miếng cân bằng cũ đi để thực hiện lại.

2.3.2.5. Thiết bị nạp điện ác quy


Nhiệm vụ: dùng để nạp điện ác quy ô tô trong nhiều công việc khác nhau.

27
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
1
Hình 2.7. Thiết bị nạp ác quy
4
1. Nút xoay chọn thời gian nạp; 2. Nút xoay chọn cường độ nạp;
2 3. Dây nối cực dương (+) ắc quy; 4. Công tắc tắt, bật thiết bị;
5, Dây nối cực âm (-) ắc quy.
Cách sử dụng:
+ Bước
3 1: Mở tất cả các nút của ắc quy. Dây nối cực dương (+) ắc quy
5
+ Bước 2: Bật on công tắc (4) của thiết bị.
+ Bước 3: Nối dây cực (+) với cọc 12V trên thiết bị
+ Bước 4: Xoay nút xoay (2) để chọn cường độ nạp nhanh hay chậm.
+ Bước 5: Xoay nút xoay (3) để chọn thời gian nạp điện.
+ Bước 6: Nối cực (+) của thiết bị với cực (+) của ắc quy và nối cực (-) của thiết bị
với cực (-) của ắc quy để thực hiện quá trình nạp điện.
Lưu ý: không để 2 đầu dây của 2 đầu điện cực chạm vào nhau.

2.3.2.6. Máy ra vào lốp


-Nhiệm vụ: Khi xe lốp có vấn đề hay cần thay thế thì đây là máy lấy lốp ra khỏi
mâm vành và lắp lốp mới vào.

28
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
9
10
0
8

7
11

12
5

13

1 2 3 4

29
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 2.8. Máy ra vào lốp
1. Bàn đạp điều khiển độ nghiêng cột đứng U; 2. Bàn đạp điều khiển chấu cặp;
3. Bàn đạp ép lốp; 4. Bàn đạp điều khiển mâm cặp (mâm xoay); 5. Mâm xoay;
6. Chấu cặp; 7. Cột đứng; 8. Đầu móc (mỏ vịt); 9. Trụ đứng có lò xo;
10. Công tắc điều khiển trụ ép lốp; 11. Trụ ép lốp trên mâm cặp;
12. Cần điều khiển lưỡi ép lốp;13. Lưỡi ép lốp.
- Cách sử dụng:
+ Tháo lốp ra khỏi lazăng
+ Xả hết khí trong lốp xe
+ Tháo hết các miếng chì được gắn ngoàicủa vành (đối với những lốp đã gắn chì
trước đó).
- Vận hành máy khi tháo lốp khỏi lazăng:
+ Đặt lốp vào giữa má tỳ lốp và lưỡi ép lốp (13) sao cho lưỡi ép và thành bánh xe
phải cân đối. Bôi trơn lốp và vành bánh xe bằng dung dịch bôi trơn chuyên dùng
cho mép lốp, đạp chân lên bàn đạp ép lốp để tách lốp ra khỏi vanh trên của bánh
xe.
+ Lập lại các thao tác để tách lốp ra khỏi mép trên của vành bánh xe.
+ Đưa bánh xe lên mâm cặp, đạp bàn đạp điều khiển chấu cặp để cố định bánh xe.
+ Canh đặt mỏ vịt cách mâm cặp vài centimet.
+ Sử dụng lơ via của thiết bị cậy mép vỏ ở phía trên mỏ vịt.
+ Đạp chân lên bàn đạp điều chỉnh mâm xoay. Quay theo chiều kim đồng hồ cho
đến khi mép lốp ra khỏi vành trên
+ Tiếp tục thao tác trên để mở méo vỏ dưới ra khỏi vành bánh xe.
+ Sau đó khoá hãm, gạt cần ngang ra, kết thúc quá trình tháo lốp.
+ Lấy lốp ra khỏi vành xe.
- Vận hành máy khi lắp lốp vào lazăng:
+ Đặt vành bánh xe lên mâm cặp và hãm lại.
+ Đặt mép lốp lên đầu trên của đầu ra vào. Nhấn mặt lốp ở phía gần người sử dụng
xuống.
+ Đạp bàn đạp mâm xoay theo chiều kim đồng hồ để cho mép lốp dưới vào vành

30
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
bánh xe.
+ Bơm đầy hơi khi đã đưa lốp vào la.zăng.

2.3.2.7. Bình chứa dầu thải

Hình 2.9. Bình


chứa dầu thải
-Nhiệm vụ: Khi thay dầu động cơ, dầu
hộp số, dầu thải phanh… sau khi
lấy được dổ vào bình này.

31
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
2.3.2.8. Máy kiểm tra mã lỗi

Hình 2.10.
Máy kiểm tra mã lỗi
-Nhiệm vụ: Khi cần tra mã lỗi
của xe hay cần tra các thông
số kỹ thuật thì đây là máy
phục vụ cho các kỹ thuật
viên.

2.3.2.9. Kích đỡ hộp số,


động cơ

32
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 2.11. Kích đỡ hộp số, động cơ
1. Mặt bàn kích; 2. Tay vặn điều chỉnh mặt bằng kích; 3. Xylanh thủy lực chính;
. 4. Van gạt xoay; 5. Xylanh tác động; 6. Bàn đạp tác động;
- Nhiệm vụ: Nâng hạ động cơ, hộp số ra khỏi xe sửa chữa và sau đó cẩu lắp lại trở
lại xe.
- Nguyên lí làm việc: Kích sử dụng piston thuỷ lực 2 tầng nhằm đạt tiêu chí nhỏ
gọn mà vẫn đáp ứng được độ cao cần thiết cho công việc, dưới đế được trang bị
bánh xe và tay kéo thuận tiện cho việc di chuyển. Đặc biệt phù hợp với những
công việc dưới gầm xe khi kết hợp với cầu nâng ô tô 2 trụ

33
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
- Cách sử dụng:
+ Khi nâng kích: Điều chỉnh mặt bàn mặt bàn kích 1 bằng tay vặn 2 và 3 cho phù
hợp với công việc sử dụng, xoay van gạt 5 thuận chiều kim đồng hồ để đóng van
hạ kích, đạp bàn đạp 6 thông qua đó tác dụng lên xylanh tác động 7 bơm áp cho
xylanh thuỷ lực chính 4 để nâng bàn kích.
+ Khi hạ kích: Xoay van gạt 5
2.3.2.10. Máy ép thủy lực

3 2

34
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 2.12. Máy ép thủy lực
1. Thân máy; 2. Hệ thống dẫn dầu; 3. Xi lanh thủy lực; 4. Bơm thủy lực
-Nhiệm vụ: Những công việc cần lực lớn như: Ép vòng bi, ép rô tuyn càng A, ...
- Cấu tạo: gồm 3 phần chính:
+ Hệ thống thủy lực: gồm 2 xi lanh thủy lực có kích thước khác nhau.
+ Khung máy: là nền tảng vững chắc để máy vận hành ổn định.
+ Hệ thống điều khiển: những thiết bị đóng vai trò điều khiển máy hoạt động hiệu
quả.
Nguyên lý hoạt động: Máy ép sẽ có 2 xi lanh. Dầu từ bể chứa được dẫn và đổ vào
xi lanh có kích thước đường kính bé hơn. Người ta gọi là xi lanh thụ động. Piston ở
bên trong xi lanh thụ động này sẽ đẩy để nén chất lỏng là dầu ở bên trong chảy qua
đường ống để đi vào xi lanh có kích thước lớn hơn. Các xi lanh lớn này gọi là xi
lanh chủ động. Áp lực tác động lên xi lanh chủ động lớn hơn nên piston ở bên
trong xi lanh sẽ đẩy chất lỏng dầu đấy về lại xi lanh ban đầu.

35
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Chương III: Các cấp bảo dưỡng sửa chữa ở các xe Honda

3.1 Bảo dưỡng cấp 1000km (hoặc 1 tháng đầu)


-Kiểm tra các hạng mục và thay thế chính:
+Kiểm tra mức dầu (phanh, ly hợp, trợ lực lái, nước rửa kính, nước làm mát… )
+Kiểm tra cửa xe, nắp capo và cốp xe
+Kiểm tra các hệ thống trên xe (đèn, âm thanh, radio, cảm biển,… )
+Kiểm tra phanh (phanh trước, phanh dừng, trợ lực phanh,… )
+Kiểm tra ác quy, dây đài truyền động, rò rỉ và hư hỏng trong hoang động cơ
+Kiểm tra lốp, ổ bi, rô tuyn, giảm chấn, và đảo lốp và áp suất lốp xe
+Kiểm tra các ốc dưới gầm xe
+Vệ sinh lọc gió điều hòa và động cơ

3.2 Bảo dưỡng cấp 5000km (hoặc 15000km, 25000km, 35000km… )


-Các hạng mục của bảo dưỡng cấp 1000km
-Thay dầu động cơ

3.3 Bảo dưỡng cấp 10000km (hoặc 30000km, 50000km, 70000km… )


-Các hạng mục của bảo dưỡng cấp 5000km
-Thay lọc dầu động cơ,
-Kiểm tra và bảo dưỡng phanh
-Kiểm tra và đảo lốp

3.4 Bảo dưỡng cấp 20000km (hoặc 60000km, 140000km, 180000km… )


-Các hạng mục của bảo dưỡng cấp 10000km
-Thay lọc gió điều hòa

3.5 Bảo dưỡng cấp 40000km (hoặc 80000km, 120000km, 160000km… )


-Các hạng mục của bảo dưỡng cấp 20000km
-Thay lọc gió động cơ
-Thay dầu phanh
-Thay dầu hộp gió
-Kiểm tra bugi

36
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
-Kiểm tra đai truyền động
-Kiểm tra dung dịch làm mát động cơ

3.6 Bảo dưỡng cấp 100000km (hoặc 200000km, 300000km… )


-Các hạng mục của bảo dưỡng cấp 40000km
-Thay bugi
-Kiểm tra điều chỉnh khe hở xupap

37
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Chương IV: Công tác bảo dưỡng, sửa chữa thực tế tại xưởng

4.1 Thực hiện bảo dưỡng xe Honda CR-V cấp 70000km


-Sau khi cố vấn gửi lệnh sửa chữa, bảo dưỡng cho kỹ thuật viên:
+Bảo dưỡng cấp 70000km
+Thay dầu phanh và bảo dưỡng phanh
+Đổ phụ gia dầu động cơ và phụ gia xăng
+Thay vòng đệm sắt cate

-Các bước thực hiện:


+B1: Đánh xe vào cầu nâng
+B2: Kiểm tra các hệ thống trên xe (hệ thống điện, đèn, cảnh báo,… )
+B3: Kiểm tra các chi tiết ngoài xe (cửa, cốp xe, dây an toàn,… )
+B4: Mở lắp capo
+B5: Đổ nước rửa kính
+B6: Kiểm tra lại các chi tiết trong khoang máy
+B7: Lấy lọc gió điều hòa và lọc gió động cơ để vệ sinh
+B8: Lấy máy kiểm tra binh ác quy của xe
+B9: Cho xe lên cầu

38
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.1. Cho xe lên cầu nâng 2 trụ

+
Hình 4.3. Tháo lọc dầu và thay lọc dầu mới

39
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
+B10: Xả dầu động cơ

Hình 4.2. Xả dầu động cơ vào bình chứa dầu


+B11: Lấy vòng cắt cate mới và lắp lại nút xả dầu
+B12: Tháo lọc dầu cũ và thay lọc dầu mới
+B13: Tháo lốp
+B14: Tháo các má phanh của phanh trước, phanh sau của xe để vệ sinh, bôi mỡ

40
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.4. Tháo má phanh trước của xe
+B15: Vệ sinh và bôi mỡ cho má phanh

Hình 4.5. Vệ sinh và bôi mỡ má phanh

41
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
+B16: Sau khi vệ sinh và bôi mỡ xong ta lắp lại má phanh vào vị trí cũ

Hình 4.6.
Lắp lại má phanh
+B17: Hạ cầu xe
nhưng không hạ
hết mà để cách mặt đất tới bánh xe tầm 10-20cm
+B18: Ta thực hiện xả dầu phanh, công đoạn này cần ít nhất 2 người. Một người
ngồi trên xe đạp phanh và bấm còi, người còn lại đổ dầu phanh

42
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.7. Xả dầu phanh
+B19: Xong khi xả dầu phanh ta sẽ thực hiện đảo lốp trước khi lắp lại

Lốp trước

43
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.8. Thực hiện đảo lốp như hình
+B20: Sau khi đảo lốp xong ta bắt ốc lại cho bánh xe và lưu ý khi bắt ốc cần bắt
theo hình sao để không bị vênh

Hình 4.9. Bắt lại


44
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
lốp bánh xe
+B21: Lấy cân lực để cân lại lực cho ốc ( 108N ) và cũng bắt theo hình sao.
Lưu ý: Phải hạ hết cầu trước
khi cân lực

+B22: Lấy dầu mới của động cơ để đổ dầu vào động cơ, sau đó lấy que thăm dầu
để thăm lại sao cho vừa đủ

45
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.11. Đổ dầu và thăm dầu động cơ
+B23: Đổ phụ gia dầu cho động cơ sẽ làm tăng tác dụng của động cơ và làm tan
các cặn, tăng độ nhớ cho dầu. Đổ phụ gia xăng làm sạch hệ thộng phun nhiên liệu,
loại bỏ muội than, cặn bẩn, các tạp chất bám vào kim phun, xi lanh, buồng đốt,…

Hình 4.12.Đổ phụ gia dầu và phụ gia xăng


+B24: Kiểm tra lại lần nữa và tháo phủ vè ra và kết thúc quá trình bảo dưỡng, sửa
chữa

46
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
4.2 Thay lọc xăng xe Honda CR-V
-Việc thay lọc xăng là công việc của bảo dưỡng định kỳ cấp 40000km là chúng ta
nên thay. Việc thay định kỳ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu, chạy êm dịu hơn và tăng
tuổi thọ của các chi tiết trong động cơ.

-Các bước tiền hành thay lọc xăng mới cho xe:
+B1: Đánh xe vào cầu và mở nắp đổ xăng?
+B2: Vị trí ghế sau bên trái theo chiều của xe nên ta phải tháo ghế sau ra và mở lắp
thùng nhiên liệu để lấy lọc
xăng cũ ra ngoài

47
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.13. Tháo lọc xăng
+B3: Khi tháo lọc xăng phải cẩn thận
và chú ý để không vương vãi xăng lên
ghế của khách hàng
+B4: Dùng kìm và kìm cắt tháo các chi
tiết ra chỉ để và giữ lại bơm xăng

Hình 4.14. Chuẩn bị dụng cụ Hình 4.15. Tháo các chi tiết
+B5: Lấy được bơm xăng ta làm công tác vệ sinh và lau khô

48
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.16. Vệ sinh bơm xăng
+B6: Chuẩn bị các chi tiết mới để lắp cho bơm xăng cũ, chú ý bộ lọc mới phải cẩn
thận tránh bị bụi bẩn bám vào

Hình 4.17. Công tác chuẩn bị lắp lọc xăng mới


+B7: Tạ nhẹ nhàng lắp bơm xăng vào
lọc xăng mới và lắp vào vỏ cũ

49
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.18.
Lắp lọc xăng vào
vỏ
+B8: Lắp hoàn thiện
các giắc cắm và
phao cho bơm xăng

50
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.19. Hoàn thiện công tác lắp
+B9: Để bơm xăng vào đúng vị trí và khi lắp lọc xăng phải chú ý cân lực là 70N

51
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
Hình 4.20. Cân lực cho lắp xăng

4.3 Bảng tiêu chuẩn lực siết ốc của các dòng xe Honda

STT Vị trí Lực (Nm)


1 Xả dầu động cơ 39
2 Lọc dầu động cơ 12
3 Thăm dầu hộp số MT 44
4 Xả dầu hộp số MT 39
5 Xả dầu hộp số AT 49
6 Ốc bánh xe 108
7 Ốc ngàm phanh trước 50
8 Ốc ngàm phanh sau 23
9 Nắp lọc dầu Civic 120
10 Nắp lọc xăng CRV 70
11 Nắp lọc xăng City

4.4 Tiêu chuẩn thay dầu động cơ

STT Loại xe Thay dầu Thay lọc Đại tu


1 City 2013 3,4 3,6 4,2
2 Civic 1.8 3,5 3,7 4,5
3 Civic 2.0 4,0 4,2 5,3
4 Civic 2.4 4,0 4,2 5,3
5 Accord 3.5 4,0 4,3 5,0

52
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60
KẾT LUẬN
Vận dụng những kiến thức đã học trong trường và tham khảo tài liệu cộng
với quá trình thực tập đã giúp cho em tích luỹ được những kinh nghiệm trong thực
tế, hiểu biết được các quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô. Tạo điều
kiện tốt để em có thể nắm bắt tốt hơn những thay đổi công nghệ, củng cố kiến
thức cho công việc sau khi ra trường .
Nhưng vì điều kiện thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, kiến
thức thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nên trong quá trình viết báo cáo
thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự giúp
đỡ chỉ bảo thêm của các Thầy, các cô chú trong cơ sở thực tập, và sự đóng góp ý
kiến của các bạn để bản báo cáo được hoàn thiện .
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy
Phạm Tất Thắng và các Thầy trong bộ môn Cơ khí Ô Tô đã giúp em hoàn thiện
bản báo cáo này!
Sinh viên thực hiện

Đinh Công Hoan

53
Sinh viên thực hiện: Đinh Công Hoan MSV:191301238 – Lớp CKOTO3-K60

You might also like