You are on page 1of 68

Hệ Thống Lái Trên Ô Tô

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI YÊU
CẦU VỀ HỆ THỐNG LÁI
III. CẤU TẠO CHUNG
IV. HỆ THỐNG LÁI ĐIỆN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Động lực học chuyển động của xe


- Động lực học chuyển động của xe được hiểu là cách thức tác dụng của các
thành phần lực sinh ra trong quá trình xe chuyển động và các chuyển động của
xe
- Người ta phân biệt các lực sau đây
• Chuyển động quanh trục thẳng đứng ( xoay )
• Chuyển động quanh trục dọc
• Chuyển động quanh trục ngang
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Động lực học chuyển động của xe


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Góc lệch bánh xe ( độ nghiêng của cầu xe )
- Khi các bánh xe cùng một cầu lệch về phía trước hay phía sau so với nhau thì
người ta gọi là độ lệch bánh xe
- Góc lệch bánh xe là độ lệch góc giữa đường thẳng nối điểm đứng của hai bánh
xe so với đường thẳng góc (90 độ ) với trục đối xứng. Góc lệch bánh xe là
dương nếu bánh xe bên phải lệch về phía trước, và âm khi có lệch về phía sau
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Góc lệch ngang bánh xe
- Là góc giữa mặt phẳng bánh xe và hướng chuyển động thực của bánh xe hoặc
của xe
- Khi có một lực ngang ( ví dụ như lực gió, lực ly tâm ) tác động vào xe đang
chuyển động thì cả 4 bánh tại diện tích tiếp xúc với mặt đường đều chịu lực
bám ngang. Nếu lúc này không điều chỉnh tay lái sẽ thay đổi hướng chuyển
động
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Góc trượt chuyển động của xe
- Góc trượt chuyển động của xe là góc giữa hướng chuyển động thực của xe ở
trọng tâm xe và trục dọc của xe
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Tính năng tự chuyển hướng lái
- Khi đạt tốc độ giới hạn trong vòng cua, lực bám giữa lốp xe và mặt đường đủ
để hình thành một lực bám ngang cần thiết. Xe chạy nhanh hơn sẽ xảy ra hiện
tượng 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau hoặc tất cả các bánh bị trượt ngang
- Người ta phân biệt thành 2 dạng:
+ Quay vòng thiếu
+ Quay vòng thừa
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Tính năng tự chuyển hướng lái
- Quay vòng thiếu:
Khi góc đánh lái lớn hơn là cần thiết cho
đường chạy trong vòng cua, xe bị quay
vòng thiếu. Xe sẽ bị đẩy ra phía bên ngoài
qua hai bánh trước ( góc lệch ngang bánh
trước FA > góc lệch ngang bánh sau RA
- Quay vòng thừa
Khi góc đánh lái nhỏ hơn là cần thiết cho
đường chạy trong vòng cua, xe bị quay
vòng thừa. Đuôi xe sẽ bị đẩy ra phía bên
ngoài
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Góc nghiêng ngang của bánh xe
( Góc Camber )
Góc Camber chỉ độ nghiêng của mặt phẳng bánh xe
so với một đường thẳng đứng đi qua điểm bánh xe
tiếp xúc với mặt đường ( 90 độ với trục dọc của xe )
- Góc Camber Dương
Mặt phẳng bánh xe nghiêng ra phía ngoài. Góc
Camber Dương càng lớn thì lực bám ngang càng ít
khi vào cua
- Góc Camber Âm
Mặt phẳng bánh xe nghiêng vào trong. Góc Camber
Âm cải thiện khả năng vào cua nhưng làm giảm tuổi
thọ và khả năng chịu tải của lốp xe
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Góc nghiêng ngang của bánh xe
( Góc Camber )
- Ở ô tô có camber dương, khi ô tô quay vòng xuất
hiện lực ly tâm có xu hướng làm cho tăng thêm
camber dương nên biến dạng chung của lốp và
hệ thống treo làm thân ô tô nghiêng nhiều hơn
- Ở ô tô có camber âm, khi ô tô quay vòng xuất
hiện lực ly tâm có xu hướng làm cho giảm
camber âm và bánh xe có thể trở về trạng thái
camber 0 hoặc dương. Vì vậy giảm sự biến dạng
bánh xe và hệ thống treo nên thân ô tô bị
nghiêng ít hơn
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Góc nghiên dọc của trụ đứng


( Góc Caster )
Góc Caster là sự nghiêng về phía trước hoặc phía sau
của trụ quay đứng
- Góc Caster Dương ( góc nghiêng trụ đứng dương )
Tâm của diện tích bánh xe tiếp xúc với mặt đường
nằm phía sau điểm cắt nối của đường nối dài trụ
đứng với mặt đường.
- Góc Caster Âm (góc nghiêng trụ đứng âm )
Tâm của diện tích bánh xe tiếp xúc với mặt đường
nằm phía trước điểm cắt nối của đường nối dài trụ
đứng với mặt đường.
- Góc Caster có chức năng hồi vị bánh xe tại vị trí đi
thẳng khi người lái dừng đánh lái
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Góc nghiêng ngang của trụ
đứng
( Góc Kingpin )
- Góc Kingpin là độ nghiêng của trụ đứng
hay của chốt chính đùm gá bánh xe so với
một đường thẳng góc với mặt đường,
ngang ( 90 độ ) so với trục dọc của xe
- Góc Kingpin kết hợp với góc Camber
thành một góc có độ lớn không thay đổi
khi lò xo hệ thống treo bị nén lại hoặc giãn
ra. Nếu góc Kingpin nhỏ thì góc Camber
lớn và ngược lại
- Góc Kingpin cải thiện tính ổn định khi
chạy thẳng và giảm lực cản khi quay vòng
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Độ chụm
Hiệu số chiều dài L2 – L1 ở phía sau hay phía trước từng cặp bánh xe khi xe chuyển động thẳng
- Chụm trước ( chụm dương )
L2 – L1 > 0: Có nghĩa là các bánh xe có khoảng cách phía sau rộng hơn khoảng cách phía trước
- Chụm bằng không
L2 – L1 = 0: Có nghĩa là các bánh xe đứng song song với nhau
- Chụm sau ( chụm âm )
L2 – L1 < 0: Có nghĩa là các bánh xe có khoảng cách phía trước rộng hơn khoảng cách phía sau
NỘI DUNG ĐÀO TẠO

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI,
YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG LÁI
III. CẤU TẠO CHUNG
IV. HỆ THỐNG LÁI ĐIỆN
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Công dụng


- Hệ thống lái ô tô dùng để thay đổi
hướng chuyển động hoặc giữ cho ô
tô chuyển động theo một quỹ đạo
xác định nào đó
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo cách bố trí vành tay lái
➢ Hệ thống lái với vành tay lái bên trái ( các nước Xã Hội Chủ Nghĩa ).
➢ Hệ thống lái với vành tay lái bên phải ( Anh, Nhật, Thụy Điển.. )
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo số lượng cầu dẫn hướng
➢ Hệ thống lái với các bánh xe dẫn hướng ở cầu trước
➢ Hệ thống lái với các bánh xe dẫn hướng ở cầu sau
➢ Hệ thống lái với các bánh xe dẫn hướng ở tất cả các cầu

Dẫn Động Lái Cầu Trước Dẫn Động Lái 4WS


II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu cơ cấu lái
➢ Cơ cấu lái loại trục vít – bánh vít
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu cơ cấu lái
➢ Cơ cấu lái loại trục vít – con lăn
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu cơ cấu lái
➢ Cơ cấu lái loại trục vít – cung răng
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu cơ cấu lái
➢ Cơ cấu lái loại trục vít – chốt quay
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu cơ cấu lái
➢ Cô caáu laùi loaïi lieân hôïp (goàm truïc vít, eâcu, cung raêng)
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu cơ cấu lái
➢ Cơ cấu lái loại bánh răng trụ ( trục vít ) – thanh răng
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ cường hóa
➢ Hệ thống lái có cường hóa thủy lực
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ cường hóa
➢ Hệ thống lái có cường hóa thủy lực
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của
bộ cường hóa
➢ Hệ thống lái có cường hóa khí nén
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ cường hóa
➢ Hệ thống lái có cường hóa liên hợp
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ cường hóa
➢ Hệ thống lái trợ lực điện
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.1. Phân loại


- Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ cường hóa
➢ Hệ thống lái trợ lực điện
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.2. Yêu cầu


- Hệ thống lái phải đảm bảo các yêu cầu sau
+ Quay vòng ô tô thật ngoặt trong một thời gian rất ngắn trên diện tích rất bé
+ Điều khiển lái phải nhẹ nhàng thuận tiện
+ Tránh được các va đập từ bánh dẫn hướng truyền lên vành lái
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.2. Yêu cầu


- Hệ thống lái phải đảm bảo các yêu cầu sau
+ Động học quay vòng phải đúng để các bánh xe không bị trượt khi quay
vòng
II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU

2.2. Yêu cầu


- Hệ thống lái phải đảm bảo các yêu cầu sau
+ Giữ thăng bằng ổn định
NỘI DUNG ĐÀO TẠO

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


II. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI,
YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG LÁI
III. CẤU TẠO CHUNG
IV. HỆ THỐNG LÁI ĐIỆN
III. CẤU TẠO CHUNG

3.1. Hệ thống lái với cầu dẫn hướng loại liền ( hệ thống treo phụ thuộc )
Thường được sử dụng trên xe tải nhỏ và trung bình
- Vành lái: vành lái cùng trục lái có nhiệm vụ truyền lực quay vòng của người lái từ
vành lái đến trục vít của cơ cấu lái.
III. CẤU TẠO CHUNG

3.1. Hệ thống lái với cầu dẫn hướng loại liền ( hệ thống treo phụ thuộc )
Thường được sử dụng trên xe tải nhỏ và trung bình
- Cơ cấu lái: gồm trục vít và cung răng. Nó có nhiệm vụ biến chuyển động quay của
trục lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng và khuyếch đại lực điều khiển trên
vành lái
III. CẤU TẠO CHUNG

3.1. Hệ thống lái với cầu dẫn hướng loại liền ( hệ thống treo phụ thuộc )
Thường được sử dụng trên xe tải nhỏ và trung bình
- Dẫn động lái: gồm đòn quay đứng, thanh kéo dọc, cam quay. Nó có nhiệm vụ biến
chuyển động góc của đòn quay đứng thành chuyển động góc của trục bánh xe dẫn
hướng
III. CẤU TẠO CHUNG

3.1. Hệ thống lái với bánh dẫn


hướng trong hệ thống treo độc lập
- Ở hệ thống lái này các bánh xe dẫn
hướng bên trái hoặc bên phải có thể dao
động độc lập với nhau nên cấu tạo của
dẫn động lái và hình thang lái sẽ khác
với loại cầu liền
- Thanh ngang của hình thang lái không
thể làm liền mà phải cắt rồi thành nhiều
đoạn và liên kết với nhau bằng các khớp
cầu
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống lái


3.3.1. Vô lăng lái
Vô lăng lái là một vành bằng thép (thường có hình tròn), ở giữa có một lỗ côn gia
công rãnh then hoa để lắp ghép với trục lái.
Ngoài vành thép người ta bọc da hoặc nhựa để tăng lực ma sát giữa tay người điều
khiển với vô lăng cơ cấu lái.
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống lái


3.3.2. Trục lái

Trục lái bao gồm trục lái chính truyền chuyển động quay của vô lăng tới cơ cấu lái và ống bọc
(đỡ) trục lái
Đầu phía trên trục lái được chế tạo côn với then hoa và vô lăng được siết vào trục lái bằng một đai ốc
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3. Cấu tạo các bộ phận


trong hệ thống lái
3.3.2. Trục lái
Trong trục lái có cơ cấu hấp thụ
và va đập. Cơ cấu này sẽ hấp thụ
lực va đập tác động lên người lái
khi bị tai nạn
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống lái


3.3.2. Trục lái
Có 2 loại trục lái:
+ Loại cố định
+ Loại có thể thay đổi được góc nghiêng

Trục lái loại cố định


III. CẤU TẠO CHUNG

3.3. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống lái


3.3.1. Trục lái
Có 2 loại trục lái:
+ Loại cố định
+ Loại có thể thay đổi được góc nghiêng

Trục lái loại thay đổi góc nghiêng


III. CẤU TẠO CHUNG

3.3. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống lái


3.3.2. Trục lái
Cơ cấu khóa tay lái: cơ cấu vô hiệu hoá vô lăng đề phòng chống trộm ô tô bằng cách khoá
trục chính vào ống trục lái khi rút chìa khóa điện
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống lái


3.3.2. Trục lái
Cơ cấu khóa tay lái
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống lái


3.3.1. Cơ cấu lái
Là hộp giảm tốc đảm bảo tăng mômen quay của người lái từ vành lái tới các bánh xe dẫn hướng
+ Hiệu suất thuận
Là hiệu suất tính theo lực truyền từ trên trục lái xuống. Hiệu suất thuận càng cao thì lái càng nhẹ.
Vì vậy nói chung khi thiết kế cơ cấu lái yêu cầu phải có hiệu suất cao
+ Hiệu suất nghịch
Là hiệu suất tính theo lực truyền từ dưới đòn quay đứng lên trục lại. Thông thường yêu cầu HSN <
HST . Nếu hiệu suất nghịch nhỏ thì các lực va đập từ hệ thống chuyển động của ô tô sẽ không
truyền lên tới được vành lái vì chúng bị triệt tiêu bởi ma sát trong cơ cấu lái
-> Đây là đặc tính rất quý của HSN nhưng nếu HSN quá nhỏ thì sẽ không thể tự trả lái về vị trí ban
đầu -> cần có 1 HSN nhất định trong hệ thống lái
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3.1. Cơ cấu lái


3.3.1.1. Cơ cấu lái trục vít cung răng
Ưu điểm: trọng lượng và kích thước giảm so với loại trục vít bánh răng
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3.1. Cơ cấu lái


3.3.1.1. Cơ cấu lái trục vít cung răng
Ưu điểm: trọng lượng và kích thước giảm so với loại trục vít bánh răng
Cung răng chia làm 2 loại:
+ Cung răng thường ( Hình a )
+ Cung răng bên ( Hình b )
Với loại cung răng bên có ưu
điểm là tiếp xúc theo toàn bộ
chiều dài răng, do đó giảm
được ứng suất tiếp xúc và răng
ít hao mòn -> sử dụng trên ô tô
tải lớn
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3.1. Cơ cấu lái


3.3.1.2. Cơ cấu lái trục vít con lăn
Ưu điểm: Giảm kích thước chung và ứng suất tiếp xúc của các răng
Tùy thuộc vào loại ô tô thì có thể làm con lăn từ 2 đến 4 vòng ren
Tổn thất do ma sát sẽ ít hơn nhờ thay ma sát trượt thành ma sát lăn
Có thể điều chỉnh được khe hở của ăn khớp của các bánh răng
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3.1. Cơ cấu lái


3.3.1.2. Cơ cấu lái trục vít chốt quay
Ưu điểm: Có thể thiết kế tỉ số truyền thay đổi theo các quy luật khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3.1. Cơ cấu lái


3.3.1.2. Cơ cấu lái loại trục vít ecu bi
cung răng
Hai đầu trục vít được đỡ bằng ổ bi chặn, một đai ốc bi
chạy trên trục vít nhờ rất nhiều các viên bi chạy tuần
hoàn ở trong các rãnh xoắn trên trục vít và bên trong đai
ốc.
Một trục với bánh răng rẻ quạt được lắp trong hộp cơ
cấu lái bằng các ổ bi kim. Phần răng rẻ quạt ăn khớp với
răng của đai ốc bi. Khi trục vít quay đai ốc chạy dọc trục
vít, chuyển động tịnh tiến này làm cung răng rẻ quạt
quay dẫn đến trục đòn quay đứng quay
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3.1. Cơ cấu lái


3.3.1.2. Cơ cấu lái loại trục vít ecu bi cung răng
Ưu điểm: Tổn thất ma sát giữa trục vít và trục rẻ quạt rất nhỏ nhờ biến ma sát trượt thành ma sát lăn
Cơ cấu loại này chia làm 2 loại:
Tỷ số truyền thay đổi: Được thiết kế sao cho bán kính ăn khớp của các răng trục rẻ quạt giảm dần về phía
tâm và bán kính ăn khớp của răng đai ốc tăng dần về phía tâm
Tỷ số truyền không thay đổi: Bán kính ăn khớp của các răng trục rẻ quạt và bán kính ăn khớp của răng đai
ốc không thay đổi
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3.1. Cơ cấu lái


3.3.1.2. Cơ cấu lái loại trục vít thanh răng
Bánh răng trụ được chế tạo liền với trục lái nên còn gọi là trục răng. Khi quay vành lái, trục răng
quay làm thanh răng dịch chuyển sang phải hoặc sang trái. Sự dịch chuyển của thanh răng
được truyền tới các cam quay qua các đầu thanh răng và khớp cầu
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3.1. Cơ cấu lái


3.3.1.2. Cơ cấu lái loại trục vít
thanh răng
Ưu điểm:
- Cấu trúc đơn giản, gọn nhẹ do cơ cấu lái
nhỏ và bản thân thanh răng có tác dụng
như thanh dẫn động lái nên không cần
các thanh ngang như ở các cơ cấu lái
khác
- Ăn khớp răng trực tiếp nên độ nhạy cao
- Ma sát trượt và lăn nhỏ kết hợp với sự
truyền momen tốt nên lực điều khiển
trên vành lái nhẹ
- Cơ cấu lái được bao kín hoàn toàn nên ít
phải chăm sóc bảo dưỡng
III. CẤU TẠO CHUNG

3.3.1. Cơ cấu lái


3.3.1.3. Cơ cấu lái loại bánh răng thanh răng
Cơ cấu lái kiểu bánh răng - thanh răng có trục quay (đầu vào) được chế tạo giống một bánh răng trên đoạn
trục liên kết trục lắc (đầu ra). Trục lắc là một thanh răng thẳng. Hai đầu của thanh răng liên kết với hai thanh
nối bên của dẫn động lái thông qua các khớp cầu
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4. Dẫn động lái


3.4.2. Đòn kéo
- Đòn kéo được dùng để truyền lực từ đòn quay đến cam quay bánh xe dẫn hướng
- Tùy theo phương đặt đòn kéo mà người ta có thể gọi là đòn kéo dọc hoặc đòn kéo ngang
- Cấu tạo chung của đòn kéo gồm một thanh thép hình trụ rỗng hai đầu có bố trí các rotuyn với liên kết
cầu. Vì trong quá trình làm việc vị trí của các đòn kéo có thể thay đổi trong không gian nên các điểm
nối giữa các đòn kéo phải là liên kết cầu để tránh cưỡng bức
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4. Dẫn động lái


3.4.3. Hình thang lái
- Khi muốn thực hiện quay vòng ô tô người lái
phải thông qua hệ thống lái để điều khiển các
bánh xe dẫn hướng quay một góc nào đó theo
hướng quay vòng.
- Động học quay vòng đúng xảy ra khi tất cả các
bánh đều quay quanh một tâm quay ( Điểm O )
Nếu đảm bảo được điều kiện này thì các bánh
xe sẽ chuyển động lăn mà không có sự trượt
xảy ra. Muốn vậy thì góc quay của bánh xe bên
trái và bên phải phải khác nhau
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4. Dẫn động lái


3.4.3. Hình thang lái
- Xét trường hợp nếu cả 2 bánh xe quay cùng 1
góc như nhau ( Bánh ngoài quay quanh O1 và
bánh trong quay quanh O2 )
- Khi này quỹ đạo của bánh xe phía ngoài theo
đường cong 1 và quỹ đạo của bánh xe phía
trong sẽ theo đường cong 2. Lúc này nếu đảm
bảo động học quay vòng đúng thì bánh xe phía
trong phải quay quanh O1 => Lúc này bánh xe
phía trong sẽ có quỹ đạo theo đường cong 3
- Lúc này nếu bánh xe phía ngoài bám đường tốt
thì bánh xe trong sẽ bị trượt mà diện tích trượt
của nó tạo thành diện tích bôi đen giữa hai
đường cong 2 và 3
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


Thực chất hình thang lái là một hình tứ giác gồm 4 khâu: Dầm cầu, thang lái ngang và 2 thanh 2 bên ( cánh
bản lề )
Ở một số ô tô thì tùy thuộc vào hệ thống treo tại cầu dẫn hướng và kết cấu của hệ thống lái mà hình thang
lái cũng được suy biến theo

Hệ thống lái với cầu dẫn hướng hệ Hệ thống lái với cầu dẫn hướng hệ
thống treo phụ thuộc thống treo độc lập
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


Trên các dòng xe có hệ thống treo độc lập và cơ cấu lái loại trục răng ( trục vít ) - thanh răng thì
có thể kết hợp thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


3.4.3.1. Cấu tạo
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


3.4.3.1. Cấu tạo
Đòn quay
- Đòn quay truyền chuyển động của cơ cấu lái
đến thanh ngang hay thanh kéo.
- Đầu to của đòn được gia công then hoa để
bắt vào trục rẽ quạt của cơ cấu lái và được
giữ bằng đai ốc.
- Đầu nhỏ nối với thanh ngang hay thanh kéo
bằng khớp cầu.
- Đòn quay được làm bằng thép, một đầu có lỗ
then hoa để lắp và chuyển động với trục con
lăn của hộp tay lái, đầu kia lắp với thanh kéo
dọc bằng khớp cầu
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


3.4.3.1. Cấu tạo
Thanh kéo dọc ( chỉ có trên hệ thống lái treo phụ thuộc )
Thanh kéo dọc nối đòn quay với đòn cam quay, nó truyền chuyển động sang phải, sang trái, về phía trước,
phía sau của đòn quay

Thanh kéo dọc


III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


3.4.3.1. Cấu tạo
Thanh ngang
- Thanh ngang được nối với đòn quay và thanh lái bên phải và bên trái. Nó truyền chuyển động của đòn
quay đến các thanh lái. Nó cũng được nối với đòn đỡ.
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


3.4.3.1. Cấu tạo
Thanh lái
- Để giảm trọng lượng và tiết kiệm nguyên vật liệu, các đòn dẫn động lái được làm bằng ống
thép rỗng. Đầu cuối của đòn có lỗ ren để lắp với khớp cầu. Hình dạng, kích thước các đòn này
tùy thuộc vào vị trí, kết cấu và khoảng không gian cho phép khi di chuyển. Các đòn kéo ngang
đều có cơ cấu điều chỉnh chiều dài, qua đó điều chỉnh độ chụm hai bánh xe dẫn hướng. Cơ cấu
điều chỉnh chiều dài thanh kéo ngang thường dùng ống ren (hai đầu lắp có ren ngược nhau:
ren trái và ren phải) có bulông hãm

Thanh lái
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


3.4.3.1. Cấu tạo
Khớp cầu ( rotuyn lái )
- Khớp cầu dùng để nối giữa các
đòn quay và đòn kéo. Với yêu cầu
là không có khoảng hở và giảm
các lực va đập lên dẫn động lái và
vành tay lái
- Khớp cầu dùng cho hệ thống lái
có hai loại: Khớp cầu bôi trơn
thường xuyên và khớp cầu bôi
trơn một lần ( Vĩnh cữu )
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


3.4.3.1. Cấu tạo
Đòn cam lái
- Đòn cam lái (có thể được chế tạo liền với cam lái) được làm bằng thép, một đầu lắp với
thanh kéo ngang bằng khớp cầu, một đầu lắp chặt với cam lái của bánh xe dẫn hướng để
điều khiển bánh xe chuyển động.
III. CẤU TẠO CHUNG

3.4.3. Hình thang lái


3.4.3.1. Cấu tạo
Giảm chấn lái
- Giảm chấn lái là một ống giảm chấn được đặt giữa các thanh dẫn động lái và khung để hấp
thụ các va đập và rung động truyền từ các bánh xe lên vô lăng

You might also like