You are on page 1of 33

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO VÀ CÔNG TY
BIBICA
1.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo
1.1.1 Nhận định chung.................................................................................................1
1.1.2 Đặc điểm nghành bánh kẹo Việt Nam ...............................................................1
1.1.3 Môi trường kinh doanh ngành bánh kẹo Việt Nam ...........................................2
1.1.3.1 Thị phần của các công ty trong ngành ............................................................2
1.1.3.2 Cạnh tranh của các DN trong nước với hàng nhập khẩu ................................2
1.1.3.3 Triển vọng ngành bánh kẹo.............................................................................3
a) Triển vọng về doanh số và sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới ..................3
b) Triển vọng về giá bánh kẹo ...............................................................................3
1.2 Giới thiệu công ty BiBiCa.........................................................................
......................................................................................................................3
1.2.1 Giới thiệu chung.......................................................................................
...........................................................................................................................3
1.2.2 Hoạt động kinh doanh..............................................................................
...........................................................................................................................4
1.2.3 Nhận xét ..................................................................................................
...........................................................................................................................4
1.2.3.1 Điểm nổi bật: ..................................................................................................4
1.2.3.2 Khó khăn.........................................................................................................5
1.3 Phân tích thị trường công ty Cổ phần bánh kẹo BiBiCa ......................
...........................................................................................................................5

CHƯƠNG 2: ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ BÁNH KẸO CỦA CÔNG


TY CỔ PHẦN BIBICA NĂM 2011
2.1. Các nhân tố ảnh hướng tới cầu thị trường bánh kẹo công ty BiBiCa. ..........9
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và đặc điểm kinh tế ...........................................................9

1
2.1.2 Dân số.................................................................................................................9
2.1.3 Sở thích và xu hướng tiêu dùng sản phẩm trong năm .......................................9
2.2. Kết quả phiếu điều tra và phân tích dữ liệu..........................................
...........................................................................................................................10
2.2.1 Xác định hàm cầu bánh kẹo BiBiCa.......................................................
...........................................................................................................................10
2.2.2 Ước lượng hàm cầu bánh kẹo BiBiCa......................................................
...........................................................................................................................13
2.2.3 Dự báo cầu về bánh kẹo công ty cổ phần BiBiCa trong năm 2011.........
...........................................................................................................................14

CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO HÀM SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ


SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA NĂM 2011
3.1 Ước lượng hàm sản xuất công ty BiBiCa năm 2011...............................
...........................................................................................................................18
3.2 Ước lượng chi phí công ty BiBiCa năm 2011.........................................
...........................................................................................................................20
3.2.1 Các yếu tố tác động đến chi phí đầu vào .................................................
...........................................................................................................................20
3.2.1.1 Giá của các nguyên vật liệu đầu vào ....................................................
...........................................................................................................................20
3.2.1.2 Chi phí của một số các yếu tố khác ......................................................
...........................................................................................................................21
3.2.3 Dự báo chi phí của công ty BiBiCa năm 2011.........................................
...........................................................................................................................21

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY


CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIBICA
4.1 Thành tựu và thách thức của công ty Cổ phần BiBiCa.........................
...........................................................................................................................25
4.2 Mục tiêu phát triển của công ty ..............................................................
...........................................................................................................................28

2
4.3 Đề xuất các chiến lược phát triển sản phẩm công ty .............................
...........................................................................................................................28

KẾT LUẬN......................................................................................................
...........................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
...........................................................................................................................31
PHỤ LỤC ........................................................................................................
...........................................................................................................................32

3
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay trên thế giới ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng
trưởng ổn định (khoảng 2%/năm). Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có
tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%). Riêng
Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn định với tốc độ tăng trưởng ước tính
đạt 7,3-7,5%/năm (theo tổ chức SIDA).
Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng
70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm
khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%.
Hòa nhập với xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam ngày
càng có sự tăng trưởng tiến bộ, các doanh nghiệp phải đổi mới, xây dựng chiến lược
kinh doanh cụ thể, lâu dài sao cho phù hợp với sự biến động trên thị trường nhằm
tạo ra lợi nhuận cao nhất. Công ty Cổ phần Bibica đã sớm nhận ra tình hình tiêu thụ
sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị, thông qua phân tích tình
hình tiêu thụ nhà quản trị có thể ngày càng phát triển sản phẩm, nâng cao lợi nhuận.
Do đó Công ty đã không ngừng xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn và đa
dạng hóa các sản phẩm của mình để giữ vững vị trí là một trong Top Five Công ty
bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
Từ đó, nhóm 6 quyết định chọn công ty cổ phần bánh kẹo BiBiCa để thực hiện
bài luận của mình.

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO VÀ CÔNG TY
BIBICA
1.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo
1.1.1 Nhận định chung
Hiện nay có 4 doanh nghiệp bánh kẹo (Bibica, Hải Hà, Kinh đô miền Bắc và
Kinh đô miền Nam) niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Các doanh nghiệp
này đã khẳng định được thương hiệu gắn với các dòng sản phẩm chủ lực của mình,
cạnh tranh khá tôt với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang phải
đối mặt với việc chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán tăng chậm để cạnh
tranh, điều này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng
trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam.
1.1.2 Đặc điểm nghành bánh kẹo Việt Nam
Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì,
đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu
phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và
1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động
của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá
thành của bánh kẹo.
Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản
lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu)
đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt
Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong
khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và
mùa hè do khí hậu nắng nóng.
Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện
đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo
như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch,
Anh, Nhật)…

5
Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-
12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-
1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay
vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.
1.1.3 Môi trường kinh doanh ngành bánh kẹo Việt Nam
1.1.3.1 Thị phần của các công ty trong ngành
Hiện nay, với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo
khá tiềm năng không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nước
ngoài. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở
sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị
trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô,
Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn
bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng
khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản
phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với
khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần
bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Hình 1-1)
1.1.3.2 Cạnh tranh của các DN trong nước với hàng nhập khẩu
Cách đây 10 năm, phần lớn bánh kẹo lưu thông trên thị trường nước ta đều là
hàng của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia nhập về. Tuy nhiên 7-8 năm trở lại đây,
các thương hiệu bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và khẳng định được tên
tuổi tại thị trường nội địa lẫn xuất khẩu nhờ chât lượng tốt, giá thành ổn định hơn so
với hàng nhập. Ưu thế của các doanh nghiệp trong nước có được là do:
Thứ nhất: đa phần các sản phẩm trong nước đều có giá thấp hơn các sản phẩm
bánh kẹo nhập khẩu (chính ngạch) từ 10% - 20%.
Thứ hai: Xét về góc độ chất lượng, sản phẩm trong nước hiện nay không hề thua
kém so với sản phẩm nhập khẩu, thậm chí còn ngon hơn, nhờ trang bị dây chuyền
thiết bị hiện đại nhập từ Nhật và châu Âu, sử dụng nguyên liệu bơ, sữa nhập khẩu từ
New Zealand, Đan Mạch, Hà Lan… Đồng thời các doanh nghiệp áp dụng hầu hết
các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 9001-2010 vào quá trình sản xuất nên đã
đáp ứng được thị trường xuất khẩu.

6
Thứ ba: Tỷ giá đang dần đóng vai trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu và giảm nhập khẩu lĩnh vực bánh kẹo. Với việc thực hiện phá giá nội tệ trong
suốt thời gian vừa qua gây khó khăn cho các DN nhập khẩu và tạo cơ hội lớn cho
các DN trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa, khẳng định thương hiệu của mình.
Như vậy, trước những lợi thế về giá rẻ, về chất lượng và minh bạch về thông tin,
nguồn gốc rõ ràng, bánh kẹo nội đang có ưu thế trong cuộc chiến giành thị phần.
Nếu như những quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu được quản lý chặt chẽ
hơn, ràng buộc nhiều hơn về việc dán tem nhập khẩu với các ghi chú bắt buộc phải
có như đơn vị nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, ngày sản xuất và tích cực
chống nhập lậu dạng tiểu ngạch… thì bánh kẹo nội có thể sẽ tăng thị phần nhiều
hơn ngay trên “sân nhà”.
1.1.3.3 Triển vọng ngành bánh kẹo
a) Triển vọng về doanh số và sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới
Theo ước tính của BMI, sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng
97.000 tấn, năm 2009 là 99.100 tấn đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 100.400 tấn. Dự
kiến tăng trưởng về doanh số năm 2011 là 10%, cao hơn so với con số 5,43% và
6,12% của năm 2009 và 2010 (2 năm này tăng trưởng thấp nhất là do tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu). (Hình 2)
Bên cạnh tiêu dùng trong nước, triển vọng xuất khẩu bánh kẹo cũng khá sáng sủa
trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản
phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam tháng 6/2010 đạt gần 28,42 triệu USD, chiếm 0,4%
tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trong tháng, tăng 9,29% so với tháng trước,
tăng 28,53% so với cùng tháng năm trước.
b) Triển vọng về giá bánh kẹo
Có thể thấy rằng, giá bánh kẹo tại Việt Nam ít biến động thường xuyên như các
sản phẩm khác mà thường được giữ cố định trong một thời gian từ 3-6 tháng, và
có xu hướng tăng lên chứ rất hiếm khi giảm xuống. Trong bối cảnh giá các nguyên
vật liệu đầu vào chủ yếu là đường và bột mì có xu hướng tăng cao vào cuối năm
2010 và đầu năm 2011, cộng với một số yếu tố khác nên nhiều khả năng giá bánh
kẹo vụ Tết Nguyên đán 2011 sẽ tăng từ 10-15%.
1.2 Giới thiệu công ty BiBiCa
1.2.1 Giới thiệu chung
7
BBC tiền thân là Công ty bánh kẹo Biên Hòa, được thành lập năm 1998 từ việc
cổ phần hóa 3 phân xưởng bánh, kẹo và nha thuộc Công Ty đường Biên Hòa. Năm
2007, Công ty bánh kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Bibica.
Hiện nay, BBC là thương hiệu lớn thứ 2, chỉ sau Kinh Đô, với khoảng 8% thị phần
bánh kẹo trên cả nước. BBC đang chuyển dần hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình từ phục vụ phân khúc thị trường bình dân sang các loại bánh kẹo cao cấp và
hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới.
1.2.2 Hoạt động kinh doanh
BBC là thương hiệu mạnh của ngành bánh kẹo trong nước, lớn thứ 2 sau Kinh
Đô. Hiện nay công ty được chú ý bởi sự chuyển mình từ định vị phục vụ phân khúc
bình dân và trung cấp sang phân khúc cao cấp với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cổ đông
chiến lược Lotte, một trong những doanh nghiệp bánh kẹo lớn nhất châu Á. Sự có
mặt của Lotte trực tiếp điều hành hoạt động của BBC cũng hứa hẹn mang đến cho
BBC sức mạnh cạnh tranh mới.
Năm 2010 năng lực sản xuất của công ty sẽ tăng gấp đôi nhờ việc nhà máy
Bibica Miền Đông giai đoạn 2, sản xuất bánh Chocopie đi vào hoạt động. Đây cũng
là sản phẩm nổi tiếng của Lotte trên thị trường nước ngoài. Do vậy việc Lotte cam
kết hỗ trợ BBC trong việc chuyển giao công nghệ, vận hành sản xuất, đến khâu
marketing, phân phối và xuất khẩu sang nước ngoài dựa trên hệ thống phân phối sẵn
có của Lotte giúp chúng ta có cơ sở tin tưởng vào khả năng thành công của dòng sản
phẩm mới này cũng như các sản phẩm mới tiếp theo.
Với chiến lược tái cơ cấu danh mục sản phẩm theo hướng hiệu quả hơn và đưa ra
các sản phẩm mới cao cấp nhờ việc đầu tư mở rộng, tập trung phát triển bánh Pie,
kẹo Deposit, và thực phẩm dinh dưỡng, thị phần của BBC được kỳ vọng sẽ gia tăng
3-5% mỗi năm.
1.2.3 Nhận xét
1.2.3.1 Điểm nổi bật:
- Với14 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu BBC đã
khẳng định được vị thế của mình trên phân khúc thị trường bánh kẹo Việt Nam,
được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng.
- Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là mặt hàng đường, BBC có lợi thế
hơn các công ty khác trong cùng ngành vì có quan hệ mật thiết với công ty Đường

8
Biên Hòa. Chính vì vậy, BBC nắm bắt khá kịp thời biến động ảnh hưởng tới giá
đường, cũng như giảm thiểu đáng kể chi phí vận chuyển và lưu kho.
- Hệ thống phân phối của BBC trải rộng khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc với trên
91 đại lý và trên 30.000 điểm bán lẻ. Điều này tạo cho các sản phẩm của BBC được
biết đến ở khắp các vùng miền và địa phương.
- Cho đến nay, trong quá trình thực hiện mục tiêu xã hội hóa chương trình dinh
dưỡng Quốc gia, BBC là đơn vị duy nhất trong ngành bánh kẹo được Viện Dinh
Dưỡng Việt Nam chọn làm đối tác hợp tác phát triển các sản phẩm dinh dưỡng và
chức năng. Chính bởi vậy, các sản phẩm dinh dưỡng mang thương hiệu BBC được
người tiêu dùng tin tưởng với chất lượng đã được đảm bảo và chứng thực.
- Hơn nữa, với sự hậu thuẫn của đối tác chiến lược, và cũng là cổ đông lớn nhất,
Lotte Confectionery từ quý 2/2008, BBC nhận được nhiều sự trợ giúp của Tập đoàn
này về công nghệ, về tính chuyên nghiệp trong bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu phát
triển và quản lý tài chính. Hơn nữa, với sự trợ giúp của tập đoàn Lotte, BBC khá dễ
dàng trong việc nhập khẩu sản phẩm của Lotte, cũng như xuất khẩu sản phẩm sang
Hàn Quốc và sang các nước mà tập đoàn này có hệ thống kênh phân phối.
- Dòng sản phẩm chocopie ra đời đang trở thành sản phẩm mũi nhọn của BBC với
mục tiêu 2,7 triệu USD, tương đương với 40% sản lượng sản xuất dành cho xuất
khẩu sang hơn 15 nước trong hệ thống phân phối hiện có của Tập đoàn Lotte. Với
dòng sản phẩm này, Công ty đang hi vọng vào một sự đột phá mới về sản lượng tiêu
thụ tại thị trường quốc tế cuả thương hiệu BBC.
1.2.3.2 Khó khăn:
- Do hầu hết hệ thống máy móc công nghệ của BBC đều nhập khẩu từ nước ngoài,
nên công ty đang phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá khá lớn. Việc tăng lên của tỷ giá
như giai đoạn vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí khấu hao, dẫn tới
tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của của Công ty.
- Hiện nay, các sản phẩm của BBC đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm
cùng loại và cán sản phẩm thay thế như trái cây, và nước uống trái cây.
1.3 Phân tích thị trường công ty Cổ phần bánh kẹo BiBiCa (Hình 1-3; Hình 1-4)
Các công ty thuộc ngành sản xuất và chế biến bánh kẹo có hệ thống phân phối
rất rộng chia làm ba kênh chính là đại lý phân phối, siêu thị và hệ thống bán
lẻ….Trong đó KDC là công ty dẫn đầu với hơn 200 đại lý và 400,000 điểm bán lẻ
9
trên cả nước, 25 cửa hàng Kinh Đô Bakery tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. BBC có
khoảng 91 đại lý phân phối và 4,000 điểm bán lẻ; HHC có 100 đại lý phân ph ối tiêu
thụ đến 90% sản lượng sản xuất hệ thống bán lẻ đang được xây dựng… Như vậy có
thể thấy nhờ có hệ thống phân phối rộng rãi mà việc điều ti ết giá c ủa các đơn v ị s ản
xuất đến tay người tiêu dùng được thuận lợi hơn và khống chế được việc thao túng
giá của các đại lý trung gian.
Áp lực từ phía nhà cung cấp
Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất có khá nhiều các nhà cung cấp trong
và ngoài nước. Chỉ riêng có bột mì là nguyên liệu mà nước ta không sản xuất được
(80% nhập khẩu từ nước ngoài) nên giá cả dễ bị biến động bởi giá thế giới và tỷ giá.
Hiện nay BBC là công ty có lợi thế nhất về nguồn nguyên li ệu khi có ti ền thân là
xưởng sản xuất bánh kẹo của công ty cổ phần đường Biên Hòa (BHS) nên đường
nguyên liệu luôn được đảm bảo cung cấp ổn định. Một số công ty khác như VNM,
các công ty bao bì trong nước cũng là nhà cung cấp nguyên liệu lớn cho các công ty
bánh kẹo trong ngành.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ lớn nhất đối với các công ty trong ngành hiện nay chính là các s ản ph ẩm
nhập ngoại. Trong một vài năm trở lại đây những công ty lớn trong nước như KDC,
BBC hay HHC cũng liên tục đầu tư những dây chuyền sản xuất mới đưa chất lượng
sản phẩm có thể so sánh với hàng nhập ngoại mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều lần. Tuy
nhiên thị phần bánh kẹo nhập vẫn chiếm 30% thị phần trong nước mà chủ yếu là hai
dòng sản phẩm cao cấp hoặc giá rẻ hơn so với mức bình quân cũng s ẽ là m ột y ếu t ố
tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các công ty.
Sản phẩm thay thế
Bánh kẹo không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống mà chỉ là s ản
phẩm bổ sung cho đời sống. Nên nếu giá thành, chất lượng và mẫu mã không phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì rất khó giữ chân được khách hàng. S ản
phẩm thay thế bánh kẹo có thể nhìn thấy như các loại mứt, hoa quả...
Áp lực từ phía khách hàng
Áp lực từ phía khách hàng đối với các công ty trong ngành là tương đối lớn khi
nhu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm liên tục được đòi hỏi đáp ứng xu hướng,
thị hiếu của người tiêu dùng ngày một gia tăng.

10
Trong ba công ty KDC, HHC và BBC mỗi công ty đều có một dòng sản phẩm thế
mạnh riêng cho mình nên sự cạnh tranh hiện tại giữa các công ty này hiện nay không
lớn. Tuy nhiên với tốc độ gia tăng số lượng các công ty sản xuất cao như hiện nay
thì cạnh tranh sẽ trở nên khó khăn hơn cho các công ty chưa có thương hiệu và th ị
phần nhỏ trên cả nước.
Đánh giá rủi ro
Hai thành phần được sử dụng cho quá trình sản xuất phải nhập khẩu một lượng
tương đối lớn từ nước ngoài là bột mì và sữa bột. Tuy nhiên theo dõi di ễn bi ến giá
các nguyên liệu này trong vòng 1 năm qua, chúng tôi nhận thấy mức giá luôn giao
động lên xuống không theo xu hướng nào cả. Như vậy có thể thấy việc dự báo là vô
cùng quan trọng bởi nếu như công ty không nắm bắt được thời điểm thích hợp để
mua nguyên liệu sản xuất sẽ dễ dẫn đến tình trạng chi phí đầu vào cao, giá bán ch ưa
điều chỉnh theo kịp với tốc độ tăng chi phí sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận trong
tương lai.
Đặc điểm hoạt động của các công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo
BBC có sự tham gia đầu tư của Lotte confectionary LTD của Hàn Qu ốc chi ếm
đến 39%. Đây là tập đoàn thực phẩm lớn của Hàn Quốc nên sự tham gia của tập
đoàn này không chỉ giúp cho công ty trong việc đầu tư dây chuyền sản xu ất mà còn
cả về điều hành quản trị doanh nghiệp cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh.
Tình hình tăng trưởng hoạt động kinh doanh
Trong số các công ty thuộc ngành bánh kẹo mức lợi nhuận của BBC trong năm
có sự sụt giảm ở mức 27%. Như vậy có thể thấy rằng lợi nhuận c ủa BBC trong n ăm
vừa rồi không được khả quan. Tuy nhiên với tình hình giá cả lạm phát như hiện nay,
bánh kẹo không phải là mặt hàng thiết yếu nên nhiều khả năng sẽ là mặt hàng nằm
trong diện cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Thêm vào đó giá đường, bột sữa,
bột mì trên thế giới… cũng đang trong xu hướng tăng sẽ là nhân tố bất l ợi ảnh
hưởng đến các công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo.
NHẬN XÉT: BIBICA LÀ CÔNG TY CẠNH TRANH CÓ TÍNH ĐỘC QUYỀN
1- Ngoài BiBiCa còn có rất nhiều các hãng nhỏ khác kinh doanh trên thị trường
(Hình 1-1)
2- BBC là thương hiệu mạnh trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, lớn
thứ 2 sau Kinh Đô với 8% thị phần cả nước. Thương hiệu Bibica được biết đến

11
nhiều hơn kể từ khi nhãn hiệu bánh bông lan Hura ra mắt thị trường (2006). Trước
đó thế mạnh của công ty là sản xuất kẹo các loại, phục vụ phân khúc trung cấp và
bình dân. Công ty cũng tạo sự khác biệt bằng việc hợp tác với Viện Dinh Dưỡng
Việt Nam cho ra đời các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người ăn kiêng, người tiểu
đường…

12
CHƯƠNG 2: ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ BÁNH KẸO CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN BIBICA NĂM 2011
2.1. Các nhân tố ảnh hướng tới cầu thị trường bánh kẹo công ty BiBiCa
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và đặc điểm kinh tế
Với mức tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, mức tăng lương đều đặn, lạm
phát được duy trì ở mức 8% thì nhu cầu về thực phẩm nói chung và bánh kẹo sẽ có
xu hướng tăng. Thêm vào đó, chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng dần cũng là một yếu tố
cho thấy người tiêu dùng sẽ mạnh tay chi tiêu hơn.
2.1.2 Dân số
Dân số với quy mô lớn, và cơ cấu dân số trẻ khiến cho Việt Nam trở thành một
thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo.
Theo báo cáo của ACNelsel tháng 8/2010, 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30
có xu hướng sử dụng nhiều bánh kẹo hơn cha ông họ trước kia. Ngoài ra, thói quen
tiêu dùng nhiều bánh kẹo tại thành thị trong khi tỷ lệ dân cư khu vực này đang tăng
dần lên (từ 20% lên 29,6% dân số) có thể khiến cho doanh số thị trường bánh kẹo
tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
2.1.3 Sở thích và xu hướng tiêu dùng sản phẩm trong năm
Các mặt hàng bánh kẹo sản xuất trong nước đang được người dân ưa dùng
nhiều hơn. Các phong trào ủng hộ, khuyến khích dùng hàng Việt Nam được tuyên
truyền, quảng cáo rộng rãi đã tác động mạnh đến xu hướng tiêu dùng của nhân dân.
Sự chuyển biến trong ý thức và xu hướng tiêu dùng, ủng hộ hàng trong nước cùng
với các kênh phân phối ngày càng thuận tiện, sản phẩm bánh kẹo nội vì thế cũng
được tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng Việt.Về phía mình, các doanh nghiệp
trong nước đã chủ động nâng cao vị thế cạnh tranh và tìm lời giải cho bài toán về
chất lượng, xuất xứ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của bánh kẹo ngoại mà người
tiêu dùng đang e ngại bằng chính sự đầu tư nghiêm túc, tạo bước đột phá cho chất
lượng, mẫu mã bao bì và đưa ra nhiều sản phẩm mới phục vụ thị trường. Thêm vào
đó bánh kẹo nước ngoài hầu hết giá đều rất cao so với hàng Việt, trong khi chất
lượng chỉ tương đương hàng nội .
Tính phân khúc thị trường bánh kẹo trong năm nay khá rõ rệt, đặc biệt các
nhà sản xuất bánh kẹo có xu hướng tập trung vào dòng cao cấp, trong khi phân
khúc bánh kẹo bình dân đang bị thu hẹp dần. Ngoài việc phân chia thị trường theo
13
sở thích nhu cầu của đối tượng tiêu dùng, theo thị trường tiêu thụ thì các doanh
nghiệp còn chú ý đến việc phân chia thị trường theo thứ hạng của các dòng bánh kẹo
Các doanh nghiệp bánh kẹo sản xuất đa dạng các sản phẩm phục vụ nhiều
nhóm khách hàng khác nhau, ví dụ như các dòng bánh chay hay bánh dành cho
người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường đang là lĩnh vực các hãng tập trung nhiều.
Với đặc điểm đây là dòng bánh đánh vào tâm lý của người tiêu dùng và được tiêu
thụ khá tốt.
2.2. Kết quả phiếu điều tra và phân tích dữ liệu
2.2.1 Xác định hàm cầu bánh kẹo BiBiCa
Để có thể có được những số liệu cần thiết phục vụ cho việc ước lượng và dự báo
cầu sản phẩm bánh kẹo của BiBiCa giai đoạn hiện nay, nhóm chúng tôi đã triển khai
thu thập số liệu về thị trường bánh kẹo của tất cả các đối tượng tiêu dùng mặt hàng
này trên một số cửa hàng, đại lý phân phối bánh kẹo qua các phương tiện truyền
thông cũng như điều tra cá nhân. Công cuộc thu thập dữ liệu đã giúp thu về 12 mẫu
trong 12 tháng từ tháng 01 năm 2009 đến hết tháng 12 năm 2010. Và kết quả thu
được như sau:
Y = a + bP + cI + dPx+ ePy +fT
Y: Bình quân lượng cầu bánh kẹo của BBC trong từng tháng (sản phẩm)
P: Giá bánh kẹo (nghìn đồng) – giá bình quân một sản phẩm
I: thu nhập bình quân của người tiêu dùng Việt Nam (nghìn đồng/người)
Px: Giá đường, sữa, trứng (nghìn đồng/sản phẩm)
Py: giá bánh kẹo của các hãng khác (nghìn đồng/chiếc) – giá bình quân một SP
T : Thời gian trong năm T chạy từ 1->12
Y P I PX PY T
447000 50000 2330 26.2 28500 1
405500 53000 2380 25.7 29000 2
395000 58000 2400 25.6 31000 3
347000 71000 2447.5 24.4 33000 4
330500 77000 2490 23.6 34000 5
351000 67000 2436 24.8 32000 6
290400 81000 2515 23 34500 7
283000 88500 2539 22.8 34800 8
266000 90000 2540 22.5 35000 9
14
254000 110000 2561 22 36200 10
375000 61000 2415 25.3 31500 11
450000 45000 2320 26.2 28000 12

15
Kết quả mô hình:
SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics
Multiple R 0.995578418
R Square 0.991176386
Adjusted R
Square 0.983823375
Standard Error 8561.243323
Observations 12

ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 5 49400277343 9880055469 134.7986993 4.46359E-06
Residual 6 439769323.4 73294887.24
Total 11 49840046667

Standard Upper Lower Upper


Coefficients Error t Stat P-value Lower 95% 95% 95.0% 95.0%
Intercept 2136249.471 817888.0112 2.611909506 0.040017827 134949.6074 4137549 134949.6 4137549
X Variable 1 -0.178141032 0.638587568 -0.278961008 0.789640441 -1.740708516 1.384426 -1.74071 1.384426
X Variable 2 -762.4235713 277.4614283 -2.747854273 0.033386465 -1441.347227 -83.4999 -1441.35 -83.4999
X Variable 3 2380.37376 12459.14479 0.191054346 0.854784011 -28106.05522 32866.8 -28106.1 32866.8
X Variable 4 1.188819085 5.934189693 0.200333853 0.847837323 -13.33161997 15.70926 -13.3316 15.70926
X Variable 5 -638.8764401 790.154593 -0.808546132 0.44963877 -2572.315074 1294.562 -2572.32 1294.562

16
2.2.2 Ước lượng hàm cầu bánh kẹo BiBiCa
=> Phương trình hàm hồi quy bánh kẹo BiBiCa
Y = 2136249 - 0.18P -762.42I - 2380.37Px + 1.19Py - 638.88T
Y: Bình quân lượng cầu bánh kẹo của BBC trong từng tháng (sản phẩm)
P: Giá bánh kẹo (nghìn đồng) – giá bình quân một sản phẩm
I: thu nhập bình quân của người tiêu dùng Việt Nam (nghìn đồng/người)
Px: Giá đường, sữa, trứng (nghìn đồng/sản phẩm)
Py: giá bánh kẹo của các hãng khác (nghìn đồng/chiếc) – giá bình quân một SP
T : Thời gian trong năm T chạy từ 1->12
1- Xét dấu và nêu ý nghĩa của các tham số.
- Nếu thu nhập bình quân, giá đường sữa, giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác
không đổi thì giá sản phẩm bánh kẹo của BBC cứ tăng 1000 đồng sẽ làm cho lượng cầu
về bánh kẹo BBC 0.18 đơn vị
- Nếu thu nhập bình quân, giá đường sữa, giá sản phẩm của BBC không đổi thì giá sản
phẩm bánh kẹo của hãng khác cứ tăng 1000 đồng sẽ làm cho lượng cầu về bánh kẹo của
BBC tăng 1.19 đơn vị
- Nếu giá sản phẩm của BBC, giá đường sữa, giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác
không đổi thì thu nhập của người tiêu dùng cứ tăng 1000 đồng sẽ làm cho lượng cầu về
bánh kẹo của BBC giảm 762.42 đơn vị.
- Nếu thu nhập bình quân, giá sản phẩm của BBC, giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
khác không đổi thì giá đường sữa cứ tăng 1000 đồng sẽ làm cho lượng cầu về bánh kẹo
BBC giảm 2380 đơn vị
- Điểm xuất phát của mô hình a = 2136249 cho thấy các nhân tố khác làm thay đổi sản
lượng cầu sản phẩm bánh kẹo của BBC là 2136249
- Tham số b = - 0.18. Dấu của hệ số là dấu âm
=> Giá và lượng bánh kẹo BBC biến động ngược chiều theo đúng quy luật cầu.
- Tham số c = -762.42I. Dấu của hệ số là dấu âm
=> Thu nhập và lượng bánh kẹo BBC biến động ngược chiều.
=> BBC là hàng hóa thông thường. Khi thu nhập cao hơn người tiêu dùng có xu hướng
chuyển sang dùng hàng cao cấp hơn BBC
- Tham số d = - 2380.37. Dấu của hệ số là dấu âm
=> Giá xăng và lượng bánh kẹo BBC biến động ngược chiều
- Tham số e = 1.19. Dấu của hệ số là dấu dương

17
=> Giá bánh kẹo của các hãng khác và lượng cầu bánh kẹo BBC biến động cùng chiều.
2- Kiểm định sự phù hợp của mô hình.
- Multiple R = 0.996 cho thấy mối quan hệ giữa các biến là cực kỳ chặt chẽ
- R2 = 0.991 cho thấy trong 100% sự biến động của sản lượng thì có 99% biến động là do
giá thành sản phẩm của BBC thu nhập bình quân, giá đường sữa, giá sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh khác, còn 1% là do các yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác không có
trong mô hình
 Cũng theo số liệu thu thập được, ta thấy sản lượng bánh kẹo qua các tháng có sự
biến động theo các nhân tố ảnh hưởng rất rõ ràng. Đặc biệt nếu xét theo mùa vụ Cụ thể
+ Đường, sữa là hàng hóa bổ sung cho bánh kẹo, và có biến động cùng chiều với lượng
bánh kẹo BBC
+ Thu nhập tăng thì lượng cầu bánh kẹo BBC giảm, cho thấy bánh kẹo của BBC là sản
phẩm dành cho người có thu nhập trung bình. Khi thu nhập cao hơn, người tiêu dùng sẽ ít
lựa chọn bánh kẹo của hãng BBC, mà thay thế bằng các loại bánh kẹo cao cấp hơn (Nhập
khẩu chẳng hạn).
+ Với các hàng hóa khác cùng mẫu mã, chất lượng, hương vị, có thể thay thế được bánh
kẹo của BBC thì khi giá của hàng hóa này giảm, lượng cầu về bánh kẹo của BBC cũng
giảm theo bởi nhân tố tác động nên lượng cầu bánh kẹo BBC ở đây là hàng hóa thay thế
(bánh kẹo các hãng khác của các hãng khác)
2.2.3 Dự báo cầu về bánh kẹo công ty cổ phần BiBiCa trong năm 2011
Vì mặt hàng để dự đoán cầu của nhóm là phẩm bánh kẹo nên lượng cầu của mặt hàng
này sẽ có sự biến động theo mùa vụ. Vì vậy chúng ta sẽ chọn phương pháp dự đoán cầu
theo mùa vụ chu kì bằng cách sử dụng biến giả.
Ta sẽ dự báo trong vòng 1 năm tức 4 quý nên sẽ có 3 biến giả: D1; D2; D3
Lúc này phương trình hồi quy của ta sẽ là:
Y = a + bP + cI + dPx+ ePy +fT + a1D1 + a2D2 + a3D3
Trong đó:
Y: Bình quân lượng cầu bánh kẹo của BBC trong từng tháng (sản phẩm)
P: Giá bánh kẹo (nghìn đồng) – giá bình quân một sản phẩm
I: thu nhập bình quân của người tiêu dùng Việt Nam (nghìn đồng/người)
Px: Giá đường, sữa, trứng (nghìn đồng/sản phẩm)

18
Py: giá bánh kẹo của các hãng khác (nghìn đồng/chiếc) – giá bình quân một SP
T : biến chỉ thời gian ( quy ước T=1 tương ứng tháng 01/2010 chạy đến T=12
tương ứng tháng 12/2010)
D1= 1 nếu là mùa đông ( từ tháng 10 đến tháng 12); D1= 0 nếu là thời gian khác.
D2= 1 nếu là mùa xuân ( từ tháng 1 đến tháng 3 ); D2= 0 nếu là thời gian khác.
D3= 1 nếu là mùa thu ( từ tháng 7 đến tháng 9 ); D3= 0 nếu là thời gian khác.
Như vậy, chúng ta sẽ có bảng số liệu sau khi sử dụng biến giả như sau:
Y P I PX PY T D1 D2 D3
447000 50000 2330 26.2 28500 1 1 0 0
405500 53000 2380 25.7 29000 2 1 0 0
395000 58000 2400 25.6 31000 3 1 0 0
347000 71000 2447.5 24.4 33000 4 0 1 0
330500 77000 2490 23.6 34000 5 0 1 0
351000 67000 2436 24.8 32000 6 0 1 0
290400 81000 2515 23 34500 7 0 0 0
283000 88500 2539 22.8 34800 8 0 0 0
266000 90000 2540 22.5 35000 9 0 0 0
254000 110000 2561 22 36200 10 0 0 1
375000 61000 2415 25.3 31500 11 0 0 1
450000 45000 2320 26.2 28000 12 0 0 1

19
Kết quả mô hình:
SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics
Multiple R 0.996538
R Square 0.993089
Adjusted R
Square 0.974658
Standard
Error 10715.48
Observations 12

ANOVA
Significance
df SS MS F F
Regression 8 49495582271 6186947784 53.8832 0.003724
Residual 3 344464395.9 114821465.3
Total 11 49840046667

Standard Upper Lower Upper


Coefficients Error t Stat P-value Lower 95% 95% 95.0% 95.0%
Intercept 2495901 1205391.513 2.070613993 0.130166 -1340193 6331994 -1340193 6331994
X Variable 1 -1.33627 1.503546484 -0.888742352 0.439609 -6.12122 3.448691 -6.12122 3.448691
X Variable 2 -751.256 424.7129631 -1.76885628 0.175068 -2102.88 600.37 -2102.88 600.37
X Variable 3 -12587.8 23354.24387 -0.538995456 0.62732 -86911.5 61735.8 -86911.5 61735.8
X Variable 4 2.63386 9.758441363 0.269905824 0.804734 -28.4219 33.68958 -28.4219 33.68958
X Variable 5 -477.664 4491.093717 -0.106358012 0.922012 -14770.3 13815 -14770.3 13815
X Variable 6 20564.98 38404.89297 0.53547819 0.629471 -101657 142786.5 -101657 142786.5
X Variable 7 10096.64 20330.88456 0.496615928 0.65357 -54605.3 74798.59 -54605.3 74798.59
X Variable 8 16668.33 23361.23153 0.71350409 0.527032 -57677.5 91014.2 -57677.5 91014.2

20
Phân tích kết quả:
Ta thu được phương trình hồi quy biến giả như sau:
Y = 2495901 -1.33627P -751.256I -12587.8Px+ 2.63386Py -477.664T + 20564.98D1 +
10096.64D2 + 16668.33D3
Sau đây ta sẽ dự đoán sản lượng trung bình tiêu thụ bánh kẹo các tháng tiếp theo trong
năm 2011 ( từ tháng 11 nưam 2010 đến tháng 10 năm 2011) ta thu được bảng kết quả
sau: ta thu được bảng kết quả sau (với quy ước T=13 tương ứng tháng 1 năm 2011 lần
lượt tới T= 24 tương ứng tháng 12 năm 2011)
T D1 D2 D3 Y (sản phẩm)
13 1 0 0 438281.02
14 1 0 0 403842.57
15 1 0 0 388184.94
16 0 1 0 344555.85
17 0 1 0 316836.28
18 0 1 0 349916.06
19 0 0 0 290527.44
20 0 0 0 265305.33
21 0 0 0 266375.12
22 0 0 1 249518.54
23 0 0 1 370282.60
24 0 0 1 442007.04

Như vậy, ta có thể thấy sản lượng tiêu thụ bánh kẹo BBC có xu hướng ảnh hưởng
theo mùa vụ, cao nhất là vào dịp đầu năm, cuối năm (trùng vào dịp Tết Nguyên Đán, và
Noel và trung thu hang năm) và thấp nhất vẫn là vào mùa đông ( 1769.753 thùng). Tuy
nhiên, sản lượng này lại có xu hướng giảm dần theo từng năm. Điều này không có lợi cho
BBC, vì ngày càng có nhiều hãng bánh kẹo ra nhập ngành và công ty đối mặt với các
hãng bánh kẹo nhập ngoại chất lượng cao mà giá cả lại hợp lý.

21
CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO HÀM SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN
XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA NĂM 2011
3.1 Ước lượng hàm sản xuất công ty BiBiCa năm 2011
Ước lượng hàm sản xuất:
Q = a + bL + cL2 - dL3
Ta có bảng số liệu sau khi đã phân tích:
Q L L2 L3 T
12,300,000 585 342,225 200,201,625 1
10,400,000 480 230,400 110,592,000 2
12,100,000 580 336,400 195,112,000 3
12,900,000 595 354,025 210,644,875 4
13,500,000 625 390,625 244,140,625 5
10,100,000 460 211,600 97,336,000 6
14,500,000 685 469,225 321,419,125 7
14,800,000 690 476,100 328,509,000 8
15,300,000 710 504,100 357,911,000 9
13,400,000 620 384,400 238,328,000 10
8,900,000 398 158,404 63,044,792 11
16,500,000 765 585,225 447,697,125 12

22
Kết quả chạy mô hình:

SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics
Multiple R 0.997799
R Square 0.995602
Adjusted R
Square 0.993953
Standard Error 176379.7
Observations 12

ANOVA
Significance
df SS MS F F
Regression 3 5.63403E+13 1.87801E+13 603.6713 9.19076E-10
Residual 8 2.48878E+11 31109806931
Total 11 5.65892E+13

Standard Upper Lower Upper


Coefficients Error t Stat P-value Lower 95% 95% 95.0% 95.0%
Intercept 5704849 8708308.372 0.655104179 0.530782 -14376545.9 25786244 -1.4E+07 25786244
X Variable 1 -2245.61 46531.54638 -0.048260047 0.962692 -109547.553 105056.3 -109548 105056.3
X Variable 2 31.06914 80.98012472 0.383663792 0.711223 -155.671361 217.8096 -155.671 217.8096
X Variable 3 -0.01266 0.046040103 -0.274978978 0.790301 -0.11882873 0.093509 -0.11883 0.093509

23
Phân tích kết quả:
Ta thu được phương trình hồi quy biến giả như sau:
Q = 5704849 - 2245.61L + 31.07L2 - 0.013L3
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của các biến L 3, L2 có dấu phù hợp với
kỳ vọng ban đầu và đều có ý nghĩa thống kê.
Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh bằng 0.995602 là khá cao. Điều này có nghĩa là
99.5602%% sự biến thiên của sản lượng bánh kẹo phụ thuộc vào số lượng lao động được
thuê.
3.2 Ước lượng chi phí công ty BiBiCa năm 2011
3.2.1 Các yếu tố tác động đến chi phí đầu vào
3.2.1.1 Giá của các nguyên vật liệu đầu vào
Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì (X 1), đường và
sữa (X2), trứng (X3) và các nguyên vật liệu khác (X 4). Trong đó, nguyên vật liệu phải
nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ
gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành.
Giá bột mì
Đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thì bột mì là mộtt trong những nguyên
vật liệu đầu vào quan trọng và được nhập khẩu là chủ yếu. Chính vì vậy, giá bột mì sẽ tác
động đến chi phí sản xuất dựa trên sự biến động của giá lúa mì thế giới và tỷ giá
USD/VND.
Trong 8 tháng đầu năm 2010, trên thị trường thế giới giá lúa mì có nhiều diễn biến bất
thường.Giá lúa mỳ tăng chóng mặt bắt nguồn từ nguyên nhân nước Nga đã ngừng xuất
khẩu lúa mỳ. Hạn hán nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới đã khiến sản lượng nhiều
loại cây lương thực sụt giảm mạnh, trong đó có lúa mỳ. Nếu tình trạng khô hạn và lũ lụt
tiếp tục kéo dài ở nhiều nước, nguy cơ thiếu lương thực sẽ ngày càng cao và không loại
trừ khả năng tái diễn một cuộc khủng hoảng lương thực.
Giá đường
Đường cũng là một nguyên vật liệu rất quan trọng ảnh hưởng đến giá thành trong
bánh kẹo. Cùng với tình trạng chung của thế giới, VN đang xẩy ra hiện tượng cung
không đáp ứng được cầu - khi diện tích nguyên liệu cho ngành đường có xu hướng giảm,
và công suất tối đa của cả nước mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu tiêu thụ trong nước.

24
Hiện nay giá đường cát bán lẻ tại các đại lý ở Hà Nội phổ biến ở mức 19.000 –
22000đồng/kg, chủ yếu là đường của các nhà máy sản xuất đường ở tỉnh Nghệ An.
Trước diến biến cung cầu đường hiện nay ở Việt Nam, nhiều khả năng giá đường sẽ
tiếp tục tăng vào cuối năm 2010, và đầu năm 2011 do một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, hiện nay sản lượng đường sản xuất nội địa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng. Trong khi đó, các nhà máy đường không hoạt động được với công suất tối đa
do thiếu nguyên liệu, lượng cung đường biến động hàng năm phụ thuộc vào tình hình sản
xuất mía nguyên liệu.
Thứ hai, giá mía nguyên liệu trong những năm gần đây không ngừng tăng cao do các
yếu tố chi phí sản xuất như nhân công, phân bón, chi phí tài chính tăng lên. Trong khi đó,
giá mía nguyên liệu chiếm tới 50% trong tổng chi phí sản xuất đường do đó giá thành sản
xuất nội địa khó có thể giảm xuống.
3.2.1.2 Chi phí của một số các yếu tố khác (X5)
Bên cạnh, sự tác động của giá một số nguyên vật liệu, các yếu tố khác như chi phí nhân
công, lãi suất, giá năng lượng cũng tác động đến giá thành bánh kẹo. Hiện nay mặt bằng
lãi suất cho vay của các ngân hàng đang dao động ở mức khá cao từ 13-19%, và mức lãi
suất này khó có thể giảm xuống do tác động của cả yếu tố liên quan đến quy định nghiêm
ngặt của NHNN nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống ngân hàng và các yếu tố khách
quan khác. Trong khi chi phí nhân công thường được điều chỉnh hàng năm tùy thuộc vào
lạm phát và mức tăng trưởng của từng doanh nghiệp sản xuất thì giá điện chịu sự quản lý
của nhà nước, và có nhiều khả năng sẽ tăng trong năm tới
3.2.2 Dự báo chi phí của công ty BiBiCa năm 2011
Ước lượng hàm chi phí biến đổi: TVC = aQ + bQ2 + cQ3
Ta có bảng số liệu sau khi đã phân tích như sau:
Thời gian TVC Q
Q2 Q3
(tháng ) ( triệu đồng) ( đơn vị
1 30.164 12.3 151.29 1860.867
2 25.464 10.4 108.16 1124.864
3 29.852 12.1 146.41 1771.561
4 31.754 12.9 166.41 2146.689
5 32.726 13.5 182.25 2460.375
6 24.860 10.1 102.01 1030.301
25
7 36.232 14.5 210.25 3048.625
8 36.567 14.8 219.04 3241.792
9 38.021 15.3 234.09 3581.577
10 32.558 13.4 179.56 2406.104
11 21.858 8.9 79.21 704.969
12 40.646 16.5 272.25 4492.125

26
Kết quả mô hình:

SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics
Multiple R 0.998936
R Square 0.997873
Adjusted R
Square 0.997076
Standard
Error 0.30689
Observations 12

ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 3 353.556 117.852 1251.33 5.03E-11
Residual 8 0.753451 0.094181
Total 11 354.3095

Standard Upper Lower Upper


Coefficients Error t Stat P-value Lower 95% 95% 95.0% 95.0%
Intercept 10.59716 17.29827 0.612614 0.55714 -29.2927 50.48705 -29.2927 50.48705
X Variable 1 -0.0526 4.216967 -0.01247 0.990354 -9.77694 9.671745 -9.77694 9.671745
X Variable 2 0.190356 0.335935 0.566647 0.586496 -0.58431 0.965023 -0.58431 0.965023
X Variable 3 -0.00462 0.008763 -0.52711 0.612416 -0.02483 0.015589 -0.02483 0.015589

27
Phân tích kết quả ước lượng:
Phương trình hàm hồi quy : TVC = -0.0526Q + 0.190356Q2 -0.00462Q3
 Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của các biến Q,Q 2 ,Q3 có dấu phù
hợp với kỳ vọng ban đầu và đều có ý nghĩa thống kê.
 Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh bằng 0.997076 là khá cao. Điều này có nghĩa là
99.7076% sự biến thiên của chi phí biến đổi phụ thuộc vào sản lượng sản xuất
ra
Như vậy qua mô hình ta thấy chi phí biến đổi tăng mạnh khi công ty tăng sản lượng.
Tuy nhiên các nhà hoạch định cần căn cứ vào từng thời điểm để có thể quyết định mức
sản lượng hợp lý đồng thời có thể hạn chế việc ứ đọng vốn mà vẫn đáp ứng được nhu
cầu của khách.

28
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN BÁNH KẸO BIBICA
4.1 Thành tựu và thách thức của công ty Cổ phần BiBiCa
Một trong những công ty đầu ngành bánh kẹo với nhãn hiệu mạnh. Là công ty
bánh kẹo niêm yết lớn thứ hai trong nước, Bibica chiếm khoảng 7-8% thị phần bánh
kẹo cả nước. Vốn có thế mạnh về thương hiệu, là điều đặc biệt quan trọng đối với
ngành sản xuất hàng tiêu dùng và bánh kẹo, BBC còn được hưởng lợi rất nhiều khi trở
thành đối tác chiến lược của Lotte (Hàn Quốc) và trở thành nhà phân phối độc quyền
của Lotte ở Việt Nam từ tháng 5/2008. Đổi lại, Lotte hỗ trợ BBC
ngân sách marketing, công nghệ và nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Mạng lưới
phân phối bao phủ rộng sẵn có của BBC kết hợp với công nghệ tiên tiến và kinh
nghiệm của một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu thế giới như Lotte sẽ là
những cơ sở vững chắc giúp Bibica vượt lên những đối thủ của mình.
Trước đây, BBC vốn có thế mạnh truyền thống trong sản xuất kẹo; tuy nhiên sau khi
đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh bông lan mới ở Bibica Miền Đông, BBC cũng đã
trở thành một thương hiệu mạnh về sản phẩm bánh trong những năm gần đây. Sản
phẩm chính của BBC hiện nay là mặt hàng bánh, chiếm khoảng 40% tổng doanh thu
công ty với tỷ suất LN gộp 25-30%, trong đó bánh bông lan kem Hura là sản phẩm
chiếm tỷ trọng cao nhất (30%) trong tổng doanh thu mặt hàng bánh. Kế đến là kẹo
chiếm 35% doanh số với tỷ suất LN 25-28%, bánh trung thu 10% với tỷ suất LN
khoảng 40%, và thực phẩm dinh dưỡng 15% với tỷ suất LN 35-40%.
Tạo sự khác biệt bằng cách nhắm vào các phân khúc thị trường ít được phục
vụ. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty bánh kẹo trong và ngoài
nước, từ năm 2004, Bibica đã phối hợp với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia để nghiên cứu
và đưa ra thị trường các sản phẩm dinh dưỡng như bột dinh dưỡng Growsure, bột sữa
Mumsure, thức ăn ngũ cốc Netsure và các sản phẩm ăn kiêng như bánh trung thu, mứt
tết, kẹo và banh Hura Light không đường.
Điểm mạnh

29
- Thương hiệu Bibica luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đạt danh hiệu
hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997-2006. Thương hiệu Bibica được chọn là
thương hiệu mạnh trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam.
- Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước. Doanh thu
tiêu thụ trong nước chiếm 96% - 97% tổng doanh thu của Công ty, doanh thu tại khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, 42 nhà phân phối tại khu vực Đông Nam Bộ, 23 nhà
phân phối tại khu vực miền Trung và 30 nhà phân phối tại khu vực miền Bắc. Đến nay,
sản từ xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 3% - 4% tổng doanh thu với sản phẩm xuất khẩu
phần lớn là các sản phẩm nha.
- Công ty hiện có 108 nhà phân phối, trong đó 13 nhà phân phối phẩm của Công ty
đã được tiêu thụ trên phạm vi cả nước.
- BBC là một trong những thuơng hiệu lâu đời và mạnh của thị trường bánh kẹo VN.
Thuơng hiệu BBC luôn đuợc nguời tiêu dùng tín nhiệm, bình chọn đạt danh hiệu hàng
VN chất luợng cao. Với thị phần khoảng 10%, Bibica luôn có vị trí nằm trong Top 5
của ngành hàng bánh kẹo tại Việt Nam và giữ vị trí dẫn đầu thị trường về sản phẩm
bánh kẹo.
- Sản phẩm đa dạng, hệ thống phân phối rộng khắp với 108 nhà phân phối, giá cả
cạnh tranh.
- Công ty luôn quan tâm nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng ở mọi độ tuổi nên
đã không ngừng nghiên cứu để tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới.
- Bibica ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại vào sản xuất, đạt được hiệu quả
trong việc tạo ra nhiều mặt hàng đạt chất lượng cao, làm không ngừng tăng doanh thu,
khẳng định đuợc vị thế của công ty trên thị trường.
- Ngoài ra, công ty còn đầu tư nhiều hơn vào nhà xưởng, trang thiết bị… để nâng
cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị
trường.
Điểm yếu: Bánh kẹo không phải là nhu yếu phẩm, không phục vụ cho nhu cầu thiết
yếu của con người, có rất nhiều những sản phẩm khác để sử dụng thay thế, do đó sức
mua của người dân giảm sẽ tác động làm sụt giảm doanh thu của Công ty.

30
- Hàng năm Công ty phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
như bột mì, hương liệu, bột sữa... Do vậy, khi tỷ giá biến động kéo theo chi phí đầu vào
thay đổi, tác động lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, thiếu ổn định.
- Chiến lược chiêu thị chưa tốt, không thu hút được khách hàng.
Cơ hội:
- Nên kinh tế Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng 7-8%/năm, điều này sẽ
kích thích nhu cầu người dân cho tiêu dùng, đó sẽ là cơ hội cho BBC tăng trưởng kinh
doanh.
- Việc VN tham gia vào tổ chức WTO tạo ra nhiều cơ hội hợp tác với các công ty
khác trên thế giới đồng thời mở rộng hơn thị trường tiêu thụ.
- Việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực
trong năm 2003 tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành đi
vào các nước ASEAN.
- Dân số lớn với hơn 80 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ. Kinh tế phát triển nhanh, mức
sống và thu nhập ngày càng cao khiến nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo tăng cao.
- Lượng tiêu thụ bánh kẹo của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước, chỉ đạt mức
1,25kg/người/năm. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm bánh kẹo cao cấp có dinh dưỡng,
chất lượng, uy tín, tiện dụng và có lợi cho sức khoẻ.
Thách thức:
- Khi Việt Nam gia nhập AFTA, thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm bánh kẹo sẽ
giảm xuống. Giá bán các sản phẩm này do đó có thể cạnh tranh hơn, vì vậy có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Nguyên vật liệu nhập khẩu và đường nguyên liệu chiếm khoảng 20% giá thành các
sản phẩm của Công ty.
- Sản phẩm nhập khẩu chiếm 30% thị phần (bao gồm chính thức và phi chính thức),
chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông và Trung Quốc… Một số sản
phẩm bánh kẹo nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước vẫn chưa sản xuất được.

31
-Thị trường trong nước, BCC phải cạnh tranh với công ty Kinh Đô, công ty bánh
kẹo Hải Hà, công ty bánh kẹo Hải Châu.
4.2 Mục tiêu phát triển của công ty
- Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu hàng năm 30% và lợi nhuận 20% so với
năm trước.
- Tập trung phát triển thực phẩm dinh dưỡng gồm: Thực phẩm bổ sung vi chất và
thực phẩm chức năng trở thành sản phẩm chiến lược của Bibica.
- Củng cố và phát triển hệ thống phân phối Công ty.
- Thị phần nội địa BBC: mỗi năm tăng 3 – 5% thị phần bánh kẹo so với năm trước.
- Phát triển điểm bán lẻ: hiện nay 10% trên tổng số điểm bán lẻ có bán sản phẩm
BBC, định hướng năm 2011: 35%.
- Mở rộng quy mô và phát triển các kênh phân phối phát triển thị trường đến những
vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống đại lý và nhà phân phối.
- Phát triển thị trường xuất khẩu: Philippines, Bangladesh, Cambodia, Taiwan,
Japan, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Thailand, Reunion, Laos, các
nước Trung Đông, Châu Phi với doanh số xuất khẩu: 1,5 triệu USD.
4.3 Đề xuất các chiến lược phát triển sản phẩm công ty
- Tập trung phát triển dòng sản phẩm cao cấp kẹo Deposite, bánh Pie và thực phẩm
dinh dưỡng. Đẩy mạnh các hoạt động marketing cho các dòng sản phẩm mới nhằm
tạo vị thế dẫn đầu trong ngành hàng bánh kẹo.
- Phát triển thị trường nội địa của Bibica.
- Phát triển thị trường xuất khẩu.
- Công ty cũng cần mở rộng hệ thống phân phối của mình rộng khắp cả nước. Tính
đến nay Bibica mới chỉ có hơn 108 đại lý phân phối, còn rất khiêm tốn so với con số
200 đại lý của Kinh Đô. Nếu như việc cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm giúp công
ty có được niềm tin từ người tiêu dùng thì việc mở rộng đại lí sẽ tăng thị phần cho công
ty.
- Hiện nay, thị trường chính của Công ty là khu vực miền Nam, chiếm 70% doanh
thu của Công ty. Khu vực miền Trung-Cao nguyên và khu vực miền Bắc có tỷ trọng

32
doanh thu ngang nhau, mỗi khu vực chiếm 15% doanh thu của Công ty nên Bibica cũng
cần tập trung hơn nữa để phát triển các đại lý ở khu vực miền Trung và miền Bắc, mở
rộng thị trường.
- Công ty nên tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước thay thế cho nguyên liệu nhập
khẩu nước ngoài để giảm giá thành sản phẩm đồng thời ít chịu ảnh hưởng khi có sự
thay đổi của thuế nhập khẩu.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh với các công
ty bánh kẹo trong nước và nước ngoài, đồng thời tạo thêm niềm tin cho khách hàng.
- Cần mở rộng chiến lược quảng cáo, khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng hơn
nữa.

33

You might also like