You are on page 1of 88

Trang 1

LỜI GIỚI THIỆU


Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng sơn, thân vỏ ô tô được dùng trong chương trình
đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su. Giáo trình
do chính giảng viên biên soạn với sự góp ý đầy đủ từ chuyên gia chuyên ngành lĩnh vực ô
tô và các chuyên gia từ doanh nghiệp.
Giáo trình Thực Tập Kỹ Thuật Sửa Chữa Thân Vỏ Ô Tô được biên soạn theo đề
cương chi tiết do TCGD và Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su xây dựng, thông qua.
Nội dung biên soạn trên tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu, tuy nhiên kiến thức trong giáo trình
có mối liên hệ logich, chặt chẽ.
Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi cố gắng cập nhập kiến thức phù hợp với đối tượng
dạy và học. Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên Cao đẳng kỹ thuật chuyên
ngành công nghệ ô tô..
Mặc dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của đồng nghiệp để hiệu chỉnh cho hoàn thiện hơn.
Mọi góp ý xin gửi về Khoa Kỹ thuật công nghệ Trường Cao đẳng Công nghiệp cao
su. Với cá nhân là người biên soạn giáo trình này rất mong được sự góp ý chân thành của
các thầy cô và chuyên gia nhằm hoàn thiện giáo trình này giúp ích trong công tác giảng
dạy. Mọi chi tiết xin liên hiện tại huuninh@ric.edu.vn.
…………., ngày……tháng……năm………
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................................ 1
MỤC LỤC....................................................................................................................................... 2
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ................................................................................................................ 3
Tên mô đun: SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG SƠN, THÂN VỎ Ô TÔ .............................................. 3
Bài 1: KẾT CẤU THÂN XE, SỬA CHỮA KHUNG VỎ XE ....................................................... 4
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VA CHẠM ............................................................................................ 4
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 ................................................................................................................ 8
KỸ THUẬT NHẬN BIẾT KẾT CẤU CHUNG CỦA CÁC DẠNG ............................................. 8
KHUNG VỎ Ô TÔ. ........................................................................................................................ 8
Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VỎ XE .................................................................... 10
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.1 ........................................................................................................... 14
SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DỤNG CỤ LÊN KHUNG VỎ Ô TÔ. ............................................. 14
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.2 ........................................................................................................... 17
KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÚA VÀ ĐE TAY ................................................................................ 17
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.3 ........................................................................................................... 18
KỸ THUẬT HÀN VÒNG ĐỆM DÙNG BÚA KÉO TRONG SỬA CHỮA THÂN VỎ........... 18
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.4 ........................................................................................................... 20
KỸ THUẬT HÀN VÒNG ĐỆM DÙNG BÚA GIẬT TRONG SỬA CHỮA THÂN VỎ. ........ 20
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.5 ........................................................................................................... 21
KỸ THUẬT DÙNG PHƯƠNG PHÁP GIA NHIỆT TRONG SỬA CHỮA THÂN VỎ. .......... 21
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.6 ........................................................................................................... 24
KỸ THUẬT DÙNG HÀN BẤM TRONG SỬA CHỮA THÂN VỎ.......................................... 24
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.7 ........................................................................................................... 25
KỸ THUẬT DÙNG HÀN MIG-CO2 TRONG SỬA CHỮA THÂN VỎ. ................................. 25
Bài 3: KÉO NẮN THÂN, KHUNG XE. ...................................................................................... 27
BÀI 4: KỸ THUẬT VIÊN SƠN Ô TÔ......................................................................................... 35
BÀI 5: MÀI BÓC SƠN, MÀI MÍ ................................................................................................. 44
BÀI 6: BẢ MA TÍT 2K................................................................................................................. 47
BÀI 7: MÀI KHÔ MA TÍT 2K ..................................................................................................... 51
BÀI 7: MÀI KHÔ MA TÍT 2K ..................................................................................................... 52
BÀI 8: CHE CHẮN ...................................................................................................................... 56
BÀI 9: PHUN SƠN LÓT BỀ MẶT .............................................................................................. 59
BÀI 10: XÁC ĐỊNH MÀU SƠN Ô TÔ ........................................................................................ 70
BÀI 11: ĐÁNH BÓNG ................................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 87
Trang 3
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG SƠN, THÂN VỎ Ô TÔ

Mã mô đun: MĐ:
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (LT: 18 giờ; TH: 40A giờ; KT: 2 giờ)
Đơn vị quản lý mô-đun: Khoa Công Nghệ Ô Tô
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun chuyên ngành, học kì III tính theo toàn khóa học
- Tính chất: Mô đun bắt buộc trong chương trình.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
- Trang bị cho học sinh kiến thức chung về khung vỏ xe.
- Trang bị cho sinh viên kiến thức về dụng cụ sữa chửa thân, vỏ xe.
- Trang bị cho học sinh kiên thức về kỹ năng sửa chữa thân vỏ.
- Trình bày được quy trình kiểm tra hư hỏng của bề mặt;
- Trình bày được quy trình thực hiện công đoạn chuẩn bị bề mặt như bả matit, mài
matit, che chắn, đánh bóng, phun sơn lót, mài sơn lót; vòng tròn màu, bảng màu cơ
bảng của hãng sơn Sikkens;
- Trình bày được các pha chỉnh màu, phun màu và sửa lỗi khi có lỗi;
- Trình bày được các yêu cầu đánh giá chất lượng của từng công đoạn chuẩn bị bề
mặt
Về kỹ năng:
- Lập được quy trình sửa chửa thân, vỏ xe.
- Xác định được phương pháp sử dụng dụng cụ sửa chữa.
- Sửa chữa hư hỏng của khung vỏ đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật: búa gò, búa đe,
hàn vòng đệm, hàn MIG, xử lý nhiệt, …
- Lựa chọn quy trình sửa chữa sơn ô tô thích hợp trong từng trường hợp cụ thể của
hư hỏng thân vỏ. - Lựa chọn dụng cụ thiết bị phù hợp với các công đoạn chuẩn bị bề mặt.
- Thực hiện được thao tác cơ bản của các công đoạn mài bóc sơn, bả ma tít, mài ma tít và
sử dụng súng sơn; - Nhận dạng các loại màu; - Phân tích thẻ màu gốc.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Rèn luyện khả năng tư duy trong làm việc và nâng cao lòng yêu thích nghề
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Hình thành kỹ năng tự học và làm việc nhóm.
Trang 4
Bài 1: KẾT CẤU THÂN XE, SỬA CHỮA KHUNG VỎ XE
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VA CHẠM
Mục tiêu bài
+ Kiến thức: Khái niệm về kết cấu thân xe, sửa chữa khung vỏ xe và ảnh hưởng của
va chạm
+ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng nhận biết được các dạng kết cấu khung vỏ xe,
đánh giá được các đặc tính của vùng bị ảnh hưởng khi va chạm.
+ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan
trọng của khung vỏ xe,và ảnh hưởng của va chạm đến khung vỏ xe.
Nội dung:
1.1 KẾT CẤU KHUNG VỎ XE.
1.1.1 Phân loại thân xe
Phân loại theo hình dáng thân xe
Hình dáng thân xe của xe du lịch có hình dáng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng
và có thể được chia làm các loại sau:

Sedan: là loại xe du lịch có các ghế trước và sau có thể chở được 4 đến 6 người. Nó
cũng được gọi là xe có 3 khoang: Khoang động cơ, khoang hành khách và khoang
hành lý. Các trụ gần như thẳng đứng ở phía trước và sau của thân xe tạo nên một khoảng
không gian phía trước và bên trong rộng rãi. Có hai kiểu bố trí cửa xe: kiểu có 2 cửa và
kiểu có 4 cửa.
Coupe: là loại xe du lịch có kiểu dáng thể thao và lịch lãm. Không giống như kiểu
sedan, kiểu coupe có các ghế nhỏ ở phía sau. Hầu hết kiểu coupe là loại 2 cửa.
Hardtop: là loại xe du lịch mà trụ giữa và trần xe không nối với nhau, nó cũng có
các cửa không có khung kính ở cửa. Tuy nhiên ngày nay người ta cũng đưa ra các kiểu xe
có giữa trần xe và trụ giữa. Kiểu xe này được gọi là kiểu hardtop có trụ giữa. Các kiểu
hardtop có khoang hành khách nhỏ hơn một chút so với kiểu sedan 4 cửa.
Liftback: Là một loại xe du lịch có một cửa sau nghiêng và mở lên được, khoang
hành khách và khoang hành lý được làm liền nhau. Nó cũng có thể được gọi là kiểu
hatchback hay Fastback tuỳ theo góc độ nghiêng của cửa sau. Tuỳ theo số lượng cửa của
nó kiểu liftback được chia thành liftback thể thao 3 cửa hay liftback thực dụng 5 cửa.
Trang 5

Van và Station Wagon: trong khi 4 loại xe đã nói ở trên có trần xe chỉ kéo dài đến
hàng ghế sau thì van và Station Wagon có trần xe kéo dài đến trụ phía sau của xe. Chúng
là loại đa chức năng có khu vực hành lý bên trong xe rộng và có cửa phía sau rộng để chất
hàng. Loại Station Wagon tập trung hơn vào việc chuyên chở hành khách, còn loại Van tập
trung vào việc vận chuyển hàng hóa.
Trang 6

1.1.2 Phân loại theo thiết kế thân xe


Kết cấu cơ bản của thân xe du lịch có thể phân loại theo các loại tuỳ thuộc vào vị trí
đặt động cơ và phương pháp đỡ chúng. Đặc điểm kết cấu loại thân xe tổ hợp
Ngày nay thân xe tổ hợp được sử dụng rộng rãi trong các xe du lịch. Nó được cấu tạo
bằng cách hàn các khoang hành khách và bộ phận khung xe vào nhau để tạo nên một kết
cấu thân xe thống nhất. Bộ khung xe này đỡ động cơ và hệ thống treo
Thân xe tổ hợp có các đặc điểm sau:
• Thân xe tổ hợp nhẹ, tuy nhiên có đủ độ bền để chịu uốn và chịu xoắn do kết cấu liền
khối của nó. Nó được cấu tạo bằng cách tổ hợp các tấm thép mỏng được dập với những
hình dạng khác nhau và được hàn điểm gắn vào nhau.
• Tiếng ồn và rung động từ hệ thống truyền lực và hệ thống treo có thể dễ dàng thâm
nhập qua thân xe tổ hợp, lúc này nó có tác dụng như một hộp tích âm và khuyếch đại chúng.
Do đó cần phải có biện pháp chống ồn và rung động khi sửa chữa thân xe bị hỏng do tai
nạn.
• Vì sử dụng nhiều các tấm thép mỏng, cần phải có biện pháp chống gỉ, đặc biệt là
vùng bên dưới thân xe.
• Do có sự kết hợp của nhiều tấm thép khác nhau được dập thành các hình dạng phức
tạp, cứ mỗi lần bị hư hỏng thì thân xe tổ hợp cần nhiều công sức hơn để sửa chữa.
1.2 LOẠI XE CÓ KHUNG ĐỘC LẬP
Các loại khung xe
Với cấu tạo cơ bản gồm hai dầm dọc và một số dầm ngang, loại khung xe độc lập có
thể chia thành nhiều loại tuỳ theo hình dáng của khung. Ngoài ra một số khung độc lập có
thể không gồm hai dầm dọc hoặc dầm ngang.
Thành phần khung Loại khung Các kiểu xe áp dụng
Hai dầm dọc và một Khung kiểu thang Land Cruiser, Coaster
số dầm ngang Khung kiểu bao quanh Crown
Loại khung
Khung kiểu xương sống Toyota 2000GT
độc lập
Các cấu hình khác Khung kiểu chữ X Crown đời đầu
Khung ống Xe ô tô đua
Khung kiểu thang
Gồm hai dầm dọc chạy song song, hai bên được nối với nhau bằng một số dầm ngang.
Khung kiểu thang là loại khung gốc của ô tô. Hiện nay loại khung này cũng là loại khung
thông dụng nhất cho các xe có khối lượng lớn hay xe có tải trọng nặng. Hầu hết các khung
xe tải lớn đều được làm bằng thép, chữ C và dùng kết cấu hình hộp (kết hợp hai dầm chữ
C) lệch tâm theo chiều đứng và chiều ngang.
Trang 7

Khung kiểu bao quanh


Khung kiểu bao quanh là loại khung phát triển từ khung kiểu thang để dùng cho các
loại xe du lịch. Các dầm dọc của loại khung này có khoảng lệch tâm lớn tạo thành khung
dọc theo chu vi của thân xe. Tiết diện dầm dọc của khung được thay đổi một phần để bảo
đảm cho sàn xe thấp và phẳng. Khung kiểu bao quanh là cấu tạo trung gian giữa khung
kiểu thang và thân xe tổ hợp.
Khung ống
Khung ống được chế tạo từ các chi tiết thép ống hàn lại với nhau, loại khung này có
dạng tương tự như một lồng chim. Vì cả khung xe lẫn thân xe đầu có cấu tạo bằng thép
ống nên loại khung này không hẳn là một loại khung độc lập. Nó có cấu trúc như một xe ô
tô đua được tăng cường lồng bảo vệ bằng ống. Loại khung này không được sử dụng cho
các loại xe thông thường.

1.3 CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA VA CHẠM


Thân xe được thiết kế để chịu các rung động trong điều kiện lái xe bình thường và
đảm bảo an toàn cho hành khách trong trường hợp bị va chạm. Những tính toán đặc biệt
được áp dụng trong thiết kế thân xe để sao cho nó có thể biến dạng và hấp thụ tối đa năng
lượng khi va chạm, đồng thời giảm tối thiểu các ảnh hưởng tới hành khách.
Với mục đích này, thân xe trước và sau được chế tạo dễ biến dạng tạo nên một kết
cấu hấp thụ năng lượng chấn động, đồng thời phải đảm bảo đủ bền để bảo vệ khoang hành
khách. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu về sự lan truyền của lực va chạm đến từng
chi tiết của thân xe khi nó bị va chạm. Thông thường các thành phần của lực bao gồm:
hướng, độ lớn của lực và điểm đặt lực. Trong trường hợp va chạm phức tạp, nếu không
biết được số va chạm và thứ tự của chúng thì ta có thể bỏ qua các hư hỏng không nhìn thấy.
Trang 8
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
KỸ THUẬT NHẬN BIẾT KẾT CẤU CHUNG CỦA CÁC DẠNG
KHUNG VỎ Ô TÔ.
* Mục tiêu bài thực hành
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
- Thực hiện được các bảo dưỡng cơ cấu điều khiển ly hợp trên xe
- Thực hiện tháo lắp cơ cấu điều khiển ly hợp đúng qui trình
- Kiểm tra hư hỏng và có biện pháp sửa chữa, hiệu chỉnh cơ cấu điều khiển ly hợp.
- Thực hiện xả gió bộ ly hợp.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
* Yêu cầu công việc
- Thực hiện nhận biết các loại kiểu dáng thân xe.
- Thực hiện nhận biết các loại loại khung xe.
- Thực hiện nhận biết các chi tiết trên thân xe.
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1 Nhận biết các loại kiểu dáng thân xe.

Sedan 4 cửa
Coupe: là loại xe du lịch có kiểu dáng thể thao và lịch lãm. Không giống như kiểu
sedan, kiểu coupe có các ghế nhỏ ở phía sau. Hầu hết kiểu coupe là loại 2 cửa.
Trang 9
Coupe 2 cửa

Hardtop 4 cửa
Van và Station Wagon: trong khi 4 loại xe đã nói ở trên có trần xe chỉ kéo dài đến
hàng ghế sau thì van và Station Wagon có trần xe kéo dài đến trụ phía sau của xe.

Van 2 Nhận biết các loại khung thân xe.


Khung kiểu thang

Khung kiểu bao quanh


Trang 10

Khung ống

Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VỎ XE

Mục tiêu bài


+ Kiến thức: Khái niệm về các phương pháp sửa chữa khung vỏ xe.
+ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các dụng cụ trong sửa chữa khung vỏ
xe. Tuân thủ an toàn lao động. Các quy trình sửa chữa khung vỏ xe
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các dụng cụ, và quy
trình sửa khung vỏ.
Nội dung:
2.1 PHÂN LOẠI.
Xe bị va chạm có thể chia thành 2 loại sau tùy theo mức độ của hư hỏng “ Hư hỏng
nặng” hay “ hư hỏng nhẹ”.
Trang 11
• Hư hỏng nặng là loại hư hỏng mà phải sửa chữa dầm của khung xe.
• Hư hỏng nhẹ là loại hư hỏng mà cần phải sửa chữa hay thay thế các tấm vỏ xe
Các phương pháp sửa chữa có thể chia làm 3 loại sau:
• Phương pháp dùng búa và đe tay
• Phương pháp dùng máy hàn vòng đệm
• Phương pháp xử lý nhiệt
Phương pháp Búa và đe tay Hàn vòng đệm Xử lý nhiệt
Vùng hư hỏng Những vùng có thế với Những vùng không thể
được từ bên trong với được từ bên trong Vùng có độ cứng bị
giảm
Các ví dụ Tai xe trước Phần vòm bánh xe của Những tấm bị giãn
Tai xe sau tai sau. Dùng kỹ thuật gõ
Tấm phía sau bên dưới Cửa trước và sau trên đe quá
Phần giữa của trần xe Sườn xe dưới. nhiều
Nắp capô và nắp Trụ đỡ trước, sau và
giữa

2.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÙNG HƯ HỎNG


Trước khi bắt đầu công việc sửa chữa phải đánh giá mức độ hư hỏng rồi sau đó quyết
định phương pháp sửa chữa. Thông thường có 3 phương pháp để đánh giá ,mức độ hư
hỏng.
❖ Đánh giá bằng mắt.
Sử dụng đèn huỳnh quang đặt song song với bề mặt cần đánh giá sau đó quan sát sự
phản xạ ánh sáng của đèn trên vỏ xe để đánh giá mức độ hư hỏng và biến dạng. Điều quan
trọng là kiểm tra vùng hư hỏng và các chi tiết xung quanh trong lúc này. Bởi vì sẽ rất khó
khăn để đánh giá chính xác hư hỏng khi việc sửa chữa đã bắt đầu.
Nếu bắt đầu sửa chữa từ thời điểm này bề mặt sơn có thể sẽ bị ảnh hưởng.

❖ Đánh giá bằng tay.


Trang 12

Găng tay côtõng

“X
Các vêt lõm nhẹ dễ dàng nhận
thấy bằng cách di chuyển một
Đứng gán xe (hoặc phía trước
hoặc phía sau của vùng hư cách đều đặn tay theo phương
nằm ngang
hỏng) và sà vào bể mặt vỏ xe

Vuốt tay vào vùng hư hỏng từ tất cả các hướng, không ép tay và tập trung tất cả các
cảm giác vào tay. Để đánh giá chỗ bị lõm bé thì dịch chuyển của tay phải ở diện tích rộng
bao gồm cả vùng không bị hư hỏng.
Đánh giá bằng thước.
Đặt thước lên vùng không bị hư hỏng và kiểm tra khe hở giữa thước và vỏ xe. Sau đó
đặt thước lên vùng bị hư hỏng và đánh giá sự khác nhau về khe hở giữa vùng hư hỏng và
vùng không bị hư hỏng.
Phương pháp đánh giá này có thể nhận biết được vùng hư hỏng một cách rõ ràng hơn
so với phương pháp khác.

2.3 . SỬ DỤNG DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, VẬT LIỆU.


a. Búa.
Mục đích: Nắn thẳng hay tạo hình vỏ xe Đặc tính:
Búa mỏ ngang: búa có đầu tròn và mỏ quay ngang
Dùng để làm phẳng bề mặt của vỏ xe và tạo các đường gõ theo chiều ngang
Búa mỏ dọc
Búa đầu búa tròn và mỏ quay theo chiều dọc
Trang 13

b. đe tay
Tạo hình vỏ xe khi dùng với búa. Đặc tính:
Có hình dáng khác nhau phù hợp với hình dạng vỏ xe.
Chúng được làm bằng thép, gỗ hay nhựa.

c. Dụng cụ nậy.
Mục đích: Tạo hình vỏ xe ở những vị trí hẹp.
Đặc tính:
Có rất nhiều hình dạng khác nhau phù hợp với hình dạng vỏ xe.

d. Dụng cụ kéo.
Mục đích: Kéo phần vỏ xe bị hư hỏng nhẹ Đặc tính:
Đây là loại búa giật có gắn các đầu kéo khác nhau.

e. Đục .
Trang 14
Mục đích: Dùng để sửa chữa các đường gờ trên vỏ xe.
Đặc tính:

Có nhiều hình dạng phù phợp với hình dạng khác nhau của vỏ xe và tình trạng hư
hỏng.

f. Máy mài tác dụng đơn:


Mục đích: Mài bóc lớp sơn.
g. Máy hàn vòng đệm:
Mục đích: hàn các vòng đệm vào bên ngoài vỏ xe

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.1


SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DỤNG CỤ LÊN KHUNG VỎ Ô TÔ.

* Mục tiêu bài thực hành


Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Kiến thức: Khái niệm về các phương pháp sửa chữa khung vỏ xe.
+ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các dụng cụ trong sửa chữa khung vỏ
xe. Tuân thủ an toàn lao động. Các quy trình sửa chữa khung vỏ xe
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các dụng cụ, và quy
trình sửa khung vỏ.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
4 Búa
5 Đe tay
6 Dụng cụ nậy
7 Máy mài đơn
8 Máy hàn vòng đệm
Vật tư
1 Giấy nhám P80
2 Giẻ sạch

* Yêu cầu công việc


- Thực hiện nhận biết các loại kiểu dáng thân xe.
- Thực hiện nhận biết các loại loại khung xe.
- Thực hiện nhận biết các chi tiết trên thân xe.
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Sử dụng dụng cụ lên thân xe.
a. Búa.
Mục đích: Nắn thẳng hay tạo hình vỏ xe Đặc tính:
Búa mỏ ngang: búa có đầu tròn và mỏ quay ngang
Dùng để làm phẳng bề mặt của vỏ xe và tạo các đường gõ theo chiều ngang
Búa mỏ dọc
Búa đầu búa tròn và mỏ quay theo chiều dọc
Trang 15

b. Đe tay
Tạo hình vỏ xe khi dùng với búa.
Đặc tính:
Có hình dáng khác nhau phù hợp với hình dạng vỏ xe.
Chúng được làm bằng thép, gỗ hay nhựa.

c. Dụng cụ nậy.
Mục đích: Tạo hình vỏ xe ở những vị trí hẹp.
Đặc tính:
Có rất nhiều hình dạng khác nhau phù hợp với hình dạng vỏ xe.

d. Dụng cụ kéo.
Mục đích: Kéo phần vỏ xe bị hư hỏng nhẹ Đặc tính:
Đây là loại búa giật có gắn các đầu kéo khác nhau.
e. Đục .
Mục đích: Dùng để sửa chữa các đường gờ trên vỏ xe.
Đặc tính:
Có nhiều hình dạng phù phợp với hình dạng khác nhau của vỏ xe và tình trạng hư
hỏng.
Trang 16
f. Máy mài tác dụng đơn:
Mục đích: Mài bóc lớp sơn.
g. Máy hàn vòng đệm:
Mục đích: hàn các vòng đệm vào bên ngoài vỏ xe.
2. Sử dụng các dụng cụ an toàn
• Nút bịt tai:
Mục đích: bảo vệ tai khỏi bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do gõ búa.
Đặc tính:
Có hai loại chính đó là loại nút cắm vào tai và loại chụp lên vành tai.
Găng tay cô tông.
Mục đích: bảo vệ tay khỏi các mép sắc hay mạt sắt của vỏ xe trong quá trình sửa
chữa.

• Kính bảo hộ: bảo vệ mắt khỏi tia lửa khi hàn vòng đệm

• Mặt nạ
Mục đích: bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi các hạt ma tít hay các bụi sơn mài.
Đặc tính: có hai loại chính đó là loại dùng một lần và loại có thể thay thế được lọc.
2.4 THÁO, LẮP CÁC CHI TIẾT BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI XE
2.4.1 Phương pháp tháo
- Tháo cửa trước
- Tháo cửa sau
- Tháo nắp capo xe
- Tháo ghế
2.4.2 Phương pháp lắp
Trang 17
- Lắp cửa trước
- Lắpc ửa sau
- Lắp nắp capo xe
- Lắp ghế
2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI HÌNH DẠNG KHUNG VỎ
2.5.1 Các phương pháp phục hồi hình dạng khung vỏ

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.2


KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÚA VÀ ĐE TAY

* Mục tiêu bài thực hành


Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Kiến thức: Khái niệm về các phương pháp sửa chữa búa và đe tay
+ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các dụng cụ trong sửa chữa khung vỏ
xe. Tuân thủ an toàn lao động. Các quy trình sửa chữa khung vỏ xe
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các dụng cụ, và quy
trình sửa khung vỏ.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
4 Búa
5 Đe tay
6 Máy mài đơn
Vật tư
1 Giấy nhám P80
2 Giẻ sạch
Yêu cầu công việc
- Thực hiện dùng búa và đe tay lên tấm vỏ xe.
- Thực hiện phục hồi tấm vỏ xe về hình dạng ban đầu
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Sử dụng dụng cụ lên thân xe.
a. Sửa chữa vỏ xe bằng búa và đe tay.
Trước khi sử dụng búa và đe tay ta phải kiểm tra và bảo dưỡng chúng. Do búa và đe
tay tác dụng trực tiếp đến vỏ xe nên bề mặt của búa phải được giữ tròn và nhẵn.
Nếu bề mặt của búa bị xước, nứt nó có thể tạo ra các vết xước, gờ trên xe.
Trang 18

b. Mài phẳng bề mặt


Sừ dụng máy mài đơn P80 làm sạch bề mặt.
2. Sơn chống gỉ bề mặt
- Thực hiện pha sơn và sơn chống gỉ lên bề mặt tấm vỏ.

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.3


KỸ THUẬT HÀN VÒNG ĐỆM DÙNG BÚA KÉO TRONG SỬA
CHỮA THÂN VỎ.
* Mục tiêu bài thực hành
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Kiến thức: Khái niệm về các phương pháp sửa chữa dùng búa kéo
+ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các dụng cụ trong sửa chữa khung vỏ
xe. Tuân thủ an toàn lao động. Các quy trình sửa chữa khung vỏ xe
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các dụng cụ, và quy
trình sửa khung vỏ.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
4 Máy hàn vòng đệm
5 Búa đầu nhọn
6 Máy mài đơn
Vật tư
1 Giấy nhám P80
Trang 19
2 Giẻ sạch
3 Vòng đệm

* Yêu cầu công việc


- Thực hiện dùng máy hàn vòng đệm lên tấm vỏ xe.
- Thực hiện phục hồi tấm vỏ xe bằng đầu búa kéo
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Sử dụng dụng cụ lên tấm vỏ .
Hàn vòng đệm vào các vết lõm trên vỏ xe rồi sau đò kéo vòng đệm ra để sửa vết lõm.
Quy trình sửa chữa bằng máy hàn vòng đệm được thực hiện theo các bước sau:
Đặt nguồn cho máy hàn: phải điều chỉnh thời gian và dòng điện hàn trước khi hàn.

Hàn vòng đệm


Kéo
Hướng kéo:vuông góc với bề mặt cần kéo
Điểm gõ búa: ,
Gõ nhẹ vào các điểm nhô lên trong khi đó vẫn giữ cho xích căng ra.
Sau khi gõ búa kiểm tra lại mức kéo và kéo lại nếu cần thiết.
Trang 20
Tháo vòng đệm: tháo vòng đệm ra khỏi vỏ xe bằng cách dùng kìm hay que

Mài: sau khi tháo vòng đệm, mài bề mặt để loại bỏ các vết hàn mà có thể làm cho vỏ
xe bị gỉ
2. Sơn chống gỉ bề mặt
- Thực hiện pha sơn và sơn chống gỉ lên bề mặt tấm vỏ.

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.4


KỸ THUẬT HÀN VÒNG ĐỆM DÙNG BÚA GIẬT TRONG SỬA
CHỮA THÂN VỎ.
* Mục tiêu bài thực hành
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Kiến thức: Khái niệm về các phương pháp sửa chữa dùng búa giật
+ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các dụng cụ trong sửa chữa khung vỏ
xe. Tuân thủ an toàn lao động. Các quy trình sửa chữa khung vỏ xe
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các dụng cụ, và quy
trình sửa khung vỏ.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
4 Máy hàn vòng đệm
5 Búa đầu nhọn
6 Máy mài đơn
7 Đầu búa giật có đầu hàn
Vật tư
1 Giấy nhám P80
2 Giẻ sạch
* Yêu cầu công việc
- Thực hiện dùng máy hàn vòng đệm lên tấm vỏ xe.
- Thực hiện phục hồi tấm vỏ xe bằng đầu búa giật.
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Sử dụng dụng cụ lên tấm vỏ .
Hàn vòng đệm vào các vết lõm trên vỏ xe rồi sau đò kéo vòng đệm ra để sửa vết lõm.
Quy trình sửa chữa bằng máy hàn vòng đệm được thực hiện theo các bước sau:
Đặt nguồn cho máy hàn: phải điều chỉnh thời gian và dòng điện hàn trước khi hàn.
Trang 21

Hàn vòng đệm Kéo bằng búa giật có đầu hàn:


Dụng cụ này bao gồm một búa giật có đầu hàn. Dùng máy hàn vòng đệm hàn đầu hàn
vào tấm thép để kéo tấm thép ra. Để dùng được dụng cụ này điện cực dương được gắn vào
phía đuôi của búa giật.

Mài: sau khi tháo vòng đệm, mài bề mặt để loại bỏ các vết hàn mà có thể làm cho vỏ
xe bị gỉ
2. Sơn chống gỉ bề mặt
- Thực hiện pha sơn và sơn chống gỉ lên bề mặt tấm vỏ.

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.5


KỸ THUẬT DÙNG PHƯƠNG PHÁP GIA NHIỆT TRONG SỬA
CHỮA THÂN VỎ.
* Mục tiêu bài thực hành
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Kiến thức: Khái niệm về các phương pháp sửa chữa dùng phương pháp gia nhiệt.
+ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các dụng cụ trong sửa chữa khung vỏ
xe. Tuân thủ an toàn lao động. Các quy trình sửa chữa khung vỏ xe
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các dụng cụ, và quy
trình sửa khung vỏ.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
4 Máy hàn vòng đệm
5 Búa đầu nhọn
6 Máy mài đơn
7 Đầu gia nhiệt đồng
Vật tư
1 Giấy nhám P80
2 Giẻ sạch
Trang 22
Yêu cầu công việc
- Thực hiện dùng máy hàn vòng đệm lên tấm vỏ xe.
- Thực hiện phục hồi tấm vỏ xe bằng đầu phương pháp gia nhiệt.
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Đánh giá mức độ giãn tấm vỏ
Do tấm thép bị giãn làm cho vỏ xe bị phồng lên. Vùng bị phồng lên so với mặt bình
thường giống như vùng bị giãn. Có hai phương pháp tìm vùng bị giãn đó là dùng ngón tay
và dùng thước.

Mài bỏ lớp sơn: sử dụng may mài tác dụng đơn


Tìm điểm xử lý nhiệt: tìm cac điểm cao nhất trong vùng bị giãn bằng Xử lý nhiệt
• Xử lý nhiệt theo điểm
Đặt điện cực: Ấn đầu điện cực vào điểm cao nhất ,với một áp lực vừa đủ để làm tấm
thép bị biến dạng một chút
Giữ điện cực: sau khi bật công tắc điện, một phản lực sẽ xuất hiện từ tấm thép. Giữ
nguyên điện cực trong vòng 1 đến 2 giây với lực ép váo tấm thép
Làm nguội
Dùng súng xì hơi vào làm nguội nhanh vùng xử lý nhiệt. Quy trình này được thực
hiện trong vòng 5 đến 6 giây.

Xử lý nhiệt liên tục.


Tạo nhiệt: Nghiêng điện cực và ép nhẹ vào vỏ xe.
Bật công tắc cho đầu điện cực nóng đỏ lên. Dịch chuyển theo đường xoắn ốc: dịch
chuyển đầu điện cực theo đường xoắn ốc khoảng 20mm đường kính tính từ bên ngoài váo
trong và đồng thời tăng dần tốc độ dịch chuyển.
Trang 23

Làm nguội: tắt công tắc và lấy đầu điện cực ra khỏi vỏ xe.
Làm nguội nhanh bề mặt bằng súng xì hơi. Kiểm tra độ cứng: sau khi vỏ xe đã nguội
ta tiến hành kiểm tra độ cứng. Nếu thấy chưa đủ cứng thì tìm điểm cao khác để tiếp tục xử
lý nhiệt.

Mài: sau khi tháo vòng đệm, mài bề mặt để loại bỏ các vết hàn mà có thể làm cho vỏ
xe bị gỉ
2. Sơn chống gỉ bề mặt
- Thực hiện pha sơn và sơn chống gỉ lên bề mặt tấm vỏ.
- Xử lý chống gỉ bề mặt bên trong
Trang 24

Trong quá trình xử lý nhiệt mặt trong của vỏ xe bị ảnh hưởng bởi nhiệt tạo ra làm cho
vỏ xe dễ bị gỉ do đó phải bôi lớp keo chống gỉ ở mặt trong của vỏ xe.
2.5.2 Các phương pháp ghép nối , thay thế thân vỏ xe

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.6


KỸ THUẬT DÙNG HÀN BẤM TRONG SỬA CHỮA THÂN VỎ.

* Mục tiêu bài thực hành


Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Kiến thức: Khái niệm về các phương pháp sửa chữa dùng hàn bấm.
+ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các dụng cụ trong sửa chữa khung vỏ
xe. Tuân thủ an toàn lao động. Các quy trình sửa chữa khung vỏ xe
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các dụng cụ, và quy
trình sửa khung vỏ.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
4 Máy hàn điện trở
5 Búa đầu nhọn
6 Máy mài đơn
7 Đầu hàn bấm
Vật tư
1 Giấy nhám P80
2 Giẻ sạch
Yêu cầu công việc
- Thực hiện dùng máy hàn bấm lên tấm vỏ xe.
- Thực hiện ghép nối tấm vỏ xe..
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Sử dụng dụng cụ thiết bị lên tấm vỏ.
Quy trình hàn bấm
• Tạo áp lực
Để cho một dòng điện lớn chạy qua một diện tích tập trung, thì các đầu điện cực tạo
ra áp lực làm cho các bề mặt tiếp xúc với nhau.
• Dòng điện
Trang 25
Một dòng điện lớn được cấp đến các đầu điện cực và khi dòng điện này chạy qua hai
tấm thép hàn, nhiệt lượng được tạo ra tại vùng tiếp nối (là nơi có điện trở lớn nhất) làm cho
nhiệt độ tại vùng này tăng lên đột ngột.
Khi tiếp tục cấp dòng điện, diện tích vùng tiếp nối của kim loại hàn nóng chảy và
dính vào nhau, do áp lực tạo ra tại các đầu điện cực.
• Giữ
Khi dòng điện ngừng, vùng hàn dần dần nguội đi và tạo thành mối hàn Bằng cách tạo
áp lực, tính chất của mối hàn được tạo ra chặt hơn và tính năng cơ học của nó tăng lên.
Trong thực tế, 3 bước này phải được thực hiện tốt không được phép bỏ quên bước
nào.

Chiều dày Đường kính đầu


Chế độ tối ưu Hiệu quả
vỏ (mm) điện cực
Thời gian Áp lưc Dòng điện hàn d (mm) D(mm) Đô bền
hàn (kgf) (kgf)
0.6 7 150 (6.600A) 4.0 10 300
0.8 8 190 7.800 4.5 10 440
1.0 10 225 8.800 5.0 13 610
1.2 12 270 9.800 5.5 13 780
1.6 16 360 11.500 6.3 13 1.060
Mài: sau khi tháo vòng đệm, mài bề mặt để loại bỏ các vết hàn mà có thể làm cho vỏ
xe bị gỉ
2. Sơn chống gỉ bề mặt
- Thực hiện pha sơn và sơn chống gỉ lên bề mặt tấm vỏ.

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.7


KỸ THUẬT DÙNG HÀN MIG-CO2 TRONG SỬA CHỮA THÂN VỎ.
* Mục tiêu bài thực hành
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
Trang 26
+ Kiến thức: Khái niệm về các phương pháp sửa chữa dùng hàn MIG-CO2.
+ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các dụng cụ trong sửa chữa khung vỏ
xe. Tuân thủ an toàn lao động. Các quy trình sửa chữa khung vỏ xe
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các dụng cụ, và quy
trình sửa khung vỏ.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
4 Máy hàn điện trở
5 Búa đầu nhọn
6 Máy mài đơn
7 Đầu hàn bấm
Vật tư
1 Giấy nhám P80
2 Giẻ sạch

* Yêu cầu công việc


- Thực hiện dùng máy hàn MIG-CO2 lên tấm vỏ xe.
- Thực hiện ghép nối tấm vỏ xe..
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Phương pháp hàn.
Kỹ thuật hàn
Phương pháp hàn Đặc tính

Hàn lỗ Đây là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong
sửa chữa thân xe, đặc biệt là trong những vùng mà không thể với tới
được để hàn bấm, hay hàn bấm sẽ không đạt được độ bền cần thiết.
Một lỗ được khoan ở tấm bên trên tại phần đặt chống
Độ dày tấm thép (mm) Kích thước lỗ (mm)
1.0 tối đa 5 tối thiếu
1.0 - 1.6 6.5 tối thiểu
1.7 - 2.3 8 tối thiếu
2.4 tối thiểu 10 tối thiểu
Hàn gối đầu Hai tấm thép được đặt lên một mặt phẳng và được nối với nhau bằng
cách điền đầy khe hở giữa hai tấm. phương pháp này được áp dụng cho
những vị trí mà tấm vỏ xe không thể chồng lên nhau được
Có thể áp dụng để hàn các vỏ xe khi cắt và nối
Hàn chồng Mép của hai tấm thép đặt chồng lên nhau được hàn vào nhau
Trong sửa chữa thân xe, hàn chồng được sử dụng ở những vùng không
thể thực hiện được hàn bấm hay hàn lỗ.
Mài: sau khi tháo vòng đệm, mài bề mặt để loại bỏ các vết hàn mà có thể làm cho vỏ
xe bị gỉ
2. Sơn chống gỉ bề mặt
- Thực hiện pha sơn và sơn chống gỉ lên bề mặt tấm vỏ.
Trang 27

Bài 3: KÉO NẮN THÂN, KHUNG XE.


Mục tiêu bài
+ Kiến thức: Khái niệm về kéo nắn thân, khung xe.
+ Kỹ năng: đánh giá hư hỏng, tiến hành sửa chữa thân và khung xe.
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của đánh giá hư hỏng,
tiến hành sửa chữa thân và khung xe.
Nội dung:
3.1 THẾ NÀO LÀ HƯ HỎNG NẶNG ? QUY TRÌNH SỬA CHỮA HƯ HỎNG
NẶNG
3.1.1 Hư hỏng nâng
Hư hỏng gây ra do va chạm của tai nạn mà tác động đó vượt quá các tấm thép vỏ xe
bên ngoài và truyền tới kết cấu thân xe, yêu cầu sử dụng bộ nắn khung để chỉnh sửa thân
xe và sử dụng máy hàn để thay thế các tấm thép vỏ xe.
Các phương pháp dùng chủ yếu trong trong sửa chữa hư hỏng nhẹ như búa và đe tay
hay máy hàn vòng đệm không thể sử dụng .trong sửa chữa hư hỏng nặng, do các dầm
khung là một phần của khung xe, rất khoẻ và cứng.
Các dầm khung xe bị hư hỏng nặng phải được phục hồi về vị trí ban đầu của chúng
và tạo lại hình dáng bằng bộ nắn khung.
Một bộ nắn khung bao gồm các thiết bị cố định dùng để bắt chặt thân xe và thiết bị
kéo dùng một xylanh thuỷ lực để kéo c ưỡng bức tấm thép vỏ xe bị hư hỏng.

3.1.2 Quy trình sửa chữaư hỏng nâng


Để hiểu rõ phương pháp sửa chữa hư hỏng nặng, điều quan trọng là phải hiểu rõ quy
trình tổng quát của việc sửa chữa. Sơ đồ sau đây cho thấy quy trình sửa chữa hư hỏng nặng
thông thường
Trang 28

3.2 ĐÁNH GIÁ HƯ HỎNG


Đánh giá hư hỏng là một công đoạn để kiểm tra xe bị hư hỏng bằng cách quan sát và
qua việc sử dụng các thiết bị đo.
Mục đích của việc đánh giá hư hỏng là để đánh giá chính xác “khu vực” và “mức độ”
của thân xe bị hư hỏng nhằm xác định phương pháp và quy trình sửa chữa thích hợp. Nếu
việc đánh giá hư hỏng không được xác định một cách chính xác và hiệu quả, có thể trở nên
cần thiết phải thay đổi phương pháp sửa chữa và trình tự không đúng và điều náy có thể
kéo dài thời gian sửa chữa và ảnh hưởng tới chất lượng sửa chữa. Do đó để thực hiện việc
sửa chữa có hiệu quả và đảm bảo sửa chữa tốt, điều quan trọng là phải đánh giá được hư
hỏng một cách chính xác.
Phương pháp đánh giá hư hóng
Bằng cách dựa vào kinh nghiệm, một số kỹ thuật viên thân xe có kinh nghiệm đánh
giá mức độ hư hỏng bằng cách xem xét xe bị hư hỏng, tuy nhiên việc đánh giá như vậy chỉ
được áp dụng trong việc xác định hư hỏng tổng quát mà xe bị hư hỏng gặp phải. Việc đánh
giá hư hỏng là đặc biệt quan trọng. Thông thường mức độ của hư hỏng được đánh giá theo
quy trình sau đây
+ Điều tra hoàn cảnh xảy ra tai nạn
+ Đánh giá bằng quan sát
Trang 29
3.3 KÉO NẮN THÂN XE
3.3.1 Hình dung mức độ hư hỏng và thao tác sửa chữa
Mặc dù các xe bị hư hỏng khi tai nạn trong có vẻ giống nhau nhưng không chiếc nào
giống chiếc nào do kết cấu thân xe ô tô rất phức tạp và khu vực mà chịu lực chấn động tác
dụng khác nhau tuỳ theo từng tai nạn.
Việc sửa chữa những hư hỏng phúc tạp không chỉ được tiến hành dựa vào kinh
nghiệm hay các giác quan, mà điều quan trọng là phải hệ thống háo kế hoạch làm việc dựa
vào những điểm cơ bản. Một bước quan trọng để hệ thống hoá kế hoạch công việc là hình
dung mức độ hư hỏng và thao tác sửa chữa
3.3.2 Cố định và đỡ thân xe
Nếu cố gắng thực hiện việc nắn chỉnh thân xe mà không bắt chặt nó vào vị trí, sẽ
không thể điều chỉnh được toàn bộ thân xe và xe sẽ dịch chuyển. Để cho phép lực kéo tập
trung vào vị trí hư hỏng, một phản lực ( tạo ra bằng cách cố định thân xe phải được tác
dụng với lực kéo)
Thông thường, nếu cabin xe không bị hư hỏng, các kẹp được gắn vào bốn điểm kích
xe ở tấm ốp phía dưới sàn xe để tạo nên phản lực với mục đích bắt chặt thân xe. Nó được
gọi là phương pháp bắt chặt thân xe cơ bản.

3.3.3 Kẹp
Kẹp là những dụng cụ có ràng dùng để kẹp các tấm thép với nhau.
Trong quá trình nắn chỉnh khung xe, để bắt chặt thân xe vào vào bộ kéo nắn thân xe.
Các “kẹp gầm” được gắn vào các đường gờ của tấm ốp bên dưới sường xe, hay “kẹp thân
xe” được gắn vào các vùng hư hỏng để kéo các tấm thép ra bằng xích.

Nếu các răng của kẹp được đạt khác hướng kéo, các kẹp dễ bị trượt và tuột ra. Hình
dạng của các kẹp: Đường kéo dài của hướng kéo phải giao nhau với tâm cố định trên kẹp
mà được gắn vào thân xe

3.3.4 KÉO
Điểm cơ bản của việc nắn chỉnh thân xe là tác dụng lực kéo vào tấm thép bị hư hỏng
theo hướng ngược lại có nghĩa là ngược lại với hướng của va đập. Tuy nhiên do tấm thép
vỏ xe của ôtô bị hỏng không chỉ ở hướng lực tác dụng mà còn ở hướng ngang và hướng
thẳng đứng. Chỉ đơn giản kéo tấm thép vỏ xe theo một hướng đối diện sẽ không truyền lực
Trang 30
kéo một cách tốt nhất đến tất cả những khu vực bị hư hỏng. Do đó kéo thân xe phải kéo
theo nhiều hướng sao cho lực kéo phải được truyền đến tất cả những vùng hư hỏng.
3.4 CÁC HƯỚNG DẪN KÉO NẮN THÂN XE
3.4.1 Hướng dẫn 1:
Hư hỏng thân xe trước của xe Tercel ( kiểu xe hai cửa)
Trong trường hợp phần tân xe trước bị hư hỏng. Lực va đập tác dụng vào dầm phía
trước bên trái, bị gãy thanh chữ L và tai xe trong phía trước bên phải bị biến dạng lớn làm
ảnh hưởng tới lò xo trụ phía trước.

2. Hướng dẫn 2: Thân xe phía sau của xe Carina bị hư hỏng.


❖ Công đoạn 1: Kiểm tra bằng quan sát ( toàn bộ thân xe)
Trang 31
❖ Công đoạn 2: kiểm tra bằng quan sát (các chi tiết nhỏ)
Chúng ta đội xe lên và kiểm tra tình trạng hư hỏng của các chi tiết nhỏ. Không tìm
thấy hư hỏng ở phía nhô lên của dầm dọc sàn xe phía sau và không nhận thấy có vết nứt
keo. Chúng ta không tìm thấy bất kỳ hư hỏng nào ở bên ngoài góc bánh xe và phần nối với
các chi tiết bên trong. Kiểm tra phần lắp bản cửa và tìm thấy vài hư hỏng nhỏ nhưng không
cần sửa chữa

3.5 HƯ HỎNG KHUNG XE


3.5.1 Hư hỏng và biến dạng khung
Nếu lực va đập do xe bị va quẹt tác động vào phía trước hoặc phía sau loại xe có
khung độc lập, thì phần lớn lực va đập ấy bị hấp thụ thông qua biến dạng của khung. Một
trong những đặc điểm của hư hỏng mà loại xe có khung độc lập phải chịu là lực biến dạng
của toàn bộ khung mặc dù thân xe chỉ bị hư hỏng nhẹ ở phía trước. Lý do của hiện tượng
này là khung xe và thân xe độc lập với nhau. Ngoài ra sự hư hỏng của đoạn trước của khung
có thể lan truyền theo nhiều đường tới vùng sau vì các dầm dọc của khung được tách biệt.
Một số loại biến dạng khác của khung là: Uốn đứng, uốn ngang, nén dọc trục, vặn
xoắn và biến dạng hình thoi. Các loại biến dạng này không tách biệt nhau mà nó xảy ra
đồng thời.
3.5.2 Biến dạng và kích thước khung
Kích thước là khoảng cách giữa hai điểm. Do đó đo đạc kích thước của khung là đo
chính xác khoảng cách giữa các điểm của khung đó. Mục đích của việc đo kích thước Jà
xác định mức độ hư hỏng bằng cách so sánh kết quả đo với' các giá trị tiêu chuẩn hoặc
bằng cách so sánh giá trị giữa bên phải và bên trái. Điều quan trọng là phải nắn chỉnh lại
khung xe một cách có hiệu quả thông qua việc nắm vững trạng thái biến dạng của khung
từ các kết quả đo kích thước. Điều hết sức quan trọng là phải phân tích kích thước từng chi
tiết riêng biệt sau đó phân tích bốn điểm góc của hình vuông.
Trang 32
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3.1 KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ HƯ HỎNG THÂN XE
* Mục tiêu bài thực hành
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Kiến thức: Khái niệm về kéo nắn thân, khung xe. + Kỹ năng: đánh giá hư hỏng,
tiến hành sửa chữa thân và khung xe.
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của đánh giá hư hỏng,
tiến hành sửa chữa thân và khung xe.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
4 Dụng cụ đo chuyên dùng
Vật tư
1 Giấy nhám P80
2 Giẻ sạch
* Yêu cầu công việc
- Thực hiện dùng đánh giá hư hỏng thân vỏ xe.
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Phương pháp quan sát
❖ Công đoạn 1: Kiểm tra bằng quan sát ( toàn bộ thân xe)

❖ Công đoạn 2: kiểm tra bằng quan sát (các chi tiết nhỏ)
Chúng ta đội xe lên và kiểm tra tình trạng hư hỏng của các chi tiết nhỏ. Không tìm
thấy hư hỏng ở phía nhô lên của dầm dọc sàn xe phía sau và không nhận thấy có vết nứt
keo. Chúng ta không tìm thấy bất kỳ hư hỏng nào ở bên ngoài góc bánh xe và phần nối với
các chi tiết bên trong. Kiểm tra phần lắp bản cửa và tìm thấy vài hư hỏng nhỏ nhưng không
cần sửa chữa
Trang 33

❖ Công đoạn 3: Thay thế nắp khoang hành lý và bản lề.


Lắp nắp khoang hành lý và bản lề mới vào xe và sử dụng chúng làm tiêu chuẩn để
điều chỉnh kéo nắn. Tình trạng biến dạng phía sửa chữa và trạng thái sửa chữa có thể được
kiểm tra bằng cách theo dõi khe hở so với nắp khoang hành lý. Khe hở trước khi kéo nắn
giữa tấm thép tai xe sau và nắp khoang hành lý ở phía sau tương đối
2. Đo kích thước
Điều chỉnh chiều cao của bệ bộ kéo nắn của bốn điểm của mép tấm thép sàn xe và
đặt xe song song với bệ kéo nắn, sau đó đo các kích thước bên dưới sàn xe và khoang động
cơ.

BÀI THỰC HÀNH SỐ 3.2 KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ HƯ HỎNG KHUNG XE


* Mục tiêu bài thực hành
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: + Kiến thức: Khái niệm về kéo nắn
thân, khung xe.
+ Kỹ năng: đánh giá hư hỏng, tiến hành sửa chữa thân và khung xe.
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của đánh giá hư hỏng,
tiến hành sửa chữa thân và khung xe.
* Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho bài thực hành
STT Chủng loại – Quy Cách Ghi chú
1 Mô hình khung vỏ ô tô
2 Mô hình các chiết rời khung vỏ ô tô
3 Tủ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa khung vỏ
4 Dụng cụ đo chuyên dùng
Vật tư
1 Giấy nhám P80
2 Giẻ sạch
* Yêu cầu công việc
- Thực hiện dùng đánh giá hư hỏng thân vỏ xe.
* QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Trang 34
1. Phương pháp quan sát

Tháo các thiết bị động cơ và gầm, kiểm tra tình trạng hư hỏng của các chi tiết nhỏ
của xe. Đầu của dầm bên phía trước bị móp ở phần chịu va đập và gẫy xuống dưới ở phần
phía sau của giá đỡ động cơ (bên cạnh ống nghiêng) nhận thấy có nhiều keo bị vỡ ở dầm
dọc theo phần nối của các tấm thép với vách ngăn khoang động cơ
Trang 35
2. Đo kích thước

Đo các kích thước bên dưối sàn Đo các kích thước trong khoang động cơ
Điều chỉnh chiều cao của bệ bộ kéo nắn của bốn điểm của mép tấm thép sàn xe và
đặt xe song song với bệ kéo nắn, sau đó đo các kích thước bên dưới sàn xe và khoang động
cơ.

BÀI 4: KỸ THUẬT VIÊN SƠN Ô TÔ


Giới thiệu:
Nội dung bài 1 giới thiệu về vai trò, vị trí của kỹ thuật viên sơn ô tô. Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong quá trình sơn cửa ô tô.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày vị trí việc làm của người kỹ thuật viên sơn ô tô, 10 nguyên
tắc mà người kỹ thuật viên cần nhớ, quy trình 5S trong công đoạn sản xuất sửa chữa.
+ Kỹ năng: Chọn lựa bảo hộ cần thiết khi làm việc.
+ Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, ý
thức sắp xếp nơi làm việc theo quy trình 5S, ý thức được nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
của người kỹ thuật viên sơn.
Nội dung chính:
1.1 Khái quát kỹ thuật viên sơn ô tô
1.1.1 Khái niệm
Trong quá trình sử dụng ô tô có thể bị hư hỏng phần khung vỏ ví dụ như trầy sơn,
móp tấm vỏ hoặc xe bị tai nạn gây biến dạng khung. Cũng có thể do nhu cầu mà người
khách hàng cần đổi màu sơn của xe…
Tất cả những công việc vừa kể trên được kỹ thuật viên đồng sơn tiến hành sửa chữa.
Người kỹ thuật viên sơn thực hiện các công việc như sau: đổi màu sơn, đánh bóng,
dọn xe, làm nền, phun màu. Vậy người kỹ thuật viên sơn thực hiện các công việc liên quan
đến bảo dưỡng phần sơn và sửa chữa hư hỏng của phần sơn ô tô trong quá trình ô tô được
sử dụng. Bên cạnh đó là công việc liên quan đến chăm sóc xe.
1.1.2 Vị trí việc làm
Sơ đồ công việc trong xưởng dịch của người KTV sơn. Sơ đồ tổ chức hoạt động tùy
thuộc vào từng đơn vị. Tuy nhiên vị trí việc làm của người thợ sửa chữa sơn ô tô được thể
hiện theo sơ đồ sau:

Từ sơ đồ trên có thể thấy khi xe vào hoặc khách có đặt hẹn trước thì:
Bước 1: Người nhân viên lễ tân sẽ trao đổi với khách để nắm bắt thông tin của khách
Bước 2: Người nhân viên lễ tân sẽ báo thông tin lại cho cố vấn dịch vụ để có vấn dịch
vụ trao đổi, nắm bắt thông tin với khách hàng.
Trang 36
Lưu ý: Khi khách hàng đã trao đổi và đặt lịch hẹn trước thì người lễ tân sẽ báo thông
tin này trước để người cố vấn dịch vụ và người cố vấn sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng
khi khách hàng tới.
Bước 3: Sau khi trao đổi với khách hàng, nắm bắt thông tin, cố vấn dịch vụ sẽ tiến
hành chẩn đoán, kiểm tra và đưa ra lệnh sửa chữa.
Bước 4: Sau khi hoàn thành lệnh sửa chữa, cố vấn dịch vụ sẽ chuyển lệnh sửa chữa
xuống tổ trưởng tổ sơn.
Bước 5: Từ tổ trưởng tổ sơn sẽ phân lệnh sửa chữa đến kỹ thuật viên sửa chữa sơn.
Bước 6: Sau khi nhận lệnh sửa chữa người tổ trưởng, kỹ thuật viên sửa chữa sơn sẽ
tiến hành kiểm tra lại các nội dung trong lệnh sửa chữa.
Nếu có phát sinh so với trong lệnh sửa chữa thì người kỹ thuật viên sơn sẽ báo thông
tin lại cho tổ trưởng quản lý. Sau đó thông tin sẽ được phản hồi lại cố vấn dịch vụ và khách
hàng.
Nếu không có phát sinh thì người kỹ thuật viên sẽ tiến hành công việc.
Như vậy người kỹ thuật viên sơn sẽ tiến hành công việc sau khi được người tổ trưởng
triển khai lệnh sửa chữa.
1.2. 10 Nguyên tắc kỹ thuật viên cần nhớ.
Lưu ý: Yêu cầu đối với Kỹ thuật viên Yêu cầu 1: “ Khách hàng là trên hết”
Tăng sự hài lòng ( dịch vụ nhanh chóng, tin cậy, chu đáo với khách hàng, đưa ra lời
khuyên chuyên nghiệp).
Yêu cầu 2: “ Sống tự hào và có trách nhiệm với nghề”
Bởi vì: ( hiểu vai trò của KTV, tự hào về công việc, nỗ lực trong công việc, rèn luyện
nâng cao tay nghề từ đó mới đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng).
10 nguyên tắc đối với kỹ thuật viên
Nguyên tắc 1: “ Hình thức chuyên nghiệp”
Quần áo đồng phục sạch sẽ, luôn đi giày bảo hộ, sử dụng thiết bị an toàn.

Hình 4.1: Trang phục bảo hộ


Nguyên tắc 2: “ Cẩn thận khi sửa xe”
Luôn sử dụng tấm phủ ghế, phủ sàn, phủ dè, lái xe khách cẩn thận, không hút thuốc
trong xe khách, không tự ý sử dụng các thiết bị của xe khách, nhặt rác, hộp phụ tùng ra
khỏi xe…
Trang 37

Hình 4.2: Phủ dè khi thao tác


Nguyên tắc 3: “ Gọn gàng và sạch sẽ”
Luôn giữ gìn xưởng, nền xưởng, tủ sạch sẽ, sắp xếp các dụng cụ, trang thiết bị đồ
nghề đúng nơi quy định, sắp xếp dung vị trí.

Hình 4.3: Bố trí khu vực làm việc gọn gàng, sạch sẽ
Nguyên tắc 4: “ An toàn lao động”
Sử dụng dụng cụ, trang thiết bị đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
trong quá trình làm việc.

Hình 4.4: Tiêu chí an toàn lao động


Nguyên tắc 5: “ Lập kế hoạch và chuẩn bị”
Xác định các công việc chính, hiểu rõ yêu cầu của khách, hướng dẫn của cố vấn,
thông tin phát sinh đến cố vấn hoặc quản đốc, chỉ làm những nội dung trong phiếu sửa
chữa.
Trang 38

Hình 4.4: Lập kế hoạch


Nguyên tắc 6: “ Nhanh chóng và tin cậy”
Làm việc theo sách hướng dẫn, cập nhật các kỹ thuật mới, học hỏi người có kinh
nghiệm hay quản đốc nếu bạn chưa chắc chắn về một vấn đề nào đó, tu dưỡng thông qua
các khóa đào tạo.

Hình 4.5: Sự chắc chắc, tin cậu trong công việc


Nguyên tắc 7: “ Hoàn thành công việc đúng thời gian”
Thông báo cho CVDV hoặc quản đốc nếu bạn không thể hoàn thành công việc do
phát sinh.

Hình 4.6: Hoàn thành công việc đúng thời gian


Nguyên tắc 8: “ Kiểm tra công viêc khi hoàn tất”
Đảm bảo rằng tình trạng hoạt động của phương tiện trở về trạng tháo ban đầu của nó
Đảm bảo rằng tất cả nội dung yêu cầu của khách hàng đã được hoàn thành, chính xác
và tin cậy.
Đảm bảo rằng tình trang của phương tiện sau khi hoàn thành công việc sạch sẽ, gọn
gàng, tất cả vật dụng được thu dọn.
Nguyên tắc 9: “ Sắp xếp các vật bị vứt bỏ”
Trang 39
Sắp xếp các vật bị vứt bỏ đúng nơi quy định, lưu trữ và bảo quản sơn dư đúng quy
định.

Hình 4.7: Phân loại vật liệu


Đảm bảo rằng các loại vật liệu được phân loại đúng theo quy đinh.
Nguyên tắc 10: “ Hoàn thành công việc”
Thông báo cho CVDV hoặc quản đốc vấn đề phát sinh không ghi trong phiếu công
việc. - Nếu có bất thường báo cho cố vấn hoặc quản đốc.

Hình 4.8 Kiểm tra ghi nhận công việc


1.3 Quy trình 5S.
1.3.1 5S là gì
5S: là cụm từ được sử dụng để nói lên 5 chữ S viết tắt trong tiếng Nhật, được người
Nhật áp dụng trong quá trình sản xuất. 5 chữ đó là
+ Seiri;
+ Seiton;
+ Seiso; + Seiketsu; + Shitsuke.
1.3.1.1 Seiri ( Sifting - Sàn lọc)
Là công đoạn nhầm xác định những vật dụng cần thiết, những vạt dụng không cần
thiết sẽ được vứt bỏ nhầm tiết kiệm khoảng không gian.
Sắp xếp và tận dụng tất cả các đồ vật như dụng cụ, phụ tùng hoặc thông tin theo mức
độ cần thiết của chúng.
Sử dụng và quy định một khoảng không gian trong nơi làm việc nhầm tập trung tất
cả các đồ vật không sử dụng đến sau đó tiêu hủy.
Việc lưu giữ các đồ vật cần thiết đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dịch vụ, thì
việc loại bỏ những vật dụng không cần thiết cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc
giữ gìn vệ sinh nhà xưởng và duy trì khoảng không gian.
Trang 40

Hình 4.9 Tiêu chuẩn Seiri trong 5S


1.3.1.2 Seiton( Sorting - sắp xếp)
Là công đoạn sắp xếp các dụng cụ, phù tùng theo đúng trật tự cần thiết theo quy định
để dễ dàng sử dụng chúng khi cần thiết.
Các dụng cụ được sắp xếp theo mức độ: dùng thường xuyên, ít dụng và hiếm khi
dùng + Các dụng cụ dùng thường xuyên sử dụng để ở khu vưc kỹ thuật viên thực hiện công
việc.
+ Các dụng cụ ít dùng để ở khu vực xa kỹ thuật viện thao tác.
+ Các vật dụng hiếm khi sử dụng để ở khu vưc riêng trong không gian làm việc của
kỹ thuật viên

Hình 4.10 Tiêu chuẩn Seiton trong 5S

1.3.1.3 Seiso ( sweeping and washing - Sạch sẽ)


Là công đoạn giữ cho khu vực làm việc, tất cả dụng cụ, thiết bị đều ở trạng thái sạch
sẽ, được sắp xếp theo một trật tự vốn có.
Lưu ý: Sự sạch sẽ của khu vực àm việc phản ánh sự tôn trọng của bạn đối với công
việc của bạn.
Trang 41

Hình 4.11 Tiêu chuẩn Seiso trong 5S


1.3.1.4 Seiketsu ( Spick and Span - Săn sóc)
Là công đoạn nhằm duy trì 3S ở trên để loại bỏ những trục tặc, sai hỏng có thể xảy ra
trong quá trình thực hiện công việc.
Khu vực làm việc luôn đươc duy trì sạch sẽ tạo ấn tượng tốt đối với người khách
hàng.

Hình 5.13: Tiêu chuẩn Seiketsu trong 5S


1.3.1.5 Shitsuke ( Self - discipline - Sẵn sàng)
Là công đoạn mở rộng đòi hỏi sự mở rộng đào tạo nhầm nâng cao nhận thức và biến
mọi thành viên thành một kỹ thuật viên đáng tự hào theo tiêu chuẩn của hãng.

Hình 4.13 Tiêu chuẩn Shitsuke trong 5S


Trang 42

1.3.2 Tại sao phải áp dụng 5S


Tiêu chuẩn 5S đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động dịch vụ.
Tiêu chuẩn 5S góp phần tạo ra sự chuyên nghiệp, nâng cao năng suất lao động và tạo ấn
tượng tốt với khách hàng.
Việc duy trì và thực hiện xuyên sốt tiêu chuẩn 5S góp phần nâng cao mức thu nhập
của người kỹ thuật viên nhờ vào sự tin tưởng của khách hàng, nâng suất lao động và khách
hàng tiềm năng tăng. 1.4 An toàn lao động sơn ô tô.
Các yếu tố dẫn đến tai nạn trong khi lao động
1.4.1 Sự bất cẩn và môi trường làm việc

Hình 4.14 Nguy cơ tiềm ẩn sinh ra tai nạn lao động
Sự bất cẩn của người kỹ thuật viên trong quá trình thao tác; - Yếu tố môi trường làm
việc cũng sinh ra nguy cơ tai nạn lao động.
1.4.2 Bảo hộ lao động

Hình 4.15 Trang phục bảo hộ


Trang phục lao động: Để tránh tai nạn lao động hãy sử dụng trang phục bảo hộ lao
động có độ bền cao, phù hợp với công việc. Không sử dụng các trang phục có thác lưng,
có kéo khóa, có nút gài vì chung có thể làm hỏng xe khi tiến hành sửa chữa.
Giày: Hãy đi giày bảo hộ trong khi làm việc vì khi mang dép có quai hậu, hoặc giày
thể thao, hoặc dép có thể gây ra trượt té dẫn đến chấn thương và giảm năng suất lao động.
- Găng tay bảo hộ: giúp chúng tránh được các mép sắt, cạnh nhọn nguy hiểm của chi tiết
kim loại.
Găng tay bằng da: Bảo vệ người kỹ thuật viên khỏi tia lửa điện khi hàn.
Kính bảo hộ: Bảo vệ mắt khỏi tia lửa trong quá trình hàn, cũng như bảo vệ mắt khi
mài ma tít, hoặc phun sơn màu.
Trang 43
Mặt nạ chống bụi: bảo vệ kỹ thuật viên khỏi bụi sơn trong quá trình mài sơn.
Nút bịt tay: giúp bảo vệ tay bạn khỏi các tiếng ồn
Kính hàn: Bảo vệ mắt và mặt bạn khỏi các tia lửa khi hàn
Tấm che thân: giúp bảo vệ bạn khỏi các tia lửa trong khi hàn
Mặt nạ phòng độc: giúp bảo vệ bạn khỏi ảnh hưởng của dung môi
1.4.3 Trong xưởng dịch vụ
Giữ gìn khu vực làm việc được sạch sẽ, không để các vật dụng không cần thiết như
giẻ lau, các thiết bị dụng cụ, các vật tư đã thay thế vươn vải trên sàn nhà.
Hãy luôn đảm bảo an toàn lao động khi làm thực hiện thao tác với dụng cụ và thiết
bị. - Luôn duy trì và đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn 5S trong xưởng dịch vụ

Hình 4.16: Vê sinh khu xưởng dịch vụ


1.4.4 Phòng cháy
Cần trang bị kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho kỹ thuật viên. Trong xưởng dịch
vụ phải bố trí và trang bị đầy đủ bình chữa cháy, chuông báo cháy.
Kỹ thuật viên không đươc phép hút thuốc ở khu vực xưởng, chỉ được hút ở khu vực
được phép và dập tàn thuốc ngay sau khi hút.

Hình 4.17: Phòng cháy trong xưởng dịch vụ


1.4.5 Lưu ý an toàn về điện
Hãy tắt hết nguồn của các thiết bị điện sau khi sử dụng;
Không để các vật liệu dễ cháy như xăng, dầu, sơn, xăng lau… gần các nguồn điện.
Trang 44

Hình 4.18 An toàn điện

BÀI 5: MÀI BÓC SƠN, MÀI MÍ


Giới thiệu:
Nội dung bài 2 giới thiệu cho người học biết mục đích, phương pháp tiến hành mài
bóc sơn và mài mí dùng trong sửa chữa sơn ô tô.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Lập quy trình chuẩn bị bề mặt với hư hỏng của tấm vỏ cho trước, trình
bày quy trình mài bóc sơn, mài mí của khu vực bề mặt hư hỏng.
+ Kỹ năng: Chọn lựa các dụng cụ, thiết bị phù hợp với các bước sửa chữa, phân biệt
nền sơn bề mặt.
+ Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động,
hình thành kỹ năng tự học và làm việc nhóm, tích cực học tập trong lớp và tự học ở nhà.
Nội dung chính:
5.1 Quy trình sửa chữa sơn
5.1.1 Quy trình sửa chữa xe hư hỏng
1. Đánh giá tình trạng hư hỏng
2. Tháo các chi tiết
3. Kéo nắn khung.
Lưu ý chỉ thực hiện kéo nắn khi khung xe bị biến dạng nhầm phục hồi các thông số
tiêu chuẩn của chi tiết.
4. Thay thế các chi tiết tấm vỏ( chi khi không sửa chữa được)
5. Sửa chữa tấm vỏ xe
Phục hồi lại hình dạng của các tấm vỏ xe đã bị biến dạng bằng cách gõ búa.
6. Bả ma tít
- Bả ma tít lên vết lõm nhằm tạo độ nhẵn cho bề mặt
7. Phun lớp sơn lót
Tạo độ nhẵn cho bề mặt để sơn phủ
Che chắn lớp ma tít để tránh hấp thục lớp sơn màu bởi ma tít
8. Phương pháp pha màu
9. Che chắn
10. Phun lớp sơn phủ
11. Sấy khô và đánh bóng
12. hống rỉ
13. Kiểm tra lần cuối
5.2 Xác định và sửa chữa vùng hư hỏng của bề mặt Quy trình kiểm tra khu vực
hư hỏng như sau:
1. Quan sát bề mặt
Trang 45
- Dựa vào sự phản xạ của ánh sáng khi ánh sáng bị thay đổi trên bề mặt bị biến dạng.

Hình 5.1: Quan sát vùng hư hỏng


2. Chạm vào bề mặt
- Dùng tay mang găng tay vải, sờ lên khu vực nghi ngờ hư hỏng.

Hình 5.2 Kiểm tra bề mặt bằng tay


3. Ấn vào bề mặt
- Kiểm tra bề mặt bằng cách ấn ngón tay vào tấm.
Lưu ý: dùng ngón tay ấn lực vừa đủ để làm cho móng tay chuyển qua màu trắng.
Hãy so sáng độ căng của khu vực bị hư hỏng bằng cách so sánh nó với độ căng của
khu vực không bị hư hỏng gần với điểm bị hư hỏng, và độ căng của tấm ở phía đối diện.

Hình 5.3 Ấn tay kiểm tra bề mặt


So sánh
Đánh giá sự sai khác bằng cách so sánh các khu vực bị hư hỏng và các khu vực không
bị hư hỏng. Hãy đảm bảo rằng không có điểm nào bị nhô cao hơn bề mặt mà không bị hư
hỏng.
Xác định phạm vi hư hỏng
Hãy đánh dấu lên các khu vực bị hư hỏng đã được đánh giá.
Trang 46

Hình 5.4 Khoanh vùng khu vực hư hỏng


Mài bóc sơn
Thao tác mài bóc sơn sử dụng máy mài tác động đơn và giáy ráp 60 hoặc 80

Hình 5.5 Thao tác mài bóc sơn


Mài mí sơn
Mài mí sơn là thao tác tạo mí cho bề mặt bằng cách làm mịn đường biên giữa bề mặt
tấm và lớp sơn cũ.
Lưu ý: thao tác mài mí được thực hiên sử dụng

Hình 5.6 Thao tác mài mí Sau khi mài mí xong:


Vệ sinh tẩy nhờn: Thao tác tẩy nhờn được sử dụng bằng cách dùng phương pháp 2
giẻ.
Một nhúng xăng và 1 khô.
Trang 47

Hình 5.7 Lau xăng bề mặt


Công đoạn phun sơn lót: sơn lót ở đây là sơn lót chống rỉ.
Có 2 phương pháp để phủ sơn lót chống rỉ là : quét cọ và phun sơn.

Hình 5.8 Phủ sơn lót chống rỉ.


Lưu ý: lớp sơn lót chống rỉ phải phủ kín phần kim loại lồi tole.

BÀI 6: BẢ MA TÍT 2K
Giới thiệu: Nội dung bài 3 trang bị kiến thức cho người học về công dụng, phân loại
và phương pháp bả ma tít 2K trong quy trình sửa chữa sơn ô tô.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được công dụng, yêu cầu và quy trình bả matit 2K.
+ Kỹ năng: Chọn lựa matit phù hợp cho các lỗi hư hỏng, sử dụng dao bả matit đúng
cách, vận hành thiết bị làm khô ma tít đúng kỹ thuật.
+ Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động,
hình thành kỹ năng tự học và làm việc nhóm, tích cực học tập trong lớp và tự học ở nhà.
Nội dung chính:
6.1 Mục đích, yêu cầu của bả ma tít 2K
Mục đích của bả ma tít 2K: nhằm lấp đầy chỗ lõm, khôi phục lại hình dạng bề mặt
của vùng hư hỏng.
6.2 Khái quát ma tít và ma tít 2K
Ma tít 2K: gồm thành phần ma tít và thành phần đóng rắn để làm khô ma tít.
6.3 Trộn và bả ma tít 2K.
Trang 48

Quy trình trộn ma tít:


6.3.1 Xác định lượng ma tít
Xác định đúng lượng matit cần dùng yêu cầu thợ sơn có kinh nghiệm và tính toán
chính xác. Nếu lấy matit quá nhiều sẽ gây tiêu hao vật tư và đông cứng matit khi trộn với
chất đông cứng, còn nếu lấy quá ít sẽ làm cho quá trình trộn và bả matit kéo dài hơn.
Trước khi sử ma tít cần được khuấy đều, tuýp đông cứng cần đường bóp nhuyễn và
đều. Sau đó cho 1 lượng ma tít theo nhu cầu lên tấm trộn và 1 lượng đông cứng phù hợp.

Hình 6.1 Lấy ma tít và đông cứng ra tấm trộn


6.3.2 Trộn ma tít 2K
2. Trộn bả matit
Lấy matit ra: Thường các chất thành phần của matit là dung môi, nhựa và chất màu
tách rời độc lập trong hộp. Vì matit không thể sử dụng ở trạng thái tách rời, nó phải được
trộn đều trước khi lấy ra khỏi hộp, áp dụng tương tự đối với chất đóng rắn. Bóp ép tuýp
thật đều sao cho các chất thành phần trộn đều trước khi sử dụng.
Trộn Matit: Dùng dao trộn, khi trộn cẩn thận trong động tác gạt, sao cho không có
khí vào trong matit.
Trang 49

Hình 6.2 Cầm dao trộn ma tít Quy trình trộn ma tít

Hình 6.3 Quy trình tộn ma tí gồm 11 bước


6.3.3 Trét ma tít 2K
Cách cầm dao bả: Không có cách đặt biệt nào để cầm dao bả, hình minh hoạ dưới đây
chỉ ra một cách hiệu quả để điều khiển dao bả cho người thuận tay phải.
Trang 50

Hình 6.4 Cách cầm dao bả

Bả matit: Không bả nhiều matit ngay một lần. Dựa vào vị trí và hình dạng của vùng
cần bả, tốt nhất là bả matit qua một vài lần.
Bả lượt 1: Bả lớp nền, mỏng và phủ phần sơn lót chống rỉ để tạo nền tăng bám dính
Bả lượt 2: Điền đầy, khôi phục hình dạng và đảm bảo cao hơn bề mặt chuẩn sau khi
bả lượt 2.

Hình 6.5 Hướng bả của dao trét


Bả lượt 3: Lần bả cuối cùng, giữ dao bả gần như áp sát xuống bề mặt làm việc và làm
phẳng bề mặt.

Hình 6.6 Bả ma tít trên bề mặt phẳng


Lặp lại bước 2: ở trên cho đến khi phủ hết toàn bộ vùng cần bả.
Trang 51

Hình 6.7 Bả hoàn thiện bước 2


Chú ý
Khi xúc ma tít lên dao bả, chỉ nên có matit ở giữa lưỡi dao bả.
Không được miết dao bả chỉ theo một hướng.
Bả ma tít tốt nhất là nên cao hơn bề mặt gốc một chút.
Không nên tạo bề mặt lượn sóng khi bả ma tít.
Ma tít phải bả trên các bề mặt có vết xước mài.
Ma tít phải được bả xong trong vòng 3 phút sau khi trộn.
Sau khi bả xong phải làm sạch bề mặt dao bả.
An toàn cháy nổ.
6.4 Làm khô ma tít 2K.
Ma tít đã bả đang ướt sẽ nóng lên thông qua nhiệt phản ứng trong nó. Vì vậy, thúc
đẩy được phản ứng làm khô.
Chú ý:
Nếu dùng đèn sấy hay máy sấy để nung nóng và sấy khô ma tít, chú ý phải giữ nhiệt
độ bề mặt ma tít dưới 50oc để ngăn cho matit khỏi bong ra hay nứt. Nếu bề mặt quá nóng
không thể sờ được, thì khi đó nhiệt đô đã quá cao.

Hình 6.8 Sấy khô ma tít

Nhiệt độ ở vùng matit mỏng có xu hướng giữ nhiệt tương đối thấp hơn so với vùng
ma tít dày. Nhiệt độ thấp này sẽ làm kìm hãm phản ứng sấy của vùng mỏng. Vì vậy, phải
luôn luôn kiểm tra các phần matit mỏng để xác định điều kiện sấy khô của mat tít.

BÀI 7: MÀI KHÔ MA TÍT 2K


Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày phương pháp kiểm tra matit khô, trình bày được quy trình
mài matit 2K.
+ Kỹ năng: Chọn lựa dụng cụ, thiết bị phù hợp cho các bước mài matit, kiểm tra chất
lượng bề mặt sau khi mài.
Trang 52
+ Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, hình
thành kỹ năng tự học và làm việc nhóm, tích cực học tập trong lớp và tự học tại nhà.

BÀI 7: MÀI KHÔ MA TÍT 2K


Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày phương pháp kiểm tra matit khô, trình bày được quy trình
mài matit 2K.
+ Kỹ năng: Chọn lựa dụng cụ, thiết bị phù hợp cho các bước mài matit, kiểm tra chất
lượng bề mặt sau khi mài.
+ Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, hình
thành kỹ năng tự học và làm việc nhóm, tích cực học tập trong lớp và tự học tại nhà.
Nội dung chính:
7.1 Mục đích, yêu cầu của mài khô ma tít 2K
Mục đích: nhầm hạ độ cao, loại bỏ các vùng nhấp nhô trên bề mặt.
Yêu cầu: không còn đường ranh giới giữa các vết lõm, các vết nhấp nhô trên bề mặt
ma tít.
7.2 Dụng cụ, thiết bị mài khô ma tít 2K.
7.2.1 Dụng cụ mài ma tít 2K
Trang bị bảo hộ: kính chống bụi, găng tay, khẩu trang chống bụi
Dụng cụ dùng để mài ma tít 2K gồm: Dụng cụ mài cầm tay: Thanh chà tay có nhiều
hình dạng và kích thước khác nhau.

Hình 7.1 Các loại cục mài


Ngoài ra khi tiến hành mài ma tít dùng giấy nhá thanh, giấy nhám tròn, bột kiểm.
7.2.2 Thiết bị mài ma tít
Đặc điểm Lợi ích Đặc điểm Lợi ích
Tiến hành nhanh Tiết kiệm thời gian
Tạo bề mặt tốt nhất khi sơn Bề mặt sau khi sơn đẹp
Không cần sử dụng nước Nhà xưởng sạch, chuyên nghiệp
Tiết kiệm thời gian Tăng sản lượng
- Máy mài tác động quỹ đạo: Guốc mài rung động như thể vẽ lên các vòng tròn nhỏ.
Trang 53
Dùng để gọt matit, lực mài nhỏ.

Hình 7.2 Máy mài quỹ đạo


Máy mài tác động kép: Guốc mài rung động vẽ lên các vòng tròn nhỏ và quay quanh
tâm của nó.

Hình 7.3 Máy mài tác động kép


7.3 Mài matít 2K
7.3.1 Phương pháp mài ma tít 2K
Có 2 phương pháp chà nhám: chà nhám khô và chà nhám ướt. a. Chà nhám ướt
Chà nhám ướt có thể thực hiện bằng tay hoặc máy (thường chà bằng tay nhiều hơn)
và dùng nước để bôi trơn. Chà nhám ướt ít được sử dụng phổ biến trong các xưởng đồng
sơn năng suất cao. Bởi vì:
Các bề mặt thường giữ độ ẩm do đó sẽ dẫn tới việc mất bóng, bong tróc… lớp sơn
hoàn thiện.
Tạo nên sự dơ bẩn trong quá trình sơn sửa chữa. Vì chà nhám nước cần sử dụng nhiều
nước để bôi trơn do đó sẽ tạo các cặn bã lầy lội của matit – sau khi khô sẽ gây nên bụi. -
Tốn nhiều thời gian - Chà nhám nước thì chậm hơn và cần thực hiện theo các bước làm
sạch thật kỹ và thổi gió khô bề. b. Chà nhám khô
Chà nhám khô thường được thực hiện bằng máy và chất bôi trơn thường đuợc cung
cấp sẵn trên giấy trong quá trình phủ chất kết dính của giấy chà nhám. Sử sụng máy chà
nhám quỹ đạo chuẩn sẽ nhanh 30-40% vể thời gian so với chà nhám nước. Lợi ích của
quy trình chà nhám khô

Máy hút chân không của máy chà nhám hoạt động tốt sẽ mang lại các ưu điểm sau:
Tăng năng suất và số lần sử dụng giấy nhám. - Thời gian hoàn thành quá trình sơn ổn
định hơn. - Tiết kiêm thời gian.
Giảm số lần làm sạch nhà xưởng - Ít bụi hơn trong xưởng đồng sơn.
7.3.2 Kỹ thuật chà khô
a. Ba yếu tố tác động đến việc chà nhám
Tốc độ: chà càng nhanh thì tác động cắt càng nhanh nhưng cũng xãy ra hiện tương
cản trở có thể làm cho vết sọc nhám càng sâu.
Lực chà: Lực chà nhám càng mạnh thì càng làm tăng độ sâu của các sọc nhám. - Độ
cứng và mức độ mềm dẻo của đệm chà nhám; b. Một số lưu ý trong kỹ thuật chà nhám khô
Trang 54
Luôn luôn sử dụng mực phủ kiểm tra để cho kết quả tốt nhất.
Không chà nhám khô bằng tay với loại nhám dùng cho máy (Sẽ thấy dấu sọc nhám
trên bề mặt sau khi sơn khô).
Giữ cho máy chuyển động càng phẳng càng tốt.
Không dùng máy mài chuyển động đơn.
Dùng máy quỹ đạo có bộ hút chân không.
Không đè quá mạnh tay, chỉ dùng lực của máy chà nhám.
Loại nhám tương ứng từng công đoạn
Sản phẩm Chà khô/Máy
Matit P80 – P240
Quay tròn mở rộng phun sơn lót P320
Mài thô
Bước mài thô hay còn gọi là mài xóa keo - tạo nhám

Hình 7.4 Mài thô

Mài tạo hình bề mặt 1


Sau khi mài thô chất lượng bề mặt được khoảng 80% toàn bề mặt nguyên bản. Hãy
sử dụng máy mài quỹ đạo hoặc cục mài tay + giấy nhám thanh 120.
Trong quá trình mài sử dụng bột kiểm để kiểm tra và dùng ty đeo găng tay để kiểm
tra lien tục bề mặt.

Hình 7.5 Mài tạo hình 1

B.3 Mài tạo hình 2


Sau khi mài tạo hình 1 băng cỡ nhám 120 đạt 90% bề mặt nguên bản. Hãy sử dụng
mái mài quỹ đạo hoặc cục mài tay cùng với giấy nhám thanh 180 để mài bề mặt.
Các vùng còn màu đen của bột kiểm là vùng lõm, vùng màu trắng hơn là vùng cao.
Hãy đảm bảo tất cả phải đều màu.
Trang 55

Hình 7.6 Mài tạo hình 2


Mài hoàn thiện bề mặt
Hãy đảm bảo rằng phầ chuyển tiếp giữa sơn cũ và lớp ma tít đã được mài. Sử dụng
máy mài quỹ đạo hoặc cục mài tay + giấy nhám thanh 180 hoặc 240 để mài hoàn hện bề
mặt.

Hình 7.7 Mài hoàn thiện bề mặt


Hoàn thiện bề mặt hay còn gọi là quay tròn mở rộng
Loại bỏ các vết xước còn lại tron quá trình mài nhám để hoàn thiện bề mặt. Sử dụng
máy mài tác động kéo và tờ nhám tròn 320.

Hình 7.8 Quay tròn mở rộng


7.4 Kiểm tra chất lượng bề mặt sau khi mài và sửa chữa lỗi
7.4.1 Bề mặt của tấm thân vỏ cao hơn bề mặt hư hỏng và nó bị lộ ra
Khắc phục bằng cách: sử dụng búa đầu nhọn hạ độ cao của điểm nhô xuống thấp hơn
bề mặt không hư hỏng.

Hình7.9 Lỗi do có điểm cao


7.4.2 Các điểm lõm do mài quá tay
Trang 56
Khắc phục: vệ sinh, tẩy nhờn và bả bổ sung ma tít lên các điểm lõm sau đó bả phủ 1
lớp ma tít lên toàn bộ tấm thân vỏ.

Hình 4.10 Lỗ vết lõm trên vùng hư hỏng


7.4.3 Bề mặt có các vết rỗ không thể lấp được bởi sơn lót bề mặt hoặc ma tít 1K
- Khắc phục: Vệ sinh tẩy nhờn, bả một lượng ma tít mỏng lên toàn bộ lên bề mặt tấm
để điền đầy các vết rỗ bằng phương pháp bả ma tít sơ bộ. Hãy chắc chắn rằng các vết rỗ đã
được lấp đầy bằng ma tít

BÀI 8: CHE CHẮN


Giới thiệu: Nội dung bài 5 trang bị cho người học kiến thức về mục đích, vật liệu và
phương pháp che chắn dùng trong sửa chữa sơn ô tô.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được mục, yêu cầu, phương pháp và vật liệu che chắn.
+ Kỹ năng: Chọn lựa dụng cụ, thiết bị phù hợp cho các bước che chắn, kiểm tra chất
lượng che chắn.
+ Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, ý
thức được tầm quan trọng của công đoạn che chắn đến hoạt động sửa chữa sơn ô tô, nâng
cao tin thần tự học tại nhà. Nội dung chính:
8.1 Mục đích, yêu cầu của việc che chắn Che chắn: là hoạt động che chắn cho
xe theo phương pháp sơn.
8.1.1 Mục đích của che chắn
Tránh bị dính sơn ở những khu vực không cần thiết.
Điều chỉnh các phần biên, ngăn chặn sự lộ ranh giới giữa vùng hư hỏng và vùng
không hư hỏng.
Bảo vệ các chi tiết không bị hư hỏng khỏi sơn và giữ nội thất của xe luôn được sạch
sẽ.
8.1.2 Yêu cầu của che chắn
Che phủ, tránh tàn sơn các vùng chi tiết không hư hỏng
Không tạo ranh giới giữa vùng che chắn và vùng không che chắn.
8.1.3 Quy trình che chắn
8.1.3.1 Chuẩn bị để che chắn
Vệ sinh tẩy nhờn để loại bỏ hết bụi, dầu mỡ bám trên bề mặt
Phương pháp vệ sinh tương tự như phương pháp vệ sinh chuẩn bị sơn lót chống rỉ
8.1.3.2 Che chắn
Che chắn trong tấm;
Che chắn ngoài tấm; - Che chắn phần mép;
Che chắn khi xe di chuyển.
5.2 Vật liệu, thiết bị và phương pháp che chắn
8.2.1 Vật liệu che chắn
Trang 57
Vật liệu sử dụng trong che chắn phải đáp ứng các yêu cầu:
Không thấm dung môi
Vật liệu che chắn không bị tuột ra do dung môi và do nhiệt độ
Lớp sơn dính với vật liệu che chắn nó không được bong ra khi khô
Keo dán không dính trên bề mặt khi lột băng che ra
Các vật liệu che chắn không được phép sinh bụi bẩn khi sử dụng súng khí nén thổi
gió hoặc khi tiến hành phun sơn.
Không phản ứng với lớp sơn phủ ở khu vực không hư hỏng.
Băng che dính
Dùng để dán dính, ép kín các khe hở, dán dính băng dán hoặc giấy dán
Giấy che
Được dùng để che các khu vực xung quanh khu vực sẽ được sơn lại

Hình 8.1 Cuộn giấy che


Giấy bóng che
Được dùng để che chắn các khu vực lớn bên ngoài vùng cần sơn lại
Các tấm che đặc biệt
Có thể tái sử dụng để giảm thời gian thao tác

Hình 8.2 Tấm che đặc biệt 5.2.1.5 Băng che dính
Được dùng để dán giấy che, hoặc giấy che bóng hoặc dùng để che phần mép.

Hình 8.3 Băng che


Băng dính che khe hở
Được dùng để che nắp ca pô, các cánh cửa và khoang hành lý
Băng dán che gioăng kính
Dùng để cấm vào giữa tấm gioăng cửa hoặc gioăng kính.
Trang 58

Hình 8.4 Ban dính che khe hở


8.3. Che chắn chuẩn bị sơn lót, sơn màu
8.3.1. Che chắn để chuẩn bị sơn lót
Dùng phương pháp che lật mặt để tránh gây ra bậc sơn. Tức là hạn chế đến mức tối
đa mí giữa vùg sơn lót và vùng che chắn. 5.3.2 Che để sơn cả tấm
Che để sơn độc lâp, nếu có tấm hở thì phải che các tấm hở để tránh tàn sơn lọt vào.
5.3.3 Che để sơn dặm vá
Dùng phương pháp che lật mặt để tránh bậc sơn
5.3.4. Ranh giới che chắn Vùng phân cách vùng sơn lại và vùng không sơn lại
được gọi là ranh giới để che:
Khe hở giữa các tấm
Đường keo làm kín - Đỉnh của đường gân dập
Phần phẳng của tấm
8.3.5 Các chú ý khi che chắn
1. Làm sạch bề mặt
Rửa xe trước khi đưa vào khu vực sửa chữa.
Vùng dán băng keo nên lau sạch bề mặt bằng hóa chất.
2. Che chắn các chi tiết không tháo rời
Để một khe hở bằng chiều dày lớp sơn cần phun giữa bang keo và bề mặt phun.
- Nếu che khe hở này sơn sẽ tạo ra lớp bắc cầu cho bề mặt mới sơn và băng dính che,
nó khó bóc băng dính sau này.
Nếu khe hở quá lớn thì băng dính che không thể che hết các chi tiết.
3. Che chắn các chi tiết dạng tròn
- Những chi tiết dạng tròn có khuynh hướng kéo quanh góc và lộ ra vùng cần che, vì
vậy phải dán băng dính nhỏ lỏng gần gấp.
4. Chú ý khi che chắn chập đôi.
- Dán đè 2 lớp băng dính và giấy che vào nhưng vùng mà sơn có xu hướng tích tụ.
5. Chú ý khi bóc che chắn
Không để băng dính quá 24 giờ sau khi dán
Nên bóc che chắn khi còn ấm (300 C – 400 C) - Vật liệu che nên được bóc sau khi
đánh bóng
Băng keo dọc theo đường ranh giới nên bóc ngay sau khi sơn
Bóc băng keo ở góc 900C
Trang 59
BÀI 9: PHUN SƠN LÓT BỀ MẶT
Giới thiệu: Nội dung bài 9 trang bị cho người học kiến thức mục đích, yêu cầu,
phương pháp sử dụng súng phun sơn và phương pháp phun, mài sơn lót bề mặt.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được mục đích, yêu cầu và phương pháp phun sơn lót bề mặt
+ Kỹ năng: Chọn lựa dụng cụ, thiết bị phù hợp cho các bước phun sơn lót bề mặt, sử dụng
súng sơn đúng kỹ thuật. Thực hiện pha sơn lót đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.
Thực hiện phun sơn lót đúng quy trình kỹ thuật.
+ Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động,
hình thành kỹ năng tự học và làm việc nhóm, tích cực học tập trong lớp và rèn luyện ở nhà.
Nội dung chính:
9.1 Mục đích, yêu cầu của phun sơn lót bề mặt
Phun sơn lót bề mặt là phủ lên bề mặt của vùng hư hỏng đã chỉnh sửa bề mặt 1 lớp
sơn lót và mài phẳng để chuẩn bị cho lớp sơn phủ. Mục đích của việc phun sơn lót:
Bảo vệ lớp nền tránh cho lớp kim loại bị lộ ra chống rỉ sét.
Tăng khả năng bám dính do bề mặt sơn được mài nhám sau khi phun.
Khôi phục hình dạng sửa chữa những biến dạng nhỏ và khôi phục lại hình dạng của
bề mặt.
Làm kín để tránh cho lớp sơn phủ không bị hấp thụ bởi má tít.
Quy trình để phun sơn lót
Chuẩn bị bề mặt
Mài nhám để phun sơn lót bề mặt

Hình 9.1 Mài chuẩn bị phun sơn lót


Vệ sinh và tẩy nhờn
Loại bỏ hết bụi bẩn, dầu nhờn bám trên bề mặt

Hình 9.2 Vệ sinh tẩy nhờn bề mặt

Che chắn
+ Hãy cẩn thận không để sơn dính lên các vùng ngoài khu vực cần sơn. Hãy đảm bảo
rằng khu vực được che chắn nằm trong vùng mài nhám.
Trang 60

Hình 9.3 Che chắn chuẩn bị phun sơn lót


- Phun sơn lót
- Bả ma tít để sửa lỗi
- Mài phẳng lớp sơn lót
- Mài nhám để phun lớp sơn phủ
9.2. Sử dụng súng sơn
9.2.1. Hoạt động của súng sơn
Súng phun sơn dùng khí nén để phun sơn dưới dạng sương mù lên bề mặt.
Nguyên lý: Nguyên lý phun sơn giống như một súng phun. Khi khí nén thoát ra các
lỗ khí trên nắp khí (Air Cap), áp suất âm (độ chân không) được tạo ra ở đầu họng súng
(fluid tip), nó hút sơn từ cốc sơn.
Sau đó sơn bị hút này phun ra dưới dạng sương mù, ví có khí nén tại các lỗ trên nắp
khí.

Hình 9.4 Đầu súng phun sơn

Các loại súng sơn


Súng bầu trên (Súng sơn tự chảy)
Súng bầu dưới (Loại hút sơn)
Súng nén áp lực sơn (bằng khí nén)

Hình 9.5 Các loại súng


Đặc điểm các loại súng
Trang 61
Loại Ưu điểm Nhược điểm

Linh hoạt trong sử dụng Không phù hợp cho việc


Tiêu thụ ít khí nén Sự thay hoạt động sơn liên tục trên
đổi của lượng sơn thoát ra những vùng làm việc lớn vì
Loại bầu trên được duy trì bé nhất, vì có sự dung lượng của cốc sơn nhỏ.
thay đổi độ nhớt của sơn.

Loại bầu dưới Cốc đựng sơn có dung tích Năng do cốc đựng sơn có
lớn dung tích lớn

Phù hợp vho việc sơn liên Chỉ phù hợp cho nhà máy
tục mảng lớn sản xuất
Phù hợp cho sơn có độ nhớt
Loại nén áp lực cao
Cấu tạo của súng sơn

Hình 9.6 Cấu tạo súng sơn


Vít chỉnh lượng sơn

Hình 9.7 Vít chỉnh lượng sơn Vít chỉnh độ xòe


Trang 62

Hình 9.8 Vít chỉnh độ xòe

Vít chỉnh khí nén

Hình 9.9 Vít chỉnh lượng khí


Họng súng sơn và kim phun
Họng súng sơn để đo và hướng sơn từ súng vào dòng khí.

Hình 6.10 Đầu súng phun sơn


Nắp khí

HìnH 9.11 Đầu nắp khí


Nắp khí xả không khí giúp xé sơn thánh các ytia nhỏ mịn. Nắp khí có các lỗ khí sau.
Mỗi lỗ có một chức năng khác nhau: Lỗ khí trung tâm, lỗ khí điều khiễn độ xoè của sơn và
Trang 63
lỗ khí xé sơn thành tia nhỏ.lỗ khí trung tâm tạo ra độ chân không tại đầu họng súng và phun
sơn. Lỗ khí điều khiển độ xoè dùng lực khí nén đễ vạch ra hình dạng của vệt sơn. Các lỗ
xé sơn thành tia nhỏ thúc đẩy sự phân tán sơn thành tia nhỏ mịn.

Hình 9.12 Đầu nắp khí


Thay đổi vị trí của nắp khí
Nắp khí có thể dùng ở 2 vị trí: thẳng đứng và nằm ngang

Hình 9.13 Thay đổi đầu nắp khí

Cò súng
Kéo cò súng làm cho khí và sơn phun ra. Cò súng hoạt động thành hai giai đoạn, kéo
nhẹ cò súng sẽ mở van khí, chỉ có không khí được phun ra. Kéo cò súng thên nữalàm chop
kim súng sơn mở, làm cho sơn phun ra cùng với không khí. Kiểu cấu tạo này được thiết kế
để các tia nhỏ mịn của sơn được ổn định đồng điều khi kéo cò súng.

Hình 9.14 Cò súng


Trang 64
Chỉnh súng phun sơn
Lắp béc súng và nắp khí theo chỉ định của nhà sản xuất. - Siết chặt viết chỉnh áp suất
tại súng là 0 bar.
Đổ sơn vào bộ đựng.
Chắc chắn tất cả các thiết bị khóa trên súng đều mở hết.
Nối súng với đường ống hơi và van chỉnh áp suất.
Chỉnh áp suất tại van theo tài liệu hướng dẫn của loại sơn đang sử dụng.
Hoặc chỉnh áp suất tại van là 2 bar.
Bóp cò để phun sơn ra giấy hoặc panel để kiểm tra vết mẫu của sơn: độ phun tơi và
sự phân bố sơn.
Nếu mẫu sơn phun ra quá thô nhám thì chỉnh tăng áp suất thêm 0,7 bar (10 psi) và
phun kiểm tra lại. Tiếp tục tăng áp suất cho đến khi vệt mẫu phun ra đạt yêu cầu.
Phun theo thương thẳng đứng để kiểm tra kích thước và hình dáng của mẫu.
Phun theo phương ngang để kiểm tra sự phân bổ đồng đều sơn. - Nếu mẫu sơn phun
ra không đạt được như chuẩn hoặc không đều thì phải kiểm tra kim phun, nắp khí để làm
sạch hoặc thay thế nếu cần thiết.
Nếu cần thiết chỉnh tinh bằng việc sử dụng điều khiển súng.
Tháo đồng hồ gắn tại súng.
Một số yếu tố đánh giá quá trình sơn
Chất lượng của súng phun sơn – nắp khí và lỗ tia có được thiết kế tốt không.
Độ nhớt của sơn. - Áp suất khí nén.
Khoảng cách súng.
Tốc độ di chuyển súng.
Nhiệt độ của khu vực xung quanh
Cách cầm súng
Để sơn ổn định mà không bị mệt, bạn nên duy trì tư thế thoải mái, không nên gò bó
(thả lỏng) vai, khuỷu tay, và cánh tay để giữ súng sơn. Nhìn chung súng sơn được cầm
bằng ngón cái, ngón tay trỏ và ngón tay út, còn cò súng được kéo bằng ngón giữa và ngón
áp út.

Hình 9.15 Cách cầm súng


Di chuyển súng Có 4 điểm quan trọng trong việc di chuyển súng phun sơn như sau:
Khoảng cách từ súng phun đến bề mặt cần phun
Góc của súng phun
Tốc độ di chuyển (4) Lượt sơn chồng nhau
Bốn điểm này được duy trì thường xuyên để sơn đạt được kết quả tốt.
Khoảng cách giữa súng sơn và bề mặt tấm được sơn (làm việc)
Nếu tấm sơn được đặt quá gần bề mặt cần sơn, luợng sơn lớn hơn sẽ phun ra tạo ra
lớp sơn dày hơn gây chảy sơn. Ngược lại, nếu súng sơn đặt quá xa, lưu lượng sẽ ít và sẽ
tạo ra lớp sơn mỏng và có bề mặt nhám (xù xì).
Trang 65

Hình 9.16 Di chuyển súng


Khoảng cách lý tưởng được xác định theo loại sơn, súng sơn và phương pháp sơn
được sử dụng.

Hình 9.17 Khoảng cách súng phun

Góc phun sơn


Góc phun sơn là góc tạo bởi giữa súng và bề mặt sơn.
Vị trí mà bạn đứng đóng vai trò quan trọng để giữ súng phun sơn vuông góc với bề
mặt sơn. Vì súng di chuyển cùng với vai như một điểm tựa, bạn phải đứng sao cho vai của
bạn cầm súng đối diện với tâm của tấm cần sơn.
Và các chân của bạn cách xa nhau ra, một khoãng rộng hơn bề rộng của vai một chút,
đầu gối cong nhẹ.
Chỉ dùng một ty khi sơn, nên bạn phải di chuyển thân người từ bên này sang bên
khác, lấy hông bạn làm điểm tựa.

Hình 9.18 Khoảng cách súng phun

Tốc độ hành trình


Tốc độ di chuyển súng phun sơn được gọi là tốc độ của hành trình. Nếu tốc độ của
hành trình là thấp thì lớp sơn sẽ dày, nếu tốc độ của hành trình cao thì lớp sơn sẽ mỏng.
Nếu tốc độ hành trình không đều sẽ tạo ra lớp sơn không đều. Tốc độ hành trình khoảng từ
900 đến 1200mm/s là phù hợp cho sửa chữa chung.
Trang 66

Hình 9.19 Khoảng cách súng phun


Mối quan hệ giữa ba nhân tố được thể hiện như sau

Độ chồng đè
Khi sơn được phun ra khỏi súng phun sơn, nó phun ra như hình vẽ bên phải, tạo ra
một lớp sơn gần ở các cạnh bên ngoài mỏng hơn lớp sơn ở giữa.
Để đạt được lớp sơn đồng đều, cần phải phun sơn có chiều dày đồng đều. Vì vậy,
chiều rộng phần chồng nhau phù hợp là xấp xỉ 1/2 đến 2/3 của vệt sơn .

Hình 9.20 Độ chồng đè Đều quan trọng là cung cấp vệt sơn tiếp giáp tốt và đồng đều.

Hình 9.21 Vệt sơn khi phun

Cách vệ sinh rửa súng


Trang 67
Súng phun sơn luôn luôn được giử sạch sau khi sử dụng. Nếu súng phun sơn không
được rửa, sơn sẽ bám cứng lên súng và súng sẽ không thể dùng lại được nữa.

Làm sạch nắp khí bằng bàn chải, cẩn thận tránh làm hỏng nắp khi làm sạch, vì tình
trạng của các lỗ khí ảnh hưởng rất lớnđến trình trạng của vết sơn, tránh sử dụng các dụng
cụ như kim, dây hay chổi sắt. khi sơn khô, nhúng nắp khí vào chất pha sơn (lacquer) để
làm mềm sơn và lau sạch nắp khí.
9.3 Pha sơn lót bề mặt Pha trộn màu
- Hãy pha các chất gồm: sơn lót bề mặt, chất đông cứng và xăng pha Lưu ý pha đúng
theo tỉ lệ yêu cầu của nhà chế tạo.
6.4 Phun sơn lót bề mặt và làm khô sơn lót bề mặt
Phun sơn
Phun sơn lót theo nhiêu lượt. Hãy đảm bảo rằng sơn lót đã được phun trên phạm vi
bề mặt mài nhám và lớp ma tít đã được che phủ hoàn toàn.

Hình 9.22 Vệt sơn khi phun

Sấy khô
Sấy khô cưỡng bức lớp sơn lót. Hãy đảm bảo rằng lớp sơn lót đã khô hẳn và có thể
mài được.
Trang 68
9.5 Mài sơn lót bề mặt
9.5.1 Bả ma tít sửa các lỗi
Kiểm tra các vết rỗ và các vết trầy xước Kiểm tra bề mặt xem có dấu hiệu trầy xướt
không.
Lưu ý tiến hành kiểm tra ở vị trí đủ sáng.

Hình 9.23 Lỗi trên bề mặt sau khi phun

Bả ma tít 1K
Bả ma tít 1K vào các vết rỗ và xước. Hãy đảm bảo rằng tất cả các vết rỗ xước đã được
điền đầy.
Giữ dao trét vuông gốc với bề mặt, ấn mạnh dao xuống và miết nó dọc theo bề mặt
để bả ma tít một lớp mỏng.

Hình 9.24 Bả ma tít 1K sửa lỗi


Sấy khô ma tít
Sấy khô cưỡng bức ma tít 1K. Hãy đảm bảo rằng ma tít 1K đã khô hẳn trước khi mài.
9.5.2 Mài lớp sơn lót
Mài khô bằng tay
Mài phẳng bề mặt sơn lót. Sử dụng giấy nhám có cỡ hạt 600 và cục mài để mài.

Hình 9.25 Mài khô sơn lót bề mặt

Mài ướt bằng tay


Trang 69
Sử dụng cục mài ướt và giấy nhám có cỡ hạt 800.

Hình 9.26 Mài ướt sơn lót bề mặt

Mài khô bằng máy mài tác động kép


Sử dụng máy mài tác động kép + đệm lót + giấy nhám có cỡ hạt 600.
Mài nhám để sơn phủ
Mài nhám toàn bộ tấm. Hãy đảm bảo rằng không còn độ bóng trên toàn bộ tấm.

Hình 9.27 Mài ướt sơn lót bề mặt


Sơn lại toàn bộ tấm bằng phương pháp sơn dặm vá
Mài nhám toàn bộ tấm. Hãy đảm bảo rằng không còn độ bóng trên toàn bộ tấm.
Sơn dặm vá nhỏ
Mài nhám khu vực giáp lai. Hãy đảm bảo rằng bề mặt nhám lấn ra ngoài phần mép
của lớp lót khoảng 400mm.

Hình 9.28 Mài ướt sơn lót bề mặt


Trang 70

BÀI 10: XÁC ĐỊNH MÀU SƠN Ô TÔ


Giới thiệu: Nội dung bài 10 trang bị cho người học kiến thức về công dụng, phân loại
sơn màu. Phương pháp xác định mã màu sơn, phân tích công thức sơn màu của hãng sơn
Sikkens và phương pháp pha, phun màu sơn solid.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được công dụng, phân loại màu sơn ô tô, trình bày được vòng
tròn màu và cách đọc màu solid của Sikkens.
+ Kỹ năng: Chọn được các màu thành phần từ mã màu, phân tích được các màu có
trong thẻ màu, thực hiện thao tác pha màu solid của Sikkens đúng theo công thức thẻ màu
và tiến hành chỉnh màu theo đúng kỹ thuật.
+ Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động,
hình thành kỹ năng tự học và làm việc nhóm, tích cực học tập trong lớp và tự học về pha
màu ở nhà.
Nội dung chính:
10.1 Công dụng, phân loại của sơn màu ô tô
10.1.1 Công dụng:
Xác định màu sơn giúp cho người Kỹ thuật viên có được định hướng rõ ràng trong
công đoạn pha màu sơn và phun màu.
Sơn phủ trên ô tô
Là hoạt động phun lớp sơn màu đã được pha chuẩn để sơn lại các tấm và các chi tiết.
- Bổ sung màu sắc và độ bóng để khôi phục lại dáng vẻ bên ngoài của chi tiết.
Lưu ý: Phục hồi màu sắc, độ bóng và độ da cam của bề mặt sơn cho giống với các
phần không bị hư hỏng.
10.1.2 Phân loại màu sơn trên ô tô
Phân loại theo màu: màu sơn trên ô tô được chia ra làm 3 hệ màu
-Hệ màu solid: hay còn gọi là màu thịt hay là màu không có hiệu ứng hạt màu. Ví dụ
màu đỏ, màu xanh…
Hệ màu Metalic: hay còn gọi là hệ màu có hiệu ứng hạt màu. Cụ thể là hiệu ứng hạt
màu kim loại.
Hệ màu Pearl hay còn gọi là Camay, là hệ màu có hiệu ứng hạt màu ngọc trai, tạo ra
hiệu ứng màu.
Phân loại theo gốc màu: hiện nay màu sử dụng cho sơn ô tô có 2 gốc màu:
Gốc màu dầu: là hệ màu có dung môi pha có nguồn gốc từ dầu mỏ
Gốc màu nước: là hệ màu có dung môi pha có nguồn không phải phải từ dầu mỏ mà
đó là một loại chất đặc biệt để hòa tan, điều chỉnh độ đặc của sơn khi pha màu
Vì yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng cao nên việc sử dụng sơn màu gốc nước
ngày càng trở thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với các đại lý, các xưởng dịch vụ. Và hiện nay
gần như các xưởng dịch vụ đang dịch chuyển sang sử dụng phần sơn gốc nước như là một
tiêu chuẩn khi tiến hành hoạt động dịch vụ sửa chữa sơn ô tô.
10.2 Xác mã màu solid của Sikkens
Sikkens là một nhãn sản phẩm trong ngành công nghiệp sơn công nghiệp, sơn tàu
thủy và sơn ô tô nói chung. Sikkens là nhãn sản phẩm của công ty Sikkens & Lessonal của
Hà Lan và là thương hiệu toàn cầu. - Sơn Sikkens dùng trong ô tô có 2 hệ màu là sơn gốc
dầu và sơn gốc nước.
Nhận biết màu sắc
Loại cảm giác giống như mùi vị và âm thanh, màu sắc là một cảm giác được tạo ra
bởi các sóng ánh sáng đập vào mắt. Tới mắt, ánh sáng được truyền đến thần kinh thị giác
Trang 71
và sau đó đến não, ở đây nó được cảm nhận như màu. Vì vậy, không thể tìm thấy bất cứ
một màu nào khi không có ánh sáng chiếu vào hay trong bóng tối.

Hình 10.1 Phản chiếu ánh sáng


Đặc tính của ánh sáng
Ánh sáng là một loại sóng, và ánh sáng mặt trời bao gồm các tia có bước sóng khác
nhau. Tuy nhiên, không phải các tia điều nhìn thấy bằng mắt. Chỉ những ánh sáng có bước
sóng từ 380 đến 780 nm có thể nhìn thấy được. Các sóng này được gọi là “các tia nhìn
thấy”
Các tia nhìn thấy có các màu đặc biệt mà cụ thể là bước sóng của nó. Vì tất cả các tia
nhìn thấy thường đập vào mắt cùng lúc, làm chúng ta cảm nhận chúng như là ánh sáng
trắng. Tuy nhiên khi một tia sáng trắng đi qua một lăng kính, nó tách ra thánh các tia có
bước sóng khác nhau, tạo một dãy sáng gọi là “quang phổ”, có phạm vi từ màu tím đến
màu đỏ.

Hình 10.2 Phản chiếu ánh sáng


Các loại màu sắc
Màu được chia thành hai loại được mô tả như sau: màu của nguồn sáng và màu của
vật thể.
Màu nguồn sáng: Ánh sáng (màu) được phát ra bởi chính bản thân của vật thể, như
mặt trời, bóng đèn, nến…
Màu vật thể: Màu được cảm nhận như màu sắc của vật thể, khi ánh sáng từ nguồn
sáng được phản xạ tới nó, như mực sơn, kính màu, chất lỏng có màu…
Các màu cơ bản của ánh sáng
Các tia nhìn thấy có thể phân loại theo bước sóng của nó, bước sóng ngắn, trung bình
và dài. Tương ứng với sóng ngắn thì xuất hiện ở dải màu xanh dương (hay tím xanh), ánh
sáng ở dải trung buình xuất hiện màu xanh lá (màu vàng) và bước sóng ở dải sóng dài xuất
hiện màu đỏ. Ba màu này được gọi là ba màu cơ bản của ánh sáng, và ánh sáng gồm tất cả
các bước sóng xuất hiện màu trắng.
Ba màu cơ bản
Trang 72
Nhìn chung về cơ bản tất cả các màu của vật thể có thể có thể được tạo ra bằng cách
kết hợp tương đối giữa các màu đỏ, vàng và xanh. Các màu này được gọi là “ba màu cơ
bản” và khi kết hợp với nhau thì nó trở thành màu đen. Các màu của vật thể xuất hiện
như thế nào
Khi ánh sáng rọi lên một vật thể, nó có thể phản xạ hay hấp thụ lên bề mặt. Lý do của
từng vật thể xuất hiện để có màu cụ thể là vì bước sóng của ánh sáng mà từng vật thể có
thể phản xạ hay hấp thụ thay đổi từ vật thể này sang vật thể khác.

Hình 10.3 Vòng màu cơ bản


Ví dụ, tuyết có màu trắng vì nó phản xạ các bước sóng trong tất cả các dải sóng ngắn,
trung bình và dài. Than có màu đen vì nó hấp thụ tất cả các dải sóng dài. Quả táo xuất hiện
màu đỏ vì nó hấp thụ tất cả các dải sóng ngắn và trung bình và chỉ phản xạ sóng dài. Màu
của xe xuất hiện một cách khác nhau dưới các điều khiển chiếu sáng khác nhau, như ánh
sáng mặt trời, ánh sáng đèn nê ông, ánh sáng đèn điện. Sự khác nhau là do sự phân bố các
bước sóng được phát ra từ nguồn ánh sáng.
Ví dụ, nếu xe màu đỏ được di chuyển từ ánh sáng mặt trời tới ánh sáng đèn điện, màu
đỏ sẽ xuất hiện đậm hơn. Điều này là vì, độ sáng trong ánh sáng mặt trời có bước sóng
tương đối đống đều, cón ánh sáng được phát ra từ bóng đèn nghiêng về phía dải sóng dài.
Trang trước mô tả cách mà vật thể phản xạ ra ánh sáng có dải bước sóng dài thì xuất hiện
màu đỏ. Tương tự, bóng đèn điện có tương đối nhiều bước sóng có dải sóng dài, thí xuất
hiện màu đỏ hơn.
Sự phân bố bước sóng của ánh sáng mặt trời

Hình 10.4 Sự phân bổ bước sóng của ánh sáng mặt trời

Ba màu cơ bản của ánh sáng được chia thành ba dải chính:
+ Bước sóng dài: màu đỏ
+ Bước sóng trung bình: màu xanh lá cây
+ Bước sóng ngắn: màu xanh da trời
Khi kết hợp 3 dải ánh sáng với nhau sẽ tạo thành ánh sáng trắng
Trang 73
Sự phân bổ bước song của ánh sáng đèn điện

Hình 10.5 Sự phân bổ bước sóng của ánh sáng đèn điện
Sự phân bổ bước song của ánh sáng đèn neon

Hình 10.6 Sự phân bổ bước sóng của ánh sáng đèn neon
10.2.2.3 Ba thuộc tính màu sắc
Số lượng màu trên thế giới không thể đếm được. Bao gồm đỏ, xanh nước biển, vàng,
trắng và đen. Khi chúng ta nói màu đỏ, nghĩa là màu đỏ tươi, đỏ chói hay đỏ thẫm và đỏ
ngòm. Thậm chí qua các màu không thể đếm hết, bất cứ một trong các màu đó đặt vào một
khe ở hình vẽ dưới đay được gọi là màu solid.

Hình 10.6 Sự phân bổ bước sóng của ánh sáng đèn neon
Màu solid được tạo nên từ ba đặc tính khác nhau gọi là sắc màu, giá trị và sắc độ (xe
mặc dù hình thức màu tương đồi phức tạp do sự phân cấp của sắc độ màu thay đổi theo sắc
màu) Cũng như già trị, đây là một công cụ hữa ích để hiểu biết sự thay đổi sắc màu giá trị
và sắc độ. Sắc màu
Hầu hết chúng ta đều cảm nhận màu của lá là màu xanh và màu của nước biển là màu
xanh dương. Mặc dù nhìn gần màu lá của cây hoa huệ khác với màu lá của cây hoa tulip
các lá nhìn chung là màu xanh. Chưa có ai khẳng định màu lá của các lá trên là màu đỏ hay
vàng.
Thuộc tính mà chúng ta có thể phân loại màu sắc trong chức năng này gọi là sắc màu.
Trang 74
Giá trị màu
Màu có thể lá màu đỏ chói như màu của bình cứa hoả hay đỏ thẫm như quả táo. Vì
chúng ta quan sát màu sắc của vật thể quanh chúng ta , chúng ta phát hiện rằng chúng thay
đổ theo độ sáng thậm chí sắc màu của nó có thể như nhau.
Thuộc tính mà chúng ta phân loại sắc màu theo độ sáng gọi là giá trị màu. Sắc độ
Thậm chí sắc màu và giá trị của nó là như nhau, màu của quả chanh xuất hiện chói
hơn màu của quả lê.
Thuộc tính mà chúng ta có thể phân loại màu sắc theo độ chói của nó, không phụ
thuộc vào sắc màu và giá trị màu gọi là sắc độ.
Tuy nhiên không phải tất cả các màu đều có đủ 3 thuộc tính trên. Các màu như màu
trắng, màu xám hay màu đen, không có sắc màu hay sắc độ được gọi là vô sắc. Ngược lại,
màu mà có tấ cả 3 thuộc tính được gọi là có sắc.

Hình 10.7 Giá trị màu


Tham khảo: Vòng tròn sắc màu
Khi các màu tách biệt nhau như màu vàng và màu xanh khi pha trộn chúng trở thành
màu vàng - xanh. Tương tự, khi màu vàng trộn với màu đỏ trở thành màu vàng - đỏ (màu
cam). Theo chức năng này, sắc màu được nối lại với nhau tạo thành vòng tròn được gọi là
vòng tròn sắc màu.

Hình 10.8 Vòng tròn màu

10.3 Pha màu solid của Sikkens


10.3.1 Dụng cụ pha màu
Bình chứa
Trong số các bình kim loại hay nhựa được dùng để đựng sơn, thì loại dùng một lần
làm bằng pôliêtilen là được sử dụng rộng rãi ngày nay
Trang 75

Hình 10.9 Cốc đựng sơn hoặc ca pha sơn


Đũa khuấy
Đũa làm bằng kim loại hay nhựa, được dùng để khuấy đều matit, sơn lót bề mặt hay
lớp sơn ngoài cùng (sơn màu). Một số đũa khuấy có ghi vạch chia, nó rất tiện lợi cho việc
đo chất đóng gắn đúng. Đũa khuấy làm bằng teflon dễ sử dụng vì sơn không dính lên nó,
và dễ lau sạch sau khi sử dụng.

Hình 10.10 Đũa khuấy sơn


Dàn trộn sơn
Dụng cụ rất tiện lợi cho việc trộn và đổ sơn. Nhựa, dung môi và chất màu trong sơn
tách rời nhau sau khi pha vì chúng có tỷ trọng riêng khác nhau. Vì vậy, sơn cấn được trộn
đều trước khi sử dụng. Một máy khuấy có thể quay bằng ta, có một tay quay trên mỗi bình
khuấy, hay loại chạy bằng điện được dẫn động tự động bằng mô tơ điện.

Hình 10.11 Dàn khuấy sơn D. Cân pha sơn


Cân được dùng để cân trọng lượng sơn giúp tính toán tỷ lệ trộn hợp lý. Để thực hiện
pha màu chính xác hãy dùng cân đo độ gia tăng 0,1g.

Hình 10.12 Dàn khuấy sơn


Trang 76
Công thức màu
Một bảng được xuất bản bởi nhà sản xuất sơn, quy định tỷ lệ các màu cơ bản cho số
màu thực tế.

Hình 10.13 Thẻ màu sơn gốc

Tấm thử màu


Một tấm bằng thiết mỏng, tấm từ tính hay thẻ bằng giấy được sử dụng cho việc so
màu.

Hình 10.14 Thẻ thử màu

Máy sấy thẻ màu


Là một thiết bị sấy (nhanh) cưỡng bức tầm thử màu.

Hình 10.15 Máy sấy màu

Đèn dùng để pha màu


Một loại đèn có tất cả các bước sóng gần như ánh sáng mặt trời, nó có thề được dùng
đặt dưới ánh sáng mặt trời, ban đêm hay khi trời mưa.

Hình 10.16 Đèn dùng pha màu

10.3.2 Vòng tròn màu solid của Sikkens


Vòng tròn màu của Sikkens
Trang 77

Hình 10.18 Vòng tròn màu solid của Sikkens


Ba màu sắc cơ bản: Đỏ, xanh da trời, vàng
Bằng cách điều chỉnh tỉ lệ của ba màu cơ bản có thể tạo ra hầu hết các màu sắc.
Lưu ý trộn ba màu trên theo cùng tỉ lệ sẽ cho ra màu đen. - Màu đỏ, màu xanh da trời,
màu vàng được gọi là màu cơ bản. Sự phản xạ và hấp thụ của ánh sáng:
Các sóng ánh sáng được phản xạ và hấp thụ bởi vật thể sẽ tạo ra màu sắc cho nó.
+ Khi tất cả ánh sáng được phản xạ sẽ tạo ra màu trắng
+ Khi bước sóng dài được phản xạ còn các bước sóng trung bình cho tới ngắn bị hấp
thụ sẽ tạo ra màu đỏ.
+ Khi tất cả các bước sóng bị hấp thụ sẽ tạo ra màu đen
Trên vòng tròn màu của Sikkens có 3 màu cơ bản là: đỏ, vàng, xanh dương - Lưu ý
trộn ba màu trên theo cùng tỉ lệ sẽ cho ra màu đen.
Trên vòng tròn màu của Sikkens 3 màu thành phần: cam, xanh lá, tím
Màu thành phần là màu được tạo ra bằng cách pha 2 màu cơ bản tạo ra: ví dụ muốn
tạo ra màu cam, pha màu đỏ và màu vàng.
Mỗi một màu solid trên vòng tròn màu có ánh màu là ánh màu của màu liền kề trên
vòng tròn màu.
Ví dụ: màu đỏ chỉ có ánh là màu đỏ ánh cam hoặc màu đỏ ánh tím. Tương tự các mà
khác cũng thế.
Giải thích ý nghĩa của lon màu Sikkens

Hình 10.19 Lon màu Sikkens Ví dụ:


Q671: Có nghĩa
Q: Hệ màu Q( màu gốc dầu( Autobase))
Trang 78
6: Màu xanh dương
7: là ánh màu, ánh màu tím
1: chỉ số thể hiện sự đậm nhạt của màu, ánh màu, chỉ số này nhằm phân biệt các màu
cùng ánh màu nhưng có độ đậm nhật về ánh hoặc màu khác nhau.
Màu trắng của Sikkens có mã: Q110, Q120, Q190, Q191
Màu đen của Sikkens có mã: Q140, Q160, Q198
7.3.3 Pha màu solid của Sikkens
Để pha màu người kỹ thuật viên cần có công thức màu của hãng xe để từ đó xác định
thành phần màu của màu gốc. Cụ thể quy trình pha màu được thể hiện như sau:

10.3.3.1 Quy định mã màu xe Toyota

Ví dụ code màu của Toyota:


Ví dụ: 040, 070, 202, 209, 218, 586, 1E3, 1E7, 1E9, 1A0, 1B1, 1C0, 1D4, 1D6, 1F7,
1F8,
1F9, 1G3, 1H2, 2FG, 3P0, 3Q8, 3R3, 3S1, 3T0, 3T6, 4P9, 4Q2, 4R0, 4R3, 4R4, 4R8,
4S9, 4T3, 4T8, 4U2, 4U3, 4V8, 4W9, 5A4, 5A7, 5B2, 6P2, 6S8, 6T6, 6T7, 6V2, 6V4, 8K0,
8R3, 8S9, 8T0.

Hình 10.20 Lon màu Sikkens Ví dụ:


Trang 79

10.3.3.2 Pha màu solid của Sikkens


- Trong công thức màu có các thành phần cơ bản như sau: Chất độn: hay còn gọi là
keo nhựa hay là binder.
Sơn màu chính: là màu mà người kỹ thuật viên nhìn thấy. Ví dụ màu đỏ, màu xanh…
Sơn màu ánh: là màu mà người kỹ thuật viên nhìn thấy ngoài màu chính. Ví dụ màu đỏ
ánh cam hoặc màu đỏ ánh tím.
Ví dụ: lon màu của Sikkens là 239: đỏ ánh cam Dung môi pha sơn hay còn gọi là
xăng pha
A. Tỉ lệ pha màu
Sau khi mã màu cho màu sơn mong muốn đã được xác định, tỷ lệ trộn màu của nó
phải được tra trong công thức màu được xuất bản bởi nhà sản xuất.

Hình 10.21 Tra bảng tỉ lệ pha màu


B. Trộn các màu cơ bản Đã có bình chứa phải tính đến lượng sơn, chất đóng rắn và
chất pha sơn sẽ được dùng. Chuẩn bị cân, xem xét tài liệu hướng dãn vận hành cho từng
cân cụ thể, ví quy trình vận hành cân thay đổi theo từng loại.

Hình 10.22 Pha màu


Chuẩn bị màu cơ bản để sử dụng, màu cơ bản phải được trộn đều bằng cách quay
thanh khuấy, ví chất màu của nó có xu hướng lắng ở dưới đáy.
Đổ màu cơ bản vào bình chứa. Và tốt nhất là trước hết phải nghiêng bình, kéo dần
dần cho sơn chảy từ từ. Nếu kéo cần trước thì lượng sơn lớn sẽ đổ ra đột ngột khi nghiêng
bình. Điều chỉnh luợng sơn ở cuối quá trình đổ, dòng sơn phải được đều chỉnh cận thận khi
ấn cần của bình.
Trang 80

Hình 10.23 Gạt sơn ra khỏi thành cốc pha


10.4 Phun thẻ màu
10.4.1 So màu bằng cách quệt màu lên thẻ thử
Tốn quá nhiều thời gian để phun sơn mỗi khi kiểm tra màu của nó, với phương pháp
thử màu sơn có thể dể dàng kiểm tra bắng cách sử dụng một thanh để bôi trơn tấm thử màu.
Trong trường hợp sơn solid, quy trình tiết kiệm thời gian này được lập lại cho đền khi được
màu giống màu mong muốn. Kiểm tra cuối cùng của màu phải được thực hiện bằng cách
phun.

Hình 10.24 Quệt thẻ màu và so màu


Lưu ý:
Nếu màu của lớp nền lộ ra thì khó đánh giá được màu đúng của sơn. Nếu sơn là loại
dễ lộ lớp nền thì phun một lớp mỏng, để nó khô và phun tiếp lớp thứ hai. Có kỹ thuật khác
được dùng là toàn bộ miếng thử đã được phun trước.
Nếu mẫu sơn được bôi bằng thanh trộn quá mỏng thì rất khó so màu chính xác. Phải
chắc chắn rằng mổi cạnh của diện tích được bôi trơn ít nhất lá 30mm.
Sau khi đạt được thời gian lắng sơn, đặt tấm thử vào lò sấy.
10.4.2 So màu bằng cách phun lên thẻ màu
10.4.3 Phương pháp so màu
A. Điều kiện so màu
Trang 81
A.1. Điều kiện ánh sáng
Trong pha màu, loại ánh sáng là rất quan trọng. Thông thường, màu của vật thể được
xem là màu của nò khi được nhìn thấy dưới ánh sáng mặt trời. Vì vậy, sự pha màu được
thực hiện tốt nhất dưới ánh sáng ban ngay. Nếu phải làm ban đêm hay khi trời đang mưa,
nên dùng đèn pha màu.
Độ sáng là quan trọng đối với so màu cũng như tầm quan trọng của tính chất ánh
sáng.
Không được so màu dưới ánh sáng mờ, hay trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời quá sáng.
Nên để cường độ sáng từ 1500 đến 3000 lux.
Tuy nhiên, độ sáng luôn thay đổi theo giá trị màu (color value). Ngày hè, vùng gần
cửa sổ không lộ ra trực tiếp giữa ánh sáng mặt trời có độ sáng trung bình, độ sáng xấp xỉ
2000 lux.
Chú ý
Chúng ta đã trình bày về màu của vật thể thay đổi theo sự khác nhau của nguồn sáng
(hay sự khác nhau về bước sóng ánh sáng). Tương ứng như vậy, hai vật thể tách rời mà
được cảm nhận có một màu xác định, dưới nguồn ánh sáng đặc biệt. Có thể có hai màu
khác nhau hoàn toàn dưới nguồn ánh sáng khác nhau. Hiện tượng này gọi là “Hiện tượng
metame”.
Ánh sáng của bóng đèn thường có số tia sáng ở bước sóng ngắn lớn hơn số tia sáng
ở bước sóng trung bình và bước sóng dài. Chúng ta khảo xác rằng có hai hộp A và B xuất
hiện cùng một màu dưới ánh sáng bóng đèn điện thường. Điều đó có thể là ở hộp A có số
tia ở dải sóng ngắn (xấp xỉ 400nm) phản chiếu nhiều hơn hộp B. Tuy nhiên, hộp A xuất
hiện cùng màu với hộp B bởi vì không đủ số luợng tia sóng ngắn phát ra từ bóng đèn để
phản chiếu lên hộp A. Khi quan sát dưới ánh sáng mặt trời hai hộp cùng màu, thì hộp A sẽ
xuất hiện màu đỏ tía (purplish) vì mặt trời phát ra nhiều tia ở dải sóng ngắn hơn.
A.2. Màu sắc của các vật xung quanh
Màu của các xe khác và các bức tường đôi khi sẽ phản xạ lên các tấm thử sơn cần
được so màu. Khi điều đó xảy ra, màu có thể xuất hiện khác với màu thực của nó.
Do đó, điều quan trọng là phải thực hiện so màu ở những nơi mà nó không bị ảnh
hưởng của các màu khác. Vì vậy, các bức tường phòng so màu nên sơn bằng màu vô sắc.
A.3. Điều kiện bề mặt
Điều quan trọng là mẫu để so màu phải có độ bóng xác định và không phai màu. Nếu
tấm vỏ xe bị lỗi do phấn và các điều kiện thoái hoá khác thì phải đánh bóng bằng hợp chất
đánh bóng trước khi thực hiện so màu.
A.4. Kích thước của miếng thử
Sự so màu sẽ rất khó khăn nếu miếng thử quá nhỏ. Diện tích thử tối thiểu là
30*30 mm đố với loại dùng đũa khuấy bôi lên miếng thử và 200*100 đối với loại
dùng súng phun.
A.5 Vị trí đặt các tấm thử
Các mẫu thử đặt càng gần nhau càng tốt để so sánh và các miếng thử và mẩu phải
cúng nằm trêm một mặt phẳng.
A.6 Góc nhìn
Một số loại sơn xuất hiện màu khi đã quan sát ở một góc độ nhất định, nhưng lại xuất
hiện màu khác nhau hoàn toàn khi quan sát từ các góc khác.
Các mẫu sơn phải được quan sát ít nhất từ ba góc khác nhau, mới có thể so sánh đúng
màu. Góc nhìn mà bạn nhìn thấy tia phản xạ từ bề mặt sơn được gọi là” góc trực tiếp”. Góc
nhìn mà tia sáng đập vài của bạn gọi là “góc gián tiếp”.
Trang 82

Hình 10.25 Các hướng so màu


A.7 Khoảng cách nhìn
Khoảng cách nhìn khác nhau tuỳ theo vật so sánh. So sánh vật lớn thì phải đứng xa
hơn so với so sánh vật nhỏ.
A.8 Người so màu (quan sát)
Người thực hiện so sánh màu là người phải có khả năng phát hiện màu bình thường.
Phép thử mảng sắc màu dùng để kiểm tra sự phát triển màu của con người.
Một số hình ảnh kiểm tra độ mù màu của thợ sơn:

A.9 Quy trình so sánh màu


So sánh, phải đặt miếng thử màu gần thân xe.
Lưu ý:
Bắt đầu học cách so sánh, để dể dàng hơn, trước hết tháo một cho tiết nhỏ trên bề mặt
sau đó tháo một chi tiết càng gần vùng hư hỏng càng tốt.
Sự so sánh màu không thể đạt được chính xác nếu mẫu thử bị bẩn. Cho chất đánh
bóng vào giẻ và đánh bóng bề mặt không được tạo thêm vết xướt trên bề mặt.
Đặt miếng thử bên trên mẫu. Cả miếng thử và mẫu nên đặt trên một mặt phẳng và
không có khe hở giữa chúng. So sánh màu sẽ khó khăn hơn, nếu có khe hở giữa hai miếng.
Chiếu sáng lên các miếng thử để so sánh màu. Khi sử dụng đèn pha màu, thì phải
điều chỉnh khoảng cách giửa màng và các miếng thử, để cung cấp độ sáng phù hợp.
Khoảng cách lý tưởng là từ miếng thử đến mặt bạn bằng một cánh tay.
So sánh màu nhìn từ hướng trực tiếp, vuông góc và gián tiếp.
Trang 83

Hình 10.26 Đặt tấm so màu

6. Xác định màu bị thiếu


Nếu kết quả nhận ra rắng màu thử khôn giống màu của xe. Nên cần phảic xác định
màu bổ sung thên và bổ sung thên màu để đạt được kết quả mong muốn. Quá trình này
được gọi là pha chỉnh màu (Fine Color Matching) nó là một quá trình vòng tròn so sánh và
bổ sung sơn lập đi lập lại cho đến khi đạt được màu của xe.
Điểm quan trọng trong pha màu là xác định được màu cơ bản mà hỗn hợp (mẫu màu)
bị thiếu. Trong quá trình này trước hết cảm giác của bạn là quan trọng nhất.
Điều này là vì bạn cần nhiều thời gian hơn để xác định ra màu thiếu, bạn phải làm
quen nhiều hơn với mẫu sơn, vấn đề khó xác định.
Đây là quá trình rất khó cho người bắt đầu học việc, vì vậy để đến khi bạn có khả
năng xác định được những màu cơ bản đang thiếu, bạn có thể sử dụng quy trình dưới đây.
Đặt cốc bằng lượng màu cơ bản để thêm vào sơn. Đổ một ít (5-10cc) hỗn hợp sơn
vào các cốc này.
Đổ một ít lượng màu cơ bản riêng rẽ vào mổi cốc này, trộn đều mỗi cốc. Khi bổ sung
thên các màu cơ bảnnày, đặc biệt chú ý những màu có tỷ lệ thấp. Nếu đổ thêm quá nhiều,
thì hỗn hợp sẽ có màu khác hoàn toàn.
Ví dụ: Nếu 1g màu trắng và 1g sơn đen đổ vào 100g sơn có tỷ lệ hỗn hợp 90g sơn
trắng,
1 g sơn đen thì: 1g sơn màu trắng thêm vào sơn khối lượng tổng hợp sẽ tăng từ 90 lên
91g, vì tổng màu trắng trong sơn không thay đổi nhiều, nên màu sơn sẽ thay đổi ít. Tuy
nhiên, thêm 1g màu đen vào khối lượng tổng hợp tăng 1 đến 2g, gấp đôi tỷ lệ màu đen
trong sơn vì vậy làm cho hỗn hợp màu sẽ đen hơn nhiều (thay đổi nhiều), (tương tự như
tăng màu trắng lên từ 90g đến 180g).
Dùng phương pháp tạo mẫu thử bằng thanh khuấy, bôi các hỗn hợp từ các cốc thử
này lên các miếng thử riêng rẽ, và xác định miếng nào gần giống với màu yêu cầu.
Nếu đổ thêm quá nhiều màu cơ bản vào sơn, tạo thành hỗn hợp không thích hợp cho
so sánh màu thì chuẩn bị lại hỗn hợp khác. Lưu ý:
Để so sánh màu của miếng thử với màu chuẩn, phải kiểm tra có bao nhiêu miếng thử
mới khác với miếng thử trước đó. Sau khi có một số kinh nghiệm ở các bước lặp lại này,
bạn sẽ có khả năng đoán được màu sẽ thay đổi khi đổ thêm các màu cơ bản vào sơn. Khi
đó, bạn không cần thực hiện quy trình đã nêu trên.
7. Bổ sung thêm một lượng màu cần thiết
Đổ thêm một lượng màu cơ bản vào sơn đã được pha màu theo cách cân màu, dùng
thanh khuấy để tạo mẫu so sánh màu. Dùng phương pháp tạo mẫu thử bằng thanh khuấy.
Bôi một lớp sơn ướt lên phần hỗn hợp sơn trước đó. Nó sẽ thể hiện mức độ thay đổi hiệu
quả của màu sơn bổ sung. Nều màu sơn mong muốn chưa đạt được thì bổ sung màu cơ bản
đã chọn từng ít một, lại bôi lên miếng thử vàso sánh. Sau khi pha chỉnh màu kết thúc hoàn
Trang 84
toàn với màu cơ bản này, thì tìm xem màu cơ bản tiếp theo màu mà sơn còn thiếu. Sau khi
bạn đã lựa chọn các màu cơ bản bị thiếu, nhưng không biết là bao nhiêu mỗi loại để bổ
sung thêm vào sơn gốc (pha theo phương pháp cân). Thì thực hiện như mô tả dưới đây.
Chuẩn bị 3 hay 4 cốc đổ sơn theo phương pháp cân, đo một lượng bằng nhau vào các
cốc, sau đó cho một ít màu cơ bản đã chọn cho vào cốc trên, rồi thay đổi lượng màu từng
ít một từ đợt này đến đợt tiếp theo và trộn đêù chúng. Phải chắc chắn nhớ lượng màu cơ
bản đã thêm vào cốc.
Dùng phương pháp tạo mẩu bằng thanh khuấy, bôi trơn và chuẩn bị lên các miếng
thử và xác định xem màu nào gần giống nhát đối với màu mong muốn.
Bổ sung thêm màu cơ bản vào màu hỗn hợp sao cho tỷ lệ của nó giống như tỷ lệ trong
quá trình thử mẩu giống nhất đối với màu yêu cầu.
8. Phun sơn
Phương pháp dùng thanh khuấy để tạo ra lớp sơn dày mà kết quả có sự thay đổi màu
lớn sau khi sấy khô, gây khó khăn trong việc đánh giá màu một cách chính xác. Vì vậy,
pha chỉnh màu, sơn cần phải phun.
Đổ xấp xỉ 15g sơn cho mỗi miếng thử. Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất sơn,
bổ sung và trộn chất đóng rắn và chất pha sơn.
Phun lên tấm thử cùng điều kiện như khi phun sơn lên xe thực tế. Để tránh hiện tưọng
sôn phủ không hoàn toànlên tấm thử, dán băng keo đen trắng và sơn bề mặt cho đến khi
không nhìn thầy màu của băng keo.
Tiến hành quy trình sấy khô tương tự như cách tiến hành cho quá trình tạo miếng thử
bằng thanh khuấy và bổ sung màu cơ bản mà hỗn hợp thiếu. Các loại sơn nên kiểm tra bằng
cách phun sau khi chúng đã đạt được màu mong muốn. Khi thực hiện so sánh màu trên xe,
dùng một khung từ tính đã bị cắt ở giữa để tạo vùng nhìn thấy thích hợp, và giữ cả miếng
thử và bề mặt sơn của xe đúng kích thước. Bề mặt của khung từ tính không được bóng
hoặc phát sáng mà phải có màu vô sắc.
9. Hoàn thiện việc pha màu
Xác định ra màu gần giống là rất khó, là một quyết định quan trọng. Thực tế, có một
điểm mà chúng ta có thể chấp nhận màu như màu gần giống nó, không gây ra vấn đề, mặc
dù màu sơn gần nhất với màu của xe là tốt nhất. Dùng dụng cụ so màu sẽ cho kết quả lý
tưởng. Nhưng nếu không có dụng cụ, bạn phải dựa vào mắt của mình. Bắt đầu quá trình
học của bạn, tốt nhất nhờ càng nhiều người giúp bạn quyết định điều này càng tốt. Kiểm
tra kết quả và nhận được sự hiểu biết của pha màu.
Trang 85
BÀI 11: ĐÁNH BÓNG
Giới thiệu: Nội dung của bài 11 trang bị cho người học kiến thức về mục đích, yêu
cầu và phương pháp đánh bóng.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được mục đích, yêu cầu, phương pháp đánh bóng + Kỹ
năng: Chọn được dụng cụ, thiết bị, vật tư sử dụng đánh bóng.
+ Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, ý
thức được tầm quan trọng của công đoạn đánh bóng trong quá trình sơn sửa, ý thức tự học
ở nhà về nội dung đánh bóng liên quan.
Nội dung chính:
11.1 Mục đích, yêu cầu của đánh bóng
11.1.1 Mục đích của đánh bóng
Đánh bóng để sửa chữa bề mặt sơn khỏi các lỗi như: sạn, chẩy, nhăn vỏ cam, độ bóng
thấp, tàn sơn....
Tạo nên bề mặt bóng láng cho xe sau khi sơn.
Chú ý: Đánh bóng không nên là giải pháp để sửa chữa cho sự kém cỏi của kỹ năng
sơn cơ bản.
11.1.2 Yêu cầu của đánh bóng
- Kiểm tra sự khô của bề mặt
Thời gian khô được xác định bởi nhà sản xuất sơn, nó phụ thuộc vào nhiệt độ sấy, độ
dầy lớp sơn, chất pha sơn và chất đông cứng.
Ví dụ về thời gian khô của loại sơn 2 thành phần ở 20oC
Không bám bụi: 0,5 giờ
Không dính: 3 giờ
Khô: 12 giờ khô để lắp ráp
Khô cứng: 20 giờ khô để đánh bóng

Hình 11.1 Phương pháp làm khô


Đèn Sấy Hồng Ngoại
Tác động của năng lượng hồng ngoại lên màng sơn. Đèn hồng ngoại là thiết bị được
sử dụng phổ biến nhất trong ngành sơn sửa chữa ô tô nhờ tính cơ động và dễ sử dụng, chi
phí đầu tư thấp hơn phòng sơn sấy.
Trang 86

Hình 11.2 Đèn sấy hồng ngoại


11.2 Đánh bóng và kiểm tra sau đánh bóng
11.2.1 Đánh bóng
Tiến hành đánh bóng sau khi lớp sơn đã khô hoàn toàn và bề mặt nguội bằng nhiệt
độ môi trường.
Có thể đánh bóng bằng máy hoặc bằng tay.
Mài bề mặt bị sạn, chẩy, nhăn vỏ cam: dùng đá mài hoặc giấy nhám.
Mài bằng đá mài:
Dùng đá #1500-3000, thoa nước hoặc xi đánh bóng lên bề mặt đá để tránh xước • Di
chuyển đá theo vòng tròn

Hình 11.3 Mài bằng đá Mài bằng giấy nhám:


Dùng giấy #1500-2000, thoa xà phòng lên giấy nhám để giảm tắc hạt mài.

Hình 11.4 Mài bằng giấy nhám


Đánh bóng bằng máy:
Đặt phớt nghiêng với bề mặt cần đánh bóng khoảng 10°.
Giữ máy đánh bóng một cách chắc chắn bằng hai tay, vắt dây điện/ khí qua vai để
tránh bị quấn vào máy.
Đặt phớt tỳ lên bề mặt sơn trước khi cho máy chạy.
Trang 87

Hình 11.5 Đánh bóng bằng máy

Hình 11.6 Đánh bóng bằng máy đúng phương pháp


11.2.2 Kiểm tra sau khi đánh bóng
Sau khi đánh bóng có thể xảy ra các nguyên nhân hư hỏng như sau:
1. Nguyên nhân hư hỏng
- Lớp sơn ngoài cùng chưa khô
2. Phòng tránh
Để sơn khô hoàn toàn, nếu cần thì sấy lại
Dùng phương pháp đánh bóng và thiết bị phù hợp
Dùng giấy nhám phù hợp
3. Khắc phục
- Để lớp sơn ngoài cùng khô hoàn toàn và mài nhám lại

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Toyota Tài liệu đào tạo KTV sơn giai đoạn 1


Hans-Joachim Streitberger Automotive paints and coatings WILEY -VCH 2008 and
Karl-Friedrich Dosse

You might also like