You are on page 1of 9

Tình hình dịch bệnh đang ngày càng phức tạp trong cả nước lẫn trên toàn thế

giới. Kinh tế đều suy giảm, trì trệ, nhưng thị trường chứng khoán không giảm
mà còn tăng trưởng mạnh mẽ. Một trong các lý do mà TTCK tăng là do trong
bối cảnh này; việc sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến
nhiều doanh nghiệp, cá nhân dùng nguồn tiền "nhàn rỗi" để đầu tư chứng
khoán. Đầu tư chứng khoán hiện nay được cho là mang lại mức sinh lời khá
(VNIndex năm 2020 tăng gần 15% và tăng 28% trong 6 tháng đầu năm) so với
nhiều kênh đầu tư khác nên được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Đồng nhịp với đà tăng của TTCK thế giới, TTCK Việt nam tăng vượt mọi dự
báo với những kỷ lục về điểm số, thanh khoản, số tài khoản mở mới trong nửa
đầu năm 2021. Tính đến hết ngày 8/7/2021, chỉ số chứng khoán sàn TP.HCM
(VNIndex) tăng 24% và sàn Hà Nội (VHINdex) tăng gần 56% so với đầu năm
2021. Theo đó, VN-Index trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh thứ 2 thế
giới trong nửa đầu năm, chỉ xếp sau Abu Dhabi Index. So với cùng kỳ năm
2020, VN-Index là một trong những chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế
giới với mức tăng 62%.
Sau khi tăng 5 tháng liên tục và lập kỷ lục, chỉ số VN Index giảm 7% trong
tháng 7 do số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt ở nhiều địa phương, nhất là ở TP
Hồ Chí Minh. Tính từ đầu năm, VN Index vẫn tăng được 18,7%. Đợt bùng phát
dịch COVID-19 đã khiến gần nửa số tỉnh thành trong nước, bao gồm cả Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh, áp dụng quy định rất nghiêm ngặt về giãn cách xã hội.
Trong tình hình đó, các số liệu kinh tế vĩ mô đã suy giảm trong tháng 7. Tổng
giá trị bán lẻ giảm 8,3% so với tháng trước và 19,8% so với tháng 7/2020. Chỉ
số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 2,2% so với tháng 7/2020, kéo tăng trưởng 7
tháng đầu năm xuống còn 7,9%. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tăng nhẹ lên
45,1 trong tháng 7 từ 44,1 trong tháng 6 (mức thấp nhất trong 13 tháng), ghi
nhận lĩnh vực sản xuất suy giảm 2 tháng liên tiếp. Với tình hình kinh tế biến
động như vậy thì các quỹ đầu tư cũng không tránh khỏi sự biến động, nhưng
vẫn vượt xa sự tăng trưởng của Vn-Index.
Giới thiệu 2 loại quỹ: Dragon capital và Vinacapital
Quỹ Dragon capital

 Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu DC (DCBC) là quỹ đại chúng thứ
hai quản lý bởi công ty DCVFM, huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp
nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 806,46 tỷ đồng vào
tháng 1/2008. Sau 5 năm hoạt động, Quỹ đầu tư DCBC đã chính thức
chuyển đổi thành quỹ mở vào tháng 12/2013, đây cũng là xu hướng đầu tư
của các quỹ trên thế giới, nhằm đem lại lợi ích tối ưu cho nhà đầu tư. Quỹ
đầu tư DCBC ra đời với mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu
hoạt động trong các ngành cơ bản, chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam.
Thích hợp cho các nhà đầu tư tìm lợi nhuận tăng trưởng cao
Tháng 7, đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam bị chững lại với mức
giảm 7% so với cuối tháng trước, chủ yếu ảnh hưởng từ các cổ phiếu ngành
Ngân Hàng và Bất Động Sản. Giá trị NAV/CCQ của Quỹ DCBC cũng giảm
5,3% so với kỳ trước, tuy nhiên một số cổ phiếu Quỹ nắm giữ tỷ trọng cao
trong danh mục vẫn tăng trưởng tích cực như VND (+43,9%), LHG (+13,5%),
MWG (+7,7%).

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chuyển biến phức tạp, việc áp dụng giãn
cách xã hội nghiêm ngặt đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong tháng 7. Cụ
thể, mức độ di chuyển của dân cư giảm tới 80% so với bình thường, điều này
dẫn đến doanh số bán lẻ giảm gần 20%. Tuy vậy, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá
thiết yếu của người dân vẫn tăng đáng kể, đặc biệt là lương thực, thực phẩm.
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (“MWG”) vừa công bố báo cáo hợp
nhất nửa đầu năm 2021 với kết quả kinh doanh tích cực. Theo đó, doanh thu
thuần đạt 62.487 tỷ đồng (+12% yoy), lợi nhuận sau thuế tăng 26% so với cùng
kỳ và đạt 2.552 tỷ đồng. Trong đó mảng điện thoại, điện máy và bách hoá đóng
góp nhiều nhất vào kết quả kinh doanh trên cho MWG. Riêng kênh Bách Hoá
Xanh (BHX) online ghi nhận số lượng đơn hàng tăng gấp 5 lần và doanh thu
tăng gấp 4,4 lần so với cùng kỳ.  Chúng tôi tin rằng trong thời gian tới, chuỗi
cửa hàng BHX sẽ trở thành nhân tố đem lại lợi nhuận vượt trội cho MWG.
Hiện Quỹ DCBC duy trì tỷ trọng cổ phiếu MWG trung bình khoảng 5% trong
danh mục. Cuối Tháng 7, Quỹ chỉ còn nắm giữ 2% NAV tiền mặt, giảm nhẹ so
với tháng trước. Trong thời gian tới, Quỹ tiếp tục tăng tỷ trọng ngành Ngân
Hàng, Chứng khoán và Vật Liệu do các ngành này vẫn duy trì kết quả tích cực
trong Qúy 2 2021. Sau khi làn sóng dịch thứ 4 được kiểm soát, các ngành này
được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng mạnh so với mặt bằng chung của thị trường.
Quỹ Vinacapital
VEOF của Vinacapital

VEOF là quỹ mở cổ phiếu được quản lý chủ động và chuyên nghiệp bởi
VinaCapital. Quỹ VEOF đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu niêm yết của các
doanh nghiệp đầu ngành, có lợi thế cạnh tranh khác biệt và có tiềm năng tăng
trưởng tốt. Quỹ VEOF có mức rủi ro trung bình đến cao, phù hợp với nhà đầu
tư kỳ vọng lợi nhuận cao, có ý định đầu tư trung và dài hạn, chấp nhận được
biến động của thị trường trong ngắn hạn.
Mặc dù VN Index giảm 7% trong tháng 7, giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ
quỹ của VEOF chỉ giảm 1,8%. Tính từ đầu năm, VEOF tăng 36,6%, cao hơn
18% so với mức tăng của VN Index. Trong tháng 7, những cổ phiếu tăng tốt
nhất trong danh mục của VEOF là DGC (+17%), MWG (+8%) và FPT
(+6,8%).
DGC sản xuất các hóa chất liên quan đến phốt-pho, dùng trong ngành công
nghiệp chế tạo bán dẫn và phân bón. Khoảng 75% doanh thu của DGC đến từ
xuất khẩu, và nhu cầu đối với sản phẩm của DGC đã tăng mạnh do kinh tế thế
giới hồi phục sau COVID-19. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của DGC tăng 36%,
đạt 606 tỷ đồng. Tăng trưởng cao được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong 6 tháng cuối
năm. MWG và FPT khá vững vàng khi dịch bệnh diễn ra. Lợi nhuận 6 tháng
đầu năm của FPT tăng 17%, đạt 1,9 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận 6 tháng của
MWG tăng 26%, đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, nhờ doanh thu của chuỗi điện thoại và
điện máy tăng trưởng, cũng như tỷ suất lợi nhuận của Bách Hóa Xanh được cải
thiện. Trong quý 3, MWG phải đóng cửa phần lớn cửa hàng điện thoại và điện
máy, tuy nhiên doanh thu của Bách Hóa Xanh sẽ tăng mạnh do nhu cầu về sản
phẩm thiết yếu trong thời gian cách ly xã hội. Một số cổ phiếu lớn khác trong
danh mục của VEOF, dù không tăng trong tháng 7, cũng đạt được kết quả kinh
doanh rất tích cực. HPG (-8,2% trong tháng), TCB (-3%) và VHM (-8,2%) ghi
nhận lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng trưởng lần lượt 232%, 73% và 52%.
Việc tiêm vaccine đã tăng tốc từ giữa tháng 7, với số mũi tiêm trong 1 ngày đã
vượt qua 500.000 theo thống kê mới nhất. Tính đến ngày 5/8, 6,4 triệu và 0,8
triệu người đã được tiêm 1 mũi và 2 mũi, tương đương 6,5% và 0,8% dân số
Việt Nam. Nhờ việc tiêm chủng đang tăng tốc, nền kinh tế sẽ được mở cửa lại
dần dần. Và với giá cổ phiếu đang ở mức hợp lý, chúng ta có thể kỳ vọng thị
trường sẽ vẫn tiếp tục đà phục hồi, như đã thấy từ cuối tháng 7.
Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF)
VIBF là quỹ mở cân bằng được quản lý chuyên nghiệp bởi VinaCapital. Quỹ
VIBF đầu tư cân bằng giữa cổ phiếu và trái phiếu giúp nhà đầu tư tiếp cận
những cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng đồng thời đầu tư vào trái phiếu để giảm
thiểu rủi ro biến động thị trường. Quỹ có tỉ trọng rủi ro trung bình, phù hợp với
nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm mức sinh lời trung bình và ổn định, có ý định
đầu tư trung và dài hạn.
Đến ngày 31/07/2021, khoản đầu tư vào cổ phiếu chiếm 45,9% tài sản ròng của
quỹ, và các tài sản vào những khoản đầu tư có thu nhập cố định, chiếm 48,2%
tài sản ròng của quỹ. Trong tháng 7, giá trị tài sản ròng /CCQ của quỹ giảm nhẹ
0,7%, vượt trội so với chỉ số tham chiếu chủ yếu do sự tăng trưởng tốt của danh
mục cổ phiếu, bao gồm FPT (+6,8%), MWG (+8,0%), DGC (+17,0%), và
HDC (14,8%).
CTCP Thế giới Di động (MWG) tăng 8% trong tháng 7 nhờ kết quả kinh doanh
quý 2 khả quan với lợi nhuận sau thuế tăng 36% so với cùng kỳ. Doanh thu
mảng di động và điện tử tăng 14% trong khi mảng hàng bách hóa đạt mức tăng
trưởng đáng khích lệ 49% so với cùng kỳ trước nhu cầu gia tăng từ đợt bùng
phát Covid-19 gần đây. Trong năm 2021, có thể kỳ vọng MWG mang lại mức
tăng trưởng thu nhập 22% dựa trên giả định rằng đợt bùng phát Covid-19 lần
thứ 4 có thể được kiểm soát tốt trong thời gian ngắn sắp tới. Về dài hạn, có thể
tin rằng MWG là một trong những nhà bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam sẽ được
hưởng lợi từ tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và xu hướng chuyển dịch
sang bán lẻ hiện đại.
Qua các số liệu của các quỹ đầu tư trên, ta có thể thấy được tình hình chung
của các quỹ đầu tư nói chung ở Việt Nam hiện nay, hầu hết đều có biến động
nhưng không đáng kể trong khoảng nửa năm đầu 2021. TTCK Việt Nam được
đánh giá là một trong những thị trường có sức chống chịu tốt với đại dịch, được
kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư các quỹ đầu tư vào thị trường.

You might also like