You are on page 1of 11

2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, em đã có cơ hội được học hỏi và trau dồi kỹ năng
của bản thân. Do đó, em muốn bày tỏ sự cảm kích của mình đến tất cả những
người đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn

thực tập của em là Phạm Văn Minh đã dành thời gian hướng dẫn và hỗ trợ em

trong suốt quá trình thực tập. Những lời khuyên và sự hướng dẫn của thầy đã giúp

em hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả đồng thời nâng cao được kĩ

năng chuyên môn.

Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến chủ quản bộ phận và các anh chị đồng
nghiệp trong xưởng đã cùng em làm việc và chia sẻ kiến thức cho em trong quá
trình thực tập. Sự đóng góp và hỗ trợ của mọi người đã giúp em có thêm những
trải nghiệm tuyệt vời và củng cố kỹ năng của mình.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến Tập đoàn Công ty TNHH Điện tử
Canon Việt Nam đã cung cấp cho em cơ hội thực tập và trải nghiệm thực tế trong
môi trường làm việc chuyên nghiệp. Điều này giúp em hiểu rõ hơn về các quy
trình và công việc trong ngành của mình và sẽ có lợi cho công việc của em trong
tương lai.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã
giúp đỡ và hỗ trợ em trong suốt thời gian thực tập. Sự giúp đỡ của tất cả mọi
người rất quan trọng đối với em và em sẽ luôn nhớ đến những kiến thức, kinh
nghiệm mà mọi người đã chia sẻ cho em.
Trân trọng,

Trần Hoàng Tuấn


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................... 3

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD ................................................. 4

MỤC LỤC......................................................................................................... 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ VÀ VỊ TRÍ THỰC TẬP .. 8

1.1. Thông tin về đơn vị thực tập ...................................................................... 8

1.1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................... 8

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ............................................................... 8

1.1.3. Các khách hàng và đối tác của doanh nghiệp ............................................. 9

1.1.4. Tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp ........................................... 10

1.1.5. Công ty TNHH điện tử Canon tại Việt Nam. ........................................... 11

1.2. Thông tin về vị trí thực tập của sinh viên ................................................ 13

1.2.1. Giới thiệu chung về vị trí thực tập ............................................................ 13

1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu đối với vị trí thực tập.................................................. 20

1.2.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ liên quan ......................................................... 21

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG
VIỆC ............................................................................................................... 23

2.1. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn điện, an toàn lao động, vệ sinh công
nghiệp khi thực hiện công việc ....................................................................... 23

2.1.1. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông...........23
2.1.2. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp . 23

2.2. Tiến độ/kế hoạch thực tập ........................................................................ 26

2.3. Phương pháp tổ chức làm việc tại doanh nghiệp ..................................... 28
6

2.3.1. Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất tại doanh
nghiệp .................................................................................................................. 28

2.3.2. Quy trình huấn luyện, vận hành các thiết bị điều khiển tự động .............. 28

2.3.3. Xây dựng quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tự động ........................... 28

2.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong doanh nghiệp nơi thực tập . 29

2.4. Công nghệ sản xuất, ứng dụng các thiết bị điều khiển tự động hóa vào thực
tế sản xuất tại doanh nghiệp ............................................................................ 29

2.5. Kết quả thực hiện công việc được giao trong quá trình thực tập.............30
CHƯƠNG 3: ỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP ..................................... 32

3.1. Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được....................................................... 32

3.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra .................................................. 32

3.3. Ảnh hưởng của mức độ tự động hóa đến sản xuất của doanh nghiệp ..... 33

3.4. Sự cần thiết đăng ký sở hữu trí tuệ các sản phẩm của doanh nghiệp nơi thực
tập .................................................................................................................... 34

3.5. Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ
của doanh nghiệp ............................................................................................ 35

3.6. Các đề xuất với Khoa Điện để nâng cao chất lượng dạy-học của học phần
Thực tập doanh nghiệp . .................................................................................. 35

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 37


13

Diện tích nhà xưởng: 120.000 m2


Địa chỉ: Lô B1, KCN Quế Võ, huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Hình 1.4: Bản đồ vị trí Nhà máy Quế Võ

 + Nhà máy Tiên Sơn


Diện tích mặt bằng: 200.000 m2
Diện tích nhà xưởng: 51.000 m2
Địa chỉ: Số 12, đường TS 10, KCN Tiên Sơn

Hình 1.5: Bản đồ vị trí Nhà máy Tiên Sơn

1.2. Thông tin về vị trí thực tập của sinh viên


1.2.1. Giới thiệu chung về vị trí thực tập
- Vị trí thực tập:
+ Công nhân sản xuất tại phòng lắp ráp ASSY.
+ Tên công đoạn : ST1
27

Thời gian Nội dung


Được đào tạo, giảng dạy về nội quy chung của nhà
Từ 10/01/2024 đến xưởng, các quy định về an toàn lao động và giải thích
11/01/2024 về quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên khi tham gia thực
tập tại công ty.
Tìm hiểu về quy trình sản xuất chung tại nhà xưởng
và cơ cấu tổ chức cũng như các bộ phận liên quan.
Từ 12/01/2024 đến
Được phân chia vào các chuyền cụ thể, tham gia lớp
15/01/2024
học training ST1, học và được bộ phận QA test, kiểm
tra chất lượng đầu ra.
Tìm hiểu các thông tin chung về vị trí thực tập tại
Từ 16/01/2024 đến nhà xưởng. Tìm hiểu thực tế về vị trí và các thao tác
21/02/2024 công đoạn ST1, tham gia kiểm tra thực tế tại chuyền
sản xuất.
Được đào tạo, huấn luyện các kiến thức cơ bản về
linh kiện điện tử, các lỗi sai và hậu quả xảy ra tại các
Từ 22/02/2024 đến công đoạn đã xảy ra như bôi sai vị trí mỡ, bắn thiếu vít.
26/02/2024 Được đào tạo xử lý tình huống khi gặp lỗi, đào tạo về
quy trình “lên tiếng” trong quá trình làm việc. Tham gia
trực tiếp sản xuất.
Được đào tạo về lỗi và đối sách, cải tiến trong quá
Từ 27/02/2024 đến
trình sản xuất. Tham gia trực tiếp vào quá trình sản
01/03/2024
xuất, nâng cao sản lượng.
Được đào tạo, huấn luyện quy trình, cách thức bảo
trì, bảo dưỡng định kì cho các thiết bị hỗ trợ lắp ráp
Từ 02/03/2024 đến
trong nhà máy, tham gia trực tiếp vào quá trình sản
15/03/2024
xuất, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, hạn
chế lỗi.
32

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


3.1. Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được
Thực tập tại nhà xưởng đã cung cấp cho em nhiều kỹ năng thực tiễn và
kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp như:
 Kỹ năng làm việc nhóm:
Thực tập tại nhà xưởng sẽ yêu cầu sinh viên làm việc với nhiều người khác
nhau, từ đồng nghiệp đến cấp quản lý, mọi người trong nhà xưởng đều có sự
liên kết với nhau trong việc sản xuất tạo ra sản phẩm. Việc học cách làm việc
nhóm, phối hợp công việc sẽ giúp sinh viên trở thành một thành viên đóng góp
tích cực cho nhóm và nâng cao hiệu suất làm việc. Nâng cao kỹ năng của bản
thân.
 Kỹ năng quản lý thời gian:
Trong môi trường sản xuất, thời gian là rất quan trọng. Việc học cách sắp
xếp thời gian hiệu quả, tập trung vào những công việc quan trọng và ưu tiên
nhiệm vụ cần làm sẽ giúp sinh viên hoàn thành công việc một cách nhanh chóng
và chính xác.
 Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Trong quá trình làm việc tại nhà xưởng, sinh viên sẽ phải đối mặt với nhiều
vấn đề khác nhau, từ việc sửa chữa máy móc cho đến giải quyết các vấn đề liên
quan đến sản xuất. Việc học cách phân tích và giải quyết vấn đề một cách nhanh
chóng và hiệu quả sẽ giúp sinh viên trở thành một nhân viên có giá trị trong môi
trường sản xuất.
 Kỹ năng kỹ thuật:
Thực tập tại nhà xưởng cũng giúp sinh viên học được nhiều kỹ năng kỹ
thuật như cách sử dụng các công cụ và thiết bị, quy trình sản xuất, kiểm tra chất
lượng sản phẩm,... Việc nắm vững các kỹ năng này sẽ giúp sinh viên có cơ hội
tốt hơn để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
3.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra
Trong quá trình thực tập, em đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm.
33

Đầu tiên, em nhận thấy rằng quá trình sản xuất điện tử là rất phức tạp và
đòi hỏi yêu cầu cao về nhiều mặt, bản thân người sản xuất cần đảm bảo được
những yêu cầu tối thiểu để có thể sản xuất đạt yêu cầu chất lượng.
Thứ hai, em cũng nhận thấy rằng quá trình bảo trì và sửa chữa các thiết bị
tự động là rất quan trọng để đảm bảo sản xuất được thực hiện một cách liên tục
và hiệu quả.
Thứ ba, việc hoàn thành công đoạn và kiểm tra chính xác công đoạn lắp
ráp của công nhân lắp ráp là vô cùng quan trọng, bởi vì yếu tố lỗi của công đoạn
mình đảm nhận sẽ ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo, ảnh hưởng gây gián
đoạn đường chuyền sản xuất và hơn hết nữa là chất lượng của sản phẩm làm ra.
3.3. Ảnh hưởng của mức độ tự động hóa đến sản xuất của doanh nghiệp
Canon là một trong những nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất trên thế
giới và đã áp dụng rất nhiều công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất. Mức
độ tự động hóa của Canon đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sản xuất và các
hoạt động kinh doanh của họ như sau:
 Năng suất sản xuất: Tự động hóa giúp Canon tăng năng suất sản xuất
bằng cách giảm thời gian chờ đợi, tăng tốc độ sản xuất, cải thiện chất lượng sản
phẩm và giảm sự cố hỏng hóc.
 Tăng năng suất lao động: Tự động hóa giúp giảm số lượng lao động
cần thiết cho sản xuất, giảm thời gian và chi phí đào tạo, đồng thời tăng năng suất
lao động.
 Cạnh tranh giá cả: Tự động hóa giúp Canon cạnh tranh về giá cả
bằng cách giảm chi phí sản xuất, giảm tồn kho, tăng năng suất và giảm thời gian
sản xuất.
 Tác động đến nguồn nhân lực: Sự tự động hóa trong sản xuất có thể
dẫn đến việc giảm số lượng lao động cần thiết và ảnh hưởng đến một số ngành
nghề, tuy nhiên, Canon đã đưa ra nhiều chương trình đào tạo để tạo điều kiện cho
nhân viên chuyển đổi sang các vị trí công việc mới.
34

 Sự phát triển kinh tế: Canon là một trong những nhà sản xuất lớn
nhất thế giới và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của kinh tế toàn cầu. Sự tự động
hóa trong sản xuất của họ có thể giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra nhiều
công việc mới và tăng năng suất sản xuất trong ngành công nghiệp.
3.4. Sự cần thiết đăng ký sở hữu trí tuệ các sản phẩm của doanh nghiệp nơi
thực tập
Đăng ký sở hữu trí tuệ là quá trình đăng ký bảo vệ cho các sáng chế, nhãn
hiệu, thiết kế và tác phẩm khác của doanh nghiệp Canon. Việc đăng ký sở hữu trí
tuệ có thể giúp đảm bảo quyền lợi và lợi ích của Canon trong việc sử dụng, bán
và cấp phép cho các sản phẩm của họ. Sau đây là những lợi ích của việc đăng ký
sở hữu trí tuệ:
 Bảo vệ quyền sở hữu: Đăng ký sở hữu trí tuệ giúp đảm bảo quyền
sở hữu của Canon đối với các sản phẩm của họ, ngăn chặn việc sao chép và sử
dụng trái phép.
 Tạo giá trị cho thương hiệu: Đăng ký sở hữu trí tuệ giúp tạo giá trị
cho thương hiệu của Canon, giúp khách hàng tin tưởng và ưa chuộng các sản
phẩm của họ hơn.
 Điều chỉnh và bảo vệ giá cả: Đăng ký sở hữu trí tuệ có thể giúp
Canon điều chỉnh và bảo vệ giá cả của sản phẩm của họ, tránh tình trạng giảm giá
cạnh tranh do các sản phẩm giả mạo.
Nếu không đăng ký sở hữu trí tuệ các sản phẩm, Canon có thể gặp phải
những hậu quả nghiêm trọng như:
 Bị sao chép và sử dụng trái phép: Việc không đăng ký sở hữu trí tuệ
có thể dẫn đến việc sản phẩm của Canon bị sao chép và sử dụng trái phép, gây
thiệt hại cho công ty về cả mặt tài chính và uy tín.
 Không thể kiểm soát giá cả: Việc không đăng ký sở hữu trí tuệ có
thể dẫn đến việc Canon không thể kiểm soát giá cả của sản phẩm của mình và bị
đối thủ giảm giá cạnh tranh.
35

 Mất giá trị thương hiệu: Nếu không đăng ký sở hữu trí tuệ, thương
hiệu của Canon sẽ mất đi giá trị và không được công nhận bởi các nhà sản xuất
khác và khách hàng.
3.5. Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch
vụ của doanh nghiệp
Dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực tập, em có một vài
đề xuất và khuyến nghị mà em nghĩ có thể giúp cải tiến hoạt động quản lý/sản
xuất/dịch vụ của doanh nghiệp Canon.
Đầu tiên, Canon nên đưa ra các chính sách và quy trình quản lý chất lượng
chặt chẽ hơn để đảm bảo các sản phẩm của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất
lượng cao nhất.
Thứ hai, Canon nên đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để cải thiện
kỹ năng và năng lực của nhân viên, đồng thời nâng cao năng suất và hiệu quả làm
việc.
Thứ ba, Canon nên tăng cường việc đo lường và kiểm tra chất lượng sản
phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của khách hàng.
Thứ tư, Canon nên tăng cường bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất
và quản lý, đồng thời tìm kiếm các phương pháp sản xuất xanh hơn để giảm thiểu
tác động tiêu cực đến môi trường.
Cuối cùng, doanh nghiệp nên cải thiện quy trình quản lý sản xuất để đảm
bảo quá trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng.
36

3.6. Các đề xuất với Khoa Điện để nâng cao chất lượng dạy-học của học phần
Thực tập doanh nghiệp .
Trải qua quá trình thực tập tại công ty, bản thân em đã học hỏi được nhiều
điểu, rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong khi làm việc. Từ
những kinh nghiệm đó, em nhận thấy có thể đưa ra một vài đề xuất với Khoa
Điện để nâng cao chất lượng dạy-học của học phần Thực tập doanh nghiệp .
Đầu tiên, chương trình đào tạo có thể thêm vào việc giảng dạy các kỹ năng
cần thiết để làm việc trong môi trường sản xuất thực tế.
Thứ hai, chương trình nên cung cấp cho sinh viên kiến thức về quy trình
sản xuất và các thiết bị tự động hiện đại để sinh viên có thể nắm bắt được những
xu hướng mới nhất trong sản xuất.
Thứ ba, chương trình nên đào tạo sinh viên về việc đo lường và kiểm tra
chất lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng của
khách hàng.
Cuối cùng, chương trình nên tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại
các doanh nghiệp hiện đại để có thể trải nghiệm và áp dụng các kiến thức và kỹ
năng đã học trong môi trường thực tế.
37

KẾT LUẬN
Trong báo cáo thực tập của mình, em đã tìm hiểu được về những nội quy,
quy định về đảm bảo an toàn tại nhà xưởng cũng như phương pháp tổ chức làm
việc và việc ứng dụng các thiết bị, máy móc tự động hóa tại doanh nghiệp. Từ đó,
em có thể hiểu được tầm quan trọng và ảnh hưởng của tự động hóa đối với năng
suất và chất lượng sản xuất tại doanh nghiệp nơi thực tập. Bên cạnh đó, em cũng
đã học thêm được nhiều kiến thức về máy móc công nghiệp trong nhà xưởng và
biết cách vận hành, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng chúng. Ngoài kiến thức về máy
móc, em cũng được trau dồi thêm nhiều kiến thức về kĩ năng mềm khác để hoàn
thiện bản thân tốt hơn, làm hành trang cho bản thân áp dụng vào công việc sau
này. Em cũng mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất mà cá nhân mình nghĩ sẽ giúp
cho doanh nghiệp có thể nâng cao hơn năng suất, chất lượng sản phẩm. Em hy
vọng rằng báo cáo của mình có thể giúp đỡ được các sinh viên khác trong quá
trình thực tập của họ thông qua những kiến thức mà em đã học, đã trải nghiệm
được tại đơn vị thực tập.

You might also like