You are on page 1of 34

Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Nhân loại đang bước vào kỷ nguyên bùng nổ của khoa học và công nghệ. Các ngành
công nghiệp đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là
ngành công nghệ sản xuất chất dẻo.
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, được dùng làm vật liệu sản xuất nhiều
loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con người cũng như phục vụ cho
sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như; điện, điện tử, viễn thông, giao
thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp,… Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ,
chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền
thống tưởng chừng như không thể thay thế được là gỗ, kim loại, silicat,.. Do đó, ngành
công nghiệp nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của
các quốc gia. Sản lượng nhựa toàn cầu đạt 322 triệu tấn/ năm[1].

Hình 1.1 Sản lượng sản xuất nhựa toàn cầu 1950 -2016[2]

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 1


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Giống như các loại nhựa khác, polystyrene (PS) cũng được sử dụng rộng rãi vì tính
chất cơ học tốt và giá thành tương đối thấp. PS được sử dụng rộng rãi trong vật liệu xây
dựng (vật liệu cách nhiệt), xốp đóng gói, hộp đựng thực phẩm, cốc, đĩa tiện lợi.

Năm 1839, nhà hóa học người Đức Eduard Simon đã phát minh ra PS, ông đã phân
lập chất này từ nhựa tự nhiên nhưng ông không biết mình đã khám phá ra điều gì. Sau đó,
nhà hóa học hữu cơ người Đức, Hermann Staudiger, nhận ra rằng khám phá của Simon
bao gồm các chuỗi polystyren. Năm 1930, các nhà khoa học tại công ty có tên Badische
Anilin & Soda- Fabrik đã phát triển phương pháp sản xuất PS thương mại. Các sản phẩm
PS được đưa vào thị trường Hoa Kì năm 1938 bởi công ty hóa chất Dow[3]. Công nghệ
tổng hợp nhựa polystyren ngày càng được hoàn thiện và sản phẩm thu được có tính chất
cơ lý h tốt, đồng đều, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Có khoảng 21 triệu tấn PS được
sản xuất trên thế giới vào năm 2013[1].

Hình 1.2 Cơ cấu tiêu thụ Polystyren toàn cầu năm 2020 theo khu vực[4].

Lượng tiêu thụ PS trên toàn thế giới có sự phân chia rõ rệt, chiếm phần lớn ở Châu
Á, theo sau là Bắc Mỹ. Còn thị trường tiêu thụ ít PS là: Châu Âu, Trung Đông-Bắc Phi
và Mỹ La Tinh.

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 2


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một thị trường polystyrene lớn, nó đóng góp
đáng kể vào thị trường thương mại vật liệu. Trong khi xuất nhập khẩu nhựa polystyrene
chịu va đập (HIPS) và polystyrene tinh thể (GPPS) được cân bằng, thì Châu Á Thái Bình
Dương là khu vực xuất khẩu nhựa polystyrene xốp (EPS). Sản lượng polystyrene trên
toàn cầu, đặc biệt là polystyrene chịu va đập, và GPPS được ước tính là khoảng 14 triệu
tấn, trong đó Châu Á chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng. Sản lượng polystyrene xốp
(EPS) toàn cầu ước tính vào khoảng 12 triệu tấn, trong đó Châu Á Thái Bình Dương
chiếm khoảng 3/4 tổng sản lượng. Người tiêu dùng ở Bắc Mỹ dự kiến sẽ hướng đến khu
vực Châu Á Thái Bình Dương để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai của họ. Trung
Quốc là một trong những nước nhập khẩu HIPS và GPPS lớn nhất bởi vì ứng dụng chất
này ngày càng tăng trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng[5].

Bảng 1.1 Sản lượng sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước[6].

Nguyên Công ty sản xuất Công suất


liệu
(tấn/năm)

PP Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn 150,000

PET Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa 145,000

PVC Công ty TNHH nhựa và hóa chất Phú Mỹ 200,000

Công ty TNHH Nhựa và hóa chất TPC Vina 190,000

PS Công ty TNHH Polystyren Việt Nam 48,000

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 3


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

EPS Công ty TNHH Polystyren Việt Nam 38,000

BOPP Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa 60,000

Công ty Cổ phần Nhựa Youl Chon Vina 12,000

Công ty Màng Châu Âu 30,000

DOP Công ty Liên doanh Hóa Chất LG Việt Nam 40,000

Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng sản xuất PS ở Việt Nam còn thấp, chủ yếu tập
trung sản xuất PE, PP,PET, và PVC.

Quá trình sản xuất Polystyren hiện nay có nhiều phương pháp như trùng hợp khối,
trùng hợp dung dịch, trùng hợp huyền phù và trùng hợp nhũ tương. Trong đó trùng hợp
huyền phù là phương pháp có nhiều ưu điểm như: khối lượng phân tử cao độ đa phân tán
nhỏ,…

Từ những đặc điểm sản xuất cũng như nhu cầu tiêu thụ nhựa PS ở trên, em quyết
định lựa chọn đề tài: “Thiết kế phân xưởng sản xuất nhựa PS theo phương pháp trùng
hợp huyền phù, năng suất 20000 tấn/năm” trong nhiệm vụ thiết kế đồ án này.

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 4


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

PHẦN 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1 Nguyên liệu tổng hợp Polystyren

2.1.1 Styren
Công thức phân tử của styren: C8H8
Công thức cấu tạo của styren: C6H5-CH=CH2

2.1.1.1 Tính chất vật lí


Styren ở điều kiện thường, nó là một chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi thơm
đặc biệt. Không hòa tan trong nước, có thể trộn lẫn với hầu hết các dung môi hữu cơ theo
bất kỳ tỷ lệ nào[7].
Bảng 1.2 Tính chất vật lý của styren[7].

Khối lượng phân tử, g/mol 104.14

Tỷ trọng, g/cm3 0.9059

Nhiệt độ sôi, ℃ 145

Nhiệt độ nóng chảy, ℃ -31

Nhiệt độ chớp cháy, ℃ 31

Áp suất hơi ở 20℃,hPa 6.67

Độ dẫn nhiệt ở 20℃,W/m℃ 0.6

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 5


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

2.1.1.2 Tính chất hóa học của styren[8]


 Cộng halogen:
C6H5-CH=CH2 + Br2 C6H5-CHBr-CH2Br
 Cộng HA ( HOH, HX, H2SO4..)
C6H5-CH=CH2 + HA C6H5-CH-CH3
A
Phản ứng oxy hóa:
C6H5-CH=CH2 + O2 C6H5COOH + CO2 + H2O
+ Cộng H2:

Styren rất dễ trùng hợp vì có nối đôi và vòng thơm, trong quá trình bảo quản nên
hạn chế cho tiếp xúc với ánh sáng, oxy, nhiệt độ. Thông thường khi bảo quản ta cho 0,5 ÷
1,5 % khối lượng hydroquinon vào làm chất ức chế trùng hợp.
2.1.1.2 Đặc điểm nguy hiểm của styren
Khi tiếp xúc với styrene sẽ gây kích ứng da và mắt, việc này lặp lại thường xuyên
thì có khả năng gây ung thư cao.
Độc tính đường miệng của styrene thấp. Bất kỳ lượng nhỏ nào vô tình nuốt phải đều
không thể gây hại. Nuốt phải một lượng lớn styrene có thể gây kích ứng miệng, cổ họng
và đường tiêu hóa. Tuy nhiên, hít vào phổi có thể gây viêm phổi do hóa chất, có thể gây
tử vong[7].
2.1.1.3 Các phương pháp thu được styren
- Styren có trong bã nhựa.
- Nhận được khi chưng khô than.
- Cracking dầu mỏ.
- Nhiệt phân một số chất hữu cơ khác.

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 6


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

- Đề hydro hoá của etylbenzen.


 Trong các phương pháp thì phương pháp đề hydro hoá của etylbenzen được sử dụng
rộng rãi nhất .
Etylbenzen có công thức : C6H5 – CH2 – CH3.
Phương pháp này bao gồm hai bước:
+ alkyl hóa benzen bằng etylen để tạo ra etylbenzen
+ tiếp theo là khử hydro etylbenzen để tạo ra styren

2.1.2 Một số chất phụ gia.


2.2 Cơ chế trùng hợp Polystyren
2.2.1 Giai đoạn khơi mào
Đây là giai đoạn sinh ra trung tâm hoạt động, dưới tác dụng của nhiệt độ, chất khởi
đầu peroxit benzoin phân huỷ thành gốc tự do:

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 7


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Sau đó:

Gốc tự do tạo thành tiếp tục phản ứng với monome cho một gốc tự do mới

2.2.2 Giai đoạn phát triển mạch


Các gốc tự do được tạo thành từ giai đoạn trước lần lượt đính liên tiếp vào các phân
tử monome rồi tiếp tục phát triển mạch như sau:

2.2.2 Giai đoạn ngắt mạch


Phản ứng đứt mạch trong quá trình trùng hợp gốc có thể xảy ra theo hai cách:
- Kết hợp.

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 8


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

- Phân ly không đối xứng

2.3 Động học của quá trình trùng hợp gốc


Giai đoạn khơi mào.
Sự phân hủy của chất khơi mào tạo ra gốc tự do:

I 2R*
kd

Sự kết hợp giữa monomer và gốc tự do

R +M RMi*

kd

Do đó, tốc độ khơi mào


Ri=d ¿ ¿

 Trong đó:
+ I là chất khơi mào
+ R* là gốc tự do
+ Kd: Hằng số tốc độ cho sự phân ly của chất khơi mào (s-1)
+ Ri: Tốc độ phân hủy của gốc tự do

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 9


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

+ [M*] là nồng độ Rmi*


+ f: Hệ số của chất khơi mào
+ [I]: Nồng độ ban đầu của chất khơi mào
Giai đoạn phát triển mạch.
RM1*+M RM2*
kp
RM2*+M RM2*
kp

RMx*+M RMx+1*
kp

Tốc độ phát triển mạch :

(2)
 Trong đó:
+ Rp: Tốc độ phát triển mạch
+ Kp: Hằng số tốc độ phản ứng phát triển mạch
+ [M*] =⅀ RMx*
+ [M] là nồng độ monomer ban đầu

Giai đoạn ngắt mạch .


Rt = −d ¿ ¿ =2kt[M*]2(3)

Từ (1)(3) ta có

Ri =Rt

= > 2fkd[I] = 2kt[M*]2

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 10


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

= > [M*] = (4)

Thay (4) vào (2) ta có:

.
Vận tốc của quá trình trùng hợp sẽ được quyết định bởi vận tốc phát triển mạch

Đặt

=>
Như vậy đối với phản ứng trùng hợp gốc tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ
chất khơi mào và nồng độ monomer.

Độ trùng hợp P được tính theo công thức sau:

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 11


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Như vậy, độ trùng hợp tỷ lệ nghịch với nồng độ chất khởi đầu, nồng độ
chất khởi đầu càng lớn thì khối lượng phân tử polyme tạo thành càng nhỏ.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trùng hợp.
Trong quá trình trùng hợp gốc nói riêng và trong mọi quá trình tổng hợp polyme nói
chung người ta thướng chú ý đến 2 yếu tố là:
 Tốc độ phát triển mạch, cho biết diễn biến của quá trình
 Độ trùng hợp trung bình, cho biết khối lượng phân tử trung bình của polyme,
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất cơ lý – hóa lý của polyme.
Vì vậy, ở đây chúng ta sẽ xem xét các yếu tố: Nồng độ chất khơi mào,
nồng độ monome, nhiệt độ, áp suất ảnh hưởng đến 2 yếu tố trên như thế nào để
từ đó rút ra được điều kiện tối ưu cho quá trình trùng hợp trong những điều kiện
cụ thể để có được những sản phẩm mong muốn[9].
2.4.1 Ảnh hưởng của nồng độ chất khơi mào
Tốc độ trùng hợp tỷ lệ thuận với nồng độ chất khơi mào.
Độ trùng hợp trung bình tỷ lệ thuận với nồng độ chất khơi mào. Để làm tăng tốc
độ phản ứng trùng hợp thì cần phải tăng nồng độ chất khơi mào nhưng khi đó độ trùng
hợp trung bình của polyme lại bị giảm. Đây là hạn chế của phương pháp trùng hợp gốc.
Vì vậy trong thực tế người ta lựa chọn nồng độ chất khơi mào thích hợp nhất tùy thuộc
vào điều kiện tiến hành phản ứng và tính chất mong muốn đối với polyme sản phẩm.
Thông thường nồng độ chất khơi mào vào khảng 0,1 – 1% so với monome[9].
2.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nghiên cứu động học phản ứng cũng cho thấy:
+ Tốc độ phát triển mạch tỉ lệ thuận với nhiệt độ phản ứng;
+ Độ trùng hợp trung bình P tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
Trong quá trình trùng hợp, nếu tăng nhiệt độ của phản ứng sẽ làm tăng tốc độ của
tất các các phản ứng xảy ra trong hệ. Khi đó tốc độ tạo thành các trung tâm hoạt động
tăng, phản ứng phát triển mạch tăng và như vậy làm tăng tốc độ chung của quá trình
trùng hợp monome tạo thành sản phẩm polyme. Nhưng việc tăng nhiệt độ của phản ứng
đồng thời cũng làm tăng tốc độ phản ứng ngắt mạch, làm giảm khối lượng phân tử trung
bình của polyme thu được. Nguyên nhân là do năng lượng hoạt hoá của phản ứng khơi
mào lớn hơn nhiều so với năng lượng hoạt hoá của phản ứng phát triển mạch và ngắt
mạch. Theo Arrhenius, nếu năng lượng hoạt hoá của phản ứng càng cao thì mức độ ảnh

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 12


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

hưởng của nhiệt độ đến việc tăng tốc độ của phản ứng đó càng lớn. Vì vậy, khi tăng nhiệt
độ của phản ứng thì tốc độ tăng của phản ứng khơi mào lớn hơn nhiều so với phản ứng
phát triển mạch và ngắt mạch[9].
2.4.3 Ảnh hưởng của áp suất
Quá trình trùng hợp làm giảm áp suất của hệ vì khi trùng hợp thì khoảng cách giữa
các phân tử monome được thay thế bằng những liên kết hoá học trong polyme. Vì vậy,
theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, nếu tăng áp suất của hệ phản ứng sẽ
làm cho cân bằng dịch chuyển về phía tạo thành polyme, nghĩa là có lợi cho phản ứng
trùng hợp: vận tốc phản ứng tăng và khối lượng phân tử tăng.
Tuy vậy, nghiên cứu thực tế các phản ứng trùng hợp cho thấy, ở áp suất
thấp khoảng vài chục at không ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ trùng hợp. Nhưng
khi ở áp suất rất cao khoảng 3.000 ÷ 5.000 at có ảnh hưởng tăng tốc độ phản
ứng rất mạnh[9].
2.4.4 Ảnh hưởng của nồng độ monomer
Tốc độ phản ứng và độ trùng hợp P đều tỷ lệ thuận với nồng độ monomer. Nghĩa là
trong quá trình trùng hợp nếu nồng độ monomer tham gia phản ứng càng lớn thì tốc độ
của quá trình càng lớn và polyme thu được có phân tử lượng càng cao[9].
Ngoài 4 yếu tố trên, khả năng phản ứng còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của
monome và ggocs tự do.
2.5 Các phương pháp tổng hợp polystyren
2.5.1 Trùng hợp khối
Trùng hợp Styren thành khối có thể tiến hành khi đun nóng có chất khởi đầu hoặc
không có chất khởi đầu. Chất khởi đầu thường là các peroxit hữu cơ. Benzoyl peroxit là
chất khởi đầu rất phổ biến nhưng không thích hợp khi trùng hợp styren vì nó làm vàng
sản phẩm.
Tốc độ trùng hợp tăng theo nhiệt độ ở nhiệt độ dưới 50 ℃ vận tốc trùng hợp rất
chậm (có khi đến hàng năm), ở 150℃ phản ứng kết thúc trong vài giờ. Nhưng khi
chuyển hóa được khoảng 90% thì phản ứng chậm lại và khi được 98÷99% thì phản ứng
hầu nhưkhông xảy ra nữa. Điều đó có nghĩa là polymer có trọng lượng phân tử cao không
thu được với hiệu xuất cao. Nếu còn lại nhiều monome thì nhiệt độ chảy mền của PS sẽ

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 13


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

giảm xuống, vật phẩm trở nên đục do monome chuyển lên bề mặt và bốc hơi từ từđôi khi
làm vàng sản phẩm[8].
Để thu được polymer có trọng lượng phân tử trung bình cao tương đối và chứa
monome còn lại ít nhất ta dùng chếđộ trùng hợp hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: tạo ra xirop (PS có trọng lượng phân tử thấp tan trong monome)
với hiệu suất 30÷40%[8].
+ Giai đoạn hai: đổ vào khuôn ( có thể tích nhỏ 5÷10 lít) sau đó trùng hợp tiếp tục
cho đến khi kết thúc. Tháo sản phẩm ra khỏi khuôn đem đập, nghiền, sàng hay tạo hạt[8].
2.5.2 Trùng hợp dung dịch
So với trùng hợp khối thì phản ứng trùng hợp trong dung dịch xảy ra với vận tốc bé
(ởđiều kiện không có chất khởi đầu) và polymer tạo ra có trọng lượng phân tử thấp hơn.
Giá trị trọng lượng phân tử trung bình của PS phụ thuộc vào điều kiện trùng hợp và loại
dung môi. Qua thí nghiệm thấy benzen, xiclohexan, toluen trùng hợp tốt hơn các dung
môi khác[8].
Điều chế polymer trong dung dịch thuận lợi để làm sơn, còn với mục đích khác thì
thêm chất làm lắng để kết tủa polymer.
2.5.3 Trùng hợp nhũ tương
Nhũ tương gồm có: monome, nước, chất nhũ hóa, chất khởi đầu và chất điều chỉnh
sức căng bề mặt.
Cơ chế trùng hợp nhũ tương: chất nhũ hóa khi tan trong nước tạo thành các Mixen
hình cầu mà ở đó các đầu không ưa nước của phân tử nhũ hóa sẽ hướng vào trong và các
đầu ưa nước hướng ra ngoài. Các phân tử chất khởi đầu tan trong nước tạo thành các gốc
tự do nhờ phần ưa nước của chất nhũ hóa đi vào Mixen và tiếp xúc với các phân tử
monome để xảy ra các phản ứng trùng hợp[8].
+ Nước là môi trường phân tán cũng là chất tải nhiệt đểđiều chỉnh nhiệt phản ứng
tỏa ra.
+ Chất nhũ hóa: để giữ monome và polymer mãi ở trạng thái phân tán trong pha
nước. Chất nhũ hóa thường dùng là các loại xà phòng như: ôlêat kali, natri, stêarat hay
các sunfoaxit của rượu cao béo, xà phòng nhựa thông, nêkan...

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 14


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Nếu giảm nồng độ chất nhũ hóa thì vận tốc phản ứng giảm, nhưng thời gian trùng
hợp và trọng lượng phân tử trung bình polymer tăng. Vì vậy muốn điều chỉnh trọng
lượng phân tử trung bình polymer trước hết nên thay đổi nồng độ chất khởi đầu chứđừng
thay đổi lượng chất nhũ hóa. Vì chất nhũ hóa chỉ thay đổi M của PS một ít nhưng lại tăng
thời gian trùng hợp lên rất nhiều.
+ Chất kích động: là các peroxit và hydroperoxit tan trong nước ( H2O2, pesulfat
amôn và kali..) với hàm lượng 0,1÷1% trọng lượng monome.
Khi thênm chất xúc tiến ( các muối kim loại có tính axit: ion Ag+ ) làm phân hủy
chất kích động vào hỗn hợp phản ứng thì thời gian trùng hợp giảm.
Nếu dùng hệ thống oxi hóa-khử: chất oxy hóa ( chất kích động ) và chất khử ( muối
kim loại có hóa trị thay đổi) thì vận tốc của quá trình trùng hợp có thể tăng và giảm nhiệt
độ phản ứng xuống.
+ Chất điều chỉnh: thường dùng rượu hay các chất làm giảm sức căng bề mặt của hệ
thống tức là có khả năng làm tăng độ khuếch tán của nhũ tương.
2.5.4 Trùng hợp huyền phù
Thành phần
 Monomer: Styrene
 Chất ổn định huyền phù:
Là các polymer hữu cơ tan trong nước như rượu polyvinilic, metyl xenluylo...chúng
phải hoàn toàn không tan trong monome. Vai trò của nó là làm tăng độ nhớt của nước và
do đó ngăn cản các hạt polymer dính vào nhau.
 Chất khơi mào
Là các peroxit hữu cơ không tan trong nước mà tan trong monome.
 Nước
Dùng để phân tán các monomer ra thành từng hạt riêng đồng thể và cũng là môi
trường trao đổi nhiệt.
Cơ chế của quá trình trùng hợp huyền phù
Trùng hợp huyền phù về cơ bản là một quá trình trùng hợp khối trong giọt. Chất ổn
định được hấp phụ lên trên bề mặt các giọt monomer. Chất khơi mào tan trong các giọt
monomer khơi mào cho phản ứng trùng hợp xảy ra trong các giọt tạo nên các tiểu phân
hay các hạt hình cầu (polymer)[8].

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 15


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Các tiểu phân hay các hạt hình cầu này dễ tách ra khi ngừng khuấy và không cần
dùng chất đông tụ đặc biệt.
Kích thướt hạt
Kích thướt hạt huyền phù từ 10-1000 nm phụ thuộc vào:
- Tốc độ khuấy trộn
- Nồng độ và loại chất ổn định
Ưu và nhược điểm của phương pháp trùng hợp
Ưu điểm: Quá trình trùng hợp được tiến hành trong pha nước nên độ nhớt thấp và
thoát nhiệt dễ dàng, sản phẩm có khối lượng phân tử cao và độ đa phân tán nhỏ có thể
dùng trực tiếp làm keo sơn.
Nhược điểm: Không thể trùng hợp các loại polymer có Tg bé hơn nhiệt độ trùng hợp
vì lúc này ở trạng thái mềm cao sẽ kết dính lại với nhau. Tách và làm sạch polymer hoặc
chấp nhận lượng tạp chất nhất định.
2.6 Tính chất của sản phẩm- polystyren
2.6.1 Tính chất vật lý của polystyren
PS là chất dẻo trong suốt , cứng chắc, không mùi, không vị, khi cháy có nhiều khói,
giá thành rẻ, dễ gia công bằng phương pháp ép và đúc dưới áp suất[8].
PS có trọng lượng phân tử thấp rất giòn và có độ bền khi kéo căng bé. Độ dãn dài
tương đối của PS tăng vọt sau 80℃ và trở nên mềm dẻo như cao su và dính [8]. Do đó PS
chỉ sử dụng ở nhiệt độ dưới 80℃.
- Khối lượng riêng d=1,05-1,1 g/cm3[8]
- PS có độ bền va đập thấp ((khía Izod = 0,2–0,5 ft-lb / in)[3]. Trong một số trường
hợp để cải thiện khả năng chống va đập của PS thường sử dụng cao su butadien.
HIPS là sự kết hợp của cao su butadien và PS.
- Chỉ số chảy MI: 1-8 g/10phút -Độ bền kéo đứt: 400-450 kg/cm2[8].
2.6.2 Độ bền hóa học
PS không phân cực do đó bền với các hoá chất phân cực và phân cực mạnh. PS bền
với rượu, nước, chất béo bão hòa và dầu khoáng, glycerine, dầu đậu nành, xăng dầu,…[3]

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 16


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Vì có nguyên tử H ở C bậc 3 linh động nên H này dễ tham gia phản ứng oxi hoá vì
thế PS nhanh bị lão hoá trong không khí khi có ánh sáng trực tiếp. Vòng bezen có thể
tham gia phản ứng sunfo hóa, nitro hoá,...dùng để sản xuất nhựa trao đổi ion như cationit
axit mạnh.

2.6.3 Tính chất chịu nhiệt


PS có tính dẫn nhiệt thấp và cách nhiệt tốt[3].
PS có nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh Tg: 100℃, cao hơn nhiệt độ chuyển hóa thủy
tinh thì PS sẽ chuyển sang trạng thái mềm cao[3]. Vì vậy sử dụng có nhiều khóa khăn do
độ chịu nhiệt thấp.
2.6.4 Tính chất cách điện
PS có tính chất cách điện tốt vì hệ số tiêu tán thấp từ 0,0001- 0,0003[3]. Do đó PS
là vật liệu cách điện hoàn hảo nhất, PS thường dùng làm vỏ bọc dây cáp cao tần, các sản
phẩm dùng trong lĩnh vực vô tuyến điện. Màng PS được sử dụng trong các tụ điện cao
tần ổn đingj và chính xác với tính chất cách điện cao.
2.6. 5Cấu tạo
Qua nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau đặc biệt là phương pháp nhiệt phân
PS thì thấy PS có cấu tạo đầu nối đuôi.

2.6.6 Ứng dụng và phân loại


Polystyren là loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến đứng thứ tư trên thế giới về sản lượng.
Nó được ứng dụng chủ yếu trong các ngành: bao bì, điện, điện tử, xây dựng, đồ nội thất,

Dựa vào cấu trúc thì polystyren được chia làm 3 loại:

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 17


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

PS tinh thể (GPPS)


PS tinh thể thường được dùng cho các mục đích thông dụng, có khối lượng phân tử tương
đối lớn (Mw = 2-3 x 105) cứng, bền, không mùi, không vị. Là chất dễ tác động bởi nhiệt,
ổn định nhiệt, trọng lượng riêng thấp và có giá thành thấp. Ngoài ra PS còn có tính chất
điện và tính chất nhiệt tốt, đây là lý do mà chúng được sử dụng như là vật liệu vật liệu
cách điện rẻ tiền.

Ứng dụng của PS tinh thể

Đúc khuôn kiểu phụt Ép khuôn Ứng dụng mới

- Làm vỏ bao bì - Làm vỏ bao bì - Lắp kính

- Hộp lọ đựng mỹ phẩm - Thùng carton - Chiếu sáng

- Cánh quat/ tán đèn - Khay đựng thực phẩm - Vật trang trí
nhà cửa
- Đồ nhựa rắn - Hộp đựng thức ăn
nhanh
- Các mặt hàng văn phòng
phẩm - Hộp xốp

- Dây quay đĩa máy tính - Bao bì thực phẩm

- Vật dụng y tế

PS chịu va đập (HIPS)

Chất đàn hồi được trộn vào polystyrene, chủ yếu để làm tăng tính bền cơ học. Kết
quả là tạo ra vật liệu thường được gọi là PS chịu va đập (HIPS) và có giá trị cho nhiều
thứ khác nhau. Chất đàn hồi Polybutadiene có cấu trúc lập thể điều hòa được sử dụng để
điều chỉnh tính chịu va đập. Độ bền, tính chịu va đập, độ trong, và các công nghệ chế
biến khác nhau có ảnh hưởng tới hình dáng sợi và sự phân tán trong pha nền polymer.
Polystyrene chịu va đập có thể được xử lý một cách dễ dàng bởi các công nghệ chế biến

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 18


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

nhiệt dẻo thông thường gồm công nghệ màng, công nghệ tấm và các công nghệ: ép biên,
ép nóng, đúc phun, đúc phun áp lực, và đúc thổi cấu trúc.
Một số ứng dụng của HIPS:
- Bao bì dập nóng
- Đựng thức ăn nhanh
- Cốc và nắp đậy
- Hộp đựng nước ép trái cây và các sản phẩm sữa
- Đường ống cho tủ lạnh
- Các bộ phận của máy điều hòa không khí
- Cáp nối TV/băng ghi âm
- Đồng hồ treo tường
- Phụ kiện đồ điện
- Đĩa video và băng catset
- Đồ chơi, gót giày…
PS xốp (EPS)

PS xốp là thuật ngữ chung để chỉ PS, và copolyme styrene được tạo ra như
một hợp chất với các chất tạo khí và các phụ gia khác, nó có thể được chế biến
thành các sản phẩm xốp có tỷ trọng thấp. Các loại vật liệu EPS có thể chế tạo
các sản phẩm như cốc cà phê, giảm sóc cho ô tô. Mục đích chính của EPS là
chế tạo ly dùng 1 lần, vỏ chống rung và vật liệu cách nhiệt.

Do có ứng dụng rộng rãi trong sinh hoạt cũng như trong công nghiệp,
polystyren đã trở thành vật liệu quan trọng và thiết yếu đối với cuộc sống con
người. Việc nghiên cứu các công nghệ mới nhằm đẩy mạnh sản xuất polystyren
để chế tạo ra các vật phẩm ngày càng được quan tâm và phát triển.

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 19


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

PHẦN 3: TÍNH TOÁN CÔMG NGHỆ

CHƯƠNG 1: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT


3.1.1 Tính toán cân bằng vật chất
Mục đích của việc tính cân bằng vật chất nhằm giúp ta biết được mỗi mẻ sản
xuất
cần bao nhiêu nguyên liệu. Từ đó lập bảng chuẩn bị nguyên liệu cho một mẻ, một
ngày và một năm sản xuất. Đồng thời lập đơn đặt hàng để đáp ứng yêu cầu sản
xuất
liên tục nhưng không được ứ đọng và đặc biệt là trong kho không được thiếu
nguyên
liệu. Ngoài ra, việc tính cân bằng vật chất sẽ góp phần tính toán giá thành của sản
phẩm tạo ra, từ đó so sánh với nguyên liệu đem sử dụng để đánh giá tính kinh tế và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hơn nữa việc tính cân bằng vật chất còn là cơ
sở
cho việc tính được thiết bị có kích thước, trọng lượng là bao nhiêu để bố trí và xây
dựng nhà máy đạt được độ chính xác, an toàn trong quá trình làm việc.
Những thông số ban đầu
Sơ đồ biểu diễn các giai đoạn trong quá trình sản xuất như sau:

Chuẩn bị Xử lý tách
nguyên liệu Trùng hợp Ly tâm
monomer

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 20

Đóng gói Sàng Sấy


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

 Các số liệu ban đầu:


- Năng suất: 20.000 tấn/ năm.
- Độ ẩm sản phẩm: Qua khảo sát các sản phẩm có mặt trên thị trường các số liệu thu
được cho thấy độ ẩm trong sản phẩm dao động từ 0,2% - 0,5%. Trong đồ án này em
chọn độ ẩm sản phẩm là 0,2%.
- Độ ẩm PS trước khi sấy là 25%.
- Hiệu suất: 95%
- Sự tổn hao qua các giai đoạn: Tổn hao trong từng công đoạn sản xuất phụ thuộc nhiều
vào công nghệ sử dụng. Các thông số này thường rất ít được đề cập trong các tài liệu.
Vì vậy trong đồ án này tổn hao được giả định để tính toán cụ thể như sau:
+ Giai đoạn nạp liệu: 0,2%.
+ Giai đoạn trùng hợp: 0,1%.
+ Giai tách monomer: 0,1%.
+ Giai đoạn ly tâm: 0,3%
+ Giai đoạn sấy: 0,1%
+ Sàng: 0,1%
+ Giai đoạn đóng gói sản phẩm: 0,1%.
- Thời gian làm việc:
+ Tổng số ngày trong năm: 365 ngày
+ Nghỉ lễ tết: 11 ngày
+ Nghỉ bão dưỡng: Với các nhà máy có nhiều thiết bị lớn vận hành liên tục, việc dừng
nhà máy chỉ được tiến hành trong thời gian bảo trì tổng thể. Với giả định trong ba
năm hoạt động sẽ có giai đoạn bảo trì tổng thể là 3 tháng tương đương 90 ngày.
+ Như vậy số ngày làm việc trong một năm là: 365-11-(90/3)= 324 (ngày).
- Vậy năng suất trong một ngày là: 61,728 (tấn/ ngày).

Qua tìm hiểu tài liệu cho thấy đơn phối liệu phụ thuộc nhiều vào công nghê sản
xuất. Với quy trình sản xuất nhựa PS theo phương pháp huyền phù, đơn phối liệu
được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 Đơn phối liệu tính theo thành phần khối lượng của quy trình sản
xuấtnhưa PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù.

Thành phần Phần khối lượng

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 21


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Styren (99,8%) 100

Nước 150

Peroxit benzoin 0,6

Polyvinyl ancol 1

Tính cân bằng vật chất cho 1 tấn nhựa PS


Độ ẩm trong nhựa thành phẩm là 0,2% nên khối lượng nhựa trong 1000 kg nhựa
thành phẩm là:

(kg)
Giai đoạn đóng gói sản phẩm: tổn hao 0,1% nên để thu được 1000 kg sản phẩm thì
lượng nhựa khi đóng gói phải là:

(kg)
Giai đoạn sàng: tổn hao 0,1% nên lượng nhựa trước khi đưa vào công đoạn này là:

(kg)
Giai đoạn sấy: tổn hao 0,1% nên lượng nhựa trước khi đưa vào công đoạn này:

(kg)
Giai đoạn ly tâm: tổn hao 0,3% nên lượng nhựa trước khi đưa vào công đoạn này:

(kg)

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 22


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Giai đoạn xử lý tách monomer: tổn hao 0,1% nên khối lượng nhựa trước khi xử lý
tách PS là:

(kg)
Giai đoạn trùng hợp: tổn hao 0,1% nên lượng nhựa cần tạo ra trong công đoạn này
là:

(kg)
Vậy tổn hao cho cả quá trình tổng hợp là:

(kg)
Vậy để sản xuất được 1 tấn nhựa sản phẩm (độ ẩm sản phẩm 0,2%), theo lý thuyết
thì cần tạo ra 1006,008 kg nhựa (coi là nguyên chất) trong thiết bị phản ứng trước khi
tiến hành các công đoạn sau.

Tính toán thành phần nguyên liệu.


-
Tính lượng styren 99,8%.
Do hiệu suất phản ứng là 95% và thành phần tạo nên cấu trúc PS là styrenne, chất
khơi mào, chất ổn định nên lượng styren nguyên chất cần thiết để nạp vào thiết bị phản
ứng để tạo thành 1006,008 kg nhựa PS trong thiết bị phản ứng là:

G1- styrene = 1041,416 (kg).

Lượng styren tham gia phản ứng:

(kg)
Thực tế styren có độ tinh khiết 99,8% nên lượng styrene cần nạp là:

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 23


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

(kg).
0,2 0,2
99,8 99,8
Styrene có 0,2 % tạp chất tương ứng : G1-styrene . = 1041,416. = 2,087 (kg).

Do tổn hao trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu là 0,2% nên lượng styren cần chuẩn
bị là:

(kg)
- Thành phần chất khơi mào và chất ổn định cần dùng theo đơn phối liệu:
Lượng chất khơi mào:

(kg)
Lượng chất ổn định:

(kg)
Do tổn thất trong quá trình khơi mào là 0,2% nên:
Lượng chất khơi mào:

(kg)
Lượng chất ổn định:

(kg)
- Tính lượng nước:
Lượng nước tính theo đơn phối liệu:

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 24


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

(kg)
Do tổn thất trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu là 0,2% nên:

(kg)
Sau quá trình tính toán cân bằng vật chất cho 1 tấn sản phẩm ở giai đoạn chuẩn bị
nguyên liệu được trình bày trong bảng 3.2
Bảng 3.2 Cân bằng vật chất cho 1 tấn sản phẩm ở giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu.

Thành phần Lượng vào (kg) Lượng ra (kg) Tổn hao (kg)

Styren (99,8%) 1045,59 1043,503 2,087

Nước 1568,385 1565,254 3,131

Peroxit benzoin 6,274 6,261 0,013

Polyvinylalcol 10,456 10,435 0,021

Tổng 2630,705 2625,453 5,252

Tính lượng styren thu hồi


Do hiệu suất 95% nên 5% styrene còn lại sau khi phản ứng kết thúc. Giả sử tại thiết
bị phản ứng khi hạ áp tháo sản phẩm thu hồi 3% styrene và công đoạn xử lý tách styrene
thu hồi 2%.

Lượng Styrene thu hồi tại thiết bị phản ứng sau trùng hợp là:

(kg)

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 25


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Lượng styren nguyên chất thu hồi ở công đoạn xử lý tách styrene là:

(kg)
Hỗn hợp huyền phù PS tạo thành sau phản ứng trùng hợp bao gồm:
Ghp-ps =∑ G nglieu – G5-styrene -∑ tổn hao quá trình tổng hơp
Ghp-ps= 2625,453- 31,305- 2625,453. 0,1% = 2591,523 (kg)
Sau quá trình tính toán cân bằng vật chất cho 1 tấn sản phẩm ở giai đoạn trùng
hợp được trình bày trong bảng 3.3
Bảng 3.3 Cân bằng vật chất cho 1 tấn sản phẩm giai đoạn tổng hợp, tổn hao 0,1%

Thành phần Lượng vào (kg) Lượng ra (kg) Tổn hao (kg)

Styren (99,8%) 1043,503 31,305 -

Nước 1565,254 - -

Peroxit benzoin 6,261 - -

Polyvinylalcol 10,435 - -

Huyền phù - 2591,523 -

Tổng 2625,453 2622,828 2,625

Tại công đoạn xử lý tách styren tổn hao là 0,1% nên cân bằng vật chất cho 1 tấn
sản phẩm được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4 Cân bằng vật chất cho 1 tấn sản phẩm nhựa giai đoạn rửa , tổn hao
0,1%.

Thành Phần Lượng vào (kg) Lượng ra (kg) Tổn hao (kg)

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 26


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Huyền phù PS 2591,523 2568,061 2,592

Styrene - 20,87 -

Tổng 2591,523 2588,931 2,592

Cân bằng vật chất cho quá trình ly tâm


Độ ẩm sản phẩm Polystyren trước sấy và sau ly tâm là 25% do đó khối lượng
Polystyren có độ ẩm 25% sau ly tâm là:
100 100
100−25 100−25
G7 = G 3 . = 1000,997. = 1334,663 (kg).

PS tổn hao ở công đoạn ly tâm tách nước (0,3%) là:

G4 - G3 = 1003,999-1000,997 = 3,002 (kg)

Lượng nhựa tổn hao là lượng nhựa là lượng nhựa bị tách theo nước trong quá trình
ly tâm.

Lượng hỗn hợp nước tách ra sau quá trình ly tâm là:

2568,061– 1334,663 – 3,002 = 1230,396 (kg)

Bảng 3.5 Cân bằng vật chất cho 1 tấn sản phẩm nhựa giai đoạn ly tâm tách nước,
tổn hao 0,3%

Thành phần Lượng vào (kg) Lượng ra (kg) Tổn hao (kg)

Huyền phù PS 2568,061 - -

PS (w = 25%) - 1334,663 3,002

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 27


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Hỗn hợp nước tách ra - 1230,396 -

Tổng 2568,061 2565,059 3,002

Cân bằng vật chất cho quá trình sấy:

Độ ẩm của PS sau sấy là 0,2% do đó khối lượng PS có độ ẩm 0,2% sau sấy là:

100 100
100−0 ,2 100−0 ,2
G8 = G 2 . = 999,997 . = 1002,001 (kg).

Do lượng tổn hao trong quá trình sấy là 0,1% nên lượng PS (w = 0,2%) là :

G8 . = 1002,001 . = 1003,003 (kg).

Lượng PS tổn hao trong quá trình này là :

1003,003 -1002,001 = 1,002 (kg).

Lượng hơi nước tách ra ở quá trình sấy là : 1334,663 - 1003,003 = 331,66 (kg).

Bảng 3.6 Cân bằng vật chất cho 1 tấn sản phẩm giai đoạn sấy, tổn hao 0,1%

Thành phần Lượng vào (kg) Lượng ra (kg) Tổn hao (kg)

PS ( W= 25 %) 1334,663 - -

PS (W = 0,2 % ) - 1002,001 1,002

Nước tách ra - 331,66 -

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 28


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Tổng 1334,663 1333,661 1,002

Bảng 3.7 Cân bằng vật chất cho 1 tấn nhựa thành phẩm ở giai đoạn sàn tổn hao 0,1%

Thành phần Lượng vào (kg) Lượng ra (kg) Tổn hao (kg)

PS (0,2%) 1002,001 1000,999 1,002

Bảng 3.8 Cân bằng vật chất cho 1 tấn nhựa thành phẩm ở giai đoạn đóng gói tổn hao
0,1%

Thành phần Lượng vào (kg) Lượng ra (kg) Tổn hao (kg)

PS (0,2%) 1000,999 1000 0,999

Bảng 3.9 Cân bằng vật chất cho 1 tấn nhựa thành phẩm

Thành phần Lượng vào (kg) Lượng ra (kg) Tổn hao (kg)

Styrene 99,8% 52,175 2,087


1045,59

Nướ.c 1568,385 - 3,136

Peroxit benzoin 6,274 - 0,013

Polyvinylalcol 10,456 - 0,021

PS (0,2%) 1000.000 11,222

Hỗn hợp nước tách - 1562,056 -

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 29


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

ra

Tổng 2630,705 2614,231 16.474

Tính thời gian phản ứng


Ta có :

(mol)
Ta có khối lượng riêng của styrene Dstyrene = 909( kg/m3)

Thể tích của styrenene là: (m3)


Nồng độ của styren ban đầu :
10,054
C1-styrene = = 8,742 (mol/l)
1 , 15

Nồng độ của styren chưa tham gia phản ứng (hiệu suất 95%)

C2- styrene = 8,737-8,737.0,95 = 0,437 (mol/l)

Do trong quá trình trùng hợp chất khơi mào tan trong monomer nên nồng độ chất
khơi mào được tính theo thể tích của monomer.
6,274
nperoxide benzoyl = = 0,026 (kmol).
242

0,026
[peroxide benzoyl] = = 0,023 (mo/l).
1 , 15

Với Kd = A. e-E/RT (s-1)[10]: là hằng số tốc độ của quá trình phân hủy chất khởi đầu

Với A = 9,2.1012

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 30


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Ea = 112,7 (KJ/mol)[10].

R = 8,3142.

ở nhiệt độ 80oc ta có Kd =9,2.1012 .e(-112700/8,3142.353) = 1,936.10-4

Các thông số của styrene.

Ở nhiệt độ 60 ºC ta có: K p = 176 (L/mol.s), K t = 72.106 (L/mol.s)[11].


Ea:121 KJ.mol−1 = 121.103J.mol−1
Tính hệ số Kt và Kp:

Do nhiệt độ phản ứng khoảng từ 70-85oc nên giả sử lấy nhiệt độ phản ứng là 80oc

Ở nhiệt độ 80oc :

công thức tính K = A. e-E/RT.


K 1 (E/R).(1/T2-1/T1)
Ta có tỉ lệ : =e
K2

Từ công thức trên ta có:


Kp60
= e (121000/8.3142) . (1/355-1/333)
Kp80

= >Kp80 = 2095,238 (l/mo.s)

Tương tự với Kt ta có:


Kt 60
= e (121000/8,3142) . (1/353-1/333)
Kt 80

= > Kt80= 857,143.106 (l/mol.s)

Ta có hằng số tốc độ phản ứng K :

K =Kp .
√ f . Kd .[I ]
Kt
= 2095,238.
√ 0 ,95.1,936 .10−4 . 0,023
857,143 .10
6
= 1,472.10-4

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 31


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

Ta có

C2− Styren
ln =−K .t
C1− Styren
Suy ra:

C 2−Styren 0,437
−ln −ln
C 1−Styren 8,742
t= = −4
=20352 ( s )=339 ( phút ) =5 ,65 (h)
K 1,472.10

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] B. Ho, T. Roberts, and S. Lucas, “An overview on biodegradation of polystyrene
and modified polystyrene: the microbial approach,” Crit. Rev. Biotechnol., vol. 38,
pp. 1–13, Aug. 2017, doi: 10.1080/07388551.2017.1355293.

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 32


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

[2] “FPTSPlastic_Industry_ReportAug2019_e5e64506.pdf.” Accessed: Oct. 22, 2021.


[Online]. Available:
http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2019/09/13/FPTSPlastic_Industry_ReportA
ug2019_e5e64506.pdf
[3] C. C. Ibeh, Thermoplastic Materials: Properties, Manufacturing Methods, and
Applications. Boca Raton: CRC Press, 2011. doi: 10.1201/b13623.
[4] “Global Polystyrene Market: New Developments & Projects in 2020 | Merchant
Research & Consulting, Ltd.” https://mcgroup.co.uk/news/20200116/global-
polystyrene-market-new-developments-projects-in-2020.html (accessed Oct. 23,
2021).
[5] “Global Polystyrene Market Report and Forecast 2021-2026.”
https://www.expertmarketresearch.com/reports/polystyrene-market (accessed Oct.
24, 2021).
[6] “Tổng quan Ngành - Hiệp hội nhựa Việt Nam.” http://vpas.vn/gioi-thieu/tong-quan-
nganh/ (accessed Oct. 24, 2021).
[7] “Styrene_HSE_brochure_EN_20181211.pdf.” Accessed: Oct. 24, 2021. [Online].
Available:
https://www.plasticseurope.org/application/files/6115/4453/7896/Styrene_HSE_broc
hure_EN_20181211.pdf
[8] “Kỹ thuật sản xuất chất dẻo (Phan Thế Anh) | Cộng đồng Kỹ thuật cơ điện Việt Nam
- Vietnam M&E Technology Community.”
https://www.ebookbkmt.com/2018/04/giao-trinh-ky-thuat-san-xuat-chat-deo.html
(accessed Oct. 24, 2021).
[9] tailieuxanh.com, “Bài giảng Hóa học các hợp chất cao phân tử - ĐH Lâm Nghiệp,”
tailieuxanh.com, Jun. 04, 2021. https://tailieuxanh.com/vn/tlID2404945_bai-giang-
hoa-hoc-cac-hop-chat-cao-phan-tu-dh-lam-nghiep.html (accessed Dec. 05, 2021).
[10] F. Zaman et al., “The stability of benzoyl peroxide by isothermal microcalorimetry,”
Int. J. Pharm., vol. 227, no. 1–2, pp. 133–137, Oct. 2001, doi: 10.1016/s0378-
5173(01)00791-8.
[11] Principles of Polymer Desigh and Synthesis – Wei-Fang Su (T157).

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 33


Thuyết kế phân xưởng sản xuất PS theo phương pháp trùng hợp huyền phù

SVTH: Lê Thị Diễm Hiền GVHD: TS Phan Thế Anh 34

You might also like