You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÀI TIỂU LUẬN


HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC

Tên đề tài: SỬ DỤNG EDRAW MIND MAP TRONG


THIẾT KẾ, BIÊN TẬP NỘI DUNG DẠY HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng


Học viên thực hiện: Trịnh Cẩm Vân
Lớp: Bồi dưỡng NVSP GV Tin học THCS

Thanh Hóa, tháng 10 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÀI TIỂU LUẬN


HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC

Tên đề tài: SỬ DỤNG EDRAW MIND MAP TRONG


THIẾT KẾ, BIÊN TẬP NỘI DUNG DẠY HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng


Học viên thực hiện: Trịnh Cẩm Vân
Lớp: Bồi dưỡng NVSP GV Tin học THCS

Thanh Hóa, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG...............................................................................3
I. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRUYỀN THỐNG...................................................3
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG.................3
1. Bản đồ tư duy.....................................................................................................3
2. Lập bản đồ tư duy:.............................................................................................5
3. Ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy..........................................................6
CHƯƠNG 2: VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY BẰNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG EDRAW
MIND MAP.....................................................................................................................8
I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM EDRAW MIND MAP..............................................8
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM EDRAW MIND MAP........................9
1. Tải và cài đặt Edraw Mind Map:.......................................................................9
2. Cách sử dụng Edraw Mind Map:.......................................................................9
KẾT LUẬN...................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................17

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập nghiên cứu như: sách, tạp chí,
báo,…rất phong phú. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ
thông tin, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông của thế giới. Vì vậy,
trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta cần
hướng học sinh đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và
giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri thức của
thế giới. Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ
thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ
giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát
triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo… Một trong những công
cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy.
Trong khuôn khổ đề tài này, em sẽ tóm lược cách xây dựng Bản đồ Tư duy
cũng như ứng dụng của loại bản đồ này trong giảng dạy và học tập, giới thiệu công cụ
phần mềm Edraw Mind Map để có thể giúp tạo ra các Bản đồ Tư duy nhanh chóng và
đẹp mắt, cho bài giảng trở nên sinh động, cuốn hút hơn đối với người học, giúp người
học có thể khái quát, tổng hợp kiến thức và tiết kiệm thời gian trong quá trình dạy và
học. Báo cáo tiểu luận này em nghiên cứu và tham khảo trong các nguồn tài liệu, tổng
hợp và xây dựng lại trong tầm hiểu biết của em nên còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để em rút kinh nghiệm và bổ
sung kiến thức cho mình. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tâm
huyết của cô Lê Thị Hồng khoa CNTT&TT, trường Đại học Hồng Đức đã giúp em
hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !

2
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ
DUY TRONG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG

I. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRUYỀN THỐNG


- Chúng ta thường xuyên phải ghi nhớ, tổng hợp hay phân tích một vấn đề
bằng nhiều phương pháp như kẻ bảng, gạch đầu dòng các ý chính, vẽ sơ đồ tổng hợp,
…nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống và được nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Nội dung bài dạy chú trọng vào đọc – chép, đã có thêm hình ảnh, video minh
hoạ cho người học có cái nhìn trực quan hơn về chủ đề học, nhưng vẫn còn nặng lí
thuyết, nhiều chữ dài dòng lê thê, khiến cho người học khó nắm bắt được các ý chính.
- Người học mất nhiều thời gian hơn cho đọc và nghiên cứu tài liệu để nắm bắt
nội dung.
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG
1. Bản đồ tư duy
- Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương
tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ
chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân
nhánh.

- Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony
Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi
chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
3
- Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với
nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung
tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các
quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách
dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ
nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của
não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với
khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.

Ưu điểm: So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư
duy có những điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ
nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
- Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
4
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất
chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và
linh hoạt cho việc ghi nhớ.
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
2. Lập bản đồ tư duy:
Một bản đồ tư duy hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động.
Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên các
nguyên tắc hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các Bản đồ Tư duy lại dễ dàng
và thú vị, bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ
không phải là đối lập với chúng. Vậy, bộ não có những nhiệm vụ gì then chốt trong
việc tạo ra Bản đồ Tư duy? Rất đơn giản là: Tưởng tượng và liên kết.
Bảy bước để tạo nên một bản đồ tư duy:
- Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một
bên. Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách
chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.
- Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm.
Tại sao? Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí
tưởng tượng của mình.
- Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Tại sao? Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng
kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Bản đồ Tư duy những rung động
cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng
thật vui mắt.
- Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các
nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... Tại sao? Bởi vì, như ta đã
biết, bộ não làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và
nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều.
- Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Tại sao?Vì chẳng có gì
mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các
đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
- Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa
mang lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ

5
hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên
tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.
- Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh
trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười
hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của
những lời chú thích.
3. Ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy

a) Chuẩn bị bài giảng


- Chúng ta đang đang sở hữu một lượng thông tin rất lớn từ nhiều nguồn như:
sách, tạp chí chuyên ngành,… Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay,
chúng ta có cơ hội tiếp cận với nguồn tài liệu vô cùng hữu ích và phong phú từ
internet. Từ biển thông tin này, để soạn ra được một bài giảng duy nhất thì hẳn ta sẽ
tạo ra rất nhiều ghi chú. Bằng cách sử dụng bản đồ tư duy để chuẩn bị bài giảng có thể
giảm được số lượng ghi chú, tất cả thông tin chỉ trên một trang giấy, giúp kế hoạch
soạn bài giảng ngắn gọn và rõ ràng hơn, dễ theo dõi, tổng hợp tài liệu nhanh chóng.
- Với phần mềm hỗ trợ, ta có thể truy cập vào tất cả các ghi chú, tập tin và liên
kết trang web từ trong bản đồ tư duy.
b) Giảng dạy
- Bản đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái
niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho
học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học
sinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide, thay vào đó sẽ lắng
nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên.
- Có một điều thú vị, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể thêm ngay vào
bản đồ tư duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà giáo viên chợt nghĩ

6
ra hay từ sự đóng góp của học sinh. Giáo viên làm việc này bằng cách thêm từ khoá
vào nhánh tương ứng hoặc tạo ra 1 nhánh mới.
c) Lên kế hoạch chương trình giảng dạy
- Điều quan trọng của việc giảng dạy là làm sao để lên kế hoạch chương trình
dạy học thật tốt. Với yêu cầu đưa ra chương trình giảng dạy mới bao gồm: tóm tắt,
mục tiêu và định hướng cho môn học,… khiến cho công việc càng thêm quá tải. Với
MindMap, ta có thể tạo riêng cho mình kế hoạch năm theo thứ tự, ưu tiên các chủ đề
chính và thêm thời hạn khi cần thiết.
- Khi sử dụng phần mềm, việc lập kế hoạch được giảm tải bớt rắc rối, nhờ ta
có thể liên kết tài liệu từ chương trình phần mềm khác của Microsoft Office như Word
và Excel.
d) Chuẩn bị tài liệu, bài tập phát trên lớp học
- Bản đồ tư duy là công cụ giảng dạy lý tưởng, giúp ta phân phát tài liệu bài
tập trong lớp học, vì trong sơ đồ tư duy sẽ chứa thông tin ngắn gọn, màu sắc, hình ảnh
cùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ cuốn hút các học sinh ngay lập tức.
- Mindmap cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho
ngay cả những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị. Nó đặc biệt hữu
ích cho người học trực quan, chẳng hạn như học sinh mắc chứng khó đọc. Thường
những học sinh này dễ cảm thấy thất vọng và lười đọc khi bài học ở dạng văn bản toàn
chữ.
- Khi vẽ Bản đồ tư duy bằng phần mềm, ta còn có thể xuất ra dạng hình ảnh,
pdf, hay dạng web… sau đó gửi cho học sinh trước ngày học. Vậy là học sinh sẽ nắm
được nội dung cho buổi học tiếp theo.

7
CHƯƠNG 2: VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY BẰNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
EDRAW MIND MAP
Một Bản đồ Tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại
bút màu khác nhau. Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi,
chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng phần mềm để tạo ra Bản đồ Tư
duy.
I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM EDRAW MIND MAP
Edraw Mind Map là một trong số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay.
Nhờ nó, bạn dễ dàng tạo, lưu và chia sẻ sơ đồ tư duy với đồng nghiệp, học sinh mà
không gặp trở ngại gì. Chương trình nhỏ nhưng rất tiện dụng trong việc phác thảo các
sơ đồ tiến trình, tiến độ, kế hoạch công tác hay phương cách giải quyết một vấn đề,
nhờ có sẵn rất nhiều mẫu biểu đồ và biểu tượng, hình ảnh, hiệu ứng… cùng những
công cụ vẽ dễ dùng, mọi thứ đều rất trực quan và đầy màu sắc.
Trong số các phần mềm thuộc loại “mind map”, tức sơ đồ mô tả ý tưởng của
mình về một phương pháp giải quyết vấn đề, phân tích sự kiện, lấy quyết định... thì
Edraw Mind Map là một ứng dụng mới ra đời nên hội tụ được những ưu điểm của
những phần mềm đi trước, dung lượng khá nhỏ gọn.
Không chỉ lập bản đồ tư duy, Edraw Mind Map còn giúp ta tạo ra các hình
minh họa, bản vẽ để chèn vào trong tài liệu của mình, họa đồ kiến trúc, bản đồ, bản vẽ
kỹ thuật,… Một tính năng rất hay của Edraw Mind Map là cho phép nhúng vào bản vẽ
các thành phần như văn bản Word, bảng tính và biểu đồ Excel, các công thức toán học
Equation nằm trong bộ MS Office,… Edraw Mind Map cho phép ta xuất bản tài liệu ra
nhiều định dạng khác nhau như các định dạng ảnh phổ biến bmp, jpg, png, tif, định
dạng pdf, html, svg,…
Thiết kế giao diện Edraw Mind Map đơn giản, rất giống với MS Word nên dễ
dàng làm quen trong thời gian ngắn.
Sử dụng tối ưu:
- Thiết kế sơ đồ tư duy.
- Biểu diễn ý tưởng theo biểu đồ.
- Trình bày trực quan cấu trúc nội dung bài giảng.
- Trực quan hoá các khái niệm hoặc vấn đề trừu tượng, phức tạp.
- Mô tả mối quan hệ giữa các vấn đề được trình bày trong bài giảng.

8
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM EDRAW MIND MAP
1. Tải và cài đặt Edraw Mind Map:
Tải phần mềm tại: https://www.edrawsoft.com/download-mindmap.php
Chọn đúng phiên bản cài đặt cho hệ điều hành đang sử dụng. Sau khi tải tiến
hành cài đặt phần mềm.
2. Cách sử dụng Edraw Mind Map:
Bước 1: Sau khi cài đặt thành công khởi động phần mềm trên giao diện.
Chọn Creat -> Lựa chọn sơ đồ tư duy bạn muốn thể hiện để tạo sơ đồ tư duy, hoặc lựa
chọn mẫu biểu đồ có sẵn, nhấn chuột trái vào mẫu sơ đồ tư duy bạn sử dụng.

9
Bước 2: Edraw Mind Map đã tạo khung sơ đồ tư duy theo ý mẫu bạn chọn.

Bước 3: Điều chỉnh ý tưởng trung tâm:

Bạn hãy gõ lại nội dung ý tưởng trung tâm trong sơ đồ tư duy và điều chỉnh font chữ,
kích thước, màu sắc theo ý bạn.

Chọn Fill để thay đổi màu nền, chọn Shape để thay đổi hình dạng, Border thay đổi
đường viền, độ bo tròn,...

10
Nhấn chuột phải vào ý tưởng trung tâm và để chèn ảnh, chèn link hoặc đính kèm tệp.

Ví dụ, để chèn ảnh, bạn chọn Picture > Chọn ảnh muốn chèn và nhấn Open.

11
Sau đó, bạn hãy nhấn vào viền mờ quanh ảnh để điều chỉnh kích thước > Nhấn vào
Location và chọn cách căn chỉnh ảnh trong khung.

Bước 4: Chỉnh sửa lại nội dung cho các nhánh chính. Tương tự cách chỉnh sửa node
trung tâm, bạn hãy chỉnh sửa lại các nhánh chính theo ý muốn của mình.

Bạn có thể đánh số thứ tự, thêm icon vào các ý chính, các ý nhỏ bằng cách chọn Mark
và chọn icon số thứ tự và nhấn vào vị trí bạn muốn chèn.

12
Bước 5: Tại các ý chi tiết, bạn cũng có thể chèn link, file, note hoặc comment theo ý
muốn. Chọn ý chi tiết > Chọn Hyperlink > Chèn link của bạn vào mục Description >
Nhấn OK.

13
Để chèn file, bạn hãy nhấn vào ý chi tiết muốn chèn > Chọn Attachment > Nhập tên
và chọn đường dẫn lưu file muốn chèn > Nhấn OK để chèn.

Bước 6: Để thêm các nhánh ý tưởng khác, bạn hãy nhấn vào biểu tượng dấu + hoặc
chọn more > topic hoặc nhấn phím enter.

14
Bước 7: Để nhóm các ý tưởng, bạn hãy chọn các ý tưởng đó > Chọn Summary >
Nhập nội dung cho Summary đó.

Bước 8: Sau khi tạo xong sơ đồ tư duy, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + S > Chọn
thư mục lưu > Nhấn Save để lưu lại.

15
Hình ảnh về biểu đồ tư duy được vẽ bằng phần mềm hỗ trợ:

16
KẾT LUẬN
Trên thế giới có hàng trăm triệu người đang ứng dụng bản đồ tư duy vào công
việc, học tập... Mặc dù phương pháp này đã được nhiều người biết đến nhưng chưa
phổ biến trong nước. Việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào thiết kế nội dung bài dạy giúp
tổng hợp kiến thức dễ dàng hơn, học sinh nắm được trọng tâm và phát triển tư duy
sáng tạo…

Có rất nhiều công cụ phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy như: Canva, Mindmup,
Coggle… Phần mềm Edraw Mind Map không phải là lựa chọn tốt nhất, nhưng là lựa
chọn thích hợp cho một số nhu cầu của người dùng. Phần mềm Edraw Mind Map vẫn
còn một số hạn chế như kho mẫu biểu đồ, hình ảnh rất nhiều, nhưng có tính phí, bản
miễn phí chỉ có thể sử dụng trong một giới hạn nhất định. File không hỗ trợ trên một
số thiết bị nhất định, có một số phần mềm trực tuyến trên web giúp người dùng có thể
xem lại file bất cứ lúc nào và ở đâu, chỉ cần kết nối mạng. Vì vậy tuỳ mục đích sử
dụng, tính chất công việc mà người dùng có thể lựa chọn phần mềm hỗ trợ sao cho phù
hợp nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cẩm nang ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (Đại học Quốc gia Hà
Nội) https://cte.vnu.edu.vn/huong-dan-su-dung-cong-cu-phan-mem/
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/
3. https://khoahoctre.com.vn/
4. https://imecvn.wordpress.com/
5. https://www.edrawsoft.com/download-mindmap.php

17

You might also like