You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VÂN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH

VIỆN CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA XE Ô TÔ CON 4


ĐẾN 7 CHỔ.

Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thành Sa

Sinh viên thực hiện : Cáp Văn Tuấn

MSSV: 1951080354 Lớp: CO19D

TP. Hồ Chí Minh, 2023


LỜI CÁM ƠN

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy trong khoa Cơ Khí ô Tô Trường
Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành. Cảm ơn
Thầy Nguyễn Thành Sa là giáo viên hướng dẫn bộ môn báo cáo thực tập tốt nghiệp đã
giúp đỡ em tận tình, cùng với sự hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt của Công ty
TNHH MT -DV AUTO Gia Phát trong quá trình thực tập 2 tháng vừa qua tại công ty.

    Cảm ơn anh Tình quản lí garage và các anh kỹ thuật viên đã tạo điều kiện cho
em có thể làm việc thực tế, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình thực tập ở
công ty điều mà sẽ rất giúp ích cho em sau này đủ tự tin khi làm trong một môi trường
chuyên nghiệp và năng động. Do kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực
tập, hoàn thiện báo cáo thực tập này em không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy .

    Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC

Lời nói đầu……………………………………………………………………………1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI GARAGE……........2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (GARAGE)……………………….....2

1.1 Giới thiệu tổng quan của công ty………………………………………….........2


1.2 Giới thiệu cơ sỡ vật chất của công ty………………………………………........2

CHƯƠNG II : NHẬT KÍ THỰC TẬP ………………………………………..........6

2.1 Quy trình làm việc tại công ty……………………………………………….......6

2.2 Thực tập về chuyên môn……………………………………………………........6

2.2.1 Phần gầm , máy……………………………………………………………........6

2.2.2 Phần đồng sơn……………………………………………………………........14

2.2.3 Phần vệ sinh xe…………………………………………………………………


14

PHẦN II NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ


CON 4 ĐẾN 7 CHỔ
…………………………………..........................................................16

CHƯƠNG I: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ CON 4 ĐẾN 7


CHỔ………………………………………………………………………………......16

1.1 Khái niệm bảo dưỡng……………………………………………………………16


1.2 Mục đích của bảo dưỡng và sửa
chữa………………………………………......16
1.3 Chế độ bảo dưỡng và sửa
chữa………………………………………………….16
1.3.1 Bảo
dưỡng…………………………………………………………………......16
1.3.2 Sửa chữa……………………………………………………………………....16
1.4 Các công việc trước bảo
dưỡng………………………………………………….16
1.5 Quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa
chữa………………………………….17
1.5.1 Quy trình bảo dưỡng…………………………………………………………17
1.5.2 Quy trình sửa chữa……………………………………………………….......17

CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA………………………


19

2.1 Các hạng mục bảo


dưỡng………………………………………………………..19

2.2 Quy định thời gian bảo dưỡng xe ô tô………………………………………….23

2.3 Bảo dưỡng ô tô theo Km và thời gian…………………………………………..23

2.3.1 Bảo dưỡng cấp 1……………………………………………………………….23

2.3.2 Bảo dưỡng cấp 2……………………………………………………………….27

2.3.3 Bảo dưỡng cấp 3……………………………………………………………….28

2.3.4 Bảo dưỡng cấp 4……………………………………………………………….28

2.3.5 Bảo dưỡng cấp 5……………………………………………………………….29

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..30


Lời nói đầu

Với mục đích làm quen với thực tế ở garage , nhằm tích lũy kinh nghiệm và mở
rộng thêm kiến thức chuyên môn và năng cao tay nghề, cùng với việc chuẩn bị cho
việc làm đồ án tốt nghiệp.Trong quá trình thực tập đã được các anh em trong công ty
gia phát auto giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cho em, giúp em tích lũy thêm nhiều
kinh nghiệm trong công việc và có được kỹ năng ứng xử giao tiếp với khách hàng
trong tư vấn sửa chữa và tác phong làm việc trong garage. Do bước đầu làm quen với
việc thực tập và trình độ chuyên môn bản thân em còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực
tập của em không tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự thông cảm và đóng góp của
thầy để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (GARAGE) CÁP VĂN TUẤN

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI GARAGE.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ( GARAGE).

1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty:


-Vị trí:
Công ty TNHH gia phát auto bảo dưỡng, sửa chữa, các loại xe ô tô địa chỉ tại
đường DN6 khu dân cư an sương, Tân hưng Thuận, quận 12, TP HCM.
Công ty chuyên nhận bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hiểm và đồng sơn các loại xe
với nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa, thay thế các bộ phận bị hư hỏng để xe hoạt động
tốt hơn. Ngoài ra còn làm đồng sơn khi xe bị trầy xước hay sơn lại màu xe .

Hình 1.1 Không gian công ty( garage)

1.2 Giới thiệu về cơ sỡ vật chất của công ty:

Cơ sỡ vật chất thì tương đối còn nhiều phụ tùng còn thiếu khi khách hàng tới sửa
mà không có phụ tùng thì phải đợi đặt về.

Sau đây là một số hình ảnh về dụng cụ thường được sử dụng sửa chữa ở garage:

Hình 1.2 Tủ đồ nghề


2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (GARAGE) CÁP VĂN TUẤN

Hình 1.3 Dụng cụ bơm, châm nhớt hộp số, cầu

- Dụng cụ bơm nhớt hộp số , cầu là một trong các dụng cụ quan trọng nhằm hỗ trợ
kỹ thuật viên trong việc châm nhớt hộp số, cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Hình 1.4 Cầu


nâng

- Cầu nâng ô tô là thiết


bị máy móc chuyên
dụng để nâng xe lên cao
để rửa xe hoặc sửa chữa
bảo dưỡng xe.

Hình 1.5 Dung dịch vệ sinh và hóa chất

3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (GARAGE) CÁP VĂN TUẤN

Hình 1.6 Khu vực rữa xe

- Khu vực rửa xe gồm có cầu nâng xe để dễ dàng rữa gầm xe , bình xịt bọt tuyết
và vòi xịt nước ô tô.

Hình 1.7 Con đội xe

- Con đội xe ô tô giúp nâng xe lên để sửa chữa nó có thể di động mọi nơi khi xe
gặp sự cố ngoài đường.

Hình 1.8 Giá đỡ động cơ, hộp số

- Giá đỡ động cơ hộp số giúp kỹ thuật viên dễ dàng tháo lắp động cơ , hộp số.

4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (GARAGE) CÁP VĂN TUẤN

Hình 1.9 Thùng đựng dầu nhớt

và còn nhiều đồ dùng ít được sử dụng khác .

5
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1 Quy trình làm việc tại công ty:

Bước 1: tiếp nhận xe.

Bước 2:kiểm tra xe tư vấn sửa chữa.

Bước 3: bảo dưỡng sửa chữa.

Bước 4: lái thử kiểm tra lại xe .

Bước 5: rữa xe và bàn giao xe cho khách .

2.2 Thực tập chuyên môn:

2.2.1 Phần máy, gầm:

-Vệ sinh cổ hút , bướm ga:

Hình 2.1 Vệ sinh cổ hút, bướm ga

Bước 1: dùng kiềm tháo các đường ống , giắc điện.

Bước 2: dùng điếu 10mm tháo các đai ốc.

Bước 3: đưa cổ hút , họng ga ra ngoài dùng dung dịch để vệ sinh rữa sạch.

Bước 4: kiểm tra và lắp lại.

6
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.2 Kiểm tra đĩa ma sát, lưỡi gà

-Kiểm tra xe khó vào số khi khách báo thì phát hiện lưỡi gà lò xo bị mòn , lò xo
đĩa ma sát bị rơ.

Hình 2.3 Vệ sinh bề mặt hộp số

-Dùng dung dịch để vệ sinh rữa bề mặt hộp số sau đó thì lấy cọ để đánh sạch
nhớt bám trên bề mặt.

Hình 2.4 Tháo, kiểm tra độ nhún của phuộc

-Kiểm tra phuộc sau khi tháo ra thì dùng cảo để cảo phuộc:

7
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

Bước 1: tháo các bánh xe .

Bước 2: tháo các đai ốc và chi tiết cố định trên phuộc.

Bước 3: tháo phuộc ra khỏi xe và dùng cảo để cảo lò xo ra.

Bước 4: kiểm tra đàn hồi của phuộc.

Hình 2.5 Thay lọc gió

-Thay lọc dầu:

Dùng cảo chuyên dụng để tháo và thay lọc dầu, khi thay phải bôi dầu quanh viền
đầu lọc.

Hình 2.6 Thay lọc nhớt

8
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.7 Thay nhớt động cơ

-Quy trình thay nhớt :

Bước 1: cho xe lên cầu nâng.

Bước 2: lấy dụng cụ đựng nhớt.

Bước 3: xác định vị trí ốc xả nhớt và tháo ốc xả nhớt.

Bước 4: sau khi nhớt chảy xog thì hạ cầu và châm nhớt .

Bước 5: kiểm tra nhớt bằng cây thăm nhớt nếu thiếu thì châm thêm.

Hình 2.8 Thay nhớt hộp số

- Quy trình thay nhớt hộp số , cầu cũng như nhớt động cơ cũng xác định ốc châm
và ốc xả.

9
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.9 Thay nhớt cầu sau

-Vệ sinh thắng:

Bước 1: đưa xe lên cầu nâng.

Bước 2: tháo bốn bánh.

Bước 3: dùng nhám chà nhẹ bè mắt phanh sau đó dùng dung dịch vệ sinh phanh để vệ
sinh .

Bước 4: lắp bốn bánh xe vào và hạ cầu.

Hình 2.10 Vệ sinh thắng

-Thay ron nắp xupap cân chỉnh lại cam:

Hiện tượng ban đầu là bị xì nhớt sau khi kiểm tra thì phát hiện rò rỉ tại ron nắp
xupap.

10
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.11 Thay ron, cân cam

-Thay rotuyn lái trong:

Hiện tượng rotuyn bị rơ.

Hình 2.12 Thay rotuyn lái trong

-Thay ổ bi chữ thập các đăng:

Hiện tưởng phát ra tiếng ồn kiểm tra thì thấy ổ bi bị khô không còn dùng được.

Hình 2.13 Thay ổ bi chữ thập các đăng

11
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

-Thử kim phun xem có bị rò rỉ kim phun hay không:

Hình 2.14 Thử kim phun

Bước 1: dùng dụng cu để nói dung dịch vệ sinh ô tô với kim phun.

Bước 2: lấy 2 sợi dây điện nói vào 2 giắc trên kim phun sau đó cấm vào 2 cực của
acquy.

Bước 3: kiểm tra kim phun xem phun có bị yếu hay rò rỉ không.

Hình 2.15 Thay chụp cao su rotuyn lái trong

-Thay ron cầu sau: Hiện tượng xì nhớt ngày cầu sau:

12
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.16 Thay ron cầu sau

Bước 1: cho xe vào cầu.

Bước 2: xả nhớt cầu sau và tháo các trục các đăng.

Bước 3: dùng cảo để cảo ron ra sau đó lấy keo bôi 1 lớp lên sau đó lắp ron mới vào.

Bước 4: lắp trục các đăng hạ cầu châm nhớt cầu sau.

Hình 2.17 Thay két nước

-Thay két nước:

Hiện tương két nước bị rò rỉ nước làm mát.

13
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.18 Thay cảm biến abs

2.2.2 Phần đồng sơn:

Hình 2.19 Phần đồng sơn

-Sau khi thợ sơn xong thì chà nhám p1200 sau đó đánh bóng:

Hình 2.20 Chà nhám để đánh bóng

Chà nhám p1200 để phần sơn xe được mịn , láng không còn những đóm sơn nhỏ
trên xe sau đó tiến hàng đánh bóng xe.

2.2.3 Phần vệ sinh xe:

14
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

-Rữa xe:

Hình 2.21 rữa xe

-Vệ sinh khoang máy:

Bước 1: mở nắp capo.

Bước 2: dùng súng gió xịt bụị rác bám vào trên khoang máy.

Bước 3: bịt lại các giắc điện cầu chì transistor ac quy bằng bọc nilong.

Bước 4: dùng dung dịch vệ sinh khoang máy xịt vào.

Bước 5: dùng cọ bàn chải để chà sạch vết bẩn trên khoang máy.

Bước 6: dùng vòi xịt nước để xịt sạch vết bẩn.

Bước 7: dùng súng gió để xịt khô khoang máy và tháo nilong ở các giắc điện ra .

Hình 2.22 Vệ sinh khoang máy

- Sau 2 tháng thực tập thực tế tại Công ty TNHH gia phát auto thì em cảm thấy mình
còn nhiều thiếu sót cần phải bổ sung vào những gì mình được học tập tại trường.

- Qua việc đi thực tập này em học hỏi được nhiều về mặt lý thuyết lẫn thực hành.
15
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CÁP VĂN TUẤN

- Em sẽ cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung vào những phần mình còn thiếu sót.

- Trong lần thực tập này em học hỏi được kinh nghiệm trong việc sửa chữa, tháo lắp.
Học được cách tổ chức sắp xếp công việc, con người và máy móc. Biết được thêm
cách sử dụng những thiết bị, máy móc mà mình chưa biết tới.

- Sau 2 tháng thực tập tuy ngắn nhưng cũng phần nào giúp cho em củng cố kiến thức
cho mình tạo hành trang tiếp bước cho công việc sau này.

16
CHƯƠNG I: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

PHẦN II NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ


CON 4 ĐẾN 7 CHỔ.

CHƯƠNG I: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA Ô TÔ CON 4-7 CHỖ.

1.1 Khái niệm bảo dưỡng:

Bảo dưỡng là hàng loạt các công việc nhất định , bắt buộc phải thực hiện với
các loại xe sau một thời gian làm việc hay một quãng đường quy định.

1.2 Mục đích của bảo dưỡng và sữa chữa:


- Bảo dưỡng : duy trình tình trạng kĩ thuật tốt của xe , ngăn ngữa hư hỏng có
thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sữa chữa đảm bảo cho ô tô
chuyển động với độ tin cậy cao.
- Sữa chữa: hồi phục lại khả năng làm việc của các chi tiết tổng thành ô tô đã
hư hỏng.

1.3 Chế độ bảo dưỡng và sữa chữa ô tô .

1.3.1 Bảo dưỡng :


- Gồm các công việc : làm sạch , kiểm tra , xiết chặt, thay dầu mỡ, bổ sung nước
làm mát, dung dịch.
- Bảo dưỡng hàng ngày và bảo dưỡng định kì.
- Chu kì bảo dưỡng : xác định theo quãng đương hoặc thời gian của ô tô.
- Chu kì bảo dưỡng theo hưỡng dẫn của nhà sản xuất.
1.3.2 Sửa chữa:
Gồm các công việc: kiểm tra , chấn đoán , tháo lắp điều chỉnh và phục hồi chi
tiết, thay thế cụm chi tiết .
1.4 Các công việc trước khi bảo dưỡng.
- Trước khi bắt đầu bảo dưỡng phải vào cầu đúng vị trí đã quy định, bao xung
quanh buồng động cơ tránh làm trầy xước xe trong quá trình bảo dưỡng.

- Vệ sinh sạch bụi bẩn bám trong buồng động cơ trươc khi tiến hành bảo dưỡng.

- Lần bảo dưỡng đầu tiền khi xe đã chạy được 1.000km nhầm đảm bảo có thể
hoạt động mà không có sự cố nào xảy ra.

16
CHƯƠNG I: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

Hình 1.1 Vị trí đặt cầu nâng


1.5 Quy trình công nghệ bảo dưỡng và sữa chữa:

1.5.1 Quy trình bảo dưỡng:

Bước 1: khách hàng mang xe đến trạm.

Bước 2: kiểm tra nhận xe: kiểm tra quanh xe , khoang động cơ, bên trong xe , kiểm tra
sơ bộ.

Bước 3: Đặt xe lên cầu và nâng cầu : kiểm tra gầm xe.

Bước 4: Hạ xe xuống lái thử xe trên đường và kiểm tra chức năng của các bộ phận có
hoạt động hay không .

Bước 5: sau khi lái thử thì tiến hành bảo dưỡng.

Bước 6: bàn giao xe cho khách.

1.5.2 Quy trình sữa chữa :

Bước 1: nhận xe vào sữa chữa: kiểm tra khoang máy , gầm xe, lập biên bản ghi lại
những chi tiết hư hỏng phát hiện trên .

Bước 2: tháo máy: tháo các chi tiết, cụm chi tiết phát hiện hư hỏng.

- thợ máy phải biết cấu tạo của máy, biết sữ dụng thiết bị chuyên dùng sữa chữa,
biết trình tự thực hiện các nguyên công tháo máy.
- đánh dấu để đảm bảo lắp ráp tương quan về sau.

17
CHƯƠNG I: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

Bước 3: sau khi tháo các chi tiết, cụm chi tiết thì kiểm tra xem con dùng được không
nếu còn dùng được thì đem vệ sinh sạch là công đoạn quan trọng giúp loại bỏ máng
dầu và bụi bẩn bám trên chi tiết còn khong dùng được thì thay mới.

Bước 4: lắp ráp máy sau khi vệ sinh và phát hiện chi tiết hư hỏng.

Bước 5: sau khi lắp xog thì chạy thử .

Bước 6: giao xe.

18
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA

2.1 Các hạng mục bảo dưỡng.

- Thay dầu động cơ: thay thế định kì sau mỗi 5.000km hoặc 6 tháng . dầu động cơ
có tác dụng bôi trơn , làm mát , làm sạch , chống rỉ ,… cho động cơ , nếu dầu động cơ
không được thay thế định kỳ sẽ khiến động cơ nhanh hao mòn, dễ bị hư hại , xe bị
nóng máy,..

- Thay lọc dầu động cơ: thay thế định kì sau mỗi 10.000km . lọc dầu động cơ có
tác dụng loại bỏ cặn bẩn trước khi dầu tham gia vào chu trình bôi trơn mới , nếu lọc
dầu không được thay thế định kỳ thì chất lượng dầu nhớt sẽ bị ảnh hưởng.

- Thay lọc gió động cơ: Vệ sinh định kỳ sau mỗi 10.000 km, thay thế định kỳ sau
mỗi 20.000 – 30.000 km. Lọc gió động cơ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn trong không khí
trước khi không khí đi vào buồng đốt. Nếu lọc gió không được thay thế định kỳ thì lọc
có thể bị tắc nghẹt do bám nhiều bụi bẩn. Điều này gây cản trở không khí đi vào buồng
đốt, ảnh hưởng đến tỉ lệ hoà khí.

- Thay lọc nhiên liệu: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 km hoặc 2 năm. Lọc nhiên
liệu có tác dụng loại bỏ các tạp chất trước khi nhiên liệu đi vào buồng đốt. Nếu lọc
nhiên liệu không được thay thế định kỳ, nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn làm giảm hiệu
quả đốt cháy, ảnh hưởng đến công suất động cơ.

- Thay bugi: Vệ sinh định kỳ sau mỗi 20.000 km, thay thế định kỳ sau mỗi
40.000 km với bugi thường, sau mỗi 100.000 km với bugi Iridi.

2.1 Kiểm tra, thay bugi

19
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

Bugi có nhiệm vụ tạo ra tia lửa đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí để
động cơ sinh công. Sau thời gian dài làm việc bugi dễ bị bẩn, mòn, chảy… dẫn đến
đánh lửa yếu, đánh lửa chậm, không đánh lửa… do đó cần vệ sinh và thay thế định kỳ.

- Vệ sinh kim phun: Vệ sinh định kỳ sau mỗi 20.000 km. Kim phun có nhiệm vụ
phun nhiên liệu để tạo ra sự cháy bên trong buồng đốt. Sau thời gian dài làm việc, kim
phun thường bị bám nhiều muội than, cặn bẩn do đó cần vệ sinh.

- Thay nước làm mát động cơ: Kiểm tra, bổ sung định kỳ sau mỗi 10.000 km,
thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 – 60.000 km. Nước làm mát có tác dụng làm mát cho
động cơ ô tô. Sau thời gian dài làm việc, nước làm mát ô tô dễ bị bẩn, biến chất… nên
cần kiểm tra và thay thế định kỳ.

- Kiểm tra điều chỉnh khe hở xu páp: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 40.000 km. Khi
động cơ làm việc, do xu páp tiếp xúc với khí cháy nhiệt độ cao nên dễ bị giãn nở. Do
đó cần có khe hở để khi bị giãn nở vẫn có thể đóng kín vào cuối kỳ nén. Tuy nhiên nếu
khe hở quá lớn thì lại khiến thời điểm đóng/mở của xu páp bị sai lệch. Do đó cần
thường xuyên kiểm tra điều chỉnh khe hở xu páp về đúng chuẩn.

- Thay đai truyền động trục cam: Thay thế định kỳ sau mỗi 100.000 km. Dây
curoa cam giúp kết nối bánh đà trục cam và trục khuỷu để tạo nên sự chuyển động
đồng bộ và ăn khớp với nhau. Sau thời gian dài làm việc, dây đai cam thường bị mòn,
nứt… do đó cần thay thế định kỳ.

- Kiểm tra các dây đai trên động cơ: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 100.000 km (thay
thế nếu cần). Dây đai động cơ giúp động cơ dẫn động cho hệ thống điều hoà, bơm két
nước, bơm trợ lực lái, máy phát điện… Sau thời gian dài làm việc, dây đai dễ bị mòn,
nứt… do đó cần kiểm tra định kỳ để thay thế kịp thời khi bị xuống cấp.

- Kiểm tra điều chỉnh tốc độ không tải: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 100.000 –
120.000 km.Van điều khiển không tải giúp điều khiển tốc độ động cơ ở chế độ không
tải. Sau thời gian dài làm việc, đôi khi van sẽ bị sai lệch nên cần kiểm tra và điều chỉnh
lại.

20
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.2 ETCS-I điều khiển bướm ga điện tử

- Thay dầu hộp số: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 – 60.000 km. Dầu hộp số có tác
dụng bôi trơn, làm sạch, chống gỉ sét cho các chi tiết bên trong hộp số. Sau thời gian
dài làm việc, dầu hộp số sẽ bị bẩn, biến chất, độ nhớt không đảm bảo… nên cần thay
thế định kỳ.

- Thay dầu cầu (dầu truyền động): Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 km. Dầu cầu
có tác dụng bôi trơn, giảm lực ma sát cho hệ thống truyền động.

- Kiểm tra, bảo dưỡng phanh trước/sau: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 10.000 km
hoặc 6 tháng. Hệ thống phanh ô tô phải làm việc với tần suất cao trong điều kiện khắc
nghiệt do lực ma sát lớn. Vì thế cần kiểm tra thường xuyên. Các hạng mục kiểm tra
phanh bao gồm kiểm tra má phanh, xi lanh phanh, bầu trợ lực phanh, chân
phanh, phanh ABS…

- Kiểm tra, điều chỉnh phanh đỗ: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 20.000 – 40.000 km.
Hệ thống phanh đỗ giúp cố định khi xe đỗ. Phanh đỗ tuy chịu tải ít hơn phanh chân
nhưng hoạt động nhiều hơn nên cũng cần kiểm tra, điều chỉnh định kỳ.

- Thay dầu phanh: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 10.000 km, thay thế định kỳ sau mỗi
2 – 3 năm. Dầu phanh có tác dụng truyền lực giúp hệ thống phanh hoạt động. Tuy
nhiên sau thời gian dài làm việc, dầu phanh thường bị nhiễm nước do đặc tính dễ hút
ẩm, ngoài ra dầu cũng bị nhiễm bẩn. Do đó cần thay thế định kỳ.

- Thay dầu trợ lực lái: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 10.000 km, thay thế định kỳ sau
mỗi 60.000 – 80.000 km. Dầu trợ lực lái có tác dụng truyền lực đẩy thanh răng giúp vô
lăng xoay chuyển nhẹ nhàng hơn.

21
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

- Đảo lốp xe: Đảo lốp định kỳ sau mỗi 10.000 km. Vì trọng lượng phân phối ở các
trục xe không đều nên lốp xe sẽ mòn không đều. Do đó cần đảo lốp định kỳ để giúp
các lốp mòn đều, tận dụng tối đa tuổi thọ của lốp xe.

- Kiểm tra hệ thống điều hoà, quạt, sưởi: Kiểm tra định kỳ mỗi 5.000 km hoặc 6
tháng. Kiểm tra vệ sinh lọc gió điều hoà, vệ sinh dàn lạnh (sau mỗi 40.000 km), thay
phin lọc ga (sau mỗi 2 năm), kiểm tra ga/bổ sung ga lạnh nếu thiếu…

- Kiểm tra van thông gió, hộp các te, các đường ống và đầu nối: Kiểm tra định
kỳ mỗi 20.000 – 40.000 km.

- Kiểm tra rô tuyn, cao su chắn bụi: Kiểm tra định kỳ mỗi 10.000 km hoặc 6
tháng.

Hình 2.3 kiểm tra rô tuyn

- Kiểm tra hệ thống treo (giảm xóc, lò xò…), cao su chắn bụi trục truyền
động: Kiểm tra định kỳ mỗi 10.000 km hoặc 6 tháng.

- Kiểm tra hệ thống xả: Kiểm tra định kỳ mỗi 10.000 km hoặc 6 tháng.

- Kiểm tra nắp bình xăng, đường ống, đầu nối hệ thống nhiên liệu: Kiểm tra
định kỳ mỗi 10.000 km hoặc 6 tháng.

- Kiểm tra độ rơ vô lăng, các thanh liên kết, thước lái: Kiểm tra định kỳ mỗi
10.000 km hoặc 6 tháng.

22
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.4 kiểm tra độ rơ vô lăng, thước lái

- Kiểm tra nước rửa kính, cần gạt mưa: Kiểm tra định kỳ mỗi 5.000 km hoặc 6
tháng.

- Kiểm tra hệ thống còi xe: Kiểm tra định kỳ mỗi 5.000 km hoặc 6 tháng.

- Kiểm tra áp suất lốp, độ mòn lốp xe: Kiểm tra định kỳ mỗi 5.000 km hoặc 6
tháng.

- Kiểm tra bình ắc quy, độ mòn điện cực: Kiểm tra định kỳ mỗi 5.000 km hoặc 6
tháng.

- Kiểm tra hệ thống đèn xe: Kiểm tra định kỳ mỗi 5.000 km hoặc 6 tháng.

2.2 Quy định thời gian bảo dưỡng xe ô tô.

- Theo lịch bảo dưỡng ô tô của các hãng xe, mốc bảo dưỡng thường được tính theo
kilomet hoặc thời gian vận hành xe, tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Đa phần người
ta sẽ theo dõi lịch bảo dưỡng dựa trên số kilomet xe đã đi được.

- Tuy nhiên thời gian cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét khi bảo dưỡng xe. Dù
ô tô chưa đi đủ số kilomet quy định nhưng đã đến thời hạn bảo dưỡng thì cũng cần đưa
xe đi bảo dưỡng.

2.3 Bảo Dưỡng ô tô theo Km và Thời Gian.

2.3.1 Bảo dưỡng cấp 1( 5.000km)

23
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

Bảo dưỡng cấp 1 tiến hành khi xe đã đi được 5.000 km hoặc sau mỗi 3 tháng tuỳ
theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 1 ô tô bao gồm:

-Thay dầu động cơ:

Hình 2.5 Thay nhớt động cơ

+ Tháo bulong nhớt nằm dưới cacte để xả hết dầu cũ trong máy ra.

+ Sau khi xả hết dầu cũ thì xiết bulong lại.

+ Châm dầu mới vào động cơ thường thì 4 lít xong kiểm tra que thăm nhớt nếu đủ
rồi thì thôi, hoặc xả dầu ra bấy nhiêu thì châm vào lại bấy nhiêu.

- Kiểm tra nước rửa kính, cần gạt mưa:

Hình 2.6 kiểm tra nước rữa kính , cần gạt mưa

+ Kiểm tra cần gạt nước: chuyển động, cao su gạt nước có sạch không , có tiếng kêu
do ma sát không nếu có hư hỏng thì bảo dưỡng và sữa chữa.

24
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

+ Kiểm tra hướng của vòi , lượng nước phun ra.

- Kiểm tra hệ thống còi xe:

+ Kiểm tra xem còi có hoạt động không: ấn còi ở 3 vị trí xem có tín hiệu hay không:

 Nếu không có tín hiệu thì kiểm tra hư hỏng ở đâu rồi sửa chữa.
 Nếu có tín hiệu thì ok.
 Kiểm tra âm thanh của còi nếu hư rè thì sữa chữa bảo dưỡng.

- Kiểm tra hệ thống điều hoà, quạt, sưởi…:

Hình 2.7 Kiểm tra hệ thống điều hòa

+ Kiểm tra các nút điều khiển ở các chế độ có hoạt động bình thường hay không
nếu hoạt động không được thì bảo ưỡng sửa chữa.

- kiểm tra áp suất lốp, độ mòn lốp xe:

+ Kiểm tra lốp: có bị rạn nứt , bị cắt hoặc bị vật nhọn đâm thủng hay không nếu có
thì bảo dưỡng hoặc thay thế.

25
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.8 Kiểm tra lốp

- Kiểm tra áp suất lốp: xe ô tô 4-7 chổ thường thì áp suất lốp từ (2.3 đến 3kg/cm).

Hình 2.9 Kiểm tra áp suất lốp

- Kiểm tra bình ắc quy, độ mòn điện cực:

+ Kiểm tra các điện cực:

 Nếu có bám bẩn và có dấu hiệu hao mòn làm giảm khả năng tiếp xúc của điện
cực thì tháo rời các dây nối và vệ sinh điện cực bôi mỡ và lắp lại vị trí ban đầu.
 Điện cực quá mòn thì phải thay thế, kiểm tra mức dung dịch acquy.

- Kiểm tra hệ thống đèn xe trên đồng hồ taplo :

+ Đèn lỗi động cơ, đèn báo ABS, đèn báo mức nhớt động cơ , đèn báo phanh tay,
đèn báo pha cos, đèn báo mức nước làm mát , đèn báo nạp , đèn báo rẽ nguy,…

26
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

+ Kiểm tra hệ thống chiếu sáng có bình thường không,…

2.3.2 Bảo dưỡng cấp 2 (10.000 km).

Bảo dưỡng cấp 2 tiến hành khi xe đã đi được 10.000 km hoặc sau mỗi 6 tháng tuỳ
theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 2 ô tô bao gồm:

- Các hạng mục bảo dưỡng cấp 1.

- Thay lọc dầu động cơ.

- Vệ sinh lọc gió động cơ.

- Kiểm tra,bổ sung nước làm mát.

- Kiểm tra,bổ sung dầu trợ lực lái.

- Kiểm tra,bổ sung dầu phanh.

- Kiểm tra, bảo dưỡng phanh trước,sau.

- Kiểm tra rô tuyn, cao su chắn bụi xem có rotuyn có bị rơ hay không cao su có nứt
không.

- Kiểm tra hệ thống treo, cao su chắn bụi trục truyền động.

- Kiểm tra hệ thống xả.

- Kiểm tra nắp bình xăng, đường ống, đầu nối hệ thống nhiên liệu.

- Kiểm tra độ rơ vô lăng, các thanh liên kết, thước lái.

- Đảo lốp.

27
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

Hình 2.10 Quy trình đảo lốp

2.3.3 Bảo dưỡng cấp 3 (20.000 – 30.000 km)

Bảo dưỡng cấp 3 tiến hành khi xe đã đi được 20.000 – 30.000 km hoặc sau 1 năm
tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 3 ô tô bao gồm:

- Các hạng mục bảo dưỡng cấp 2.

- Thay lọc gió động cơ.

- Vệ sinh bugi.

- Kiểm tra, điều chỉnh phanh đỗ.

Hình 2.11 Kiểm tra phanh

2.3.4 Bảo dưỡng cấp 4 (40.000 – 60.000 km)

Bảo dưỡng cấp 4 tiến hành khi xe đã đi được 40.000 – 60.000 km hoặc sau 2 – 3
năm tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 4 ô tô bao gồm:

28
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁP VĂN TUẤN

- Các hạng mục bảo dưỡng như cấp 3.

- Kiểm tra điều chỉnh khe hở xu páp.

- Thay lọc nhiên liệu.

- Thay nước làm mát động cơ.

- Thay dầu phanh.

- Thay dầu trợ lực lái.

- Thay dầu hộp số.

- Thay dầu cầu.

- Thay bugi (nếu dùng loại bugi thường).

2.3.5 Bảo dưỡng cấp cao (80.000 – 100.000 km)

Bảo dưỡng cấp 5 tiến hành khi xe đã đi được 80.000 – 100.000 km hoặc sau 4 – 5
năm tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Đồng thời cũng áp dụng khi bảo dưỡng xe ô
tô cũ ở mốc 4 – 5 năm hay 9 – 10 năm. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 5 ô tô bao gồm:

- Các hạng mục bảo dưỡng như cấp 4.

- Kiểm tra, thay đai truyền động trục cam nếu đã xuống cấp.

- Kiểm tra các dây đai trên động cơ, thay thế nếu đã xuống cấp.

Hình 2.12 Thay dây đai


- Kiểm tra điều chỉnh tốc độ không tải.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vỹ Giá Tráng, Kha Túc Vũ, Hứa Bình.Kĩ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.NXB
Bách khoa Hà Nội 03/2021.
2. https://danchoioto.vn/lich-bao-duong-xe-o-to/( ngày truy cập 17/04/2023).
3. Đức huy . Sửa chữa ô tô cơ bản đến nâng cao.NXB Bách khoa Hà Nội 2020.
4. http://otoxanh.vn/bai-viet/quy-trinh-sua-chua-bao-duong-o-to-dung-chuan-
n120.html.( ngày truy cập 25/04/2023).

30

You might also like