You are on page 1of 20

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH

COVID-19 ĐẾN NHẬT BẢN


LỚP: KINH TẾ QUỐC TẾ - 28B
NHÓM: 01
1. Nguyễn Hoài Nam – Mã HV: 821410
2. Đỗ Mỹ Linh – Mã HV: 821409
3. Trần Thúy Trinh – Mã HV: 821417

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................................. 1
Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................2
Danh mục biểu đồ................................................................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 4
I. TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI ............................................5
1.1. Tình hình GDP của Thế giới..........................................................................................5
1.2. Thị trường chứng khoán................................................................................................6
1.3. Các ngành công nghiệp..................................................................................................6
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019..........................................................8
2.1. Tình hình GDP của Nhật Bản năm 2019.........................................................................8
2.2. Một số vấn đề khác........................................................................................................9
III. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2020......................................................11
3.1 Tình hình GDP của Nhật Bản năm 2020........................................................................11
3.2 Những vấn đề khác.......................................................................................................12
IV. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2021......................................................13
4.1. Tình hình GDP của Nhật Bản năm 2021.......................................................................13
4.2. Các vấn đề khác..........................................................................................................13
V. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA NHẬT BẢN......................18
5.1 Chính sách tiền tệ.........................................................................................................18
5.2 Chính sách tài khóa.....................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................20

1
Danh mục các chữ viết tắt

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á

BOJ Bank of Japan Ngân hàng trung ương Nhật Bản

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội

CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Cooperation and Development

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 1 Tình hình GDP của Thế giới năm 2020

Biểu đồ 2 Thị trường chứng khoán 2020

Biểu đồ 3 Sự thay đổi tần suất bay theo tuần so sánh với cùng kỳ năm ngoái

Biểu đồ 4 Sự sụt giảm hàng hóa tháng từ 2018-2022

Biểu đồ 5 Tình hình GDP của Nhật năm 2019

Biểu đồ 6 Sự tác động của covid 19 đến thị trường lao động

Biểu đồ 7 Biểu đồ thể hiện sự thiếu hụt lao động và tình trạng xuất khẩu của Nhật Bản

Biểu đồ 8 Biểu đồ thể hiện sự thâm hụt ngân sách và tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản

Biểu đồ 9 GDP của Nhật Bản so với các nước khác năm 2020

Biểu đồ 10 GDP của Nhật Bản trong các quý năm 2020-2021

Biểu đồ 11 GDP của Nhật Bản dự đoán trong tương lai

Biểu đồ 12 Biểu đồ thể hiện lạm phát giá tiêu dùng của Nhật Bản giai đoạn 2016-2021

Biểu đồ 13 Biểu đồ thâm hụt ngân sách và những khoản vay giai đoạn 2008-2022 và 2011-
2020

2
Biểu đồ 14 Tỷ giá đồng yên Nhật giai đoạn 03/2020-09/2021

Biểu đồ 15 Tỷ giá đồng yên Nhật giai đoạn 02/2021-10/2021

Biểu đồ 16 Biểu đồ giá trị các đồng tiền một số quốc gia nửa đầu năm 2021

3
LỜI MỞ ĐẦU
Nhật Bản là một trong các cường quốc kinh tế, là thành viên của nhiều tổ chức trên
thế giới, có nền kinh tế đứng thứ 3 (ba) của thế giới.
Đầu năm 2020, đại dịch covid 19 bùng phát khiến cho thế giới “chao đảo”. Dịch bệnh
đã đẩy nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái trầm trọng. Tác động ban đầu chỉ khiến những
nước có dịch bệnh phải ngừng một số ngành kinh doanh sản xuất. Song dịch bệnh ngày càng
có xu hướng lan rộng và kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp lên GDP của nước đó. Một đất nước
có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản cũng không ngoại lệ, nền kinh tế Nhật Bản cũng phải
chịu những tác động tiêu cực từ Covid 19.
Sự bùng phát mạnh mẽ của Covid 19 tại Nhật Bản ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề
như xuất-nhập khẩu, hàng không, du lịch,... Các sân bay đóng cửa đã kéo theo nhiều vấn đề
như khách du lịch không thể đến Nhật Bản, các khu du lịch đóng cửa, nhà hàng, khách sạn
cũng phải chịu cảnh tương tự. Người dân không thể đi làm, thu nhập giảm sút khiến cho họ
cũng phải tạm lánh xa những dịch vụ. Covid-19 là cú sốc của Nhật Bản cũng như của toàn
thế giới. Sự ảnh hưởng của Covid-19 sẽ làm suy thoái nặng nề đến kinh tế của hiện tại và cần
phải có phương án thích hợp để phục hồi kinh tế.
Trước những vấn đề trên, đề tài “Phân tích những tác động của dịch Covid-19 đến Nhật
Bản” với hy vọng hiểu rõ về những chính sách đưa kinh tế Nhật Bản vượt qua làn sóng Covid
19 và mạnh mẽ trở lại.vừa

Kết cấu nội dung đề tài gồm 5 phần sau:


I. Tổng quan về tác động của Covid-19 đến nền kinh tế thế giới
II. Tình hình kinh tế của Nhật Bản năm 2019
III. Tình hình kinh tế của Nhật Bản năm 2020
IV. Tình hình kinh tế của Nhật Bản năm 2021
V. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Nhật Bản

4
I. TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Đại dịch Covid-19 như sát thủ vô hình tàn phá nền kinh tế của các nước trên thế giới.
Giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia gây ra suy giảm giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ, kéo theo đó là thu nhập giảm, tiêu dùng giảm và hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ.

1.1. Tình hình GDP của Thế giới


Thế giới đang đối mặt với cuộc suy thoái toàn cầu nghiệm trọng nhất từ sau cuộc suy thoái
năm 1930. Dịch bệnh làm gián đoạn, đứt gãy, khiến nền kinh tế giảm cả lượng cung và cầu.
Theo IMF, năm 2020, GDP toàn cầu tăng trưởng âm 4,2 - 4,4%; thương mại toàn cầu giảm
hơn 10% trên thực tế GDP giảm 4,5% tương đương 84,54 trillion USD (tỉ tỉ). Năm 2021,
tăng trưởng kinh tế có phần gượng lại so với 2020 nhưng vẫn ở mức thấp.

5
Biểu đồ 1: Tình hình GDP của Thế giới năm 2020

1.2. Thị trường chứng khoán


Thị trường chứng khoán giảm mạnh tại thời điểm bùng phát dịch bệnh giảm mức điểm kỷ lục
3000 điểm so với mức 2300 điểm tại thời điểm 4 ngày trước đó. Mặc dù có dấu hiệu phục hồi
sau đó tuy nhiên đây là mức thấp giảm thấp nhất trong suốt giai đoạn từ 2020-2022.

Biểu đồ 2: Thị trường chứng khoán năm 2020

1.3. Các ngành công nghiệp


Ngoài ra covid 19 còn tác động trực tiếp đến các ngành công nghiệp do người tiêu dùng rất
miễn cưỡng trong việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trong giai đoạn dịch bệnh chưa kể đến

6
những chính sách hạn chế của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, như hạn
chế đi lại quy mô xuyên quốc gia hay tại địa phương dẫn đến tổng cầu giảm.

+ Ngành du lịch: Lệnh hạn chế đi lại khiến người tiêu dùng không thể mua vé máy bay phục
vụ việc du lịch hay đi công tác=> hãng hàng không lợi nhuận (planned revenue)=>giảm
chuyến bay, thay đổi chính sách nhân sự nhằm khắc phục lại tổn thất.

Biểu đồ 3: Sự thay đổi tần suất bay theo tuần so sánh với cùng kỳ năm ngoái của thế giới
và Nhật Bản, Đức 06/01/2020 - 04/01/2021

+ Ngành giáo dục: Việc chuyển đổi hình thức giảng dạy trong tình hình dịch diễn biến
kéo dài và phức tạp, học sinh không thể đến trường đã khiến ngân sách dành cho giáo dục bị
tổn thất do trường học phải thực hiện giải pháp giáo dục từ xa, cần đầu tư chi phí, học liệu để
hỗ trợ học sinh trong điều kiện ban cán bộ chưa thể thích nghi với việc giảng dạy online.

7
Biểu đồ 4: Sự sụt giảm trao đổi hàng hoá hàng tháng từ 2018-2022

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019

2.1. Tình hình GDP của Nhật Bản năm 2019

Biểu đồ 5: Tình hình GDP của Nhật Bản năm 2019


Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng 1,8% trong năm 2019, nhiều hơn so với ước tính
ban đầu là 0,2% và dễ dàng đánh bại kỳ vọng của thị trường là 0,7%. Tăng trưởng GDP hàng

8
năm ở Nhật Bản trung bình 2,04% từ năm 1980 đến năm 2019, đạt mức cao nhất là 12,90%
trong quý 4 năm 1989 và mức thấp kỷ lục -17,80% trong quý 1 năm 2009. Tuy nhiên, Nhật
Bản vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để nền kinh tế có thể ổn định lại trong tình hình kinh tế toàn
cầu đang có nhiều bất ổn. Trong đó, Quý 1: 1%; Quý 2: 2,6%; Quý 3: 2%; Quý 4: 1,8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu Quý 4/2019 giảm với các mặt hàng như ô tô, phụ tùng ô
tô, động cơ máy bay, nguyên liệu sản xuất dược phẩm,... do các thị trường đối tác lớn của
Nhật Bản như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU),... áp dụng các lệnh phong tỏa cùng
với nhu cầu dầu mỏ và than đá giảm mạnh. Những điều này đã khiến Nhật Bản bị thâm hụt
thương mại hàng hóa, suy thoái kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng âm.

2.2. Một số vấn đề khác

Biểu đồ 6: Sự tác động của covid 19 vào thị trường động

Mặc dù kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng 1,8% vượt mức dự đoán 0,8% tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ chững lại vào năm 2020-2021, tỷ lệ lạm phát toàn phần
dự báo đạt ngưỡng tăng 1,5% vào năm 2021. Song song với tỉ lệ tăng trưởng, Nhật Bản vẫn
còn tồn đọng 1 số vấn đề cố hữu như:
- Nợ công lớn, 224%GDP
- Già hóa dân số
- Sự gia tăng không ngừng của thuế tiêu dùng

9
Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện sự thiếu hụt lao động và tình trạng xuất khẩu chậm chạp của
Nhật Bản.

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện sự thâm hụt ngân sách và tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản.

10
III. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2020

3.1 Tình hình GDP của Nhật Bản năm 2020

Biểu đồ 9: Tình hình GDP của Nhật Bản và các nước khác năm 2020

Theo như số liệu của ADB, IMF, Fitch Ratings, Nghiên cứu và phát triển của PwC
cung cấp thì tình hình kinh tế của Nhật bản đang bị tăng trưởng âm. Trong đó GDP của Nhật
Bản sụt giảm, thấp nhất ở mức -5,2%, nguyên nhân chủ yếu là do:
- Tiêu dùng cá nhân chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản, trước tình hình đại dịch
Covid-19 ngày càng nghiêm trọng chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách hạn
chế người dân ra ngoài, giãn cách xã hội, yêu cầu các cơ sở sản xuất - kinh doanh tạm
ngừng hoạt động khiến mức tiêu dùng cá nhân giảm trong đó chi tiêu cho các dịch vụ
như nhà hàng, khách sạn và du lịch giảm mạnh. Tiêu biểu là 7 tỉnh thành lớn nhất của
Nhật bản đóng góp khoảng 48% GDP của Nhật Bản như Chiba, Kanagawa, Saitama,
Tokyo GDP phụ thuộc lớn vào hoạt động dịch vụ và bán lẻ, Osaka GDP phụ thuộc
vào hoạt động du lịch, Hyogo và Fukuoka có GDP phụ thuộc vào việc mua sắm của
các khách du lịch như Trung Quốc, Hàn Quốc. Bên cạnh đó chính sách Zero Covid và
các chính sách kiểm soát phòng dịch chặt chẽ của Trung Quốc khiến cho Nhật Bản
mất đi nguồn khách du lịch dồi dào, chi tiêu xa xỉ từ nước này

11
- Tình trạng Covid-19 kéo dài, không ổn định theo từng đợt, liên tục có các biến chủng
mới không biết đến bao giờ mới trở lại bình thường khiến người tiêu dùng có xu
hướng tiết kiệm trong chi tiêu sinh hoạt ngày càng gia tăng dẫn đến chỉ số CPI của
Nhật Bản sụt giảm, GDP của Nhật Bản sụt giảm.
- Sụt giảm về doanh số bán xe ô tô do sức mua suy yếu dưới sự ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 kéo dài cùng với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng chip bán dẫn và các
linh kiện khác trên toàn cầu do các chính sách phòng chống COVID-19 của Trung
Quốc như thực hiện phong tỏa, bán phong tỏa đối với nhiều thành phố và các khu vực
tự trị của Trung Quốc, kiểm soát nghiêm ngặt việc đi lại của người và các phương tiện
giao thông, cách ly tập trung, giản cách xã hội,.... Điều này khiến cho các hãng chế
tạo ô tô của Nhật Bản đã buộc phải cắt giảm sản lượng đã làm cho đầu tư vào hoạt
động kinh doanh và kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm.
- Tình hình kinh tế khó khăn, tình trạng phục hồi chậm áp lực kinh tế và tình hình lạm
phát khiến nhu cầu đầu tư cơ sở cho thiết bị kinh doanh, nhu cầu đầu tư nhà ở giảm

3.2 Những vấn đề khác


- Ngành du lịch chịu thiệt hại nghiêm trọng do dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp du
lịch đã thu hẹp quy mô kinh doanh, thậm chí tuyên bố phá sản trước tình trạng dịch
diễn biến kéo dài, chính sách hạn chế đi lại trong nước và hạn chế người nhập cảnh.
Các chính sách kích cầu du lịch được ban hành nhưng không đem lại hiệu quả do tình
hình dịch COVID-19 bùng phát theo từng đợt, liên tục có các biến chủng mới, tình
trạng vacxin, nguồn thuốc đặc trị Covid còn gặp nhiều khó khăn, cùng với các chính
sách khác như yêu cầu cách ly theo dõi đối với người nhập cảnh hay các gói bảo hiểm
Covid, tâm lý lo sợ của người dân khiến cho chi phí du lịch giai đoạn này rẻ cũng
không có mấy ai mong muốn đi du lịch.
- Các đợt dịch liên tục bùng phát, tình trạng các ca nhiễm mới, tái nhiễm liên tục gia
tăng khiến chính phủ Nhật Bản phải nâng mức quỹ dự phòng cho công tác chống dịch
bệnh. Khoản chi cho quỹ dự phòng công tác chống dịch bệnh là rất lớn lên đến 94
triệu USD.
- Kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Nhật Bản năm 2020 tăng 1,1% so với
năm 2019, lên 922,3 tỷ yên (8,74 tỷ USD) bất chấp đại dịch COVID-19 nhưng đà
tăng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu mà chính phủ đặt ra.

12
IV. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2021

4.1. Tình hình GDP của Nhật Bản năm 2021

Biểu đồ 10: Tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong các quý năm 2020-2021
Theo số liệu từ https://tradingeconomics.com/japan/gdp-growth-annualized ta có thể thấy
Quý 1 năm 2021 có tín hiệu phục hồi tích cực. Nhìn chung cả năm 2021 GDP của Nhật Bản
tăng 1,7% đã đánh dấu một năm tăng trưởng dương sau ba năm. Mở ra hy vọng phục hồi nền
kinh tế một cách nhanh nhất. Dưới đây là biểu đồ dự đoán của các chuyên gia kinh tế.

Biểu đồ 11: GDP của Nhật Bản dự đoán trong tương lai.

4.2. Các vấn đề khác


Theo Bộ Tài chính, trong tài khóa 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022), nợ công dài hạn
của Nhật Bản lên tới 1,017 triệu tỷ yên. Là nước châu Á có nợ công lớn nhất. Đây là năm thứ

13
18 liên tiếp Nhật Bản xác lập kỷ lục mới, so với năm 2020 Nhật Bản tăng 4.400 tỷ yên, chủ
yếu là do chi phí an sinh xã hội do tình trạng già hóa dân số và các khoản chi khẩn cấp để
ứng phó với dịch bệnh.

Biểu đồ 12: Biểu đồ thể hiện lạm phát giá tiêu dùng của Nhật Bản giai đoạn 2016-2021
(bán lẻ tăng giá được đo lường bằng CPI)

Biểu đồ 13: Biểu đồ sự thâm hụt ngân sách và những khoản vay được đảm bảo trong
giai đoạn 2008-2022, và 2011-2020.

14
Biểu đồ 14: Tỷ giá đồng Yên Nhật giai đoạn tháng 03/2020 - tháng 9/2021

Biểu đồ 15: Tỷ giá đồng Yên Nhật giai đoạn tháng 02/2021 - tháng 10/2021
Từ 2 biểu đồ trên có thể thấy bắt đầu từ năm 2021 giá đồng yên trượt dài không có
dấu hiệu tăng trở lại. Giá JPY giảm so với VND là do các nguyên nhân chính sau:
1. Giá đồng yên giảm do giá VND có quan hệ đồng biến với USD. Mà tỷ giá JPY – USD
giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 4 năm, vậy nên JPY – VND cũng trượt giá mạnh do
quan hệ đồng biến.

2. Giá đồng yên giảm, hay JPY-VND và JPY – USD giảm, là do lượng JPY bán ra tăng. Điều
này xảy ra do 2 lý do:

15
- Xu hướng M&A (mua bán và sáp nhập) ở nước ngoài của các công ty Nhật khiến
doanh nghiệp mua vào ngoại tệ để trả tiền thu mua doanh nghiệp nước ngoài, khiến
lượng yên trong lưu thông trong thị trường tăng.
- Giá dầu tăng liên tục trong khi sản lượng tiêu dùng dầu mỏ của Nhật Bản hoàn toàn là
nhờ vào nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc để trả cho
mức phí nhập khẩu dầu thô tăng lên, Nhật Bản phải mua vào ngoại tệ và bán ra đồng
yên, khiến lượng yên trong lưu thông trong thị trường tăng.

3. Giá yên giảm, hay JPY – VND và JPY – USD giảm, là do lượng USD mua vào tăng. Điều
này xảy ra do

- Kỳ vọng lạm phát ở Mỹ tăng do giá dầu tăng. Giá dầu là một trong những yếu tố phản
ánh nền kinh tế hàng hóa. Trước bối cảnh dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu, sản xuất
dầu bị đình trệ kéo theo tăng giá của các hợp đồng dầu mỏ trong suốt 2021. Chính vì
vậy, lượng USD mua vào tăng để chi trả cho mức giá dầu mỏ tăng vọt do khan hiếm
và nhu cầu sử dụng dầu mỏ ngày một nhiều.
- Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt. Trái phiếu chính phủ vốn là một kênh đầu tư an toàn
nhưng ít sinh lời trong danh mục đầu tư. Tuy nhiên, với động thái FED công bố mức
lãi suất cao kỷ lục, trái phiếu chính phủ Mỹ từ an toàn, nay lại trở thành một kênh đầu
tư cực kỳ hấp dẫn, vừa an toàn, vừa sinh lời. Mức lãi suất tăng vọt được giới đầu tư
toàn cầu đồn đoán về triển vọng lạc quan của nền kinh tế Mỹ. Điều này dẫn đến việc
giới đầu tư toàn cầu đang gom đồng bạc xanh để mua vào trái phiếu Mỹ.

4. JPY – USD giảm do chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Mỹ.

- Nhật Bản: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) thực hiện duy trì chính sách tiền tệ
siêu lỏng (quantitative easing hay nới lỏng định lượng). Từ dưới thời thủ tướng
Shinzo Abe, chính sách tiền tệ này là một trong ba mũi nhọn của chính sách kinh tế
Abenomics. Mũi nhọn “nới lỏng định lượng” nhằm nâng tỷ lệ lạm phát và vực dậy
nền kinh tế Nhật Bản lâu nay vẫn đang lún sâu vào trạng thái giảm phát không lối
thoát.
- Mỹ: FED công bố mức lợi suất trái phiếu 10 năm cao đột biến. Động thái này của
FED, theo WSJ, là do tái mở cửa hoạt động kinh doanh, nền kinh tế Mỹ dần phục hồi,
nhu cầu tiêu dùng tăng và số lượng số ca nhiễm virus corona giảm ở Mỹ.

16
- Nhận xét về việc gia tăng khoảng cách về giá trị tiền tệ của JPY và USD, trả lời
Reuters, Ray Attrill, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia Úc
nhận định: “Động lực chính của xu hướng tỷ giá JPY – USD như hiện nay là do việc
tăng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ”.

Biểu đồ 16: Biểu đồ giá trị các đồng tiền một số quốc gia nửa đầu năm 2021
Trong giai đoạn nửa đầu năm 2021 ở biểu đồ trên ta có thể thấy đồng yên thấp hơn
hẳn so với các nước còn lại. Việc đồng yên giảm có một số tác động như làm tăng lợi nhuận
khi xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng đồng thời cũng làm tăng giá nhập khẩu hàng hóa từ nước
ngoài vào Nhật Bản. Điều này giải thích cho tình hình cán cân thương mại của Nhật Bản
trong giai đoạn 2020-2021: Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng vọt nhưng không thể bù
đắp cho chi phí nhập khẩu dầu thô gia tăng đột biến của nước này. Đồng nghĩa với việc mất
giá đồng yên là giá hàng hóa tiêu dùng nội địa tăng, người dân phải bỏ nhiều tiền hơn để mua
hàng hóa so với trước kia. Nói về ảnh hưởng này, ông Ryutaro Kono, kinh tế gia tại BNP
Paribas, cho biết “Chính sách yên yếu khiến người tiêu dùng phải chịu tổn thương tiêu dùng
do chi phí hàng hóa cao. Hộ gia đình thu nhập thấp là đối tượng chịu tổn thương đặc biệt.”

17
V. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA NHẬT BẢN

5.1 Chính sách tiền tệ


- NHTW giảm lãi suất xuống 0%: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định duy trì
lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức
khoảng 0% nhằm duy trì lãi suất cho vay thấp đối với các công ty và hộ gia đình
- Nới lỏng giới hạn mua thương phiếu và trái phiếu doanh nghiệp: NHTW mua trái phiếu
doanh nghiệp giá 1.000 USD, NHTW mua trái phiếu chính phủ không giới hạn
- Ký kết currency swap line (2 ngân hàng ký kết hiệp định trao đổi tiền tệ nhằm đạt được sự
thanh khoản ngoại tệ cao), với mục đích tối giản chi phí vay mượn đồng đô la từ Fed.
- Thành lập cơ sở cho vay đối phó với nợ doanh nghiệp với lãi suất bằng 0.
- Gấp đôi mục tiêu mua ròng của quỹ hoán đổi ở mức 12 trillion JYP.

5.2 Chính sách tài khóa


* Ban hành các gói kích thích kinh tế, thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế của Nhật Bản
như:
- Gói kích thích thứ nhất trị giá 4,6 tỷ USD hỗ trợ cho vay doanh nghiệp nhỏ vào
tháng 2/2020
- Gói kích thích thứ hai trị giá 15 tỷ USD vào tháng 3/2020 tăng vốn cho các khoản
vay kinh doanh, trong đó bao gồm 4 tỷ USD cho các chương trình sản xuất khẩu trang và
ngăn chặn Covid lây lan trong các viện dưỡng lão
- Gói kích thích thứ ba trị giá 989 tỷ USD vào ngày 07/04/2020. Chi 930 USD cho bất
kỳ người dân nào đăng ký. Chi lên tới 15.534 USD cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc
những người làm tự do bị ảnh hưởng bởi Covid - 19. Gói hỗ trợ bao gồm 241 tỷ USD hoãn
thuế cho các doanh nghiệp và tài trợ cho thiết bị y tế
- Gói kích thích thứ tư trị giá 1,1 nghìn tỷ USD được công bố vào ngày 27/05/2020
bao gồm các điều khoản sau: Trợ cấp thuê nhà cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa,
khoản thanh toán một lần 1.860 USD cho mỗi nhân viên y tế tuyến đầu, trợ cấp bổ sung cho
các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, quỹ khẩn cấp trị giá 93 tỷ USD cho một làn
sóng dịch bệnh thứ hai có thể xảy ra
* Một số chính sách khác của Nhật Bản để đối phó đại dịch COVID-19:
- Chính sách thuế:

18
+ Kéo dài kỳ hạn đăng ký và nộp thuế: Ngày 18/8/2021, Nội các Nhật Bản đã ban hành
quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với kali hydroxit có nguồn
gốc từ cả Hàn Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
+ Tùy theo tình trạng kinh doanh của công ty nếu giảm 20% sẽ được trì hoãn và miễn
thuế nộp trễ
+ Nới rộng chính sách hoàn thuế theo khoản lỗ ròng (áp dụng cho công ty có vốn tương
đương 1 tỷ yên, trước chỉ áp dụng cho công ty có mức tổng vốn 100 triệu yên)
- Chính sách lao động:
+ Yêu cầu thay đổi cơ cấu làm việc, chuyển sang làm trực tuyến
+ Thực hiện gói hỗ trợ lao động trường hợp lao động vẫn có thể giữ được việc làm tuy
nhiên phải nghỉ trừ lương, hoặc làm luân phiên thay vì bị sa thải.
+ Trợ cấp ở mức 15,000 yên/ngày/nhân viên.
- Chính sách hải quan:
+ Hàng hoá được đặt thứ tự ưu tiên trong tình hình dịch bệnh
+ Hàng relief goods (đồ thực phẩm được phân phát cho người có thu nhập thấp hay
người nghèo trong điều kiện thảm họa, thiên tai) nếu được cung cấp hay tài trợ miễn
phí sẽ được miễn thuế JCT hay làm theo thủ tục đơn giản nhất.
Ngoài ra chính phủ Nhật Bản còn thực hiện 1 số chính sách hạn chế di chuyển hay đình chỉ
việc hoạt động kinh doanh của 1 số ngành công nghiệp dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh như du
lịch, giáo dục.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)
Tin đồ họa - Thông tấn xã Việt Nam infographics.vn
ADB, IMF, Fitch Ratings, Nghiên cứu và phát triển của PwC
https://tapchinganhang.gov.vn/chinh-sach-tai-khoa-va-chinh-sach-tien-te-cua-cac-nuoc-tren-
the-gioi-nham-ung-pho-voi-dai-dich-covid.htm
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/
* Tài liệu nước ngoài
https://home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/japan-government-and-institution-measures-
in-response-to-covid.html
https://www.oecd.org/economy/japan-economic-snapshot/
https://www.eastasiaforum.org/2021/10/07/closing-the-crocodiles-jaws-japans-uncertain-
fiscal-outlook/
Nguồn: https://tradingeconomics.com/japan/gdp-growth-annualized\
https://www.statista.com/topics/6139/covid-19-impact-on-the-global-
economy/#dossierKeyfigures
https://www.worldbank.org/en/news/opinion/2021/04/02/the-impact-of-covid-19-on-
education-recommendations-and-opportunities-for-ukraine
https://www.oecd-ilibrary.org/sites/4b46f4a4-en/index.html?itemId=/content/component/
4b46f4a4-en

20

You might also like