You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA TIẾNG NGA

SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC


MỘT SỐ NỘI DUNG TIẾNG NGA THƯƠNG MẠI”

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ GIANG


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Lê Huỳnh Mỹ Vân - 46.01.752.041
2. Nguyễn Bảo Trâm - 46.01.752.034
3. Nguyễn Võ Quỳnh Giang - 46.01.702.011

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG NGA

SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC


MỘT SỐ NỘI DUNG TIẾNG NGA THƯƠNG MẠI”

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ GIANG


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Lê Huỳnh Mỹ Vân - 46.01.752.041
2. Nguyễn Bảo Trâm - 46.01.752.034
3. Nguyễn Võ Quỳnh Giang - 46.01.702.011

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ


TRỢ HỌC TẬP .........................................................................................................4

1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy .................................................................................4

1.2. Vai trò của sơ đồ tư duy như một công cụ dạy – học ....................................4

1.3. Các công cụ / ứng dụng thiết kế sơ đồ tư duy ...............................................5

CHƯƠNG 2. VIỆC DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN TIẾNG NGA THƯƠNG
MẠI TẠI KHOA TIẾNG NGA ...............................................................................7

2.1. Giới thiệu tổng quan về các học phần tiếng Nga thương mại ..........................7

2.1.1. Học phần Tiếng Nga thương mại 1 ............................................................7

2.1.2. Tiếng Nga thương mại 2 .............................................................................8

2.1.3. Tiếng Nga thương mại 3 .............................................................................9

2.1.4. Tiếng Nga thương mại tổng hợp ..............................................................11

2.2. Khảo sát việc học các học phần tiếng Nga thương mại của sinh viên khoa
Nga .....................................................................................................................13

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VỀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỖ TRỢ HỌC MỘT


SỐ NỘI DUNG CỦA TIẾNG NGA THƯƠNG MẠI ..........................................17

3.1. Giới thiệu một số mẫu sơ đồ tư duy tiêu biểu nhóm đã thiết kế cho các nội
dung học phần Tiếng Nga thương mại 2 ...............................................................17

3.2. Đánh giá của sinh viên về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình học ....20

KẾT LUẬN ..............................................................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................26


1

DẪN NHẬP

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc bồi dưỡng cho sinh viên hệ Ngôn
ngữ chuyên ngành tiếng Nga Thương mại khoa tiếng Nga trong việc học. Ngày nay
với xu hướng dạy học lấy sinh viên là trung tâm, nhiều thầy cô đã sử dụng sơ đồ tư
duy trong giảng dạy. Sơ đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình
bày các khái niệm trong lớp học. Sơ đồ tư duy giúp giảng viên tập trung vào vấn đề
cần trao đổi cho sinh viên, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có
thông tin thừa. Sinh viên cũng được tiếp nhận thông tin một cách tổng quan và chính
xác nhất, chính vì vậy mà hiệu quả của giờ dạy sẽ được tăng lên. Nhờ đó mà sinh viên
có thể tiếp thu được bài học thông qua sơ đồ tư duy cũng như xem nó là một công cụ
hỗ trợ trong quá trình học tiếng Nga. Vì vậy, sơ đồ tư duy thực sự gây hứng thú bởi
các hình ảnh và nội dung được tóm tắt ngắn gọn, giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ
năng cần thiết và nắm được kiến thức dễ dàng hơn, nhằm mục đích là thông qua tổ
chức hoạt động dạy học của giảng viên sẽ giúp sinh viên được suy nghĩ và thảo luận
nhiều hơn, chiếm lĩnh được nhiều hơn kiến thức của môn học và có khả năng giải
quyết một cách tốt nhất những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
Đối với nhiều sinh viên khoa Nga dành nhiều thời gian để học các thuật ngữ
chuyên ngành nhưng kết quả thường gây nản lòng và không đạt yêu cầu khi có quá
nhiều sinh viên học từ vựng bằng cách học thuộc lòng, gây nhàm chán và làm giảm
hứng thú học tập của sinh viên. Vì vậy, việc tìm ra một công cụ hữu hiệu giúp các
bạn sinh viên học tốt các học phần tiếng Nga thương mại là điều mong muốn. Sơ đồ
tư duy là một công cụ tư duy, dựa trên tư duy đa dạng, xây dựng cấu trúc kiến thức
cho từng từ mục tiêu bằng cách liên kết nó với các từ hoặc khái niệm liên quan khác.
Như vậy, việc nhớ lại một từ vựng sẽ gợi nhớ các từ vựng liên quan khác. Nó cũng
kết hợp các từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, hình ảnh và đồ họa, làm cho thông tin học tập
trở thành một định dạng trực quan sống động. Sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập
phù hợp với lý thuyết kiến thức trực quan, lý thuyết xử lý thông tin và lý thuyết khoa
học não bộ.
2

Bài viết này trình bày "Sơ đồ tư duy như công cụ học các học phần tiếng
Nga thương mại". Với cách tiếp cận truyền thống, việc chia sẻ ý tưởng khi giảng
dạy là tuân theo khả năng hình dung và liên tưởng của não bộ, từ đó nâng cao tư duy
sáng tạo và xây dựng mô hình học tập mới: quá trình học tập hướng tới sinh viên. Lập
sơ đồ tư duy và động não là hai kỹ thuật sử dụng khái niệm tư duy lan tỏa những suy
nghĩ tuôn ra từ một ý tưởng trung tâm duy nhất; khái niệm chính sẽ được tranh luận
ở trung tâm và sau đó nó được liên kết bằng các đường và mũi tên với các ý tưởng và
khái niệm khác, từ đó được kết nối với các ý tưởng liên quan khác. Lập sơ đồ tư duy
và động não có nhiều cách: từ đọc sách và tìm ra các ý tưởng và khái niệm chính, đến
các cuộc họp kinh doanh, lập kế hoạch sáng tác, giải quyết các vấn đề, mở rộng chủ
đề cần nghiên cứu.
Sơ đồ tư duy đem đến ưu điểm là dễ nhớ, dễ tổng hợp và ôn luyện lại kiến
thức. Từ hiệu quả của việc áp dụng sơ đồ tư duy trong học tập, công việc, ngày nay
các ứng vẽ sơ đồ tư duy ra đời nhiều hơn. Vì vậy sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận
với nhiều ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy miễn phí, dễ dàng tham khảo, vẽ sơ đồ tư duy
theo ý của mình.
Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu nhằm xác định vai trò của sơ đồ tư duy
như một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc học các nội dung Tiếng Nga thương mại
cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Nga - Khoa Tiếng Nga Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu sẽ thực
hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Xác định khái niệm, chức năng và phân loại các sơ đồ tư duy sử dụng trong
học tập;
- Hệ thống hóa các mục tiêu, chuẩn đầu ra và các nội dung trong các học phần
tiếng Nga thương mại;
- Thiết kế và đề xuất sử dụng một số mẫu sơ đồ tư duy để hỗ trợ việc học một
số nội dung học phần tiếng Nga thương mại.
Đối tượng nghiên cứu: các sơ đồ tư duy bằng tiếng Nga như một công cụ hỗ
trợ học tập cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nga thương mại.
3

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên hệ Ngôn ngữ khoa Tiếng Nga, chuyên
ngành tiếng Nga thương mại từ K43 đến K46.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thực nghiệm, khảo sát; phương pháp
định tính và định lượng; phương pháp phân tích và tổng hợp.
Nhóm thực hiện quá trình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nhằm hiểu rõ, phân tích và tóm
tắt thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra các kết luận và nhận định có giá trị
đến mục tiêu nghiên cứu. Nhóm cũng xây dựng bộ câu hỏi trong phiếu khảo sát và
thực hiện khoảng 50 sinh viên đã học học phần Tiếng Nga thương mại và thu nhận
được các ý kiến phản hồi, trên cơ sở đó nhóm tổng hợp và phân tích, giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.
Cấu trúc bài nghiên cứu: Bài nghiên cứu gồm phần Dẫn nhập, 3 chương nội
dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phần Phụ lục gồm các mẫu sơ đồ tư duy do nhóm
thiết kế, đề xuất cho sinh viên sử dụng trong quá trình học tiếng Nga thương mại tại
Khoa Nga.
4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ


TRỢ HỌC TẬP

1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy


Sơ đồ tư duy hay còn gọi là mind map là một hình thức ghi chép hoàn toàn
mới, là phương pháp đưa quá trình tư duy trừu tượng trong não bộ thể hiện thành bản
vẽ ghi nhớ trên trang giấy, bằng cách hình tượng hóa theo một kết cấu phân nhánh
kết hợp giữa hình ảnh và chữ viết, giúp nâng cao rõ rệt khả năng ghi nhớ nội dung
cần ghi chép, tư duy mạch lạc, rõ ràng. Trong quá trình thực hiện, não bộ được khai
phá tiềm năng một cách đa dạng hóa từ nhiều góc độ như ngôn ngữ, màu sắc, bố cục,
hình ảnh... đòi hỏi sự kết hợp ăn ý giữa não trái và phải, nhờ thể hiệu quả học tập
được nâng cao. (Doãn Lệ Phương, 2022)
“Sơ đồ tư duy là công cụ có thể thay thế toàn bộ lối tư duy hàng lối đã định
sẵn trong bộ não. Công cụ này có thể vươn ra mọi hướng để nắm bắt những suy nghĩ
từ mọi góc độ.” (Michael Michalko, 1998)
“Khái niệm "tư duy mở rộng" và công cụ "sơ đồ tư duy" giúp bạn tận dụng tốt
nhất tư duy mở rộng của mình để phát triển các ý tưởng, khai mở khả năng sáng tạo
vô hạn của bản thân; qua đó, nâng cao chất lượng nhiều kỹ năng trí tuệ và trí thông
minh của bạn”. (Tony Buzan, 2012)

1.2. Vai trò của sơ đồ tư duy như một công cụ dạy – học
Hiện nay, với sự phát triển bùng nổ của khoa học, công nghệ, việc dạy và học
trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các công cụ công nghệ. Rất nhiều trong số các
công cụ đó là miễn phí với người dùng hoặc người học chỉ phải trả một mức phí rất
ít.
Bản đồ tư duy là công cụ độc đáo có thể giúp chúng ta khơi gợi năng lực trí tuệ, đồng
thời giúp tỏa sáng trong mọi lĩnh vực trải nghiệm. Ứng dụng bản đồ tư duy có thể phá
vỡ mọi chướng ngại cản trở suy nghĩ tự do để khám phá thế giới vô tận của giải pháp
và ý tưởng.
Ứng dụng bản đồ tư duy chỉ cho chúng ta cách:
– Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo;
– Đưa ra những quyết định đúng đắn;
5

– Đổi mới tư duy và động não;


– Cải thiện trí nhớ và sự tập trung;
– Hoàn thiện các kỹ năng tổ chức.
Những kỹ thuật này sẽ là khởi nguồn của một chuỗi ý tưởng mới; khơi dậy
những ý tưởng khác, mới mẻ hơn, sáng tạo hơn; và cứ như vậy… Sự kỳ diệu của Ứng
dụng bản đồ tư duy là vô hạn.
Không thể phủ nhận rằng sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong quá trình
dạy và học với những vai trò như sau:
● Tổ chức thông tin: Sơ đồ tư duy giúp người học tổ chức thông tin một cách
logic và hệ thống. Giúp người học xác định các mối quan hệ giữa các khái
niệm, ý tưởng và thông tin, giúp người học tạo ra một cái nhìn tổng thể và có
cấu trúc hơn về chủ đề cần học.
● Ghi nhớ và tái tạo thông tin: Sơ đồ tư duy có sử dụng các biểu đồ, hình ảnh,
cấu trúc giúp người học ghi nhớ dễ dàng hơn và tái tạo thông tin một cách hiệu
quả.
● Kích thích tư duy sáng tạo và phản biện: Giúp phân tích và tổng hợp thông tin
một cách rõ ràng và có hệ thống. Bằng cách tạo ra các mối liên kết giữa các
khái niệm và ý tưởng, người học có thể nhìn thấy sự tương quan và mối quan
hệ giữa chúng để tổng hợp thông tin một cách hiệu quả nhất.
● Giao tiếp và trình bày thông tin: Sơ đồ tư duy giúp người học có thể trình bày
thông tin một cách rõ ràng, logic và có hệ thống. Người học có thể trình bày ý
tưởng và thông tin một cách hợp lý, dễ đọc, dễ hiểu và tập trung vào thông tin
quan trọng.
1.3. Các công cụ / ứng dụng thiết kế sơ đồ tư duy
Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp không ít các công cụ hỗ trợ làm sơ đồ tư duy.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những công cụ hỗ trợ làm sơ đồ tư duy
hiệu quả và thường gặp nhất.
● Edraw Mind Map: Với phần mềm Edraw Mind Map - công cụ vẽ sơ đồ tư duy
online, việc phác thảo và lập một sơ đồ tư duy đã không còn nhiều khó khăn,
đặc biệt là những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp này.
6

● Nice Mindmap: giúp người học nắm bắt mọi khoảnh khắc cảm hứng, quản lý
sơ đồ tư duy, có thể sắp xếp suy nghĩ, ghi nhớ mọi thứ, nảy sinh ý tưởng mới
và chia sẻ chúng với bạn bè, đồng nghiệp.
● Microsoft Word: Đây là công cụ được giới trẻ biết đến nhiều nhất hiện nay.
Nó cung cấp các công cụ thiết kế sơ đồ tư duy tích hợp. Người học có thể sử
dụng các hình dạng, biểu đồ và tính năng khác để tạo sơ đồ tư duy.
7

CHƯƠNG 2. VIỆC DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN TIẾNG NGA THƯƠNG
MẠI TẠI KHOA TIẾNG NGA

2.1. Giới thiệu tổng quan về các học phần tiếng Nga thương mại

2.1.1. Học phần Tiếng Nga thương mại 1


Mục tiêu học phần:
- Sử dụng tiếng Nga trong các hoạt động giao tiếp thương mại cơ bản
- Xử lý được các tình huống nghiệp vụ thương mại cơ bản
- Trình bày được các kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực thương mại
Các chuẩn đầu ra học phần:
Học xong học phần này, người học có thể:
+ Giao tiếp được bằng tiếng Nga trong các hoạt động đón tiếp thương mại
và sắp xếp lịch trình làm việc.
+ Nêu được các thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực thương mại bằng tiếng
Nga.
+ Xử lý được các tình huống mô phỏng trong hoạt động đón tiếp thương
mại và sắp xếp lịch trình làm việc.
+ Trình bày được các đặc trưng nghề nghiệp trong lĩnh vực thương mại
có sử dụng tiếng Nga, thực trạng và nhu cầu xã hội đối với nhân lực
biết tiếng Nga tại Việt Nam.
+ Nêu được các khái niệm cơ bản về loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ
chức trong công ty.
Các nội dung chính trong học phần:
- Phần 1: Giới thiệu tổng quan Tiếng Nga thương mại: Giới thiệu Tiếng Nga
thương mại; Quan hệ thương mại Việt – Nga; Một số thuật ngữ cơ bản tiếng
Nga theo nhóm ngành.
- Phần 2: Tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp: Khái niệm các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam và Nga; Phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
và Nga; Các cấu trúc thực hành giới thiệu doanh nghiệp trong tiếng Nga.
- Phần 3: Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp: Các phòng ban chức năng trong
doanh nghiệp; Các vị trí việc làm trong doanh nghiệp.
8

- Phần 4: Đón tiếp phái đoàn thương mại: Các tình huống đón tiếp phái đoàn
thương mại; Sắp xếp lịch làm việc; Thực hành đón tiếp phái đoàn và trình bày
lịch làm việc.

Có thể hệ thống hóa các nội dung trên bằng sơ đồ như dưới đây:

2.1.2. Tiếng Nga thương mại 2


Mục tiêu học phần:
- Hệ thống hóa một số kiến thức chuyên môn nghề nghiệp bằng tiếng Nga;
- Giao tiếp tiếng Nga có sử dụng kiến thức ngôn ngữ chuyên môn (thương mại)
tại nơi làm việc và mô phỏng nghiệp vụ ở một số vị trí việc làm trong các lĩnh
vực được học;
- Định hướng nghề nghiệp và xác định xu hướng phát triển của một số lĩnh vực.
Các chuẩn đầu ra học phần:
Học xong học phần này, người học có thể:
+ Phân biệt và hệ thống được một số khái niệm liên quan đến hội chợ -
triển lãm, ngân hàng, các giao dịch ngân hàng; các loại hình bảo hiểm
và thuế bằng tiếng Nga;
+ Sử dụng đúng các từ chuyên ngành và mẫu lời nói, cấu trúc ngữ pháp,
nghi thức trong giao tiếp nói và viết ở những tình huống công việc;
+ Mô phỏng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ sử dụng tiếng Nga
xoay quanh các chủ đề được học;
9

+ Giải thích, minh họa được yêu cầu nghề nghiệp và cơ hội phát triển ở
một số vị trí công việc trong các lĩnh vực được học.
Các nội dung chính trong học phần gồm:
- Phần 1: Hội chợ, triển lãm thương mại: Tìm hiểu các loại hình triển lãm và hội
chợ thương mại; Kế hoạch, quy trình tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
Giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm bằng tiếng Nga tại hội chợ thương mại;
Mô phỏng việc tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
- Phần 2: Các vấn đề về bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm tự
nguyện; Bảo hiểm hàng hóa (xuất nhập khẩu); Bảo hiểm nhân thọ; Tìm hiểu
đặc trưng công việc và các tình huống giao tiếp trong ngành nghề bảo hiểm.
- Phần 3: Ngân hàng thương mại và các giao dịch ngân hàng: Các mô hình ngân
hàng, tổ chức tín dụng; Một số ngân hàng thương mại Nga và Việt Nam; Các
giao dịch của ngân hàng thương mại; Tìm hiểu đặc trưng công việc và một số
tình huống giao tiếp trong ngân hàng thương mại.
- Phần 4: Các vấn đề về thuế ở Việt Nam và Liên Bang Nga: Thuế thu
nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng và thuế môi
trường; Thuế thu nhập cá nhân; Các tình huống giao tiếp trong lĩnh vực thuế.
Các nội dung trên có thể được trình bày bằng sơ đồ tư duy như dưới đây:

2.1.3. Tiếng Nga thương mại 3


Mục tiêu học phần:
10

- Khái quát được đặc trưng công việc của một nhân viên (thư ký/ thông dịch)
văn phòng sử dụng tiếng Nga
- Giao tiếp tiếng Nga trong các tình huống mô phỏng nghiệp vụ chuyên môn
(thông dịch, thảo luận - đàm phán);
- Vận dụng kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành thương mại để xử lý một số
nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc (viết thư, tạo lập văn bản, dịch
hợp đồng thương mại).
Các chuẩn đầu ra học phần:
Học xong học phần này, người học có thể:
+ Giải thích được những đặc trưng, yêu cầu của một số công việc văn
phòng ở công ty thương mại có sử dụng tiếng Nga;
+ Sử dụng được một số công cụ công nghệ hỗ trợ công việc văn phòng
(tạo lập văn bản, phiên dịch) tiếng Nga sang tiếng Việt và tiếng Việt
sang Nga;
+ Sử dụng được vốn từ vựng, thuật ngữ chuyên môn, ngữ pháp và nghi
thức lời nói trong giao tiếp đàm phán và thư tín thương mại;
+ Giao tiếp tiếng Nga (nói, viết, thông dịch hoặc thảo luận) trong những
tình huống mô phỏng đàm phán thương mại Nga – Việt;
+ Dịch và viết được một số loại thư tín, một số mẫu hợp đồng thương mại
phổ biến từ tiếng Nga sang tiếng Việt.
Các nội dung chính của học phần:
- Phần 1: Đàm phán thương mại Nga, Việt: Giới thiệu chung về hoạt động đàm
phán thương mại; Các vấn đề liên quan đến văn hóa đàm phán Nga - Việt; Quá
trình đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế; Thực hành mô phỏng buổi đàm
phán thương mại.
- Phần 2: Thư tín văn phòng: Cấu trúc và phân loại thư thương mại căn bản; Thư
hỏi hàng và chào hàng, thư yêu cầu; Thư hồi đáp (xác nhận, trả lời, từ chối,
…), thư khiếu nại; Một số loại thư tín thông dụng khác (thư mời, thư cảm ơn,
thư gửi kèm file); Kỹ năng làm việc với thư tín, văn phòng.
- Phần 3: Hợp đồng thương mại: Giới thiệu chung về hợp đồng thương mại và
các loại hình hợp đồng thương mại; Tìm hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa
11

(xuất – nhập khẩu); Tìm hiểu một số loại hợp đồng thương mại khác; Tìm hiểu
một số công cụ hỗ trợ dịch hợp đồng: SmartCAT, Wordfast, Trados Studio;
Thực hành đọc - hiểu, dịch và lập một số hợp đồng theo mẫu.
Các nội dung trên có thể được minh họa bằng sơ đồ như sau:

2.1.4. Tiếng Nga thương mại tổng hợp


Mục tiêu học phần:
- Hệ thống hoá các khái niệm liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động kinh
doanh
- Sử dụng tiếng Nga để giao tiếp trong những tình huống công việc và mô phỏng
thực hiện một số nghiệp vụ trong những lĩnh vực được học.
- Xây dựng dựng ý tưởng mô phỏng hoạt động khởi nghiệp; xác định các yêu
cầu quản lý một mô hình kinh doanh, khởi nghiệp.
- Tạo hồ sơ xin việc tiếng Nga.
Các chuẩn đầu ra học phần:
Học xong học phần này, người học có thể:
+ Phân biệt được một số khái niệm liên quan đến doanh nghiệp và xây
dựng hình ảnh doanh nghiệp; kế hoạch kinh doanh; dịch vụ khách hàng
và quản lý nhân sự; các hình thức đầu tư.
12

+ Giao tiếp bằng tiếng Nga trong các tình huống nghề nghiệp: thảo luận,
thuyết trình, đối thoại chăm sóc khách hàng; phỏng vấn xin việc
+ Lập kế hoạch và thuyết minh, phản biện một kế hoạch kinh doanh / mô
hình khởi nghiệp; trình bày được các yêu cầu trong quản lý một mô
hình kinh doanh/ khởi nghiệp
+ Lựa chọn một số vị trí việc làm phù hợp cho bản thân và viết đơn xin
việc, sơ yếu lý lịch tiếng Việt và tiếng Nga
Các nội dung chính của học phần:
- Phần 1: Doanh nghiệp và các hoạt động doanh nghiệp: Doanh nghiệp và việc
xây dựng hình ảnh doanh nghiệp; Kế hoạch phát triển kinh doanh và quảng bá sản
phẩm; Dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp; Quản lý nhân sự trong doanh
nghiệp; Thực hành: Trải nghiệm thăm doanh nghiệp và tìm hiểu cơ cấu, cách thức
vận hành doanh nghiệp.
- Phần 2: Hoạt động đầu tư và khởi nghiệp: Tìm hiểu các xu hướng đầu tư và
thị trường đầu tư; Tìm hiểu một số mô hình khởi nghiệp; Xây dựng ý tưởng khởi
nghiệp; Thực hành thuyết minh về một ý tưởng đầu tư/ khởi nghiệp.
- Phần 3: Hồ sơ xin việc và phỏng vấn xin việc: Lập hồ sơ xin việc tiếng Nga;
Viết đơn xin việc; Phỏng vấn xin việc; Kỹ năng giao tiếp trong tuyển dụng và cách
cải thiện.
Những nội dung trên có thể được hệ thống bằng sơ đồ như dưới đây:
13

2.2. Khảo sát việc học các học phần tiếng Nga thương mại của sinh viên khoa
Nga
Sau khi phát phiếu khảo sát trong thời gian 2 tuần từ ngày 29/11/2023 đến
ngày 13/12/2023 nhóm thu được 50 phiếu trả lời. Nhóm tiến hành phân tích
kết quả khảo sát dựa trên 50 phiếu trả lời như dưới đây.

Câu hỏi 1: Bạn đã học qua học phần Tiếng Nga thương mại hay chưa?
Phần lớn sinh viên tham gia khảo sát đã học qua các học phần: tiếng Nga thương mại
1 (80%), tiếng Nga thương mại 2 (70%), tiếng Nga thương mại 3 (58%), Tiếng Nga
thương mại tổng hợp (12%), Giao tiếp tiếng Nga thương mại (10%).

Câu hỏi 2: Việc học các học phần Tiếng Nga thương mại có giúp ích trong công việc
/ nghề nghiệp tương lai của bạn hay không?

Với câu hỏi này có đến 90% sinh viên chọn có, chỉ có 10% sinh viên không có ý kiến
và không có sinh viên chọn không. Điều đó cho thấy đa phần sinh viên cho rằng việc
14

học các học phần Tiếng Nga thương mại sẽ giúp ích trong công việc/ nghề nghiệp
tương lai.

Câu hỏi 3: Những khó khăn về mặt ngôn ngữ bạn gặp phải khi học các nội dung của
tiếng Nga thương mại?

Phần lớn sinh viên tham gia khảo sát đều gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ bạn gặp phải
khi học các nội dung của tiếng Nga thương mại. Khó khăn mà sinh viên gặp phải cao
là rất nhiều từ vựng chuyên ngành (42/50 lượt chọn), Ngữ pháp (cú pháp) tiếng Nga
khó, đòi hỏi nền tảng vững để hiểu văn bản.

Câu hỏi 4: Bạn gặp khó khăn nào về mặt kỹ năng khi học tiếng Nga thương mại?

Trong câu hỏi này đa phần sinh viên gặp khó khăn cao về mặt kỹ năng là: kỹ năng
ghi nhớ từ vựng hạn chế (70%); khó khăn khá cao là: kỹ năng đọc - hiểu văn bản Nga
thương mại còn hạn chế (62%); khó khăn trung bình cao là: kỹ năng giải thích, minh
họa bằng trực quan các kiến thức được học (58%).
15

Câu hỏi 5: Bạn đã biết đến Sơ đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ học tập hay chưa?

Trong câu hỏi này đa phần các bạn sinh viên đã biết về sơ đồ tư duy chiếm 80% hoặc
số ít các bạn sinh viên chưa biết sơ đồ tư duy chiếm 20%.
Câu hỏi 6: Bạn có sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình học Tiếng Nga thương mại
hay các học phần khác ở đại học hay không?

Trong câu hỏi này đa phần các bạn sinh viên có sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình
học Tiếng Nga thương mại hay các học phần khác ở đại học chiếm 74% hoặc số ít
các bạn sinh viên chưa sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình học Tiếng Nga thương
mại hay các học phần khác ở đại học chiếm 26%.
Câu hỏi 7: Bạn thường làm sơ đồ tư duy theo phương thức nào dưới đây?
16

Theo kết quả cho thấy sinh viên làm sơ đồ tư duy vẽ trên giấy (54%) nhiều hơn so
với việc sử dụng các công cụ hỗ trợ sơ đồ tư duy (46%).
Câu hỏi 8: Bạn biết hoặc từng sử dụng những công cụ vẽ sơ đồ tư duy nào dưới đây?

Theo khảo sát đa số sinh viên làm sơ đồ tư duy trên ứng dụng Canva chiếm
đến 78%. Còn các ứng dụng chuyên làm sơ đồ tư duy có lựa chọn cao là Nice
Mindmap chiếm 44%; có lựa chọn thấp là Xmind chiếm 24%, MindMeister chiếm
12%, Gitmid chiếm 8%. Các ứng dụng không chuyên làm về sơ đồ tư duy được các
bạn sinh viên lựa chọn cap là PPT chiếm 44%, Word chiếm 40%. Các công cụ còn
lại chiếm tỉ lệ ít nhất là làm sơ đồ tư duy bằng giấy Coggle, Edraw Mind chỉ chiếm
2%.
17

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VỀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỖ TRỢ HỌC MỘT


SỐ NỘI DUNG CỦA TIẾNG NGA THƯƠNG MẠI

3.1. Giới thiệu một số mẫu sơ đồ tư duy tiêu biểu nhóm đã thiết kế cho các nội
dung học phần Tiếng Nga thương mại 2
Chủ đề “Bảo hiểm”:
18

Chủ đề “Các loại hình thuế”:


19

Chủ đề “Ngân hàng”:


20

3.2. Đánh giá của sinh viên về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình học
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với câu hỏi: “Theo bạn, việc sử dụng
sơ đồ tư duy trong quá trình học các nội dung học phần Tiếng Nga thương mại có
21

giúp bạn học tập hiệu quả hơn hay không?” Kết quả phản hồi của sinh viên như dưới
đây:

Theo kết quả cho thấy sinh viên chọn có chiếm (94%) nhiều hơn so với chọn
không (6%).
Kết quả khảo sát 8 câu hỏi về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học quá trình
học tập nói chung cũng như học các nội dung tiếng Nga thương mại nói riêng của
sinh viên Khoa tiếng Nga chuyên ngành tiếng Nga thương mại - trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày ở hình dưới đây:
22

Mức độ Hoàn toàn đồng ý, Đồng ý, Đồng ý 1 phần và Không đồng ý của sinh
viên về việc sử dụng sơ đồ tư duy

Các nội dung có số lượng sinh viên đánh giá Hoàn toàn đồng ý cao gồm: Tính
hấp dẫn của hình ảnh trong sơ đồ tư duy giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền (27 lượt),
Việc lập sơ đồ tư duy giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có
thông tin thừa (27 lượt); Các nội dung có số lượng sinh viên đánh giá Hoàn toàn đồng
ý thấp: Sơ đồ tư duy hỗ trợ trong việc sắp xếp ý tưởng, tạo thành các nhánh và mối
quan hệ giữa chúng (18 lượt).
Các nội dung có số lượng sinh viên đánh giá Đồng ý cao: Sơ đồ tư duy hỗ trợ
trong việc sắp xếp ý tưởng, tạo thành các nhánh và mối quan hệ giữa chúng (25 lượt);
Các nội dung có số lượng sinh viên đánh giá Đồng ý thấp: Việc lập sơ đồ tư duy giúp
bạn có một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa (12 lượt).
Các nội dung có số lượng sinh viên đánh giá Đồng ý 1 phần cao: Việc lập sơ đồ
tư duy giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa (8
23

lượt); Các nội dung có số lượng sinh viên đánh giá Đồng ý 1 phần thấp gồm: Tính
hấp dẫn của hình ảnh trong sơ đồ tư duy giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền (4 lượt),
Sơ đồ tư duy giúp người xem dễ dàng tiếp cận các nhánh và hiểu mối quan hệ giữa
chúng (4 lượt).
Các nội dung có số lượng sinh viên đánh giá Không đồng ý cao gồm: Sơ đồ tư
duy làm cho những ý tưởng phức tạp trở nên dễ hiểu hơn (3 lượt), Tính hấp dẫn của
hình ảnh trong sơ đồ tư duy giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền (3 lượt), Việc lập sơ
đồ tư duy giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa
(3 lượt); Các nội dung có số lượng sinh viên đánh giá Không đồng ý thấp gồm: Sơ đồ
tư duy hỗ trợ trong việc sắp xếp ý tưởng, tạo thành các nhánh và mối quan hệ giữa
chúng (1 lượt), Sơ đồ tư duy giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ và hiểu thông tin (1
lượt), Sơ đồ tư duy thúc đẩy khả năng sáng tạo của bạn (1 lượt).
Như vậy, có thể đưa ra một số đánh giá chung như sau:
Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm tổ chức thông tin và kết nối các ý tưởng. Từ đó,
có thể giúp sinh viên có những giải pháp
● Xây dựng từ vựng chuyên ngành: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp sinh viên có thể
xây dựng được các khái niệm về thuật ngữ chuyên ngành một cách rõ ràng và
dễ nhớ.
● Hệ thống hóa bài học: Sử dụng sơ đồ tư duy sinh viên có thể tóm tắt rõ ràng,
logic và dễ nhớ những khái niệm, nội dung cần học trong mỗi buổi học.
● Khả năng sáng tạo và tư duy phản biện: Sử dụng sơ đồ tư duy có thể giúp sinh
viên cải thiện việc bão hòa bài học mà sinh viên có thể tự sáng tạo và xây dựng
nội dung bài học. Từ đó sinh viên nhanh nhạy hơn trong việc trả lời nội dung
bài học và có khả năng phản biện nội dung một cách rõ ràng và logic.

Khi người học biết xây dựng các sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức, họ được
rèn luyện và phát triển rất nhiều kĩ năng học tập cũng như kĩ năng làm việc
quan trọng như dưới đây:
- Kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc và tổng hợp thông tin cần thiết từ nhiều nguồn
khác nhau: việc lập sơ đồ tư duy giúp sinh viên tìm kiếm và chọn lọc các thông
tin chính xác từ các nguồn tài liệu chính thống. Sơ đồ tư duy cung cấp cấu trúc
24

cho suy nghĩ và ý tưởng của sinh viên cũng như sắp xếp thông tin thành các
phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Bằng sơ đồ tư duy sinh viên có thể sắp xếp và
tổng hợp các thông tin của mình theo chủ đề để học tập dễ dàng hơn.
- Kỹ năng ghi nhớ: sơ đồ tư duy sử dụng từ ngữ và hình ảnh để tạo ra sự liên
tưởng chặt chẽ, giúp bạn ghi nhớ những gì bạn đang học. Sinh viên có thể sử
dụng sơ đồ tư duy như một hình thức ghi chú. Bằng cách chỉ ghi lại những từ
khóa, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian khi học. Ngoài ra, khi sinh viên viết bài
luận hoặc học bài kiểm tra từ sơ đồ tư duy của mình, sinh viên sẽ nhớ lại những
thông tin quan trọng nhất.
- Kỹ năng trình bày, diễn giải nội dung: sơ đồ tư duy có thể là công cụ hỗ trợ
trực quan trong khi thuyết trình hoặc khi dạy mọi người điều gì đó mới. Nó
giúp làm cho thông tin phức tạp dễ tiếp cận hơn với người nghe.
- Kỹ năng phản biện, trả lời câu hỏi: sử dụng sơ đồ tư duy giúp sinh viên hiểu
rõ được những ưu điểm và nhược điểm của chủ đề mình đang làm, từ đó có
thể trả lời những câu hỏi được đặt ra một cách nhanh chóng và thuyết phục.
- Kỹ năng đọc - hiểu văn bản tiếng Nga thương mại: tóm tắt văn bản theo sơ
đồ tư duy là một cách tuyệt vời để hiểu nội dung từ văn bản và nó cũng giúp
bạn ghi nhớ thông tin mà không cần đọc lại toàn bộ văn bản. Từ việc sử dụng
sơ đồ tư duy khi đọc văn bản giúp sinh viên có thể xác định các khía cạnh
khác nhau và tập trung hơn vào ý chính của văn bản. Đây cũng là cách phát
triển vốn từ vựng của mình thông qua các sơ đồ tư duy này. Nó còn giúp kết
nối các ý chính cũng như học từ mới cùng một lúc.
25

KẾT LUẬN
Việc sử dụng sơ đồ tư duy để học các học phần tiếng Nga thương mại rõ ràng
sẽ giúp sinh viên dễ ghi nhớ và dễ hình thành khái niệm hơn so với các phương pháp
truyền thống. Sinh viên chủ động lập sơ đồ tư duy để học sẽ giúp họ ghi nhớ những
gì họ đã học một cách logic chứ không phải như học vẹt hay máy móc. Sử dụng sơ
đồ tư duy trong việc học còn xây dựng tính sáng tạo vì nó linh hoạt hơn trong việc
diễn đạt ý tưởng. Không chỉ vậy, phương pháp này còn giúp sinh viên hệ thống được
thông tin bài học của riêng mình, khiến họ tạo ra được mối liên hệ về chủ đề giữa
chúng.
Bài viết này cung cấp bằng chứng về tác động tích cực của việc sử dụng
phương pháp sơ đồ tư duy trực tuyến đối với việc học tiếng Nga cũng như ngoại ngữ
khác của sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định những tác động tích cực của
việc sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trực tuyến trong việc học tiếng Nga thương
mại: giúp ghi chép thông tin nhanh chóng, tận dụng khả năng nghe, nhìn, xử lý thông
tin; Sơ đồ tư duy làm cho những ý tưởng phức tạp trở nên dễ hiểu hơn…
Vì thế mà sơ đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ trong việc học tiếng Nga thương
mại là một phương pháp hiệu quả giúp sinh viên phát triển hơn khả năng tiếp thu và
sự tự tin trong quá trình học ngoại ngữ của mình. Vậy nên, sơ đồ tư duy Tiếng Nga
chính là công cụ đắc lực để sinh viên chuyên ngành tiếng Nga có thể học Tiếng Nga
một cách dễ dàng.
26

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Doãn Lệ Phương (2022), 21 Ngày Khám Phá Mind Map, NXB Thanh Niên.
2. Michael Michalko (1998), Cracking Creativity.
3. Tony Buzan, Barry Buzan; NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; Công ty
TNHH Nhân Trí Việt, 2012.
4. Đề cương chi tiết học phần tiếng Nga Thương mại 1 - 2 - 3 - 4, Khoa tiếng
Nga - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Nga 2022.
6. Joyce Wycoff (2003), Ứng dụng bản đồ tư duy.
7. Tạp Chí Khoa Học, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012.
8. Đinh Thúy Nga (2022), Thực tiễn giáo dục, khoa Giáo dục, Học viện An ninh
Nhân dân.
9. Lê Thị Bình (2023), Áp dụng sơ đồ tư duy (Mind-Map) trong việc dạy và học
ngữ pháp tiếng Anh, ThS. Bộ môn Ngoại ngữ - Trường ĐH Công nghệ Giao
thông vận tải.
10. HNUE Journal of cience, Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 2,
pp.25-35.

You might also like