You are on page 1of 61

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................2


LỜI CẢM ƠN............................................................................................................3
CHƯƠNG1:TỔNG QUAN........................................................................................4
1.1.Giới thiệu về cơ sở thực tập...............................................................................4
1.1.1.Giới thiệu chung về đơn vị thực tập............................................................4
1.1.2.Phương pháp tổ chức sản xuất của đơn vị..................................................9
1.2.Giới thiệu về xe cơ sở và cụm tổng thành trên xe cơ sở ( Kia cerato1.6L
2019 ).......................................................................................................................11
CHƯƠNG 2: CHUẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA VÀ THÁO LẮP HỆ
THỐNG BÔI TRƠN TRÊN XE KIA CERATO 1.6L 2019....................................16
2.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn trên xe Kia cerato1.6L16
2.1.1. Cấu tạo...................................................................................................16
2.1.2. Nguyên lí hoạt động...............................................................................18
2.2. Quy trình chẩn đoán hệ thống bôi trơn.........................................................18
2.2.1. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán................................................18
2.2.2. Quy trình chẩn đoán hệ thống................................................................20
2.3. Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống bôi trơn........................................21
2.3.1. Quy trình bảo dưỡng..............................................................................21
2.3.2. Quy trình sửa chữa.................................................................................22
CHƯƠNG 3: CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG GẦM TRÊN Ô TÔ.....26
3.1 Cấu tạo , nguyên lý của hệ thống phanh........................................................26
3.1.1 Cấu tạo....................................................................................................26
3.1.2. Nguyên lí hoạt động...............................................................................28
3.2. Các hiện tượng hư hỏng của hệ thống phanh...............................................28
3.3. Quy trình chẩn đoán hệ thống phanh............................................................29
3.4 .Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh...........................................38
CHƯƠNG 4: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA VÀ THÁO LẮP HỆ
THỐNG KHỞI ĐỘNG............................................................................................41
4.1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống khởi động..............................41
4.1.1 . Cấu tạo..................................................................................................41
4.1.2. Nguyên lí hoạt động...............................................................................42
4.2. Quy trình chẩn đoán hệ thống khỏi động......................................................44
4.2.1. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán................................................44
4.2.2. Quy trình chẩn đoán hệ thống khởi động...............................................44
4.3. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp hệ thống khởi động.......................45
4.3.1. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa..........................................45
4.3.2.Tháo ráp máy khởi động.........................................................................54
Kết Luận...................................................................................................................59
Tài liệu tham khảo....................................................................................................60

Báo cáo thực tập 1 GVHD : Nguyễn Thành Nam


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật ô tô; bảo dưỡng kỹ thuật và sửa
chữa ô tô 1, 2; tốt nghiệp là môn học trong chương trình đào tạo của Khoa Cơ khí
trường Đại học Công nghệ Giao Thông Vận Tải. Khoảng thời gian này không
những giúp cho sinh viên có cái nhìn cụ thể hơn, thiết thực hơn đối với những kiến
thức đã học, mà còn giúp cho sinh viên tiếp cận dần với thực tế sản xuất, và trực
tiếp tham gia vào sản xuất.
Trong thời gian thực tập, sinh viên chúng em được xuống trực tiếp Gara ô tô ,
được tiếp cận với những máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác học tập,
nghiên cứu sản xuất cũng như bảo dưỡng, sửa chữa. Đây là một trong những ý
nghĩa rất lớn của môn học.
Kết thúc thời gian thực tập mỗi sinh viên sẽ thực hiện viết báo cáo kết quả thực
tập dựa trên điều kiện thực tế thực tập tại xưởng, điều này giúp cho sinh viên hiểu
sâu sắc hơn những gì mình đã được học tập trong suốt thời gian thực tập. Do chưa
có nhiều kinh nghiệm, tiếp nhận học hỏi chưa được cao nên nội dung báo cáo này
còn nhiều thiếu xót về nội dung và hình thức rất mong sự giúp đỡ của các thầy để
báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Nam đã hỗ trợ,
hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá kỳ thực tập vừa qua.

Sinh viên thực hiện


Bình
Nguyễn Đình Bình

Báo cáo thực tập 2 GVHD : Nguyễn Thành Nam


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và tìm hiểu đầy đủ các kiến thức về ô tô tại nhà trường,
đây là lần đầu tiên em được nhà trường sắp xếp cho đi thực tập thực tế bên ngoài.
Đây là thời gian mà em được thực tập thực tế, trau dồi lại những kiến thức mà mình
đã được học, chuẩn bị những kĩ năng cơ bản trước khi ra trường. Trong đợt thực
tập này em đã được học tập rất nhiều những công việc thực tế bên ngoài. Với quá
trình học tập thì thực tế bên ngoài có khá nhiều điều khác biệt, khi thực tập thì cũng
có nhiều điều chưa làm tốt, song em cũng đã có được những kinh nghiệm đáng học
tập.
Kiến thức thu thập được khi thực tập tại xưởng sửa chữa chung của CÔNG TY
TNHH DƯƠNG TUẤN - KIA BẮC NINH sẽ giúp em bổ sung khá nhiều mảng
kiến thức cón thiếu của bản thân mình. Sau chuyến đi thực tập thực tế này em tin
mình sẽ được những kiến thức bổ ích và sẽ bổ trợ cho em rất nhiều sau này. Đó là
những quy trình về việc nhận xe, sữa chữa, giao xe cho khách hàng và các kiến
thức chuyên môn khác về ô tô. Kĩ thuật thực hành tại xưởng trường sẽ được cũng
có thêm bằng kiến thức thực tế tại gara.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường, Bộ môn ô tô, Khoa Cơ Khí
Trường ĐH Công nghệ GTVT đã tạo điều kiện cho em được học tập, tiếp xúc thực
tế từ bên ngoài. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Nam- Giảng viên
trực tiếp phụ trách thực tập của em. Cảm ơn CÔNG TY TNHH DƯƠNG TUẤN -
KIA BẮC NINH đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đây, cảm ơn các anh kỹ
thuật viên xưởng đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập .

Báo cáo thực tập 3 GVHD : Nguyễn Thành Nam


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập
1.1.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
CÔNG TY TNHH DƯƠNG TUẤN - KIA BẮC NINH
Địa chỉ : 9 Lê Thái Tổ, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
GIẤY CNĐKDN: 230033073 NGÀY CẤP 05/08/2015.
CƠ QUAN CẤP: Phòng Đăng kí kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.

Hình 1.1 showroom kia Bắc Ninh


KIA BẮC NINH là nơi bán xe, tiếp nhận, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo hành tất cả
các xe của hãng. Theo thời gian hoạt động cho đến nay công ty là một khối đoàn kết
và năng lực ngày càng được nâng cao. Các nhân viên kĩ thuật ở đây luôn làm việc
theo đội nhóm hợp tác hợp lý nhằm đẩy mạnh sản suất. Tinh thần làm việc có trách
nhiệm, luôn luôn đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi người đều cố gắng hoàn thành

Báo cáo thực tập 4 GVHD : Nguyễn Thành Nam


công việc của cá nhân. Đáp ứng được mọi nhu cầu đề ra của công ty và đóng góp ý
kiến của khách hành.
Để đáp ứng với công nghệ hiện đại ngày nay công ty không những chỉ quan tâm đến
tay nghề của các nhân viên kĩ thuật mà còn chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị
cho xưởng. Cho đến nay xưởng đã có khá đầy đủ trang thiết bị để phụ trợ trong việc
sửa chữa.

Các trang thiết bị nhà xưởng:

- Cầu nâng,thiết bị nâng hạ;


- Dụng cụ đồ nghề cầm tay;
- Thiết bị dùng khí nén;
- Thiết bị sửa chữa động cơ;
- Thiết bị sửa chữa hộp số;
- Thiết bị chẩn đoán điện;
- Thiết bị sửa chữa hệ thống điện,điều hòa;
- Thiết bị sửa chữa thân vỏ;
- Máy vệ sinh điều hòa, máy nạp ga điều hòa;
- Thiết bị cân bằng động;
- Các loại kích chuyên dụng.

Báo cáo thực tập 5 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 1.2 hệ thống cầu nâng

Hình 1.3 máy vá lốp

Báo cáo thực tập 6 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 1.4 máy cân bằng động

Hình 1.5 máy điều chỉnh độ chụm bánh xe

Báo cáo thực tập 7 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 1.6 cẩu móc động cơ

Hình 1.7 tủ dụng cụ sửa chữa

Báo cáo thực tập 8 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 1.8 máy nạp ga điều hòa tự động
1.1.2. Phương pháp tổ chức sản xuất của đơn vị
Chi tiết: Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa ô tô:
+ Sửa chữa phần cơ, phần điện, các hệ thống trên ô tô;
+ Bảo dưỡng thông thường;
+ Sửa chữa thân xe;
+ Sửa chữa các bộ phận của ô tô;
+ Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn;
+ Sửa tấm chắn và cửa sổ;
+ Sửa ghế, đệm và nội thất ô tô;
+ Sửa chữa, bơm vá săm, lốp ô tô, lắp đặt hoặc thay thế;

Báo cáo thực tập 9 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 1.9 khu vực tiếp nhận dich vụ

Hình 1.10 khu vực sửa chữa chung

Báo cáo thực tập 10 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 1.11 khu vực đồng sơn

1.2.Giới thiệu về xe cơ sở và cụm tổng thành trên xe cơ sở ( Kia cerato1.6L


2019 )

Hình 1.12 Xe Kia cerato

Báo cáo thực tập 11 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Ngoại thất
Kiểu dáng thiết kế trên KIA Cerato 2019 được làm mới hiện đại và cứng cáp
hơn. Điểm nhấn cho ngoại thất xe đến từ cụm đèn trước tạo hình chữ X độc đáo,
lưới tản miệt ''mũi hổ'' sắc cạnh, cụm đèn hậu LED ôm đuôi xe và cản.
Phía trước, mặt ca-lăng của KIA Cerato 2019 chuyển từ dạng tổ ong sang cấu
trúc kim cương khá đẹp và cá tính. Cụm chiếu sáng được tái thiết kế trẻ trung, vuốt
dài sang hai bên nhưng dải đèn led chạy ban ngày đã được thay thế thành loại 4
bóng nhỏ đẹp mắt hơn.

Hình 1.13 Phía trước xe Kia cerato

Ở phía sau, chi tiết nổi bật nhất chính là cụm đèn hậu với viền LED cách tân kiểu
mới. Dải đèn phanh được “gom” lại liền mạch, sử dụng bóng LED. Ống xả được
đặt một bên nay được khoe ra ở cản sau với thiết kế lưới tổ ong.

Báo cáo thực tập 12 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 1.14 Phía sau xe Kia cerato
Nội thất
Bảng tablo thiết kế thể thao, mạnh mẽ hơn với thiết kế lõm phân tầng, tạo sự liền
mạch từ hốc thoát gió ra phía sau màn hình trung tâm đến cụm đồng hồ. Hệ thống
nút bấm trên KIA Cerato 2019 là cụm điều khiển màn hình và điều hoà đã được
tách xa nhau ra bởi hai khe thoát gió trung tâm. Vô lăng xe được thiết kế dạng 3
chấu cùng dày đặc các phím bấm tiện ích ở cả hai bên. Cùng với đó là viền mạ
crom ở phần dưới vô lăng cũng giúp tăng tính thể thao cho chiếc xe. Cụm đồng hồ
hiển thị với màn hình phía sau giúp người lái có thể quan sát đầy đủ các thông tin
hoạt động của chiếc xe trong quá trình di chuyển.

Báo cáo thực tập 13 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 1.15 Nội thất xe Kia cerato
Động cơ

Hình 1.16 Khoang động cơ xe Kia cerato

Báo cáo thực tập 14 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Động cơ xăng Gamma 1.6L, 16 van DOHC, Dual CVVT, 4 xi lanh thẳng hàng:
công suất cực đại 128 mã lực tại 6.300 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 157 Nm
tại 4.850 vòng/phút, kết hợp hộp số sàn 6 cấp giúp xe di chuyển khá linh hoạt và
mượt mà trên mọi cung đường. Khối động cơ 1.6 đủ để cung cấp cho xe sức mạnh
vừa đủ đồng thời giúp xe tiết kiệm nhiên liệu khi chỉ tiêu hao 6,6L/100km đường
hỗn hợp.

Hình1.17 mức tiêu thụ nhiên liệu


Bảng1 thông số kĩ thuật xe Kia cerato1.6L 2019
Động cơ Xăng, VVT-i kép, 4 xi-lanh thẳng
hàng, 1.6L, 16 van DOHC
Dung tích xi lanh 1591cc
Công suất cực đại 128hp tại 6300 vòng / phút
Mô men xoắn cực đại 157Nm tại 4850 vòng / phút
Hộp số Số sàn 6 cấp
Phanh trước / sau Đĩa / Đĩa
Lốp xe 225/45R17
Kích thước dài x rộng x cao (mm) 4640 x 1800 x 1450

Chiều dài cơ sở 2700mm

Báo cáo thực tập 15 GVHD : Nguyễn Thành Nam


CHƯƠNG 2 CHUẨN ĐOÁN, BẢO DƯƠNG SỬA CHỮA VÀ THÁO LẮP HỆ
THỐNG BÔI TRƠN XE KIA CERATO

2.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn trên xe Kia cerato1.6L

2.1.1. Cấu tạo

Bơm dầu
Bộ phận này có tác dụng trong việc cung cấp dầu nhờn áp lực cao đến các bề mặt
thường xuyên bị ma sát liên tục để bôi trơn và làm mát, tránh hư hỏng trong suốt
quá trình làm việc. Khi bánh răng chủ động (1) gắn với trục khuỷu quay, kích
thước của khe hở giữa các bánh răng thay đổi, và dầu nằm trong các khe hở giữa
răng và vành khuyết được bơm đi.

Hình 2.1 Bơm dầu của xe Kia cerato

Báo cáo thực tập 16 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Bộ phận lọc dầu
Bộ phận lọc dầu trong hệ thống bôi trơn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp giữ
lại toàn bộ cặn bẩn khi dầu đi qua các chi tiết máy. Giúp dầu luôn đạt độ sạch nhất
định, hạn chế tình trạng ổ trục bị mài mòn, kẹt, hư hỏng do tạp chất gây ra.
Để đảm bảo các trục, các bề mặt ma sát, các ổ trục… ít bị mài mòn do tạp chất
sinh ra trong quá trình hoạt động, nhớt bôi trơn phải đảm bảo đủ sạch. Trong quá
trình hoạt động nhớt bị phân hủy và nhiễm bẩn bởi các tạp chất như:
+ Mạt kim loại do các mặt ma sát bị mài mòn, đặc biệt trong giai đoạn chạy rà
khi động cơ còn mới hoặc khi động cơ vừa hoạt động trở lại sau một thời gian dài
không hoạt động;
+ Các tạp chất lẫn trong không khí nạp như cát, bụi… các tạp chất này đi vào
xylanh lẫn vào nhớt rồi đi xuống cạc-te gây nhiễm bẩn nhớt;
+ Mụi than do nhiên liệu hoặc nhớt lọt vào xylanh;
+ Các tạp chất do nhớt kém chất lượng sinh ra, bị oxy hóa hoặc bị tác dụng với
các axít sinh ra trong quá trình cháy;

Hình 2.2 Lọc dầu xe Kia cerato

Báo cáo thực tập 17 GVHD : Nguyễn Thành Nam


2.1.2. Nguyên lí hoạt động

Hình 2.3 Cơ cấu hệ thống bôi trơn


Hệ thống bôi trơn cacte ướt: dầu bôi trơn được chứa trong cacte và sau đó được hút
qua lưới lọc thô nhờ bơm dầu được dẫn động từ trục khuỷu. Tiếp theo, nó được đẩy
qua lọc tinh để lọc sạch tạp chất, rồi được đẩy vào các đường dầu nhờn chảy qua
các ổ trục cam, ổ trục khuỷu. Dầu bôi trơn sẽ được đường dầu trong trục khuỷu đưa
lên ổ chốt, theo đường dầu trên thanh truyền bôi trơn chốt piston. Nếu không có
đường dầu trên thanh truyền thì phải có lỗ hứng dầu trên đầu nhỏ thanh truyền.

2.2. Quy trình chẩn đoán hệ thống bôi trơn

2.2.1. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán


 Kiểm tra mức dầu
Kiểm tra mức dầu bằng thước thăm dầu trước khi khởi động động cơ , lượng dầu
cần phải đúng mức quy định , nếu cần thì phải đổ thêm .

Báo cáo thực tập 18 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 2.4 que thăm dầu
 Kiểm tra áp suất dầu
Khi động cơ làm việc phải chú ý kiểm tra áp suất dầu bôi trơn qua đồng hồ.
Để biết được áp suất nhớt động cơ có bị thấp hay không, bạn cần phải khởi động
động cơ và quan sát đèn báo hoặc đồng hồ báo nhớt trên taplô.

Hình 2.5 Đèn báo áp suất dầu trên bảng taplo


Các bước đo kiểm áp suất nhớt với đồng hồ đo chuyên dụng:
Bước 1 : Tháo công tắc áp suất nhớt hoặc cảm biến áp suất nhớt;
Bước 2 : Chọn đầu chuyển phù hợp gắn đồng hồ đo áp suất nhớt với lỗ ren cảm
biến vừa tháo ra;

Báo cáo thực tập 19 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 2.6 đồng hồ đo áp suất
Bước 3 : Gắn dây nối đồng hồ với đầu chuyển;
Bước 4 : Đọc tài liệu xác định giá trị áp suất nhớt tiêu chuẩn cho động cơ theo nhà
sản xuất;
Bước 5 : Khởi động động cơ;
Bước 6 : Đọc giá trị áp suất nhớt hiển thị trên đồng hồ đo;
Bước 7 : Xác minh áp suất nhớt của xe là bình thường hay không so với chỉ số
khuyến nghị của nhà sản xuất;
Bước 8 : Tắt máy và tháo bộ kiểm tra áp suất dầu, lắp lại công tắc áp suất dầu là
xong;
 Kiểm tra màu sắc của dầu bôi trơn

2.2.2. Quy trình chẩn đoán hệ thống


Các hư hỏng thường gặp với hệ thống bôi trơn :
+ Xupáp làm việc gây ồn: có thể do thiếu dầu bôi trơn, áp suất dầu không đủ
hoặc dầu quá loãng;
+ Trục khuỷu và thanh truyền gây ồn: có thể do dầu cung cấp không đủ, dầu quá
loãng, ổ trục quá mòn;

Báo cáo thực tập 20 GVHD : Nguyễn Thành Nam


+ Tiêu hao dầu quá lớn: có thể do chảy dầu ra ngoài hoặc do tiêu hao dầu trong
động cơ do các chi tiết xéc măng xi lanh mòn làm dầu sục lên buồng cháy;
+ Lượng dầu quá thấp dẫn tới đèn báo áp suất dầu bôi trơn sáng lên;
+ Lọc nhớt sử dụng quá lâu gây nghẹt lọc dẫn tới thiếu nhớt tới các vị trí cần
bôi trơn, gây mài mòn lớn;
+ Doang cacte nhớt sau thời gian dài sử dụng bị lão hóa, xì nhớt ra ngoài cacte;
+ Hư hỏng bơm dầu :
- Mòn cặp bánh răng ăn khớp do ma sát, cọ xát giữa các bề mặt trong quá trình
hoạt động;
- Nắp bơm, lòng thân bơm bị mòn mỏng, nứt do ma sát với dầu có áp suất cao;
- Bạc, cổ trục bơm bị mòn hỏng do ma sát, chất lượng dầu bôi trơn kém.

2.3. Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống bôi trơn

2.3.1. Quy trình bảo dưỡng


Bước 1: Kiểm tra
Xem xét bên ngoài độ kín của các thiết bị hệ thống bôi trơn và ống dẫn dầu và sự
bắt chặt các chi tiết , nếu cần thiết thì khắc phục các hư hỏng .
Bước 2 : Thay dầu
Tháo bulong xả dầu ở đáy cacte , xả dầu . Khi xả dầu xong lắp ốc xả dầu lại và vệ
sinh sạch sẽ đáy cacte.
Bước 3 : Thay lọc dầu ( 2 lần thay dầu máy 1 lần thay lọc dầu )
Dùng vam tháo lọc dầu khỏi động cơ , thay thế lọc dầu mới theo đúng loại lọc của
xe.
Bước 4 : Đổ dầu và thăm mức dầu theo mức quy định của động cơ.

Báo cáo thực tập 21 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 2.7 Sinh viên đang thực hiện đổ và thăm dầu
Bước 5 : Đóng nắp đổ dầu và kiểm tra lại trước khi khởi động động cơ ( đảm bảo
đủ lượng dầu và bulong xả dầu được xiết chặt )

2.3.2. Quy trình sửa chữa


 Áp suất dầu thấp hoặc cao
+ Nguyên nhân :
Xe bị thiếu dầu là nguyên nhân làm giảm áp suất dầu bôi trơn phổ biến nhất. Vì
lượng dầu không cung cấp đủ cho động cơ nên áp suất dầu bị tụt;
Bánh răng bơm dầu mòn , không bơm đủ lượng dầu.
+ Cách kiểm tra
Khi thấy áp suất dầu chỉ thị trên đồng hồ báo áp suất của ô tô không đúng với yêu
cầu thì có thể kiểm tra lại theo quy trình sau đây:
B1: Tháo cảm biến đo áp suất dầu và lắp một áp kế thay vào đó;
B2: Khởi động động cơ và cho chạy ở số vòng quay định mức và kiểm tra áp suất
chỉ thị trên áp kế;
- Nếu áp suất đo được nằm trong phạm vi yêu cầu đối với động cơ thì thay cảm
biến áp suất mới rồi kiểm tra lại áp suất chỉ thị trên đồng hồ trên xe;

Báo cáo thực tập 22 GVHD : Nguyễn Thành Nam


- Nếu áp suất đo được không đạt mức yêu cầu thì có thể là do thiếu dầu bôi trơn
hoặc hỏng bơm dầu.
 Dầu không đủ , mức dầu thấp
+ Nguyên nhân :
Do rót dầu không đủ , bị rò dầu hoặc động cơ làm việc có dầu từ cacte sục lên
buồng đốt do khe hở séc măng xi lanh lớn .
+ Cách kiểm tra
Nếu xảy ra trường hợp này trước hết cần kiểm tra xem có chỗ nào bị rò dầu hay
không , kiểm tra bugi có đóng muội than nhiều hay không. Nếu không có hiện
tượng trên thì là do dầu không đủ.
+ Phương pháp xử lí
Bổ sung thêm dầu vào động cơ theo đúng mức quy định.
 Dầu quá nhiều , mức dầu quá cao
+ Nguyên nhân
Dầu trong cácte được đổ quá nhiều so với mức quy định hoặc nước vào lẫn bên
trong dầu khi xe đi vào nơi ngập nước.
+ Cách kiểm tra
Rút thước thăm dầu để kiểm tra xem có bị lẫn nước hay không , nếu cần thiết thì
tháo ốc đáy cacte xem có nước đọng hay không.
+ Phương pháp xử lí
Nếu do dầu quá nhiều thì xả bớt dầu ra , nếu lẫn nước thì phải xả hết dầu ra và sửa
chữa.
 Dầu bôi trơn bẩn, dầu màu đen và nhiều mạt kim loại
+ Nguyên nhân
Dùng dầu không sạch hoặc nắp đậy ống dầu không kín làm bụi bẩn rơi vào cácte
dẫn đến các chi tiết máy bị mài mòn
Bụi và hơi nước lọt xuống cácte qua hệ thống thông hơi cácte rồi đóng thành cặn
+ Cách kiểm tra

Báo cáo thực tập 23 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Trong trường hợp này , rút thước thăm dầu để xem dầu dính vào thước để xác định
dầu có đen không đồng thời dùng ngón tay vê dầu xem có mạt kim loại hay không.
+ Phương pháp xử lí
Rửa sạch hệ thống bôi trơn bằng các hợp chất xúc rửa động cơ và thay dầu mới
 Đáy cácte có vết dầu

Hình 2.8 Chảy dầu ở đáy cacte và phớt láp


+ Nguyên nhân
Bulong xả dầu xiết chưa chặt;
Ống dầu bị nứt hoặc tấm đệm lót bị rách;
Phớt dầu bị hỏng ( sử dụng quá lâu hoặc lắp không đúng );
Bulong đáy cacte siết chưa chặt.
+ Cách kiểm tra
Lau sạch vết dầu rồi cho động cơ hoạt động , quan sát để kiểm tra xem dầu bị rò
chỗ nào. Nếu rò ở phớt đầu hoặc phớt sau thì do phớt hỏng. Nếu dầu bị rò ở doang
đáy cacte thì doang đó bị hỏng cần thay thế. Kiểm tra các ống nối dầu xem có bị hở
dẫn đến chảy dầu hay không.
+ Phương pháp xử lí
Nếu chảy dầu ở phớt hoặc doang thì cần thay thế.
 Bánh răng bơm dầu kêu
+ Nguyên nhân
Do dầu bẩn , có nhiều mạt kim loại trong dầu làm cho bánh răng bị mòn hoặc do
bơm trục dẫn động bơm bị mài mòn rơ lỏng.

Báo cáo thực tập 24 GVHD : Nguyễn Thành Nam


+ Cách kiểm tra
Khi động cơ ở nhiệt độ bình thường , kiểm tra ấp suất dầu ở đồng hồ áp suất. Dùng
ống nghe đặt ở cạnh bơm dầu hoặc chỗ gần đó đồng thời tăng tốc độ của động cơ ,
lắng nghe xem có tiếng kêu đặc biệt hay không ( tiếng kêu đều đều là bình thường )
, còn nếu có tiếng kêu lẹt xẹt hoặc lọc xọc thì có nghĩa là bơm dầu đang có vấn đề.
Khi đó cần tháo bơm dầu kiểm tra và sửa chữa.
Cách kiểm tra và sửa chữa bơm dầu
Quy trình tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa bơm dầu gồm 4 bước:
Bước 1: Tháo bơm dầu
- Vệ sinh bên ngoài bơm dầu;
- Tháo đường dầu từ thân bơm lên thân máy;
- Tháo lưới lọc dầu;
- Tháo bánh răng bị động bơm dầu.
Bước 2: Kiểm tra bơm dầu
- Vỏ bơm;
- Bánh răng chủ động;
- Bánh răng bị động;
- Phao lọc, lưới lọc;
- Trục dẫn động.
Bước 3: Sửa chữa bơm dầu
Tiến hành sửa chữa các chi tiết hoặc thay thế mới nếu bị hư hỏng nặng.
Bước 4: Lắp bơm dầu
- Lắp bánh răng bị động;
- Lắp nắp thân bơm, văn giảm bơm dầu;
- Lắp lưới lọc dầu;
- Lắp đường dầu từ thân bơm lên thân máy.

Báo cáo thực tập 25 GVHD : Nguyễn Thành Nam


CHƯƠNG 3: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA VÀ THÁO
LẮP HỆ THỐNG GẦM TRÊN Ô TÔ
3.1. Cấu tạo , nguyên lý của hệ thống phanh
3.1.1. Cấu tạo

Hình 3.1: sơ đồ bố trí hệ thống phanh

Hình 3.2 Cấu tạo phanh đĩa

Báo cáo thực tập 26 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Là một bộ phận thuộc hệ thống phanh trên xe ô tô, phanh đĩa được cấu tạo và
gắn cố định trên phần trục quay và chuyển động cùng với bánh xe khi xe vận hành.
Về cơ bản thì phanh đĩa xe ô tô được cấu tạo từ 4 bộ phận chính sau :

 Ngàm phanh

Hay còn gọi là cùm kịp phanh, chúng giúp giữ các má phanh và ép chúng tỳ sát mặt
đĩa phanh để tạo ra lực phanh. Về thiết kế thì cùm kẹp phanh có 2 dạng là cùm kẹp
phanh cố định và cùm kẹp phanh dạng trôi.

 Đĩa phanh

Được gắn cố định trực tiếp trên cụm may-ơ bánh xe. Đĩa phanh thường được xẻ
rãnh hoặc đục lỗ chứ không phải là một bề mặt phẳng. Mục đích chính là để tối ưu
khả năng tản nhiệt cho hệ thống phanh.

 Má phanh

Mà phanh là một khối thống nhất, gồm 2 cặp được lắp đặt đối xứng hai bên đĩa
phanh. Khi bóp phanh, 2 má phanh sẽ kẹp chặt lấy đĩa phanh và khiến xe giảm tốc
độ. Trên má phanh được xẻ rãnh có tác dụng tản nhiệt, thoát bụi bám trong quá
trình làm việc. Má phanh được chế tạo từ các vật liệu như hợp kim, gốm, kevlar…

 Pittong điều khiển dầu

Phanh đĩa xe ô tô sử dụng pittong (dầu) để truyền lực tới má phanh. Dầu phanh đĩa
thường là loại chuyên dụng. Khi có lực tác động, pittong sẽ ép má phanh tỳ sát mặt
đĩa và tác động trực tiếp giúp xe dừng lại.

Báo cáo thực tập 27 GVHD : Nguyễn Thành Nam


3.1.2. Nguyên lí hoạt động

Khi người lái tác động lực lên bàn đạp phanh, phanh sẽ đẩy pittong bằng việc gia
tăng áp suất dầu trong các đường ống dầu và xylanh của bánh xe, tấm má phanh sẽ
ép vào đĩa phanh và má phanh đĩa kẹp cả hai bên của roto phanh đĩa.

Từ đó sẽ sinh ra áp lực ma sát cho đĩa phanh và moay-ơ bánh xe giảm dần tốc độ
quay hoặc khiến các lốp xe dừng lại theo ý muốn của người lái.

Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh thì áp suất trong hệ thống dầu phanh sẽ
giảm nhanh chóng. Nhờ vào sự biến dạng của vòng đệm kín dầu của pittong mà
pittong và má phanh đĩa xe ô tô sẽ rời khỏi đĩa phanh.

3.2. Các hiện tượng hư hỏng của hệ thống phanh


a. Phanh không ăn
- Do trợ lực không hiệu quả;
- Khe hở má phanh và tang trống lớn;
- Má phanh dính dầu, má phanh bị ướt, tang trống bị các vết rãnh vòng, má phanh
ép không hết lên tang trống. Má phanh bị chai cứng;
- Lọt khí trong đường ống thuỷ lực, dầu phanh bị chảy, piston của xylanh phanh
chính bị kẹt. Piston xy lanh con bị kẹt, đường ống dầu bẩn, tắc, thiếu dầu.

b. Phanh bị giật
- Lò xo kéo các guốc phanh bị gãy, má phanh bị gãy, khe hở má phanh và trống
phanh không đúng quy định quá nhỏ, gối đỡ má phanh mòn, trục trái đào bị rơ,
tang trống bị đảo, ổ bi moayơ bị rơ;
- Bàn đạp không có hành trình tự do: Không có khe hở giữa má phanh và tang
trống, piston xy lanh phanh bánh xe bị kẹt. Khe hở giữa cán piston và piston của xy
lanh chính quá lớn.
c. Phanh không ăn đều các bánh xe

Báo cáo thực tập 28 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Piston của xylanh bánh xe bị kẹt (phanh dầu), điều chỉnh sai cam nhả (phanh khí),
má phanh và tang trống bị mòn, điều chỉnh sai khe hở tang trống, má phanh.
d. Phanh bị bó
Guốc phanh bị dính vào trống, lò xo trả guốc phanh bị gãy, má phanh bị tróc ra
khỏi guốc phanh. Lỗ bổ xung dầu ở xy lanh chính bị bẩn, tắc. Vòng cao su của xy
lanh chính bị nở ra, kẹt. Piston xy lanh chính bị kẹt
e. Có tiếng kêu trong trống phanh và mức dầu giảm
-Má phanh mòn quá, bị chai cứng, lò xo trong guốc phanh bị gãy;
-Xy lanh chính bị chảy dầu, xy lanh bánh xe bị chảy;
-phanh bị nghiêng 1 bên , bị quay vòng do lực phanh ko bằng nhau.
3.3. Quy trình chẩn đoán hệ thống phanh
 Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh:
- Hành trình tự do của hệ thống phanh: là độ rơ trong cả hệ thống phanh, kể từ khi
đạp lên bàn đạp phanh, đến khi má phanh áp sát vào tang trống hoặc đĩa phanh, để
thực hiện quá trình phanh;

+ Hành trình tự do nhỏ dễ gây bó phanh;

+ Hành trình tự do lớn làm giảm hiệu quả phanh, tăng quãng đường phanh.
Trong thời gian làm việc hành trình tự do ngày càng tăng;

- Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh, của phanh dầu và phanh
hơi tương tự như kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do, của bàn đạp ly hợp;

+ Hành trình tự do của phanh dầu khoảng: 8 – 14 mm ;

 Kiểm má phanh : độ dày má phanh , tình trạng má phanh

Báo cáo thực tập 29 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 3.3 Má phanh bị mài mòn

 Kiểm tra cao su chụp bụi , ắc phanh

Hình 3.4 Ắc Phanh bị bó kẹt


 Kiểm tra đường ống dầu phanh

Kiểm tra các đường dầu phanh xem có dấu hiệu gãy , nứt gây ra hiện tượng rò rỉ
dầu hay không

Báo cáo thực tập 30 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 3.5. Các đường dầu phanh

 Kiểm tra mức dầu trong bình chứa


- Kiểm tra mức dầu và đổ thêm dầu phanh nếu cần;
- Kiểm tra mức dầu. Nếu mức dầu phanh là thấp, kiểm tra rò rỉ dầu và kiểm tra má
phanh đĩa. Nếu cần thiết, hãy đổ dầu vào bình chứa sau khi sửa chữa và thay thế.

Báo cáo thực tập 31 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 3.6. Kiểm tra mức dầu phanh

 Xả khí xylanh chính

- Đổ dầu phanh vào bình chứa;

Hình 3.7. Đổ dầu phanh


- Dùng cờlê vặn đai ốc nối, tách ống dầu phanh ra khỏi xy lanh phanh
chín;.

Báo cáo thực tập 32 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 3.8. Tháo ống dầu phanh

- Đạp từ từ bàn đạp phanh và giữ nó ở vị trí đó

Hình 3.9. Xả khí xy lanh phanh chính

- Bịt các lỗ bên ngoài bằng các ngón tay và nhả bàn đạp phanh

Hình 3.10. Xả khí xy lanh phanh chính

Báo cáo thực tập 33 GVHD : Nguyễn Thành Nam


- Lặp lại các bước từ 3 đến 4 lần
- Dùng cờ lê vặn đai ốc nối, lắp các ống dầu phanh vào xy lanh chính

Hình 3.11. Lắp đường dầu phanh

 Xả khí đường ống phanh


- Lắp ống nhựa vào nút xả khí;
- Đạp bàn đạp phanh vài lần, sau đó nới lỏng nút xả khí với bàn đạp được
nhấn xuống;
- Tại thời điểm dầu ngừng chảy ra, hãy xiết chặt nút xả, sau đó nhả bàn đạp
phanh;
- Lặp lại các bước cho đến khi xả hết hoàn toàn khí trong dầu phanh;
- Xiết chặt nút xả khí;
- Lặp lại quy trình trên để xả khí ra khỏi đường ống phanh cho các bánh xe;

Báo cáo thực tập 34 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 3.12. Xả khí trên xylanh phanh
 Kiểm tra xylanh phanh chính
- Kiểm tra các vết xước của thân xy lanh chính. Nếu bị xước, hãy thay mới xy lanh
phanh chính.
 Kiểm tra bộ trợ lực phanh
- Khởi động động cơ và tắt máy sau 1 đến 2 phút. Đạp chậm bàn đạp phanh một vài
lần.
+ Nếu bàn đạp có thể thể đạp xuống sát sàn xe ở lần đầu tiên, nhưng sang lần 2
hoặc 3 không thể đạp được xuống hơn nữa, thì bộ trợ lực phanh đã kín khí. Nếu
không, hãy kiểm tra van một chiều chân không;
+ Nếu van một chiều chân không là bình thường, hãy thay cụm trợ lực phanh.

Báo cáo thực tập 35 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 3.13. Kiểm tra trợ lực phanh

 Kiểm tra xylanh phanh và piston phanh

- Kiểm tra lỗ xy lanh và píttông xem có bị gỉ hoặc bị xước không. Nếu cần, hãy
thay thế xy lanh phanh đĩa và píttông.
 Kiểm tra độ dày ma sát má phanh

+ Dùng một thước, đo độ dày của má phanh. Nếu độ dày má phanh nhỏ hơn hoặc
bằng giá trị nhỏ nhất, hãy thay thế bộ má phanh đĩa.

Hình 3.14. Kiểm tra độ dày má phanh

 Kiểm tra độ dày và bề mặt đĩa phanh

Báo cáo thực tập 36 GVHD : Nguyễn Thành Nam


- Dùng panme, đo độ dày của đĩa phanh. Nếu độ dày đĩa phanh nhỏ hơn giá trị nhỏ
nhất, hãy thay thế đĩa phanh trước.

Hình 3.15. Kiểm tra độ dày đĩa phanh

- Kiểm tra bằng mắt thường nếu thấy đĩa phanh có hiện tượng cà xước do má
phanh tạo ra thì cần láng đĩa phanh .

Hình 3.16. Đĩa phanh trước và sau khi láng

Báo cáo thực tập 37 GVHD : Nguyễn Thành Nam


3.4 .Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh
Sau một thời gian sử dụng ta cần kiểm tra chiều dày của má phanh cũng như độ
mòn của má phanh đó. Các bước kiểm tra như sau :
Bước 1 : Đánh xe vào cầu , kê cầu và lên cầu theo độ cao phù hợp;
Bước 2 : Tháo lốp ( súng hơi , khẩu 21)

Hình 3.17 . Hình ảnh sinh viên tháo lốp xe

Bước 3 : Tháo ốc ngàm phanh bằng cờ lê 14;


Bước 4 : Tháo rời 2 má phanh ra và đo chiều dày của má phanh;

Báo cáo thực tập 38 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 3.18. Hình ảnh sinh viên tháo má phanh
Sau khi kiểm tra má phanh , nếu má phanh đạt tiêu chuẩn thì ta bảo dưỡng. Nếu độ
dày má phanh đã mòn thì ta tiến thành thay thế má phanh.
Các bước trong chu trình thay thế má phanh
Bước 5 : tháo đệm má phanh và các hãm má phanh;
Bước 6 : lau sạch giá đỡ ngàm phanh , đánh hết rỉ và kiểm tra có vết nứt nào
không;
Bước 7 : kiểm tra đĩa phanh
Nếu trong trường hợp má phanh mài mòn dẫn đến đĩa phanh bị ảnh hưởng thì cần
phải tháo đĩa phanh láng hoặc thay thế ;
Bước 8 : thay thế má phanh mới theo đúng mẫu của xe , lắp đúng chiều của má
phanh;
Bước 9 : dùng vam để vam pitton phanh;

Báo cáo thực tập 39 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 3.19. vam piton phanh để lắp má phanh mới
Bước 10 : dùng mỡ tra vào vị trí ắc phanh để ắc hoạt động trơn tru;

Hình 3.20. tra mỡ vào ắc phanh trước khi lắp má phanh mới
Bước 11 : lắp ngàm phanh , lắp và siết chặt bulong ngàm phanh ;
Bước 12 : lắp bánh xe và siết chặt ốc bánh xe;
Bước 13 : nhấn bàn đạp phanh vài lần để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả;

Báo cáo thực tập 40 GVHD : Nguyễn Thành Nam


CHƯƠNG 4. CHUẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA VÀ
THÁO LẮP HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
4.1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống khởi động

4.1.1 . Cấu tạo

Hình 4.1 Cấu tạo hệ thống khởi động

Hệ thống gồm 4 bộ phận chính:


- Nguồn điện 1 chiều: Acquy;
- Bộ phận điều khiển : Là cơ cấu dùng để điều khiển hoạt động của máy khởi
động điện bao gồm: Rơ le, thanh kéo (4) nối cứng với lõi thép (3) và nối với khớp
cần gạt (5). Đầu dưới của cần gạt (5) gài vào rãnh của bánh răng khởi động (6) để
đẩy bánh răng khởi động (6) ăn khớp với bánh đà (8);
- Động cơ điện một chiều: Làm việc nhờ dòng một chiều của acquy. Đầu trục
roto (7) của động cơ có cấu tạo then hoa để lắp khớp với moay-ơ của khớp truyền
động (6);
- Bộ phận truyền động (khớp truyền động 6): Là khớp truyền động 6 có đặc điểm
chỉ truyền động một chiều từ động cơ điện tới bánh đà;

Báo cáo thực tập 41 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 4.2. Khớp một chiều

4.1.2. Nguyên lí hoạt động


TH1: Khi động cơ chưa khởi động

Hình 4.3 Cơ cấu khởi động khi chưa hoạt động


Khi chưa đóng công tắc khởi động, lò xo 2 đẩy lõi thép 3 và thanh kéo 4 sang
phải, đầu dưới cần gạt 5 kéo khớp 6 sang trái để vành răng của khớp 6 tách khỏi
vành răng của bánh đà 8;

TH2: Khi khởi động động cơ

Báo cáo thực tập 42 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 4.4 Cơ cấu khởi động khi khởi động động cơ
Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khóa khởi động, rơ le của bộ phận điều
khiển sẽ hút lõi thép 3 sang trái qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 được dẩy sang
phải để vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà 8.
TH3: Khi động cơ đã làm việc

Hình 4.5 Cơ cấu khởi động khi động cơ đã làm việc

Báo cáo thực tập 43 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Khi động cơ đã làm việc, tắt khóa khởi động để ngắt dòng điện vào cuộn dây rơ
le của bộ phận điều khiển và ngắt vào động cơ 1, lò xo 2 đẩy ra đưa các chi tiết của
bộ phận điều khiển và truyền động trở về vị trí ban đầu.

4.2. Quy trình chẩn đoán hệ thống khỏi động

4.2.1. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán


 Chuẩn đoán qua tiếng kêu
- Nghe tiếng kêu bất thường phát ra từ máy khởi động hoặc máy khởi động không
chạy
 Chuẩn đoán bằng mắt thường, bằng mũi.
- Quan sát các hiện tượng xung quanh máy khởi động, đường dây dẫn điện tới máy
khởi động. Quan sát màu sắc cuộn rô to, chổi than cổ góp, các tiếp điểm, bánh răng
ăn khớp (khi đã tháo máy khởi động)
- Ngửi mùi khét bốc lên từ máy khởi động khi máy khởi động bị chập cháy.
 Chuẩn đoán bằng cảm nhận.
- Dùng tay cảm nhận sự nóng lên bất thường của máy khởi động, quay thử khớp 1
chiều trên máy khởi động.
 Chuẩn đoán bằng thiết bị
- Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra tiếp điểm và đo cường độ dòng điện, hiệu
điện thế xuống máy khởi động.

4.2.2. Quy trình chẩn đoán hệ thống khởi động


Chuẩn đoán qua các hiện tượng khi máy khởi động còn ở trên xe:
 Lắng nghe tiếng nhảy công tắc từ khi xoay công tắc máy.
+ Nhờ 1 người xoay công tắc máy để khởi động xe. Lắng nghe kỹ, sẽ có 1 tiếng
“click” khi mà công tắc từ ăn khớp. Nếu bạn không nghe thấy tiếng “click”, công
tắc từ xem như không hoạt động đúng. Nếu bạn có nghe tiếng “click” rất nhỏ, công
tắc từ có thể đang vào khớp nhưng không đủ;

Báo cáo thực tập 44 GVHD : Nguyễn Thành Nam


+ Khi nghe tiếng nhảy công tắc mà môtơ đề không quay nghĩa là công tắc từ đang
truyền tải điện nhưng có thể không đủ;
+ Không có tiếng nhảy công tắc nghĩa là công tắc từ không ăn khớp, nhưng điều
này có thể do ắc quy hết điện.
 Khi máy khởi động còn ở trên xe, vặn khóa tới nấc start máy khởi động
không làm việc có thể là do:
+ Cầu chì khởi động bị cháy;
+ Bình ắc quy bị hết điện;
+ Tiếp điểm hỏng, động cơ điện 1 chiều bị hỏng;
+ Dây dẫn bị đứt;
=> Kiểm tra cầu chì khởi động ở hộp cầu chì trong khoang máy. Nếu cầu chì không
hỏng thì tiếp tục kiểm tra dây dẫn, dùng đồng đồ đo để kiểm tra dòng điện xuống
máy khởi động có không và có đủ cường độ và hiệu điện thế theo tiêu chuẩn khi đề.
 Khi khởi động mà máy khởi động quay chậm có thể do:
+ Ắc quy bị hết điện;
+ Lỏng hay mòn liên kết mối nối;
+ Tiếp mass kém;
+ Chổi than quá mòn hoặc cổ góp bị bẩn. Sau 1 thời gian sử dụng cổ góp của máy
khởi động bị bám bẩn khiến khả năng tiếp xúc giữa chổi than và cổ góp kém đi.
=> Kiểm tra ắc quy, làm sạch và siết chặt liên kết mối nối, tháo và kiểm tra máy
khởi động
 Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay có thể do:
+ Khớp 1 chiều bị quay trơn.
+ Nạng gạt bị gãy.

4.3. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp hệ thống khởi động

4.3.1. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa


4.3.1.1 Quy trình kiểm tra

Báo cáo thực tập 45 GVHD : Nguyễn Thành Nam


 Kiểm tra kéo thử
- Ngắt dây dẫn của stato ra khỏi cực C;
- Nối ắc quy vào công tắc từ như chỉ ra trong hình vẽ và kiểm tra rằng bánh răng
lao ra.

- Tiến hành thử giữ. Kiểm tra bánh răng không thụt vào trong sau khi ngắt cáp của
cực C.

 Kiểm tra sự hồi về của bánh răng chủ động ly hợp

- Dịch chuyển bánh răng chủ động về phía rôto;

Báo cáo thực tập 46 GVHD : Nguyễn Thành Nam


- Tiến hành thử hoạt động không tải:
+ Nối dây dẫn của stato với cực C;
+ Kẹp máy khởi động lên êtô;
+ Nối ắc quy và Ămpe kế với máy khởi động như trong hình vẽ;
+ Kiểm tra rằng Ămpe kế chỉ ra dòng điện tiêu chuẩn;

Báo cáo thực tập 47 GVHD : Nguyễn Thành Nam


 Kiểm tra ly hợp máy khởi động

+ Hãy giữ li hợp máy khởi động và quay bánh răng chủ động cùng chiều kim đồng
hồ, kiểm tra rằng nó có thể quay tự do. Quay bánh răng chủ động ngược chiều kim
đồng hồ và kiểm tra rằng bánh răng bị khoá;
+ Nếu cần, hãy thay thế li hợp máy khởi động.

Hình 4.6 kiểm tra li hợp 1 chiều


Kiểm tra cụm công tắc từ
+ Kiểm tra píttông. Hãy ấn píttông và kiểm tra rằng lò xo có hồi về nhanh chóng
đến vị trí ban đầu;
+ Nếu cần, hãy thay thế công tắc từ máy khởi động;

Hình 4.7 kiểm tra cụm công tắc từ

 Kiểm tra cụm roto máy khởi động

Báo cáo thực tập 48 GVHD : Nguyễn Thành Nam


- Dùng một Ômkế, đo điện trở giữa các đoạn dây của cổ góp. Nếu kết quả không
như tiêu chuẩn thay cụm rôto máy khởi động.

Điện trở tiêu chuẩn: Dưới 1Ω

Hình 4.8. Kiểm tra cách điện giữ các cuộn dây

 Kiểm tra tiếp mát của cổ góp.


- Dùng một Ômkế, kiểm tra điện trở giữa cổ góp và lõi cuộn dây phần ứng. Nếu kết
quả không như tiêu chuẩn, thay cụm rôto máy khởi động.
Điện trở tiêu chuẩn: 10 kΩ trở lên

Báo cáo thực tập 49 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 4.9. Kiểm tra tiếp mát cổ góp

- Kiểm tra rằng cổ góp không bị bẩn hoặc cháy. Nếu nó bị bẩn hoặc cháy, hãy phục
hồi bằng giấy ráp (No. 400) hoặc máy tiện

 Kiểm tra độ đảo của cổ góp.


+ Đặt cổ góp lên các khối V.
+ Dùng đồng hồ so, đo độ đảo. Nếu độ đảo lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay thế
cụm rôto máy khởi động.

Hình 4.10. Kiểm tra độ đảo cổ góp

+ Dùng thước cặp, đo đường kính cổ góp.


Đường kính tiêu chuẩn: 28.0 mm
Đường kính nhỏ nhất: 27.0 mm
+ Nếu đường kính nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay thế cụm rôto máy khởi động.

Báo cáo thực tập 50 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 4.11. Kiểm tra đường kính cổ góp

 Kiểm tra rằng phần rãnh cắt bên dưới giữa các đoạn dây là sạch và đo độ
sâu của rãnh.

Chiều sâu rãnh cắt tiêu chuẩn: 0.6 mm


Chiều sâu rãnh cắt nhỏ nhất: 0.2 mm
+ Nếu độ sâu rãnh cắt nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy sửa nó bằng lưỡi cưa.
 Kiểm tra cụm càng máy khởi động

+ Dùng một Ômkế, kiểm tra điện trở giữa cực C và dây dẫn chổi than stato. Điện
trở tiêu chuẩn: Dưới 1 Ω
+ Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm càng máy khởi động.

Hình 4.12. Kiểm tra điện trở giữa cực C và dây dẫn chổi than stato

Báo cáo thực tập 51 GVHD : Nguyễn Thành Nam


+ Dùng một Ômkế, đo điện trở giữa dây chổi than và càng máy khởi động. Điện
trở tiêu chuẩn: 10 kΩ trở lên
+ Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm càng máy khởi động.

Hình 4.13. Kiểm tra điện trở giữa chổi than và càng máy khởi động
 Kiểm tra chổi than

+ Dùng thước cặp, đo chiều dài của chổi than.


Chiều dài tiêu chuẩn: 14 mm
Chiều dài nhỏ nhất: 9 mm
+ Nếu chiều dài nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay cụm giá đỡ chổi than và càng
máy khởi động.

Hình 4.14. Kiểm tra chiều dài chổi than

Báo cáo thực tập 52 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 4.15. cấu tạo máy khởi động

4.3.1.2. Quy trình bảo dưỡng


Sau khi tiến hành kiểm tra máy khởi động nếu làm việc ổn định thì ta tiến hành bảo
dưỡng :
Cổ góp của máy đề thường bị bẩn và cháy. Bẩn và cháy sẽ cản trở dòng điện
làm máy đề hoạt động yếu hoặc không ổn định. Khi này tiến hành dùng giấy ráp
mịn đánh lại phần cổ góp ở roto sao cho sạch sẽ. Đồng thời dùng mở để tra vào các
vị trí cần trơn tru để máy đề có thể hoạt động tốt .

Hình 4.16 . roto máy khởi động


4.3.1.3. Quy trình sửa chữa

Báo cáo thực tập 53 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Nếu sau khi kiểm tra máy đề bị hỏng thì ta tiến hành sửa chữa
Hiện tượng Nguyên nhân Sửa chữa

Đèn sáng nhưng bấm nút Không có điện vào củ đề Dùng đồng hồ đo kiểm tra
khởi động động cơ không do hở mạch tại công tắc , mạch điện khởi động theo
quay trong củ đề , rơ le hoặc cách phân đoạn
cầu chì
Đèn sáng yếu , động cơ ắc quy yếu hoặc chập Kiểm tra nạp ácquy và
không quay mạch trong máy khởi kiểm tra máy khởi động
động
Đèn không sáng , động cơ Các đầu nối ắcquy lỏng Lau sạch và siết chặt các
không quay hoặc acquy hỏng cực ăcquy và kiểm tra
ăcquy
Động cơ quay chậm và Ăcquy yếu hoặc dòng Nạp điện ăcquy hoặc thay
không nổ được điện đến máy khỏi động thế chổi than và làm sạch
không đủ cho tiếp điện cổ góp
kém bởi chổi than mòn
và cổ góp bẩn hoặc cháy.
Rơ le kêu Cuộn dây giữ bị hở mạch Kiểm tra , thay mới
Cháy công tắc role
Sau khi khởi động, bánh -Li hợp 1 chiều hỏng hoặc -Kiểm tra , thay thế
răng khởi động không kẹt
tách ra hoặc tách chậm ra -Lò xo hồi vị yếu -Thay thế
khỏi bánh đà -Nạng gạt yếu -Thay thế

Tiếng ồn không bình -Khe hở ăn khớp giữa -Kiểm tra , thay chi tiết
thường khi khởi động bánh răng khởi động và mòn
vành răng bánh đà lớn

Báo cáo thực tập 54 GVHD : Nguyễn Thành Nam


-Li hợp 1 chiều hỏng -Thay mới
-Roto mất cân bằng hoặc -Thay mới
trục roto cong

4.3.2.Tháo ráp máy khởi động

Bước 1: Tháo cực âm của ắc quy;


Bước 2: Tháo cáp máy đề;
Tháo nắp bảo vệ ngăn mạch.
Tháo đai ốc bắt cáp máy đề.
Tháo cáp máy đề ra khỏi cực 30 của máy đề
Bước 3: Tháo giắc nối của máy đề;
Ấn vấu hãm của giắc, và cầm vào thân giắc để tháo giắc ra.
Bước 4: Tháo máy đề khỏi động cơ ;
Tháo bu-lông bắt máy đề và trượt máy đề để tháo nó ra.
Bước 5: Tháo cụm công tắc từ;

Hình 4.17. nới lỏng 2 đai ốc giữ cụm công tắc từ đề vào vỏ máy đề

Báo cáo thực tập 55 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 4.18. tháo cụm công tắc từ
Tháo cụm công tắc từ: Tháo 2 đai ốc và kép công tắc từ về phía sau. Kéo đầu
của công tắc từ lên trên và nhả móc của móc ra khỏi cần dẫn động.
Tháo công tắc từ;
Bước 6: Tháo cụm stator và roto;

Hình 4.19. tháo 2 bulong bắt vỏ máy đề

Báo cáo thực tập 56 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 4.20 . sinh viên thực hiện tháo máy đề
Tháo 2 bu-lông;
Tháo nắp đầu cổ góp;
Tách vỏ máy đề ra khỏi stator;
Tháo cần dẫn động;
Bước 7: Tháo lò xo chổi than

Hình 4.21. tháo giá đỡ chổi than


Tháo chổi than trong khi ép lò xo bằng tô-vít đầu dẹt;
Tháo lò xo chổi than ra khỏi tấm cách điện giá đỡ;

Báo cáo thực tập 57 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Bước 8: Tháo tấm cách điện giá đỡ chổi than;
Bước 9: Tháo ly hợp của máy đề;
Tháo cụm rotor của máy đề ra khỏi stator và giữ rôto lên êto giữa những tấm
nhôm mềm hay giẻ;
Trượt bạc chặn xuống dưới bằng cách gõ vào nó với tô-vít đầu dẹt;

Hình 4.22 tháo phanh hãm để tháo li hợp 1 chiều


Tháo phanh hãm: Mở miệng của phanh hãm bằng tô vít đầu dẹt. Và tháo
phanh hãm;
Tháo bạc chặn và ly hợp máy đề ra khỏi trục rotor;

Báo cáo thực tập 58 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Hình 4.23. toàn bộ các chi tiết máy đề sau khi đã tháo rời

Kết Luận

Báo cáo thực tập 59 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Trải qua thời gian thực tập ở công ty TNHH DƯƠNG TUẤN-KIA BẮC NINH .
Em và các bạn trong nhóm thực tập đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm từ thực
tế và bổ sung được các kiến thức còn bị hổng do thiếu kinh nghiệm thực hành. Hơn
bao giờ hết em và các bạn trong nhóm thực tập càng trân trọng hơn những gì mà
thầy cô trong bộ môn cơ khí đã chỉ bảo để chúng em không bị bỡ ngỡ quá nhiều khi
bước chân ra môi trường thực tế.
Trải qua quá trình thực tế, em cũng tích lũy được một số bài học quý báu, và nó sẽ
là hành trang giúp em trong tương lai sau này :
 Hiểu rõ hơn về những nguyên tắc an toàn lao động và vệ sinh lao động.

 Biết cách sử dụng một số các dụng cụ và máy móc chuyên dùng.

 Sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ sửa chữa.

 Biết rõ hơn về vị trí các chi tiết bố trí trên xe.

 Có thể tháo ráp để thay thế và sửa chữa các chi tiết

Nội dung báo cáo thực tập dựa trên cơ sở tổng hợp những nội dung , thông tin và
kiến thức mà em đi thực tế trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn quý
Thầy( Cô ), các anh kĩ thuật viên và ban lãnh đạo CÔNG TY DƯƠNG TUẤN đã
giúp đỡ em nhiều để em học hỏi và làm việc trong thời gian qua .

Em xin chân thành cảm ơn !

Báo cáo thực tập 60 GVHD : Nguyễn Thành Nam


Tài liệu tham khảo

1. Bài giảng sử dụng và sửa chữa oto – PSG. TS. Hoàng Đình Long

2. Tài liệu đào tạo kĩ thuật viên Kia

3. Tài liệu bảo dưỡng , sửa chữa oto

4. Tham khảo qua internet

Báo cáo thực tập 61 GVHD : Nguyễn Thành Nam

You might also like