You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẶT CAM KHÔNG DẤU

TRÊN XE Ô TÔ
Trong quá trình đặt cam, khi trên các bánh răng (hoặc bánh đai) dẫn động không có
dấu thì ta phải dựa trên nguyên lý làm việc của động cơ để tiến hành lắp trục cam
đảm bảo các góc pha phối khí. Phương pháp này gọi là đặt cam không dấu. Có hai
cách tiến hành đặt cam không dấu:

I. Đặt cam chính xác .


1.1: Điều kiện cần thiết để tiến hành đặt cam không dấu:
– Xác định đúng xupáp hút và xả ở từng máy
– Biết trị số góc mở sớm, đóng muộn của xu páp hút hoặc xu páp xả
– Chiều quay của động cơ Trình tự tiến hành
Trình tự tiến hành:
– Quay trục khuỷu động cơ để piston máy số một ở điểm chết trên.
– Đánh dấu trên pu ly (hoặc bánh đà) tương ứng với dấu cố định trên thân máy
– Xác định góc mở sớm xupáp hút, đánh dấu trên puly hoặc trên bánh đà
– Quay trục khuỷu ngược lại một góc bằng góc mở sớm xu páp hút
– Lắp trục cam vào động cơ.
– Quay trục cam theo chiều làm việc của động cơ đồng thời quan sát con đội
tương ứng với xupáp hút của máy số 1, khi nào con đội bắt đầu dịch chuyển thì
dừng lại.
– Cố định trục cam, lắp đai dẫn động (hoặc xích) vào
– Lắp bộ phận căng đai.
– Lắp các chi tiết hãm vào
Chú ý: Khi lắp đai dẫn động không để cho trục cam quay, nếu không quá trình
đặt cam sẽ bị sai

Trung Tam Dao Tao O To EAC https://daotaooto.edu.vn


II. Đặt cam gần đúng (theo kinh nghiệm):
Phương pháp này dùng khi không biết trị số góc mở sớm, đóng muộn của các
xupáp.
– Quay trục khuỷu cho piston của máy số 1 lên ĐCT.
– Lắp trục cam vào động cơ và quay trục cam cho đến khi vấu cam hút của máy số
1 bắt đầu tác động vào xupáp hút.
– Đánh dấu thứ nhất trên puly (hoặc bánh đà) tương ứng với điểm cố định trên
thân máy (hoặc nắp máy)
– Quay trục cam theo chiều làm việc cho đến khi vấu cam xả của máy số 1 bắt đầu
tách khỏi con đội (hoặc đuôi xupáp), lúc này xupáp xả bắt đầu đóng.
Đánh dấu thứ 2 trên puly (hoặc bánh đà) tương ứng với dấu trên thân máy (hoặc
nắp máy).
– Đánh dấu thứ 3 chia đôi góc tạo bởi hai dấu trên puly (hoặc bánh đà).
Thông thường ở các động cơ, góc mở sớm xupáp hút nhỏ hơn góc đóng muộn
xupáp xả vì vậy ta nên đánh dáu hơi lệch về phía dấu thứ nhất (mở sớm xupáp hút)
– Quay ngược trục cam lại để dấu thứ 3 trùng với dấu cố định.
– Cố định trục cam, lắp đai dẫn động (hoặc xích) vào.
Nếu các răng trên bánh đai (hoặc bánh xích) không trùng với các răng đai (hoặc
xích) thì có thể quay trục cam đi một chút để các răng trùng với các rãnh trên bánh
đai (hoặc xích).
– Lắp bộ phận căng đai (hoặc căng xích).
– Lắp các chi tiết hãm.
Nếu động cơ hoạt động không tốt có thể phải điều chỉnh lại góc đặt cam.

III. Khi dấu ở các bánh răng không rõ hoặc không đáng tin cậy, ta áp dụng 1
trong 2 phương pháp sau:
3.1 : Cân cam theo phương pháp thực hành.
– Phương pháp này dựa trên nguyên tắc 2 xúpáp cưỡi nhau thì píttông ở ĐCT.
Thao tác như sau:

Trung Tam Dao Tao O To EAC https://daotaooto.edu.vn


– Hiệu chỉnh khe hở xúpáp của máy 1.
– Quay trục cam đúng chiều cho xú páp thải chớm đóng, xú páp hút chớm mở (2
xúpáp cưỡi nhau).
– Quay trục khuỷu cho píttông máy 1 đúng ĐCT.
– Ráp sên cam hoặc BRTG vào, cho trục cam liên kết với trục khuỷu.
– Kiểm tra lại bằng cách quay trục khuỷu 2 vòng cho 2 xú páp máy 1 cưỡi nhau,
xem píttông máy 1 có đúng ở ĐCT hay không.
– Hiệu chỉnh khe hở các xúpáp còn lại.
3.2: Cân cam theo góc phối khí.
Cân cam theo góc phối khí tương đối chính xác hơn phương pháp thực hành.
Thường bên hông thân máy có đính miếng nhôm ghi góc đóng trễ của xúpáp hút,
ví dụ BDC 300 ta căn cứ theo thông số này đe cân cam như sau:
– Hiệu chỉnh khe hở 2 xúpáp máy 1.
– Quay trục cam đúng chiều cho xúpáp hút của máy 1 gần đóng kín.
– Quay trục khuỷu cho píttông máy 1 qua khỏi ĐCD 300 .
– Ráp BRC, sên cam hoặc BRTG cho trục cam liên kết với trục khuỷu.
– Kiểm tra lại bằng cách quay trục khuỷu 2 vòng đến lúc xúpáp hút của máy 1
chớm đóng kín, thì píttông máy 1 phải ở vị trí sau ĐCD 300.
– Hiệu chỉnh khe hở các xú páp còn lại.

Trung Tam Dao Tao O To EAC https://daotaooto.edu.vn

You might also like