You are on page 1of 42

Chiến lược Marketing SME Doanh Nghiệp

Là Việt Coffee
Mục Lục
I. PHẦN 1 : GIỚI THIỆU.............................................................................................3

II. PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC......................................................................4

1) PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PEST.............................................................................4

1. Tình hình chính trị.............................................................................................4

2. Tình hình kinh tế...............................................................................................4

3. Tình hình xã hội - văn hóa.................................................................................6

4. Sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty................7

2) PHÂN TÍCH NGÀNH..........................................................................................8

1. Phân tích thị trường ngành cà phê.....................................................................8

2. Các vấn đề đang được chú trọng quan tâm và nổi bật trong ngành:................10

3. Các xu hướng được xem là trends tương lai của ngành cà phê tại thị trường
Việt Nam mà Là Việt cần chú ý:..............................................................................11

3) PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC MARKETING CỦA CÔNG TY.......................13

XÁC ĐỊNH CƠ HỘI - ĐE DỌA TỪ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM


YẾU CỦA CÔNG TY..............................................................................................19

III. PHẦN 3 : HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC...............................................................20


1. Mục tiêu :............................................................................................................20

1. Mục tiêu ngắn hạn...........................................................................................20

2. Mục tiêu dài hạn :............................................................................................21

3. Chiến lược Cốt Lõi :........................................................................................21

IV. PHẦN 4 : PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG.................................................................22

1. Phân khúc thị trường...........................................................................................22

a. Khách hàng phổ thông :...................................................................................22

2. Xác định thị trường mục tiêu..............................................................................24

3. Chiến lược thị trường mục tiêu...........................................................................24

V. PHẦN 5 : ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM............................................................................25

1. Các đối thủ chiến lược :......................................................................................28

2. Bản đồ định vị.....................................................................................................29

VI. PHẦN 6 : CHIẾN LƯỢC MARKETING................................................................29

Marketing Mix.............................................................................................................30

Product.....................................................................................................................30

Quản trị mối quan hệ khách hàng.....................................................................................38


I. PHẦN 1 : GIỚI THIỆU

Là Việt được thành lập vào ngày 29/08/2013. Tính đến thời điểm hiện tại, cà phê
Là Việt đã hoạt động được gần 10 năm. Đây là một mô hình hiếm hoi cho quán
cafe kiểu phân xưởng, là nơi lý tưởng để thưởng thức cafe nguyên chất và cũng là
điểm check-in nhiều góc đẹp

Nguồn gốc: Theo đuổi giấc mơ làm ra hạt cà phê ngon và sạch “Là Việt”, nhưng
rang xay và pha chế đúng tiêu chuẩn Mỹ, bằng máy móc hiện đại, Founder Trần
Nhật Quang đã tìm lên Đà Lạt để có thể tìm kím nguồn cung ứng, sản xuất và
trồng trọt phù hợp nhất với bản vị cà phê Việt Nam mà anh muốn đưa ra thị
trường.

Các sản phẩm Là Việt Coffee hiện cung cấp :

 Cà phê hoà tan


 Cà phê nguyên hạt
 Cà phê bột
 Các bộ sản phẩm phụ kiện cà phê

Các chi nhánh của Là Việt Coffee :

 Sài Gòn: 5 cửa hàng Là Việt CF


 Đà Lạt: 2 cửa hàng
 Hà Nội: 3 cửa hàng
II. PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

1) PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PEST

1. Tình hình chính trị

- Việt Nam có điều kiện chính trị tương đối ổn định.

- Định hướng của Chính phủ và các Bộ, ngành đối với phát triển ngành Cà phê đó
là: phấn đấu xây dựng ngành cà phê trong nước phát triển theo hướng hiện đại,
đồng bộ, bền vững; có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất
lượng; mang lại giá trị gia tăng cao; nâng cao thu nhập cho người nông dân và
doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cà phê
khoảng 6 tỷ USD.

- Bên cạnh đó, Nhà nước còn có những chính sách ưu đãi về thuế quan đối với cà
phê chế biến - từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

2. Tình hình kinh tế

- GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam là 2.786 USD/người vào
năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.91%
trong năm 2020, giảm 71 USD/người so với con số 2.715 USD/người của năm
2019. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2021 dự kiến sẽ đạt 2.859
USD/người nếu nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và
mức dân số như năm 2019.

- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tốc độ tăng trường GDP của năm 2020
không quá cao. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng
trưởng dương, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Năm GDP/Người GDP/Người Tăng


(PPP) Trưởng
(%)
2020 2.786 8.651 2.91
2019 2.715 8.381 6.00
2018 2.566 7.768 6.02
2017 2.366 7.155 5.73
2016 2.192 6.573 5.12

- Hiện tại nền kinh tế của Việt Nam đang mang mặt tích cực, duy trì mức tăng
trưởng GDP không thay đổi, trấn áp tốt lạm phát kinh tế và những chủ trương cải
tổ nợ xấu, thâm hụt ngân sách cũng được đề những cách giải quyết một cách hài
hòa và hợp lý.

- Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid -19 đã tác động mạnh mẽ đến tình hình
kinh tế của Việt Nam và thế giới. Đứng trước tình hình này các chính sách tiền tệ
đã được triển khai quyết liệt nhằm đem lại sự bình ổn cho kinh tế đất nước, góp
phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá…

- Dự kiến Đảng và Nhà nước đã đề ra, trong vòng 10 năm tới Việt Nam sẽ trở
thành một nền kinh tế đang tăng trưởng có nền công nghiệp văn minh. Có vận tốc
tăng trưởng kinh tế trung bình 5 năm đạt khoảng chừng 6,5 – 7 %/ năm. Đến năm
2025 GDP trung bình đầu người đạt 4700 – 5000 USD / năm. Đóng góp hiệu suất
của những thành phần tổng hợp vào tăng trưởng khoảng chừng 45%, tỉ trọng tăng
trưởng chế biến, sản xuất góp phần trên 25%, tỉ lệ đô thị hóa khoảng chừng 45%,
kinh tế số đạt khoảng chừng 20%.

=> Tăng trưởng kinh tế giúp cho ngành cà phê có điều kiện mở rộng thị trường,
mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao, đồng thời giảm sức ép cạnh tranh
trong ngành.
3. Tình hình xã hội - văn hóa

- Ngành cà phê có một thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước cũng như trên thế
giới, là một loại đồ uống đã trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người. Ở Việt
Nam, cà phê đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở khu vực đô thị, không phân biệt
miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, cà phê đều được sử dụng và ngày càng trở
thành một loại thức uống được ưa thích. Nếu như trước đây, cà phê chủ yếu được
sử dụng bởi các quý ông thì đến nay, nhiều phụ nữ cũng có thói quen uống cà phê
hàng ngày. Do vậy, có thể nói thị trường Việt Nam là một thị trường rất lý tưởng
cho ngành cà phê.

- Theo báo cáo tần suất uống cà phê của người Việt như sau:

+ 20% đàn ông uống cà phê nóng nhiều hơn 3 lần/tuần, 65% đàn ông uống cà phê
đá nhiều hơn 3 lần/tuần.

+ 10% phụ nữ uống cà phê nóng và 30% uống cà phê đá nhiều hơn 3 lần/tuần

- Khảo sát theo nhóm tuổi, nhóm 1 có độ tuổi từ 19-29, nhóm 2 có độ tuổi từ 30-
49:

+ Nhóm tuổi 19-29: Chỉ có 10% uống cà phê nóng và 40% uống cà phê đá quá 3
lần/tuần

+ Nhóm tuổi 30-49: 50% uống cà phê nóng và 15% uống cà phê đá nhiều hơn 3
lần/tuần.

- Theo khảo sát ý kiến thói quen sử dụng cà phê: 90% uống cà phê cùng bữa ăn
sáng, 50% uống cà phê trước khi ăn sáng, 10% uống cà phê sau khi ăn sáng, 10%
uống cà phê sau khi chơi thể thao, 10% uống cà phê trước khi ngủ, 90% uống cà
phê ngay khi thức dậy.
- Thống kê những lí do chính mà người tiêu dùng sử dụng cà phê: 40% uống cà
phê để thư giãn, trò chuyện 35% nhờ cà phê để tỉnh táo sau giấc ngủ, 15% tin rằng
cà phê có thể giúp tăng khả năng tập trung, 40% chọn cà phê vì đó là sở thích.

4. Sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty

- Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh vực kỹ
thuật, công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành cà phê. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại của nước ta, hiệu quả của
hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp,
mạnh mẽ đến hoạt động của ngành cà phê.

- Các doanh nghiệp trong ngành cà phê có thể quảng cáo được sản phẩm của công
ty mà sẽ tốn rất ít chi phí thông qua các công nghệ, mạng Internet. Các kĩ thuật
công nghệ, giúp doanh nghiệp có thể sản xuất cà phê với thời gian nhanh hơn, ít
tốn sức lực nhân công nhưng vẫn giữ chất lượng cao, an toàn vệ sinh cho cà phê.
Nhờ áp dụng công nghệ, năng suất cà phê ứng dụng công nghệ cao bình quân cao
hơn cà phê thô thường từ 10-30% .

- Nếu như không biết áp dụng khoa học kỹ thuật thì đó sẽ là một rào cản lớn và
doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị tụt hậu xa hơn với các đối thủ.

- Ví dụ: Ứng dụng công nghệ nhiệt phân vào sản xuất cà phê đã mang lại kết quả
tích cực trong việc nâng cao chất lượng cà phê và còn giúp bảo vệ môi trường
trong quá trình sản xuất.

+ Công nghệ nhiệt phân sẽ có nhiệt độ 8.500 độ C sẽ tạo ra khí gas. Gas được đưa
vào buồng đốt để cung cấp khí nóng cho buồng phản ứng tạo ra sự tuần hoàn cháy
liên tục. Người trồng cà phê vừa có thể thu hồi nhiệt nhờ quá trình đốt rất ổn định
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sấy cà phê.
+ Quá trình nhiệt phân tạo ra than sinh học để dùng làm phân bón cải tạo đất, than
sinh học giúp cải thiện độ tơi xốp của đất, khả năng giữ nước rất cao, chống thất
thoát bay hơi hay ngấm vào tầng sâu sau khi tưới trong mùa nắng, chống xói mòn
đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi sống trong đất, thu hút và
giữ nguồn dinh dưỡng để nhả dần ra cho cây trồng.

+ Công nghệ nhiệt phân vừa thay thế cho công nghệ đốt lạc hậu, thải nhiều khói
bụi và khí thải độc hại ra môi trường trong quá trình đốt vừa lấy năng lượng nhiệt
cho việc sấy cà phê và các loại nông sản khác, quá trình đốt nhiệt phân không tạo
khói và mùi ra môi trường xung quanh.

2) PHÂN TÍCH NGÀNH

1. Phân tích thị trường ngành cà phê

- Dự báo sự phát triển của thị trường và ảnh hưởng của môi trường đến việc kinh
doanh sản phẩm Là Việt Coffee tại Việt Nam:

+ Bất chấp sự chững chạc ở các ngành khác của thị trường do ảnh hưởng đại dịch
Covid-19, các sản phẩm hương cà phê vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo
Bussiness Wire, tổng doanh thu ngành cà phê và trà được dự đoán sẽ phục hồi với
tốc độ tăng trưởng trung bình 9.0% hàng năm và đạt 191.1 tỷ đô-la vào năm 2023.
Từ đó, các doanh nghiệp và nhà sản xuất ngành F&B – cụ thể là Là Việt Coffee
nên tận dụng những số liệu thống kê cùng với cập nhật những xu hướng đồ uống
mới nhất để đưa ra giải pháp kinh doanh tốt nhất.

+ Đại dịch đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, cà phê cùng các dòng sản phẩm
hương cà phê cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. Báo cáo về thị trường cà
phê của Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO (09/2020) cho thấy, sản lượng nhu cầu tiêu
dùng của năm 2020 cũng giảm 0,5% so với dự kiến cũng khiến cho giá cả cà phê
thấp xuống dưới mức trung bình. Tình hình dịch bệnh vẫn còn khá phức tạp ở hiện
tại, Là Việt Coffee nên cẩn trọng và xem xét các xu hướng phù hợp để đưa ra
chiến lược kinh doanh hiệu quả.

+ Đại dịch tiếp tục có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp đến năm 2021. Tuy
nhiên, nhiều chuyên gia dự kiến thị trường sản xuất cà phê và chè sẽ phục hồi sau
cú sốc. Thị trường này được dự đoán sẽ phục hồi và tăng trưởng với tốc độ CAGR
là 9% từ năm 2021 và đạt 191,1 tỷ USD vào năm 2023. Các doanh nghiệp trong
lĩnh vực dịch vụ cà phê và trà có thể chủ động lập kế hoạch để thành công trong
kinh doanh bằng cách tận dụng thống kê ngành và xu hướng đồ uống năm 2022.

+ Một trong những hậu quả nặng nề của Covid -19 là sự đóng cửa hàng loạt của
các cửa hàng cà phê: có đến 95% cơ sở dịch vụ ẩm thực, nghỉ dưỡng buộc phải
đóng cửa tại cùng thời điểm khi có dịch. Mặc dù khách hàng tỏ ra muốn quay lại
những nơi quen thuộc ưa thích nhưng sự tăng trưởng vẫn còn chậm. World Coffee
Portal dự báo “tăng trưởng các điểm bán hàng trong năm 2022 sẽ quay lại chậm”,
còn quay trở lại hoàn toàn như trước phải mất ít nhất 3 năm. Sự quay lại chậm
chạp một phần do lượng đặt hàng cà phê tăng bất thường cùng với thiết bị pha chế
tại nhà. Tuy nhiên, khi trở lại với các quán cà phê, người tiêu dùng hy vọng cà phê
pha lạnh nitro cold brew sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các menu. Đây là thức uống
từ ngâm lâu cà phê bột trước khi đưa vào khí nitrogen, là thức uống rất phổ biến
những năm gần đây, chưa có dấu hiệu sớm thay đổi.

+ Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà
phê đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazlil – điều tạo nên lợi thế lớn cho các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm cà phê nói chung và Là Việt Coffee nói riêng. Bên cạnh
đó, điều kiện khí hậu nhiệt đới, địa lý và cùng đất đỏ bazan ở Việt Nam đã tạo cho
cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo và có sức lôi cuốn với cả những
khách hàng khó tính nhất.
+ Bên cạnh đó, đây cũng là thị trường cạnh tranh cao với mức đầu tư lớn. Vì vậy,
Là Việt Coffee phải sáng tạo ra những công thức riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo
giữ được hương vị cà phê nguyên bản và sự an toàn thì mới có thể chiếm trọn
niềm tin của người tiêu dùng.

2. Các vấn đề đang được chú trọng quan tâm và nổi bật trong
ngành:

Sau đại dịch Covid-19, sức khỏe và sự tiện lợi dẫn đầu xu hướng trong thị trường
cà phê 2022.

+ Đồ uống tốt cho sức khỏe: Nhu cầu của người tiêu dùng các sản phẩm có chứa
thành phần tăng cường sức khỏe đã giúp nhu cầu sử dụng cà phê với công dụng tốt
cho sức khỏe tăng lên hàng đầu. Theo Mintel, 30% người uống cà phê quan tâm
đến việc mua cà phê với các lợi ích chức năng tốt cho hệ miễn dịch. Do đó, trong
quy trình chế biến cà phê cần lưu ý đảm bảo cho hạt cà phê vẫn giữ được thành
phần có lợi này. Ngoài ra, các dòng cà phê nấm và cà phê matcha cũng đang được
ưa chuộng vì khả năng hỗ trợ giảm cân và làm đẹp. Nhìn chung, nhu cầu về đồ
uống chức năng ngày càng tăng với nhiều người tìm kiếm đồ uống để giữ nước và
duy trì sự cân bằng dinh dưỡng. Để tận dụng phân khúc này, các công ty đang giới
thiệu đồ uống tăng cường như nước trái cây chức năng, nước chức năng có lợi cho
sức khỏe như cân bằng nước, quản lý cân nặng và cải thiện tiêu hóa.

+ Người tiêu dùng có xu thế lựa chọn các sản phẩm mang hương cà phê khác biệt.
Số lượng người sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm mang hương vị cà phê độc đáo
như espresso, cold brew, cappuccino hay latte chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

+ Cà phê đóng hộp và đóng chai trở nên phổ biến hơn: Theo chuyên gia thương
hiệu Võ Văn Quang: “Người tiêu dùng Việt Nam đang muốn mua thực phẩm và
đồ uống càng thuận tiện càng tốt”. Họ luôn muốn nhanh chóng trong việc mua
hàng, không tốn nhiều thời gian chờ đợi lấy đồ uống và các chuỗi cà phê với quy
mô nhỏ, take away dễ dàng. Trong một xã hội luôn di chuyển, cà phê và trà đóng
hộp và đóng chai đang dần trở thành mặt hàng chủ lực của nhiều thương hiệu.
Người tiêu dùng yêu thích sự tiện lợi của các sản phẩm này khi có thể mua tại bất
kỳ đâu trên đường như trạm xăng, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động,…

+ Các xu hướng được cho là chủ đạo trong ngành hàng trà cà phê trong năm 2022
bao gồm quá trình nitro hóa phân tử và nguồn cung ứng bền vững. Đây là phương
pháp làm tăng cảm giác ngon miệng, với kết cấu mịn màng và không cung cấp quá
nhiều calories rỗng. Hơn thế nữa, người tiêu dùng ngày càng có yêu cầu khắt khe
trong cách trang trí thành phẩm.

+ Đồ uống tốt cho sức khỏe: Cà phê pha phin ngày càng trở nên phổ biến. Do đó,
các cửa hàng đang có xu hướng chuyển sang cung cấp sản phẩm cà phê tốt cho sức
khỏe với đậu nành và collagen cremer. Ngoài ra, các dòng cà phê nấm và cà phê
matcha cũng đang được ưa chuộng vì khả năng giảm cân và làm đẹp. Hầu hết các
cửa hàng sản phẩm hương cà phê chuyên dụng cung cấp các loại hỗn hợp giúp
tăng cường sức khỏe đường ruột, trao đổi chất và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

3. Các xu hướng được xem là trends tương lai của ngành cà phê tại thị
trường Việt Nam mà Là Việt cần chú ý:

+ Cà phê pha sẵn (RTD coffee): Theo Hivos cà phê pha sẵn là một trong những
phân khúc phát triển nhanh nhất ở thị trường châu Âu. Thức uống này được xem là
một sự thay thế lành mạnh và hứa hẹn sẽ mang lại mức lợi nhuận khổng lồ cho
doanh nghiệp. Ngoài ra, những loại thức uống pha sẵn có chứa hương liệu cà phê
cũng đang ngày càng nổi bật và được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn nhờ tính
tiện lợi và chức năng giúp tỉnh táo của mình. Nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ
uống RTD, bao gồm cà phê RTD, dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường cà phê trong
tương lai.
+ Cà phê Snapchill: Được dự đoán sẽ trở thành hương cà phê phổ biến trong vài
năm tới nhờ hương vị đặc trưng và sự tiện dụng. Tuy nhiên, hiện tại cà phê
snapchill vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Về cách pha chế, cà phê snapchill yêu
cầu kỹ thuật công nghệ cao hơn các loại cà phê pha máy hoặc cold-brew khác.
Không dùng nước lạnh để pha cà phê như phương pháp cold-brew, cà phê
snapchill vẫn sử dụng nước nóng và cách pha chế như cà phê bởi máy móc chỉ
trong vài chút và có thể được sử dụng ngay hoặc đem đi đóng lon. Bằng cách đó,
hương vị cà phê snapchill vẫn giữ nguyên được mùi thơm và vị ngon hấp dẫn của
cà phê pha nóng chứ không phải vị dịu như cold-brew. Khi sử dụng snapchill,
khách hàng cũng không cần dùng thêm đá để hòa tan như cà phê đậm đặc vì nó đã
có đủ hương vị cũng như độ lạnh vừa phải. Snapchilling là quá trình pha cà phê và
sau đó làm lạnh siêu tốc ngay lập tức để giữ hương vị mà không làm cho cà phê bị
oxy hóa hoặc bị loãng.

+ Cà phê lên men Koji: Kể từ khi bùng nổ năm 2019, cà phê lên men Koji đã tạo
được sự phấn khích của người tiêu dùng cũng như các chuyên gia cà phê. Phương
pháp lên men này do nhà sinh học Koichi Higuchi đề xướng và phát triển, sử dụng
bào tử Koji – là một loại nấm men dùng để làm ra các thực phẩm lên men truyền
thống của người Nhật – cho cà phê nhân và để lên men trong vài ngày. Trong các
thí nghiệm Higuchi thấy rằng kỹ thuật này đã cải thiện profile cà phê tách, khi
rang đậm cho ra mùi vị dịu hơn, còn rang nhạt thì acidity sạch hơn.

+ Du lịch cà phê: Người tiêu dùng thường tiếp cận cà phê như một trải nghiệm
toàn diện và do đó nhiều người trẻ tuổi tìm kiếm cà phê ở các vùng trồng phổ biến
trên khắp thế giới. Xu hướng này cũng phản ánh phong trào "từ trang trại đến bàn
ăn" để sản xuất nông sản. Thế hệ Millennials cũng tìm kiếm những cửa hàng có
các buổi giới thiệu cà phê và trà độc đáo, những bức ảnh hấp dẫn về đồn điền cà
phê, trải nghiệm giáo dục,…
+ Buttered Coffee: Cà phê bơ khá phổ biến trong giới vận động viên chuyên
nghiệp. Nhưng nó lại thuộc nhóm nước giải khát độc lạ với người tiêu dùng phổ
thông. Do đó, Là Việt Coffee có thể thêm món cà phê này vào danh mục sản phẩm
để thu hút khách hàng.

+ Quy trình chế biến cà phê hướng đến yếu tố tuyên bố bền vững: Với xu hướng
bảo vệ môi trường hiện nay, người tiêu dùng mong đợi hơn ở các thương hiệu đầu
tư theo hướng kinh doanh bền vững. Điều này bao gồm: thương mại công bằng,
yếu tố con người, bao bì đóng gói hiệu quả và hiệu quả sinh thái như cốc và bộ lọc
có thể phân hủy. Trên thực tế, có đến 49% tổng số cà phê được các đơn vị gia công
cà phê ra mắt trên toàn cầu vào năm 2021 có tuyên bố về môi trường hoặc đạo
đức. Xu hướng này sẽ tăng theo thời gian, và Là Việt Coffee muốn mở rộng phạm
vi thương hiệu cần xem xét yếu tố này.

3) PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC MARKETING CỦA CÔNG TY

Marketing assets:

Customer based assets ( tài sản marketing dựa trên khách hàng)

thường là những tài sản tồn tại trong tâm trí khách hàng và về bản chất thì chúng
vô hình. Tuy nhiên, chúng có thể là một trong những yếu tố giúp vị thế cạnh tranh
được bảo vệ trên thị trường.

- Thương hiệu và danh tiếng của Là Việt Coffee:

+ Là Việt Coffee là một thương hiệu cà phê chất lượng, truy xuất được nguồn gốc
đã có mặt nhiều năm trên thị trường. Với mong muốn mang đến cho người tiêu
dùng những loại cà phê chất lượng từ khâu chọn giống, vun trồng, chăm sóc đến
khi đóng gói thành phẩm, Là Việt Coffee vẫn đang cố gắng để người tiêu dùng
biết đến nhiều hơn. Một số loại cà phê khác nhau sẽ có những công thức pha chế
khác nhau, dụng cụ cũng khác nhau, sẽ tạo ra những mùi vị cà phê đặc trưng
không thể lẫn vào đâu.

+ Theo tạp chí uy tín Big Seven Travel, Việt Nam đã có 3 quán cà phê được hơn 2
triệu tín đồ cà phê toàn cầu bình chọn trong danh sách 50 quán hàng đầu châu Á,
trong đó có Là Việt Coffee , được xếp ở thứ hạng 6.

- Xuất xứ sản phẩm của Là Việt Coffee:

+ Sản phẩm của Là Việt Coffee được làm ở Đà Lạt, đảm bảo được giống ngon,
thời tiết ở Đà Lạt chia ra làm hai mùa rõ rệt, phù hợp để phát triển cà phê, cà hê
cần rất nhiều nước từ khi ra hoa đến lúc chín, còn mùa khô để thúc cho hạt cà phê
chín mọng.

Supply chain assets ( tài sản chuỗi cung ứng)

Là các tài sản liên quan tới việc đưa hàng hóa tới khách hàng.

- Mạng lưới, kiểm soát phân phối và nhà cung ứng: trong quá trình phân phối chưa
có sự hợp tác tốt dẫn đến trong quá trình giao hàng còn chậm trễ, đem lại trải
nghiệm chưa tốt cho khách hàng, quản lý các trang thương mại điện tử như
Lazada, Shopee, CoopMart.Co... còn chậm, không thường xuyên kiểm tra các đơn
hàng, xác nhận và giao hàng còn chậm trê gây sự khó chịu cho khách hàng, chưa
đảm bảo trong khâu cung cấp hàng.=> làm mất điểm trong lòng khách hàng.

Internal support assets (tài sản hỗ trợ marketing bên trong)

- Lợi thế về chi phí: Việc khai thác công nghệ hiện đại, sử dụng công cụ pha chế
cà phê tân tiến giúp tiết kiệm và tận dụng được tối đa nguồn lực. Dịch vụ có giá từ
thấp đến trung bình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cà phê, thuận lợi
trong việc tiếp cận khách hàng có thu nhập thuộc tầng lớp lao động và trung lưu.
- Hệ thống thông tin và tình báo marketing: việc sử dụng dữ liệu thông tin khách
hàng chưa thực sự tốt, chưa khai thác được những đặc điểm tính cách và sở thích
của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh => chưa khai thác hoàn toàn nguồn
dữ liệu khách hàng nên chưa có khả năng tạo sự khác biệt để tạo những chiến lược
marketing tốt.

- Cơ sở dữ liệu khách hàng hiện tại: Tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, làm
hài lòng đa số người sử dụng sản phẩm của Là Việt Coffee.

Alliance - based assets ( tài sản marketing dựa trên liên minh hợp tác)

Là tài sản hình thành thông qua hợp tác, liên minh mang tính chiến lược, tiếp cận
thị trường, kỹ năng quản lí, chia sẻ công nghệ, tính độc nhất.

- Tiếp cận thị trường. Cà phê Là Việt hiện là nhà cung cấp cà phê hạt cho nhiều
cửa hàng cà phê, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên toàn quốc điển hình là công ty
bán lẻ Nhật Bản Muji

- Chia sẻ công nghệ: Cà Phê Là Việt hiện đang cung cấp và chia sẽ công nghệ,
trang thiệt bị của mình với các đối tác mà Là Việt cung cấp hạt cà phê hay quy
trình chế biến. Là Việt tổ chức các khoá học training cho nhân viên của đối tác,
chia sẽ kiến thức và quy trình xử lý để cùng với đối tác xây dựng liên minh tạo nền
tảng cho hoạt động chia sẽ và hợp tác công nghệ để tăng sự tin tưởng của đối tác
và tạo ra các đơn đặt hàng mới với giá trị cao hơn.

Marketing capabilities ( Khả năng tiếp thị)

Product and service management

- Thương hiệu Là Việt Coffee đã thiết kế cơ cấu đảm bảo rằng các hoạt động đa
dạng như sản phẩm phong phú, đóng gói đơn giản, sử dụng chất liệu bảo vệ môi
trường, giá sản phẩm từ thấp đến trung bình nhưng chưa tạo được ấn tượng, thu
hút với tầng lớp thượng lưu, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi nhưng vẫn
chưa đem lại hiệu ứng tốt từ phía khách hàng.

- Mạng lưới phân phối cần được cải thiện, mở rộng và phát triển.

Advertising, promotion and selling

- Dịch vụ tại Là Việt Coffee trong quá trình giao tiếp với khách hàng để lại nhiều
đánh giá tiêu cực.

- Là Việt có nhiều hình thức xây dựng giá trị thương hiệu bao gồm chương trình
quảng cáo, Content nổi bật, PR sản phẩm, bán hàng nhưng chưa đem lại hiệu quả
thực sự tạo bước ngoặt thành công cho thương hiệu, cùng với đó một vài đánh giá
không tốt từ khách hàng, sai xót vẫn còn khi thực hiện những chương trình.

Distribution and Logistic

- Hoạt động giao hàng là một trong những yếu tố quan trọng của hoạt động phân
phối. Nhưng thương hiệu Là Việt Coffee chưa thực sự thành công trong quá trình
thực hiện hoạt động này.

- Công ty đã xây dựng đa dạng các kênh phân phối như Lazada, Shopee, BigC,
CoopMart.Co,..... để tăng độ hiệu quả, giúp khách hàng trung thành dễ dàng mua
hàng của công ty, nhưng cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía khách hàng khi
trải nghiệm loại hình mua bán này.

Pricing and tendering

- Hướng đến nhóm đối tượng thuộc tầng lớp trung lưu và những người làm viêc
văn phòng , Là Việt Coffee xây dựng giá sản phẩm phù hợp dao động từ thấp đến
cao, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Dynamic Marketing Capalibities (năng lực động)

Khả năng tích hợp,xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của DN để đáp ứng
với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Nguồn lực động marketing năng động thường được chia ra thành 3 loại:

Khả năng cảm nhận thị trường ( Absorptive capability)

- Cà phê là một loại thức uống thiết yếu mà mọi giới tính đều có thể sử dụng được.
Chúng ta sử dụng cà phê với nhu cầu giải khát, sở thích, công dụng cà phê: thư
giản, giúp tỉnh táo và tăng khả năng tập trung. Là Việt Coffee đã cung cấp cho thị
trường những sản phẩm cà phê chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Ở Việt Nam đa số người dân đều có mức thu nhập trung bình, và đa số là tầng lớp
lao động và trung lưu. Qua đó Là Việt coffee đã đưa ra mức giá hợp lý, bình ổn để
khách hàng có thể mua hàng chất lượng mà phù hợp với thu nhập.

- Là Việt Coffee đã học hỏi và áp dụng những công nghệ hiện đại vào khâu sản
xuất, cũng như khâu pha chế để đưa đến cho khách hàng những hạt cà phê chất
lượng và tạo ra những ly cà phê thơm ngon

Khả năng thích nghi (Adaptive capability)

- Tọa lạc ở những con hẻm, văn hóa cà phê gắn liền với văn hóa hẻm để từ đó
khách hàng có dịp chìm vào bầu không khí tĩnh lặng mang tính chia sẻ nhiều hơn.
Hướng đến những đối tượng khách hàng có nhu cầu tán gẫu với bạn bè, cần có
không gian tĩnh lặng để đọc sách, để làm việc hay muốn trốn khỏi phố xá xô bồ,
tiếng xe inh ỏi. Thương hiệu LÀ VIỆT COFFEE sử dụng chiến lược định vị dựa
vào chất lượng mà sản phẩm cà phê) mang lại. Từ quy trình chăm sóc hạt cà phê
đến quy trình pha ra một ly cà phê hoàn chỉnh đều đảm bảo được tính sạch sẻ, an
toàn. Từ đó cho ra hương cà phê, mùi thơm của ly cà phê thỏa mãn được phương
diện khứu giác của khách hàng. => Tuy nhiên, chiến lược định vị vẫn chưa đa
dạng... ( định vị dựa vào giá trị, dựa vào tính năng, dựa vào mối quan hệ, dựa vào
mong muốn)

- Quản trị quan hệ khách hàng là khả năng thu hút, duy trì, mở rộng và đào thải
khách hàng. Đồ uống của Là Việt vẫn là điều khiến khách hàng ấn tượng nhất khi
đến đây, điều thu hút và duy trì được sự trung thành của khách hàng Các món đồ
uống được yêu thích nhất tại Là Việt chính là các loại cafe gồm cà phê pha máy,
cà phê pha phin và cà phê drip thủ công... Tuy nhiên, việc phục vụ mong muốn,
nhu cầu của khách hàng chưa để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng => Cần
khắc phục và cải thiện.

Khả năng đổi mới ( Innovative capability)

- Khả năng đổi mới và phát triển sản phẩm là nguồn máu nuôi sống doanh nghiệp.
Theo đuổi sứ mệnh tạo ra những hạt cà phê ngon và sạch mang tên Là Việt. Sử
dụng hình thức trở lại với nông nghiệp sạch để giữ nguyên giá trị nguyên bản cho
hạt cà phê, founder của Là Việt là anh Trần Nhật Quang đã làm việc trực tiếp với
những người nông dân, cố gắng hết sức để mua cao hơn thị trường từ hai đến ba
giá, thuyết phục người dân làm đúng quy trình, kỹ thuật mà mình mong muốn,
Trong quá trình chăm sóc và thu hoạch cũng được theo sát, không được sử dụng
các thành phần hóa học, hoàn toàn dùng phân hữu cơ, không dùng thuốc diệt cỏ,
cỏ mọc chỉ cắt đi bón cho cây. Thêm vào đó, việc phơi cà phê được phơi trên giá,
phải hái những trái chín mọng và xử lý lên men ngay trong 48 giờ đầu, mới khơi
dậy được tất cả mùi vị của hạt cà phê. Lan tỏa được giá trị nguyên bản của hạt cà
phê Việt, đó chính là cách để giữ gìn cà phê gốc từ đó tạo dựng được các sản phẩm
mới có mùi hương của cà phê, thơm tạo nên vị cân bằng mà độc đáo, chất lượng.

Cà Phê Là Việt còn thường xuyên tổ chức các buổi workshop, các sự kiện cho các
đối tác và khách hàng đam mê cà phê đến để giao lưu và học hỏi. Là Việt có cho
mình đội ngũ phát triển sản phẩm riêng và thường xuyên cập nhật các chiến lược
Marketing của mình sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

XÁC ĐỊNH CƠ HỘI - ĐE DỌA TỪ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỂM MẠNH -


ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY

STRENGTHS WEAKNESS
- Cơ sở sản xuất và trồng trọt tốt - Độ nhận diện thương hiệu Là
- Chất lượng sản phẩm cao Việt Coffee trong mắt khách
- Không gian cửa hàng được hàng còn chưa cao.
đánh giá là rộng rãi, thoáng mát, - Hệ thống phân phối cửa hàng
độc đáo, đậm chất industrty. chưa đa dạng (các chi nhánh tập
- Là Việt Coffee cung cấp mức trung chủ yếu ở Hà Nội, Đà Lạt,
giá sản phẩm phù hợp với mọi Tp. Hồ Chí Minh).
lứa tuổi, trung bình từ 25.000 - Chất lượng dịch vụ và bộ phận
VNĐ - 60.000 VNĐ. chăm sóc khách hàng chưa được
đánh giá cao.
- Hệ thống đặt hàng online và
giao hàng còn có nhiều sai sót.
- Các bộ phận nhân viên trong
Là Việt Coffee chưa có sự hợp
tác, liên kết và thống nhất.

OPPORTUNITY THREAT
- Nội dung thực đơn phong phú, - Hiện nay, trên thị trường Việt
nhận được nhiều feedback, Nam có nhiều sản phẩm thay thế
comments tốt của khách hàng. cho cà phê hòa tan như cà phê
- Số lượng khách hàng tiềm đóng hộp hay cà phê tại các cửa
năng lớn. hàng cà phê. Hơn nữa, mỗi khi
- Chất lượng sản phẩm Là Việt cảm thấy mệt mỏi, người tiêu
Coffee được đánh giá tốt, điều dùng có thể chọn nước tăng lực
này khiến độ trung thành, ghé Red Bull thay cho cà phê.
thăm cửa hàng từ lần thứ hai trở - Sự phát triển của các thương
lên cao. hiệu đồ uống nước ngoài và
trong nước khiến thị phần của
Là Việt Coffee liên tục bị đe dọa
ảnh hưởng. Đối thủ cạnh tranh
đáng gờm như Trung Nguyen,
Starbucks, The Coffee House,…
- Sự cải tiến sản phẩm, tăng
thêm hương vị mới, cho ra các
dòng sản phẩm nhằm đa dạng
hóa thị trường và chất lượng
dịch vụ vẫn là bài toán đối với
Là Việt Coffee.
- Chương trình đào tạo nhân
viên và cải thiện chất lượng dịch
vụ trong cửa hàng.
- Định vị thương hiệu Là Việt
Coffee trong thị trường cà phê
Việt Nam.

III. PHẦN 3 : HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

1. Mục tiêu :

1. Mục tiêu ngắn hạn

- Ổn định và cải thiện chất lượng phục vụ của nhân viên.

- Nâng cấp và mở rộng hệ thống phân phối.

- Đa dạng hoá danh mục sản phẩm, menu.

- Trở thành đối tác của nhiều cơ sở cà phê hơn so với thời điểm hiện tại.

2. Mục tiêu dài hạn :

Trở thành một trong những thương hiệu cà phê nổi bật và đặc biệt được nhiều
người biết đến. Phổ biến văn hoá cà phê thủ công đến với người Việt từ đó tạo cơ
hội Mở rộng thêm chi nhánh tại các khu vực khác trên toàn quốc thay vì chỉ có
mặt ở các khu vực như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt. Tăng cường khả năng cạnh tranh
với các thương hiệu cà phê hàng đầu như Trung Nguyên, Highland Coffee, The
Coffee House,…

3. Chiến lược Cốt Lõi :

Dựa trên những phân tích đã đưa ra như xu hướng hiện tại của khách hàng ngày
càng tập trung vào chất lượng của Coffee như việc ưa chuộng các loại cà phê ý của
giới trẻ, coffee kết hợp cùng với protein thực vật, coffee healthy như loại cà phê
mix đậu nành và collagen. sự tương thích của mô hình doanh hình nghiệp Là Việt
như cơ sở trồng trọt và sản xuất có trình độ chuyên môn cao, điều kiện trồng trọt
thuận lợi, sở hữu các công nghệ cà phê hiện đại – trang thiết bị tiên tiến cùng đội
ngũ luôn đổi mới và sáng tạo, học hỏi giúp doanh nghiệp có khả năng phát triển và
nâng cao – đa dạng hoá các sản phẩm của mình.

Chiến lược Cốt Lõi phù hợp nhất với doanh nghiệp cà phê Là Việt là chiến lược
Khác biệt hoá sản phẩm hay còn gọi là chiến lược Product Leadership, việc sử
dụng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm giúp đa dạng hoá danh mục và tăng thêm
tính đặc trưng của cà phê là việt vốn được biết tới như một thương hiệu cà phê với
menu cà phê đa dạng và độc đáo, tăng rào cản gia nhập và khả năng cạnh tranh đối
với các đối thủ khác vốn chỉ đang tập trung vào các sản phẩm cà phê và thức uống
cơ bản. Ngoài ra việc sử dụng Khác biệt hoá sản phẩm giúp cà phê Là Việt giữ
chân được các khách hàng trung thành vì chất lượng sản phẩm mà ít quán cà phê
nào có thể thay thế được.
IV. PHẦN 4 : PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG

1. Phân khúc thị trường

a. Khách hàng phổ thông :

Ngành cà phê tại Việt Nam có hai phân khúc lớn là phân khúc cà phê rang xay và
cà phê bột

Tuy nhiên trong đó còn có một số phân khúc đặc trưng nhằm hỗ trợ cho quá trình
phát triển chiến lược Marketing cho các hãng, ở đây Cà Phê Là Việt quyết định sử
dụng phân khúc nhân khẩu học để lựa chọn khách hàng mục tiêu vì đây là phân
khúc phù hợp nhất để đưa ra những đặc điểm xác định đối tượng khách hàng của
công ty.

- Giới tính : Nam/Nữ


- Độ tuổi : 18-30 freelance ( trẻ trung, yêu thích sự trải nghiệm và ưa
chuộng cà phê máy, yêu thích mô hình Co-Working – Không gian làm
việc chung)
- Nghề nghiệp : Freelance, dân văn phòng
- Thu nhập : Trên 5 triệu/1 tháng
- Thế hệ : Gen Z và Millenials (hay Gen Y, là những người sinh ra trong
giai đoạn từ năm 1981 đến 1996)

Phân khúc thị trường theo địa lý :

Là Việt chọn những thị trường khả năng tiêu thụ cà phê cao, các thành phố lớn nơi
tập trung đông dân cư hay có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước để phân
phối và mở rộng mô hình doanh nghiệp của mình. Các khu vực này chủ yếu là Hồ
Chí Minh , Hà Nội, Hội An, Đà Lạt, Đà Nẵng, Biên Hoà,…
Phân khúc tâm lý :

Tầng lớp xã hội : Trung Lưu vì đây là nhóm đối tượng chính có khả năng sử dụng
cà phê tại Là Việt. Nhóm khách hàng Bình dân thường có nhu cầu sử dụng cà phê
tại các quán cóc hoặc đi cà phê để giải trí, tán gẫu trong khi đó khách hàng trung
lưu thường đến các quán cà phê để thưởng thức và làm việc. Mức giá của cà phê
Là Việt cũng phù hợp với khách hàng trung lưu hơn vì nếu để giá thấp hơn nữa thì
khó mà có thể đáp ứng được tiêu chí để làm ra một tách cà phê ngon theo đúng
tinh thần mà Là Việt Coffee đã đặt ra.

Lối sống :

Là Việt cà phê tập trung vào khách hàng hướng ngoại, yêu sự trải nghiệm và
thưởng thức, và cần nhiều năng lượng cho sự sáng tạo trong công việc. Nhóm
khách hàng này thường :

 Sẵn sàng với những trải nghiệm mới.


 Muốn ly cà phê của mình đáp ứng đầy đủ hương vị yêu thích.
 Đủ sự điềm tĩnh và kiên nhẫn để khám phá thế giới hương vị đầy mê hoặc.
 Trân quý sức khoẻ của mình, muốn được sử dụng những hạt cà phê chất
lượng cao

Sở thích :

Những người yêu thích và cảm nhận cà phê như một nghệ thuật.

Thích dùng các loại cà phê máy được chiết xuất từ hạt Arabica như Latte,
Americano, Espresso, … hoặc yêu những loại hình cà phê thủ công như V60,
Coffee Nitro, Cold Brew…

Phân khúc thị trường doanh nghiệp


Phân khúc thị trường doanh nghiệp dựa trên nhân khẩu học :

- Qui mô công ty : vừa và nhỏ


- Ngành nghề : F&B, Bán lẻ

2. Xác định thị trường mục tiêu

Qua việc phân tích sự ảnh hưởng của môi trường, phân khúc thị trường, thói quen
người tiêu dùng và mức độ hấp dẫn của thị trường. Là Việt Coffee xác định, lựa
chọn và phân chia thị trường mục tiêu thành thị trường người tiêu dùng, thị trường
doanh nghiệp và thị trường buôn bán trung gian

Thị trường người tiêu dùng hiện nay là phần thị trường chủ yếu của công ty, Các
khách hàng tiêu dùng tập trung chủ yếu ở các khu vực trung tâm của cả nước như
Thành Phố Hồ Chí Minh , Đà Lạt với các đặc điểm từ 18-30 tuổi, gen Z hoặc gen
Y,… dựa trên phân khúc nhân khẩu học đã phân tích.

Thị trường doanh nghiệp là phần thị trường công ty cũng đang tập trung nguồn lực
mở rộng, các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành
F&B, tập trung ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước như Hồ Chí Minh, Biên
Hoà, Đà Lạt,… Tiêu chí để phân đoạn thị trường đã nêu trước đó là dựa vào nhân
khẩu học như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp,…

3. Chiến lược thị trường mục tiêu

Do nguồn lực còn hạn chế nên việc tấn công tất cả hoặc hầu hết các phân khúc
tiềm năng trong một thị trường có thể không phải là một đề xuất khả thi đối với Là
Việt, việc tấn công nhiều phân khúc có thể khiến cho chi phí tăng cao và phá vỡ
chiến lược chính mà công ty đặt ra. Mức độ cạnh tranh trong phân khúc còn thấp,
cà phê Là Việt hiện là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu trong phân
khúc cà phê Co-Worker và cà phê thủ công nên khả năng cạnh tranh cực kì tiềm
năng trong phân khúc này. Đồng thời đối tượng khách hàng và dòng sản phẩm của
cà phê Là Việt chủ yếu là cà phê máy, tập trung khai thác và mở rộng mô hình cà
phê Co-Workers và đối tượng khách hàng chủ yếu là freelance nên chiến lược thị
trường mục tiêu phù hợp với Là Việt Coffee là chiến lược Concentrated
Marketing. Với chiến lược này, Là Việt Coffee có thể giữ nguyên bản sắc thương
hiệu cà phê của mình và phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của nhóm khách hàng
mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm một cách tối đa, tạo nên sự khác biệt
và giữ chân khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường trong khi đó
Trung Nguyên và một số hãng cà phê lớn khác đã quá mạnh trong việc tập trung
phục vụ nhiều phân khúc khác nhau.

V. PHẦN 5 : ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM

Về chất lượng : Cà phê Là Việt là hãng cà phê mang chất lượng hàng đầu, có mặt
ở nhiều khu vực trung tâm cả nước. Chất lượng chính là yếu tố quan trọng hàng
đầu và Là Việt luôn đảm bảo rằng sản phẩm của mình được chế biến ở điều kiện
chuẩn nhất. Là Việt tự hào lọt top 6 quán cà phê ngon nhất Châu Á và lọt top 30
quán cà phê ngon nhất thế giới theo tạp chí uy tín Big Seven Travel.

Về kiểu dáng : Cà Phê Là Việt bỏ xa các đối thủ về mặt bao bì, kiểu dáng và thiết
kế ở tất cả các sản phẩm. Từ cà phê đóng chai, cà phê hạt, box sản phẩm,… Là
Việt luôn trung thành với màu xanh và xám tạo cảm giác trẻ trung và hiện đại.
Thương hiệu thường xuyên cải tiến và đổi mới bao bì nhằm gắn kết khách hàng.
Gần đây nhất Là Việt giới thiệu ra thị trường diện mạo mới của sản phẩm cà phê
gói với màu sắc trẻ trung, năng động và bắt mắt. Sản phẩm được sản xuất bằng
giấy thân thiện với môi trường thu hút người dùng so với những sản phẩm cà phê
gói khác trên thị trường.
Cà phê gói của Là Việt và các sản phẩm khác trên thị trường :

Cà phê hạt Là Việt :


Hiện tại cà phê Là Việt chưa có các dòng cà phê chức năng như cà phê decaf hay
cà phê protein. Những dòng sản phẩm này tuy đã xuất hiện ở một số nơi trên thị
trường nhưng chưa hoàn toàn nổi bật và hoàn thiện. Theo Mintel, 30% người uống
cà phê quan tâm đến việc mua cà phê với các lợi ích chức năng tốt cho hệ miễn
dịch vì thế mà các dòng cà phê bổ sung protein, nguyên liệu thực vật, cà phê nấm
hay cà phê protein là lựa chọn đầy tiềm năng, tiên phong trong lĩnh vực cà phê
chức năng cùng với sức mạnh thương hiệu được nhiều người tin tưởng của cà phê
Là Việt về chất lượng của mình sẽ giúp Là Việt sớm chinh phục thị trường.

Định vị thương hiệu Là Việt : Là Việt định vị mình là thương hiệu cà phê trẻ chất
lượng, gắn kết khách hàng và người nông dân Việt bởi sự liên kết của hạt cà phê.
Luôn đổi mới và sáng tạo, tiên phong trong việc cung cấp những sản phẩm cà phê
thủ công và healthy mà vẫn đảm bảo hương vị ‘‘siêu chuẩn’’.
Chiến lược định vị : Định vị dựa trên giá và chất lượng và Củng cố định vị của
thương hiệu trong tư tưởng khách hàng.

Chiến lược này được sử dụng bởi Là Việt hiện đang làm rất tốt trong thị trường và
phân khúc của mình. Khi thương hiệu đã đứng đầu hoặc chiếm top cao trong phân
khúc thì việc doanh nghiệp cần quan tâm là làm thế nào để củng cố vị trí của mình,
bởi những người bên dưới đang cố tìm cách xà xẻo thị phần, làm cho bạn yếu đi và
cuối cùng lật đổ vị trí. Do vậy bạn cần tiếp tục củng cố định vị của mình, làm cho
người tiêu dùng tin rằng bạn xứng đáng với vị trí ấy.

Tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm cà phê chất lượng, loại hình cà phê mới…
cũng là một hướng đi nhằm củng cố định vị đứng đầu thị của mình.

1. Các đối thủ chiến lược :

The Coffee House

The Coffee House không chỉ tập trung vào phân khúc khách hàng chính của Là
Việt tuy nhiên cả hai nhóm đối tượng khách hàng này đều có một số điểm chung
như ưa chuộng không gian mở, làm việc tại quán cà phê, khách hàng trẻ chiếm
phần lớn… Trong tương lai và hiện tại The coffee house vẫn có thể là một đối thủ
đáng gờm đối với Là Việt Coffee

Danshari Coffee

Nằm ở trung tâm Quận 1, có thể nói Danshari Coffee là một trong những địa điểm
thưởng thức cà phê có thiết kế không gian thể hiện phong cách tối giản rõ nét nhất
ở Sài Gòn. Thực đơn tại đây cũng vậy – chú trọng vào sự tinh giản. Mọi đồ uống
của Danshari đều được đầu tư bằng hàng loạt nguyên liệu được tuyển chọn kỹ
lưỡng bao gồm từ hạt cà phê, bột trà xanh, bột cacao cho đến từng lá trà khô…
Bên cạnh đó, đối với những vị khách ‘hảo ngọt’, thì những lát bánh tại đây cũng
cuốn hút không kém.

Okkio Coffee

Okkio Caffe là một chuỗi cửa hàng cà phê hiện đã có 2 chi nhánh trên thị trường.
Với mục tiêu tạo nên sự khác biệt nhưng vẫn giữ vững được tinh thần của tuổi trẻ,
các KTS của Red5studio đã lựa chọn tone màu đỏ làm chủ đạo cho không gian.
Việc lựa chọn màu sắc này không chỉ làm tăng độ nhận diện thương hiệu, mà nó
còn mang lại tinh thần retro mà không gian nơi đây hướng đến.

2. Bản đồ định vị

VI. PHẦN 6 : CHIẾN LƯỢC MARKETING

 BRAND BIG IDEA


 Marketing Mix (4P)
 Xây dựng chiến lược cạnh tranh dựa trên sự đổi mới ( Innovations) và
dịch vụ khách hàng, CRM ( Customer Relationship Management)
 Innternal Marketing

Marketing Mix

Product

Dẫn đầu về công nghệ sản xuất

Ứng dụng công nghệ nhiệt phân vào sản xuất cà phê đã mang lại kết quả tích cực
trong việc nâng cao chất lượng cà phê và còn giúp bảo vệ môi trường trong quá
trình sản xuất.

Sử dụng các phần mềm như Cropster, sau khi nhập liệu các thông tin cần thiết vào
hệ thống, hệ thống sẽ tự động phân tích công đoạn quản trị và xử lý số liệu, phân
tích biểu đồ rang, đánh giá chất lượng sản phẩm giảm bớt thời gian, công sức cho
doanh nghiệp. Khách hàng cũng dễ dàng nhận được chia sẻ về thông tin về dây
chuyền sản xuất của thương hiệu.

Đa dạng hoá sản phẩm

Là Việt cần phải phát triển các dòng sản phẩm cà phê phù hợp với các trend hiện
tại mà chúng tôi đã phân tích. Các sản phẩm Là Việt cần tập trung vào chức năng,
mức độ healthy và chất lượng cà phê cao hơn. Ngoài ra sự tiện lợi và độc đáo cũng
cần phải được chú trọng rất nhiều.

Vì thế mà chúng tôi đề xuất một số các dòng sản phẩm Là Việt nên phát triển để
có thể duy trì vị thế của mình trong hiện tại và giữ chân được khách hàng hiện tại
cũng như trong tương lai.

Dòng Cà Phê Healthy  :


+ Cà phê Nấm

+ Cà phê Matcha

+ Cà phê decaf

+ Cà phê Collagen

+ Các loại nước trái cây chức năng

+ Cà phê bơ

Specialty

+ Cà phê Nitro

+ Snapchilling coffee

+ Cocktail Coffee

+ RTD Coffee

+ Cà phê lên men Koji

Cà phê tiện lợi

Hiện tại Là Việt coffee đã có các sản phẩm cà phê đóng chai của mình nhưng chưa
thể phân phối rộng và chưa hoàn toàn tiện lợi. Vì thế mà cà phê đóng lon sẽ là một
giải pháp hỗ trợ hoàn hảo. Cà phê đóng lon sẽ có mức giá và chi phí sản xuất rẻ
hơn nhiều so với cà phê đóng chai vốn đã quá đắt đỏ bởi khâu đóng gói.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cà phê đóng chai và cà phê hạt Là Việt
Tiềm năng của loại sản phẩm này là tương đối lớn nhưng công ty vẫn chưa có kế
hoạch khai thác thị trường này một cách triệt để. Công ty cần tích cực đặt quan hệ
đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B, các doanh nghiệp bán lẻ và cửa
hàng tiện lợi để có thể triển khai sản phẩm. Làm việc với các doanh nghiệp sẽ rất
khác so với khi làm việc với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp F&B cần số lượng
cà phê hạt rất lớn vì thế mà khi thu mua họ sẽ nhập với khối lượng lớn. Hơn nữa
nếu sử dụng cà phê Là Việt có thể giúp họ tăng doanh thu, đa dạng hoá sản phẩm
và mô hình kinh doanh của họ, chắc chắn Là Việt sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài
với các công ty này, giúp tăng doanh thu vốn chỉ phụ thuộc vào đối tượng khách
hàng tiêu dùng, tạo cơ sở cho việc trao đổi công nghệ và xây dựng liên minh. Vì
thế mà cần phải có các chiến lược xúc tiến bán hàng với các đối tác doanh nghiệp
và cửa hàng bán lẻ, tiện lợi như cho họ sử dụng thử sản phẩm miễn phí, cung cấp
các khoá học training cho các đối tác nhập cà phê từ phía Là Việt, sau khi có kết
quả tốt và khách hàng đồng ý thì sẽ mua bán với số lượng lớn và lâu dài. Trong
thời gian trước mắt, kế hoạch làm việc nên triển khai ở các địa bàn mà Là Việt
đang có hoạt động nổi bật như Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Hà Nội.

Price

Chúng tôi quyết định mục tiêu của mình là Tối đa hóa thị phần. Với các dòng sản
phẩm mới, LV COFFEE cần sử dụng cách định giá thâm nhập thị trường, tăng
kênh tiếp thị và tối đa hóa thị phần để thu hút nhiều khách hàng , giá thấp để
khuyến khích người mua , nhanh chóng mở rộng thị trường để tăng sản lượng tiêu
thụ để sau một thời gian chiếm được thị phần lớn và lòng tin của khách hàng.

Thậm chí ở các dòng cà phê lon, cà phê tiện lợi mà Là Việt dự định gia nhập, các
thương hiệu cà phê có tiếng như Highland Coffee và NesCafe vốn đã gia nhập từ
lâu tuy nhiên vẫn chưa thể chiếm lĩnh thị trường. Vì thế việc áp dụng chiến lược
giá thâm nhập và cả cạnh tranh để đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ, tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp thu hút khách hàng sử dụng.
Tên sản phẩm Mức giá của Là Việt Giá thị trường
Dòng sản phẩm specialty 55-70k 75-110
Dòng sản phẩm healthy 40-60k Trên 70k
Dòng sản phẩm cà phê 60k/ set 6 lon 75k/ set 6 lon
lon

Discount policy :

Tạo các chương trình khuyến mãi discount 20-30% khi ra mắt các dòng sản phẩm
mới khuyến khích khách hàng trải nghiệm. Thậm chí có lần Là Việt đã free dùng
thử cà phê cả ngày khi khai trương chi nhánh, chiến lược này đã rất thành công và
trở thành từ khoá nóng nhất trong nhiều ngày tại HÀ NỘI.

Cung cấp các mức chiết khấu, giảm giá hấp dẫn cho các đối tác doanh nghiệp
F&B mà Là Việt cung cấp cà phê.
Place:

Hiện tại, Là Việt Coffee vẫn chưa thực sự thành công ở các hình thức phân phối để
bán sản phẩm một cách tốt nhất. Vì thế, nên tăng cường xuất hiện trên các sàn
thương mại điện tử SHOPPEE, LAZADA, SENDO,.... Quảng bá hình ảnh của Là
Việt Coffee và tăng lượt tương tác, bán hàng qua các kênh bán hàng trực tuyến
như: Facebook Page, trang web chủ, Instagram,... Đồng thơi, cải thiện tốc độ web
để khách hàng thoải mái, thuận tiện mua sắm, sỡ hữu cho mình những gói cà phê
thơm ngon.

Phân phối tại kệ của các siêu thị: Coopmart, Vincom, BigC, E-Mart... và trưng bày
bộ sản phẩm mới tại quầy riêng, phân phối các sản phẩm như cà phê gói hòa tan,
cà phê lon, cà phê dạng chai tại các cửa hàng tiện lợi như GS25, Family Mart,
Ministop, CircleK, Vinmart, 7-ELeven.... Đa dạng phối hợp phân phối ở các kênh
truyền thống: nhà bán sỉ ( nhà phân phối), nhà kinh doanh bán lẻ ( các tiệm tạp
hóa,...)

Tiếp tục phát triển và đẩy mạnh phân phối, mở rộng thị phần đến các thành phố
tiềm năng: Đà Nẵng, ĐakLak, Huế,....

Promotion

Big Idea: Mọi nơi mọi lúc, hạnh phúc cùng Là Việt Coffee

Cuộc sống bận rộn khiến ta quên đi việc dành thời gian, và những điều tốt đẹp cho
bản thân. Mỗi ngày, hãy cùng Là Việt chọn cho bản thân tách cà phê thơm ngon,
tốt cho sức khoẻ để luôn tràn đầy năng lượng tích cực dù là đầu ngày hay cuối
ngày.

Mong muốn đồng hành cùng khách hàng trong mọi khoảnh khắc đẹp của cuộc
sống thường ngày, Là Việt Coffee mang đến cho bạn những trải nghiệm trên cả
tuyệt vời với chiến dịch: “Mọi nơi mọi lúc, hạnh phúc cùng Là Việt Coffee”

Chiến dịch này cung cấp 3 dòng sản phẩm, sẽ quảng bá truyền thông theo 3 buổi
sáng - trưa - tối trong ngày

Sáng: “Be Healthy” - Hướng khách hàng đến dòng cà phê tốt cho sức khỏe

Trưa: “Take It Easy” - Hướng khách hàng đến các loại cà phê gói, lon, chai tiện
lợi, dễ sử dụng

Tối: “More Specialty” - Chill cùng Là Việt, thưởng thức các loại cà phê đặc biệt.

INSTAGRAM:

Hiện tại, Instagram đang là một trong những trang mạng xã hội được giới trẻ sử
dụng nhiều, đặc biệt là những bạn yêu thích chụp ảnh, họ là những người thường
xuyên sử dụng dịch vụ tại Là Việt Coffee, vì vậy nên tăng cường cập nhật hình
ảnh của Là Việt Coffee một cách thường xuyên (view của quán cà phê, những góc
chụp chill, sống ảo đẹp,...), quảng cáo trên Instagram thông qua các hình thức
quảng cáo tạo Reels, truyền tải câu chuyện,...

TIKTOK

Thời gian gần đây, TikTok đang là một trong những xu hướng mới, phổ biến và
hot nhất hiện nay. Tăng cường quảng cáo trên TikTok với các giải thưởng cho
khách hàng thông qua nền tảng tạo video với nội dung sáng tạo để đưa Là Việt
Coffee tới gần hơn với khách hàng. Tạo video có chứa hashtag #chillcungLaViet
để lôi kéo người dùng tạo những video xung quanh chủ đề và hashtag của Là Việt
Coffee, tiếp cận và lan tỏa được với khách hàng.

PR

Mời KOL vào clip quảng cáo, banner, hình ảnh truyền thông cho chiến dịch:
Giang Ơi

Giang Ơi là chủ nhân của kênh Youtube, Fanpage, Instagram với lượng người theo
dõi lớn. Giang Ơi là một trong những Vlogger nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Gần
đây, Giang Ơi đã có chuyến trải nghiệm tại Buôn Ma Thuột, để có thể hiểu được
một ly cà phê được pha chế một cách tỉ mỉ như thế nào? Hướng đến hình ảnh vlog
thân thiện, dễ thương và chân thành, những vấn đề hết sức bình thường trong cuộc
sống, những vấn đề mà người trẻ quan tâm và có sức ảnh hưởng lớn đến nhóm đối
tượng mà chiến dịch lần này muốn hướng đến. Chúng tôi tin rằng với sức ảnh
hưởng và sự yêu mến của khán giả dành cho vlogger Giang Ơi thì Là Việt Coffee
sẽ có thể chiếm được sự tin cậy, quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm cũng
như dịch vụ tại đây.
Giang ơi - đại diện cho một lớp trẻ năng động, không ngừng phát triển trong cuộc
sống vội vã. Nhưng buổi sáng vẫn cần quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho nhau
(Dòng sản phẩm Be Healthy).

Buổi trưa, khi ở nhà làm việc (freelancer), cần một giải pháp tỉnh táo nhanh chóng,
dễ dàng với dòng sản phẩm cà phê “Take it Easy” lon, gói, chai của Là Việt

Vào buổi tối, tận hưởng mọi khoảnh khắc đẹp, cùng chill và tăng thêm ngọn lửa
yêu cùng dòng sản phẩm “More Specialty”, giúp họ thư giãn sau một ngày dài làm
việc.

Chạy quảng cáo bài đăng trên Facebook, Instagram. Push bài viết liên quan đến
chiến dịch

Đổi vỏ chai, lon lấy đồ uống miễn phí. Cứ 5 sản phẩm đóng lon sau khi dùng xong
– khách hàng có thể đem đến bất cứ chi nhánh nào của Là Việt coffee để đổi lấy
một sản phẩm đóng chai hoặc lon tuỳ ý.

Chính sách mua theo gói sản phẩm được tặng kèm sản phẩm ly giữ nhiệt Là Việt
coffee. Đối với các sản phẩm khi mua theo combo cà phê thủ công dùng tại quán +
chai hoặc lon cà phê mang về, các box set sản phẩm đều sẽ được tăng ly cà phê giữ
nhiệt. Tặng túi tote cho các khách hàng mua và sử dụng cho các dòng cà phê gói
mới.

Quản trị mối quan hệ khách hàng

- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm: Là Việt
Coffee nên có những hoạt động giới thiệu sản phẩm và xúc tiến hỗn hợp và hướng
dẫn dùng thử để cho khách hàng có cái nhìn trực quan và cảm nhận cũng như trải
nghiệm thật nhất về sản phẩm mà họ chọn lựa.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các hình thức chăm sóc khách
hàng:

+ Lưu trữ lịch sử trò chuyện hoặc giao dịch: Bằng việc lưu trữ lịch sử giao dịch,
Là Việt Coffee có thể đưa ra những gợi ý sản phẩm và dịch vụ thích hợp hơn đối
với nhu cầu khách hàng.

+ Kiểm tra lịch sử mua hàng của khách hàng: Nắm bắt được phần nào về nhu cầu,
sở thích của họ.

+ Gửi các đề nghị ưu đãi mà khách hàng quan tâm qua email hoặc facebook
messenger: sau khi nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách hàng, Là Việt
Coffee đưa ra các ưu đãi hoặc các gói liên quan sẽ dễ dàng hơn trong việc hấp dẫn
khách hàng.

+ Thể hiện sự quan tâm: các khách hàng thường có xu hướng chia sẻ về cuộc sống,
công việc cá nhân của chính họ trong quá trình mua hàng (trải nghiệm về quá trình
sử dụng sản phẩm, vấn đề của họ). Việc doanh nghiệp thể hiện họ đang quan tâm
và lắng nghe vấn đề của khách hàng sẽ tăng cơ hội quay lại của khách hàng với
doanh nghiệp.

- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng thẻ thành viên và chương trình tri ân
khách hàng:

+ Thẻ thành viên hoặc làm đăng ký làm thành viên khi mua sản phẩm: thông qua
những thẻ thành viên, Là Việt Coffee có thể dễ dàng liên lạc và có thể cung cấp
cho khách hàng về những thông tin khuyến mãi, giảm giá, và về những dịp tri ân
khách hàng cùng với những ưu đãi dành cho thành viên mỗi khi mua sản phẩm
như sử dụng các voucher; phiếu quà tặng; ứng dụng các chương trình tích điểm
tặng quà, giảm giá; sử dụng minigame đổi sản phẩm; quà tặng theo hạn mức.
+ Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ: Thăm hỏi, chúc mừng khách hàng vào
những sự kiện bằng cách gửi sms hoặc email cho khách hàng. Bên cạnh việc thăm
hỏi, quan tâm khách hàng thì cũng cần có những hành động thực tế hướng tới như
tổ chức các chương trình tri ân để lôi kéo hành động mua của khách hàng cũ.

- Xử lý hiệu quả các phản hồi tiêu cực:

+ Cố gắng xử lý hiệu quả các phản hồi tiêu cực từ khách hàng, bồi thường và hoàn
trả sản phẩm nếu có thể, kèm theo là sự ghi nhận lỗi sai từ phía doanh nghiệp và
cam kết khắc phục.

+ Đối với các phản hồi đóng góp, Là Việt Coffee cần chú trọng tiếp nhận và phản
hồi cảm ơn đến khách khàng

+ Là Việt Coffee nên chủ động tiếp cận khách hàng trước, ngay khi sản phẩm đến
được với khách hàng, khuyến khích khách hàng để lại những phản hồi tích cực
trên mục đánh giá, mạng xã hội nếu họ vừa ý, hoặc tiếp nhận các phản hồi tiêu cực
của họ.

+ Sau khi ghi lại các phản hồi, Là Việt Coffee có thể tổ chức những buổi thảo luận
để cải tiến chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Điều đó giúp doanh nghiệp ngăn chặn
các vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai.

+ Về đội ngũ nhân viên, Là Việt Coffee nên có những quy trình đào tạo nhân viên
chuyên nghiệp như đào tạo về sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng.

- Thể hiện sự mong đợi của khách hàng:

+ Gửi email, tin nhắn mạng xã hội đã được cá nhân hóa

+ Gửi những bưu phẩm quà tặng, voucher khuyến mãi

+ Chia sẻ những tương tác giữa khách hàng và Là Việt Coffee một cách công khai
+ Nhắc đến khách hàng trong các chiến dịch marketing tri ân khách hàng

+ Đưa ra các ưu đãi cho khách hàng lâu năm.

+ Tạo kênh thành viên với các tiện ích lâu dài khi sử dụng dịch vụ của Là Việt
Coffee.

+ Gửi các tin nhắn cảm ơn và thiệp sinh nhật, thiệp mừng ngày lễ cho khách hàng.

+ Trao tặng những món quà nhỏ.

+ Chủ động để có thể cải tiến được những trải nghiệm của mỗi khách hàng tốt lên
từng ngày một.

- Xây dựng hệ thống kết nối đa kênh: Với sự phát triển của công nghệ, về số lượng
của những kênh giao tiếp cũng như tăng theo về cấp số nhân. Là Việt Coffee nên
có được một hệ thống đa kênh để có thể giao tiếp được với khách hàng, bao gồm
có cả ngoại tuyến và có trực tuyến (offline và online).

- Sử dụng công cụ quản lý quan hệ khách hàng CRM: Là Việt Coffee nên phát
triển các hệ thống phần mềm CRM để hỗ trợ trong việc:

+ Tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng, gia tăng trải nghiệm và xây dựng lòng
trung thành của khách hàng.

+ Lưu trữ các đánh giá, phản hồi và phân tích dữ liệu khách hàng qua các tương
tác trên email, các cuộc gọi điện thoại, các tin nhắn, mạng xã hội, để tìm hiểu sâu
hơn về hành vi và nhu cầu của họ.

+ Lưu trữ thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, ghi nhận các hoạt động tương
tác với khách hàng.
+ Phân tích, thống kê, phân nhóm đối tượng khách hàng như khách hàng tiềm
năng, khách hàng ưu tiên, khách hàng thân thiết,… Góp phần tạo điều kiện thuận
lợi để Là Việt Coffee có thể quản lý quá trình kinh doanh trên diện rộng.

+ Dễ dàng quản lý các thống kê, quản lý doanh số chi tiết từng nhân viên, xem báo
cáo công việc, theo dõi quá trình hoạt động làm việc của từng nhân viên, kiểm tra
các chi tiêu KPI.

+ Góp phần tạo sự thành công cho các chiến lược marketing từ phân tích dữ liệu
khách hàng, đưa ra chiến dịch marketing phù hợp nhắm đến từng đối tượng khách
hàng mục tiêu. Dễ dàng và tiện lợi trong việc triển khai tiếp thị đa kênh.

+ Là Việt coffee nên ứng dụng phần mềm CRM cloud. (CRM là phần mềm lưu trữ
dữ liệu trên điện toán đám mây. Mô hình CRM này cung cấp tài nguyên hệ thống
máy tính theo yêu cầu, không yêu cầu quản lý chủ động và thường bao gồm các
ứng dụng như lưu trữ và xử lý từ xa. Với chi phí sử dụng phần mềm thấp, không
cần phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ vì chi phí thiết lập. Vì tất cả phần cứng và
máy chủ để chạy CRM đều do nhà cung cấp lưu trữ. Là Việt Coffee hiện vẫn là
môt doanh nghiệp nhỏ nên mức chi phí đầu tư vào CRM cloud sẽ phù hợp với khả
năng của doanh nghiệp).

+ Ngoài ra Là Việt coffee có thể kết hợp với phần mềm Social CRM. Hệ thống
quản lý quan hệ và tiếp cận với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội như
Facebook, Twitter,Tiktok, LinkedIn,… Đây là sự tích hợp giữa nền tảng truyền
thông mạng xã hội với hệ thống quản lý khách hàng CRM.

You might also like