You are on page 1of 25

BÀI GIẢNG

MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ CHUYÊN DÙNG

THÁI NGUYÊN 2020


CHƯƠNG II: Ô TÔ TỰ ĐỔ
2.1 Chức năng, điều kiện làm việc và yêu cầu
đối với ô tô tự đổ
Chức năng:
Ô tô tự đổ (ô tô ben) chủ yếu dùng chuyên
chở hàng rời rạc có khối lượng riêng lớn như cát,
đá, vật liệu xây dựng, đất đá.
Điều kiện làm việc
Ô tô tự đổ làm việc ở công trường xây dựng
Ô tô tự đổ làm việc ở các mỏ khoáng sản
Ô tô tự đổ chở vật liệu xây dựng từ những bãi
ven sông hồ, đến những ngõ ngách nhỏ …
Yêu cầu:
Thùng ô tô tự đổ được làm ngắn và chắc
chắn, thường hai bửng hông làm cố định, chỉ
có bửng sau lật được để dỡ hàng.
Vật liệu hàng chở không yêu cầu bảo
quản mưa nắng nên thùng không có mui.
Ô tô tự đổ có tính cơ động cao
Hộp số phải có kết cấu để trích được
một phần công suất ra hệ thống nâng hạ.
Cũng như các lọai ô tô khác, ô tô tự đổ phải có
kết cấu thỏa mãn được các tiêu chuẩn về an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo 22TCN 224-
2001, 22 TCN 307-03 của phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải quy
dịnh. Kích thước và hình dáng thùng ô tô tự đổ
phải phù hợp sao cho có thể chứa được lượng
hàng hóa lớn nhất, dễ tháo xả hết tải, hàng hóa
trong lòng thùng khi đổ.
2.2 Kết cấu và nguyên lý hoạt động của ô tô tự đổ

Tổng quát ô tô tự đổ bao gồm:


Ô tô tự đổ = Ô tô cơ sở + Thùng lật được + Cơ
cấu nâng hạ thùng
1.Ô tô cơ sở (ô tô nền)
Các ô tô tự đổ hiện nay thường được cải tạo từ
ô tô tải thùng hở
Sau khi xác định được tải trọng, việc chọn ô tô
cơ sở còn căn cứ vào các điều kiện khác như:
khả năng trích công suất từ ô tô cơ sở để dẫn
động hệ thống truyền động nâng hạ thùng, giá
thành và các điều kiện khác
Ô tô cơ sở (ô tô nền)
2.Thùng hàng
a. Kết cấu
Thùng được chế tạo từ thép các loại. Khung
thùng làm từ thép cán định hình, thường là thép
chữ U, thép L, được hàn nối với nhau. Thành bên
và đáy thùng được lót hàn thép tấm. Phần đáy
chịu tải trọng lớn nên thường tấm thép có bề dày
lớn hơn các tấm bên. Các thành bên được hàn cố
định để tăng độ cứng vững cho thùng tự đổ.
Để bảo đảm an toàn cho người lái trong
cabine, thành trước thùng được làm cao và
dài ra về phía trước, che phủ lên cabine.
Phần sau thùng hàng có thể làm dốc lên
Để việc tháo dỡ hàng thuận tiện, thùng tự đổ
được bố trí cơ cấu khóa bửng sau tự động.
b. Phương án lật thùng
Khi đổ vật liệu, thùng phải được nâng lên một
góc nào đó so với mặt phẳng ngang. Ta có các
phương án lật thùng: đổ ngang, đổ dọc, đổ liên
hợp (đổ vào góc sau đuôi thùng).
Đổ ngang
Ưu điểm: đổ vật liệu nhanh chóng do tiết diện
đổ lớn.
Nhược điểm: khó tăng góc nghiêng thùng nên
khó đổ hết vật liệu; không thích hợp cho đổ
hàng ở những nơi chật hẹp; vật liệu cản trở sự
di chuyển của ô tô; kích thước ngang lớn, kém
ổn định.
Đổ dọc
Ưu điểm: rất thích hợp cho việc đổ hàng ở
những nơi chật hẹp; có thể lùi vào đổ hàng, sau
đó tiến ra hoặc vừa đổ vừa di chuyển; ô tô có
tính ổn định cao khi đổ hàng.
Nhược điểm: tốn nhiều thời gian đổ hàng, vì tiết
diện thông qua bé.
Đổ phối hợp
3. Cơ cấu nâng hạ
a.Phương án nâng hạ: Có thể sử dụng hệ
thống cơ khí, khí nén hay thủy lực.
+ Dùng hệ thống truyền động bằng cơ khí.
+ Dùng hệ thống truyền động bằng khí nén.

+ Dùng hệ thống truyền động bằng thủy


lực.
b.Chọn phương án nâng hạ: Trên cơ sở phân
tích ở trên, ta chỉ đi sâu vào phương án nâng hạ
sử dụng hệ thống thủy lực.
Nâng hạ trực tiếp
Nâng hạ gián tiếp
Sơ đồ khối nguyên lý nâng thùng:

You might also like