You are on page 1of 70

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có thành công nào không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp từ người khác. Trong suốt thời gian từ
khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em nhận được sự rất nhiều quan
tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với những tri thức và tâm huyết
của thầy cô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báo cho chúng em trong suốt thời gian
học tập tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến quý thầy cô trong
Viện Kỹ thuật – Trường Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Trong học kỳ này,
Viện đã tổ chức cho chúng em được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tế qua môn
học rất hữa ích đối đó là môn “Thực tập tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô”.

Qua bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Công ty cổ phần
ô tô Phú Mỹ (chi nhánh An Phú) đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
thực tập tại công ty. Đặc biệt em xin cảm anh Nguyễn Minh Tuấn - Quản đốc SCC
và các chuyên viên kỹ thuật đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo trong suốt thời gian thực
tập tại công ty, đã giúp em nắm rõ hơn về công việc thực tế ngành ô tô. Từ đó em đã
tích lũy được một số kinh nghiệm cần thiết, kỹ năng và tác phong làm việc. Giúp em
nắm vững kiến thức học ở trường, tạo nền tảng cho việc phát triển công việc sau này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Bản đã tận tâm hướng dẫn
chúng em trong suốt quá trình thực tập vừa qua. Nếu không có những lời hướng dẫn,
dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài báo cáo này rất khó có thể hoàn thiện được. Bước
đầu đi vào thực tế tìm hiểu về lĩnh vực ô tô, kiến thức của em còn hạn chế và còn
nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ quý thầy cô, để em có thể khắc phục
được những nhược điểm và ngày càng hoàn thiện mình hơn.

Một lần nữa em xin cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đế quý thầy cô Trường Đại
Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, cán bộ, công nhân viên chức Công ty cổ phần ô
tô Phú Mỹ (chi nhánh An Phú) đã giúp đỡ, chỉ bảo em trong thời gian qua.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................... 6
1.1 Tổng quan về trường .......................................................................................6
1.1.1 Giới thiệu về trường ...................................................................................6
1.1.2 Giới thiệu về Viện Kỹ thuật ........................................................................7
1.1.3 Giới thiệu về chuyên ngành .......................................................................8
1.2 Tổng quan về công ty thực tập .......................................................................9
1.2.1 Giới thiệu về công ty chính ........................................................................9
1.2.2 Giới thiệu về công ty chi nhánh thực tập ................................................10
1.2.3 Chính sách hoạt động ..............................................................................11
1.2.4 Cơ cấu tổ chức hoạt động ........................................................................12
1.2.5 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tại công ty...............................................13
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ DÒNG XE FORD
RANGER.................................................................................................................. 20
2.1 Tổng quát về bảo dưỡng định kỳ xe ô tô .....................................................20
2.2 Các thông số cơ bản về dòng xe Ford Ranger .............................................22
2.3 Các cấp bảo dưỡng định kỳ theo số kilomet và thời gian ..........................25
2.3.1 Lịch bảo dưỡng xe ....................................................................................25
2.3.2 Bảo dưỡng cấp 1 (kiểm tra 1000km đầu tiên) .........................................26
2.3.3 Bảo dưỡng cấp 2 (10.000km) ...................................................................28
2.3.4 Bảo dưỡng cấp 3 (20.000÷30.000km) ......................................................41
2.3.5 Bảo dưỡng cấp 4 (40.000÷60.000km) ......................................................48
2.3.6 Bảo dưỡng cấp cao (80.000÷100.000km) ................................................59
2.3.7 Các trường hợp bảo dưỡng khác .............................................................64
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ...................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 68
LỜI MỞ ĐẦU

 

Tại Việt Nam ngành công nghiệp ô tô luôn là mục tiêu hàng đầu của nước ta và
là nghành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Số lượng xe tiêu thụ, số các nhà máy
sản xuất lắp ráp và các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô vẫn chiếm một số
lượng lớn. Chính vì việc ô tô được sử dụng ngày càng nhiều và phổ biến, nên các
dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chửa ô tô ngày càng trở nên cần thiết. Vì vậy việc
đào tạo các kỹ sư am hiểu về lĩnh vực ô tô là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay,
đối với sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô việc tiếp xúc thực tế là vô cùng quan
trọng, nên nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với công
việc thực tiễn qua môn học “Thực tập tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô”.

1. Mục đích thực tập tốt nghiệp

Mục đích của việc thực tập tốt nghiệp là giúp sinh viên có điều kiện để cũng cố,
xâu chuỗi lại những kiến thức đã được học tại nhà trường và từ đó áp dụng vào công
việc thực tế. Thông qua việc thực tập giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công việc thực tế
của ngành ô tô và quy trình vận hành của một doanh nghiệp, ngoài ra còn giúp sinh
viên học hỏi, trao dồi những kiến thức mới liên quan đến ngành mà tại trường chưa
được tìm hiểu, từ đó nâng cao nhận thực thức vai trò và trách nhiệm đối nghề ô tô.

Bản thân là sinh viên của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, em biết mình luôn phải
học tập từ mọi phương diện, từ thực tế cho tới kiến thức trên mạng và qua việc thực
tập thường xuyên để trao dồi học hỏi để trở thành một người luôn có hiệu quả trong
mọi lĩnh vực liên quan tới ô tô sau này.

2. Nhiệm vụ của thực tập tốt nghiệp

Sau kỳ thực tập tốt nghiệp cần hoàn thành 2 nhiệm vụ sau:

 Nhiệm vụ về mặt kiến thức:


 Quan sát và học hỏi được những quy trình vận hành và cách thức hoạt động
của đơn vị thực tập.

1
 Nghiên cứu về khách hàng của ngành ô tô hiện tại và tương lai.
 Cũng cố lại kiến thức đã học ở trường thông qua làm việc tại doanh nghiệp:
Kiến thức về hệ thống điện, động cơ, khung gầm, hệ thống tự động trên ô tô,…tiếp
thu những kiến thức thực tiễn trong ngành ô tô.
 Từ đó, ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong công tác
bảo dưỡng hay sửa chữa ô tô.
 Nhiệm vụ về mặt kỹ năng:
 Phát triển khả năng sử dụng và vận hành các loại dụng cụ trang thiết bị, máy
móc trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
 Từng bước hoản thiện về mặt chuyên môn trong ngành: Xử lý tình huống,
chuyên môn trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa, đặc biệt về mặt chuẩn đoán lỗi.
 Phát triển khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc nhóm trong và ngoài
tổ chức, áp dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành ô tô.
 Phát triển và trở thành một kỹ thuật viên chuyên nghiệp về mọi mặt. Giữ niềm
đam mê trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, độ tin cậy, tôn trọng của người
khác, sự tự tin và năng động.

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Trường Đại Học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh ...........................................6
Hình 1.2 Khu E trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao-Viện Kỹ thuật .............7
Hình 1.3 Xưởng thực hành khung gầm ô tô tại khu R ................................................8
Hình 1.4 Xưởng thực hành động cơ tại khu R ............................................................8
Hình 1.5 Trụ sở chính công ty Phú Mỹ Ford .............................................................9
Hình 1.6 Chi nhánh công ty Phú Mỹ Ford An Phú ..................................................10
Hình 1.7 Vị trí công ty trên bản đồ...........................................................................11
Hình 1.8 Cơ cấu tổ chức cơ bản của công ty ...........................................................12
Hình 1.9 Phòng showroom trưng bày ......................................................................13
Hình 1.10 Phòng chờ của khách hàng .....................................................................13
Hình 1.11 Khoang bảo dưỡng nhanh .......................................................................14
Hình 1.12 Khoang chẩn đoán ...................................................................................14
Hình 1.13 Khoang đồng sơn .....................................................................................15
Hình 1.14 Khoang rửa xe .........................................................................................15
Hình 1.15 Khu vực phụ tùng.....................................................................................16
Hình 1.16 Tủ dụng cụ cá nhân và tủ dụng cụ chung. ...............................................16
Hình 1.17 Cầu nâng cắt kéo. ....................................................................................17
Hình 1.18 Cầu nâng ô tô 4 trụ ..................................................................................17
Hình 1.19 Cầu nâng ô tô 2 trụ ..................................................................................18
Hình 1.20 Máy thay vỏ bánh xe và máy cân bằng động bánh xe .............................18
Hình 1.21 Máy sạc bình ắc-quy và máy kiểm tra hệ thống lạnh. .............................19
Hình 1.22 Máy vệ sinh buồng đốt và máy vớt đĩa phanh .........................................19
Hình 2.1 Sơ đồ các cấp bảo dưỡng định kỳ ô tô ...................................................... 21
Hình 2.2 Quá trình kiểm tra tổng quát xe bảo dưỡng .............................................. 22
Hình 2.3 Dòng xe Ford Ranger XLT ........................................................................23
Hình 2.4 Dòng xe Ford Ranger XLS ........................................................................23
Hình 2.5 Sơ đồ bảo dưỡng định kỳ cơ bản theo số kilomet cho xe Ford Ranger. ...25
Hình 2.6 Quá trình xả nhớt cũ và thay nhớt mới với cấp nhớt 5W-30 .....................27
Hình 2.7 Quá trình kiểm tra tổng quát .....................................................................28
Hình 2.8 Thay lọc nhớt mới cho động cơ .................................................................29
Hình 2.9 Tháo và vệ sinh lọc gió động cơ ................................................................30

3
Hình 2.10 Tháo và vệ sinh lọc gió hệ thống lạnh .....................................................31
Hình 2.11 Vệ sinh két hệ thống lạnh ........................................................................32
Hình 2.12 Bổ sung nước rửa kính ............................................................................33
Hình 2.13 Châm dung dịch rửa kính ........................................................................33
Hình 2.14 Kiểm tra hệ thống điện bằng máy AUTEL ..............................................34
Hình 2.15 Kiểm tra và vệ sinh phanh trước bằng dung dịch ...................................35
Hình 2.16 Kiểm tra và vệ sinh phanh sau bằng dung dịch ......................................35
Hình 2.17 Kiểm tra và bổ sung nước làm mát động cơ. ..........................................36
Hình 2.18 Đo độ mòn rãnh lốp xe ............................................................................37
Hình 2.19 Kiểm tra áp suất lốp xe ............................................................................37
Hình 2.20 Siết lực bánh xe bằng cần siết lực ...........................................................38
Hình 2.21 Kiểm tra rô-tuyn trụ.................................................................................38
Hình 2.22 Kiểm tra hệ thông treo và trục truyền động ............................................39
Hình 2.23 Kiểm tra rò rỉ dầu trên đường ống hệ thống lạnh ...................................39
Hình 2.24 Kiểm tra tổng quát gầm động cơ .............................................................40
Hình 2.25 Thay lọc gió động cơ mới ........................................................................41
Hình 2.26 Thay lọc gió hệ thống lạnh mới ...............................................................42
Hình 2.27 Châm dung dịch xúc rửa động cơ ...........................................................42
Hình 2.28 Vệ sinh buồng đốt động cơ bằng máy Carbon Cleaning ........................43
Hình 2.29 Châm dung dịch vệ sinh kim phun vào thùng nhiên liệu .........................44
Hình 2.30 Kiểm tra gầm động cơ .............................................................................45
Hình 2.31 Thực hiện siết các bu-lông ......................................................................44
Hình 2.32 Vị trí điều chỉnh phanh dừng ...................................................................45
Hình 2.33 Kiểm tra áp suất hệ thống lạnh bằng máy...............................................46
Hình 2.34 Bảng điều khiển máy đo áp suất ..............................................................47
Hình 2.35 Điều chỉnh khe hở nhiệt xu-páp...............................................................48
Hình 2.36 Quá trình tháo và thay lọc nhiên liệu ......................................................50
Hình 2.37 Châm dung dịch vệ sinh két nước làm mát động cơ ................................51
Hình 2.38 Quá trình xả nước làm mát cũ .................................................................51
Hình 2.39 Châm nước làm mát động cơ mới ...........................................................52
Hình 2.40 Quá trình hút dầu phanh cũ ra ................................................................53
Hình 2.41 Châm dầu phanh mới ..............................................................................53
Hình 2.42 Quá trình xả nhớt vi sai cũ ......................................................................54

4
Hình 2.43 Quá trình bơm nhớt vi sai mới vào ..........................................................55
Hình 2.44 Quá trình thay dầu trợ lực lái .................................................................56
Hình 2.45 Quá trình tháo các-te hộp số và thay lọc nhớt ........................................57
Hình 2.46 Quá trình bơm nhớt hộp số mới vào........................................................57
Hình 2.47 Tra mỡ tại vị trí giới hạn lái .................................................................... 59
Hình 2.48 Kiểm tra dây đại truyền động ..................................................................60
Hình 2.49 Quá trình vệ sinh bướm ga ......................................................................61
Hình 2.50 Quá trình vệ sinh cặn carbon trên đường ống nạp và trên van ERG .....63
Hình 2.51 Kiểm tra hệ thống dẫn động ....................................................................64
Hình 2.52 Kiểm tra hệ thống treo .............................................................................65
Hình 2.53 Kiểm tra hệ thống lái ...............................................................................66

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 Thông số kích thước của xe ....................................................................... 25
Bảng 2.2 Thông số động cơ của xe ........................................................................... 25

5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tổng quan về trường

1.1.1 Giới thiệu về trường

Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh - HUTECH tiền thân là Trường
Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, được thành lập ngày 26/4/1995 theo quyết
định số 235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đi vào hoạt động theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT số 2128/QĐ-GDĐT.

Sau hơn 26 năm xây dựng và phát triển, hiện HUTECH sở hữu 04 khu học xá toạ
lạc tại TP. Hồ Chí Minh. Các khu học xá được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại
theo chuẩn quốc tế với tổng diện tích trên 100.000m2 tạo không gian học tập hiện đại,
năng động, thoải mái và sáng tạo.

Hình 1.1 Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Gắn liền với tôn chỉ "Tri thức - Đạo đức - Sáng tạo", HUTECH thực hiện Triết
lý giáo dục " Học cách học, học để làm, học để sáng tạo, học để cùng chung sống
và học để tự lập", đây cũng là giá trị cốt lõi để đưa HUTECH phát triển và xác lập
vị trí là trường Đại học hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đào tạo sinh viên
phát triển toàn diện kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, năng động - bản
lĩnh - tự tin hội nhập với cộng đồng quốc tế, đảm nhận tốt công việc trong môi trường
đa lĩnh vực, đa văn hoá.

6
1.1.2 Giới thiệu về Viện Kỹ thuật

Viện Kỹ thuật HUTECH (tiền thân là Khoa Cơ - Điện - Điện tử được thành
lập năm 1995, chính thức trở thành Viện Kỹ thuật từ tháng 8/2017) là một trong
những đơn vị ra đời sớm nhất, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển song
hành cùng sự phát triển của trường Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH. Đến
nay, Viện Kỹ thuật phụ trách đào tạo 07 ngành gồm Kỹ thuật điện, Kỹ thuật cơ điện
tử, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện tử - viễn thông, Kỹ thuật điều khiển và tự động
hóa, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ kỹ thuật ô tô ở các trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học
(chính quy, liên thông).

Hình 1.2 Khu E trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao-Viện Kỹ thuật

Đội ngũ giảng viên Viện Kỹ thuật HUTECH hiệm gồm các Giáo sư, Phó Giáo
sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ tốt nghiệp hoặc tu nghiệp từ các nước có trình độ khoa học kỹ
thuật tiên tiến (Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đài Loan, Singapore) và các trường
danh tiếng trong nước (ĐH Bách khoa TP.HCM,...). Bên cạnh đó, Viện Kỹ thuật
HUTECH cộng tác và mời thỉnh giảng đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao từ các
trường đại học uy tín trong và ngoài nước tham gia công tác giảng dạy, hướng dẫn đồ
án, hướng dẫn thực tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật cho sinh viên.

7
1.1.3 Giới thiệu về chuyên ngành

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành đào tạo tích hợp nhiều kiến thức về cơ
khí, tự động hóa, điện-điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử
dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải
tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng. Theo đó, sinh viên, học viên được trang bị về kiến
thức cũng như kỹ năng liên quan đến cơ khí, sản xuất và lắp ráp phụ tùng, hệ thống
điều khiển, hệ thống truyền động-truyền lực, hệ thống điện thân xe, hệ thống anh toàn
ổn định và nhiều chuyên môn khác.

Hình 1.3 Xưởng thực hành khung gầm ô tô tại khu R

Hầu hết chương trình học tại trường đều tập trung vào các môn chuyên ngành
như: Quản lý dịch vụ ô tô, tính toán thiết kế ô tô, động cơ đốt trong, hệ thống điều
khiển tự động trên ô tô, sửa chữa và kiểm định ô tô, hệ thống điện - điện tử ô tô.

Hình 1.4 Xưởng thực hành động cơ tại khu R

8
1.2 Tổng quan về công ty thực tập

1.2.1 Giới thiệu về công ty chính

Tên công ty: Công ty Cổ phần ô tô Phú Mỹ (Phú Mỹ Ford)

Ngày hoạt động: 26/07/2011

Mã số thuế: 0311016926

Địa chỉ công ty: Lô B1, Đường C2, KCN Cát Lái 2, Phường Thạnh Mỹ Lợi,
Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phú Mỹ Ford là đại lý ủy quyền chính thức của Công ty Ford Việt Nam. Với
nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, cung cấp phụ tùng chính hãng, bảo
trì, sửa chữa các loại xe Ford. Công ty Cổ Phần ô tô Phú Mỹ (Phú Mỹ Ford) tự hào
là một trong những đại lý lớn nhất của Ford Việt Nam thành lập năm 2011 được thiết
kế theo tiêu chuẩn đại lý Brand@Retail của FORD trên toàn cầu với diện tích hơn
7.000m2 quy mô và hiện đại nhất cả nước.

Tại Việt Nam Phú Mỹ Ford là một đại lý showroom được các chuyên gia của
Hoa Kỳ đánh giá là tốt nhất của Ford Việt Nam. Nơi đây hiện là một trong những đại
lý trẻ nhưng lại có tỷ lệ tăng trưởng cao trong hệ thống FVL và tạo nên bộ mặt đẹp
đại diện cho Ford khi tiếp cận khách hàng.

Hình 1.5 Trụ sở chính công ty Phú Mỹ Ford

9
1.2.2 Giới thiệu về công ty chi nhánh thực tập

Tên công ty: Công ty cổ phần ô tô Phú Mỹ (Phú Mỹ Ford An Phú)

Ngày thành lập: 02/01/2019

Là chi nhánh của công ty Ford Phú Mỹ với nhiều năm phát triển, Phú Mỹ Ford
An Phú luôn là một thương hiệu đi đầu trong ngành về doanh số bán cùng dịch vụ đa
dạng và chất lượng hoàn hảo. Phú Mỹ Ford An Phú chuyên kinh doanh mua bán xe
Ford mới 100%, xe đã qua sử dụng, kinh doanh phụ tùng chính hãng, dịch vụ sửa
chữa – bảo dưỡng, cứu hộ 24/24 và tư vấn hỗ trợ tài chính khi khách hàng có nhu cầu
được hướng dẫn thủ tục mua xe Ford trả góp.

Hình 1.6 Chi nhánh công ty Phú Mỹ Ford An Phú

Đến nay, Phú Mỹ Ford An Phú vinh dự trở thành một trong hai công ty cung ứng
tốt nhất về số lượng xe ô tô Ford được bán ra trên thị trường Việt Nam. Là đại lý trực
thuộc Ford Việt Nam, Ford Phú Mỹ An phú chuyên cung cấp các dòng xe Ford chính
hãng mới nhất: Xe bán tải Ford Ranger, Ford Raptor, Ford Everest, Ford Explorer,
Ford Ecosport và xe 16 chổ Ford Transit. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực
kinh doanh ô tô, Ford Phú Mỹ An Phú tự tin phục vụ khách hàng với những dịch vụ
hiện hành với tiêu chuẩn tốt nhất.

10
Địa chỉ công ty: 507C Đường Xa Lộ Hà Nội, Phường An Phú, Thành phố Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 1.7 Vị trí công ty trên bản đồ

1.2.3 Chính sách hoạt động

Phú Mỹ Ford cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất và
chất lượng phục vụ hoàn hảo như:

 Giá ưu đãi nhất - Giao xe sớm: Đại lý xe Phú Mỹ Ford luôn cam kết mang lại
mức giá ưu đãi nhất cho quý khách với thời gian giao xe sớm tại khu vực Miền
Nam hoặc các khu vực gần công ty.
 Nhiều chương trình khuyến mãi nhất: Với hoạt động bán hàng sôi động, Phú
Mỹ Ford luôn luôn đổi mới để cung cấp cho quý khách nhiều chương trình
khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn.
 Bảo hành 3 năm: Khách hàng hãy yên tâm và tin rằng xe Ford mua tại Phú Mỹ
Ford luôn được chăm sóc kĩ lưỡng.
 Lái thử tận nhà: Nhanh chóng trải nghiệm xe Ford mà không tốn thời gian.
 Hoạt động sau bán hàng: Chuyên nghiệp, tận tâm với khách hàng.

11
Lĩnh Vực hoạt động:

- Cung cấp xe ô tô nhãn hiệu Ford mới 100%.

- Cung cấp các gói dịch vụ tài chính hỗ trợ khách hàng.

- Dịch vụ bảo hiểm ô tô.

- Dịch vụ thu mua xe cũ đổi xe mới, cứu hộ xe 24/24.

- Sửa chữa cung cấp phụ tùng, phụ kiện chính hãng.

- Bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe Ford.

- Dịch vụ đồng sơn nhanh cao cấp.

1.2.4 Cơ cấu tổ chức hoạt động

Công ty luôn quy định rõ trách nhiệm công việc của công nhân và các bộ phận,
do đó việc lên kế hoạch công việc luôn được phân công rõ ràng và theo trình tự nhất
định sẽ giúp việc giám sát được hiệu quả hơn và đảm bảo năng suất cao, chất lượng
tốt nhằm năng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận trong công ty, tạo được sự
uy tính với khách hàng. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động tại công ty.

Hình 1.8 Cơ cấu tổ chức cơ bản của công ty

12
1.2.5 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tại công ty

1.2.5.1 Cơ sở hạ tầng

Với không gian phòng showroom rộng rãi và hiện đại có thể trưng bày được toàn
bộ các dòng xe mới nhất của Ford Việt Nam, luôn sẵn sàng đáp ứng tất cả các nhu
cầu của khách hàng trong thời gian nhanh nhất.

Hình 1.9 Phòng showroom trưng bày

Trong lúc chờ đợi, khách hàng có thể thư giãn bằng các phương tiện giải trí nghe
nhìn tại phòng chờ, theo dõi từng công đoạn và thao tác của các kỹ thuật viên lành
nghề qua hệ thống camera kết nối trực tiếp với các khoang sửa chữa. Tại đây, khách
hàng sẽ được tận hưởng không gian mát mẻ, yên tĩnh và thưởng thức các món uống
tự chọn miễn phí một cách chu đáo từ các nhân viên phục vụ quầy Bar.

Hình 1.10 Phòng chờ của khách hàng

13
Tại khu vực nhà xưởng, tuy được thành lập đã lâu nhưng thông qua sự thường
xuyên tôn tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng khiến cho nơi đây được trang bị và cập nhật
công nghệ khá hiện đại với hệ thống cầu nâng, hệ thống chỉnh góc lái bằng tia hồng
ngoại, thiết bị chẩn đoán động cơ điện tử, chẩn đoán chuyên dùng,… đem đến sự
phục vụ ở mức cao cho khách hàng.

Hình 1.11 Khoang bảo dưỡng nhanh

Việc chẩn đoán nhằm đảm bảo cho ô tô hoạt động có độ tin cậy cao, an toàn hiệu
quả cao bằng cách phát hiện và dự báo kịp thời các hư hỏng và tình trạng kỹ thuật
hiện tại mà không cần phải tháo rời ô tô hay tổng thành máy của ô tô. Với các trang
bị dụng cụ kỹ thuật cơ bản, các máy chẩn đoán năng cao sẽ giúp các kỹ thuật viên
phân tích chính xác các trình trạng của ô tô.

Hình 1.12 Khoang chẩn đoán

14
Khoang làm đồng sơn được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại và tiên tiến hàng
đầu tại Việt Nam để phục cho quá trình sơn, cùng với các chuyên gia làm đồng chuyên
nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề được đào tạo bài bản và chuyên môn
theo tiêu chuẩn của Ford Việt Nam sẽ giúp chiếc ô tô của khách hàng khoác lên mình
một chiếc áo mới đẹp hơn và sang trọng hơn.

Hình 1.13 Khoang đồng sơn

Các xe sau quá trình bảo dưỡng, sửa chữa có thể dính bụi bẩn hoặc nhớt bám trên
bề mặt thân xe, khi đó xe được đưa ra khoang rửa để vệ sinh sạch trước khi giao xe,
tạo được sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng.

Hình 1.14 Khoang rửa xe

15
Với sự trang bị kho phụ tùng trong khu dịch vụ sẽ giúp các kỹ thuật viên thuận
tiện trong việc sửa chữa, bảo dưỡng ô tô. Việc sử dụng phụ tùng chính hãng sẽ đảm
bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà Ford đề ra, đảm bảo tính đồng nhất với các chi tiết
khác trên xe về thiết kế và tính năng hoạt động.

Hình 1.15 Khu vực phụ tùng

1.2.5.2 Trang thiết bị tại công ty

Để thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa mọi dòng xe, do đó các trang thiết
bị hỗ trợ là rất cần thiết. Vì vậy công ty luôn trang bị đầy đủ các loại thiết bị dụng cụ
để phục vụ cho việc bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, từ đó giúp cho quá trình thực hiện
một cách nhanh chống và thuận tiện hơn.

Hình 1.16 Tủ dụng cụ cá nhân và tủ dụng cụ chung

16
Một trong những thiết bị phục vụ không thể thiếu trong việc sửa chữa ô tô đó là
các thiết bị nâng hạ ô tô cũng được công ty trang bị đầy đủ các loại cầu nâng, dưới
đây là một số hình ảnh về các loại cầu nâng tại công ty.

Hình 1.17 Cầu nâng cắt kéo

Hình 1.18 Cầu nâng ô tô 4 trụ

17
Hình 1.19 Cầu nâng ô tô 2 trụ

Ngoài ra công ty còn trang bị các thiết bị, máy chuyên dụng khác để phục vụ
cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tại công ty như:

Hình 1.20 Máy thay vỏ bánh xe và máy cân bằng động bánh xe

18
Hình 1.21 Máy sạc bình ắc-quy và máy kiểm tra hệ thống lạnh

Hình 1.22 Máy vệ sinh buồng đốt và máy vớt đĩa phanh

*Lưu ý: trên đây chỉ là một số hình ảnh trang thiết bị được sử dụng nhiều tại
công ty, ngoài ra công ty còn nhiều thiết bị chưa đề cập đến.

19
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ DÒNG XE FORD
RANGER

2.1 Tổng quát về bảo dưỡng định kỳ xe ô tô

Sau một thời gian hoạt động, xe ô tô cũng như mọi phương tiện, máy móc khác
đều cần phải kiểm tra các hệ thống, mấu nối để đảm bảo an toàn khi lái. Tuy nhiên,
không phải chủ xe nào cũng thực hiện đúng định kỳ bảo dưỡng ô tô, do đó không thể
nắm rõ tình trạng hiện tại của chiếc xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao. Không có một
phương tiện hay máy móc nào có thể bền bỉ dài lâu và không gặp một sự cố gì. Trong
đó, xe ô tô là phương tiện hoạt động liên tục và thường di chuyển trong những điều
kiện địa hình khắc nghiệt. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến độ bền và chất
lượng của các chi tiết máy cũng như hệ thống trên xe.

Do đó, các hãng sản xuất xe ô tô luôn nhấn mạnh đến vấn đề bảo dưỡng ô tô để
đảm bảo an toàn và tính ổn định của xe. Đồng thời, trong quy định của các quốc gia
đều bắt buộc các chủ xe phải thực hiện bảo dưỡng xe ô tô định kỳ.

Hình 2.1 Sơ đồ các cấp bảo dưỡng định kỳ ô tô

20
Bảo dưỡng định kỳ là thực hiện các công việc kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, căn
chỉnh, thay thế các chi tiết phụ tùng theo mốc thời gian hoặc số kilomet đường đi nhất
định. Công việc bảo dưỡng định kỳ nhằm duy trì hoạt động ổn định, tăng khả năng
hoạt động, giảm thiểu hư hỏng, tăng tuổi thọ của ô tô, thiết bị, máy móc cần bảo
dưỡng định kỳ. Xe ô tô được cấu tạo bởi một số lượng lớn các chi tiết, chúng có thể
bị mòn, yếu hay ăn mòn làm giảm tính năng, tùy theo điều kiện hay khoảng thời gian
sử dụng. Các chi tiết cấu tạo nên xe, mà có thể dự đoán được rằng tính năng của
chúng giảm đi, cần phải được bảo dưỡng định kỳ, sau đó điều chỉnh hay thay thế để
duy trì tính năng của chúng.

Hình 2.2 Quá trình kiểm tra tổng quát xe bảo dưỡng

Mục đích bảo dưỡng định kỳ là nhằm có thể đạt được những kết quả sau:

 Có thể ngăn chặn được những vấn đề hư hỏng lớn có thể xảy ra sau này.

 Đảm bảo xe ô tô có thể duy trì được trạng thái mà thỏa mãn được những tiêu
chuẩn của pháp luật hiện hành.

 Kéo dài tuổi thọ các chi tiết, bộ phận, phụ tùng trên xe ô tô.

 Khách hàng có thể tiết kiệm chi phí sửa chữa xe, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và
lái xe một cách an toàn.

 Nâng cao tình trạng hoạt động, hiệu quả sử dụng xe như tăng công suất động
cơ, tránh các hư hỏng vặt.

21
2.2 Các thông số cơ bản về dòng xe Ford Ranger

Ford Ranger có lẽ là dòng xe rất quen thuộc vì độ phổ biến của nó, chiếm đến
50% doanh số bán xe của dòng xe bán tải đã đủ để chứng minh sức hút của đại diện
đến từ hãng Ford. Dù đã ra mắt tại thị trường Việt Nam gần 20 năm nay nhưng sức
hút của Ford Ranger vẫn như lúc đầu. Với sức mạnh, sự bền bỉ cũng như độ việt dã
tốt nhất phân khúc thì không ngoa khi nói Ford Ranger chính là ông vua bán tải tại
thị trường Việt Nam hiện tại.

Ford Ranger có rất nhiều những phiên bản khác nhau. Tại thị trường quốc tế mà
cụ thể là Thái Lan thì xe có đến 15 phiên bản tùy chọn khác nhau, tuy nhiên khi về
đến thị trường Việt Nam, Ford đã rút ngọn lại còn 7 phiên bản cùng với thông số kỹ
thuật các xe như sau:

 Ford Ranger XL 4×4 MT trang bị động cơ dầu 2.2L, dẫn động 4 bánh với Turbo
tăng áp và hộp số sàn 6 cấp số.
 Ford Ranger XLS 4×2 MT trang bị động cơ dầu 2.2L, dẫn động 2 bánh có turbo
tưng áp và hộp số sàn 6 cấp. Tuy nhiên đây là phiên bản 1 cầu chủ động thích
hợp cho việc đi lại trong thành phố.
 Ford Ranger XLS 4×2 AT trang bị động cơ dầu 2.2L, dẫn động 2 bánh có turbo
tăng áp và hộp số tự động 6 cấp số.
 Ford Ranger XLT 4×4 MT trang bị động cơ dầu 2.2L, dẫn động 4 bánh có turbo
tăng áp và hộp số sàn với 6 cấp số.
 Ford Ranger XLT 4×4 AT trang bị động cơ dầu 2.2L, dẫn động 4 bánh có turbo
tăng áp và hộp số tự động 6 cấp số.
 Ford Ranger Wildtrack 2.0L AT 4×2 là phiên bản cao cấp của Ford Ranger, trang
bị động cơ dầu 2.0L, dẫn động 2 bánh có turbo tăng áp và hộp số tự động 10 cấp.
 Ford Ranger Wildtrack 2.0L AT 4×4 là phiên bản cao cấp nhất, trang bị động cơ
dầu 2.0L, dẫn động 4 bánh có turbo tăng áp kép và hộp số tự động 10 cấp.

22
Hình 2.3 Dòng xe Ford Ranger XLT

Hình 2.4 Dòng xe Ford Ranger XLS

Ngoài ra còn có các mẫu xe cũ hơn sử dụng động cơ dầu 2.5L và 3.2L, tuy nhiên
ở các phiên bản mới thì động cơ này đã không còn được sử dụng. Tất cả thông tin
trên về các dòng xe Ford Ranger rất hữu ích cho người sử dụng, để bạn biết rằng
chiếc Ford Ranger của bạn thuộc loại nào để bạn nắm được khi nào cần đi bảo
dưỡng định kỳ cho xe.

23
Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của các dòng xe Ford Ranger hiện nay.
Bảng 2.1 Thông số kích thước của xe

Bảng 2.2 Thông số động cơ của xe

24
2.3 Các cấp bảo dưỡng định kỳ theo số kilomet và thời gian

2.3.1 Lịch bảo dưỡng xe

Theo lịch bảo dưỡng ô tô của các hãng xe, mốc bảo dưỡng thường được tính theo
kilomet hoặc thời gian vận hành xe, tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Đa phần
người ta sẽ theo dõi lịch bảo dưỡng dựa trên số kilomet xe đã đi được. Tuy nhiên thời
gian cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét khi bảo dưỡng xe. Dù ô tô chưa đi đủ số
kilomet quy định nhưng đã đến thời hạn bảo dưỡng thì cũng cần đưa xe đi bảo dưỡng.
Theo chuyên gia, với dòng xe Ford Ranger và tất cả các hãng xe khác nên bảo dưỡng
định kỳ theo số kilomet hoặc theo thời gian 6 tháng đến 1 năm.

Đối với dòng xe Ford Ranger từ XLS cho đến WildTrack, từ động cơ máy xăng
cho đến máy dầu đều có chung 1 lịch bảo dưỡng. Lịch bảo dưỡng xe Ford Ranger
được tính chung là 10.000km hoặc 6 tháng tùy điều kiện nào đến trước. Tức là từ khi
mua xe đến số kilomet 10.000km hoặc từ lúc mua xe sau 6 tháng là lần bảo dưỡng
đầu tiên. Khái niệm tùy điều kiện nào đến trước ở đây tức là sau 6 tháng xe bạn vẫn
chưa đi hết 10.000km thì bạn vẫn phải đi bảo dưỡng hoặc bạn chưa đi hết 6 tháng
nhưng số kilomet đã là 10.000km thì bạn cũng phải đi bảo dưỡng. Lần bảo dưỡng
tiếp theo bạn lại sau 10.000km hoặc 6 tháng tùy điều kiện nào đến trước so với lần
bảo dưỡng đầu tiên. Cứ tiếp tục như vậy cho các lần bảo dưỡng sau.

Hình 2.5 Sơ đồ bảo dưỡng định kỳ cơ bản theo số kilomet cho xe Ford Ranger

25
Các trường hợp cần bảo dưỡng Ford Ranger định kỳ sớm hơn thời gian đề ra:

 Xe hoạt động trong điều kiện quá bụi bặm.


 Xe hoạt động ở môi trường nhiệt độ lạnh quá hoặc nóng quá.
 Động cơ xe hoạt động ít quá, hoặc quá nhiều theo chặng liên tục.
 Xe hoạt động ở địa hình đồi núi đèo khó di chuyển.

Sau mỗi số kilomet nhất định, nhà sản xuất sẽ đưa ra một danh sách các công
việc cần làm để chiếc xe hoạt động được trơn tru và an toàn. Trong khi đa số các hãng
xe khác khuyên người sử dụng nên bảo dưỡng xe mỗi 5.000km hoặc 3 tháng một lần,
Ford tuy cũng có định kỳ bảo dưỡng 6 tháng nhưng số kilomet hãng này đưa ra là
10.000km, điều này cho phép xe của bạn có thể đi được quãng đường dài hơn mới
cần phải bảo dưỡng.

2.3.2 Bảo dưỡng cấp 1 (kiểm tra 1000km đầu tiên)

Tại mốc 1000km, mục đích chính là kiểm tra xe chứ không phải bảo dưỡng. Các
kỹ sư muốn chắc chắn rằng chiếc xe đang được vận hành an toàn, không phát sinh lỗi
nào. Khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian, bởi việc kiểm tra bảo dưỡng mốc
1000km tương đối đơn giản và nhanh chóng. Thông thường, khách hàng chỉ mất từ
30 đến 40 phút để bảo dưỡng xe ở mốc này. Động tác nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, bởi nếu
phát hiện dấu hiệu lỗi, chiếc xe sẽ được xử lý kịp thời, mang lại sự an toàn cho khách
hàng và chiếc xe trong suốt quá trình sử dụng.

Bảo dưỡng cấp 1 tiến hành khi xe đã đi được 1000km hoặc sau mỗi 3 tháng tuỳ
theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 1 ô tô bao gồm:

 Thay nhớt động cơ: Việc thay nhớt động cơ ở 1000km đầu rất quan trọng vì xe
mới mua nên các bộ phận chi tiết bên trong động cơ còn thô chưa được trơn tru,
nên trong quá trình hoạt động của động cơ tạo nên ma sát giữa các chi tiết kim
loại tạo ra bụi kim loại li ti sẽ khiến nhớt đặc dần trở thành lực cản khiến các chi
tiết trong động cơ chuyển động không tốt vì ma sát lớn làm máy nhanh nóng.

26
Hình 2.6 Quá trình xả nhớt cũ và thay nhớt mới với cấp nhớt 5W-30

 Quy trình thay nhớt xe:

Bước 1: Tắt máy và chuẩn bị dụng cụ để thay nhớt: Sử dụng cờ-lê 13mm.

Bước 2: Cho xe vào cầu nâng và nâng gầm lên đến vị trí ngang đầu người thay.

Bước 3: Tháo tán xả nhớt ngược chiều kim đồng hồ ngay dưới các-te nhớt để xả
hết nhớt cũ ra ngoài, dùng máng để hứng nhớt cũ.

Bước 4: Sau khi xả hết nhớt cũ ra ngài thì siết chặt tán nhớt vào lại.

Bước 5: Hạ cầu nâng và châm nhớt mới với cấp nhớt 5W-30 vào tại vị trí nắp nhớt
trên đầu quy-lát đông cơ.

 Lượng nhớt động cơ của Ford Ranger thay đổi theo dung tích xy-lanh của
động cơ mà xe sử dụng. Đối với các xe sử dụng động cơ 2.5L thì lượng nhớt
thay từ 6.4 đến 6.7 lít, các xe sử dụng động cơ 2.2L turbo lượng nhớt thay
là từ 8.15 lít nếu không thay lọc và 8.55 lít nếu thay cả lọc nhớt. Đối với các
xe sử dụng động cơ 3.2L thì lượng nhớt thay lần lượt là 9.35 lít và 9.75 lít
tương ứng với trường hợp không thay lọc nhớt và thay cả lọc nhớt.

Bước 6: Cho xe nổ máy 30 giây và tắt máy, rút que thăm nhớt để kiểm tra tại vị trí
vạch max và min, nếu mực nhớt ở vạch min thì châm nhớt bổ sung.

27
 Kiểm tra tổng quát các hạng mục:
- Kiểm tra nước rửa kính: Nếu thiếu thì bổ sung nước mới, nên sử dụng nước tinh
khiết không cận bẩn để tránh tắc đường ống dẫn nước.
- Kiểm tra hệ thống còi xe: Kiểm tra âm thanh của còi phải đủ hai dãy âm.
- Kiểm tra hệ thống lạnh: Kiểm tra áp suất, kiểm tra nhiệt độ, rò rỉ đường ống.
- Kiểm tra áp suất lốp, độ mòn lốp xe.
- Kiểm tra bình ắc-quy, độ mòn điện cực.
- Kiểm tra hệ thống đèn xe: Kiểm tra tất cả các đèn có trên xe.

Hình 2.7 Quá trình kiểm tra tổng quát


 Quy trình kiểm tra tổng quát:

Bước 1: Bật công tắc và nổ máy.

Bước 2: Bật các nút chức năng trên xe.

Bước 3: Kiểm tra các hoạt động khi bật các nút chức năng bằng cách quan sát.

Bước 4: Tắt máy và ghi kết quả kiểm tra được.

2.3.3 Bảo dưỡng cấp 2 (10.000km)

Tương tự ở thời điểm bảo dưỡng 1000km, bảo dưỡng ô tô 10.000km cũng được
các kỹ thuật viên thực hiện các công việc kiểm tra đơn giản và làm sạch hoặc thay
thế hoặc châm thêm các phụ tùng, nhiên liệu cần thiết cho xe ô tô.

28
Bảo dưỡng cấp 2 tiến hành khi xe đã đi được 10.000km hoặc sau mỗi 6 tháng tuỳ
theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 2 ô tô bao gồm:

 Các hạng mục bảo dưỡng cấp 1.


 Thay nhớt động cơ: Thay thế định kỳ sau mỗi 10.000km hoặc 6 tháng. Nhớt động
cơ có tác dụng bôi trơn, làm mát, làm sạch, chống gỉ cho động cơ ô tô. Nếu nhớt
động cơ không được thay thế định kỳ sẽ khiến động cơ nhanh hào mòn, dễ bị hư
hại và nhanh bị nóng máy.
 Thay lọc nhớt động cơ: Thay thế định kỳ sau mỗi 10.000km. Lọc nhớt động cơ có
tác dụng loại bỏ cặn bẩn trước khi nhớt tham gia vào chu trình bôi trơn mới. Nếu
lọc nhớt không được thay thế định kỳ thì chất lượng nhớt sẽ bị ảnh hưởng trong
quá trình hoạt động.

Hình 2.8 Thay lọc nhớt mới cho động cơ

 Quy trình thay lọc nhớt cho xe (sau khi xả nhớt cũ ra hết):

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để tháo: sửng dụng tuýp 27mm.

Bước 2: Xác định vị trí lọc nhớt. Đối với dòng xe Ford Ranger thì nằm dưới gầm
gần vị trí hệ thống treo bên tài.

29
Bước 3: Tháo lọc nhớt theo chiều ngược kim đồng hồ.

 Khi tháo nên dùng khăn lót ngay vị trí tháo để tránh nhớt tồn động tràn ra
ngoài ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

Bước 4: Lắp lọc nhớt mới và vòng đệm cao su mới vào vỏ lọc nhớt.

Bước 5: Lắp lọc nhớt lại và siết lực cho lọc nhớt với lực tay vừa đủ.

 Vệ sinh lọc gió động cơ: Dùng súng thổi gió để vệ sinh bằng cách bắn trực tiếp
vào lọc để thổi bụi bám trên bề mặt.

Hình 2.9 Tháo và vệ sinh lọc gió động cơ

 Quy trình tháo và vệ sinh lọc gió:

Bước 1: Tắt máy xe và mở nắp khoang máy.

Bước 2: Xác định vị trí lọc gió động cơ và thực hiện tháo các ngàm giữ vỏ lọc gió.

Bước 3: Lấy lọc gió ra và kiểm tra.

 Nếu lọc gió nhiều bụi bẩn, dị vật bên trong hoặc bị rách, hư hỏng cao su
viền thì báo thay mới.
 Nếu lọc gió bụi bẩn ít thì sử dụng súng thổi vệ sinh bề mặt.

Bước 4: Sau khi kiểm tra và vệ sinh thì lắp lại vị trí ban đầu.

30
 Vệ sinh hệ thống lạnh: Vệ sinh thường xuyên để đảm bảo chất lượng không khí
trong xe luôn tốt, cũng như giúp hệ thống điều hoà hoạt động hiệu quả.

Đối với lọc gió hệ thống lạnh: Sử dụng súng thổi gió để vệ sinh bề mặt.

Hình 2.10 Tháo và vệ sinh lọc gió hệ thống lạnh

 Quy trình tháo và vệ sinh lọc gió hệ thống lạnh:

Bước 1: Tắt máy xe và xác định vị trí lọc gió hệ thống lạnh.

 Đối với dòng xe Ford Ranger lọc lạnh nằm bên trong khoang chứa đồ
trên táp-lô bên phụ.

Bước 2: Tháo khoang chứa đồ và tháo nắp che lọc gió.

Bước 3: Lấy lọc gió ra khỏi và kiểm tra.

 Nếu lọc gió nhiều bụi bẩn, rách, bị móp méo hoặc có nhiều dị vật bên
trong thì báo thay mới.
 Nếu lọc gió chỉ bụi bẩn nhẹ bình thường thì sử dụng súng thổi gió để
vệ sinh bề mặt lọc gió.

Bước 4: Sau khi kiểm tra và vệ sinh thì lắp lại.

31
Đối với két dàn lạnh: Dùng bình xịt hơi để phun dung dịch vệ sinh trực tiếp vào
két dàn lạnh để vệ sinh.

Hình 2.11 Vệ sinh két hệ dàn lạnh

 Quy trình vệ sinh két dàn lạnh (sau khi tháo lọc gió lạnh):

Bước 1: Chuẩn bị bình xịt hơi và dung dịch vệ sinh.

 Sử dụng các loại dung dịch có trên thị trường hiện nay.

Bước 2: Lắc đều dung dịch vệ sinh và đổ vào bình xịt hơi.

Bước 4: Phun trực tiếp dung dịch vào két dàn lạnh cho đến khi hết dung dịch.

 Quá trình phun tránh để đầu vòi phun va chạm với két dàn lạnh, vì két dàn
lạnh dễ gãy lá tản nhiệt.
 Đối với dòng xe Ford Ranger két dàn lạnh nằm bên trong táp-lô khoang
chứa đồ bên phụ.

Bước 5: Sau khi vệ sinh xong, lắp lọc gió, nắp hộp dàn lạnh lại sau đó gắn nắp
khoang chứa đồ lại vị trí ban đầu.

 Đối với lọc gió chú ý gắn đúng chiều chỉ dẫn trên lọc.

32
 Kiểm tra và bổ sung nước rửa kính: Sử dụng nước sạch không cận để bổ sung,
đồng thời đổ dung dịch rửa kính, giúp kính không bị xước bởi những hạt bụi
bán trên kính xe trong mỗi lần gạt rửa.

Hình 2.12 Bổ sung nước rửa kính

Hình 2.13 Châm dung dịch rửa kính


 Quy trình bổ sung nước và châm dung dịch rửa kính:
Bước 1: Xác định vị trí châm nước rửa kính và kiểm tra lượng nước trong bình.
 Vị trí bình nước rửa kính nằm trong khoang động cơ gần lọc gió động cơ.
Bước 2: Đổ dung dịch rửa kính mới vào trước.
Bước 3: Bổ sung nước rửa kính mới vào bình và đóng nắp.

33
 Kiểm tra hệ thống điện: Dùng máy Autel chuyên dụng để thực hiện kiểm tra.
- Bình ắc-quy: Kiểm tra dòng CCA (dòng khởi động nguội), kiểm tra dòng nạp,
dòng xả khi tải, nhiệt độ của bình.
- Hệ thống điện: Kiểm tra dòng máy phát, kiểm tra hệ thống chiếu sáng, kiểm
tra hoạt động của mô-tơ đề.

Hình 2.14 Kiểm tra hệ thống điện bằng máy Autel

 Quy trình kiểm tra bằng máy Autel:

Bước 1: Tắt máy xe và chuẩn bị máy Autel.

Bước 2: Gắn cọc máy kiểm tra vào bình ắc-quy xe lần lược.

 Cọc dương (+) máy kiểm tra vào cọc dương (+) bình xe.
 Cọc âm (-) máy kiểm tra vào cọc âm (-) bình xe.
 Tháo ra làm ngược lại.

Bước 3: Mở máy test.

 Chọn dòng xe phù hợp hoặc số VIN của xe.


 Chọn dòng CCA (dòng khởi động nguội) của bình trên xe sử dụng.

Bước 4: Làm theo chỉ dẫn của máy kiểm tra.

Bước 5: Sau khi có kết quả tiến hành in phiếu kết quả trên máy.

34
 Bảo dưỡng hệ thống phanh ở 4 bánh xe và kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh.

Hình 2.15 Kiểm tra và vệ sinh phanh trước bằng dung dịch

Hình 2.16 Kiểm tra và vệ sinh phanh sau bằng dung dịch

 Quy trình tháo kiểm tra và vệ sinh phanh.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.

 Sử dụng tuýp 13mm và vít đống.

Bước 2: Cho xe vào vị trí cầu nâng và nâng xe lên cách mặt đất khoảng 5cm.

Bước 3: Dùng súng bắn bu-lông để tháo các bu-lông bánh xe và tiến hành tháo
bánh ra khỏi vị trí moay-ơ.

Bước 4: Quá trình tháo phanh.

35
 Đối với phanh đĩa (phanh trước): Tháo bu-lông giữ cùm phanh ra và lấy
má phanh ra khỏi.
 Đối với phanh tang trống (phanh sau): Tháo vít giữ tang trống và di chuyển
tang trống ra khỏi moay-ơ.

Bước 5: Kiểm tra phanh và vệ sinh.

 Đối với phanh đĩa (phanh trước): Kiểm tra độ mòn má phanh (điểm tới
hạn 3mm), kiểm tra đĩa phanh (điểm tới hạn 13mm), kiểm tra sự rò rỉ dầu
phanh tại vị trí piston dẫn động.
Vệ sinh phanh trước: Cạo các bụi bám trên rãnh má phanh và sử dụng
dung dịch để xịt vệ sinh má phanh, đĩa phanh, cùm phanh.
 Đối với phanh tang trống (phanh sau): Kiểm tra độ mòn tang trống, độ
mòn má phanh, kiểm tra rò rĩ dầu phanh tại vị trí piston, kiểm tra sự ăn
khớp của các lò xo hồi vị.
Vệ sinh phanh sau: Sử dụng dịch để vệ sinh má phanh, tang trống. Tiến
hành tra mỡ tại vị trí tiếp xúc giữa má phanh và thành trang trống.

Bước 6: Lắp lại các chi tiết và tiến hành siết chặt, tiến hành chạy thử kiểm tra lại.

 Kiểm tra và bổ sung nước làm mát động cơ: Kiểm tra sự hao hụt, rò rỉ nước làm
mát tại những vị trí ống nối.

Hình 2.17 Kiểm tra và bổ sung nước làm mát động cơ

36
 Kiểm tra độ mòn lốp xe: Theo tiêu chuẩn, độ sâu rãnh lốp phải đạt ít nhất từ 1,6mm
trở lên mới đảm bảo vận hành an toàn. Đối với những xe di chuyển nhiều, thường
xuyên phanh gấp, cần kiểm tra độ mòn của lốp để có kế hoạch thay thế phù hợp.
Nếu độ sâu của rãnh thấp hơn 1,6mm có nghĩa là lốp đã mòn và cần thay lốp mới.

Hình 2.18 Đo độ mòn rãnh lốp xe

 Kiểm tra áp suất bánh xe: Áp suất của mỗi lốp xe phải đạt từ 2.4 đến 2.6 Kg/cm2.

Hình 2.19 Kiểm tra áp suất lốp xe

37
 Thực hiện siết lực bu-lông bánh xe: Dùng cần siết lực để thực hiện với lực siết là
135Nm từng bu-lông mỗi bánh xe.

Hình 2.20 Siết lực bánh xe bằng cần siết lực

 Kiểm tra tổng quát gầm động cơ:


- Kiểm tra độ rơ rô-tuyn trụ và rô-tuyn thước lái, cao su chắn bụi, nếu thấy hư hỏng
thì báo với khách hàng thay mới.

Hình 2.21 Kiểm tra rô-tuyn trụ

38
- Kiểm tra hệ thống treo, cao su chắn bụi trục truyền động: Hệ thống treo là bộ
phận chịu toàn tải của xe giúp xe êm ái và cân bằng khi di chuyển nên việc kiểm
tra định kỳ là rất cần thiết.

Hình 2.22 Kiểm tra hệ thống treo và trục truyền động

- Kiểm tra nắp bình xăng, đường ống, đầu nối hệ thống nhiên liệu: Kiểm tra sự rò
rỉ nhiên liệu của các đường ống.
- Kiểm tra rò rỉ dầu trên đường ống hệ thống lạnh: Dùng đèn cực tím để kiểm tra
rò rỉ dầu lạnh của đường ống.

Hình 2.23 Kiểm tra rò rỉ dầu trên đường ống hệ thống lạnh

39
- Kiểm tra hệ thống xả: Kiểm tra tại vị trí giá đỡ cao su, kiểm tra rò rỉ khí thải.
- Kiểm tra độ rơ vô lăng, các thanh liên kết thước lái.
- Thực hiện đảo lốp: Đảo 2 lốp sau xe lên 2 lốp trước xe vì trọng lượng phân phối
ở các trục xe không đều nên lốp xe sẽ mòn không đều. Do đó cần đảo lốp định
kỳ để giúp các lốp mòn đều, tận dụng tối đa tuổi thọ của lốp xe.

Hình 2.24 Kiểm tra tổng quát gầm động cơ

 Quy trình kiểm tra tổng quát gầm động cơ:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.

Bước 2: Cho xe vào cầu nâng và nâng gầm xe ngang đầu đối với người kiểm tra.

Bước 3: Dùng súng bắn bu-lông để tháo bánh xe.

Bước 4: Dùng đèn để quan sát các các chi tiết cần kiểm tra được nêu trên.

 Quan sát các chi tiết kết cấu của gầm nếu hư hỏng thì báo với khách hàng
thay mới hoặc gia công lại.

Bước 5: Kết thúc và ghi kết quả kiểm tra được để tiến hành bảo dưỡng các hạt
mục không đạt yêu cầu.

40
2.3.4 Bảo dưỡng cấp 3 (20.000÷30.000km)

Trong đợt bảo dưỡng này xe ô tô sẽ được các thợ kỹ thuật tiến hành thay lọc gió
động cơ và lọc hệ thống lạnh. Đồng thời, các kỹ thuật viên cũng sẽ tiến hành kiểm tra
tổng quát các chi tiết khác của xe để đảm bảo xe vẫn đang vận hành tốt, nếu cần thay
thế sẽ thực hiện lắp đặt ngay khi được sự đồng ý của khách hàng.

Bảo dưỡng cấp 3 tiến hành khi xe đã đi được 20.000÷30.000km hoặc sau 1 năm
tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 3 ô tô bao gồm:

 Các hạng mục bảo dưỡng cấp 2.


 Thay lọc gió động: Thay thế định kỳ sau mỗi 20.000÷30.000km. Lọc gió động cơ
có tác dụng loại bỏ bụi bẩn trong không khí trước khi không khí đi vào buồng đốt.
Nếu lọc gió không được thay thế định kỳ thì lọc có thể bị tắc nghẹt do bám nhiều
bụi bẩn. Điều này gây cản trở không khí đi vào buồng đốt và ảnh hưởng đến tỉ lệ
hoà khí gây thất thoát công suất động cơ.

Hình 2.25 Thay lọc gió động cơ mới

 Thay lọc gió hệ thống lạnh: Nhiệm vụ lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ
bên ngoài, thậm chí là ở khoang máy vào trong khoang nội thất bên trong xe, trong
quá trình lấy gió ngoài, bụi bẩn bám vào màng lọc làm giảm đi lượng gió, không
khí lấy từ ngoài vào sinh ra rất hại hệ thống điều hòa làm mát của xe. Do đó nên
thay lọc điều hòa định kỳ sau 20.000km.

41
Hình 2.26 Thay lọc gió hệ thống lạnh mới

 Vệ sinh động cơ: Bằng dung dịch xúc rửa động cơ chuyên dụng đổ trực tiếp dung
dịch vào tại vị trí nắp nhớt và cho xe chạy không tải 15 phút sau đó xả nhớt máy.
Việc xúc rửa động cơ định kỳ sẽ giúp loại bỏ cận bẩn hay mạc kim loại còn bám
trong máy và giúp động cơ bền theo thời gian.

Hình 2.27 Châm dung dịch xúc rửa động cơ

 Vệ sinh buồng đốt động cơ: Khi vận hành, động cơ sẽ đốt cháy một lượng nhiên
liệu nhất định, quá trình này sinh ra khí bụi carbon ở thể rắn. Theo thời gian, khí
bụi này sẽ phủ kín buồng đốt và đầu kim phun nhiên liệu, ảnh hưởng tới hiệu suất

42
động cơ. Để duy trì công suất vận hành cho động cơ, người dùng cần thường xuyên
vệ sinh buồng đốt ô tô. Để vệ sinh buồng đốt một cách nhanh chống, với Ford thì
sử dụng máy vệ sinh buồng đốt chuyên dụng.

Hình 2.28 Vệ sinh buồng đốt động cơ bằng máy Carbon Cleaning

 Quy trình vệ sinh buồng đốt động cơ bằng máy Carbon Cleaning:

Bước 1: Khởi động xe khoảng 10 phút, sau đó tắt động cơ.

Bước 2: Kẹp cực dương (+) và cực âm (-) lần lược vào bình ắc-quy trên xe.

Bước 3: Gắn ống tạo khí từ máy vệ sinh vào vị trí co gió nạp và đặt trước buồng
khí nạp của động cơ.

Bước 4: Khởi động lại xe, cài đặt thời gian xử lý 45 phút tại vị trí bảng điều khiển
của máy vệ sinh. Yêu cầu động cơ xe luôn nổ.

Bước 5: Cách 15 phút tiến hành đạp chân ga 3 đến 4 lần (mỗi lần đạp ga từ 3000
đến 3500 Vòng/phút).

Bước 6: Khi hết thời gian xử lý, 3 bảng hiển thị trên màng hình thiết bị sẽ tự động
tắt và sau đó tắt động cơ.

Bước 7: Thu và đặt ống tạo khí đúng vị trí, kẹp kèm cực âm (-) và cực dương (+)
tại vị trí phía sau thành máy vệ sinh.

43
 Vệ sinh kim phun: Sử dụng dung dịch vệ sinh kim phung bằng cách đổ dung dịch
trực tiếp vào thùng nhiên liệu, vệ sinh định kỳ sau mỗi 20.000km. Kim phun có
nhiệm vụ phun nhiên liệu để tạo ra sự cháy bên trong buồng đốt. Sau thời gian dài
làm việc, kim phun thường bị bám nhiều muội than và cặn bẩn, do đó cần vệ sinh
kim phun nhiên liệu định kỳ.

Hình 2.29 Châm dịch vệ sinh kim phun vào bình nhiên liệu

 Kiểm tra gầm và siết chặt các bu-lông đai ốc: Kiểm tra bu-lông tại những vị trí
chịu lực và dẫn động dưới gầm xe và thực hiện siết lực lại.

Hình 2.30 Kiểm tra gầm động cơ

44
Hình 2.31 Thực hiện siết lại các bu-lông

 Kiểm tra, điều chỉnh phanh dừng: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 20.000÷40.000km, hệ
thống phanh dừng giúp cố định khi xe dừng. Phanh dừng tuy chịu tải ít hơn phanh
chân nhưng hoạt động nhiều hơn nên cũng cần kiểm tra và điều chỉnh định kỳ.

Hình 2.32 Vị trí điều chỉnh phanh dừng

 Quy trình điều chỉnh phanh dừng (phanh tang trống):

Bước 1: Cho xe vào cầu nâng và nâng xe cách mặt sàn khoảng 5cm.

Bước 2: Tiến hành tháo bánh xe bằng súng hơi bắn bu-lông.

45
Bước 3: Tháo vít cố định tang trống và di chuyển tang trống ra khỏi moay-ơ.

Bước 4: Thực hiện điều chỉnh phanh dừng.

 Dùng tua-vít đầy dẹp vận bộ điều chỉnh sao, xoay nó theo hướng ngược
kim đồng hồ. Đối với xe Ford Ranger chỉ cần xoay 1 đến 2 vòng khi
muốn điều chỉnh phanh dừng.

Bước 5: Định tâm má phanh.

 Khi bộ điều chỉnh sao đã được rút ngắn, nên cần phải di chuyển guốc
phanh xung quanh để vừa với trống. Guốc phanh di động trên tấm đệm
để chúng có thể tự định tâm vào trống.

Bước 6: Lắp tang trống phanh và bánh xe lại.

 Kiểm tra áp suất hệ thống lạnh và bổ sung gas lạnh:


- Áp suất từ đường ống thấp áp: Từ 1.5 đến 2.5 kgf/cm2.
- Áp suất từ đường ống cao áp: Từ 13 đến 15 kgf/cm2.

Hình 2.33 Kiểm tra áp suất hệ thống lạnh bằng máy

46
Hình 2.34 Bảng điều khiển máy đo áp suất

 Quy trình kiểm tra áp suất hệ thống lạnh:

Bước 1: Nổ máy, tiến hành gắn van thấp áp và cao áp tương ứng vào xe.

Bước 2: Mở van đo áp trên bảng điều khiển.

Bước 3: Bật công tắc A/C, bật công tắc gió ở vị trí HI.

 Cho động cơ hoạt động khoảng 10 phút và tiến hành kiểm tra áp suất trên
đồng hồ hiển thị .
 Áp suất từ đường ống thấp áp: Từ 1.5 đến 2.5 kgf/cm2 là đạt tiêu chuẩn.
 Áp suất từ đường ống cao áp: Từ 13 đến 15 kgf/cm2 là đạt tiêu chuẩn.
 Quy trình nạp thêm gas cho hệ thống lạnh (các bước đầu tương tự quá trình
kiểm tra áp suất):

Bước 4: Nạp gas cho máy bằng cách kết nối bình gas với đường ống cao áp trên
máy kiểm tra, sau khi nạp gas cho máy xong tháo đường ống.

Bước 5: Cài đặt trên máy kiểm tra lượng gas cần nạp cho dàn lạnh, với áp suất
tiêu chuẩn sau đó tiến hành khởi chạy.

Bước 6: Kiểm tra lại lần cuối, kiểm tra rò rỉ dầu trên các đường ống.

47
2.3.5 Bảo dưỡng cấp 4 (40.000÷60.000km)

Bảo dưỡng cấp 4 tiến hành khi xe đã đi được 40.000÷60.000km hoặc sau 2÷3
năm tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 4 ô tô bao gồm:

 Các hạng mục bảo dưỡng như cấp 3.


 Kiểm tra điều chỉnh khe hở xu-páp: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 40.000km. Khi
động cơ làm việc, do xu-páp tiếp xúc với khí cháy nhiệt độ cao nên dễ bị giãn
nở. Vì vậy cần có khe hở để khi bị giãn nở vẫn có thể đóng kín vào cuối kỳ nén.
Tuy nhiên nếu khe hở quá lớn thì lại khiến thời điểm đóng mở của xu-páp bị sai
lệch. Do đó cần thường xuyên kiểm tra định kỳ để điều chỉnh khe hở nhiệt
xu-páp về đúng tiêu chuẩn.
- Khe hở nhiệt xu-páp hút: Từ 0.15 đến 0.30mm.
- Khe hỏ nhiệt xu-páp xả: Từ 0.25 đến 0.35mm.

Hình 2.35 Điều chỉnh khe hở nhiệt xu-páp

 Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt xu-páp:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.

 Tay quay, thước lá, tua-vít, cờ-lê, khẩu.

Bước 2: Tháo các bộ phân liên quan đến nắp máy.

48
Bước 3: Tháo nắp che giàn cò mổ xu-páp.

Bước 4: Tiến hành xác định các thông số sau.

 Xác định vị trí của các xu-páp hút/xả: nhìn cổ hút và ống xả để xác định.
 Xác định góc lệch công tác giữa các máy: 1800 đối với máy I4.
 Xác định các cặp máy song hành: Máy 1 với máy 4, máy 2 với máy 3.

Bước 5: Chọn thước lá có chiều dày phù hợp vói khe hở nhiệt tiêu chuẩn của các
xu-páp hút và xả.

 Khe hở nhiệt xu–páp hút: Từ 0.15 đến 0.30mm.


 Khe hở nhiệt xu–páp xả: Từ 0.25 đến 0.35mm.

Bước 6: Tiến hành quay trục khuỷu bằng tay quay để máy số 1 ở ĐCT vào cuối
kỳ nén và đầu kỳ nổ. Khi đó máy song hành máy 1 ở thời điểm cuối xả
và đầu hút (cặp xu-páp của máy song hành máy 1 đều hé mở, còn cặp
xu-páp của máy 1 đóng kín).

Chú ý : Khi quay trục khuỷu thì quan sát cặp xu-páp của máy song hành với máy
1 đang hé mở thì dừng lại (thời điểm xu-páp hút của máy song hành bắt
đầu đi xuống).

Bước 7: Chia pu-ly đầu trục khuỷu thành các phần theo góc lệch công tác.

Bước 8: Đưa căn lá đã chọn vào giữa đuôi xu-páp vào đầu cò mổ. Dùng tua-vít
vặn vít điều chỉnh vào đồng thời vừa xê dịch căn lá đến khi nào dịch
chuyển căn lá thấy hơi nặng tay thì dừng lại.

 Chú ý: Khi điều chỉnh nên vặn vít điều chỉnh từ từ, mỗi lần vặn khoảng
1/8 vòng hoặc ít hơn để tránh gây hư hỏng thước lá.

Bước 9: Đưa thước lá ra ngoài, dùng tua-vít giữ cố định vít điều chỉnh, sau đó
dùng cờ-lê vặn chặt đai ốc hãm lại.

 Chú ý: Khi hãm ốc, không được để vít điều chỉnh xoay đi sẽ làm khe hở
nhiệt bị sai vị trí ban đầu khi điều chỉnh.

49
Bước 10: Sau khi điều chỉnh xong, ta phải kiểm tra lại khe hở nhiệt. Nếu khe hở
nhiệt chưa đúng cần phải điều chỉnh lại.

Bước 11: Tiến hành điều chỉnh cho xu-páp còn lại theo trình tự như trên.

 Thay lọc nhiên liệu: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000km hoặc 2 năm. Lọc nhiên
liệu có tác dụng loại bỏ các tạp chất trước khi nhiên liệu đi vào buồng đốt. Nếu lọc
nhiên liệu không được thay thế định kỳ, nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn làm giảm
hiệu quả đốt cháy, ảnh hưởng đến công suất động cơ.

Hình 2.36 Quá trình tháo và thay lọc nhiên liệu

 Quy trình thay lọc nhiên liệu động cơ:

Bước 1: Tắt máy và chuẩn bị dụng cụ.

Bước 2: Tiến hành tháo các đường ống dầu vào và ra của lọc nhiên liệu bằng cách
nảy các khớp khóa lên.

Bước 3: Thay lọc nhiên liệu.

 Dùng tay ấn mạnh nắp vỏ lọc, đồng thời xoay nắp lọc ra theo chiều ngược
kim đồng hồ và lấy lọc ra.

Bước 4: Thay lọc nhiên liệu mới và lắp lại các đường ống. Sau đó ON công tắc
cho bơm nhiên liệu đầy đường ống dầu.

Bước 5: Kiểm tra lại và nổ máy.

50
 Súc rửa và thay nước làm mát động cơ: Kiểm tra, bổ sung định kỳ sau mỗi
10.000km, thay thế định kỳ sau mỗi 40.000÷60.000km. Nước làm mát có tác
dụng làm mát cho động cơ ô tô. Sau thời gian dài làm việc, nước làm mát ô tô dễ
bị bẩn, biến chất, đống cận két nước và trên đường dẫn nước, do đó nên cần kiểm
tra và thay thế định kỳ. Đối với dòng xe Ford Ranger sử dụng nước màu cam
LLC (Long Life Cool) với dung tích 8 lít.

Hình 2.37 Châm dung dịch vệ sinh két nước làm mát động cơ

Hình 2.38 Quá trình xả nước làm mát cũ

51
Hình 2.39 Châm nước làm mát động cơ mới

 Quy trình thay nước làm mát động cơ:

Bước 1: Mở nắp bình chứa nước làm mát, tiến hành xả nước bằng cách tháo van
xả dưới két nước làm mát động cơ.

 Lưu ý: Đeo bao tay cao su để tránh nước nóng làm bỏng da hoặc cho xe
nghỉ đến khi nước nguội.

Bước 2: Tiến hành đổ nước trắng vào bình chứa cùng với dung dịch vệ sinh.

 Dùng tay bóp ống dẫn nước mát để tạo áp lực nước vào két.

Bước 3: Tiến hành cho động cơ nổ không tải 30 phút, sau đó xả nước.

 Thực hiện 2 lần, mỗi lần 1/2 chai dung dịch vệ sinh.
 Khi xả hết nước vệ sinh két, sau đó đổ nước sạch vào bình chứa để nước
chảy tự do ra khỏi két, như vậy sẽ giúp rửa sạch nước vệ sinh còn trong
két nước làm mát động cơ.

Bước 4: Đổ nước làm mát mới vào két, đồng thời bóp ống dẫn nước mát để tạo
áp lực nước vào két làm mát.

Bước 5: Nổ máy để động cơ chạy trong khoảng 15 phút và châm thêm nước làm
mát, sau đó tiến hành kiểm tra rò rỉ.

52
 Thay dầu phanh: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 10.000km, thay thế định kỳ sau mỗi
2 đến 3 năm. Dầu phanh có tác dụng truyền lực giúp hệ thống phanh hoạt động.
Tuy nhiên sau thời gian dài làm việc, dầu phanh thường bị nhiễm nước do đặc tính
dễ hút ẩm, ngoài ra dầu cũng bị nhiễm bẩn do đó cần thay thế định kỳ.

Hình 2.40 Quá trình hút dầu phanh cũ ra

Hình 2.41 Châm dầu phanh mới

53
 Quy trình thay dầu phanh:

Bước 1: Tắt máy và chuẩn bị dụng cụ.

 Khóa 10, bình hút dầu, dầu phanh 2 bình (500ml/bình).

Bước 2: Dùng bình hút dầu phanh hút dầu cũ trong bình chứa dầu phanh trên xe.

Bước 3: Hút dầu phanh.

 Gấn ống hút dầu phanh tại vị trí van xả gió dưới cùm phanh.
 Mở van hút dầu của bình hút.
 Dùng khóa 10mm mở ốc van xả gió.
 Lưu ý: Khi đang hút dầu phanh, đồng thời châm dầu mới vào bình chứa
dầu phanh. Khi châm được 1/2 bình dầu phanh thì khóa ốc xả gió lại.

Bước 4: Tiến hành tương tự đối với các phanh còn lại.

Bước 5: Kiểm tra lại bằng cách chạy thử xe và thắng gấp.

 Thay nhớt vi sai: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000km. Nhớt vi sai có tác dụng bôi
trơn, giảm lực ma sát cho hệ thống truyền động, vì vi sai luôn hoạt động trong tình
trạng chịu tải lớn nên nhớt vi sai sẽ nhanh xuống cấp, do đó việc thay định kỳ là
một điều cần thiết cho xe.

Hình 2.42 Quá trình xả nhớt vi sai cũ

54
Hình 2.43 Quá trình bơm nhớt vi sai mới vào

 Quy trình thay nhớt vi sai:

Bước 1: Cho xe vào cầu nâng và nâng gầm xe lên cao ngang đầu người thay.

Bước 2: Dùng cần để mở tán châm nhớt và tiến hành xả nhớt vi sai.

 Sử dụng bình chứa nhớt cũ để chứa nhớt, tránh để nhớt tràn ra mặt sàn gây
trơn trượt cho quá trình đi làm việc.

Bước 3: Sau khi xả xong khóa ốc xả nhớt lại, sau đó châm nhớt vi sai mới vào với
cấp nhớt nhớt qui định là 75W-140.

 Dùng ống dẫn để bơm nhớt vào vi sai.


 Kiểm tra lượng nhớt vi sai bằng cách quan sát mực dầu ngang với vị trí
chân bu-lông châm nhớt là nhớt đầy vi sai.

Bước 4: Kiểm tra lại và hạ cầu nâng.

Bước 5: Chạy thử xe, kiểm tra nếu nhớt hụt thì châm thêm.

 Thay dầu trợ lực lái: Trong hệ thống trợ lực tay lái thuỷ lực, dầu trợ lực đóng vai
trò rất quan trọng trong việc tạo ra lực đẩy thanh răng, để hỗ trợ vô lăng xoay chuyển
theo ý muốn người lái. Nếu xe bị thiếu dầu trợ lực lái, hệ thống trợ lực sẽ bị ảnh

55
hưởng. Cụ thể khi này áp suất dầu không đạt đến mức cần thiết khiến lực đẩy không
đủ dẫn đến hiện tượng tay lái trợ lực dầu bị nặng, trả lái chậm. Dầu trợ lực lái có tác
dụng truyền lực đẩy thanh răng giúp vô lăng xoay chuyển nhẹ nhàng hơn.

Hình 2.44 Quá trình thay dầu trợ lực lái

 Quá trình thay dầu trợ lực lái:

Bước 1: Xác định bình chứa dầu trong khoang động cơ.

Bước 1: Tháo bình chứa dầu trợ lực lái, sau đó tháo ống dầu hồi và nối ống ra
bình chưa dầu cũ.

Bước 2: Nổ máy xe và thực hiện đánh lái để bơm dầu cũ ra ngoài bằng đường dầu
hồi, đồng thời châm dầu mới vào khi đang xả dầu cũ.

 Lưu ý: Châm dầu trợ lực lái mới đến khi hết 1.2 lít thì ngưng đánh lái và
gắn ống dầu hồi lại.

Bước 3: Gắn lại bình chứa dầu và đánh lái, sau đó bổ sung dầu vào bình chứa khi
thấy mực dầu rút xuống.

Bước 4: Tiến hành kiểm tra và lái thử xe, kiểm tra nếu dầu hụt thì châm thêm.

56
 Thay nhớt hộp số: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000÷60.000km đồng thời cũng
thay lọc nhớt hộp số. Nhớt hộp số có tác dụng bôi trơn, làm sạch, chống gỉ sét cho
các chi tiết bên trong hộp số. Sau thời gian dài làm việc, nhớt hộp số sẽ bị bẩn và
biến chất, độ nhớt không đảm bảo do đó cần thay thế định kỳ.

Hình 2.45 Quá trình tháo các-te hộp số và thay lọc nhớt

Hình 2.46 Quá trình bơm nhớt hộp số mới vào

57
 Quá trình thay nhớt hộp số và lọc nhớt hộp số (đối với xe hộp số tự động):

Bước 1: Cho xe vào cần nâng và nâng gầm xe lên cao ngang đầu người thay.

 Lưu ý: Trước khi xả nhớt cần phải làm nóng động cơ và hộp số.

Bước 2: Xả nhớt cũ.

 Đối với dòng xe Ranger hộp số tự động thì không có bu-lông xả nhớt do
đó khi xả nhớt phải dùng bình hút nhớt từ vị trí châm nhớt (que thăm nhớt),
vị trí châm nhớt nằm trên hộp số.

Bước 3: Tháo các bu-lông giữ các-te nhớt và tiến hành tháo các-te xuống.

 Khi tháo các-te nên dùng máng hứng nhớt còn tồn động, tránh để nhớt tràn
ra mặt sàn sẽ gây khó khăn trong quá trình bảo dưỡng.

Bước 4: Tháo lọc nhớt hộp số ngay hộp van điện từ.

Bước 5: sau khi lượng nhớt ở các-te được xả hết, tiếp tục xả nhớt biến mô.

 Cần phải cho xe nổ máy và vô số để lượng nhớt tồn động trong biến mô
được đẩy hết ra ngoài.
 Sử dụng máng để hứng lượng nhớt còn lại.

Bước 6: Tiến hành vệ sinh các-te và bề mặt dưới của hộp van điện từ.

Bước 7: Gắn lọc nhớt hộp số mới vào vị trí ban đầu đã tháo, sau đó gắn các-te.

Bước 8: Bơm nhớt hộp số mới vào bằng đường que thăm nhớt.

 Đối với dòng xe Ranger không có vị trí châm nhớt hộp số trong khoang
động cơ, việc châm nhớt hộp số cần bình bơm nhớt từ bình bơm lên.
 Khi bơm nhớt mới vào đầy, người thứ 2 vận hành xe để nhớt được hút lên
hộp số và vào biến mô, trong khi người châm nhớt tiếp tục châm cho đến
khi tràn nhớt ra ngoài thì dừng lại và khóa bu-lông.
 Ford Ranger các phiên bản thay nhớt hộp số tự động khô 10,5 lít, hộp số
tự động ướt 9 lít theo công bố nhà sản xuất Ford Việt Nam.

Bước 9: Khởi động xe và vào tất cả các số.

58
 Việc này giúp nhớt đi sâu và bám đều vào tất cả các chi tiết của hộp số.
Sau đó sử dụng que thăm nhớt để kiểm tra mức nhớt lại một lần nữa.

Bước 10: Chạy thử, khi nhiệt độ dầu khoảng 800C là lúc thăm nhớt chính xác nhất.

 Nếu thiếu nhớt hộp số bạn cần châm thêm, còn nếu thừa nhớt hộp số tốt
nhất cần xả bớt về mức tiêu chuẩn.
 Tra mỡ tại vị trí giới hạn thước lái: Sau 60.000km tại vị trí giới hạn sẽ khô mỡ do
đó sẽ gây ra hiện tượng kêu khi đánh hết lái, vì vậy nên tra thêm mỡ để đánh lái
khi chạm giới hạn sẽ êm dịu hơn.

Hình 2.47 Tra mỡ tại vị trí giới hạn lái

2.3.6 Bảo dưỡng cấp cao (80.000÷100.000km)

Bảo dưỡng cấp 5 tiến hành khi xe đã đi được 80.000÷100.000km hoặc sau 4 đến
5 năm tuỳ theo trường hợp nào đến trước, khi đó tiến hành thay thế các linh kiện
xuống cấp. Đồng thời cũng áp dụng khi bảo dưỡng xe ô tô cũ ở mốc 4 đến 5 năm hay
9 đến 10 năm. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 5 ô tô bao gồm:

 Các hạng mục bảo dưỡng như cấp 4.


 Kiểm tra, thay đai truyền động trục cam nếu đã xuống cấp: Thay thế định kỳ sau
mỗi 100.000km. Dây đai cam giúp kết nối bánh đà trục cam và trục khuỷu để tạo

59
nên sự chuyển động đồng bộ và ăn khớp với nhau. Sau thời gian dài làm việc, dây
đai cam thường bị mòn, rạn nứt, do đó cần thay thế định kỳ.
 Kiểm tra các dây đai trên động cơ, thay thế nếu đã xuống cấp: Kiểm tra định kỳ
sau mỗi 100.000km (thay thế nếu cần). Dây đai truyền động giúp động cơ dẫn
động cho hệ thống điều hoà, bơm két nước, bơm trợ lực lái, máy phát điện. Sau
thời gian dài làm việc, dây đai dễ bị mòn, nứt,… do đó cần kiểm tra định kỳ để
thay thế kịp thời khi bị xuống cấp.

Hình 2.48 Kiểm tra dây đai truyền động

 Quy trình thay thế dây đai truyền động:

Bước 1: Tắt máy xe và mở khoang động cơ.

Bước 2: Tháo tăng đưa dây đai, tiến hành tháo dây ở máy nén lạnh, tháo lỏng đai
ốc và tháo dây ra khỏi pu-ly.

Bước 3: Thay dây mới luồng qua phần trống của quạt và gắn vào trong khi cân
chỉnh các rãnh của nó với pu-ly máy phát và pu-ly cốt máy.

 Lưu ý: khi thay nên đánh dấu lại vấu cam, vì trong quá trình thay có thể
va chạm trục cam làm lệch thứ tự thì nổ.

Bước 4: Tăng dây đai truyền động nằm trong phạm vi tiêu chuẩn, rồi gắn vào
máy nén lạnh là xong.

60
 Vệ sinh bướm ga: Vệ sinh định kỳ sau 100.000km, theo thời gian dài hoạt động
bướm ga có thể đóng cặn đây là một sản phẩm tự nhiên trong buồng đốt động cơ.
Điều này có thể làm cho chế độ cầm chừng của động cơ thấp, không ổn định hoặc
khó khởi động do đó cần vệ sinh định kỳ.

Hình 2.49 Quá trình vệ sinh bướm ga

 Quy trình vệ sinh bướm ga:

Bước 1: Tháo cọc bình ắc-quy.

 Tháo cọc âm (-) ắc-quy và dùng khăn quấn cọc lại.

Bước 2: Tháo nắp bộ lọc khí, cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp.

Bước 3: Tháo ống hút khí ra khỏi thân bướm ga.

 Hầu hết kết nối này được giữ cố định bởi một kẹp ống.

Bước 4: Làm sạch bướm ga.

 Sử dụng dung dịch vệ sinh bướm ga có trên thị trường.


 Phun chất làm sạch bướm ga xung quanh thân bướm ga, để cho chất làm
sạch ngấm trong một hoặc hai phút bên ngoài. Sau đó xịt chất làm sạch
lên khăn và làm sạch bên trong thân bướm. Bắt đầu lau phần vỏ bên trong
và bên ngoài bướm ga tỉ mỉ và cẩn thận đủ mạnh để loại bỏ lượng carbon
tích tụ trên bướm ga.

61
 Sau khi làm sạch vỏ bướm ga bạn kiểm tra lưỡi ga bên trong và làm sạch
các cạnh của nó. Nếu khăn khô hoặc có nhiều carbon tích tụ thì bạn nên
tiếp tục phun chất làm sạch vào khăn để thực hiện lau bướm ga.

Bước 5: Kiểm tra và làm sạch van điều tiết.

 Tháo van điều tiết và làm sạch vỏ bên trong giống như cách làm sạch thân
bướm ga và sau đó lắp lại van điều khiển ga khi lau chùi.

Bước 6: Kiểm tra các cạnh của thân bướm ga có bị ăn mòn hoặc tích tụ carbon
không. Trường hợp cánh bướm ga bị nứt, rỗ hoặc hư hỏng thì báo khách
hàng nên thay mới.

Bước 7: Lắp đặt lại các thành phần bạn tháo ra theo thứ tự đảo ngược, sau đó tiến
hành nổ máy và kiểm tra lại.

 Lưu ý nên gắn ống hút khí vào bướm ga và thắt chặt, gắn vỏ bảo vệ bộ lọc
khí và kết nối với dây cáp pin, đồng thời gắn bộ cảm biến lưu lượng không
khí một cách chắc chắn.
 Kiểm tra điều chỉnh tốc độ không tải: Van điều khiển không tải giúp điều khiển
tốc độ động cơ ở chế độ không tải. Sau thời gian dài làm việc, đôi khi van sẽ bị sai
lệch nên cần kiểm tra và điều chỉnh lại.
 Vệ sinh cổ hút và van ERG (van tuần hoàn khí thải): Trong quá trình hoạt động
van ERG có nhiệm vụ chính là đưa một phần khí thải trở lại buồng đốt để làm giảm
lượng khí NOx ra ngoài môi trường. Vì vậy, sau thời gian sử dụng van EGR và cổ
hút xuất hiện tình trạng kẹt do bị đóng cặn carbon, muội than nếu không được khắc
phục có thể gây hư hỏng động cơ và ảnh hưởng tới bộ phận liên quan.

62
Hình 2.50 Quá trình vệ sinh cặn carbon trên đường ống nạp và trên van ERG

 Quy trình vệ sinh đường ống nạp:

Bước 1: Tháo cọc bình ắc-quy.

 Tháo cọc âm (-) bình ắc-quy và dùng khăn quắn cọc lại.

Bước 2: Tháo nắp bộ lọc khí, cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp .

Bước 3: Tháo ống hút khí ra khỏi thân bướm ga.

 Hầu hết kết nối này được giữ cố định cố định bởi một kẹp ống.

Bước 4: Tháo bướn ga.

 Tháo giắt cảm biến vị trí bướm ga, tháo các bu-lông giữ thân bướm ga.

Bước 5: Tiên hành tháo đường ống nạp (cổ góp).

 Tháo ống thông hơi nhiên liệu.


 Tháo giắt cảm biến áp suất khí nạp MAP.

Bước 6: Tiến hành vệ sinh bằng dung dịch, đồng thời dùng dụng cụ để cạo các
lớp cặn carbon bám trên đường ống.

Bước 7: Lắp đặt lại các thành phần tháo ra theo thứ tự đảo ngược, sau đó tiến
hành nổ máy và thực hiện kiểm tra lại.

63
2.3.7 Các trường hợp bảo dưỡng khác

Vì xe Ford Ranger là dòng xe bán tải chuyên đi off-road và chuyên chở hàng hóa,
đối với các trường hợp xe di chuyển trong những địa hình khắc nghiệt và phải hoạt
động với cường độ cao nên việc hư hỏng là không tránh khỏi, do đó chủ xe nên kiểm
tra định kỳ các bộ phận truyền độ động và khung gầm, việc kiểm tra như vậy sẽ giúp
tránh được những hư hỏng nặng đối xe.

Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống dẫn động ô tô:

 Kiểm tra trục các-đăng:


 Kiểm tra động công vênh của trục.
 Kiểm tra hư hỏng ổ bi treo trục.
 Kiểm tra ổ bi các khớp chử thập.
 Kiểm tra cầu chủ động:
 Kiểm tra chất lượng của nhớt bôi trơn, lượng nhớt.
 Kiểm tra cụm bánh răng vi sai
 Kiểm tra rò rỉ dầu, đòn dẫn động, khớp nối.
 Các lỗi hệ thống dẫn động thường gặp: Khớp cầu/khớp trụ bị mòn/rơ lỏng, đòn
dẫn động bị biến dạng, dầm cầu dẫn hướng biến dạng.

Hình 2.51 Kiểm tra hệ thống dẫn động

64
Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống treo ô tô:

 Kiểm tra độ rơ rô-tuyn thanh cân bằng, rô-tuyn trụ.


 Kiểm tra cao su gối đỡ.
 Kiểm tra bộ phận đàn hồi, lò xò giảm xóc.
 Kiểm tra và thêm dầu bôi trơn (nếu cần).
 Các lỗi hệ thống treo ô tô thường gặp: Đai ốc bị lỏng/mòn, gối đỡ cao su bị
mòn, giảm chấn hỏng, nhíp hỏng/gãy, thanh giằng bị biến dạng, giảm xóc bị cứng.

Hình 2.52 Kiểm tra hệ thống treo

Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống lái ô tô:


Bảo dưỡng hệ thống lái
 Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ góc của vô lăng lái.
 Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ hướng kính của vô lăng lái.
 Kiểm tra và điều chỉnh dây đai truyền động bơm trợ lực lái.
 Kiểm tra độ rơ của bạc và chốt chuyển hướng.
 Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ của cơ cấu lái.

65
Bảo dưỡng cơ cấu lái

 Thêm dầu bôi trơn cho cơ cấu lái (nếu cần).


 Xiết chặt các mối lắp ghép của cơ cấu lái.
 Điều chỉnh độ rơ của bộ truyền động cơ cấu lái.
 Thay các phốt chắn dầu (nếu cần).

Bảo dưỡng trợ lực lái

 Thay dầu trợ lực lái.


 Kiểm tra và bảo dưỡng bơm trợ lực (nếu cần).
 Các lỗi hệ thống lái ô tô thường gặp: Hộp lái bị bẩn, dẫn động lái bị mòn, khớp
cầu cơ cấu dẫn động bị mòn khuyết, thiếu dầu bôi trơn, góc đặt bánh xe lệch,
gioăng đệm bị hỏng, bơm trợ lực lái bị lỗi.

Hình 2.53 Kiểm tra hệ thống lái

66
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Sau thời gian 2 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần ô tô Phú Mỹ (chi nhánh An
Phú), được sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ ban giám đốc, quản lý và các anh chị trong
công ty. Em đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với công việc bảo dưỡng, sửa chữa ô tô
và giúp em nắm rõ hơn về công việc thực tế ngành ô tô như:

 Quy trình vận hành của một hãng xe ô tô.


 Quy trình bảo dưỡng ô tô định kỳ (từ khâu tiếp nhận xe đến trả xe).
 Quy trình tháo lắp các chi tiết trên xe.
 Học được cách sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng.
 Tìm hiểu được nhiều tài liệu liên quan đến công việc sửa chữa.
 Được tiếp thu nhiều kiến thức thực tế từ các kỹ thuật viên.
 Học hỏi được tác phong làm việc tại công ty.
 Biết được cách thức quản lý hoạt động của một bộ phận dịch vụ.

Trên cơ sở lý thuyết được học tại trường và áp dụng thực tế tại công ty thực tập
đã giúp em giải quyết nhanh những vấn đề liên quan đến công việc bảo dưỡng và sửa
chửa ô tô. Đồng thời qua quá trình thực tập tại công ty em đã được học hỏi, trao dồi
nhiều kiến thức mới mà em chưa được tìm hiểu, qua đó đã giúp em cũng cố và đúc
kết cho mình nhiều kiến thức hơn. Và đây cũng là hành trang vững chắc cho trên con
đường học vấn và làm việc sau này.

67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trang web: https://otomydinhthc.com/bao-duong-dinh-ky-xe-ford-ranger/.

[2] Trang web: https://www.ford.com.vn/owner/service-and-maintenance/plan/.

[3] Trang web: https://www.danhgiaxe.com/bao-duong-ford-ranger-tai-10000-km/.

[4] Châu Ngọc Thạch, Kỹ Thuật Chuẩn Đoán – Sửa Chữa Ô Tô.

68

You might also like