You are on page 1of 28

Họ và tên: Lưu Khánh Châu

MSSV: 20H4010111
Lớp: KT20CLCA

1. Việt Nam đang áp dụng bao nhiêu loại C/O ?


Việt Nam đang sử dụng 3 loại chứng nhận xuất xứ (C/O) chính, bao gồm:
C/O theo quy định của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (ATIGA): Đây là
C/O được sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu trong khu vực ASEAN, gồm Brunei,
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái
Lan và Việt Nam.
C/O theo quy định của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
(VKFTA): Đây là C/O được sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang
Hàn Quốc và ngược lại.
C/O theo quy định của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu
Âu (EVFTA): Đây là C/O được sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam
sang các nước thành viên của Liên minh châu Âu và ngược lại. Hiện nay,
EVFTA đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

2. Việt Nam đang gia nhập bao nhiêu hiệp hội CO?
Tính tới tháng 08/2022, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định thương mại do (FTA) đã ký kết, có
hiệu lực và 2 hiệp định đang đàm phán. Các FTA góp phần tích cực mở rộng cánh cửa thi trường
hàng hóa xuất khẩu của thị trường Việt Nam sang các nước.
- AFTA khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (1993)
- ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (2003)
- AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (2007)
- AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (2008)
- VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (2009)
- AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Ấn Độ (2010)
- AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (2010)
- VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam Việt Nam-Chi Lê (2014)
- VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á Âu (2015)
- CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (2016)
- AHKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc)
(14/01/2019)
- EVFTA Hiệp đinhk Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (12/02/2021)
- VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và khối EFTA
(01/08/2021)
- UKVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Vương Quốc Anh & Bắc Ailen
(01/05/2021)
- RCEP Hiệp định Đối tác Kinh ytees Toàn diện Khu vực (01/01/2022)

3. Liệt Kê Các Loại C/O Đang Sử Dụng


- C/O ưu đãi thuế xuất nhập khẩu: ( Certificate Of Origin ) là giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp, để chứng nhận xuất xứ của
sản phẩm rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật.
- Những mẫu C/O đang được áp dụng tại Việt Nam theo Hiệp định thương mại tự do
(FTA):

Đã ký kết Đang đàm phán

C/O đang được áp dụng tại Việt Nam theo hiệp định đa phương,song phương:

Đa phương Song phương Chỉ áp dụng một số mặt


hàng
C/O FROM A C/O FROM VJ C/O FROM GSTP
C/O FROM B C/O FROM VC C/O FROM Anexo III
C/O FROM D C/O FROM VK C/O PERU
C/O FROM E C/O FROM S C/O FROM Venezuela
C/O FROM AK
C/O FROM AJ
C/O FROM AI
C/O FROM ANNZ
C/O FROM EUR1.UK
C/O RCEP
C/O FROM EVA
C/O FROM CPTPP
C/O FROM EUR.1

• CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP

• Ô số 1: Tại ô này bạn sẽ cần kê khai các thông tin của người xuất khẩu Việt Nam như
tên, địa chỉ, tên quốc gia.
• Ô số 2: Ở ô này bạn kê khai các thông tin của người nhận hàng như tên người nhận
hàng, địa chỉ người nhận, tên quốc gia của người nhận hàng. Nếu trong trường hợp
người nhận hàng theo chỉ định thì sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER
OF <người ra chỉ định nhận hàng>. Thông tin này cần phải được thống nhất với các
chứng từ giao nhận đi kèm hồ sơ xin C/O form A.
• Ô số 3: Đây là ô để bạn kê khai các thông tin về vận tải, thông tin kê khai càng chi
tiết càng tốt. Các thông tin kê khai sẽ bao gồm, hình thức vận chuyển hàng hóa, tên
phương tiện vận chuyển hàng, ký hiệu hoặc số chuyến, hành trình của hàng hóa (cửa
khẩu hàng xuất, cửa khẩu hàng đến), ngày và số vận đơn.
• Bạn cần lưu ý rằng cửa khẩu nhận hàng ở cuối ô 3 và người nhận hàng (chỉ đích danh)
ở ô 2 phải cùng thuộc một nước nhập ( tại ô 12).
• Ô số 4: Đây là ô dành cho các ghi chú của cơ quan cấp C/O, các ghi chú thường sẽ có
dạng như sau:
o C/O cấp sau ngày hàng xuất: đóng dấu thông báo ISSUED
RETROSPECTIVELY
o Cấp phó bản do bản chính mất: THE ORIGINAL OF C/O No. <số C/O>
DATED <ngày cấp> WAS LOST, đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó
bản.
o C/O cấp thay thế trong trường hợp cấp lại C/O (một phần hoặc toàn bộ) nhưng
chưa trả lại C/O cũ: REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED
<ngày cấp>.
o Ngoài ra sẽ có một số cách ghi chú khác như thông báo hàng xuất khẩu sang
các nước trong ASEAN để thực hiện sản xuất và xuất tiếp sang các nước EU,
Norway, Turkey. Hàng xuất khẩu sang Nhật chỉ đáp ứng quy định xuất xứ
GSP cộng gộp ASEAN kê khai trong ô 4 chữ C-ASEAN, tiếp theo là số cùng
với ngày của giấy chứng nhận sản xuất, gia công cộng gộp khu vực.
• Ô số 5: Tại đây bạn kê khai số thứ tự các mặt hàng khai báo trong lô hàng của bạn.
• Ô số 6: Ở ô này bạn sẽ kê khai thông tin về nhãn và số hiệu của thùng hàng (nếu có).
• Ô số 7: Bạn cần kê khai số và loại thùng hàng trong lô hàng của bạn (nếu có), thông
tin sẽ bao gồm tên và mô tả hàng.
o Bạn cần ghi rõ số cùng với ngày tờ khai hải quan hàng xuất khẩu (nếu đã có) ở
ô 6: CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số
đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng
xuất>.
o Nếu người khai báo hải quan cho hàng hóa và người gửi hàng là 2 người khác
nhau thì phải ghi rõ người khai báo là : DECLARED BY <người khai báo>.
o Ghi rõ ngày và số của giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6: EXPORT
LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép
xuất khẩu >
o Nếu đã xác định số container, số niêm chì (cont./seal No..) thì bạn cần kê khai
rõ.
o Kê khai tên và mô tả hàng hóa một cách rõ ràng. Bạn không được khai sai
hoặc khai không rõ ràng như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp),
AND OTHER GOODS (…các hàng khác),..
• Ô số 8: Tại đây bạn sẽ kê khai các tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa. Cụ thể:
o Hàng có xuất xứ thuần túy tại Việt Nam khai chữ "P"
o Hàng có xuất xứ không thuần túy tại Việt Nam: khai theo hướng dẫn có tại
mục 3 phía sau tờ C/O form A.
o Bạn cần lưu ý rằng hàng xuất sang Canada sản xuất từ trên một nước hưởng ưu
đãi GSP của Canada (hoặc hàng hóa xuất khẩu chỉ đáp ứng các quy định xuất
xứ GSP cộng gộp toàn cầu của Canada) thì khai chữ “G", trường hợp khác sẽ
khai chữ "F".
• Ô số 9: Đây là ô để bạn kê khai thông tin về trọng lượng thô và số lượng khác của
hàng hóa.
o Lưu ý rằng Ô 5,7,8,9 cần phải được kê khai thẳng hàng theo thứ tự, tên, tiêu
chuẩn xuất xứ, trọng lượng thô (số lượng khác) của mỗi loại hàng hóa.
o Nếu trường hợp mỗi loại hàng hóa được đóng gói và có mã hiệu riêng thì phần
thông tin đã khai trên ô 6 cũng cần phải thẳng hàng tương ứng.
o Nếu tên hàng và mô tả của hàng hóa nhiều thì bạn có thể khai báo sang trang
kế tiếp. Mỗi trang khai báo cần có số thứ tự rõ ràng ở góc dưới ô 7 (Ví dụ:
Page 2/3).
o Cần gạch ngang trên ô 5,6,7,8,9 khi đã kết thúc khai báo tên, mô tả hàng hóa.
Sau khi khai báo trọng lượng thô (số lượng khác), bạn cần ghi rõ tổng trọng
lượng (hoặc số lượng) của lô hàng bằng số (TOTAL) và chữ (SAY TOTAL).
• Ô số 10: Khai báo thông tin ngày và số của hóa đơn. Nếu hàng hóa không có hóa đơn
thì cần phải được ghi rõ lý do.
• Ô số 11: Vạn cần kê khai địa điểm và ngày phát hành C/O.
o Ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày
phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy
định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O
không phải ngày này.
o Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May…), ngày khai thống
nhất theo dạng dd/mm/yyyy.
o Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên
C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu.
• Ô số 12: Tại ô này bạn sẽ kê khai các thông tin về nước xuất xứ (ở đây bạn sẽ ghi là
VIETNAM) tiếp sau produced in. Bạn cần kê khai thêm các thông tin như sau:
o Nếu C/O form A được cấp theo các quy định xuất xứ cộng gộp GSP các
nguyên liệu trong khu vực ASEAN (quy định của các nước EU, Switzerland,
Norway, Turkey). Lúc này bạn sẽ cần phải kê khai nước xuất xứ được xác định
theo các quy định này.
o Kê khai tên nước nhập khẩu phía trên dòng (importing country).
o Kê khai thông tin về địa điểm, ngày ký và ký tên xác nhận của người có thẩm
quyền (người xuất khẩu Việt Nam). Bạn cần lưu ý rằng ngày ký của người
xuất khẩu phải diễn ra trước hoặc cùng ngày phát hành C/O. Đồng thời ngày
ký cũng phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được kê khai trong C/O. Đối
với người ký có thẩm quyền authorised signatory nắm chức vụ thủ trưởng hoặc
người được ủy quyền ký bởi thủ trưởng thì chữ ký phải được ký bằng tay và
đóng dấu chức danh, dấu doanh nghiệp cùng với dấu tên đầy đủ.

• CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được
hưởng ưu đãi

• Ô số 1: Kê khai thông tin tên, địa chỉ của người xuất khẩu
• Ô số 2: Kê khai tên, địa chỉ của người nhận hàng. Nếu là trường hợp nhận hàng theo chỉ
định kê khai là TO
• Ô số 3: Kê khai các thông tin về vận tải bao gồm phương tiện vận tải là đường biển, đường
không hay đường bộ…cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng…
• Ô số 4: Tên, địa chỉ của cơ quan cấp CO mẫu B
• Ô số 5: Ghi chú của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy CO mẫu B
• Ô số 6: Kê khai tên hàng và các thông tin về nhãn hiệu, số loại, mô tả hàng hóa
• Ô số 7: Kê khai toàn bộ trọng lượng hoặc số lượng hàng hóa
• Ô số 8: Kê khai số hóa đơn, ngày hóa đơn, nếu hàng xuất không có hóa đơn cần ghi rõ lý
do
• Ô số 9: Kê khai địa điểm và ngày phát hành C/O form B
• Ô số 10: Kê khai nước hàng hóa sẽ xuất khẩu tới hay chính là nước nhập khẩu hàng hóa
• CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan
theo hiệp định CEPT
STT
Goods consigned from
– Exporter’s business name, address, country: tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu
1 (Hàng vận chuyển từ
C/O form D
đâu)
Goods consigned to: – Consignee’s name, address, country: tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng
2
(hàng vận chuyển tới – Issued in: phát hành tại đâu
đâu)
– See overleaf note: xem ghi chú ở mặt sau
– By sea: bằng đường biển

– By air: bằng đường không


Means of transport and
route – By truck: bằng xe tải, đường bộ
3
(cách thức vận chuyển và – By rail: bằng đường sắt
tuyến đường)
– Departure date: ngày tàu chạy (shipped on board date trên B/L)

– Vessel’s name/aircraft: tên tàu/máy bay


For official use trong
C/O form D – Preferent treatment not given: không được hưởng ưu đãi
4
(cho mục đích chính – Preferent treatment given: được hưởng ưu đãi
thức)
Item number:
5
(số (thứ tự) hàng hóa)
Marks and number on
packages:
6
(số và ký hiệu trên kiện
hàng)
– Number and types of packages: số lượng và loại kiện hàng

– Including quantity where appropriate: bao gồm số lượng khi cần thiết
Descriptions of Goods:
7
– HS number of importing country: mã số HS của nước nhập khẩu
(mô tả hàng hóa)
– HS = Harmonized Commodity Description and Coding System: hệ thống hài hòa
và mô tả mã hóa hàng hóa
– WO (wholly obtained): xuất xứ thuần túy

– Non wholly obtained: xuất xứ không thuần túy


Origin criterion:
8
– Specific processes (SP): công đoạn gia công chế biến cụ thể
tiêu chí xuất xứ
– Product Specific Rules (PSR): Quy tắc cụ thể mặt hàng
– Regional Value content (RVC): hàm lượng giá trị khu vực (dùng cho form D, E,
AK, AJ, AI, AANZ)

– Local Value content (LVC): hàm lượng giá trị nội địa (dùng cho form VJ)

– Value Added Content (VAC): hàm lượng giá trị gia tăng (dùng cho form EAV)
C/O form D

– Change in Tariff classification (CTC): chuyển đổi mã số hàng hóa

– CC: Change in Tariff of Chapter: chuyển đổi mã số hàng hóa mức độ chương

– CTH: Change in Tariff of Heading: chuyển đổi mã số hàng hóa mức độ 4 số


(nhóm)

– CTSH: Change in Tariff of Sub-heading: chuyển đổi mã số hàng hóa mức độ 6 số


(phân nhóm)
Gross weight or other
quantity trong C/O form
D
9 – Value (FOB) whereas RVC is applied: giá trị FOB khi tiêu chí RVC được áp dụng
trọng lượng tổng hoặc số
lượng
Number and date of
invoices:
10
số và ngày của hóa đơn
– Undersigned hereby: ký xác nhận vào dưới đây
Declaration by the
exporter:
– Comply with…: tuân theo…
11
khai báo của người xuất
– Place and date, signature of authorized signatory: địa điểm, ngày và chữ ký bên
khẩu
xin cấp
Certification:
– Place and date,signature and stamp of cerifying authority: địa điểm và ngày, chữ
12
ký và dấu cơ quan xác nhận
xác nhận
– Third party invoicing: hóa đơn bên thứ ba

– Third country invoicing: hóa đơn nước thứ ba


13 Others trong C/O form D
– Back-to-back CO: C/O giáp lưng

– Issued retroactively: C/O cấp sau


– Accumulation: tiêu chí cộng gộp toàn bộ

– De minimis: tiêu chí De Minimis (mức linh hoạt)

– Partial cumulation: cộng gộp từng phần

– Exhibitions: hàng phục vụ triển lãm

• CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc
diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)

Ở phía góc phải phía trên Giấy chứng nhận phải có những thông tin tham chiếu quan trọng:
• Số CO (Reference Number)
• Cụm từ tiếng Anh trong đó có dòng “FORM E”
• Tên nước phát hành, ví dụ: THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA
Tiếp đó là 13 ô nội dung:
Ô số 1: Thông tin nhà xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ. Thường là người bán hàng trên Invoice, trừ
trường hợp hóa đơn bên thứ 3
Ô số 2: Thông tin người nhận hàng hoặc nhà nhập khẩu hàng hóa
Ô số 3: Tên phương tiện vận tải và tuyến đường. Có 4 nội dung chính
• Ngày khởi hành: là ngày tàu chạy trên vận đơn
• Tên tàu + số chuyến, hoặc tên tàu bay (thực ra trong quy định không đề cập đến số chuyến,
nhưng thực tế thì các CO form E đều thấy có kèm theo số chuyến sau tên tàu)
• Tên cảng dỡ hàng
• Tuyến đường và phương thức vận chuyển, chẳng hạn: From China Port, China to Saigon
Port, Vietnam by Ship
Ô số 4: Dành cho cơ quan cấp CO, doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều đến ô này
Ô số 5 & 6: Không quan trọng lắm
Ô số 7: Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa (gồm cả lượng hàng và mã HS nước nhập
khẩu).
Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ.
Tiêu chí xuất xứ form E khá quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ này. Nó
cho biết tỉ lệ bao nhiêu phần trăm giá trị hàng hóa được sản xuất tại nước cấp CO.
Lưu ý: giá trị hàm lượng xuất xứ dưới 40% thì coi như không có xuất xứ.
Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Ô này ý nghĩa tương đối rõ ràng.
Chỉ lưu ý giá trị trong ô này là FOB, do đó nếu trên hóa đơn ghi giá trị theo điều kiện khác, chẳng
hạn ExWork, CIF… thì không được lấy ngay vào ô số 9 này, mà phải điều chỉnh cộng trừ chi phí
để xác định đúng giá trị FOB rồi mới ghi vào ô này.
Ô số 10: Số và ngày Invoice, chính là số liệu lấy từ Invoice, lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng, tránh sai sót,
nhầm lẫn.
Ô số 11: tên nước xuất khẩu (vd: CHINA), nhập khẩu (VIETNAM), địa điểm và ngày xin CO
form E, cùng với dấu của công ty xin CO.
Ô số 12: Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày
cấp. Với hàng từ Trung Quốc, chữ ký tiếng Hoa có nét tượng hình, không dịch ra phiên âm được.
Cán bộ hải quan sẽ đối chiếu với chữ ký trong cơ sở dữ liệu của họ.
Ô số 13: Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó
• Issued Retroactively: Trường hợp CO được cấp sau quá 3 ngày tính từ ngày tàu chạy
• Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau khi triển lãm.
• Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng
• Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba

• CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc
diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)

Những nội dung chính trong CO Form AK có:


• Thông tin người bán và thông tin người mua, những thông tin này sẽ trùng với Invoice và
bill hàng
• Phương thức vận tải cũng như phương tiện chở như đường biển, hàng không hay đường
bộ.
• Hàng hoá được ưu đãi hay không được ưu đãi sẽ do cơ quan chức năng ở tại nước nhập
khẩu đánh giá
• Trên form còn thể hiện được những thông tin cơ bản như STT, ký hiệu hàng hoá, số lượng,
khối lượng hàng hoá cũng như quy cách đóng gói
• Những tiêu chí xuất xứ
• Số lượng và giá trị FOB của hàng hoá
• Thông tin về tên nước nhập và xuất khẩu, địa điểm và ngày xin CO

• CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc
diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)
• CO form VJ :Việt nam - Nhật Bản

Để có thể nắm được quy trình xin C/o Form VJ và biết được có hợp lệ hay không. Bạn cần biết
được nội dung trên CO mẫu này thể hiện điều gì. Dưới đây là một số những nội dung chính:
• Ô 1 và 2 sẽ thể hiện được thông tin của người bán và người mua. Những thông tin này
cần phải được trùng khớp với vận đơn
• Ô 3 là phương thức vận tải và phương tiện chuyên chở bằng đường biển, đường hàng
công hoặc đường bộ.
• Ô 4 là số thứ tự, kí hiệu trên kiện hàng gồm những số lượng, khối lượng, khối lượng, các
quy trình đóng gói, mã HS code
• Ô 5 là tiêu chí xuất xứ thuần túy hoặc không thuần túy hay tỷ lệ nội địa hóa.
• Ô 6 sẽ thể hiện số lượng cũng như khối lượng hàng hóa
• Ô 7 là số và ngày hóa đơn (bạn cần kiểm tra phần này thật kỹ bởi đây là thông số tham
khảo quan trọng)
• Ô 8 là ghi chú đặc biệt
• Ô 9 là tên nước xuất, nhập khẩu, những địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công
ty.
• Ô 10 là chữ ký và dấu được cán bộ duyệt CO

• CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn
cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP
C/O phải sử dụng đúng form; phải kê khai hoàn chỉnh đúng quy định, đúng ô, sạch, rõ, không tẩy
xóa. Các loại form C/O được kê khai như sau
Kê khai VIETNAM tiếp sau Issued in (ở ô tiêu đề phía trên bên phải)
Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam
Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định sẽ được
khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với vận đơn và các
chứng từ giao nhận hợp lệ khác.
Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện vận
chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số
và ngày vận đơn. Ví dụ:
BY SEA: BACH DANG V.03
FROM: HOCHIMINH CITY TO: HAMBOURG
B/L No. : 1234 DATED: APRIL 10, 2004
Lưu ý: cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2 phải cùng
một nước nhập (ô 11).
Ô 4: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau:
C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY
Cấp phó bản do bị mất bản chính: THE ORIGINAL OF C/O No. <số C/O> DATED <ngày cấp>
WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó bản.
Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả C/O cũ:
REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED <ngày cấp> .
Ô 5: kê khai mã H.S tương ứng của từng mặt hàng mô tả trên ô 7.
Ô 6: Kê khai nhãn và số hiệu thùng hàng (nếu có).
Ô 7: Kê khai số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng
Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 7: CUSTOMS DECLARATION
FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày
tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau
phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>.
Lưu ý: kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định.
Kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa
như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp). AND OTHER GOODS (… và các hàng
khác).
Ô 8: Kê khai tiêu chuẩn xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng. Cụ thể:
Hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam kê khai chữ "A"
Hàng có xuất xứ không thuần túy Việt Nam:
- Nếu tỷ lệ % tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam trong trị giá F.O.B của sản phẩm
không vượt quá 50%, thì kê khai chữ "B" tiếp theo là tỷ lệ % này. Ngược lại,
- Nếu tỷ lệ % tổng trị giá hàm lượng gốc Việt Nam và các nước GSTP khác trong trị giá F.O.B
của sản phẩm không ít hơn 60%, thì kê khai chữ "C" tiếp theo là tỷ lệ % này.
Ô 9: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa.
Lưu ý:
Ô 5, 6? 7, 8, 9 phải khai thẳng hàng thứ tự, tên, tiêu chuẩn xuất xứ, trọng lượng thô (hoặc số lượng
khác) của mỗi loại hàng. Trường hợp mỗi loại hàng được đóng gói và có ký, mã hiệu riêng thì nội
dung khai báo trên ô 6 cũng phải thẳng hàng tương ứng.
Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ
tự trang ở góc dưới ô 7 (Ví dụ: Page 1/3).
Gạch ngang trên ô 5, 6, 7, 8, 9 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng thô (hoặc số
lượng khác), sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và
bằng chữ (SAY TOTAL).
Ô10: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi rõ lý do.
Ô11: Kê khai nước xuất xứ của hàng hóa (VIETNAM) tiếp theo produced in (phía trên country).
Kê khai nước nhập khẩu phía trên dòng (importing country).
Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu Việt Nam).
Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải bằng hoặc
sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với các doanh nghiệp người ký có thẩm
quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải
được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên.
Ô 12: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.
Ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O. Không
ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác
nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này.
Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May...), ngày khai thống nhất theo dạng
dd/mm/yyyy.
Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ
khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu.

• CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu
sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)
Ô 1: Nhà xuất khẩu/Người gửi – Exporter/Consignor: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của nhà xuất
khẩu và mã số của nhà xuất khẩu (Mã được cấp bởi cơ quan cấp C/O) tại góc phải bên dưới
của ô 1.
Ô 2: Địa chỉ được thông báo - Notify address: Ghi địa chỉ thông báo và mã số tương ứng
tại góc phải bên dưới của ô 2.

Ô 3: Số tham chiếu nội bộ – Internal reference No.: Nhập số tham chiếu (Số này do cơ
quan cấp C/O nhập).

Ô 4: Mã quốc gia – Country code: Cột thứ nhất ghi mã quốc gia xuất khẩu 2 (Mã quốc gia
gồm 3 chữ số. Vd: Vietnam có mã số 145) Cột thứ 2 ghi mã cảng xuất khẩu 3 (VD: HCM:
01) Cột 3 ghi thứ tự của ICO được cấp dựa vào năm cà phê (Năm cà phê được bắt đầu từ
ngày 1/10 đến ngày 30/9 năm kế tiếp)

Ô 5: Quốc gia sản xuất – Producing country: Ghi tên quốc gia sản xuất cà phê và mã quốc
gia tương ứng (footnote 2) tại góc phải bên dưới của ô 5.

Ô 6: Quốc gia nhập khẩu – Country of destination: Ghi tên quốc gia nhập khẩu – quốc gia
tiêu thụ hàng hóa và mã quốc gia nhập khẩu tương ứng4 tại góc phải bên dưới của ô 6.

Ô 7: Ngày xuất khẩu – Date of export: Ghi ngày xuất khẩu theo format DD/MM/YY (DD
= ngày; MM = tháng; và YY = 2 số cuối cùng của năm).

Ô 8: Nước chuyển tải – Country of trans-shipment: Ghi tên quốc gia chuyển tải trong
trường hợp cà phê không được chuyển thẳng đến nơi nhận cuối cùng và ghi mã quốc gia
chuyển tải (Footnote 4). Nếu cà phê được chuyển thẳng từ nơi sản xuất đến nơi nhận cuối
cùng thì ghi DIRECT.

Ô 9: Tên phương tiện vận chuyển - Name of carrier: Ghi tên phương tiện vận chuyển (tàu)
và mã phương tiện vận tải nếu có vào ô tại góc phải bên dưới của ô 9. Nếu cà phê không
được vận chuyển bằng tàu thì ghi loại phương tiện phù hợp như bằng xe tải, hoặc tàu lửa,
hoặc hàng không.

Ô 10: Ký hiệu nhận dạng theo ICO - ICO Identification mark: Ô này được ghi các chi tiết
sau: Mã quốc gia thành viên / Mã của người trồng cà phê hoặc nhà xuất khẩu / số thứ tự lô
cà phê xuất khẩu đầu tiên được bắt đầu từ số 1 cho lô hàng xuất khẩu vào ngày hoặc sau
ngày 1 tháng 10 đến hết ngày 30 tháng 9 năm sau. Vd: 145/01/12 (145 là mã quốc gia VN,
01 là mã DN được VCCI-HCM cấp mã, 12 là lô cà phê thứ DN đã xuất khẩu tính từ ngày
1/10 đến 30/9 năm sau). Chi tiết khai báo trên ô này theo quy định số 3 (Rule 3).

Ô 11: Vận chuyển trong - Shipped in: Đánh dấu “X” vào ô thích hợp (Bags hoặc Bulk hoặc
Containers hoặc Other).

Ô 12: Trọng lượng tịnh – Net weight of Shippment: Ghi trọng lượng tịnh của lô hàng,
trường hợp trọng lượng là số lẻ thì làm tròn số (1 pound bằng 0.4536 kg).

Ô 13: Đơn vị tính - Unit of weight: Đánh dấu “X” vào ô thích hợp về đơn vị tính là kg hoặc
lb.
Ô 14: Mô tả cà phê – Description of coffee: Đánh dấu “X” vào ô thích hợp để chọn loại
cà phê xuất khẩu như Green Arabica hoặc Green Robusta hoặc Roasted hoặc Soluble hoặc
Other và HS của cà phê. Trường hợp lô hàng xuất khẩu bao gồm nhiều loại cà phê khác
nhau, ICO cần được tách riêng cho mỗi loại cà phê khác nhau.

Ô 15: Thông tin cần thiết khác – Other relevant information: Đánh dấu “X” vào ô thích
hợp để chọn cách thức chế biến cà phê như Dry hoặc Wet hoặc Decafeinated hoặc Organic.

Ô 16: Chứng nhận cà phê được mô tả như trên được trồng tại quốc gia nêu trong ô 5 và
được xác nhận xuất khẩu – It is hereby certified that the coffee described above was grown
in the country named in box 5 and has been exported on date shown below: Cột đầu dành
cho cơ quan hải quan: Ghi số và ngày tờ khai hải quan xuất khẩu, nơi và ngày xác nhận,
ký tên và đóng dấu của cơ quan hải quan. Cột thứ hai dành cho cơ quan cấp C/O: Ghi ngày
và nơi cấp cấp C/O, ký tên và đóng dấu của cơ quan cấp C/O.

Ô 17: Ô dành cho việc dán mã vạch nhận dạng 2-D – Reserved for 2-D bar code sticker:
Bỏ trống ô này

• CO form T: Cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-
EU
• CO form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu
sang Mexico theo quy định của Mexico
• CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
• CO form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru
• CO form AANZ: ASEAN - Australia - New Zealand
1. Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).
2. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
3. Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 (mười
ba) ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a) Nhóm 1: tên viết tắt nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 (hai) ký tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định AANZFTA, gồm 02 (hai)
ký tự như sau:
AU: Ôtx-trây-li-a MY: Ma-lai-xi-a
BN: Bru-nây MM: Mi-an-ma
KH: Cam-pu-chia PH: Phi-lip-pin
ID: In-đô-nê-xi-a SG: Xinh-ga-po
LA: Lào TH: Thái Lan
NZ: Niu-di-lân
c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 (hai) ký tự. Ví dụ: cấp năm 2009 sẽ ghi là “09”;
d) Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 (hai) ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy
định cụ thể tại Phụ lục VIII. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có
sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo
“/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6
cho một lô hàng xuất khẩu sang Niu-di-lân trong năm 2009 thì cách ghi số tham chiếu của C/O
này sẽ là: VN-NZ09/02/00006.
4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu
gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng dỡ hàng.
5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.
6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự
riêng).
7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
8. Ô số 7: số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm mã HS của nước nhập
khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu hàng (nếu có)).
9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của
Điền vào ô số 8:
C/O:

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ WO
tại nước xuất khẩu theo điểm a khoản 1 Điều 2 của Phụ lục I

b) Hàng hóa được sản xuất toàn bộ theo quy định tại điểm c
PE
khoản 1 Điều 2 của Phụ lục I
c) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy với điều kiện hàng hóa
đó đáp ứng Điều 4 của Phụ lục I
- Thay đổi mã số hàng hóa (áp dụng ghi chung cho các tiêu chí
CTC
CC, CTH hoặc CTSH)
- Hàm lượng giá trị khu vực
RVC
- Hàm lượng giá trị khu vực + Thay đổi mã số hàng hóa
VD: CTSH + RVC 35%
- Loại khác, bao gồm tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ
thể Other
Một số ví dụ áp dụng cho trường hợp ghi “Other”:
(i) Không thay đổi mã số hàng hóa với điều kiện sản phẩm được
nấu trong lãnh thổ của các nước thành viên;
(ii) Không thay đổi mã số hàng hóa với điều kiện sản phẩm
được sản xuất bằng quy trình tinh chế;
(iii) CTSH, ngoại trừ từ 2523.29 đến 2523.90;
(iv) Sản phẩm thuộc phân nhóm này có xuất xứ tại nước thành
viên nơi sinh ra sản phẩm này từ việc sản xuất hoặc tiêu thụ;
(v) Nếu hàng hóa là kết quả của một “phản ứng hóa học”.
10. Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá FOB.
Việc ghi trị giá FOB được áp dụng khi tiêu chí xuất xứ là Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) và
quy định cụ thể như sau:
- Nhà xuất khẩu thuộc các nước thành viên ASEAN phải ghi trị giá FOB vào Ô số 9 trên C/O;
- Nhà xuất khẩu từ Ôtx-trây-li-a hoặc Niu-di-lân có thể lựa chọn việc ghi trị giá FOB vào Ô số 9
hoặc ghi trị giá FOB vào một bản khai báo nhà xuất khẩu (“Exporter Declaration”) riêng biệt như
quy định tại Phụ lục V-C.
C/O hoặc C/O giáp lưng được cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ hoặc nhập khẩu vào Cam-pu-chia và
My-an-ma sẽ vẫn thể hiện trị giá FOB với bất kể tiêu chí xuất xứ nào trong thời gian hai (02) năm
kể từ ngày Nghị định thư thứ nhất có hiệu lực hoặc sớm hơn trước đó khi được Ủy ban Thương
mại Hàng hóa phê chuẩn.
11. Ô số 10: số và ngày của hóa đơn thương mại được cấp cho lô hàng nhập khẩu vào nước nhập
khẩu.
12. Ô số 11:
- Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất khẩu.
- Dòng thứ hai ghi tên nước nhập khẩu.
- Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề
nghị cấp C/O và tên công ty đề nghị cấp C/O.
13. Ô số 12: dành cho cán bộ Tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký
của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.
Trường hợp cấp C/O bản sao chứng thực của C/O gốc, dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” và
ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12 của C/O theo quy định tại Điều
11 của Phụ lục III.
14. Ô số 13:
- Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back Certificate of Origin” trong trường hợp tổ chức cấp C/O của
nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo khoản 3 Điều 10 của Phụ lục III;
- Đánh dấu √ vào ô “Subject of third-party invoice” trong trường hợp hóa đơn thương mại được
phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba hoặc bởi nhà xuất khẩu đại diện cho công
ty đó theo quy định tại Điều 22 của Phụ lục III. Số của hóa đơn do nhà sản xuất hoặc nhà xuất
khẩu phát hành và số của hóa đơn (nếu biết được) do thương nhân phát hành cho việc nhập khẩu
vào nước nhập khẩu cần được ghi trong Ô số 10;
- Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp do sai sót không cố ý hoặc có lý do
xác đáng khác theo khoản 2 Điều 10 của Phụ lục III;
- Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa phải áp dụng khoản 1 Điều 8 của Phụ lục I;
- Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ của một nước thành
viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một
sản phẩm hoàn chỉnh như quy định tại Điều 6 của Phụ lục I.
15. Các hướng dẫn khác:
- Trong trường hợp có nhiều mặt hàng và/hoặc nhiều thông tin không thể kê khai hết trên C/O thì
sẽ kê khai tiếp trên mẫu khai bổ sung C/O tại Phụ lục V-B;
- Trong trường hợp có nhiều mặt hàng khai trên cùng một C/O, nếu mặt hàng nào không được
hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan Hải quan đánh dấu thích hợp vào ô số 4 và mặt hàng đó cần được
khoanh tròn hoặc đánh dấu thích hợp tại ô số 5.
- Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng tay hoặc in bằng máy vi tính.

• CO form AI :ASEAN - Ấn Độ
Khi kê khai C/O form AI bạn cần phải hết sức lưu ý bởi trong bản khai C/O có rất nhiều ô với
nhiều trường thông tin khác nhau và bạn cần phải khai chính xác những trường thông tin đó

• Ô 1: Bạn cần điền những thông tin như tên người xuất khẩu, địa chỉ và đất nước của
người xuất khẩu.
• Ô 2: Đây là ô bạn cần điền thông tin về tên người nhận hàng, tuổi và địa chỉ của nước
người nhận hàng đó. Nếu trong trường hợp địa chỉ nhận hàng được chỉ định trước đó
thì trong tờ khai bạn sẽ ghi là TO ORDER hoặc TO ORDER OF. Các thông tin cần
phải được thống nhất trên Vận đơn và những chứng từ khác.
• Ô 3: Tại ô này, bạn sẽ điền thông tin về đơn vị vận tải. Các thông tin đi kèm bao gồm
hình thức vận chuyển hàng hóa, phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hệ số
hành trình, cửa khẩu nhận hàng, kể cả ngày tháng bạn cũng phải kê khai chi tiết…
• Ô 4: Tại đây, bạn sẽ điền thông tin liên quan đến đơn vị cấp C/O form AI như tên đơn
vị có cấp CO, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên lạc của đơn vị đó.
• Ô 5: Tại đây sẽ là những ghi chú liên quan đến đơn vị cấp C/O. Bạn cần lưu ý rằng
một số trường hợp ghi chú C/O cấp sau người hàng xuất thì cần đóng dấu thông báo.
Bản chính bị mất thì đóng dấu lên phó bản, cấp lại C/O..
• Ô 6: Đây là ô bạn cần phải điền những thông tin về hàng hóa như mã hiệu của hàng,
số và chủng loại hàng hóa… Các thông tin về hàng hóa liên quan đến số hoặc ngày thì
cần phải được ghi rõ ràng và chính xác. Nếu người khai không phải là người gửi hàng
chính thì cần ghi rõ người khai báo.
• Ô 7: Đây là ô bạn khai báo số lượng hàng và trọng lượng thô của hàng hóa. Bạn cần
phải điền đủ trọng lượng của hàng thô nên cần kê khai thì bạn cứ điền sang trang kế
tiếp và đánh theo số thứ tự. Bạn cần lưu ý thêm các thông tin về mã HS code của hàng
hóa tại nước nhập khẩu nữa nhé!
• Ô 8: Tại ô này sẽ là các thông tin kê khai hóa đơn. Bộ hồ sơ xin cấp C/O form AI sẽ
đi kèm hóa đơn xuất khẩu. Bạn cần ghi rõ số hóa đơn và ngày hóa đơn đi kèm. Nếu
không có hóa đơn thì bạn cần phải ghi rõ lý do.
• Ô 9: Bạn cần ghi các thông tin về địa điểm cũng như thời gian phát hành C/O. Ngày
được cấp C/O là ngày phát hành, bạn cần phải ghi một cách chính xác nhất. Nếu là
ngày nghỉ làm hoặc ngày lễ quy định theo pháp luật thì bạn sẽ không ghi ngày phát
hành C/O là ngày đó.
• Ô 10: Đây là ô để bạn ghi thông tin về nước hàng hóa được xuất khẩu tới. Bạn cần
điền địa chỉ nơi hàng hóa tới. Các thông tin về ngày cũng cần phải được ghi rõ.
• Ô 11: Trong ô này, bạn điền như sau:
o Dòng thứ nhất: ghi chữ “ VIETNAM”
o Dòng thứ 2: ghi thông tin về tên nước nhập khẩu
o Dòng thứ 3: ghi địa chỉ cụ thể cấp, ngày tháng năm và chữ ký xác nhận của
bên cấp hoặc bên ủy quyền ký.
• Ô 12: Thông thường bạn sẽ để trống ô này. Một số trường hợp bạn có thể ghi là
“ISSUED RETROACTIVELY”. Các trường hợp ghi đã được quy định rõ theo điều 7
khoản 4. Trong trường hợp ở điều 8 bạn sẽ ghi là “CERTIFIED TRUE COPY”.
• Ô 13: Tại đây bạn chỉ cần tích chọn vào các ô tương ứng đó là : “Third-Country
Invoicing”, “Exhibition” hoặc “Back to back C/O”.

You might also like