You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG


Trường Đại học Bách khoa Bộ môn Kỹ thuật Ô tô – Máy động lực
---------- ----------

THÍ NGHIỆM KHAI THÁC & BẢO


DƯỠNG ĐỘNG CƠ – Ô TÔ
BÀI 2 và3:
BẢO DƯỠNG CHĂM SÓC NỘI NGOẠI THẤT Ô TÔ VÀ
KHOANG MÁY

Mục tiêu:
Về kỹ năng thực hành
1. Dựa trên sổ tay hướng dẫn bảo dưỡng, hoàn thành những nội dung kiểm tra
thường xuyên hàng ngày về nội ngoại thất và khoang máy đối với ô tô.
2. Kịp thời bảo dưỡng các dấu hiệu gây hư hỏng nội ngoại thất và khoang máy, bổ
sung lượng hao hụt của các loại dầu bôi trơn, nước làm mát trong khoang máy.
3. Sử dụng thành thạo các phụ gia, dung môi, dung dịch phổ thông hiện có trên thị
trường.
4. Trong quá trình bảo dưỡng, cần chú ý an toàn lao động, không được gây trở
ngại giao thông hoặc cho người đi đường.
5. Xây dựng quy trình đúng theo hướng dẫn sử dụng, bị để đảm bảo an toàn khi
thực hiện công việc.
Về kiến thức lý thuyết
1. Có thể trình bày một cách ngắn gọn ý nghĩa của việc bảo dưỡng thường xuyên
ô tô.
2. Có thể trình bày ngắn gọn những nội dung chính và các bước trong quá trình
kiểm tra thường xuyên đối với xe Mitsubishi Xpander và SYM T880.
 Thời lượng: 5 giờ đồng hồ
Kết quả đạt được sau bài học:
1. Thực hiện bảo dưỡng thường xuyên nội ngoại thất và khoang máy cho ô tô.
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

2. Xây quy trình bảo dưỡng thường xuyên theo sổ tay hướng dẫn sử dụng và bảo
dưỡng ô tô.

Trang 2/18
ơ

Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

MỤC LỤC

1 KIẾN THỨC SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THÍ NGHIỆM ......................... 4
2 THỰC HÀNH ......................................................................................................................... 6
2.1 Công tác chuẩn bị ............................................................................................................. 6
2.2 Nhận diện khu vực cần thực hiện trên ô tô ....................................................................... 6
2.3 Phiếu công việc ................................................................................................................. 7
2.4 Thực hiện bài thực hành ................................................................................................... 8
2.4.1 Rửa xe và bảo Dưỡng ngoại thất ............................................................................... 8
2.4.2 Bảo dưỡng nội thất .................................................................................................. 10
2.4.3 Bảo dưỡng khoang động cơ .................................................................................... 11

Trang 3/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

1 KIẾN THỨC SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THÍ


NGHIỆM

Chú ý:
QUAN ▪ Sinh viên PHẢI chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi thí nghiệm.
TRỌNG ▪ Sinh viên chuẩn bị chưa đạt yêu cầu thì KHÔNG được tham gia
thí nghiệm.

A. Ý nghĩa của việc bảo dưỡng thường xuyên


Mục đích của việc bảo dưỡng thường xuyên ngoại thất là làm sạch và duy trì vẻ đẹp của ô tô,
loại bỏ bùn đất, nhựa cây, nhựa đường côn trùng nhiệt độ, ánh sáng cao… trước tác động thời
tiết đặc biệt của môi trường, để bảo vệ chi tiết ngoại thất lớp như coating bề mặt sơn, nhựa
inox, lão hóa bề mặt sơn, nhựa. chăm sóc nội thất giúp giữ vệ sinh, bảo vệ các chi tiết da, nhựa,
tap lô… để bảo vệ sức khỏe người sử dụng ô tô trước vi sinh vật do ẩm mốc sinh ra, lão hóa
chi tiết do các tia UV trên bề mặt chi tiết mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng, tăng
tính thẩm mĩ cho ô tô. Bên cạnh đó, chăm sóc khoang máy thường xuyên bảo đảm cho các chi
tiết trong khoang máy vệ sinh tránh lão hóa do điều kiện hoạt động khắc nghiệt do nhiệt độ và
môi trường sinh ra, quan trọng nhất là hiểu rõ được tình trạng kỹ thuật của các bộ phận trong
khoang máy liên quan đến an toàn của ô tô, đảm bảo chúng làm việc ổn định, chính xác, tin
cậy. Việc kiểm tra này có tác dụng hết sức quan trọng để ô tô có thể làm việc bình thường.
B. Công việc bảo dưỡng thường xuyên
Có thể dựa trên số km, thời gian xe đã chạy, số lần hoạt động cũng như tình trạng hiện hữu của
ô tô để quyết định thời điểm bảo dưỡng. Có lời khuyên cho lái xe, trước hoặc sau khi vận hành
nên tiến hành bảo dưỡng nội ngoại thất ô tô. Hoặc khi rửa bên ngoài, chạy xe phát hiện có bất
thường, mùi vị khác thường, thì cũng cần ngay lập tức tiến hành bảo dưỡng và chăm sóc.
C. Những điều cần lưu ý khi tiến hành kiểm tra xe thường xuyên
1. Muốn tiến hành kiểm bảo dưỡng và chăm sóc cần biết về hướng dẫn sử dụng ô tô, phải có
kiến thức cơ bản về cấu tạo và cách vận hành của ô tô.
2. Trước khi kiểm tra, cần phải đọc kỹ sổ tay hướng dẫn bảo dưỡng, cần tuân thủ những quy
định và lưu ý được ghi trong sổ tay.
3. Trong quá trình bảo dưỡng khoang máy, nếu phát hiện dầu phanh, nước rửa kính nước làm
mát, dầu trợ lực dưới mức MIN cần bổ sung ngay lâp tức. Ngoài ra, khi cần điều chỉnh,
sửa chữa các bộ phận khác của các hệ thống, thì cần phải kiểm tra lại theo hướng dẫn sử
dụng hoặc cần có ý kiến tư vấn của các kỹ thuật viên, chuyên gia. Nếu không có kiến thức
và kỹ thuật phong phú trong bảo dưỡng ô tô mà tiến hành bảo dưỡng, thì rất có thể tạo nên
sự cố và hỏng hóc ngoài ý muốn.
4. Yêu cầu về mặt bằng và công tác chuẩn bị:

Trang 4/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

▪ Xe cần phải đỗ ở nơi không gây cản trở giao thông. Nếu bắt buộc phải ở trong môi
trường đóng kín (như gara) để vận hành động cơ, thì cần đảm bảo có độ thông gió
nhất định để thổi khí thải ra ngoài.
▪ Mặt bằng làm việc cần phải bằng phẳng.
▪ Dùng phanh tay để hãm xe, tránh cho xe bị trôi, trượt.
5. Nếu bắt buộc phải tiến hành kiểm tra trong điều kiện động cơ vận hành, thì cần phải đặc
biệt lưu ý, không được để tay, quần áo, tóc và dụng cụ tiếp xúc với những bộ phận chuyển
động như quạt, dây cu-roa.
6. Nhiệt độ trong khoang động cơ có thể rất cao tránh mở nắp két nước khi nóng, nên sử dụng
găng tay bảo hộ, tránh bị bỏng khi vô tình chạm vào các bộ phận có nhiệt độ cao của động
cơ.

Trang 5/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

2 THỰC HÀNH
2.1 Công tác chuẩn bị

Không gian làm việc (4 x 8 m) phải rộng rãi, thoáng đãng, thông gió và chiếu sáng tốt, xem hình
1. Các dụng cụ, thiết bị và vật tư cần phải được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo như thùng rác (để thu
gom rác thải kim loại và phi kim loại), khối chèn bánh xe, đèn pin, giẻ lau, găng tay…

Hình 1. Mặt bằng làm việc

2.2 Nhận diện khu vực cần thực hiện trên ô tô

Ngoại thất
Nội thất

Khoang máy

Hình 2: Các khu vực thực hiện trên xe Mitsubishi Expander

Trang 6/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

2.3 Phiếu công việc

Trong quá trình làm thực hành, cần phải điền thông tin vào “Phiếu công việc”, xem bảng 1.1.
Bảng 1.1. Phiếu công việc
Sau khi kiểm tra, nếu tình trạng tốt, đánh dấu: ✓
Sau khi kiểm tra, nếu nhận thấy cần phải điều chỉnh/bảo dưỡng đánh dấu: 
1. Kiểm tra ở khoang động cơ
Trái Phải
  Tình trạng vệ sinh trong khoang động cơ
  Tình trạng vệ sinh của động cơ
  Tình trạng vệ sinh quạt gió, két nước làm mát, két nóng hệ thống điều
  Mức dầu phanh, độ nhiễm nước dưới 4%
  Mức dầu động cơ
  Mức nước làm mát
  Mức nước rửa kính
  Mức dung dịch điện phân (hoặc màu bộ chỉ thị) của ắc-quy
  Tình trạng (bị lỏng, bị ăn mòn) cực ắc-quy
  Tình trạng vệ sinh trong nắp ca pô
  Tình trạng vệ sinh lọc gió
2. Kiểm tra ngoại thất
Trái Phải Phía trước
  Tình trạng vệ sinh, bám dính nhựa đường, nhựa cây
  Dấu hiệu lão hóa trên nền sơn
  Tình trạng vệ sinh trong lồng vè
  Áp suất lốp xe (kiểm tra theo giá trị ngạch cửa)
  Tình trạng bên ngoài (bị xước, bị phồng, rạn nứt) của lốp
  Chiều sâu của hoa lốp (kiểm tra bằng mắt thường theo dấu TWI)
  Độ vẫn đục của cụm đèn
  Tình trạng hư hại của cụm đèn
Trái Phải Phía sau
  Tình trạng vệ sinh, bám dính nhựa đường, nhựa cây
  Dấu hiệu lão hóa trên nền sơn
  Tình trạng vệ sinh trong lồng vè
  Áp suất lốp xe (kiểm tra theo giá trị ngạch cửa)
  Tình trạng bên ngoài (bị xước, bị phồng, rạn nứt) của lốp
  Chiều sâu của hoa lốp (kiểm tra bằng mắt thường theo dấu TWI)
  Độ vẫn đục của cụm đèn
  Tình trạng hư hại của cụm đèn
3. Kiểm tra nội thất
Trái Phải Tap lô
  Tình trạng vệ sinh
  Vành tay lái
  Hộp giăng tay
  Tình trạng vệ sinh lọc gió điều hòa và các hộc gió
  Tình trạng hoạt động các cần điều khiển
  Tình trạng vệ sinh, hoạt động bệ trung tâm
Trái Phải Ghế ngồi, sàn xe, la phông
  Tình trạng vệ sinh ghế ngồi dãy 1
  Tình trạng vệ sinh sàn xe dưới ghế ngồi dãy 1

Trang 7/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

  Tình trạng vệ sinh la phông trên ghế ngồi dãy 1


  Tình trạng vệ sinh ghế ngồi dãy 2
  Tình trạng vệ sinh sàn xe dưới ghế ngồi dãy 2
  Tình trạng vệ sinh la phông trên ghế ngồi dãy 2
  Tình trạng vệ sinh ghế ngồi dãy 3
  Tình trạng vệ sinh sàn xe dưới ghế ngồi dãy 3
  Tình trạng vệ sinh la phông trên ghế ngồi dãy 3
  Tình trạng vệ sinh sàn xe khoang hành lý
  Tình trạng vệ sinh la phông khoang hành lý

2.4 Thực hiện bài thực hành

2.4.1 Rửa xe và bảo Dưỡng ngoại thất


QUAN TRỌNG Chú ý:
▪ Sinh viên tham khảo Tài liệu hướng dẫn sử dụng dụng cụ,
thiết bị ở Xưởng trước khi tiến hành thí nghiệm.
▪ LUÔN tuân thủ các qui định an toàn, và quy định kỹ thuật khi
sử dụng dụng cụ, thiết bị.
▪ Vệ sinh, cất dọn dụng cụ, thiết bị sau khi sử dụng.

a. Chuẩn bị dung cụ:


Để thực hiện nội dung này sinh viên cần chuẩn bị dụng cụ theo hình dưới đây

Hình : dụng cụ dùng trong bảo dưỡng ngoại thất

b. Quy trình thực hiện.


+ Lấy thảm lót ra ngoài, rửa bên ngoài: cần phân biệt loại thảm lót để chọ đúng phương
pháp vệ sinh

Trang 8/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

+ Rửa phần lườn và 04 bánh xe: Đây là khu vực bẩn nhất trên ô tô cần phải thực hiện trước
khi rửa ô tô, đặc biệt khu vực lồng vè cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi thực hiên rửa
thân xe.
+ Vệ sinh các chi tiết nhỏ, khe hẹp, logo, nắp bình xăng.
+ Rửa phần thân xe: để bảo đảm rửa sạch phần thân xe phải chú ý các nguyên tắc cơ bản
trong bảo dưỡng phần ngoại thất tránh là hỏng lớp coating của sơn và các bề mặt khác, theo
trình tự sau đây:
✓ Phun nước xịt rửa bên ngoài ô tô: dùng vòi nước thông thường xịt qua toàn thân
xe để các chất bẩn bị mềm ra. Đặc biệt là các vết bẩn, sạn, sỏi đá nhỏ sẽ theo nước
chảy xuống trước. Điều này giúp việc vệ sinh về sau dễ dàng và nhanh chóng hơn,
chống trầy xước bề mặt chi tiết.
✓ Rửa thân xe ô tô: sử dụng vòi phun áp lực cao xịt nước vào toàn bộ thân xe theo
thứ tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Góc vòi phun đạt chuẩn trong khoảng từ
25 - 40 độ. Tùy theo áp lực phun của từng loại vòi mà người rửa xe có thể điều
chỉnh khoảng cách vòi xịt so với thân xe một cách hợp lý. Lực nước phun ra phải
đủ mạnh để làm trôi hết vết bẩn nhưng cũng được không quá mạnh, tránh làm xước
bề mặt sơn ô tô.
✓ Phun bọt tuyết hoặc lau hóa chất lên bề mặt xe: Đây là bước khá quan trọng
trong quá trình bảo dưỡng ngoại thất, loại hóa chất được khuyến cáo nên dùng trong
vệ sinh ô tô bởi hiệu quả tẩy rửa nhanh chóng, sạch hơn so với những loại xà phòng
thông thường khác. Hơn nữa, việc sử dụng xà bông cực kỳ độc hại cho thân xe và
sơn xe bởi độ kiềm cao. Trong khi đó, nước rửa bọt tuyết hoặc hóa chất rửa xe giúp
bảo vệ sơn ô tô tối đa, không gây ra hiện tượng bạc màu. Nếu dùng phương pháp
lau xe dùng theo nguyên tắc đan chéo.
✓ Rửa lại thân xe ô tô: sử dụng vòi phun áp lực cao xịt nước vào toàn bộ thân xe
theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Lực nước phun ra vừa đủ mạnh để
làm trôi hết vết bẩn xà xe bông, tránh để dung dịch bị khô trên bề mặt khiến xe bị
bám bẩn ngược
✓ Xịt khô, lau khô: dùng súng khí xì khô, dùng khăn lau khô xe, nếu để nước tự khô
sẽ để lại các vệt mờ gây mất thẩm mỹ.
+ Vệ sinh kính: Làm sạch bên ngoài trước, ưu tiên phía ngoài của kính ô tô, Sử dụng dung dịch
bảo dưỡng để làm sạch các lưỡi gạt nước. Sử dụng dung dịch tẩy chuyên dụng để loại bỏ vết dầu
mỡ trên kính nội thất. Sử dụng dung dịch rửa kính để vệ sinh kính Luôn vệ sinh kính ô tô theo
chuyển động tròn.
+ Tẩy nhựa đường: Vệ sinh khu vực bề mặt sơn xe bị bám dính nhựa đường bằng khăn sạch sau
khi rửa xe. Phun một lượng dung dịch vừa đủ lên vùng bị dính các chất bẩn. Để trong khoảng một
vài phút cho chất tẩy ngấm vào. Phá vỡ các liên kết của nhựa đường, trên thân xe. Sử dụng một
chiếc khăn lau đa dụng sạch, khô, mềm khác lau đều trên vùng dính chất bẩn cho đến khi bề mặt
sạch hoàn toàn, làm sạch lại toàn bộ bề mặt sơn vừa vệ sinh bằng dung dịch bóng bề mặt.
+ Dưỡng bóng lốp xe: Làm sạch lốp xe bằng dung dịch vệ sinh chuyên dùng, cần thiết thì sử
dụng bàn chải vệ sinh để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám trên lốp xe trong quá trình rửa xe. phải bảo
đảm rằng trươc khi thực hiện dưỡng lốp xe phải khô hoàn toàn Dùng dung dịch chuyên dụng
dưỡng bóng lốp xe phun đều lên toàn bộ bể mặt cần làm bóng, sau đó chà nhẹ lên lên bề mặt lốp
đã phun dung dich chuyên dụng, để dung dịch tự ngấm và tẩy rửa vết bẩn. Đợi khoảng 2-5 phút
lau nhẹ lên bề mặt lốp phun dung dịch.
+ Dưỡng các chi tiết nhựa và bề mặt xi mạ: Làm thật sạch các bề mặt nhựa, bề mặt xi mạ cần
bảo dưỡng. Sử dụng đúng dung dịch bảo dưỡng bề mặt nhựa, bề mặt xi mạ. “lưu ý: Trước khi sử
dụng cần lắc đều chai dung dịch bảo dưỡng nhựa, bề mặt xi mạ”. Lấy mút chuyên dụng đi theo
sản phẩm hoặc khăn mềm thấm dung dịch bảo dưỡng nhựa, bề mặt xi mạ bôi kín lên bề mặt chi

Trang 9/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

tiết cần bảo dưỡng rồi chà nhẹ theo quy tắc hình tròn. Đợi khoảng 2-5 phút lau nhẹ lên bề mặt chi
tiết cần bảo dưỡng bang khan mềm.
2.4.2 Bảo dưỡng nội thất

QUAN TRỌNG Chú ý:


▪ Sinh viên tham khảo Tài liệu hướng dẫn sử dụng dụng cụ,
thiết bị ở Xưởng trước khi tiến hành thí nghiệm.
▪ LUÔN tuân thủ các qui định an toàn, và quy định kỹ thuật khi
sử dụng dụng cụ, thiết bị.
▪ Vệ sinh, cất dọn dụng cụ, thiết bị sau khi sử dụng.

a. Chuẩn bị dụng cụ: Để thực hiện nội dung này sinh viên cần chuẩn bị dụng cụ theo hình
dưới đây

Hình : dụng cụ dùng trong bảo dưỡng nội thất

b. Quy trình thực hiện


+ Hút bụi, dọn dẹp sàn Ô tô: Công việc cần thực hiện sau mỗi chuyến đi, Khi hút bụi khoang nội
thất bang dụng cụ cầm tay hay thiết bị chuyên dùng để loại bỏ các bụi bẩn gây hại đến sức khỏe
người ngồi trong xe “cần lưu ý: Hút thật kỹ tại các khe, kẽ dưới tất cả các ghế có thể dùng cọ hoặc
chổi nhỏ quét luồng qua để lây bụi bẩn”.

+ Làm sạch các hốc, khe gió, lọc gió điều hòa: khe gió điều hòa là nơi chứa nhiều bụi bẩn và vi
khuẩn nhất nếu không thường xuyên vệ sinh làm sạch. Khe gió, lọc gió điều hòa là nơi thường
xuyên phải hút khí từ lọc gió điều hòa mỗi lần chúng ta lấy gió ngoài, chính vì vậy, các hạt bụi kết
hợp cùng với độ ẩm sẽ tạo nên các vết bẩn tích tụ sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn trên cửa gió điều hòa.
Đây chính là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe cho người sử dụng ô tô. Quá trình chăm sóc nội
thất cần thực hiện làm sạch các hốc, khe gió, lọc gió điều hòa. Để thực hiện quá trình này cần dùng
chổi, cọ kết với súng khí nén, hợp cùng một số loại hóa chất chuyên dụng để tẩy sạch tất cả các
vết bẩn và vệ sinh lọc gió đều hòa.

Trang 10/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

+ Vệ sinh trần xe: Trần xe được xem là nơi ít bụi bẩn, vết dơ nhất, tuy nhiên sẽ có những hạt
bụi nhỏ, mùi hôi do thức ăn, khói thuốc lá bám lại và lâu dần tích tụ. Nếu không thường xuyên vệ
sinh trần lâu ngày màu trần xe bị ngả màu, xuất hiện các vết ố. Quy trình thực hiện:

✓ Dùng khăn lau xe khô mềm lau bụi bẩn trên trần nỉ ô tô
✓ Sử dụng dung dịch vệ sinh trần chuyên dụng cho ô tô hoặc dung dịch vệ sinh nội thất phù
hợp với chất liệu của trần xe để vệ sinh. Lưu ý “làm sạch sâu những vết bẩn bám trên trần
xe cần có cọ mềm chuyên dụng đi theo dung dịch để cọ rửa”.
✓ Dùng khăn mềm lau sạch dung dịch vừa xịt lên trần nỉ ô tô
✓ Mở cửa xe hoặc dung máy sấy dùng máy sấy chuyên dụng nếu cần để làm khô trần nỉ

✓ Để không gian trong khoang nội thất sạch sẽ có thể dùng dung dịch khử mùi để xịt lên trần
xe ô tô.

+ Vệ sinh taplo, bảng điều khiển và vô lăng, hộc chứa dụng cụ cái nhân. Vệ sinh thật kỹ vô
lăng, bảng điều khiển, taplo. Dùng hóa chất chuyên dụng làm sạch phun lên bề mặt chi tiết. Sau
đó dùng khăn lau qua rồi xịt một lượng chất bảo vệ lên các bề mặt và chờ khoảng 10 phút sau
đó dùng khan sạch vệ sinh lại để bảo đảm bề mạch sáng bóng.

+ Làm sạch bề mặt ghế. Hút sạch bụi trong các khe ghế, các lỗ thoát khí trên bề mặt ghế. Nên
thao tác nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước bề mặt ghế. Phun dung dịch tẩy rửa lên bề mặt ghế,
sau đó dùng khăn sạch lau đều từng bộ phận như đệm ghế, tựa lưng, Tuy nhiên, đối với các vết
ố vàng nên để chất tẩy thấm vào bề mặt bàn chải lông mềm sau đó chà nhẹ lên những khu vực
bị ố bẩn, thao tác này nên thực hiện nhẹ nhàng để không làm sờn bề mặt ghế. Dùng khăn khô
lau sạch chất tẩy rửa còn bám lại trên các bề mặt của từng ghế, sau khi vệ sinh ghế. Khi tất cả
các ghế đã sạch và khô ráo, để tạo độ bóng cũng như bảo vệ bề mặt, nên dùng dưỡng chất thấm
vào khăn khô để lau lại các bề mặt của ghế chờ đó 5 – 10 phút để ghế khô trước khi sử dụng.

+ Vệ sinh bệ cửa, ốp cửa. Vệ sinh thật kỹ Vệ sinh bệ cửa, ốp cửa, dùng hóa chất chuyên dụng
làm sạch phun lên bề mặt chi tiết. Sau đó dùng khăn lau qua rồi xịt một lượng chất bảo vệ lên
các bề mặt và chờ khoảng 10 phút sau đó dùng khăn sạch vệ sinh lại để bảo đảm bề mặt sáng
bóng. Đối với ốp cửa nĩ, da cần hút sạch bụi trong các khe, Phun dung dịch tẩy rửa lên bề mặt,
tuy nhiên, đối với các vết ố vàng nên để chất tẩy thấm vào bề mặt bàn chải lông mềm sau đó
chà nhẹ lên những khu vực bị ố bẩn, thao tác này nên thực hiện nhẹ nhàng để không làm sờn bề
mặt. Khi tất cả các ốp cửa đã sạch và khô ráo, để tạo độ bóng cũng như bảo vệ bề mặt, nên dùng
dưỡng chất thấm vào khăn khô để lau lại các bề mặt.
+ Làm sạch cốp sau. Quy trình thực hiện tương tự vệ sinh sàn ô tô
+ Khử mùi nội thất Ô tô.
2.4.3 Bảo dưỡng khoang động cơ
QUAN TRỌNG Chú ý:
▪ Sinh viên tham khảo Tài liệu hướng dẫn sử dụng dụng cụ,
thiết bị ở Xưởng trước khi tiến hành thí nghiệm.
▪ LUÔN tuân thủ các qui định an toàn, và quy định kỹ thuật khi
sử dụng dụng cụ, thiết bị.

Trang 11/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

▪ Vệ sinh, cất dọn dụng cụ, thiết bị sau khi sử dụng.

a. Chuẩn bị dụng cụ: Để thực hiện nội dung này sinh viên cần chuẩn bị dụng cụ theo hình
dưới đây

Hình : dụng cụ dùng trong bảo dưỡng nội thất

b. Quy trình thực hiện

+ Kéo chốt mở nắp ca-pô: xem hình (chốt này nằm trong khoang lái). Sau đó, gạt chốt dưới
nắp ca-pô, xem hình 3. Và kiểm tra xem nắp ca-pô có đóng mở bình thường hay không.

Hình 2. Kéo chốt mở nắp ca-pô

Trang 12/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

Hình 3. Gạt khóa và chống nắp ca-pô


+ Vệ sinh khoang máy: Đây là khu vực bẩn nhất trên ô tô cần phải thực hiện trước khi vệ
sinh bằng súng khí, bọc ngăn hơi nước các khu vực như ECU, giắc nối hộp cầu chì, đặc
biệt khu vực này phải vệ sinh khô sạch sẽ trước khi thực hiện vệ sinh khoang máy. Dùng
dung dich chuyên dụng tẩy dầu mỡ bán dính làm bẩn khoang máy. Dùng súng phun dung
dịch cao áp tẩy rửa toàn bộ khoang máy 3 lần lưu ý sau mỗi lần phun cần làm khô bằng
súng khí để quan sát và đánh giá độ bẩn. Sau khi hoàn tất các bề mặt đã sạch và khô ráo,
để tạo độ bóng cũng như bảo vệ bề mặt nhựa, cao su nên dùng dưỡng chất thấm vào khăn
khô để lau lại các bề mặt.

Hình: khoang máy động cơ

+ Kiểm tra bình chứa dầu phanh


- Bình thường dầu phanh thường làm bằng nhựa trong suốt, xem hình 4. Quan sát xem
mức dầu phanh có nằm giữa vạch thấp nhất (MIN) và vạch cao nhát (MAX) hay
không.

Trang 13/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

MAX
XXX
X

MIN

Hình 4. Kiểm tra mức dầu phanh


- Nếu dầu nằm ở mức gần vạch thấp nhất, thì cần liên hệ với giảng viên hướng dẫn để
châm thêm dầu. Tuyệt đối không được lái xe khi dầu phanh còn ít.
+ Kiểm tra mức dầu động cơ
- Việc kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ cần phải được tiến hành trước khi khởi động
động cơ hoặc sau khi động cơ dừng quay ít nhất 5 phút.
- Rút thước thăm dầu ra khỏi bình chứa dầu động cơ, dùng giẻ lau sạch. Sau đó, cắm
thước thăm dầu trở lại bình cho đến khi chạm đáy thì rút ra. Kiểm tra xem mức dầu
có phải nằm ở giữa vạch đầy dầu (Full) và vạch thấp (Low) hay không, xem hình 5.

Full

Low

Hình 5. Kiểm tra mức dầu phanh


 Lưu ý: Nếu dầu bôi trơn ở mức thấp hơn vạch thấp (Low), thì cần phải châm
thêm dầu. Khi châm thêm dầu cần phải chọn loại dầu cùng loại. Không nên đổ dầu
cao hơn vạch (Full), vì thế sẽ có ảnh hưởng xấu đến tính năng của động cơ. Không
được để dị vật lọt vào động cơ qua lỗ đổ dầu. Không để dầu bôi trơn vương vãi ra

Trang 14/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

ngoài, vì nhiệt độ cao có thể làm dầu bốc cháy. Nếu dầu bị bắn ra ngoài, thì cần phải
lau chùi sạch sẽ.
+ Kiểm tra nước làm mát
Kiểm tra xem mức nước làm mát trong bình giãn nở có nằm giữa vạch đầy (Full) và vạch
thấp (Low) hay không, xem hình 6. Nếu nước làm mát không đủ, cần liên giảng viên
hướng dẫn đến kiểm tra xem liệu nước làm mát có bị rò rỉ hay không.

Full

Low

Hình 6. Kiểm tra mức nước làm mát


+ Kiểm tra mức nước rửa kính: Tay trái cầm giẻ lau tay phải rút thước thăm, quan sát
xem mức nước rửa kính có nằm trong giới hạn quy định hay không. Sau đó, dùng giẻ lau
sạch thước thăm và lắp vào vị trí cũ, xem hình 7.

Hình 7. Kiểm tra mức nước rửa kính


➢ Kiểm tra mức dung dịch điện phân (hoặc màu sắc bộ chỉ thị màu sắc) của ăc-quy

Trang 15/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

- Đối với ăc-quy nước (loại ăc-quy này thường có vỏ trong suốt). Quan sát bằng mắt
thường xem mực của dung dịch điện phân có nằm giữa vạch thấp nhất và vạch cao
nhất hay không, xem hình 8. Nếu thấp hơn vạch thấp nhất thì cần phải châm thêm
nước cất đến vạch cao nhất.

Hình 8. Kiểm tra mức dung dịch điện phân của ăc-quy
- Đối với ăc-quy khô (hay còn gọi là ăc-quy kín). Tình trạng ăc-quy được thể hiện bằng
“mắt tình trạng’’ (battery indicator) trên nắp ăc-quy. Nếu mắt tình trạng có màu xanh
lá cây/xanh dương thì ăc-quy vẫn hoạt động tốt. Màu trắng thì cần sạc thêm. Màu
đen/đỏ thì ăc-quy đã đến thời điểm cần được thay thế, xem hình 9.

Hình 9. Kiểm tra tình trạng của ăc-quy

Trang 16/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

➢ Kiểm tra cực ăc-quy có bị lỏng hay bị ăn mòn, rỉ hay không


- Dùng tay lắc cực ăc quy, kiểm tra xem cực âm có bị lỏng hay không, nếu bị lỏng thì
cần điều chỉnh lại cho chặt.
- Kiểm tra xem cự ăc-quy có bị rỉ không, nếu bị rỉ cần phải dung chổi sợi đồng vệ sinh
➢ Gập thanh chống nắp ca-pô, để đậy nắp khoang động cơ. Kiểm tra xem thanh chống nắp
ca-pô có lỏng hay không.
2.4. Tổng kết và đánh giá
Phiếu chấm điểm có 3 cột điểm, một cột điêm do sinh viêm tự chấm một cột điểm do học
viên chấm lẫn nhau và một cột điêm do giáo viên hướng dẫn chấm, xem bảng 2.

Bảng 2. Phiếu chấm điểm


STT Mục chấm Yêu cầu Tình huống bị trừ điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
Điểm tối đa tự chấm GVHD
chấm lẫn nhau chấm
1 Thời gian Hoàn thành bài thực hành đúng thời Quá trình thời gian quy định
(5 điểm) gian quy định trừ 5 điểm 5
2 Chất lượng Chuẩn bị dụng Dụng cụ phải Mỗi dụng cụ thiếu trừ 1 điểm
công việc cụ đầy đủ 2
3 (70 điểm) Kiểm tra ở Nắp ca-pô đóng Phương pháp kiểm tra không
khoang động cơ mở bình thường đúng,trừ 1 điểm 1
Mức dầu phanh Phương pháp kiểm tra không
đúng,trừ 1 điểm 1
Mức dầu động Phương pháp kiểm tra không
cơ đúng,trừ 2 điểm 2
Mức nước làm Phương pháp kiểm tra không
mát đúng,trừ 2 điểm 2
Mức nước rửa Phương pháp kiểm tra không
kính đúng,trừ 2 điểm 2
Mức dung dịch Phương pháp kiểm tra không
điện phân (hoặc đúng,trừ 2 điểm
màu sắc bộ chỉ
thị màu sắc) của 2
ăc-quy
Cực ăc-quy bị Không kiểm tra,trừ 2 điểm
lỏng hay bị mài 2
mòn
Thanh chống Không kiểm tra trừ 1 điểm
nắp ca-pô 1
4 Kiểm tra bên Áp suất lốp xe Mỗi bánh quên kiểm tra,trừ 1
ngoài xe (kiểm tra bằng điểm 4
mắt thường)
Tình trạng bên Mỗi bánh quên kiểm tra,trừ 1
ngoài (bị điểm 4
xước,bị phồng
của lốp)
Chiều sâu của Mỗi bánh quên kiểm tra,trừ 1
hoa lốp(kiểm tra điểm 4
bằng mắt thường
)
Tình trạng lắp Mỗi cụm đèn quên kiểm tra
đặt của cụm đèn trừ 1 điểm 4
Tình trạng hư Mỗi cụm đèn quên kiểm tra
hại của cụm trừ 1 điểm 4
cụm đèn

Trang 17/18
Bài 1: Bảo dưỡng chăm sóc nội ngoại thất và khoang máy

STT Mục chấm Yêu cầu Tình huống bị trừ điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
Điểm tối đa tự chấm GVHD
chấm lẫn nhau chấm
5 Kiểm tra đèn xe Đèn đỗ xe Mỗi bóng đèn quên kiểm
tra,trừ 1 điểm 2
Tai nạn lao động Khi xảy ra tai nạn lao
động,ngay lập tức dừng bài
thực hành,tổng điểm bài thực
hành sẽ là 0 điểm
14 Viết báo cáo Viết báo cáo Viết báo cáo Viết báo cáo không trung
(5 điểm) trung thực, chữ thực trừ 3 điểm 3
viết sạch sẽ
15 Viết và nộp báo Nộp báo cáo muộn trừ 2 điểm
cáo ngay sau khi 2
thực hành
Tổng điểm: 100

Trang 18/18

You might also like