You are on page 1of 53

ADVANCED PROGRAM

DEPARTMENT OF OIL REFINING AND PETROCHEMISTRY HUMG

NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ_ GPP

BÁO CÁO THỰC TẬP

Người hướng dẫn: Lê Quốc Thưởng


Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo
Mã sinh viên: 1621010340
Lớp: Chương trình Tiên Tiến K7
Nhóm: Thưc tập tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố- Vũng Tàu

Vung Tau, 31th Jan, 2021


----------
Lời cảm ơn

Khoảng thời gian 3 tuần thực tập thực tế tuy không dài nhưng là cơ hội để em có thể học hỏi và
nâng cao các kĩ năng bên cạnh các kiến thức nền tảng được trang bị tại trường lớp. Sau khi hoàn
thành chương trình học tập tại trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội, em được phân công thực tập
sản xuất tại Nhà máy Xử lý Khí Dinh Cố - Vũng Tàu- một đơn vị trực thuộc Tổng công ty chế
biến khí Việt Nam PV Gas. Đây là một cơ hội để em được củng cố các lý thuyết đã học và học
hỏi những kinh nghiệm thực tế khi được làm việc tại đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
chế biến khí. Trước hết chúng em xin chân thành cảm ơn Ban quản đốc Nhà máy Xử lý Khí Dinh
Cố - Vũng Tàu đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại nhà máy. Bên cạnh đó, em cũng xin
chân thành cảm ơn các anh đang công tác tại nhà máy, đặc biệt anh Lê Quốc Thưởng và anh
Trần Việt dũng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chia sẻ và cung cấp nhiều thông tin, kiến thức và
kinh nghiệm thiết thực cho nhóm thực tập chúng em. Trong suốt thời gian thực tập, nhờ vào sự
hướng dẫn của các đơn vị trong nhà máy nói chung và của các anh trực tiếp hướng dẫn nói riêng,
em đã có cơ hội quý báu để học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế, rèn luyện bản thân và tích thu
được những kinh nghiệm thực tế áp dụng cho công việc sau này, và hoàn thành được bản báo cáo
thực nghiệm này. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy/Cô bộ môn Lọc- Hóa Dầu, Quý
Thầy/Cô Văn phòng Chương trình Tiên Tiến và Thầy/ Cô từ phía nhà trường Trường Đại học
Mỏ- Địa Chất Hà Nội đã tạo điều kiện và hỗ trợ tích cực để em được tham gia chương trình thực
tập và hoàn thành đúng thời hạn, phù hợp với chương trình học tập của em. Và em cũng xin chân
thành cảm ơn Quý Thầy/Cô thuộc Bộ môn Lọc- Hóa dầu khoa Dầu Khí cuả trường đã giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức bổ ích để chúng em hiểu rõ hơn về các vấn đề chuyên môn và áp
dụng vào thực tế trong kỳ thực tập này. Vì thời gian thực tập không nhiều nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Em mong nhận được những lời góp ý nhận xét quý báu từ thầy cô để có thể
hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thảo


Mục Lục

Mục Lục..................................................................................................................................4
Phần I: Tổng Quan Nhà Máy...............................................................................................6
I. Tổng Quan..........................................................................................................................6
1.1. Tổng quan nhà máy.....................................................................................................6
1.2. Mục Đích hoạt động của nhà máy.............................................................................7
1.3. Hệ thống, Cấu hình chung..........................................................................................7
II. Công Nghiêp Khí..............................................................................................................7
2.1. Các loại sản phẩm khí..............................................................................................7
2.1.1. Khí Khô..................................................................................................................7
2.1.2. LPG; LNG; CNG....................................................................................................8
Ngoài ra, LNG còn được mệnh danh là loại khí của nền công nghiệp sạch....................8
2.1.3. Condensate..............................................................................................................8
2.2. Sơ đồ tổng quát chế biến khí và các sản phẩm khí...............................................8
2.2.1. Sơ đồ PFD của nhà máy xử lý khí Dinh Cố........................................................8
2.2.2. Thiết kế cơ sở..........................................................................................................9
2.2.3. Nguyên lý vận hành..............................................................................................10
II. CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ CHUYỂN ĐỔI CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH.......................11
III. Chế độ vận hành của nhà máy....................................................................................11
3.1. Các chế độ vận hành của nhà máy...........................................................................11
3.2. Chế độ hoạt động hiện tại MGPP............................................................................12
3.2.Chuyển chế độ AMF MF........................................................................................13
3.2.2. Chuyển khí từ V-03 vào C-05 sang C-01.............................................................14
a) Mục đích...................................................................................................................14
b) Vận hành..................................................................................................................15
c) Ảnh hưởng................................................................................................................15
3.2.3. Khởi động hệ thống hấp phụ nước.......................................................................15
a) Mục đích...................................................................................................................15
b) Vận hành..................................................................................................................15
c) Anh hưởng................................................................................................................15
3.2.4. Khởi động tháp C-02..............................................................................................15
a) Mục đích...................................................................................................................15
b) Vận hành..................................................................................................................16
c) Ảnh hưởng................................................................................................................18
3.2.5. Đưa khí từ đỉnh C-01 vào K-01.............................................................................18
a) Mục đích...................................................................................................................18
b) Vận hành..................................................................................................................18
c) Ảnh hưởng................................................................................................................18
3.2.6. Chuyển dòng khí ẩm từ EJ-01 sang E-14/E-20...................................................18
a) Mục đích...................................................................................................................18
b) Vận hành..................................................................................................................18
c) Ảnh hưởng................................................................................................................20
3.2.7. Chuyển từ MF sang GPP.......................................................................................20
3.2.8. Khởi động C-03 (C3/C4 Splitter)..........................................................................22
a) Mục đích...................................................................................................................22
b) Vận hành..................................................................................................................22
c) Lưu ý:.......................................................................................................................22
3.2.9. Khởi động Gas Stripper (C-04), chuyển hồi lưu K-01, chuyển dòng lỏng từ V-03 tới
E-08 24
a) Mục đích:.................................................................................................................24
b) Vận hành:.................................................................................................................24
c) Lưu ý:.......................................................................................................................25
3.2.10.1. Chuyển khí đỉnh V-03 từ C-01 sang K-03.......................................................25
a) Mục đích:.................................................................................................................25
b) Vận hành:.................................................................................................................25
3.2.10.2. Đưa khí từ E-20 sang CC-01............................................................................25
a) Mục đích:.................................................................................................................25
b) Vận hanh:.................................................................................................................25
c) Ảnh hưởng:...............................................................................................................26
3.2.10.3. Chuyển đổi từ chế độ MF modify sang GPP modify.....................................26
2.1. Hệ thống máy phát:...................................................................................................46
2.2. Các logic liên quan đến quá tải hệ thống điện........................................................48
2.3. Pre-Loadshedding.....................................................................................................50
2.4. Loadshedding.............................................................................................................50
2.5. MCC2 & MCC3 auto trip........................................................................................50
2.6. Tie-ACB Auto trip.....................................................................................................50
2.7. G-72 Auto Start.........................................................................................................51
2.8. Liên hệ với hệ thống SSD, F&G...............................................................................51
KẾT LUẬN...........................................................................................................................53

Phần I: Tổng Quan Nhà Máy

I. Tổng Quan

1.1. Tổng quan nhà máy


Công ty TNHH chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí, tên tiếng anh là Petrovietnam Gas
Company (PVGAS). Là một đơn vị thành viên của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro
Vietnam); chuyên vận chuyển, chế biến, phân phối, kinh doanh khí, sản phẩm khí và vật tư thiết
bị liên quan trên toàn quốc.
Nhà máy chế biến khí Dinh Cố thuộc tổng công ty khí Việt Nam được khởi công xây dựng ngày
4/10/1997 là nhà máy khí hóa lỏng đầu tiên của Việt Nam. Nhà thầu tổ hợp là Samsung
Engineering Company Ltd. ( Hàn Quốc ) cùng công ty NKK ( Nhật Bản ).
Nhà máy được xây dựng tại Thị xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách
Long Hải 6km về phía bắc, cách điểm tiếp bờ của đường ống dẫn khí từ Bạch Hổ khoảng 10km .
Diện tích nhà máy 89600 m2 ( dài 320m, rộng 280m ).
Khí đồng hành được thu gom từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rạng Đông, được dẫn vào bờ theo đường
ống 16” và được xử lý tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố nhằm thu hồi khí khô, LPG và các sản
phẩm nặng hơn. Phần khí khô được làm nhiên liệu cho nhà máy điện Bà Rịa và nhà máy đạm
Phú Mỹ.
Công suất nhà máy ( năm 2012 ) khoảng 6 triệu m3/ngày . Các thiết bị được thiết kế vận hành
liên tục 24h trong ngày ( hoạt động 350 ngày/năm) ,còn sản phẩm sau khi ra khỏi nhà máy được
dẫn theo 3 đường ống 6” đến kho cảng Thị Vải
Sự ưu tiên hàng đầu của nhà máy là duy trì dòng khí khô cung cấp cho nhà máy điện, việc thu
hồi các sản phẩm lỏng từ khí thì ít được ưu tiên hơn.
 Ưu tiên đối với việc cung cấp khí khô cho nhà máy điện : Trong trường hợp nhu cầu khí
của nhà máy điện cao thì việc thu hồi các thành phần lỏng sẽ được giảm tối thiểu nhằm bù
đắp cho thành phần khí.
 Ưu tiên cho sản xuất các sản phẩm lỏng : Trong trường hợp nhu cầu khí của nhà máy điện
thấp thì việc thu hồi các thành phần lỏng sẽ được ưu tiên. Nhưng thực tế trong quá trình
vận hành nhà máy , nhà máy đã tìm cách thu hồi sản phẩm lỏng càng nhiều càng tốt vì sản
phẩm lỏng có giá trị cao hơn so với khí.

1.2. Mục Đích hoạt động của nhà máy


 Xử lý, chế biến khí đồng hành thu được trong quá trình khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ,
Rạng Đông và các mỏ khác trong bể Cửu Long.
 Cung cấp khí thương phẩm (Khí khô) làm nhiên liệu cho các nhà máy điện, đạm Bà Rịa,
Phú Mỹ và làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
 Thu hồi các sản phẩm lỏng có giá trị kinh tế cao hơn so với khí đồng hành ban đầu.
 Bơm sản phẩm LPG , condensate sau chế biến đến cảng PVGas Vũng Tàu để chứa và
xuất xuống tàu nội địa.
 Xuất LPG cho các nhà phân phối nội địa bằng xe bồn ( khi cần ).
1.3. Hệ thống, Cấu hình chung
Khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ (107 km) ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu được vận chuyển qua
đường ống 16” tới Long Hải và được xử lý tại nhà máy GPP Dinh Cố để thu hồi LPG và các
hydrocarbon nặng hơn.

Khí khô sau khi tách hydrocarcbon nặng được vận chuyển tới Bà Rịa & Phú Mỹ để dùng làm
nhiên liệu cho các nhà máy điện.

Hiện nay, do sản lượng khí từ mỏ Bạch Hổ đang giảm dần theo thời gian nên nhà máy sẽ tiếp
nhận khí bổ sung từ các mỏ khác từ khu vực bể Cửu Long. Gần đây nhất là dòng cấp bù từ Nhà
máy xử lý khí Nam Côn Sơn.
 Áp suất : 60-70 bar
 Nhiệt độ : 250 ℃
 Lưu lượng theo nhiệt kế : 4,3 triệu m3/ngày ( trên cơ sở vận hành 350 ngày /năm ).
 Hàm lượng nước : bão hòa ( trên thực tế thì hàm lượng nước trong khí đã được xử lý tại
giàn ).
 Thành phần khí : N 2,CO 2,C 1-C 10, hơi nước

II. Công Nghiêp Khí


2.1. Các loại sản phẩm khí
2.1.1. Khí Khô
Khí khô là sản phẩm khí thu được từ khí thiên nhiên hay khí đồng hành sau khi đã xử lý tách loại
nước và các tạp chất cơ học, tách khí hóa lỏng (LPG) và condensate tại nhà máy xử lý khí, thành
phần chủ yếu là methane (CH4).

2.1.2. LPG; LNG; CNG.

- LPG: Khí đốt hoá lỏng (viết tắt là LPG-Liquified Petroleum Gas) hay còn được gọi là
gas, là hỗn hợp khí chủ yếu gồm Propane (C3H8) và Butan (C4H10) đã được hoá lỏng. Thành
phần hỗn hợp LPG có tỷ lệ Propane/Butane là 50/50 ±10% (mol).
Ở nhiệt độ lớn hơn 0oC trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí
quyến, LPG bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành
khoảng 250 lít ở thể hơi. Vận tốc bay hơi của LPG rất nhanh, dễ dàng khuyếch tán, hòa trộn với
không khí thành hỗn hợp cháy nổ.
LPG được sử dụng làm nhiên liệu cho khí đốt LPG, nấu ăn và nhiên liệu xe cộ.
- LNG: Tên đầy đủ theo tiếng Anh là Liquefied Natural Gas. Đây là một loại khí thiên nhiên
được hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp, hiểu đơn giản là khí tự nhiên ở dạng lỏng.
LNG, chủ yếu là Methane, là một chất không mùi, không độc hại và không ăn mòn. Nó được hóa
lỏng bằng cách sử dụng một quá trình đông lạnh.
Tùy theo nồng độ tạp chất có trong lượng khí LNG khai thác được mà chúng ta chọn nhiệt độ
hóa lỏng từ -120oC đến -170oC. Thông thường, mức nhiệt độ lý tưởng để loại bỏ tạp chất trong
LNG là -163 độ C.
Ngoài ra, LNG còn được mệnh danh là loại khí của nền công nghiệp sạch.

- CNG: CNG (Compressed Natural Gas) là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là metane
CH4 được lấy từ những mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250atm) để tồn trữ.
Cũng như khí tự nhiên, CNG là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường <vì khi sử dụng làm
nhiên liệu giúp làm giảm đến 20% lượng CO2, 30% lượng NOx, 70% SOx so với các nhiên liệu
từ dầu. Khi sử dụng trong động cơ, CNG cũng làm giảm đến 50% lượng hydrocarbon thải ra so
sánh với động cơ xăng.
Hiệu xuất thu hồi cao, giá thành rẻ hơn xăng, thân thiện với môi trường.

2.1.3. Condensate.

Khí ngưng tụ (Condensate) là hỗn hợp hydrocarbon lỏng được tách ra từ khí đồng hành hoặc
khí thiên nhiên trong quá trình khai thác, vận chuyển và xử lý khí. Thành phần
của condensate chủ yếu là các hydrocarbon no, bao gồm pentane và các hydrocacbon nặng hơn
(C5+).
2.2. Sơ đồ tổng quát chế biến khí và các sản phẩm khí
2.2.1. Sơ đồ PFD của nhà máy xử lý khí Dinh Cố
Hình 1: Sơ đồ công nghệ PFD của nhà máy xử lý khí Dinh Cố

Nguyên liệu đầu vào: Khí từ mỏ khí Bạch Hổ

Các thiết bị chính:

Sản phẩm: Sales gas, LPG, Bupro, Condensate

2.2.2. Thiết kế cơ sở

Thành phần và tính chất khí đầu vào theo thiết kế ban đầu :
Áp suất 10900 kpa
Nhiệt độ 25,6 oC
Lưu lượng 1,5 tỷ sm3/năm
Hàm lượng nước Bão hòa
Thành phần khí
Cấu tử % mol
N2 2,0998 E-03
CO2 5,9994 E-04
Cl2 0,7085
C2 0,1341
C3 0,075
IC4 0,0165
NC4 0,0237
IC5 6,2994 E-03
NC5

Sản phẩm
a) Khí khô :
AMF MF GPP
Lưu lượng (MMNCMD) 3,95 3,67
Âp suất (kpaG) 4700 4700 4700
Nhiệt độ (oC) 20,9 27,2 56,4
Điểm sương nước (oC) 15 4,6 6,6
Điểm sương HC (oC) 20,3 -10,7 -38,7

b) Condensate
AMF MF GPP
Lưu lượng (tấn/ngày) 330 380 400
Áp suất 800 kpa
Nhiệt độ 45 oC
Hàm lượng C4 max 2%

c) LPG
MF
Sản lượng 640 tấn/ngày
Áp suất 1300 kpa
Nhiệt độ 47,34 oC

2.2.3. Nguyên lý vận hành

Nhà máy được thiết kế với công nghệ Turbo-Expander nhằm thu hồi C3,C4, và condensate. Các
sản phẩm lỏng, khí sau khi ra khỏi nhà máy được dẫn vào theo ba đường ống 6” đến kho cảng
suất LPG Thị Vải cách nhà máy xử lý khí Dinh Cố 28 km về phía
Khí ẩm cung cấp cho nhà máy từ hai nguồn Bạch Hổ và Rạng Đông lưu lượng phụ thuộc vào
công suất khai thác dầu thô ngoài giàn. Do có sự chênh lệch về nhu cầu, tiêu thụ khí khô và khả
năng cung cấp khí ẩm. Dựa vài đó mà nhà máy được vận hành theo các chế độ ưu tiên như sau:
Ưu tiên cao nhất của nhà máy là tiếp nhận toàn bộ lượng khí ẩm cấp vào từ ngoài khơi. Khi nhu
cầu tiêu thụ khí nhỏ hơn lượng khí thu gom được ngoài khơi, thì nhà máy vẫn tiếp nhận tối đa
lượng khí dư sau khi đã được xử lý thu gom phần lỏng sẽ được đốt bỏ.
 Ưu tiên đối với nguồn cung cấp khí khô cho nhà máy điện:
Trong trường hợp nhu cầu khí của các nhà máy điện cao hơn lượng khí cung cấp từ biển vào thì
việc thu hồi các sản phẩm lỏng sẽ được giảm tối thiểu nhằm bù đắp cho nhu cầu khí.
 Ưu tiên cho các sản phẩm LPG:
Việc thu hồi LPG và condensate ít được ưu tiên hơn, ở đây ta xét về lưu lượng.
 Ưu tiên cho sản suất dầu:
Trong trường hợp nhu cầu tiêu thụ khí của các nhà máy điện thấp hơn so với khí cung cấp từ
ngoài biển, thì khí khô dư sau khi đã thu hồi lỏng sẽ được đốt tại nhà máy.

II. CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ CHUYỂN ĐỔI CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH

III. Chế độ vận hành của nhà máy

3.1. Các chế độ vận hành của nhà máy


Để đảm bảo cho việc vận hành Nhà máy được an toàn (đề phòng một số thiết bị chính của
nhà máy bị sự cố) và hoạt động của Nhà máy được liên tục (khi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa
các thiết bị) không gây ảnh hưởng đến việc cung cấp khí cho nhà máy điện, đạm, Nhà máy được
lắp đặt và hoạt động theo các chế độ chính:

 Chế độ AMF (Absolute Minimum Facility) bao gồm 2 tháp chưng cất, 3 thiết bị
trao đổi nhiệt, 3 bình tách để thu hồi khoảng 340 tấn condensate/ngày từ lưu lượng
khí ấm khoảng 4.3 triệu m3/ngày. Giai đoạn này không có máy nén nào được sử
dụng.
 Chế độ MF (Minimum Facility) bao gồm các thiết bị trong giai đoạn AMF và bổ
sung thêm 1 tháp chưng cất, 1 máy nén piton chạy khí 800kW, 3 thiết bị trao đổi
nhiệt và 3 bình tách để thu hồi hỗn hợp BUPRO khoảng 630 tấn/ngày và
condensate khoảng 380 tấn/ngày.
 Chế độ GPP (Gas Processing Plant) với đầy đủ thiết bị như thiết kế để thu hồi 540
tấn propane/ngày, 415 tấn butane/ngày và 400 tấn condensate/ngày. Chế độ này
bao gồm các thiết bị của MF bổ sung thêm 1 turbo-expander 2200kW, máy nén
piton 2 cấp chạy khí 1200kW, 2 tháp chưng cất, các thiết bị trao đổi nhiệt, quạt làm
mát và các thiết bị khác.
 Chế độ MGPP (Modified Gas Processing Plant) bao gồm toàn bộ các thiết bị của
chế độ GPP và thêm trạm nén khí đầu vào, bình tách. Chế độ này nhằm giải quyết
những phát sinh của việc tăng công suất Nhà máy khi phải tiếp nhận thêm lượng
khí từ mỏ Rạng Đông đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Sau khi hoàn tất chế độ GPP, tùy vào điều kiện/hoàn cảnh mà việc sử dụng các chế độ
được áp dụng linh hoạt. Trong điều kiện bình thường, Nhà máy sẽ vận hành ở chế độ GPP để thu
hồi tối đa sản phẩm lỏng. Các chế độ khác chỉ sử dụng khi có thiết bị shutdown hoặc khi phải
hạn chế sản xuất sản phẩm lỏng.

3.2. Chế độ hoạt động hiện tại MGPP


Đây là chế độ hoàn thiện của nhà máy và được sử dụng hiện nay nhằm giải quyết những
phát sinh của việc tăng công suất của Nhà máy khi phải tiếp nhận thêm một lượng khí đồng hành
từ mỏ Rạng Đông sao cho hiệu quả đạt mức cao nhất.

Việc tăng lưu lượng khí đầu vào gây nên sự sụt giảm áp suất trên đường ống đầu vào Nhà
máy, không thể đảm bảo giá trị áp suất đạt 109 bar như thiết kế. Nhà máy đã lắp đặt thêm trạm
nén khí đầu vào gồm 3 máy nén khí: 3 máy hoạt động và 1 máy ở chế độ dự phòng.

Các thiết bị của chế độ này cũng giống hệt như các thiết bị của chế độ GPP và được bổ
sung thêm trạm nén khí đầu vào K-1011A/B/C/D và bình tách V-101.

Khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ với lưu lượng khoảng 5.7 – 6.1 triệu m3/ngày đi vào Slug
Catcher với áp suất từ 65 – 80 bar, nhiệt độ 20 – 30ºC. Dòng khí đi ra từ Slug Catcher chia làm 2
dòng:

Dòng thứ nhất có lưu lượng khoảng 1 triệu m3/ngày được đưa vào van giảm áp PV-106
giảm áp suấ từ 65 – 80 bar xuống còn 54 bar và đi vào thiết bị tách lỏng V-101. Khí đi ra từ V-
101 sẽ được đưa vào hệ thống dẫn khí thương phẩm cung cấp cho các nhà máy điện.

Dòng thứ hai có lưu lượng khoảng 5 triệu m3/ngày được đưa vào trạm nén khí đầu vào K-
1011 A/B/C/D để nén nâng áp suất lên 109 bar rồi sau đó qua hệ thống quạt làm mát không khí
E-1011 để làm nguội dòng khí ra khỏi máy nén với nhiệt độ từ 40 -50ºC. Sau đó dòng khí này đi
vào thiết bị tách lọc V-08 để tách lượng lỏng còn lại trong khí và lọc bụi bẩn. Dòng khí tiếp tục
được đưa vào tháp hấp phụ V-06A/B để loại bỏ triệt để nước tránh tạo thành hydrate trong quá
trình làm lạnh sâu.

Dòng khí đi ra khỏi V-06 được chia làm 2 phần: 1/3 đi qua thiết bị trao đổi nhiệt E-14 để
hạ nhiệt độ từ 26ºC xuống -35ºC bằng dòng khí lạnh từ đỉnh tháp tách tinh C-05 có nhiệt dộ -
42.5ºC. Sau đó được làm lạnh sâu thông qua van FV-1001, áp suất được giảm từ 109 bar xuống
33.5 bar và đồng thời nhiệt độ cũng giảm còn -62ºC rồi được đưa vào đĩa trên cùng của tháp C-
05 như là dòng hồi lưu ngoài cho tháp. 2/3 lượng khí còn lại được đưa vào hệ thống giãn nở khí
CC-01 để thực hiện giảm áp từ 109 bar xuống 33.5 bar và nhiệt độ hạ xuống -18ºC.

Tháp tách tinh C-05 hoạt động ở áp suất 33.5 bar, nhiệt độ đỉnh và đáy tháp tương ứng là
-43ºC và -20ºC, tại đây khí (chủ yếu là methane và ethane) được tách ra từ đỉnh tháp, còn các
cấu tử nặng hơn (propane, butane) được tách ra từ đáy tháp.

Dòng khí đi ra từ đỉnh tháp C-05 có nhiệt độ -43ºC được dùng để làm lạnh sâu dòng khí
nguyên liệu đi vào thiết bị trao đổi nhiệt E-14 và sau đó được nén bởi thiết bị CC-01. Sau đó,
dòng khí này được chuyển đến đường ống dẫn khí thương phẩm đến các nhà máy điện.

Dòng lỏng đi ra từ đáy tháp tách tinh được đưa vào đĩa trên cùng của tháp C-01 như dòng
hổi lưu ngoài.

Trong tháp tách C-01, nhiệt độ đáy tháp được duy trì ở 109ºC nhờ có thiết bị gia nhiệt E-
01A/B, áp suất hoạt động 27.5 bar, các hydrocarbon nhẹ như methane, ethane được tách ra khỏi
pha lỏng và đi ra từ đỉnh tháp để đi vào bình tách V-12 để tách tất các giọt lỏng còn lại trong khí
và được máy nén K-01A/B nén tăng áp suất từ 29 bar lên 47 bar. Dòng khí ra khỏi máy nén được
đưa vào E-08 sau đó vào tháp C-04.

Do bình tách V-03 phải giảm áp suất vận hành từ 75 bar theo thiết kế xuống còn 45 bar
nên lượng lỏng từ đáy bình tách V-03 được đưa trực tiếp qua E-04A/B mà không đi qua thiết bị
trao đổi nhiệt E-08 như thiết kế. Vì vậy, E-08 và tháp C-04 không hoạt động như thiết bị công
nghệ mà chỉ hoạt động như những đường ống dẫn khí.

3.1. Mục đích


Chương này mô tả việc chuyển đổi giữa các chế độ AMF, MF và GPP,
MGPP. Đặc biệt chú ý tới các yếu tố vận hành để tránh sự ngắt quãng dòng khí.
3.2.Chuyển chế độ AMF MF
3.2.1. Tóm lược trình tự thay đổi
Sự thay đổi về dòng chảy và các điều kiện vận hành của tháp C-01 từ chế
độ AMF sang MF được tổng hợp trong bảng sau.

Dòng lưu chất AMF MF Thứ


tự
Khí ẩm đến V-06 3
Khí ẩm đến EJ-01 E-14, E-20 4
Khí từ V-03 đến C-05 C-01 2
Khí từ đỉnh C-01 EJ-01 K-01 5
đến
Nhiệt độ đáy C-01 194oC 120 oC
Ap suất C-01 20Bar 29BarA
A 1
Đĩa nhập liệu lỏng 14 20
từ V-03
Lỏng từ đáy C-01 E-04 C-02
đến
Quá trình chuyển đổi từ chế độ AMF sang MF được thực hiện tuần tự theo
các bước cơ bản sau:
 Đưa tháp C-02 vào vận hành: chuyển dòng lỏng từ đáy C-01 vào C-02, còn
dòng lỏng từ C-02 sẽ được đưa vào bồn chứa sản phẩm không đạt chất
lượng V-21C. Việc chuyển đổi này được thực hiện ở ngoài site, còn VHV
phòng điều khiển có nhiệm vụ vận hành tháp C-01 để đạt được các điều
kiện được nêu trong bảng trên.
 Dòng khí từ V-03 vào C-05 sẽ được chuyển sang C-01.
 Khởi động hệ thống hấp phụ nước.
 Dòng khí ẩm sẽ được chuyển từ EJ-01 sang E-14, E-20.
 Khí từ đỉnh C-01 vào EJ-01 sẽ được chuyển vào K-01.
3.2.2. Chuyển khí từ V-03 vào C-05 sang C-01
a) Mục đích
Trong chế độ MF, nhà máy sẽ đưa tháp hấp phụ V-06 vào hoạt động để
hấp phụ nước hiện diện trong khí ẩm nhằm giảm điểm sương của nước xuống
giá trị thích hợp
để tránh việc tạo hydrate trong quá trình chế biến. Khí tái sinh cho V-06 sẽ được
lấy từ đỉnh C-05. Khí từ V-03 có thể có chứa nước, do đó nếu đưa dòng khí này
vào C-05 sẽ làm cho khí tái sinh mang nước dẫn đến quá trình tái sinh V-06
không triệt để. Vì thế trong chế độ MF khí từ V-03 sẽ được đưa đến C-01, đây là
bước chuẩn bị cho quá trình khởi động V-06.
b) Vận hành
 Áp suất V-03 được điều chỉnh bằng PV-1209A/B (đường khí vào C-05),
kiểm tra lại loop PICA-1209 phải được đặt ở chế độ Auto.
 PV-1305A/B (đường khí vào C-01) phải được đặt ở chế độ Manual và đóng
hoàn toàn (chọn A hoặc B bằng HS-1301).
 Mở van tay 3” đường khí từ V-03 vào C-01.
 Chuyển dòng khí từ V-03 vào C-05 sang C-01 bằng cách mở từ từ PV-1305
(tăng output PV-1305 lên từ từ), lúc này PV-1209 sẽ tự đóng lại dần do áp
suất V-03 giảm đi.
 Khi PV-1209 đóng hoàn toàn, chuyển van này về chế độ Manual đồng thời
chuyển loop PICA-1305 sang Auto và đặt setpoint thích hợp (4500KpaG).
 Đóng van tay 3” đường khí từ V-03 vào C-05.
c) Ảnh hưởng
Khi khí từ V-03 đã đi vào C-01, lưu lượng dòng khí vào đầu hút của EJ-01
sẽ tăng từ 44tấn/h lên mức tối đa là 49tấn/h. Lượng khí từ đỉnh C-01 ra có thể
vượt quá công suất của EJ-01 và phần dư này được xả ra flare qua PV-1303B.
3.2.3. Khởi động hệ thống hấp phụ nước
a) Mục đích
 Ngăn ngừa sự tạo thành hydrate trong quá trình chế biến khí.
b) Vận hành
 Đưa V-08 vào hoạt động: mở từ từ van tay đầu vào và ra của V-08, sau đó
đóng van tay bypass V-08. Mức lỏng tại đáy V-08 sẽ được điều khiển bằng
2 van LV- 0401/0402(LICA-0401/0402 đặt ở chế độ Auto).
 Đưa F-01A/B vào hoạt động: mở từ từ van tay đầu vào và ra của F-01(chọn
A hoặc B).
 Đưa tháp V-06 vào hoạt động: mở van chặn kép vào V-06 và đóng van
bypass lại.
 Khởi động hệ thống khí tái sinh cho V-06 theo chỉ dẫn của vendor.
c) Anh hưởng
Vận hành hệ thống hấp phụ nước cho đến khi nhiệt độ điểm sương của nước
trong khí đầu vào giảm xuống còn -35oC(AIA-0501).
3.2.4. Khởi động tháp C-02
a) Mục đích
Khi đưa tháp chưng cất C-02 vào hoạt động cần phải mất một khoảng thời
gian sau hệ thống này mới chạy ổn định, do vậy để giảm tối đa lượng sản phẩm
không đạt chất lượng dòng sản phẩm từ đỉnh C-02 sẽ được hồi lưu hoàn toàn.
Trước khi khởi động hệ thống C-02, cần phải đảm bảo rằng các thông số hoạt
động của tháp C-01 đã đạt được yêu cầu như được nêu trong bảng trên.
b) Vận hành
 Đảm bảo tháp C-02 đã sẵn sàng để đưa vào hoạt động (đã được làm khô,
thổi khí trơ, tăng áp, kiểm tra rò rỉ và được giữ áp ở 11BarA).
 Đặt PICA-1501A/B ở chế độ Auto với setpoint lần lượt là 10BarG và
11BarG để kiểm soát áp suất C-02, đồng thời cho chạy dàn quạt E-02.
 Mở SDV-1701 để đưa dòng lỏng từ đáy C-01 vào bồn chứa sản phẩm không
đạt chất lượng, sau đó đóng dần van tay 4” ở đầu ra E-04 vào TK-21.
 Điều chỉnh TICA-1307A/B để giảm nhiệt độ đáy C-01 từ 194oC xuống 120oC.
 Đặt setpoint cho PICA-1303B ở 30,4BarA và PICA-0805 ở 29BarA để tăng
áp C-01 từ 20BarA lên 29BarA. Khi thay đổi điều kiện nhiệt độ và áp suất
vận hành tháp C-01, Bupro sẽ xuất hiện trong dòng sản phẩm đáy C-01,
dòng này có thể được làm dòng nhập liệu cho tháp C-02. Tuy nhiên ,tại thời
điểm này dòng đáy C-01 bao gồm Bupro và Condensate không đạt chất
lượng nên được đưa vào bồn chứa sản phẩm không đạt chất lượng.
 Chuyển dòng nhập liệu lỏng từ V-03 đến C-01 từ đĩa thứ 14 sang đĩa 20: mở
van tay 8” vào đĩa 20, khi van này mở hoàn toàn đóng van tay 8” vào đĩa 14
lại.
 Mở từ từ FV-1301 ở chế độ Manual để đưa dòng lỏng đáy C-01 sang nhập
liệu cho C-02. Khi này LV-1702 sẽ tự đóng lại dần do van này vẫn được
điều khiển theo mức của V-15 (HS-1702 trong chế độ AMF).
 Khi lỏng bắt đầu xuất hiện trong đáy C-02, tiến hành gia nhiệt cho tháp
bằng cách mở từ từ TV-1523 ở chế độ Manual để đưa dòng Hot oil vào E-
03. Khi này áp suất trong tháp sẽ được điều khiển tự động thông qua PV-
1501A/B.
 Khi lỏng bắt đầu xuất hiện trong bình ngưng tụ V-02, khởi động bơm P-01
(A hoặc B) tiến hành hồi lưu hoàn toàn. Khi này loop LICA-1601 điều
khiển mức của V-02 phải ở chế độ Manual và FV-1601 phải đóng hoàn
toàn. Dòng nhập liệu cho C-02 vẫn được duy trì liên tục qua FV-1301.
 Khi lỏng trong V-02 đạt đến mức 50%, đóng FV-1301 để dừng nhập liệu
vào C- 02 (LV-1702 sẽ tự mở ra), tiếp tục hồi lưu hoàn toàn cho đến khi
nhiệt độ và áp suất của tháp C-02 ổn định ở điều kiện vận hành bình thường.
 Khi tháp C-02 đã hoạt động ổn định, mở FV-1301 ở chế độ Manual để tiếp
tục đưa dòng nhập liệu vào C-02. Chuyển điều khiển LV-1702 từ mức V-
15 sang mức C-02 bằng cách chuyển HS-1702 từ chế độ AMF sang MF,
đồng thời đóng van tay 4” từ đáy V-15 sang E-04, khi này dòng lỏng chảy
qua LV-1702 sẽ là dòng từ đáy C-02 thay vì dòng từ đáy C-01. Dòng sản
phẩm này vẫn được đưa vào bồn chứa Off-spec vì chúng vẫn chưa đạt chất
lượng. Mức lỏng tại đáy C-02 sẽ được điều khiển bằng LICA-1501 ở chế độ
Manual, khi mức này ổn định thì chuyển LICA-1501 sang chế độ Auto.
 Khi sản phẩm đáy C-02 đã đạt yêu cầu về chất lượng (AI-1702 < 11,2), mở
van tay 4” trên đường condensate vào TK-21 và đóng SDV-1701 để chuyển
dòng condensate vào bồn Off-spec sang TK-21.
 Mức lỏng V-15 trước tiên được điều chỉnh bằng FV-1301 ở chế độ Manual,
khi mức này ổn định FV-1301 sẽ được chuyển sang Auto.
 Tiến hành đưa Bupro từ P-01 vào bồn chứa hoặc đường ống đi Kho Cảng
bằng cách mở dần FV-1601 ở chế độ Manual, khi mức lỏng V-02 ổn định
chuyển LICA-1601 sang Auto. Lưu ý khi xuất Bupro, phải tiến hành kiểm
tra toàn bộ hệ thống tuyến ống đã được thông và phải báo cho các bên liên
quan để phối hợp (các trạm van, Kho Cảng, Điều Độ) trong trường hợp
xuấr Bupro đi Kho Cảng.
c) Ảnh hưởng
Do áp suất vận hành của tháp C-02 (11BarA) thấp hơn áp suất của tháp C-01
(20BarA trong AMF và 29BarA trong MF) nên trước khi van tay 4” từ V-15 sang
E-04 đóng hoàn toàn thì lỏng từ đáy C-02 chưa thể đi vào E-04 được (mguyên
nhân là do áp suất dòng lỏng từ V-15 cao hơn làm đóng van 1 chiều trên đường
lỏng từ đáy C-02 vào E-04). Khi van tay 4” này đóng hoàn toàn thì lỏng từ C-02
mới bắt đầu chảy vào E-04.
3.2.5. Đưa khí từ đỉnh C-01 vào K-01
a) Mục đích
Áp suất vận hành tháp C-01 sẽ được điều khiển ở 29BarA bằng máy nén K-01.
b) Vận hành
 Đảm bảo K-01 đã sẵn sàng để khởi động (đã tăng áp bằng cách mở van đầu
hút K-01, mở van tay 8” bypass E-08 nối từ đầu xả K-01 ra Sales gas, HS-
1403 ở chế độ MF, van hồi lưu PV-1403B đóng hoàn toàn, PICA-1303A
được đặt ở chế độ Auto với setpoint 29BarA, PV-1303B ở chế độ Auto với
setpoint 30,4BarA).
 Khởi động K-01. PV-1303B tự đóng lại và PV-1403B tự mở ra để điều
chỉnh áp suất C-01 từ 29 đến 30,4BarA.
 Khi PV-1303B đóng lại hoàn toàn thì khí từ đỉnh C-01 đã được đưa hết sang K-
01. Lúc này cần theo dõi độ mở của PV-1403B và áp suất hút của K-01 để
điều chỉnh tốc độ máy nén cho phù hợp.
c) Ảnh hưởng
Lượng khí xả ra đuốc qua PV-1303B sẽ giảm dần khi vào tải K-01 và sẽ
bằng 0 khi K-01 vào tải hoàn toàn.
3.2.6. Chuyển dòng khí ẩm từ EJ-01 sang E-14/E-20
a) Mục đích
Mục đích của việc đưa dòng khí ẩm vào E-14/E-20 là nhằm thu hồi nhiệt
lạnh dòng khí từ đỉnh và dòng long từ đáy của tháp C-05.
b) Vận hành
 Đảm bảo đường khí vào E-14/E-20 đã được thông (tất cả các van tay đều
mở, FV-1001, FV-0501C ở chế độ Manual và đóng hoàn toàn, PIC-0502
được set cao hơn giá trị thực, FFIC-1001 đặt ở Auto 45%).
 Chuyển dòng khí từ đỉnh C-05 vào E-14 (mở van tay 14” từ C-05 vào E-14
và đóng van tay 14” bypass E-14 lại). Đặt TIC-1006 và TICA-1009 ở chế độ
Auto (TV-1006 nằm trên đường bypass E-14 có chức năng điều chỉnh nhiệt
độ của dòng khí nhập liệu).
 Chuyển dòng lỏng từ đáy C-05 vào E-20 (mở van tay 8” từ C-05 vào E-20
và đóng van tay 8” bypass E-20 lại).
 Chuyển PV-0805 về chế độ Manual và đóng lại hoàn toàn.
 Mở từ từ FV-1001 và FV-0501C để đưa dòng khí ẩm qua E-14/E-20. Trong
quá trình này, áp suất đầu vào nhà máy được giữ ở 109BarA bằng cách điều
chỉnh FV-1001 và FV-0501C ở chế độ Manual.
 Sau khi áp suất đầu vào nhà máy đã ổn định, điều khiển FV-1001 và FV-
0501C bằng loop PICA-0502, chuyển FIC-0501 về chế độ Auto sau đó từ từ
điều chỉnh setpoint về giá trị bình thường (109BarA, 4,3MMSCMD).
 Đóng tất cả các van tay vào EJ-01
c) Ảnh hưởng
 Khi chuyển dòng khí ẩm từ EJ-01 vào E-14/E-20, nhiệt độ tháp C-05 sẽ
giảm xuống dẫn đến phần lỏng thu hồi trong tháp được nhiều hơn. Lưu
lượng lỏng từ đáy C-05 vào C-01 sẽ tăng lên.
(các bản vẽ AMF -> MF)

3.2.7. Chuyển từ MF sang GPP


3.2.7.1. Tóm lược trình tự thay đổi
 Các bước thay đổi công nghệ giữa 2 chế độ được tóm tắt trong bảng sau:

Dòng lưu chất MF GPP Thứ


tự
Khí ẩm đến E-20 CC-01 5
Khí từ V-03 C-01 K-03 4
Khởi động K- K-02/03 3
02/03
Khí từ đỉnh C-04 K-02/03
Lỏng từ V-03 E-04 E-08 2
Hồi lưu K-01 PV- PV-1403A
1403B
Khí từ K-01 Tới SG Tới C-04
Lỏng từ C-04 E-04
Khí từ C-04 Khí thương
phẩm
LPG từ C-02 V-21/Đ.Ô C3/C4 splitter 1
 Thứ tự vận hành cơ bản như sau:
+ Khởi động C3/C4 Splitter
+ Khởi động C-04 Gas Stripper, chuyển hồi lưu K-01
+ Khởi động K-02/03
+ Chuyển khí tách ra khỏi V-03 từ C-01 tới K-03
+ Đưa khí từ E-20 tới CC-01
3.2.8. Khởi động C-03 (C3/C4 Splitter)
(Tham khảo hình 9.3.2 đính kèm)
a) Mục đích
Để đạt được trạng thái vận hành ổn định của tháp chưng cất cần 1 khoảng
thời gian do đó phải khởi động và vận hành tháp ở chế độ hồi lưu hoàn toàn
(total reflux) trước khi vận hành có sản phẩm (để giảm lượng sản phẩm off-spec).
b) Vận hành
+ Xác nhận C-03 sẵn sàng hoạt động (thổi Nitơ, gas-in, kiểm tra ro rỉ, bồn
chứa sản phẩm…). Nếu C-03 đang chứa Nitơ thì cần xả Nitơ ra flare
tới áp suất 1 barG để tránh Nitơ làm ảnh hưởng tới chất lượng sản
phẩm.
+ Chuyển PICA-2101A/B về chế độ Auto và khởi động giàn quạt E-11.
+ Đưa LPG từ V-02 sang C-03 bằng cách mở từ từ van tay 6” trên đường
từ đầu ra P-01 A/B (sau FV-1601) tới C-03. Các bộ điều khiển FIC-
1601 và LICA-1601 vẫn điều khiển ở chế độ Auto. Các van tay 4” trên
đường ống Propane & Butane vẫn để mở trong giai đoạn này để tiếp
tục nhận LPG trong khi hồi lưu hoàn toàn C-03 (chưa có sản phẩm).
+ Khi lỏng bắt đầu xuất hiện ở đáy C-03 thì từ từ khởi động E-10 với
TIC- 2123 ở chế độ Manual. Áp suất tháp C-03 sẽ từ từ được điều
chỉnh tự động.
+ Khi có lỏng xuất hiện tại V-05, chuyển bộ điều khiển mức LICA-2201
về chế độ manual , đóng hoàn toàn van LV-2201 và khởi động P-03 A
hoặc B để chạy chế độ hồi lưu hoàn toàn.
+ Khi mức lỏng tại V-05 tăng tới khoảng 50% thì kiểm tra AI-2201 và mở
LV-2201 ở chế độ manual để đưa sản phẩm vào bồn off-spec (V-21C)
hoặc các bồn chứa sản phẩm/đường ống (on-spec). Khi lưu lượng
tương đối ổn định thì chuyển LICA-2201 về chế độ auto.
+ Từ từ mở dần van tay 6” đầu vào C-03 và đóng dần các van tay 4” đầu ra
P- 01 A/B để chuyển hoàn toàn LPG từ C-02 sang C-03. Mức phần
đáy của C- 03 sẽ được điều khiển bằng LICA-2101 đầu tiên ở manual
sau đó ở chế độ auto. Sản phẩm Butane được đưa vào đường ống hoặc
bồn chứa.
c) Lưu ý:
Áp suất vận hành của C-03 là 17.5 barA, cao hơn C-02. Trong quá trình
khởi động thiết bị gia nhiệt E-10, áp suất tháp C-03 sẽ từ từ tăng và được điều
chỉnh tự động.
3.2.9. Khởi động Gas Stripper (C-04), chuyển hồi lưu K-01, chuyển dòng
lỏng từ V-03 tới E-08
(Tham khảo hình 9.3.3 (1) & 9.3.3 (2) đính kèm)
a) Mục đích:
C-04 được đưa vào vận hành bằng cách chuyển lỏng đáy V-03 từ E-04 tới
E-08 và sau đó chuyển khí đầu ra K-01 từ đường khí thương phẩm sang C-04.
Đường khí hồi lưu K-01 cũng được chuyển từ PV-1403B sang PV-1403A. Khí
từ đỉnh C-04 được đưa vào Sale gas khi K-02/03 chưa được khởi động.
b) Vận hành:
 Chuyển dòng lỏng đáy V-03 từ E-04 sang E-08 cần tiến hành dưới điều
kiện dừng dòng công nghệ. Dòng lỏng từ SC về V-03 tạm dừng, áp suất V-
03 giảm từ 75 barA xuống 47 barA sau đó tất cả các van sẽ được chuyển
bằng tay. Cụ thể như sau:
+ Xác nhận C-04 sẵn sàng hoạt động (thổi Nitơ, gas-in, kiểm tra rò rỉ…)
đang ở 47 barA với PV-1801B (van xả ra flare bảo vệ áp suất) ở chế
độ auto. Van tay 10” trên đường khí ra tới Sale gas đã mở. Bộ điều
khiển mức FIC-1801 ở chế độ manual và output bằng 0
+ Xác nhận E-08 và đường hồi lưu qua PV-1403A đã sẵn sàng.
+ Xác nhận mức lỏng SC đủ thấp để nhận lỏng ngoài biển trong vòng tối
thiểu 1 giờ.
+ Xác nhận mức lỏng V-08 thấp.
+ Kiểm tra xác nhận FV-1802 đóng hoàn toàn, HIC-1802 ở chế độ manual
và output zero.
+ Dừng dòng lỏng từ SC về V-03 bằng cách đóng hoàn toàn
LV-0301A/B, dừng dòng lỏng từ V-08 về V-03 bằng cách đóng LV-
0401/LV-0402.
+ Van điều khiển mức của V-03 (LV-1701) sẽ từ từ đóng, sau đó chuyển
FIC- 0302 về manual với output bằng 0 để van LV-1701 tiếp tục ở
trạng thái đóng.
+ Lúc này van điều khiển áp suất V-03 (PV-1305A/B) sẽ tự động đóng
dần về 0 do không có dòng vào V-03.
+ Chuyển dòng lỏng đáy V-03 từ E-04 sang E-08 bằng cách mở cặp van
tay 4” đầu vào/ra E-08 và đóng cặp van 4” vào/ra E-04.
+ Chuyển HS-1701A sang chế độ GPP để FV-1701 điều khiển mức lỏng
đáy C-04 thay vì đáy V-03. Chuyển HS-0302 sang chế độ GPP để
FV-1802 điều khiển mức đáy V-03.
+ Xác nhận cả 2 van FV-1802 và FV-1701 đều đóng ở chế độ manual.
+ Mở lại LV-0301A/B và LV-0401/LV-0402 để đưa lỏng trở lại V-03.
+ Kiểm tra xác nhận là áp suất V-03 bắt đầu tăng và tiếp tục được điều
khiển bởi PV-1305A/B ơ 75 barA.
+ Khi mức lỏng bắt đầu tăng ở V-03, mở FV-1802 manual và khi mức lỏng
V-03 ổn định thì chuyển FV-1802 sang chế độ tự động.
+ Khi mức lỏng bắt đầu tăng ở C-04, mở FV-1701 manual và khi mức lỏng
C-04 ổn định thì chuyển FV-701 sang chế độ tự động.
+ Lúc này K-01 vẫn đưa khí ra Sale Gas. Chuyển khí discharge K-01 sang
C- 04 bằng cách mở van tay 10” đầu ra đỉnh C-04, mở van 10” đầu
vào E-08 rồi đóng van 8” đầu xả K-01 ra Sale Gas.
+ Chuyển van điều khiển đường hồi lưu K-01 từ PV-1403B sang PV-
1403A bằng cách: giữ HS-1403 vẫn ở chế độ MF, áp suất đỉnh C-01
(qua PICA- 1303A) vẫn được điều khiển qua van PV-1403B. Mở từ từ
PV-1403A ở chế độ manual, lúc này PICA-1303A sẽ đáp ứng và điều
chỉnh đóng bớt PV- 1403B. Lưu ý theo dõi độ mở PV-1403A và PV-
1403B, tiếp tục mở dần van này đến khi độ mở 2 van này xấp xỉ bằng
nhau thì chuyển PV-1403B sang chế độ manual. Chuyển HS-1403 sang
chế độ GPP để chuyển PICA- 1303A điều khiển van PV-1403A.
Chuyển PV-1403A sang chế độ auto và đóng dần PV-1403B đến hoàn
toàn.
c) Lưu ý:
 Khi chưa chuyển khí discharge K-01 sang E-08 thì có thể có hydrate hình
thành tại FV-1802. Khi đó cần bơm methanol để xử lý.
3.2.10. Khởi động K-02/03 (theo qui trình khởi động)
3.2.10.1. Chuyển khí đỉnh V-03 từ C-01 sang K-03
a) Mục đích:
 Chuyển khí đỉnh V-03 từ C-01 sang K-03 giúp làm tăng hiệu suất thu hồi lỏng
b) Vận hành:
 Xác nhận áp suất V-03 được điều chỉnh tự động ở 75 barA bởi PICA-1305A/B.
 Xác nhận áp suất đầu hút K-03 được điều chỉnh tự động ở 75 barA bởi PIC-
2002A.
 Mở từ từ van tay 3” trên đường khí đỉnh V-03 tới đầu hút K-03, khi đó PV-
1305A/B sẽ đóng từ từ.
 Khi van PV-1305A/B đóng hoàn toàn, đặt setpoint của PICA-1305A/B lên
77 barA để khi K-02/03 shutdown, van PV-1305A/B sẽ tự mở.
3.2.10.2. Đưa khí từ E-20 sang CC-01.
a) Mục đích:
Đây là bước cuối cùng của quá trình chuyển đổi, CC-01 sẽ khởi động và
mức thu hồi lỏng sẽ tối đa.
b) Vận hanh:
 Xác nhận CC-01 sẵn sàng hoạt động
 Kiểm tra dewpoint của khí sau V-06 thấp hơn -65oC
 Khởi động CC-01 theo qui trình và hướng dẫn của nhà sản xuất với tốc độ
quay của CC-01 tối thiểu.
 FV-0501C sẽ từ từ đóng khi tăng dần tốc độ của CC-01 cho đến khi đóng
hoàn toàn.
 Khi áp suất đầu vào nhà máy ổn định (khi không vận hành trạm nén đầu
vào) thì chuyển HS-0501 sang chế độ GPP với setpoint của PICA-0502
bằng giá trị thực tế, sau đó điều chỉnh từ tư đến giá trị 109 barG.
 Dòng lỏng đáy C-05 vẫn giữ nguyên qua E-20 để khi CC-01 shutdown thì
mở van FV-0501C có thể giúp chuyển chế độ nhanh nhất.
c) Ảnh hưởng:
Áp suất vận hành của C-05 sẽ giảm từ 47.5 barA xuống 33.5 barA khi khơi
động & đưa CC-01 vào vận hành.
3.2.10.3. Chuyển đổi từ chế độ MF modify sang GPP modify
Sự khác nhau giữa chế độ MF modify và GPP modify là ở chổ chế độ GPP
modify chạy turbo expender với lưu lượng khí chế biến qua FI-0501 là
245000sm3/h, không sử dụng tháp splitter C-03. Mặt khác, chế độ GPP modify
thì không còn sử dụng bộ điều khiển tỷ lệ dòng giữa E-14/CC-01. Bộ FIC-0501
ở chế độ auto, bộ FFIC- 1001 ở chế độ manual, bộ low selector lựa chọn giữa
điều khiển áp suất và lưu lượng hoạt động như sau: Do áp suất vào nhà máy luôn
ổn định nhờ trạm máy nén đầu vào nên ta không cần điều khiển áp suất, và ta đặt
loop PIC-0502A ở chế độ manual với out put 100%, khi đó bộ low selector
luôn chọn bộ điều khiển lưu lượng. Do vậy khi ta cho lưu lượng qua E-14 cố định
thì lưu lượng khí còn lại sẽ tự động chuyển sang CC- 01.
Phần II. AN TOÀN
1.1. Các mối nguy hiểm chung
1.1.1. Tổng quan
Trong quá trình vận hành nhà máy, một vấn đề cần thiết là nhận ra được các mối nguy hiểm khác
nhau có thể xảy ra trong quá trình vận hành để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý , giảm thiểu rủi
ro do nguy hiểm có thể gây ra. Nội dung dưới đây là các mối nguy hiem chung có thể bắt gặp
trong quá trình vận hành.
1.1.2. Các mối nguy hiểm của các sản phẩm dầu mỏ
Tất cả các sản phẩm dầu mỏ (Propane, Butane và condensate) đều có khả năng hoá hơi phụ
thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau. Trong không gian hạn hẹp, các hơi này sẽ làm giảm
nồng độ khí oxy trong không khí vì vậy sẽ gây khó khăn cho việc duy trì sự thở bình thường.
Hơi hydrocacbon cũng tạo ra các tác động vật lý có hại cho sức khoẻ.
Propan và Butan là các chất khí cháy nổ khi tạo hỗn hợp với không khí hay oxy. Condensate là
một chất dễ bắt cháy và khả năng bay hơi cao dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường. Vì
các hơi hydrocacbon này nặng hơn không khí nên chúng sẽ bay thấp là là dưới mặt đất và có khả
năng hình thành hỗn hợp cháy nổ.
1) Các tác động về mặt vật lý
(a) Tổng quan chung về hydrocacbon
Hơi hydrocacbon nặng hơn không khí, thường tích tụ tại các điểm thấp gần mặt đất. Nếu hít phải
không khí có nồng độ hydrocacbon khoảng 0.1% trong vòng 5 phút, con người sẽ cảm thấy
choáng váng, chóng mặt. Nếu nồng độ hydrocacbon tăng lên 0.5% và con người hít phải không
khí như thế khoảng 4 phút thì có thể biểu lộ triệu chứng giống như say rượu. Nông độ cực đại
của hydrocacbon (trừ H2S) không nên vượt quá 0.1% để tránh gây nhiễm độc cho con người.
(b) Propan và Butan
Khi Propan và/hoặc butan cháy trong điều kiện thiếu oxy sẽ sinh ra chất cacbon mono-oxit (CO)
do quá trình cháy không hoàn toàn, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề thông thoáng. Khi chất
lỏng tiếp xúc với da, sự bỏng lạnh có thể gây hại cho da nên cần phải đề phòng cẩn thận.
(c) Condensate
Hơi condensate là chất độc hại đối với con người. Khi tiếp xúc, đầu tiên sẽ gây kích ứng mắt sau
đó sẽ đi kèm các triệu chứng về thần kinh như choáng váng, chóng mặt. Giống như sự nhiễm
độc, bệnh nhân sẽ la lơn, hát vu vơ, cười vô nghĩa và cuối cùng là cảm thấy khó khăn đi lại. Da
sẽ trở nên xù xì khi tiếp xúc thời gian dài với condensate.
Các Aromatic có trong condensate có thể gây ung thư. Khi nuốt phải condensate, gây triệu
chứng nôn mửa, kích ứng màng nhầy của hệ tiêu hoá; kéo theo sự rối loạn, co giật; gây cảm giác
khó chịu và các vấn đề về hô hấp. Khi nuốt phải một lượng lớn, có thể gây mất tỉnh táo, mất ý
thức.
2) Cháy nổ
Khi tỷ lệ hơi hydrocacbon trong hỗn hợp hydrocacbon-không khí rơi vào giới hạn cháy nổ (giới
hạn cháy nổ của một số hydrocacbon quan trọng xem ở bảng phía dưới) thì sẽ gây ra cháy nổ nếu
có sự hiện diện của ngọn lửa mồi như sự đánh lửa hay một ngọn lửa trần. Hỗn hợp hydrocacbon
có thể di chuyển sát mặt đất một khoảng cách đáng kể và bắt lửa khi gặp một nguồn đánh lửa
hoặc ngọn lửa trần.
Một vụ nổ sẽ xảy ra khi hỗn hợp hydrocacbon-không khi được chứa trong một thùng/bồn kín và
sự cháy sẽ diễn ra khi điều kiện trên tồn tại ở trạng thái mở. Sự cháy nổ sẽ sinh ra một thể tích
khí đáng kể và chính lượng khí này sẽ tạo ra một áp lực lớn gây ra tổn thất. Sự chay nổ có thể
khởi đầu cho một vụ nổ hay cháy khác trong khoảng cách từ mười đến hàng trăm mét bởi đặc
tính vật lý của chúng.
Giới hạn cháy nổ của các hydrocacbon:
(a) Nguồn nhiệt và ngọn lửa trần
Khi nguồn lửa gần khu vực có sự hiện diện của hydrocacbon sẽ tạọ thành mot mối nguy hiểm
bởi ngọn lửa trần sẽ làm cháy hơi hydrocacbon hay làm bay hơi và gia nhiệt hydrocacbon đến
điểm bốc cháy. Ví dụ cho những nguy hiểm như thế này là que diêm, điếu thuốc,…
(b) Tự bốc cháy
Ba điều kiện cần đối với sự cháy là: Chất cháy, lượng oxy vừa đủ và nguồn nhiệt. Trong không
khí tự do, sẽ không có rủi ro tự bốc cháy nếu nhiệt độ hơi hydrocacbon thấp hơn nhiệt độ bốc
cháy.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ hơi hydrocacbon bằng với nhiệt độ bốc cháy của nó thì hơi hydrocacbon
có thể bắt lửa khi hoà trộn với oxy có sẵn trong khí quyển ngay cả khi không có sự trợ giúp của
ngọn lửa hay nguồn đánh lửa. Điều này được biết đến như là sự tự bốc cháy. Nói chung rủi ro
của sự tự bốc cháy sẽ càng cao khi khối lượng phân tử của hydrocacbon càng tăng. Nhiệt độ tự
bốc cháy của một vài hydrocacbon quan trọng được cho trong bảng dưới đây:
Thành phần Nhiệt độ tự bốc
cháy, oC
Ethane 516
Propane 466
Butane 430
Pentane 309
Hexane 247
Gasoline 256
Kerosene 254
Dầu bôi trơn 417

(c) Tia lửa


Sự bốc cháy của hỗn hợp hơi hydrocacbon và không khí có thể sinh ra tia lửa, chính tia lửa này
là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ. Các nguồn có thể sinh ra tia lửa như sau:
 Sự cọ xát/chà xát giữa các miếng kim loại sắt với nhau hay giữa các miếng sắt với các vật liệu
cứng khác như bê tông.
 Sự cọ xát/chà xát của đế giày bằng sắt xuống nền hay với các vật liệu kim loại.
 Sự rơi của các dụng cụ bằng sắt.
 Sự va đập của một cái búa bằng thép lên một vật thể cứng như kim loại hoặc bê tông.
 Sự nghiến của đá mài.
 Tia lửa phát ra từ sự lơi lỏng/lung lay khi lắp ráp các đầu mối điện.
(d) Sét
Sét thường đánh vào các vật thể bằng kim loại như các ống khói, các tháp, bồn chứa và các toà
nhà cao tầng bởi vì chiều cao của chúng. Việc sét đánh có thể làm hư hại cau trúc hay dẫn đến
cháy nổ hỗn hợp hydrocacbon-không khí nếu tồn tại (các điểm xả vent hay tại các vị trí xả an
toàn ra môi trường ở những vị trí trên cao sẽ rất dễ bị sét đánh).
(e) Tĩnh điện
Tĩnh điện có thể sinh ra bởi sự chà xát các vật thể với nhau và có thể tích tụ để sinh ra tia lửa đủ
mạnh để hình thành nên ngọn lửa hoặc các vụ nổ. Sự tích điện có thể được sinh ra bởi sự chà xát
của các sản phẩm dầu mỏ lên bề mặt bên trong của đường ống, bồn chứa và các thiết bị khác. Sự
tích tĩnh điện cũng có thể được sinh ra bởi các hoạt động vận hành khác như đeo dây đai an toàn,
…Một hệ thống nối đất riêng sẽ thật sự cần thiết cho các hoạt động vận hành này.
3) Sự ăn mòn
Bản thân propane, butane và condensate là các chất không ăn mòn kim loại. Nhưng khi có chứa
các chất gây ô nhiễm như lưu huỳnh thì chúng sẽ ăn mòn kim loại như đồng, sắt rất mạnh.
1.1.3. Các nguy hiểm về điện
Dòng điện mà cơ thể con người có thể chịu đựng được là rất nhỏ. Hướng dẫn thông thường dựa
vào việc phòng chống tai nạn đối với các hoạt động vận hành trong công nghiệp đã được xuất
bản bởi hội đồng an toàn quốc gia, chỉ ra như sau:
 Từ 1 đến 8 mili_ampe : Có cảm giác sốc
 Từ 8 đến 15 mili_ampe : Gây sốc nặng
 Từ 15 đến 20 mili_ampe : Gây sốc nặng cộng với việc mất điều khiển cơ bắp vùng bị giật điện.
 Từ 20 đến 50 mili_ampe : Gây sốc nặng cộng với việc các cơ bắp bị co giật dữ dội và khó thở.
 Từ 50 mili_ampe trở lên : Có thể gây chết người.
1.2. Các hướng dẫn an toàn
1.2.1. Tổng quan
Các nguyên tắc an toàn tổng quát sau đây có thể ứng dụng cho các hoạt động vận hành. Tất cả
mọi người phải am hiểu và tuân theo các nguyên tắc này:
(1) Lau sạch cẩn thận mọi vết dầu mỡ dính trên da. Khi dầu mỡ dính trên da sẽ tạo điều kiện tốt
cho các chất bẩn, bụi và các vi khuẩn gây hại bám vào da. Cần rửa sạch tay và da bằng nước và
xà phòng.
(2) Chỉ được hút thuốc tại những nơi cho phép.
(3) Nếu quần áo bảo hộ bị dính axit, chất ăn da, cồn, aromatic hydrocacbon (các chất có khả
năng gây ung thư) hay các chất hoá học khác, cần phải cởi quần áo ngay tức khắc và tắm bằng
nước sạch.
(4) Các dụng cụ có khuyết điểm thì không nên sử dụng.
(5) Khi cắt kim loại với các dụng cụ không tạo lửa, cờ lê, búa hay máy dập, cần giám sat bề mặt
thường xuyên để tránh các gờ sắc nhọn hay các vật bên ngoài. Khi có khí thì nên sử dụng các
dụng cụ không tạo tia lửa.
(6) Sử dụng dụng cụ thích hợp đối với từng công việc cụ thể. Ví dụ như không sử dụng cai giũa
thay cho một cái thanh, không sử dụng cờ lê thay cho cái búa.
(7) Các dụng cụ tạo ứng lực mạnh hay các thiết bị thường xuyên gây chấn thương nghiêm trọng
thì nên phòng ngừa để tránh làm chấn thương đến bản thân hoặc người khác.
(8) Các dây đai an toàn hay dây cứu sinh phải được sử dụng khi làm việc ở độ cao từ 2 mét trở
lên. Nếu ở nơi nào đó không thể dùng được dây đai an toàn thì nên chuẩn bị một biện pháp dự
phòng khác để tránh té ngã từ trên cao.
(9) Rơi từ trên cao là nguyên nhân lớn thứ hai trong các tai nạn chết người. Đừng để xảy ra các
trường hợp sau:
 Không thể quan sát được nơi đang làm việc
 Chạy nhảy tại nơi làm việc.
 Sự xao lãng khi sử dụng tay vịn và chạy khi lên bậc thang.
 Đứng trên các hộp, ghế để di chuyển thay vì sử dụng thang hay giàn giáo.
 Không nhìn thấy bậc thang khi mang vật lên cao.
(10) Không nên để dụng cụ và vật tư rơi từ trên cao xuống, chúng phải được mang xuống một
cách cẩn thận.
(11) Không nên đứng hoặc đi dưới các băng chuyền, cáp dẫn vật liệu đang lơ lửng. Chỉ nên đứng
tạm thời khi nguyên vật liệu đã được buộc chặt hay được siết chặt vào nơi chắc chắn.
1.2.2. Thiết bị điện
(1) Đừng nên cáu gắt khi làm việc với các thiết bị điện. Đây là công việc của kỹ thuật viên điện
đã qua đào tạo, huấn luyện.
(2) Không tháo rời các bóng đèn gắn trong các thiết bị điện.
(3) Chỉ sử dụng các máy móc thuộc về điện được cho phép. Bao bọc, che chắn máy móc liên
quan đến điện trong khu vực nguy hiểm một cách an toàn để tránh sự xâm nhập của khí gas cháy
nổ.
(4) Chắc chắn rằng tất cả các thiết bị điện mà bạn phải làm việc cùng phải được nối đất một cách
đúng đắn hay ngắt khỏi nguồn điện.
(5) Không được sử dụng các sợi dây điện trong trường hợp đã bị hư hỏng, đặt trong nước hay
như kiểu cho phép thiết bị có gan động cơ di chuyển qua.
(6) Người lao động nên quan tâm đặc biệt đến các đường dây điện sống và nguy hiểm.
(7) Không bao giờ được đóng công tắc hay ngắt nguồn đang mở trừ khi được phép làm việc đó
bởi người giám sát.
(8) Tất cả các công tắc phải được cô lập nguồn năng lượng và khóa trước khi thiết bị công nghệ
làm việc trở lại.
(9) Tất cả các cầu chì, bóng điện và tủ điện đang hoạt động phải được bao bọc kín.
(10) Khi thực hiện việc sửa chữa phần điện các máy móc, động cơ phải đối chiếu và tuân thủ
theo qui trình cô lập nguồn điện.
(11) Phải đặc biệt cẩn thận nếu bạn bị mệt mỏi, đây là nguyên nhân dẫn đến xảy ra số lượng lớn
tai nạn lao động về điện.
(12) Nguy hiểm cháy nổ sẽ không xảy ra nếu các thiết bị điện phòng/chống nổ được lắp đặt và
bảo trì thích hợp. Các thiết bị điện phòng/chống nổ được thiết kế có thể chịu đựng được áp suất
cao tạo ra bởi các vụ cháy nổ bên trong và để làm nguội dòng khí gas nóng xuống dưới nhiệt độ
bốc cháy trước khi chúng khi chúng có thể tác động vỏ bọc ngoài của thiết bị phòng/chống nổ.
(13) Không ấn nút “start’/”stop” liên tục đối với các bơm, mô tơ đang hoạt động. Thay vì chỉ ấn
nút khởi động (start) và để mô tơ tăng tốc từ từ và liên tục để đạt đủ tốc độ. Điều này cực kỳ
quan trọng đối với các mô tơ lớn trong các nhà máy xử lý khí/dầu.
(14) Không bao giờ được đấu nối các sợi đây điện vào các ổ cắm điện chiếu sáng. Chỉ được đấu
nối vào các ổ cắm điện chống cháy nổ lắp đặt trong nhà máy.
(15) Bất cứ khi nào các thiết bị điện đang trong điều kiện bảo dưỡng phải ngắt công tắc hay cầu
chì và khóa chúng lại. Treo biển báo nguy hiểm lên công tắc và một đặt biển báo cô lập nguồn
tại công tắc stop/start của mô tơ.
1.2.3. Rò rỉ và cách xử lý
(1) Khi đã xảy ra rò rỉ, phải chú ý đến khả năng cháy nổ bởi sự tích tụ tại các vị trí thấp của các
chất khí nặng hơn không khí.
(2) Khi một sự rò rỉ xảy ra, nhanh chóng di dời tất cả các nguồn đánh lửa xung quanh và đóng
van để ngắt nguồn khí.
(3) Khi rò rỉ từ bồn chứa, tiến hành chuyển lưu chất sang bồn khác.
(4) Tạo không gian thông thoáng tại điểm rò rỉ và khuếch tán hơi hydrocacbon bằng cách thổi
với nitơ.
1.2.4. Đề phòng hơi hydrocacbon
Một điều quan trọng và cần thiết là phải giữ nồng độ hơi hydrocacbon trong khu vực làm việc
thấp hơn 1000 ppm thông qua việc tạo sự thông thoáng. Đây cũng là một cách đo lường phòng
chống cháy nổ. Không bao giờ được vào khu vực được dự đoán có nồng độ hơi hydrocacbon cao
do rò rỉ,… mà không đeo thiết bị thở.
1.3. Các nguyên tắc an toàn cho từng hoạt động vận hành cụ thể
Các hướng dẫn an toàn sau đây cho các hoạt động vận hành phải được thực hiện thường xuyên
trong khu vực nhà máy. Các nguyên tắc an toàn chung này phải được hiểu thông suốt và tất cả
mọi người phải tuân thủ thật nghiêm túc.
(1) Lấy mẫu và làm sạch đầu nối lấy mẫu
Trước khi mở một đầu nối làm sạch hay mẫu, chắc chắn rằng nhiệt độ sản phẩm khi đó sẽ không
tạo một nguy hiểm nào về tạo lửa hay gây cháy. Các sản phẩm nặng và nóng hầu hết đều là các
sản phẩm nguy hiểm khi chúng đạt gần nhiệt độ tự bốc cháy của chúng. Các điểm đấu nối lấy
mẫu cho cac sản phẩm có nhiệt độ nóng thường nối qua cuộn dây nhúng trong nước.
Các điểm xả vent hay tháo lỏng của các sản phẩm có nhiệt độ nóng mà không được sử dụng
thường xuyên nên được đóng kín bằng nắp chụp hay bích mù. Nếu sản phẩm được yêu cầu xả
vent, nối đường vent qua đường ống làm lạnh trước khi tiến hành xả. Khi xả vent nên mở từ từ.
Người vận hành phải túc trực tại điểm lấy mẫu hay làm sạch cho đến khi nào đường mẫu được
đóng lại.
Nắp chụp/bích mù nếu được cung cấp nên vặn lại khi quá trình vận hành kết thúc. Các điểm đấu
nối lấy mẫu/làm sạch đối với sản phẩm hóa lỏng phải có 02 van. Luôn luôn mở van thượng
nguồn hoàn toàn và điều chỉnh dòng bằng van hạ nguồn (van còn lại). Việc làm nhằm làm cho
có thể vận hành van thượng nguồn kể cả trong điều kiện có đóng tuyết. Sự xả lỏng tại đáy các
bồn chứa không nên được thực hiện mà không có sự giám sát. Vận hành viên nên túc trực
thường xuyên tại vị trí xả cho đến khi công việc được thực hiện xong.
(2) Cô lập van an toàn
Các van an toàn thường được lắp đặt các van cô lập thượng nguồn và hạ nguồn. Điều này nhằm
tạo thuận tiện cho việc sửa chữa van toàn. Một điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các van cô
lập được xích khóa ở vị trí mở khi lắp đặt nhà máy. Đối với các van an toàn cần tháo ra khỏi
đường ống để sửa chữa thì cần lắp một van an toàn dự phòng. Nếu không có van dự phòng thì
cần chuyển chế độ vận hành của nhà máy ứng với điều kiện không cần van an toàn hoặc
shutdown nhà máy.
(3) Các điểm xả vent ở trên cao
Các điểm xả hydrocacbon ra môi trường ở các vị trí trên cao sẽ tạo ra nguy hiểm bởi sét đánh.
1.4. An toàn hóa chất
Hầu hết các loại hóa chất đều có mối nguy hiểm tiềm tàng, nếu không sử dụng cẩn thận có thể
gây nguy hiểm đến con người và tài sản. Vì thế, điều bắt buộc rằng tất cả các đặc tính nguy hiểm
của tất cả các hóa chất nên được nhận diện đầy đủ trước khi sử dụng.
Các hóa chất sau thường được sử dụng trong các nhà máy xử lý khí/dầu yêu cầu có đề phòng đặc
biệt khi sử dụng:
(1) Methanol (CH3OH)
(2) Odorant (Ethyl mercaptan)
(3) Hydrogen (H2)
(4) Nitrogen (N2)
(5) Helium (He)
(6) …
1.5. Phân loại khu vực nguy hiểm
 Phân loại khu vực nguy hiểm (ML1200-053-001) đã được chuẩn bị phù hợp với tiêu chuẩn
IP15, theo đó, mỗi khu vực (zone) được xác định như sau:
 Zone 0: Là phần của một khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ hiện diện liên tục hay
hiện diện trong một thời gian dài.
 Zone 1: Là phần của một khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ thường xuyên xuất hiện
trong điều kiện vận hành bình thường.
 Zone 2: Là phần của một khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ không xuất hiện thường
xuyên trong điều kiện vận hành bình thường và nếu xuất hiện sẽ tồn tại trong thời gian ngắn.
 Tất cả các công cụ và thiết bị điện trong nhà máy được lựa chọn để phù hợp với các yêu cầu
của việc phân loại khu vực của nó. Bên trong khu vực không nguy hiểm được thông thoáng tại
áp suất cao hơn áp suất khí quyển để tối thiểu hóa khả năng xâm nhập vào của vùng khí nguy
hiểm.
1.6. Các thiết bị an toàn
Vòi nước tắm và rửa mắt an toàn được cung cấp gần khu vực bồn chứa Methanol (V25), bơm
methanol (P-25A/B; khu vực bơm dầu nóng (P-31A/B/C) và khu vực nhà kho Hóa chất nhằm
mục đích để cung cấp nước rửa sau khi sử dụng methanol và các hóa chất nói chung.

PHẦN III: HỆ THỐNG ĐIỆN

1.1. Cơ sở thiết kế:


Phân chia vùng nguy hiểm được tuân thủ theo quy phạm IP15. Tài liệu tham khảo đính kèm bản
vẽ phân vùng nguy hiểm. Tất cả thiết bị điện ở vùng nguy hiểm được xác nhan theo tiêu chuẩn
CENELEC hoặc theo tiêu chuẩn kiểm định quốc gia cho nhóm khí IIA, nhiệt độ cấp T3. Sự lựa
chọn và thiết kế các thiết bị điện được tuân thủ theo tiêu chuẩn BS5345 hoặc IEC79.

1.2. Nguồn cung cấp điện:

Hệ thống nguồn điện tại GPP được thiết kế với cấp điện áp 415/240VAC, tần số 50Hz, bao gồm
hệ thống cung cấp điện chính và hệ thống điện dự phòng. Hệ thống cung cấp điện chính bao gồm
các máy phát G-71A/B/C sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu khí hoạt động hòa tải
chạy song song. Công suất mỗi máy 550KVA (440KW). Hệ thống máy phát điện dự phòng gồm
máy phát G-72 sử dụng động cơ chạy nhiên liệu Diesel công suất 600KVA (480KW). G-72 bao
gồm các chức năng hoạt động hoàn toàn tương tự như các máy phát G-71A/B/C được sử dụng
dự phòng cho các máy phát khí khi bị lỗi hoặc cẩn dừng để thực hiện công tác bảo dưỡng sửa
chữa. Khi cần thực hiện bảo dưỡng sửa chữa 1 trong các máy phát khí G-71A/B/C thì vận hành
viên MCC thực hiện khởi động, hòa tải G-72 để thay thế cho máy phát cần dừng để BDSC.

Ngoài ra, G-72 còn được sử dụng trong các trường hợp cần tăng thêm công suất dự trữ của hệ
thống phục vụ cho việc khởi động một số động cơ công suất lớn (≥75KW) có dòng điện khởi
động lớn. Hệ thống điện lưới dự phòng: Từ năm 2009 GPP được lắp đặt thêm trạm biến áp
2000KVA, cấp điện áp 22/0.4KV làm nguồn dự phòng cho hệ thống máy phát điện chính.
Nguồn điện 22KV cấp cho trạm biến áp lấy từ lưới điện quốc gia 22KV thuộc Huyện Long Điền.
Hệ thống điện lưới dùng dự phòng trong trường hợp hệ thống máy phát chính bị lỗi không đảm
bảo đủ công suất cung cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Điện lưới có thể hoạt động độc
lập, cung cấp toàn bộ công suất điện cho hoạt động sản xuất hoặc có thể hoạt động hòa đồng bộ
chạy song song với các máy phát. Ngoài ra nguồn điện lưới còn cung cấp cho tủ ATS-MB-1C
được lắp đặt từ năm 2013, chức năng và chế độ hoạt động của điện lưới tại tủ ATS được mô tả
chi tiết trong phần

12.3.3

1.3. Hệ thống phân phối điện

Tải tiêu thụ điện được chia làm 2 nhóm chính: nhóm tải quan trọng và nhóm tải thông thường.
 Nhóm tải thông thường được kết nối, lấy nguồn từ thanh cái MB-1A bao gồm: P01A/B, P-22,
P-31B/C, K-04A/B, K-61A/B, MCC-01, MCC-02, MCC-03.

 Nhóm tải quan trong được kết nối, lấy nguồn từ thanh cái MB-1B bao gờm: P31A, LDB, trạm
Dinh cố, MCC-04. Hệ thống phân phối điện làm nhiệm vụ kết nối nguồn điện đến tải tiêu thụ
bao gồm: hệ thống thanh cái và các tủ phân phối, ổ cắm.

1.3.1. Hệ thống thanh cái chính

Hệ thống thanh cái: gồm 2 thanh cái chính MB-1A và MB-1B, 01 thanh cái MB1C dành cho
nhóm các phụ tải có công suất lớn (Chi tiết như trong phần 12.3.3). Hệ thống các thanh cái chính
làm nhiệm vụ kết nối hệ thống các nguồn điện từ các máy phát chính, máy phát dự phòng, điện
lưới và là kết nối, phân phối điện đến các phụ tải lớn, tủ phân phối khu vực. 02 Thanh cái chính
được kết nối thông qua máy cắt phân đoạn Tie-ACB.

1.3.2. Hệ thống các tủ phân phối

Bao gồm các tủ phân phối chính:

 Hệ thống các tủ 1A-LVx và 1B-LVx: chứa các thanh cái, hệ thống tụ bù và mạch điều khiển
các động cơ lớn (từ 75KW).

 MCC-01: Cấp nguồn cho các động cơ điện thuộc Main Process: P-03, P-21, P25, E-12, E-13.

 MCC-02: Cấp nguồn cho dàn quạt E-02.

 MCC-03: Cấp nguồn cho dàn quạt E-11.

 MCC-04: Cấp nguồn cho nhóm các động cơ quan trọng: P-23, P-51, P-62, P-63, P-73, P-74, P-
75, P-76, P-77, E-09, E-61, Các bơm phụ trợ của K-01, K-02/03, CC-01.

 Tủ LDB: Cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng, ổ cắm khu vực trong nhà và ngoài trời.

 Tủ DCS- PDP: đặt tại Rackroom cấp nguổn điện 120AC (từ UPS) cho các phụ tải điều khiển:
DCS, SSD, F&G, các Local control Panel: K-01, K-02/03, CC-01, V-06, H-31, Flare, Burnpit,
K-1011, bơm Odorant, K-61, P-71…

1.3.3. Tủ ATS-MB-1C.

Bao gồm thanh cái và mạch điều khiển chuyển nguồn. Tủ có chức năng chuyển nguồn qua lại
giữa điện lưới và máy phát giúp vận hành viên kiểm soát được mức tải cho hệ thống máy phát
chính, đảm bảo ổn định.

Các tải động cơ công suất lớn bao gồm: K-61A/B, K-04A/B, P-24A/B. 12.4. Vận hành các thiết
bị điện Lưu ý:

 Khi khởi động các động cơ công suất ≥ 75 KW phải thông báo cho VHV- MCC kiểm tra tình
trạng hệ thống điện và xác nhận đủ điều kiện mới được khởi động.
 Phải khởi động thêm máy phát dự phòng nếu máy đang dừng khi cần khởi động các động cơ ≥
75 KW.

 Các khu vực có cảnh báo điện áp cao thuộc trách nhiệm quản lý, vận hành của các VHV-
MCC, mọi người khác không phận sự không được phép ra vào.

 Đường dây 22KV thuộc quản lý của Điện Lực, mọi thao tác vận hành, cô lập phải được thực
hiện bởi điện lực hoặc có sự cho phép từ điện lực.

1.4. Vận hành các động cơ điện

Các động cơ điện tại GPP phần lớn có thể lựa chọn điều khiển một trong 3 chế độ khác nhau dựa
vào vị trí tương ứng của switch chế độ làm việc (selector switch) tại MCC

 Điều khiển tại MCC: Nhấn công tắc khởi động (Start) và dừng (Stop) trên MCC.

 Điều khiển tại vị trí động cơ (Local): Nhấn công tắc khởi động (Start) và dừng (Stop) tại thiết
bị (Local)

 Điều khiển từ DCS: Khởi động và dừng động cơ tại phòng điều khiển trung tâm của nhà máy.
Việc này có thể tự động hoặc do nhân viên vân hành DCS thực hiện khi cần theo yêu cầu công
nghệ của nhà máy. Khi động cơ bị quá tải, động cơ sẽ tự động dừng bởi relay nhiệt và đèn báo
lỗi sẽ sáng trên panel ở phía trước của mỗi bộ khởi động tương ứng. Các động cơ điện và đặc
tính tương ứng được cung cấp điện từ phòng phân phối điện như sau:

N Tên thiết bị Cô Các Ghi chú


T h ãn n g h khởi
thiết suất động
bị (KW)
MB-1A
P-01A Stabilizer reflux 75 Cuộn
1
pump- A khán
g
P-01B Stabilizer reflux 75 Cuộn
2
pump- B khán
g
P-22 Offspec return pump 75 Cuộn
3
khán
g
P-31B Hotoil 75 Cuộn
4
khán
circulation pump-B g
P-31C Hotoil 75 Cuộn
5
khán
circulation pump-C g
Spare 110 Cuộn
6
khán
g
MB-1B
P-31A Hotoil 75 Cuộn
7
khán
circulation pump-A g
MB-1C
K-04A Regeneration 110 Soft
8
Starte
gas compressor r
K-04B Regeneration 110 Soft
9
Starte
gas compressor r
K-61A Instrument air 110 Sao-Tam
10
compressor-B giác
K-61B Instrument air 110 Sao-Tam
11
compressor-B giác
P-24A Storage 90 Soft
12
Starte
condensate transfer r
pump
P-24B Storage 90 Soft
13
Starte
condensate transfer r
pump
MCC-1
14 P-03A Splitter reflux pump-A 45 Trực tiếp
15 P-03B Splitter reflux pump-B 45 Trực tiếp
16 P-21A LPG loading pump-A 15 Trực tiếp
17 P-21B LPG loading pump-B 15 Trực tiếp
18 P-25A Methanol injection 10 Trực tiếp
pump-A
P-25B Methanol 10 Trực tiếp
19
injection pump
P-25C Methanol 10 Trực tiếp
20
injection pump
21 E-12A Butane cooler 18.5 Trực tiếp
22 E-12A Butane cooler 18.5 Trực tiếp
E-13A 2nd stage 18.5 Trực tiếp
23
OVHD
comp.afrer coller
E-13A 2nd stage 18.5 Trực tiếp
24
OVHD
comp.afrer coller
25 Spare 18.5 Trực tiếp
26 Spare 37 Trực tiếp
MCC-2
MCC-2A
E-02A Stabilizer 15 Trực tiếp
27
condenser
E-02B Stabilizer 15 Trực tiếp
28
condenser
E-02C Stabilizer 15 Trực tiếp
29
condenser
E-02D Stabilizer 15 Trực tiếp
30
condenser
E-02E Stabilizer 15 Trực tiếp
31
condenser
E-02F Stabilizer 15 Trực tiếp
32
condenser
E-02G Stabilizer 15 Trực tiếp
33
condenser
E-02H Stabilizer 15 Trực tiếp
34
condenser
E-02I Stabilizer 15 Trực tiếp
35
condenser
E-02J Stabilizer 15 Trực tiếp
36
condenser
E-02K Stabilizer 15 Trực tiếp
37
condenser
38 E-02L Stabilizer 15 Trực tiếp
condenser
E-02M Stabilizer 15 Trực tiếp
39
condenser
E-02N Stabilizer 15 Trực tiếp
40
condenser
41 Spare 15 Trực tiếp
42 Spare 15 Trực tiếp
43 Spare 15 Trực tiếp
MCC-2B
P-8160A Prelube oil pump for 5.5 Trực tiếp Tải
44
boot comp.
không thường
xuyên
P-8160B Prelube oil pump for 5.5 Trực tiếp Tải
45
boot comp.
không thường
xuyên
P-8160C Prelube oil pump for 5.5 Trực tiếp Tải
46
boot comp.
không thường
xuyên
P-8160D Prelube oil pump for 5.5 Trực tiếp Tải
47
boot comp.
không thường
xuyên
P-8149A Packing water cooling 1.5 Trực tiếp
48
pump for boot comp.
P-8149B Packing water cooling 1.5 Trực tiếp
49
pump for boot comp.
P-8149C Packing water cooling 1.5 Trực tiếp
50
pump for boot comp.
P-8149D Packing water cooling 1.5 Trực tiếp
51
pump for boot comp.
MCC-3
52 E-11A Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
53 E-11B Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
54 E-11C Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
55 E-11D Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
56 E-11E Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
57 E-11F Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
58 E-11G Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
59 E-11H Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
60 E-11I Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
61 E-11J Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
62 E-11K Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
63 E-11L Splitter condenser 18.5 Trực tiếp
64 Spare 18.5 Trực tiếp
65 Spare 18.5 Trực tiếp
66 Spare 18.5 Trực tiếp
MCC-4
P-23A Storage 30 Trực tiếp
67
condensate transfer
pump
P-23B Storage 30 Trực tiếp
68
condensate transfer
pump
P-51A Flare K.O.Drum 11 Trực tiếp
69
pump A
P-51B Flare K.O.Drum 11 Trực tiếp
70
pump B
P-62A Cooling water make- 5.5 Trực tiếp
71
up pump-A
P-62B Cooling water make- 5.5 Trực tiếp
72
up pump-B
P-63A Cooling water 18.5 Trực tiếp
73
supply pump-
A
P-63B Cooling water 18.5 Trực tiếp
74
supply pump-
B
75 P-73 Fire water jockey pump 15 Trực tiếp
76 P-74 Waste oil sump pump 5.5 Trực tiếp
77 P-75A Waste water pump-A 5.5 Trực tiếp
78 P-75B Waste water pump-B 5.5 Trực tiếp
79 E-09A Condensate trim cooler 7.5 Trực tiếp
80 E-09B Condensate trim cooler 7.5 Trực tiếp
81 E-61A Cooling water cooler 7.5 Trực tiếp
82 E-61B Cooling water cooler 7.5 Trực tiếp
CC- Lube oil pump 7.5 Trực tiếp Tải
83
01- P1
không thường
xuyên
CC- Lube oil pump 7.5 Trực tiếp Tải
84
01- P2
không thường
xuyên
CC- Electric heater 3 Trực tiếp Tải
85
01- H1
không thường
xuyên
86 K-01A- Lube oil pump for 2.2 Trực tiếp Tải không
P1 Compressor thường xuyên
K-0A-P2 Lube oil pump for 2.2 Trực tiếp Tải không
87
engine thường xuyên
K-0A-P3 Lube oil drain pump 1.1 Trực tiếp Tải không
88
thường xuyên
K-01A- Cooling air fan 15 Trực tiếp
89
P4
K-01B- Lube oil pump for 2.2 Trực tiếp Tải không
90
P1 Compressor thường xuyên
K-01B- Lube oil pump for 2.2 Trực tiếp Tải không
91
P2 engine thường xuyên
K-01B- Lube oil drain pump 1.1 Trực tiếp Tải không
92
P3 thường xuyên
K-01B- Cooling air fan 15 Trực tiếp
93
P4
K-02/03- Lube oil pump for 2.2 Trực tiếp Tải không
94
P1 Compressor thường xuyên
K-02/03- Lube oil pump for 2.2 Trực tiếp Tải không
95
P2 engine thường xuyên
K-02/03- Lube oil drain pump 1.1 Trực tiếp Tải không
96
P3 thường xuyên
K-02/03- Cooling water pump 1.1 Trực tiếp Tải không
97
P4 thường xuyên
K-02/03- Cooling air fan 22 Trực tiếp
98
P5
K-04A- Lube oil pump 0.75 Trực tiếp Tải không
99
P1 thường xuyên
K-04B- Lube oil pump 0.75 Trực tiếp Tải không
00
1 P1 thường xuyên
01 M-61A Air dryer 6.4 Trực tiếp
102 M-61B Air dryer 6.4 Trực tiếp
1
2.1. Hệ thống máy phát:
Các máy phát khí G-71A/B/C và máy phát dự phòng G-72 đóng vai trò là
nguồn cung cấp điện chính cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Các máy phát
này có thể hoạt động tự động hoàn toàn hoặc hoạt động ở chế độ manual do
người vận hành chử động điều khiển.
Ở chế độ auto, tùy theo lượng tải điện tiêu thụ thực tế của nhà máy và mức cài
đặt công suất dự trữ (Add Unit Reserver và Remove Unit Reserver) trên bộ OIU
master mà các máy phát theo thứ tự có thể được tự động khởi động và hòa tải
khi thiếu
công suất hay tự động nhã tải và dừng máy khi công suất thực tế lớn hơn nhiều
giá trị cần thiết.
Ở chế độ Manual, các máy phát sẽ được khởi động, hòa tải hay dừng là do
người vận hành chủ động thực hiện.
Các máy phát sau khi khởi động có thể tự động hòa đồng bộ nhờ module
Synchronizer. Trong trường hợp module hòa động bộ bị hỏng, người vận hành
chủ động hòa đồng bộ máy phát bằng tay dựa trên tín hiệu điện áp, kim đồng hồ
so pha và đèn so pha trên tủ Master.
Hơn thế các máy sau khi được hòa vào hệ thống sẽ chia sẽ tải công suất thực
với các máy khác sao cho lượng công suất mà các máy gánh là gần như bằng
nhau thông qua bộ Loadsharing module.
Các chế độ vận hành của các máy phát cụ thể như sau:
(1) Vận hành máy phát ở chế độ manual trên tủ máy phát.
 Xoay công tắc điều khiển động cơ (ECS) ở vị trí khởi động (START).
 Động cơ chạy, tần số/điện áp được thiết lập.
 Văn công tắc đồng bộ (SS) ở vị trí ON.
 Khi thanh cái không có điện, van công tắc điều khiển máy phát sang vị trí
đóng (CLOSE) để đóng máy cắt.
 Nếu thanh cái có điện, quan sát bộ hoà đồng bộ tại tủ Master để thực hiện
việc hoà đồng bộ bằng tay.
 Khi kim đồng hồ đồng bộ đạt vi trí 12 giờ, van công tắc điều khiển máy cắt
sang vị trí đóng, máy cắt sẽ đóng khi điều kiện đồng bộ thoả mãn.
 Vặn công tắc điều khiển động cơ (ECS) tới vị trí STOP/COOLDOWN, máy
cắt sẽ mớ (nếu máy cắt đang đóng), và động cơ sẽ chuyển sang chế độ
dừng/làm nguội (STOP/COOLDOWN).
(2) Vận hành máy phát ở chế độ tự động trên tủ máy phát.
 Đặt công tắc điều khiển động cơ (ECS) ở vị trí tự động (AUTO).
 Đặt công tắc điều khiển máy cắt ở vị trí (NAC) có nhãn màu đỏ.
 Đặt công tắc điều khiển tự động (RCS) ở vị trí LOCAL.
 Xoay công tắc ASSS tới vị trí START/LOAD.
 Máy phát khởi động, và máy cắt sẽ đóng sau khi có tính hiệu tự đồng bộ.
 Vặn công tắc điều khiển động cơ (ECS) tới vị trí STOP/COOLDOWN, máy
cắt sẽ mớ (nếu máy cắt đang đóng), và động cơ sẽ chuyển sang chế độ
dừng/làm nguội (STOP/COOLDOWN).
(3) Vận hành máy phát trên tủ MASTER.
 Tất cả các chế độ tự động của các máy phát là sẵn sàng được vận hành từ tủ
MASTER.
 Chế độ tự động có nghĩ là tủ điều khiển máy phát được đặt ở các chế độ như sau:
+ ECS ở chế độ tự động (AUTO).
+ CBS ở vị trí NAC.
+ Công tắc điều khiển tự động (RCS) ở vị trí MASTER.
+ Đèn hiểu thì chế độ điều khiển không tự động tắt (OFF).
(a) Tự động start/stop.
 Vặn công tắc điều khiển tự động trên tủ MASTER tới vị trí khởi động/vào
tải (START/LOAD). Tất cả các máy phát sẽ khởi động, và các máy phát sẽ
đóng sau khi có tín hiệu đồng bộ tự động.
(b) Sự hoạt động của máy phát theo tải.
 Vặn công tắc LSDS (Load Sence Demand) tới vị trí tự động (AUTO).
 Máy phát sẽ sẽ hoạt động theo việc thiết lập thứ tự ưu tiên các máy và giá trị
cài đặt Add Unit Reserver vả Remove Unit Reserver trên OIU master. Máy
phát có mức ưu tiên thấp nhất (giá trị cài đặt trên OIU là lớn nhất) trong các
máy đang hòa tải sẽ tự động dừng khi công suất dự trữ lớn hơn giá trị
Remove Unit Reserver. Và ngược lại, máy phát có mức ưu tiên cao hơn
(giá trị cài đặt nhỏ hơn) trong các máy đang dừng sẽ tự động chạy và hòa
vào hệ thống khi công suất dự trữ nhỏ hơn giá trị Add Unit Reserver.
 Khi đặt công tắc LSDS ở vị trí OFF, việc cảm nhận theo tải là không hoạt
động. Các máy phát hoạt động hoặc không hoạt động vẫn tiếp tục duy trì
trạng thái hiện hữu cho đến khiến khi công tắc LSDS được đặt lại về vị trí
AUTO.
(c) Thêm máy phát.
 Khi đang vận hành ở chế độ cảm nhận theo tải, nút thêm máy phát (Add
generator) được nhấn thì tương ứng máy phát ở chế độ ưu tiên tương ứng
được chạy lên và hoà đồng bộ vào hệ thống. Việc thêm máy phát được
được cài đặt ban đầu có thời gian trễ trên OIU. Khi thời gian đã kết thúc,
mạch cảm nhận tải sẽ đưa một máy phát ra đã đưa vào khỏi lưới nếu tải
vẫn không tăng quá giá trị cài đặt.
(d) Tự động dừng.
 Xoay công tắc MSSS tới vị trí STOP/UNLOAD, tất cả các máy phát ở chế
độ tự động sẽ ngắt toàn các máy cắt tương ứng và động cơ đi vào chế độ làm
mát/dừng (COOLDOWN/STOP).
Chú ý: Khi các máy phát đang chạy ở chế độ tự động, nếu văn công tắc
MSSS sang vị trí STOP/UNLOAD sẽ làm cho nhà máy shutdown. Nghiêm cấm
việc vặn công tắc này tới vị trí STOP/UNLOAD khi các máy đang chạy ở chế
độ tự động.
Để hiểu rõ các rơ le bảo vệ máy phát, xem các các báo cáo về việc chạy thử
các thiết bị đóng cắt.
2.2. Các logic liên quan đến quá tải hệ thống điện
Trong một vài trường hợp, việc công suất tải tiêu thụ vượt quá công suất tối
đa mà các máy có thể cung cấp, hệ thống điện bị quá tải, các mạch sa thải phụ tải
theo logic sẽ tác động để giảm bớt tải cho hệ thống. Cụ thể như nhau:
2.3. Pre-Loadshedding.
 Chức năng: sa thải phụ tải, giúp giảm tải hệ thống điện.
 Các tải bị sa thải: tải thuộc tủ ATS-MB-1C gồm: K-61A/B, K-04A/B, P-24A/B.
 Điều kiện kích hoạt: Bộ điều khiển được đặt tại tủ PLC master sẽ kiểm tra
các tín hiệu ngõ vào và kích hoạt ngõ ra sa thải phụ tải khi thỏa các điều
kiện sau:
+ Hệ thống đang hoạt động gồm các máy phát chạy song song.
+ Hệ thống không hòa điện lưới.
+ Số máy phát hoạt động hòa tải <4.
+ Có lỗi shutdown gây trip Lockout relay tại một máy phát đang hoạt
động hòa tải.
2.4. Loadshedding.
 Chức năng: sa thải phụ tải, giúp giảm tải hệ thống điện.
 Các tải bị sa thải:
+ Mức Loadshed 01: P-22, P-03A/B, P-21A/B, P-24A/B, K-04A/B,
MCC-3 (E-11A~L).
+ Mức Loadshed 02: P-01A/B, P-31B/C, MCC-2(E-02A~N).
+ Mức Loadshed Fault: Dừng toàn bộ máy phát.
 Điều kiện kích hoạt:
+ Khi tần số hệ thống sụt giảm thấp hơn 48 Hz và duy trì trong thời
gian 6s thì sẽ kích hoạt Loadshed 01.
+ Sau khi kích hoạt Loadshed 01, nếu tần số vẫn sụt giảm dưới 48 Hz
và duy trì 5s thì sẽ kích hoạt Loadshed 02.
+ Sau khi kích hoạt Loadshed 02, nếu tần số vần sụt giảm dưới 48 Hz
và duy trì 60s thì kích hoạt Loadshed Fault.
2.5. MCC2 & MCC3 auto trip.
 Chức năng: Trong tường hợp khi hệ thống điện shutdown toàn bộ, các tín
hiệu Start của dàn quạt E-02, E-11 ở chế độ Auto vẫn chốt tại DCS. Do đó,
khi khởi động lại hệ thống máy phát cấp nguồn vào hệ thống thì cả dàn quạt
E-02, E-11 sẽ đồng loạt khởi động gây quá tải và shutdown hệ thống điện.
Chức năng mạch logic MCC2 & MCC3 auto trip sẽ thực hiện cắt tải
MCC2, MCC3 ra khỏi hệ thống để tránh trường hợp này.
 Điều kiện: Mạch giám sát tín hiệu điện áp trên 2 thanh cái MB-1A và MB-
1B, thực hiện trip MCC2, MCC3 khi cả 2 tín hiệu điện áp bằng 0.
2.6. Tie-ACB Auto trip.
 Tie-ACB làm nhiệm vụ kết nối 2 thanh cái chính MB-1A và MB-1B, Khi
hoạt động Au to, Tie-ACB sẽ trip ngắt kết nối 2 thanh cái trong trường hợp
03 máy phát khí shutdown hoàn toàn nhằm mục đích tách riêng nhóm tải
quan trọng để cấp nguồn lại khi G-72 tự động hòa tải.
 Trong vận hành bình thường Tie-ACB được vận hành ờ chế độ Manual.
2.7. G-72 Auto Start.
 Mạch điều khiển sẽ kích hoạt chạy G-72 và hòa tải khi thỏa các điều kiện sau:
+ Toàn bộ 3 máy phát khí Shutdown.
+ ACB điện lưới đang Open (chưa hòa vào hệ thống).
 Mạch có chức năng giúp sớm khôi phục nguồn điện phục vụ sản xuất khi
toàn bộ hệ thống điện shutdown.
2.8. Liên hệ với hệ thống SSD, F&G.
a. Các tín hiệu GS-003; GS-004 từ F&G.
 GS-003: là tín hiệu mà hệ thống F&G gửi đến hệ thống SSD để yêu cầu
dừng khẩn máy phát G-72. Điều kiện để hệ thống F&G kích hoạt tín
hiệu GS-003 là:
+ Confirm có cháy xảy ra tại khu vực nhà máy phát G-72

+ Có thực hiện xả CO2 tại khu vực nhà máy phát G-72

 GS-004: là tín hiệu mà hệ thống F&G gửi đến hệ thống SSD để yêu cầu
dừng khẩn cấp hệ thống máy phát G-71A/B/C. Điều kiện để hệ thống
F&G kích hoạt tín hiệu GS-004 là:
+ Confirm có cháy xảy ra tại khu vực nhà máy phát G-71A/B/C

+ Confirm có rò khí mức cao xảy ra tại khu vực nhà máy phát G-71A/B/C

+ Có thực hiện xả CO2 tại khu vực nhà máy phát G-71A/B/C

b. PFM.
 Chức năng: Hệ thống SSD chủ động dừng một số thiết bị công nghệ để
đảm bảo an toàn cho hệ thống công nghệ, đồng thời giảm tải hệ thống
điện.
 Điều kiện kích hoạt:
+ Tín hiệu Loadshed xảy ra trước và chưa được reset, sau đó ít nhất 1
máy phát khí shutdown sẽ xảy ra PFM.
+ Khi 03 máy phát khí shutdown, loadshed xảy ra trước hay sau thời
điểm 03 máy phát khí shutdown, đều gây PFM
+ Khi có 1 hoặc 2 máy phát khí shutdown, trong vòng 5 giây đầu tiên
tính từ thời điểm SSD nhận được tín hiệu máy phát khí đã
shutdown, nếu tiếp tục nhận được tín hiệu loadshed thì sẽ kích hoạt
PFM. Sau 5 giây đầu tiên, loadshed nếu có xảy ra vẫn không gây
PFM.
 Hậu quả PFM: ngoài các thiết bị đã dừng theo loadshed tương ứng thì
khi PFM, SSD sẽ chủ động dừng thêm 1 số thiết bị sau: CC-01, TV-
1523, TV-2123, P-21A/B, K-02/03, V-06A/B.
 Cách reset PFM:
+ Reset loadshed tại tủ master bằng cách chuyển nút Loadshed trên master về
Off.

+ Nhấn PSD reset tại SSD consoledesk để reset đồng thời nhấn tiếp
ESD reset để xóa lỗi, tránh xảy ra PFE.
c. PFE.

 Chức năng: dừng an toàn cho hệ thống công nghệ khi hệ thống điện gặp sự cố..
 Điều kiện kích hoạt: Khi kích hoạt tín hiệu PFM, đồng thời có tín hiệu
Stop của G-72 sẽ kích hoạt tín hiệu đếm thời gian. Sau thời gian đếm 45
phút mà G-72 vẫn Stop, sẽ kích hoạt PFE.
 Hậu quả PFE: Đóng SDV-101, đặt setpoint FIC-0501 về 0
 Thực hiện Reset bằng cách: Reset PFM sau đó nhấn ESD reset tại SSD.
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập tại nhà máy. Với sự hướng dẫn tận tình của anh chị trong nhà máy, chúng
em đã hiểu được phần nào nhà máy xử lý khí Dinh Cố.
Vì mức độ nguy hiểm của nhà máy, nên vấn đề an toàn luôn được quan tâm hàng đầu. Đây là
điều bắt buộc phải nắm bắt đầu tiên đối với mỗi cá nhân tham gia làm việc tại nhà máy, cũng
như tiến hành tham quan tại nhà máy. Hầu hết các thiết bị, hệ thống của nhà máy là hoàn toàn tự
động , được lắp đặt hệ thống đảm bảo an toàn. Nhưng khả năng xảy ra cháy nổ vẫn là rất lớn, đe
dọa đến tính mạng của công nhân làm việc và sự . Do vậy, đối với từng cá nhân khi ra, vào tham
gia làm việc tại nhà máy phải tuân tuyệt đối các quy tắc an toàn được đề ra. Việc ra vào nhà máy
phải được quản lý chặt chẽ thông qua tổ bảo vệ, nghiêm cấm mang các vật dụng có khả năng gây
cháy nổ vào nhà máy.
Môi trường làm việc thoáng mát, nhiều cây xanh nhằm điều hòa không khí và tạo mỹ quan
cho nhà máy. Vấn đề khí thải, ô nhiễm môi trường được xử lý triệt để, sức khỏe của công nhân
luôn là vấn đề đáng chú ý và được đảm bảo, tạo được môi trường làm việc thoáng đãng.
Trong thời gian thực tập tại nhà máy, được sự hướng dẫn tận tình của tổ kĩ thuật. Chúng em đã
phần nào hiểu được nguyên lý vận hành của nhà máy. Nhận thấy được vai trò của nhà máy xử lý
khí Dinh Cố, tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng nói chung hay năng lượng khí nói
riêng.
Vì thời gian thực tập ngắn, nên những hiểu biết, tìm hiểu về nhà máy không thể nắm hết được.
Tuy nhiên qua đợt thực tập này, được tìm hiểu về vấn đề mới lạ, giúp chúng em củng cố thêm
được vốn kiến thức của mình, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế quý giá.

You might also like