You are on page 1of 26

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TOYOTA PHÚ YÊN...............2


1.1. Giới thiệu về công ty:......................................................................................2
1.2. Chức năng và nhiệm vụ:.................................................................................3
1.2.1. Chức năng:................................................................................................3
1.2.2. Nhiệm vụ:..................................................................................................3
1.3. Tổ chức:...........................................................................................................4
1.3.1. Giám đốc...................................................................................................4
1.3.2. Cố vấn dịch vụ..........................................................................................4
1.4. Phân xưởng......................................................................................................5
1.4.1. Xưởng sửa chữa và bảo dưỡng................................................................5
1.4.2. Phân xưởng đồng sơn:..............................................................................5
1.4.3. Các phòng thiết bị:...................................................................................6
1.5. Các dịch vụ:.....................................................................................................6
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP.......................................................................7
2.1. Tìm hiểu cách sử dụng dụng cụ tại xưởng....................................................7
2.2. Tìm hiểu quy trình thủ tục khi xe vào sửa chữa bảo dưỡng........................7
2.3. Các công việc sửa chữa và bảo dưỡng...........................................................8
2.3.1. Kiểm tra kỹ thuật........................................................................................8
2.3.2. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa..............................................................9
2.3.3. Các hư hỏng thường gặp........................................................................19
2.3.4. Vấn đề về giảm xóc.................................................................................22
2.3.5. Cân chỉnh góc đặt bánh xe.....................................................................23
2.3.6. Đại tu động cơ.........................................................................................25
KẾT LUẬN................................................................................................................. 26

1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH
TOYOTA PHÚ YÊN
1.1. Giới thiệu về công ty:
Tham vọng mở rộng thương hiệu của mình ra khắp lãnh thổ là tham vọng mà
nhãn hiệu nào cũng mong muốn, phải kể đến gần nhất đó chính là sự lớn mạnh
của Toyota. Sau khi hoạt động rầm rộ ở 32 tỉnh thành phố và gặt hái được nhiều
thành công nhất định, ngày 20/11, mạng lưới đại lý, chi nhánh và trạm dịch vụ
ủy quyền tại của Toyota tiếp tục mở rộng tại khu vực Miền Trung. Đại lý
Toyota tại Phú Yên ra đời đó chính là Toyota TNHH Tiến Phú Yên. 

Khái quát về Toyota Phú Yên

Toyota Dũng Tiến Phú Yên có địa chỉ tại số 233 Hùng Vương, phường 5, thành
phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tổng số đại lý, chi nhánh đại lý, trạm dịch vụ uỷ
quyền của Toyota cũng từ đó được nâng lên con số 68 tròn trĩnh.
Tổng diện tích mà Toyota Dũng Tiến Phú Yên đạt được là hơn 12.400  m2, bao
gồm 3 khu vực chính: hòng trưng bày sản phẩm, khu vực phòng chờ cho khách
hàng và xưởng dịch vụ.

Xưởng của đại lý cũng được thiết kế rộng rãi với 39 khoang sửa chữa, trong đó có:
khoang bảo dưỡng nhanh (15 khoang), khoang sửa chữa chung, khoang sửa chữa
đồng sơn (24 khoang) được bố trí phòng sơn vô cùng bắt mắt, hiện đại. Đảm bảo

2
được an toàn vệ sinh môi trường bởi hệ thống khuấy sơn và pha màu được thiết kế
khép kín và thông minh.

1.2. Chức năng và nhiệm vụ:


1.2.1. Chức năng:
Công ty TNHH Toyota Phú Yên là công ty mua bán, kí gửi, bảo dưỡng sửa chữa,
làm đẹp, chăm sóc xe,…
1.2.2. Nhiệm vụ:
 Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích hoạt
động của công ty.
 Đảm bảo phát triển vốn trong quá trình kinh doanh.
 Thực hiện phận phối lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần,
nâng cao trình độ và văn hóa cho nhân viên của công ty.

Hình 1.2.2.1: Hình ảnh công ty TNHH Toyota Phú Yên

3
1.3. Tổ chức:
1.3.1. Giám đốc
Ông Nguyễn Thế Dũng Tiến giám đốc công ty TNHH Toyota Phú Yên cũng là
người có trách nhiệm quản lý toàn diện công ty, chịu trách nhiệm và toàn quyền
quyết định mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm của nhà nước, trước toàn
thể cán bộ của công ty về chế độ, chính sách tiền lương lao động và kết quả kinh
doanh của công ty.
1.3.2. Cố vấn dịch vụ
Cố vấn dịch vụ là người trung gian giữa khách hàng và kĩ thuật viên ở các cơ sỡ
như garage hay đại lí phân phối xe ô tô. Họ thỏa thuận làm việc với khách hàng để
ghi nhận nhưng thắc mắc, yêu cầu hỗ trợ của khách hang để thông báo lại với các
kĩ thuật viên ô tô để cập nhật những vấn đề về xe ô tô hoặc những lỗi cần sửa, cần
khắc phục cho chiếc ô tô của khách hàng.
Ngoài ra cố vấn dịch vụ cũng được coi như một “lễ tân” cho garage hay đại lí
phân phối xe ô tô bởi vì họ sẽ chịu trách nhiệm để ý, đón tiếp khách hàng và lắng
nghe những yêu cầu thắc mắc cuả khách hàng, ghi nhận những cuộc hẹn nói
chuyện với khách hàng và ước tính chi phí nếu cần bảo dưỡng thay thế phụ tùng xe
của khách hàng.

Hình 1.3.2.1: Hình lệnh sửa chữa và bên trong phòng tiếp nhận dịch vụ

4
1.4. Phân xưởng
1.4.1. Xưởng sửa chữa và bảo dưỡng
Làm việc theo kế hoạch lãnh đạo, sửa chữa bảo dưỡng theo lệnh của cố vấn
dịch vụ đã trao đổi với khách hàng. Cung cấp linh kiện thay thế phục vụ cho
công tác sửa chữa và bảo dưỡng.

Hình 1.4.1.1: Hình các cầu nâng sửa chữa - bảo dưỡng

1.4.2. Phân xưởng đồng sơn:


Đồng sơn ô tô là những kỹ thuật nhằm sửa chữa, lấy lại diện mạo, hình dáng và
màu sơn ban đầu của một chi tiết, bộ phận trên xe hay toàn bộ xe. Khi đồng sơn, xe
trải qua 2 giai đoạn là làm đồng gồm các kỹ thuật như gò, chà, nắn kéo… và làm
sơn gồm nhiều bước can thiệp vào từng lớp sơn, từng chi tiết nhỏ để đem lại màu
sơn chuẩn xác, có độ mịn và bóng như sơn gốc.

Hình 1.4.2.1: Hình khu làm đồng và phòng sơn sấy

5
1.4.3. Các phòng thiết bị:
Gồm phòng phụ tùng của hãng phục vụ cho việc bảo dưỡng sửa chữa và các
phòng dụng cụ SST trong đó chứa tất cả các dụng cụ tháo lắp ô tô.

Hình 1.4.3.1: Hình ảnh kho phụ tùng Hình 1.4.3.2: Hình ảnh phòng dụng cụ

1.5. Các dịch vụ:


 Bảo dưỡng định kỳ
 Sửa chữa, đại tu xe
 Gò phục hồi thân vỏ
 Sơn công nghệ cao
 Thay thế phụ tùng chính hang
 Phủ Ceramic, dán phim cách nhiệt
 Phủ thuỷ tinh
 Vệ sinh xe cao cấp
 Phủ gầm chống ồn chống gỉ
 Đánh bóng, hiệu chỉnh mặt sơn

6
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
Trước khi đi vào chi tiết những công việc em được làm lúc thực tập, em xin
giới thiệu về những trải nghiệm của em về công ty.
 Em được bố trí vào bộ phận sửa chữa bảo dưỡng nhanh.
 Tham quan sơ lược vể toàn bộ các xưởng trong công ty.
 Tìm hiểu cách sử dụng các dụng cụ của công ty.
 Tìm hiểu về quy trình thủ tục khi xe vào xưởng để sửa chữa bảo dưỡng.
 Tìm hiểu và học hỏi công việc bảo dưỡng sửa chữa.
 Tham gia phụ giúp các công việc cho các anh kĩ thuật viên trong công ty.
 Tạo ấn tượng và mối quan hệ tốt trong công ty.
2.1. Tìm hiểu cách sử dụng dụng cụ tại xưởng
Sau khi thực tập trong Công ty TNHH Toyota Phú Yên em biết được thêm
nhiều dụng cụ hiện đại và dễ sử dụng mà trong trường chưa được phổ biến. Công
ty đã có đầy đủ các dụng cụ chuyên dùng cho ô tô nói riêng và ô tô của các hãng
khác nói riêng.
2.2. Tìm hiểu quy trình thủ tục khi xe vào sửa chữa bảo dưỡng
Trước khi vào bảo dưỡng & sửa chữa, chủ xe cần phải làm một số thủ tục sau:
 Khi xe vào xưởng, chủ xe cần gặp hoặc cố vấn dịch vụ để trao đổi tình trạng
xe, các dịch vụ cần thực hiện. Sau đó cố vấn dịch vụ sẽ tư vấn và cấp cho khách
hàng “phiếu báo giá” với đầy đủ thông tin xe, các dịch vụ cần làm và giá cả cụ thể.
 Nếu khách hàng đồng ý với “phiếu báo giá” đó thì giám đốc dịch vụ tạo “ lệnh
sửa chữa” giao cho kỹ thuật viên tiến hành công việc.
 Trong quá trình tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa, nếu phát sinh thêm vấn đề
náo đó thì kỹ thuật viên sẽ báo vào “lệnh sửa chữa” và đưa về phòng dịch vụ để cố
vấn dịch vụ báo cho khách hàng.
 Trong thời gian chờ, tại công ty có phòng chờ cho khách hàng rất tiện nghi và
thoáng mát đảm bảo khách hàng hài lòng.
 Sau khi bảo dưỡng & sửa chữa xong , cố vấn dịch vụ sẽ cấp cho khách hàng
hoá đơn sau đó đến quầy kế toán thanh toán cho công ty.
 Và cố vấn dịch vụ sẽ đưa khách hàng ra cửa để nhận xe.

7
Hình 2.2.1: Lệnh sửa chữa chung Hình 2.2.2: Kỹ thuật viên báo cáo hư
hỏng phát sinh

2.3. Các công việc sửa chữa và bảo dưỡng


2.3.1. Kiểm tra kỹ thuật
 Kiểm tra và điều chỉnh
- Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống khí nén, nhiên liệu, dầu bôi trơn động cơ, nước
làm mát, trợ lực ly hợp, hệ thống dầu trợ lực phanh,…
- Kiểm tra sự làm việc của các đồng hồ, hệ thống tín hiệu, chế độ làm việc của
xe.
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp và bàn đạp phanh.
- Độ căng của dây đai truyền động.
- Kiểm tra hệ thống khóa cửa, nâng hạ kính, gạt nước-xịt nước.
- Kiểm tra áp lực hơi của bánh xe.
- Kiểm tra thiết bị an toàn.
 Xiết chặt
- Giá đỡ cho động cơ, hộp số, các loại bơm, máy phát điện, máy khởi động.
- Bu lông lắp đường ống nạp, xả, kiểm tra mức dầu, mức nước.
- Bu lông mặt bích các đăng, bu lông mặt bích cầu chủ động, mặt bích trục láp.
- Bu lông bắt ly hợp, hộp số.
- Bu lông quang nhíp, ắc nhíp, kẹp nhíp, giảm xóc.

8
- Bu lông bắt các xà ngang dọc với khung xe, thùng nhiên liệu, các bình khí
nén.
- Bu lông đầu cực bình điện.
 Bôi mỡ
- Tất cả các vị trí cần bôi mỡ.
2.3.2. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa
2.3.2.1. Vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió
 Quy trình tháo
- Mở nắp ca bô.
- Lấy lọc gió động cơ.
- Mở cửa bên phụ, mở khay chứa đồ, sau đó lấy được lọc gió.

Hình 2.3.2.1.1: Lọc gió

 Vệ sinh
- Bỏ vào máy vệ sinh lọc gió, sử dụng súng gió thổi sạch bụi.

9
Hình 2.3.2.1.2: Máy vệ sinh
 Quy trình lắp
- Sau khi vệ sinh tất cả xong ta lặp vào xe như đã tháo ra.

2.3.2.2. Thay nhớt động cơ


 Quy trình xả nhớt
- Nâng cầu lên tới một độ cao thích hợp.
- Sử dụng dụng cụ nới nhẹ ốc xả nhớt ra.

10
- Sau đó đẩy xe xả nhớt vào dung tay vặn ốc nhớt ra để cho nhớt được xả vào xe
xả nhớt.

Hình 2.3.2.2.1: Quy trình xả nhớt

- Khi xả hết nhớt ta thay gioăng đệm ốc nhớt và siết ốc nhớt lại, lâu sạch
nhớt xung quanh.
- Hạ cầu xuống và châm nhớt với số lượng tùy vào từng loại xe.
Ví dụ lượng nhớt cần thay của các xe:
o Toyota vios: 3.2 – 3.5 lít
o Toyota innova: 5.3 – 5.6 lít
o Toyota fortuner: 7 – 7.2 lít
o Toyota camry: 3.2 – 3.5 lít

11
Hình 2.3.2.2.2: Bơm nhớt mới
2.3.2.3. Thay lọc nhớt
 Chuẩn bị
- Cảo lọc nhớt hay cảo 3 chân
- Dẻ lau nhớt
- Lọc nhớt mới

Hình 2.3.2.3.1: Lọc nhớt mới

12
 Quy trình lắp
- Dùng dẻ lau sạch nơi gắn lọc nhớt.
- Dùng tay vặn lọc nhớt mới vào cho đến khi cảm thấy chặt.
- Dùng cảo lọc nhớt xiết thêm ¾ vòng.
- Vệ sinh sạch sẽ.

Hình 2.3.2.3.2:
2.3.2.4. Vệ sinh hệ thống phanh
 Chuẩn bị:
- Dụng cụ tháo bánh xe: súng hơi, típ 21 hoặc khác tùy theo loại xe
- Chìa khóa, vít, kiềm
- Giấy nhám, mỡ bò đỏ, dung dịch vệ sinh bố thắng,…
 Quy trình tháo:
- Tháo bánh xe ra
- Mở ốc heo dầu ra lấy bố thắng ra
- Dùng giấy nhám chà đều bề mặt bố
- Vệ sinh bằng dung dịch tẩy rửa bố thắng
- Giữa bố thắng và miếng đệm ta cho vào một ít mỡ bò đỏ giúp cho
nó giữ lại với nhau.
 Quy trình lắp:
- Lắp bố thắng vào
- Lắp các chốt và lò xo vào như ban đầu
- Lắp ốc heo dầu lại
- Lắp bánh xe vào là xong

13
Hình 2.3.2.4.1: Vệ sinh bố thắng

2.3.2.5. Vệ sinh xy lanh heo dầu


 Rửa xy lanh phanh chính bằng dầu phanh sạch.
Chú ý: nếu rửa bằng các dung dịch khác có thể làm hỏng các chi tiết như
caosu, bị biến chất và rò rỉ dầu.
 Chiếu đèn vào bên trong xylanh để kiểm tra xem có hư hỏng hay rỉ
không.
 Sau khi tháo kiểm tra, sửa chữa, thay mới những chi tiết xylanh cái tiến
hành ráp lạilên xe và xả khí hệ thống phanh.

Hình 2.3.2.5.1: Vệ sinh heo dầu

 Xả khí ra khỏi xy lanh chính:

14
- Tháo các ống dầu ra khỏi xylanh chính. (dùng khay đựng dầu)
- Đạp bàn đạp phanh và giữ ở vị trí đó.
- Bịt các cửa ra bằng tay rồi nhả phanh (lặp lại từ 3 đến 4 lần)
- Nối các ống dầu vào xylanh chính (xả khí ra khỏi mạch dầu)
- Dùng khóa 8, một ống cao su, một bình chứa sẵn dầu phanh. Khi xả,
một đầu cắm vào bình, một đầu cắm vào vít xả gió khi xả cần 2 người, một
người đạp phanh đến khi nào thấy nặng thì báo cho người thứ 2 biết để vặn
vít xả, khi ra hết khí thì siết vít xả khí vào (người đạp phanh vẫn giữ nguyên
chân phanh), lặp lại thao tác cho đến khi hết bọt khí, dầu phanh chảy ra
thành
- dòng là được.
2.3.2.6. Cân bằng động bánh xe và đảo lốp
 Việc đảo lốp các bác có thể mở quyển hướng dẫn sử dụng ra coi, tùy từng xe
thôi, nhưng điểm chung là vì khi đi lốp mòn không đều trên một lốp cũng như giữa
các lốp, việc đảo lốp là khắc phục tình trạng này, đảo lốp có đảo cùng bên, đảo
chéo...
 Cân bằng động thì phải có máy cân bằng động trong quá trình vận hành, do
tải nặng, thay đổi tốc độ, hay nói chung là do lực quán tính, lực ly tâm quay... bánh
xe sẽ mất cân bằng động, mất cân bằng tĩnh. Tĩnh ở đây có thể hiểu là khi bánh
không chuyển động, nhưng nên hiểu thêm là khi bánh xe vận hành ở một tốc độ
nhất định. Như vậy thường người ta sẽ xử lý việc mất cân bằng động vì không ai
mua xe về để đấy hoạc chỉ vận hành với một tốc độ.
 Mất cân bằng động thường gây nên độ rung, tiếng ồn, đảo trục,... nói
chung là rất là không hay, nhưng lại rất ít khi để ý.
 Khi cân bằng máy sẽ báo trọng lượng mặt trong và mặt ngoài bánh, khi mất
cân bằng giải pháp là dùng kẹp chì kẹp thêm vào để hai bên cân bằng nhau.
 Độ sai lệch của máy là 1 gam. Nhưng với những lốp đã và hay nhiều đá sỏi
găm vào thì phải theo kinh nghiệm để phán đoán...
 Theo em việc cân chỉnh là cần thiết, việc kiểm tra áp suất lốp, độ mòn
và những biến dạng, dị vật trên lốp cũng quan trọng ko kém.

15
Hình 2.3.2.6.1: Cân bằng động bánh xe

2.3.2.7. Vệ sinh buồng đốt


 Như điều mà chủ nhân của các chiếc xe ô tô, xe máy quan tâm nhất là động
cơ không còn bốc và mức tiêu hao nhiên liệu không còn như trước. Vậy nguyên
nhân do đâu trong khi mọi thứ hoạt động bình thường, từ bugi, hệ thống điện, hệ
thống phun xăng…
 Nhiên liệu bẩn cộng với bụi lẫn trong gió do lọc không sạch khiến quá trình
đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong buồng đốt tạo ra nhiều muội than, lâu ngày sẽ
bám vào bề mặt pistion (ảnh dưới) và nguy hiểm hơn là nếu bám vào su-páp, có thể
làm kênh su-páp, hoặc ủ nhiệt và gây ra hiện tượng kích nổ (nhiên liệu bị đốt cháy
trước khi bu gi đánh lửa, khiến động cơ phát tiếng kêu lớn, ì hơn và tiêu hao nhiên
liệu). Hậu quả là động cơ bị rò áp, hao tổn công suất và nhiên liệu. Cảm nhận khi
cầm lái xe xe không bốc, nhưng lại tiêu hao nhiều nhiên liệu.
 Các biểu hiện cần vệ sinh buồng đốt
- Động cơ nổ giật khi mới bật máy.
- Động cơ xe xuất hiện nhiều tiếng ồn, có thể là tiếng lách cách, đôi khi tiếng
gõ xuất hiện khi tải nặng, tăng tốc hoặc đang leo dốc.
- Phản ứng chân ga xấu. Máy nặng, xốc, tăng tốc không êm thường có tiếng róc
lọc cọc, tốc độ tăng tốc chậm, xuất phát khó khăn.
- Chạy không tải không đều.
- Mức tiêu hao nhiên liệu quá cao.
- Nhiều khói và bồ hóng. Ống xả khó tính trở nên ầm ĩ mỗi khi tăng tốc.
- Lượng khí CO và CO2 sinh ra cao.
Trước tiên xin giới thiệu vệ máy vệ sinh buồng đốt của công ty:

16
Hình 2.3.2.7.1: Máy vệ sinh buồng đốt Epoch EP-350B1

2.3.2.8. Nạp khí gas điều hoà

- Điều hòa là trang bị thiết yếu trong khoang nội thất giúp lưu thông không
khí, mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Cần nạp ga điều hòa kịp thời để
đảm bảo hiệu suất hoạt động của bộ phận này.
- Gas lạnh hay môi chất là chất trao đổi nhiệt trong trạng thái tuần hoàn của hệ
thống điều hòa trên ô tô. Gas điều hòa có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt khi bay hơi và giải
phóng nhiệt khi hóa lỏng giúp làm mát không gian khoang cabin.
- Khi thừa hoặc thiếu gas lạnh, điều hòa hoạt động kém hiệu quả, tiêu tốn
nhiên liệu có thể dẫn tới những hư hỏng trong hệ thống làm mát. Vì thế, các chuyên
gia ô tô khuyến cáo nên bảo dưỡng định kỳ gas điều hoà sau 1 năm sử dụng hoặc
sau 20.000 – 30.000 km vận hành. Khi phát hiện điều hòa có vấn đề, cần kiểm tra
lại lượng khí ga. Nạp thêm hoặc thay gas mới để đảm bảo hệ thống điều hòa được
hoạt động tốt nhất.
- Điều hòa ô tô hoạt động dựa trên hệ thống gas với công suất nhất định nên
việc nạp gas rất đơn giản. Người dùng có thể nạp gas điều hoà ô tô tại nhà với quy
trình đơn giản gồm: hút chân không và nạp ga vào hệ thống.

17
Hình 2.3.2.8.1: Thiết bị vệ sinh giàn lạnh

Bước 1: Xác định lượng gas lạnh trên hệ thống


Tại van xả phía thấp áp (thường nằm cạnh bộ lọc không khí ẩm), hãy lắp ống nạp
gas vào. Nếu hệ thống bị rò rỉ gas thì không khí ẩm có thể đã đã đi vào hệ thống
khiến cho việc nạp gas mới sẽ không đạt được kết quả tốt.
Vì vậy, trước tiên bạn hãy tìm chỗ bị rò rỉ và khắc phục chúng, bạn cũng nên thay
luôn bộ lọc không khí ẩm này, đồng thời bổ sung dầu cho máy nén. Bởi khi hệ
thống đã bị rò rỉ gas, thì dầu của máy nén cũng theo gas lạnh này đi ra ngoài. (Lưu
ý: trước khi nạp gas bạn hãy hút hết không khí và độ ẩm ra ngoài).
Xác định rò rỉ gas lạnh bằng cách phun dung dịch xà phòng lên đường ống và các
chi tiết của hệ thống điều hòa sau đó quan sát. Nếu có bong bóng xà phòng nổi lên,
thì có thể đó là nơi mà có gas lạnh rò rỉ.
Kiểm tra thêm sự tắc nghẽn của đường ống dàn nóng và xem máy nén khí có hoạt
động hay không?
Bước 2: Mở van xả của bình chứa gas
Bước 3: Vặn khớp nối trên bình với khớp nối ống nạp gas
Bước 4: Làm sạch ống nạp gas
Bước 5: Vị trí của van xả thấp áp hệ thống lạnh
Chúng thường sẽ ở gần bộ lọc không khí ẩm, mục đích xác định van xả thấp áp này
là để nối nó với đường ống áp suất thấp của đồng hồ đo.

18
Bước 6: Cho động cơ khởi động và mở điều hòa ở chế độ cao
Trên đồng hồ đo áp suất, hãy quan sát xem hệ thống có cần nạp thêm gas hay
không, nếu áp suất trên đồng hồ có trị giá ổn định trong đúng với thông số, thì có
nghĩa hệ thống đã đủ gas. Nếu trị số này thấp hơn thì các bạn thực hiện nạp gas theo
hướng dẫn dưới đây:
 Chu kỳ hoạt động bật tắt của máy nén có dấu hiệu nhanh hơn bình
thường thì có thể đang thiếu gas lạnh. Nếu máy nén bật/ tắt khoảng từ 5-
20s/ lần thì áp suất trong hệ thống có thể đang bị giảm. Khi máy nén bật
thì áp suất sẽ giảm, và khi áp suất xuống quá thấp thì máy nén sẽ tắt. Khi
hệ thống cân bằng thì áp suất sẽ tăng trở lại tới phạm vi hoạt động của
máy nén.
 Quạt làm mát cho bộ tản nhiệt cũng sẽ hoạt động khi điều hòa hoạt động,
và quạt làm mát nên được bật để làm mát cho dàn nóng nếu máy nén hoạt
động. Quạt làm mát sẽ thường ở vị trí trước hoặc sau bộ tản nhiệt. Ô tô
thường có 2 quạt làm mát, 1 trong 2 số quạt trên sẽ được sử dụng cho hệ
thống điều hòa.
Bước 7: Trên đồng hồ đo, mở van thấp áp cho đến khi gas lạnh đi qua
ống nạp
Bước 8: Giữ cho bình môi chất lạnh thẳng đứng
Để tránh tình trạng gas lỏng đi vào hệ thống làm hỏng máy nén khí, hãy giữ cho
bình môi chất lạnh ở tư thế thẳng đứng khi cho hơi gas vào hệ thống lạnh. Hãy quan
sát trị giá của áp suất trên 2 đồng hồ để đừng nạp quá nhiều gas lạnh và cũng để biết
khi nào gas đủ để ngừng nạp.
Bước 9: Tháo dụng cụ nạp gas lạnh điều hòa
Khi đã nạp gas xong, hãy vặn chặt các van trên đồng hồ đo và cả bình chứa, tháo
khớp nối ống nạp trên bình chứa và đồng hồ đo. Kiểm tra thêm xem có rò rỉ gas ở
van xả thấp áp/ cao áp của hệ thống hay không. Sau đó hãy thay thế nắp nhựa trên
các van xả.
Bước 10: Kiểm tra không khí ra từ họng gió trên xe
Nếu có gió lạnh đi ra như yêu cầu thì việc nạp gas đã hoàn thành, còn không thì có
thể bạn đã nạp thiếu gas hoặc một chi tiết nào đó của hệ thống lạnh đã bị hỏng cần
phải thay thế.

2.3.3. Các hư hỏng thường gặp

 Tay lái khó trở về vị trí ban đầu


 Nguyên nhân:
- Thiếu dầu bôi trơn ở các khớp nối của hệ thống lái
- Bạc lái xiết quá chặt
- Bánh răng vít và thanh răng chỉnh không đúng
- Góc đặt bánh xe không đúng
 Cách khắc phục:

19
- Tra dầu mỡ vào các khớp nối
- Nới lỏng bạc lái cho chuẩn(chú ý nếu nới lỏng quá sẽ bị rơ)
- Chỉnh lại bánh răng vít và thanh răng
- Chỉnh lại góc đặt bánh xe
 Tay lái bị rung
 Nguyên nhân:
- Đai ốc bắt bánh xe bị lỏng
- Các khớp nối của hệ thống bánh lái chưa chặt
- Mòn bặc trụ lái
- Giàn cân bằng lái bị cong hay cao su phần cân bằng bị thoái hóa
- Bánh xe không cân bằng
- Lốp non, các lốp bơm căng không đều
- Lốp mòn không đều
- Khí lọt vào đường dầu của hệ thống lái
 Cách khắc phục:
- Xiết chặt các đai ốc
- Xiết chặt lại các khớp nối
- Thay bạc mới hoặc tiện lại bạc
- Chỉnh lại bặc tì thước lái
- Thay bạc tròn hay căn lại khe hở cho hợp lý
- Cân bằng lại các bánh xe
- Thay thế cao su phần cân bằng
- Kiểm tra lốp hoặc bơm lốp đúng áp suất quy định
- Thay lốp
- Xả khí trong hệ thống trợ lực lái
 Tay lái nặng
 Nguyên nhân:
- Xếp hàng quá nhiều về phía trước
- Lốp non
- Thiếu dầu trợ lực lái
 Cách khắc phục:
- Điều chỉnh lại cách xếp hàng
- Bơm lốp đủ áp suất quy định
- Bổ sung dầu trợ lực lái
 Phanh không ăn
 Nguyên nhân:
- Hành trình của bàn đạp phanh không đúng
- Đường dầu hoặc đường khí của hệ thống phanh bị rò rỉ
- Piston bánh trước bị bó ở phanh đĩa
- Bầu trợ lực hơi bị hỏng
- Cúp ben phanh bị hỏng

20
- Dây phanh tay bị dứt hay bó
- Má phanh quá mòn
 Cách khắc phục:
- Chỉnh lại hành trình bàn đạp phanh
- Xiết chặt lại các đầu khớp nối, thay thế các đệm
- Xả khí lẫn trong dầu phanh
- Tháo ra lấy giấy ráp mịn và dầu đánh lại
- Thay thế bầu trợ lực
- Thay cúp ben, dây phanh, má phanh mới
 Áp suất của khí nén không đủ
 Nguyên nhân:
- Đường dẫn khí nén bị hở
- Dây đai bơm khí nén bị chùng
 Cách khắc phục:
- Xiết chặt lại các đầu nối ống dẫn khí
- Điều chỉnh lại độ căng dây đai
 Vấn đề về đĩa phanh
- Sau một thời gian sử dụng, dưới sự tác động của việc phanh cùng môi trường
bên ngoài như đất, đá, nhiều độ… Những tác động này có thể gây cong vênh
đĩa phanh, làm đĩa phanh bị gồ ghề hay độ dày không đồng nhất. Trong
những trường hợp đó, láng (vớt) đĩa phanh được coi là biện pháp hiệu quả
nhất để giải quyết vấn đề về phanh.
- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hiện tượng đĩa phanh bị đảo là khi phanh thấy
bị rung lắc bất ngờ, phanh ăn lệch một bên (cướp lái khi phanh). Khi đó chân
phanh đang nhấn bàn đạp phanh, bàn đạp phanh bị rung, nẩy nhẹ; nếu lực
nhấn càng lớn thì bàn đạp bị rung càng mạnh. Khi đó, lái xe cảm thấy tay lái
cũng bị rung thì rõ ràng là hệ thống phanh không hiệu quả.
- Sự khác biệt giữa việc sử dụng đĩa phanh trước và sau khi láng: Khi gặp hiện
tượng đó cần phải đưa ngay xe đến xưởng để các kỹ thuật viên kiểm tra, nếu
thấy đĩa phanh có nhiều vết xước, bề mặt gồ ghề phải láng đĩa phanh để đảm
bảo an toàn khi lái xe.

21
Hình 2.3.3.1: Phanh đĩa trước khi láng (vớt) đĩa

2.3.1. Vấn đề về giảm xóc


 Bộ giảm xóc có vai trò quan trọng và là thiết bị phải hoạt động xuyên suốt
trong quá trình vận hành của ô tô. Khi xe di chuyển được hơn 40.000 km bộ giảm
xóc dần xuống cấp khiến xe dằn xóc, rung lắc, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người
ngồi trên xe.
 Có một số dấu hiệu thông báo cần thay giảm xóc mới cho xe:
- Đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp
- Rung động tay lái

22
- Xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu
- Xe trượt và lệch hướng
- Lốp mòn không đều
 Quy trình sửa chữa, thay thế giảm sốc
- Sau quá trình bảo dưỡng và kiểm tra thì kĩ thuật viên phát hiện giảm
xóc có vấn đề và báo lại cho khách hàng.
- Cố vấn dịch vụ trao đổi và đưa ra cách giải quyết cho khách hàng, nếu khách
hàng đồng ý thì kĩ thuật viên bắt đầu sửa chữa, thay thế.
- Tháo giảm xóc từ xe xuống và dùng dụng cụ cảo phuộc để lấy phuộc cũ ra,
sau đó lắp giảm xóc mới vào và lắp vào xe.
- Kiểm tra lại các bộ phận đã sửa chữa, bảo dưỡng thay thế. Nếu thấy vẫn còn
lỗi thì khắc phục ngay cho khách hàng Kiểm tra lại các bộ phận đã sửa chữa, bảo
dưỡng thay thế. Nếu thấy vẫn còn lỗi thì khắc phục ngay cho khách hàng.
- Hoàn thiện công việc và kiểm tra chất lượng lần cuối để đảm bảo rằng xe
không gặp phải vấn đề gì.
- Bàn giao lại xe cho khách hàng.

Hình 2.3.4.1: Sửa chữa giảm sốc

2.3.2. Cân chỉnh góc đặt bánh xe


Trước khi tìm hiểu sâu về cách cân chỉnh góc đặt bánh xe, chúng ta cần phải biết
góc đặt bánh xe là gì. Theo chuyên viên kỹ thuật, góc đặt bánh xe là vị trí tương đối
của bánh xe so với thân xe đã được quy định từ nhà sản xuất. Tùy từng dòng xe
Toyota, SUV như xe Toyota Fortuner nhập khẩu hay Sedan như xe Toyota Vios mà
được quy định thiết kế với các góc đặt bánh xe khác nhau, phù hợp với các tiêu chí
nhất định do nhà thiết kế đưa ra.
Chính vì có việc cân chỉnh góc đặt bánh xe như vậy nên trong thực tế sửa chữa và
sử dụng, chúng ta phải tôn trọng các thiết kế đó bằng cách thường xuyên và định kỳ
phải kiểm tra và hiệu chỉnh đưa các góc thiết kế, cụ thể như sau:

23
1. TOE (độ chụm bánh xe)
2. GÓC CASTER (góc nghiêng của trục giảm xóc so với phương thẳng đứng)
3. GÓC CAMBER (góc nghiêng của mặt phẳng bánh xe so với phương thẳng đứng)

Hình 2.3.5.1: Khu cân chỉnh góc đặt bánh xe

Người tiêu dùng nên tiến hành kiểm tra và cân chỉnh góc đặt bánh xe tối thiểu mỗi
năm một lần, hoặc sau 10.000 km. Điều này không những phòng ngừa hư hỏng bất
ngờ trong khi sử dụng xe mà còn giúp kéo dài tuổi thọ.

Quy trình cân chỉnh góc đặt bánh xe


 Đầu tiên, các chuyên viên sẽ kiểm tra xe oto tổng quan. Sử dụng cầu nâng cắt
kéo hoặc cầu nâng 4 trụ để nâng xe lên ở độ cao > 1,2m. Trong đó cầu nâng được
trang bị đĩa kiểm tra góc lái.
 Kiểm tra áp suất. Bơm lốp xe đúng với áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Tùy từng loại xe mà có quy định áp suất chuẩn khác nhau. Nếu lốp quá mòn chỉ
phải thay lốp mới để thuận tiện cho việc cân chỉnh góc đặt bánh xe.
 Dịch chuyển xe tiến lùi để hồi Rô-tuyn.
 Gắn 4 tấm phản quang lên 4 bánh xe.
 Nhập các thông số của dòng xe lên thiết bị. Máy Hunter sẽ tiến hành kiểm tra
tổng thể hệ thống bao gồm: gầm, lái, treo, phanh, giảm chấn, và tình trạng lốp.
 Điều chỉnh vô lăng và các thao tác khác theo chỉ dẫn của thiết bị.
 Sau khi thực hiện đúng các bước, thiết bị Hunter sẽ tự động đưa ra kết quả.
 Tiếp đến, kỹ thuật viên sẽ xem xét, điều chỉnh các góc đặt bánh xe, thước lái.
Khi nào thiết bị hiển thị kết quả là góc lệch bằng 0 thì góc đặt bánh xe đã ở trạng
thái cân bằng.

24
2.3.3. Đại tu động cơ
- Động cơ nóng và hao nước làm mát
- Động cơ phát ra tiếng kêu (Lỏng bạc ắc piston, Bạc lót thanh
truyền…)
- Động cơ bị thủy kích
- Bơm nhớt yếu hoặc không bơm
- Bạc xéc măng bị gãy hoặc xếp bạc xéc măng.
- Động cơ bị “đổ hơi”

Hình 2.3.6.1: Đại tu động cơ

Khi động cơ xe của bạn không được êm như bình thường, quan sát có thể nghe
những âm thanh lạ trong động cơ khi động cơ hoạt động, động cơ khó nổ, xe có
khói màu đen, khả năng tăng tốc kém, động cơ mau nóng máy, hao nước và nhớt,
chạy tốn nhiên liệu hơn bình thường, nhất là xe sử dụng đã lâu mà chưa đại tu lần
nào, thì cũng nên cân nhắc việc đại tu động, để yên tâm trong những chuyến chạy đi
xa.

Hơn nữa, một động cơ hoạt động tốt sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhiên liệu

25
trong một thời gian dài vận hành, và sự an toàn ổn định khi hoạt động cao hơn,
không phát sinh những phiền toái khó chịu dọc đường.

KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập, bằng việc tiếp xúc với thực tế trên công trường cùng với
sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa cơ khí dộng lực và đặt biệt là thầy Lê Minh
Mẫn, cộng với nỗ lực phấn đấu học hỏi của bản thân, em đã thu được nhiều kiến
thức thực tế. Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm cũng như thời gian nên báo cáo này
không thể thiếu sự sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ giáo của
thấy cô giáo để em hoàn thiện tốt hơn. Theo em để trở thành một kỹ sư tốt, ngoài
việc nắm vững về chuyên môn còn biết quan tâm đến đời sống người công nhân,
động viên họ hăng hái trong công việc. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu, các thấy cô trong khoa cơ khí động lực của trường Cao đẳng Công
Thương nói chung và thầy Lê Minh Mẫn nói riêng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho
em. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn chân thành đến ban giám đốc Công ty
TNHH Toyota Phú Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành
tốt quá trình thực tập của mình.

26

You might also like