You are on page 1of 2

2.2.

5 Phương pháp ghi nhớ hiệu quả dành cho từ khoá


(như chúng ta thấy trí nhớ như một thư viện đồ sộ chứa đựng 1 khối lượng thông tin khổng lồ
nhưng nếu không được lưu trữ ngăn nắp ta sẽ khó để tìm lại. Bởi vậy để phát huy trí nhớ là phát
triển 1 cách hệ thống và ghi nhớ đơn giản chỉ là kết nối với 1 thông tin đã biết trước đó)
● Các khái niệm cơ bản liên quan đến trí nhớ:
– Hình dung;
– Liên tưởng;
– Làm nổi bật sự việc;
– Tưởng tượng;
– Màu sắc; Âm điệu;
– Tổng quát hóa;
– Hệ thống trí nhở;
– Hệ thống liên kết: hình dung và liên tưởng;
– Tưởng tượng những từ trừu tượng; Kỹ thuật gợi nhớ;
– Áp dụng hệ thống liên kết.
● Ðể ghi nhớ hiệu quả:
– Bước 1: Xác định từ khóa giúp nhớ từng ý chính, thậm chí nhớ cả chủ đề.
– Bước 2: Chuyển từng từ khóa thành hình ảnh tượng trưng.
– Bước 3: Kết hợp tất cả các hình ảnh thành một câu chuyện hết sức nghịch lý và hài hước.
– Bước 4: Vẽ lại diễn biến của câu chuyện ra giấy.
– Bước 5: Ôn lại các hình ảnh của câu chuyện ít nhất ba lần.
2.2.6 Phương pháp ghi nhớ hiệu quả dành cho số
(-Hệ thống số không giống như từ ngữ rất trừu tượng. Mỗi người không thể hình dung số và do
đó không thể liên tưởng kết hợp với nhau hoặc thông tin khác. Bởi vậy mà để khắc phục điều này
hệ thống khắc phục bằng cách gán 1 chữ cái để hình dung được vào mỗi chữ số.
-Và ta có thể tăng cường trí nhớ bằng nhiều cách sau)
● Tăng cường trí nhớ theo phương thức nhìn: ngồi nơi có thể thấy thầy cô và màn hình rõ
ràng. Viết, ghi chú trong bài giảng với nhiều hình ảnh có ý nghĩa, dùng sơ đồ tư duy. Vẽ và
viết lại những ghi chú có tổ chức hơn. Ðánh dấu và ghi chép trong tập vở, cuốn sách của
bạn.

● Tăng cường trí nhớ theo phương thức nghe: có thể dùng máy ghi âm đề thu âm các bài
giảng; ngồi nơi có thể nghe rõ các thầy cô giảng bài; tập trung vào những gì được nói

● Tăng cường trí nhở theo phương thức chủ động: tham gia hoạt động ở phòng thực hành
hay thí nghiệm; liên hệ giữa những điều đã được nói với những gì đã làm trong quá khứ; xin
tham gia vào nhóm nghiên cứu của thầy cô để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm; thực hiện
các bài tập, bài thí nghiệm ở nhà.
2.2.7 Chiến lược, thói quen và phương pháp học tập qua hình ảnh - không gian
(việc học thường gắn với khối lượng thông tin lớn và khó để tiếp thu bởi vậy để tiếp thu nhanh
chóng và dễ đang hơn ta cần phải có chiến lược thói quen học tập đúng đắn, đồng thoeif cũng
có thể dùng những bảng biểu để dễ ghi nhớ)
● Chiến lược:
– Tập trung vào mục tiêu của khóa học
– Tìm sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm
– Tìm kiếm các cơ hội sử dụng kiến thức mới: tiếp cận trực tiếp, sử dụng hình ảnh thay lời
văn.
– Chú trọng vào kiến thức liên quan đến không gian, có hình vẽ minh hoạ như trong toán
học, vật lí,...
– Tìm tòi những nghiên cứu mang tính độc lập hoặc mở để có thể đào sâu suy nghĩ.
– Học kiểu giải quyết từng vấn đề, học từ các ví dụ giúp linh hoạt với kiến thức sẵn có và có
nhiều phương án.
● Thói quen học tập
– Hãy luôn hình dung tổng thể vấn đề khi học
– Khi muốn nhớ điều gì đó, hãy nhắm mắt để hình dung, sử dụng mảnh giấy nhỏ để ghi chú,
không ghi quá nhiều, ghi để dễ hình dung
– Khi bạn đã nắm được định nghĩa, tập áp dụng các thông tin đó vào các tình huống
– Sử dụng sơ đồ tư duy để sắp xếp các nội dung
– Tìm các nguồn dữ liệu có hình ảnh, minh họa
● Sử dụng các thiết bị hiện đại:
– Tận dụng các chương trình có hình vẽ của máy vi tính
– Tạo một chương trình sử dụng phần mềm hình ảnh hoặc âm thanh để thay thế những văn
bản viết tay
– Phát triển và ứng dụng đồ họa hoặc mẫu vật ba chiều
● Nghe giảng trong lớp:
– Tránh ngồi những chỗ dễ bị phân tán
– Tìm cơ hội hứng thú cho bài học
– Xem lại và sắp xếp các ghi chép sau giờ học
– Giữ và sắp xếp các tài liệu
● Làm bài kiểm tra và đánh giá
– Viết ra giấy hoặc vẽ các bước cần thiết
– Nếu muốn ghi nhớ hãy nghĩ đến các liên tưởng hình ảnh
– Nếu gặp khó khắn với việc kiểm tra tính giờ, hãy gặp giáo viên trao đổi xem có cách kiểm
tra khác không

You might also like