You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA HÓA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC HÓA HỌC

Tên đề cương: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM HỆ THỐNG VÀ

KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12

Học phần: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GIÁO DỤC MÔN HÓA HỌC

Sinh viên thực hiện:

MAI ĐĂNG NHẬT HƯNG Lớp 21SHH

NGUYỄN ĐÌNH NHO Lớp 21SHH

HỒ THẠCH THIÊN Lớp 19CHD

Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Lan Anh

Khoa Hóa học,

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Đà Nẵng, 11 - 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………….…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
…………….………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
……………….……………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
…………………..…………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
…………………….………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
……………………….……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………………………….…………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
…………………………….………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
……………………………….……………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………………………………….…………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
…………………………………….………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu........................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................3
4.1. Khách thể nghiên cứu........................................................................................3
4.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học.............................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................6
6.1. Phân tích và tổng hợp lý thuyết kết hợp với phân loại và hệ thống hóa lý
thuyết.........................................................................................................................6
6.2. Phương pháp quan sát khoa học.......................................................................7
6.3. Điều tra giáo dục................................................................................................7
7. Kế hoạch nghiên cứu............................................................................................8
7.1. Cho học sinh làm quen với một vài sơ đồ tư duy của bài học đã học..............8
7.2. Hướng dẫn học sinh thuyết trình kiến thức trên sơ đồ tư duy đã có sẵn:.......8
7.3. Tập học sinh vẽ sơ đồ tư duy qua các tiết luyện tập..........................................9
7.4. Tiến hành giảng dạy thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy..............................9
7.5. Khảo sát kết quả.................................................................................................9
7.6. Kết luận...............................................................................................................9
8. Tài liệu tham khảo:............................................................................................10
9. Kết quả phân tích, xử lý số liệu.........................................................................10
1

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình giảng dạy hóa học hữu cơ, sau mỗi bài học và mỗi chương,
mỗi học kỳ, để đánh giá kiến thức của học sinh cần có các câu hỏi kiểm tra dưới
nhiều hình thức. Đối với những câu hỏi mang tính chất liệt kê, hệ thống, tổng hợp,
so sánh... thì học sinh thường chọn sai đáp án (đối với câu hỏi trắc nghiệm) và liệt
kê chưa đúng (đối với câu hỏi tự luận).
Qua một thời gian tìm hiểu, nhiều học sinh học tập chăm chỉ nhưng việc ghi
nhớ và hệ thống kiến thức chưa hiệu quả. Điều đó nói lên vấn đề: học sinh chưa
biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học
một cách máy móc theo từng bài và đặc biệt không có sự hệ thống, liên hệ, kết nối,
so sánh các kiến thức giữa các bài, các chương với nhau. Vì vậy chưa phát triển tư
duy logic và tư duy hệ thống.
Trong quá trình tìm chọn các phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả
học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh, cụ thể để giúp học sinh trả lời tốt các câu
hỏi mang tính chất tổng hợp kiến thức, thì nhóm em thấy sơ đồ tư duy là lựa chọn
rất phù hợp để giải quyết vấn đề đã nêu ở trên do tính ưu việt của nó.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống củng cố
kiến thức có nâng cao kết quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh lớp 12
không?
Các bài viết, các phóng sự đề cập đến vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học đã đem lại thành công trong việc tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập
cho học sinh kể cả những học sinh thụ động trước đó. Cụ thể là Adam Khoo:
“Thiên tài được tìm thấy thông qua cơ hội chứ không phải bằng sự áp đặt” trích
trong “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo. Adam Khoo là một người mà
trong rất nhiều năm của cuộc đời anh, không ai cho anh là người tài giỏi cả. Nhưng
hiện nay, Adam Khoo là một nhà doanh nhân tự mình vươn lên thành một trong
2

những triệu phú trẻ nhất và giàu nhất Singapore. Những thành tích của anh được
đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Thành công hiện nay là nhờ sự khám
phá bản thân và đặc biệt là về phương pháp học. Một trong những phương pháp
học siêu đẳng, phương pháp tối ưu hóa sức mạnh của não bộ giúp Adam Khoo
thành công là phương pháp ghi chép và học tập bằng sơ đồ tư duy.
Với sự chia sẻ kinh nghiệm học tập của thủ khoa Đại học Ngoại thương năm
2009 - Lê Minh Thông đó là: Việc sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập kiến thức, đã
đem lại hiệu quả cao trong kì thi.
Thông qua việc tìm hiểu thông tin, chúng em xin giới thiệu một vài công
trình nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến đề tài:
- Bài “Sử dụng sơ đồ tư duy góp phần dạy học tích cực và hổ trợ công tác
quản lí nhà trường” đăng trên tạp chí khoa học giáo dục, 2009 của tác giả Trần
Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy.
- Bài viết “Sơ đồ tư duy – Phương pháp dạy học hiệu quả” của Ngô Mã Thiên
được đăng ngày 17/11/2012 trên trang web: www.baodaklak.vn.
- Bài báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Sử dụng sơ đồ
tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho 12 cơ bản” của Nguyễn
Nghĩa Chánh Trực – Giáo viên dạy Hóa học trường THPT Lê Lợi (Quảng Trị),
đăng ngày 25/01/2022.
- Bài báo cáo đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học phần ôn tập, luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông” của Nguyễn Quốc
Phong. Trường THPT Tân Phú - Hậu Giang.
- Bài báo cáo đề tài nghiên cứu: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở
trường THPT” của Nguyễn Chí Thuận. Trường THPT Dĩ An, đăng ngày
09/03/2012.
3

- Bài viết “Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch tự học bằng sơ đồ tư duy” của
Nguyễn Thị Huệ đăng trên Tạp chí Giáo dục năm 2017.
- Bài viết “Sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông” của Lê Thị Dung đăng trên
Tạp chí Giáo dục năm 2017.
Các bài viết nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Việc sử dụng sơ đồ tư duy đem lại hiệu
quả cho việc dạy và học theo xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Sơ
đồ tư duy là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh
một cách khoa học. Qua đó học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học
vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc. Với phương pháp này không chỉ phát triển
được trí tuệ của học sinh qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài
học trên sơ đồ tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng
hợp và chọn lọc ý để trình bày trên sơ đồ. Đối với các giáo viên, dạy học bằng sơ
đồ tư duy hạn chế được chữ viết, chuyển sang sử dụng các từ khóa, hình ảnh,
đường nét, màu sắc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Giải quyết được vấn đề: học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào
bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học một cách máy móc.
Cho thấy lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống, khắc
sâu kiến thức hóa học hữu cơ học kỳ II năm học 2023 – 2024 cho học sinh lớp 12
trong trường trung học phổ thông đó là: Giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức,
tránh được kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc; tạo sự hứng thú, phát
huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh và giúp nâng cao
kết quả học tập của học sinh.
Từ đó thuyết phục thật nhiều giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học để
nâng cao chất lượng giảng dạy của mình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
4

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


4.1. Khách thể nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên hai nhóm học sinh của hai lớp:
- Ba mươi sáu học sinh lớp 12A1
- Ba mươi bảy học sinh lớp 12A3
Hai nhóm được chọn tương đương nhau về điểm số các môn học năm trước.
Đều tích cực trong học tập.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống củng cố kiến thức có nâng cao
kết quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh lớp 12 không?
5. Giả thuyết khoa học
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến
thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc
nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật”
trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với
nhau. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự
giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.
Qua quá trình tìm hiểu, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học có thể tăng
hiệu quả học tập của học sinh. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy còn gọi là bản
đồ tư duy hay lược đồ tư duy do giáo sư Tony Buzan trong quá trình nghiên cứu qui
luật hoạt động của não bộ đã phát minh ra: là hình thức trình bày thông tin trực
quan, tóm tắt ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp
việc sử dụng các từ khóa, hình ảnh, đường nét, màu sắc.
Cụ thể cách tạo sơ đồ tư duy:
• Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
• Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một
khái
5

niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và
chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ
đề
trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc
nhánh chính đó.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Một số lưu ý khi tạo sơ đồ tư duy:
• Bảo đảm tính chính xác khoa học.
• Không ghi chữ nhiều có thể dùng kí hiệu, viết tắt và sử dụng hình ảnh minh
họa.
• Cần vẽ nét cong và chọn màu hài hòa gây được sự ấn tượng.
• Cần có đường nét liên hệ kết nối các kiến thức trong sơ đồ.
Sơ đồ tư duy kết nối ý lớn với chủ đề trung tâm. Kết nối những ý nhỏ hơn nữa
với ý lớn. Ý nhỏ hơn nhằm mục đích đào sâu kiến thức. Ghi chép bằng sơ đồ tư
duy cụ thể, ngắn gọn và logic. Kết hợp đường nét, màu sắc kích thích sự hứng thú,
làm cho người học dễ nhớ. Nếu ghi chép theo cách thông thường thì chỉ tận dụng
được chức năng bán cầu não trái. Sử dụng ghi chép theo sơ đồ tư duy tận dụng tối
ưu sức mạnh của hai bán cầu não. Thiết kế sơ đồ tư duy theo mạng tư duy của từng
người, không yêu cầu tỉ lệ, khắt khe, có thể thêm bớt nhánh và mỗi người vẽ một
kiểu khác nhau, theo một cách riêng do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả
năng sáng tạo của cá nhân và tập thể.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ dạy sẽ khiến học sinh không phải tiếp nhận
thông tin một cách thụ động mà trái lại các em phải động não, sáng tạo và ghi nhớ
một cách logic những kiến thức đã học. Việc sử dụng sơ đồ tư duy cũng sẽ giúp
cho học sinh có thể trình bày nội dung của bài học một cách khoa học. Bằng cách
ghi chép kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết học sinh
6

sẽ tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung,
hệ thống hoá một chủ đề và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh
được giáo viên và các bạn ngợi khen các em sẽ cảm thấy phấn khởi và có hứng thú
với bài học hơn. Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và điều quan
trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà có thể
trinh bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học.
Sơ đồ tư duy tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể, đặc biệt hữu
ích trong các hoạt động nhóm. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy,
kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các
thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ
cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành
viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học. Cùng một nội
dung nhưng mỗi học sinh có thể lập ra một sơ đồ tư duy theo cách của mình, chính
vì vậy nó sẽ phát huy tối đa được khả năng sáng tạo của học sinh.
Tính hấp dẫn của hình ảnh và âm thanh…gây ra những kích thích rất mạnh lên
hệ thống rìa của não, giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện
thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lý, rút ra kết luận về những kiến thức cần ghi nhớ.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học sẽ mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy
lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ
dạng thuộc lòng, học “vẹt”.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phân tích và tổng hợp lý thuyết kết hợp với phân loại và hệ thống hóa
lý thuyết
Bước 1: Tìm các tài liệu và phân tích từ nhiều góc độ: chủng loại, tác giả, logic.
Dựa vào chủng loại có các loại như:
- Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành
- Tác phẩm khoa học
7

- Tài liệu lưu trữ


- Thông tin đại chúng
Bước 2: Sắp xếp tài liệu vừa tìm kiếm được theo chủ đề, theo từng mặt kiến thức có
cùng bản chất
6.2. Phương pháp quan sát khoa học

Bước 1: Xác định mục đích quan sát:


- Quan sát để thấy được sự tiến bộ của học sinh khi sử dụng phương pháp dạy
học tích cực

Bước 2: Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát
- Quan sát thái độ học tập của học sinh với bộ môn Hóa học. Quan sát trong
khoảng thời gian học kỳ II năm học 2023 – 2024.

Bước 3: Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát

Bước 4: Tiến hành quan sát


- Ghi biên bản quan sát kết hợp với ghi âm, chụp ảnh, quay phim sự kiện
- Sử dụng biên bản đã hoàn thiện để tiến hành đối chiếu với các sự kiện đã
được ghi hình.

Bước 5: Xử lí
- Tập hợp phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã hóa và phân tích.
6.3. Điều tra giáo dục

Bước 1: Chọn mẫu điều tra


- Lớp thực nghiệm: Lớp 12A1, dạy bằng giáo có sử dụng phương pháp dạy
học.
- Lớp đối chứng : Lớp 12A3, dạy bằng giáo án theo phương pháp dạy học
truyền thống: đàm thoại, thuyết trình.
8

Lưu ý: Hai nhóm được chọn tương đương nhau về điểm số các môn học năm
trước. Đều tích cực trong học tập.

Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi, bài kiểm tra


Sử dụng bài kiểm tra hóa học hữu cơ học kỳ II năm học 2023-2024 làm bài
kiểm tra trước tác động. Kết quả hai nhóm điểm số trung bình khác nhau, do đó
dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của
hai nhóm trước tác động.
 Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Dạy lớp đối chứng thiết kế giáo án không sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết
luyện tập, ôn tập. Đồng thời dạy lớp thực nghiệm thiết kế giáo án sử dụng sơ đồ tư
duy trong tiết luyện tập, ôn tập.
 Tiến hành thực nghiệm: Hệ thống, củng cố kiến thức của bài học, của
chương bằng sơ đồ tư duy.
- Bài kiểm tra trước tác động do các giáo viên trong tổ thống nhất ra đề.
- Bài kiểm tra sau tác động là kiểm tra một tiết hóa học hữu cơ lần hai học kỳ
II năm 2023 – 2024.
- Chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
7. Kế hoạch nghiên cứu
Tiến hành thực hiện sử dụng sơ đồ tư duy dạy học với một lớp đang giảng dạy,
các lớp còn lại vẫn sử dụng phương pháp dạy học thông thường. Lớp giảng dạy sử
dụng sơ đồ tư duy được tiến hành theo các bước sau:
7.1. Cho học sinh làm quen với một vài sơ đồ tư duy của bài học đã học
- Giáo viên hướng dẫn thiết lập sẵn một sơ đồ tu duy với bài học đã dạy
- Giải thích các thông tin có trên sơ đồ tu duy với học sinh
- Chia lớp học thành nhiều nhóm, với mỗi nhóm tầm 4 học sinh
- Cho học sinh thử thiết lập một sơ đồ tu duy với chủ đề bất kỳ
- Cho học sinh thiết lập sơ đồ tư duy về bài học đã học
9

7.2. Hướng dẫn học sinh thuyết trình kiến thức trên sơ đồ tư duy đã có sẵn:
- Giải thích cho học sinh về cách thuyết trình, các quy tắc và thời gian thuyết
trình cho từng nhóm.
- Cho từng nhóm thuyết trình bài làm của mình, mỗi thành viên thuyết trình về
phần mình đã làm (sao cho mỗi thành viên đều có thể thuyết trình)
- Giáo viên cho ra các biện pháp khắc phục về bài thuyết trình và cách thuyết
trình của từng nhóm, chọn một nhóm bất kỳ và tiến hành cải thiện tại lớp cho học
sinh.
7.3. Tập học sinh vẽ sơ đồ tư duy qua các tiết luyện tập
- Tiếp tục giảng dạy theo phương pháp thông thường với một vài tiết tiếp theo
Trong quá trình giảng dạy để một ít thời gian ở cuối buổi để học sinh tự thành lập
một sơ đồ tư duy và vẽ được sơ đồ tư duy
7.4. Tiến hành giảng dạy thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
- Khi học sinh đã thành thạo về vẽ sơ đồ tư duy, tiến hành giảng dạy học sinh
theo phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy.
- Khuyến khích học sinh nên ghi chú lại những phần quan trọng của bài học
một cách ngắn nhất.
- Sau khi hoàn thành bài học mới cho một vài học sinh bât kỳ tự thiết lập lại sơ
đồ tư duy cho bản thân, phụ thuộc theo cách hiểu cảu học sinh mà có nên tiến hành
giảng dạy theo phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy tiếp hay không.
7.5. Khảo sát kết quả
- Sau thời gian sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy, giáo viên tổ
chức kỳ thi khảo sát cho tất cả các lớp đang giảng dạy.
- Ghi lại kết quả của mỗi lớp.
7.6. Kết luận
- Dựa trên kết quả đã thu được so sánh thành tích học tập của lớp sử dụng
phương pháp dạy học thông thường và lớp sử dụng phương pháp sơ đồ tu duy
10

- Tiến hành tiếp tục theo 2-3 kỳ thi nữa để thu được kết quả tối ưu nhất
- Dựa theo kết quả so sánh kết luận có nên sử dụng phương pháp dạy học bằng
sơ đồ tư duy tiếp tục hay không.

8. Tài liệu tham khảo:


- TS Trần Đình Châu, TS Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng sơ đồ tư duy góp phần
dạy học tích cực và hổ trợ công tác quản lí nhà trường, Tạp chí Khoa học Giáo
dục, 2009.
- Nguyễn Chí Thuận (2012), Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở
trường THPT Dĩ An.
- Nguyễn Thị Huệ (2017), Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch tự học bằng sơ
đồ tư duy, Tạp chí Giáo dục
- Lê Thị Dung (2017), Sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra, đánh giá năng lực
học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục.
- Adam Khoo. Dịch giả: Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy. Sách “Tôi tài
giỏi, bạn cũng thế” nhà xuất bản phụ nữ, 2009.
- Nguyễn Quốc Phong, Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần
ôn tập, luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học hóa học ở trường Trung học phổ thông. Trường THPT Tân Phú – Hậu Giang.
- Tony Buzan, Bản đồ tư duy trong công việc, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội

9. Kết quả phân tích, xử lý số liệu


Bảng: So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động

Nhóm Thực nghiệm Đối chứng


Điểm trung bình 8,14 6,27
Độ lệch chuẩn 1,42 1,69
Giá trị p của T- test 0,000003
11

Độ chênh lệch giá trị 1,11


trung bình chuẩn (SMD)

Sau tác động, kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả
là: p=0,000003<0,05, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm

nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà
do tác động.
SMD= (8,14 – 6,27)/1,69=1,11 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử
dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ trong tiết
luyện tập, ôn tập đến kết quả là rất lớn.
Kết quả của đề tài sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa
học hữu cơ cho học sinh lớp 12 đã được kiểm chứng.

You might also like