You are on page 1of 80

MỤC LỤC

NỘI DUNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP:..........................................................1


1.1.1 Đôi nét về công ty bánh kẹo Hải Hà:..............................................................1
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:....................................................................1
1.1.3. Tầm nhìn:.......................................................................................................3
1.1.4. Giá trị cốt lõi:.................................................................................................3
1.1.5. Ý nghĩa logo, slogan của HAIHACO............................................................3
1.1.6 Khách hàng có thể nhận biết về thương hiệu của bánh kẹo Hải Hà qua một
số yếu tố sau:............................................................................................................4
1.1.7. Phân tích điêm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.........................................4
1.1.8. Phân tích cơ hội, thách thức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp............................................................................................................6
1.1.9. Cơ cấu tổ chức:..............................................................................................7
1.1.10. Phân tích sơ đồ tổ chức, cơ cấu bộ máy của HAIHACO.............................7
2. Thị trường sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp..................................................8
NỘI DUNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP........12
2.1. Phân tích nguồn lực/năng lực của doanh nghiệp................................................12
2.2. Phân tích các hoạt động chức năng của doanh nghiệp.......................................17
2.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp............................................20
2.3.1. Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp...................................20
2.3.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp......................................21
NỘI DUNG 3: PHÂN TÍCH CƠ HỘI, THÁCH THỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP........................................................24
3.1. Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô..............................................................24
3.1.2. Phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...............................................................27
3.2.2. Đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với các cơ hội, thách thức
...............................................................................................................................28
NỘI DUNG 4: MÔ TẢ Ý TƯỞNG KINH DOANH...................................................32
4.1: Nhận diện cơ hội và hình thành ý tưởng kinh doanh.........................................32
4.1.1. Nhận diện cơ hội..........................................................................................32
4.1.2. Hình thành ý tưởng......................................................................................33
4.2. Sản phẩm mới- Bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông.................................................34
4.2.1 Giới thiệu Bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông....................................................34
4.2.2 Kiểu dáng, bao bì và tên gọi sản phẩm.........................................................34
4.2.3 Công dụng của Bánh Gạo Lứt Ngũ Cốc Chà Bông......................................35
4.2.4. Phân tích sản phẩm/dịch vụ dự kiến kinh doanh.........................................38
NỘI DUNG 5: PHÂN TÍCH DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG..........................39
5.1. Phân tích khách hàng tiềm năng.........................................................................39
5.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh...........................................................................41
5.3: Xác định như cầu thị trường tổng thể.................................................................47
5.4: Dự tính sản lượng tiêu thụ..................................................................................49
NỘI DUNG 6: XÂY DỰNG CÁC KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI Ý TƯỞNG KINH
DOANH........................................................................................................................51
6.1: Kế hoạch marketing và bán hàng.......................................................................51
6.1.1: Kế hoạch giá bán.........................................................................................51
6.1.2: Kế hoạch phân phối.....................................................................................54
6.1.3: Kế hoạch xúc tiến và tổ chức bán hàng.......................................................57
6.1.4 Kế hoạch khuyến mãi...................................................................................63
6.1.5 Tổ chức bán hàng..........................................................................................65
6.2: Kế hoạch mua sắm dự trữ..................................................................................68
6.3: Xây dựng cơ cấu tổ chức....................................................................................73
6.3.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức.............................................................................73
6.3.2. Các khuyến khích và đãi ngộ.......................................................................75
6.4. Kế hoạch tài chính..............................................................................................76
6.4.1: Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn:..........................................................76
6.4.2: Kế hoạch doanh thu.....................................................................................80
6.4.3 Kế hoạch chi phí...........................................................................................81
6.4.4 Kế hoạch lãi/ lỗ.............................................................................................82
LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của nhà nước, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trước môi
trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi
doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới,
không ngừng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Cùng với sự
tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, Công ty cổ phần bánh kẹp Hải Hà đã gặt hái
được không ít thành công, góp phần đưa ngành sản xuất bánh kẹo và thực phẩm của
cả nước ta lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, vì nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), môi trường kinh doanh chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, nếu chỉ
dựa vào các ưu thế và kinh nghiệm kinh doanh trước đây thì Hải Hà sẽ không thể
đứng vững và tiếp tục phát triển. Với mong muốn góp phần tìm ra hướng đi nhằm giữ
vững được vị thế của Công ty Hải Hà trong tương lai, đồng thời, nhằm vận dụng
những kiến thức được học ở chương trình cao học, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng kế
hoạch kinh doanh Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ” để nghiên cứu
ĐỀ BÀI THỰC HÀNH
HỌC PHẦN TIỂU LUẬN MÔN HỌC 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
KINH DOANH
NỘI DUNG 1 : Khái Quát Về Doanh Nghiệp
1.1.1 Đôi nét về công ty bánh kẹo Hải Hà:
- Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO) là một trong những doanh nghiệp
chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
+ Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Tên giao dịch: Haiha Confectionery Joint - Stock Company
+ Địa chỉ chính: 25-27 Đường Trương Định - Phường Trương Định - Quận Hai Bà
Trưng - Hà Nội.
+ Số điện thoại: 04.3863.29.56
+ Email: haihaco@hn.vnn.vn
+ Website: http://haihaco.com.vn/
+ Mã số thuế: 0101444379
+ Mã cổ phiếu: HHC
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 01 năm 2004.
+ Vốn điều lệ: 164.250.000.000 VND
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
- 25/12/1960: Công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là Xưởng miến Hoàng Mai.
- 1966: Viện thực nghiệm lấy xưởng miến Hoàng Mai làm cơ sở vừa sản xuất vừa
nghiên cứu thực phẩm. Lúc này, nhà mấy đổi tên là Nhà máy thực nghiệm thực phẩm
Hải Hà. Thời gian này, nhà mày tiến hành làm thêm một số mặt hàng thi nghiệm như:
Viên đạm, Chao tương, Nước chấm lên men, Nước chấm hóa giải, Dầu đâu tương,
Bột dinh dưỡng trẻ em, nghiên cứu sản xuất mạch nha.
- 6/1970: Theo chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm (nay là Bộ Công Thương), nhà
máy tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao. Nhà mày đổi tên thành Nhà
máy Thực phẩm Hải Hà
- 1987: Nhà máy Thực phẩm Hải Hà đổi tên thành Nhà máy Kẹo xuất khẩu Hải Hà và
trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm
- 10/7/1992: Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà đổi tên thành công ty Bánh kẹo Hải
Hà theo Quyết định số 537/CNHTCCB của Bộ Công nghiệp nhẹ. Sự chuyển đổi
tên nhà máy đã đánh dấu bước phát triển mới của Hải Hà không chỉ bó hẹp trong
sản xuất mà còn chuyển sang lĩnh vực kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị
trường
- 1993: Công ty liên doanh với hãng Kotobukd của Nhật, chuyên sản xuất bánh
tươi bánh cookies. Để mở rộng hoạt động. hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình, Công ty còn liên doanh với hãng Miwon của Hàn Quốc
- 1994-1995: Theo Quyết định của Bộ Công nghiệp hai nhà máy là Nhà máy Mỳ
chính Việt Trì và Nhà máy Bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định đã được sát nhập về
Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Đồng thời Công ty đã đầu tư một số dây chuyền sản
xuất cho 2 nhà máy này để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Đến
nay, là 2 Nhà máy thành viên của Công ty
- 2003: Công ty thực hiện cổ phần hóa. Theo chủ trương của Bộ Công nghiệp,
Công ty đã tách trả lại Bộ phận quản lý liên doanh HalHa - Kotobuki và Liên
doanh Miwon Việt Nam, và bàn giao quản lý phần vốn về cho Tổng công ty Thuốc
lá Việt Nam.
- 20/01/2004: Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101414379 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/01/2004
- 2007: Tháng 6/2007, Công ty hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ
từ 36,5 tỷ đồng lên 54,75 tỷ đồng.
Công ty được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoân
Hà Nội Quyết định số 312/QĐ-TTGDHN ngày 08/11/2007 của Giám đốc Trung
tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và chính thức giao dịch từ ngày 20/11/2007.
- 2011:
Tháng 05/2011, Công ty hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 54,75
tỷ đồng lên 82, 125 tỷ đồng
- 2016:
Tháng 07/2016, Công ty hoàn thành đợt phât hành cổ phiếu tăng Vốn điều lệ tử
82,125 tỷ đồng lên 164,25 tỷ đông.
- 2017: Công ty đã thực hiện di dời thành công toàn bộ khu vực sản xuất tại Hà Nội
sang khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Trong quá trình di dời đã đảm bảo chất lượng,
tiến độ và an toàn lao động, lắp đặt thêm 02 dây chuyển sản xuất bánh mới.
Hiện nay Nhà máy mới đã sản xuất ổn định, hiệu quả: sản lượng tăng và chất lượng
được năng cao.
Tháng 3/2017. Công ty có sự thay đổi lớn về mô hình tổ chức do Tổng công ty Thuốc
là Việt Nam thực hiện thoái toàn bộ phận vốn nhà nước và chuyển sang Công ty cổ

phần với 100% vốn của tư nhân


- 2018 :
Ngày 20/01/2018, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà khánh thành Nhà máy bánh kẹo
Hải Hà tại Khu công nghiệp VSIP - Xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2018: Công ty chạm mốc doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng, đánh dầu bước đột phá
mới và tăng trưởng mạnh mẽ trên tất cả các chỉ tiêu về lợi nhuận, sản lượng, doanh số
xuất khẩu và thu nhập bình quân của người lao động.
- 2020: Công ty tiếp tục ghi dâu với mốc doanh thu trên 1.400 tỷ đồng.
- 2022: Công ty tiếp tục ghi dâu với mốc doanh thu kỷ lục trên 1.500 tỷ đồng
1.1.3. Tầm nhìn:
Đưa sản phẩm bánh kẹo Hải Hà đến mọi miền ất nước và trên toàn thế giới.
1.1.4. Giá trị cốt lõi:
- Luôn oàn kết, đổi mới, năng ộng, sáng tạo, hiệu quả để thực hiện mục tiêu
“Vượt mọi gian khó, vững vàng tiến bước, nâng tầm vị thế thương hiệu Hải Hà”.
- Bánh kẹo Hải Hà cam kết sẽ mang lại sự hài lòng cho đối tác và bạn hàng bằng
sản phẩm chất lượng, mang lại lợi ích tối a cho khách hàng, cho cổ ông và cho toàn
xã hội.
1.1.5. Ý nghĩa logo, slogan của HAIHACO

Xuất phát từ sự độc đáo của tên thương hiệu “Hải Hà”, trong logo của công ty nổi
bật lên là hình ảnh của một chiếc thuyền buồm, với hai cánh buồm được cách điệu
uốn cong biểu thị trạng thái căng gió đang lướt đi trên mặt biển. Phía trên hai cánh
buồm và bao quanh con thuyền là tên Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà bằng tiếng
Anh, điều này ngụ ý rằng con thuyền này tượng trưng cho công ty với tiềm lực dồi
dào (hai cánh buồm căng gió) và sức mạnh phát triển vươn về phía trước(lướt đi
trên sóng). Bao quanh con thuyền “Hải Hà” là một hình tròn đã được cáchđiệu
tượng trưng cho vầng Thái Dương. Điều này giải thích vì sao màu đỏ lại được
chọn làm gam màu quy chuẩn xuyên suốt toàn bộ logo của công ty. Biểu tượng
Mặt Trời ngụ ý như muốn khẳng định hướng đi của con thuyền “Hải Hà” là về
phía Mặt trời mọc, vì lẽ đó mà màu đỏ ở đây không quá chói mắt cũng không quá
nhạtmà có khuynh hướng hơi hồng. Tất cả nhằm khẳng định hướng đi đúng đắn
củacông ty và một tương lai rực sáng đang ở phía trước của Công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Hà. Logo này được coi là một tài sản vô hình có giá trị của công ty, là lời
cam kết cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm mà công ty cung cấp cho người
tiêudùng. Do có tính hình tượng cao nên logo này thường được sử dụng trong các
giao dịch kinh doanh thay cho tên công ty. Nó thường xuất hiện như một dấu hiệu
nhậndiện trên thư tín kinh doanh, ấn phẩm như sách quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp, các
vănbản nội bộ của công ty.
Khẩu hiệu ( slogan)
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã chọn cho mình khẩu hiệu là: “Hấp dẫn cả
trong mơ”. Chỉ với 15 âm tiết được cô đọng trong 5 từ, slogan này được đánhgiá là
ngắn ngọn, súc tích và có sức thuyết phục. Câu khẩu hiệu đã góp phần làm tăng
khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu “Hải Hà” bằng cách nhấn mạnhvà
lặp lại nhiều lần tên thương hiệu “Hải Hà, hấp dẫn cả trong mơ”. Slogan còn làm
tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách liên hệ trực tiếp và mạnh mẽ tới lợi ích
“hấp dẫn” khi tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo, từ đó gợi mở sự kỳ vọng và thúc đẩy
động cơ mua sắm của khách hàng. Quan trọng nhất, slogan đã giúp công tycủng cố
định vị thương hiệu và thể hiện rõ sự khác biệt, đó là: “Tính hấp dẫn lôi cuốn
khách hàng cả trong mơ”.
1.1.6 Khách hàng có thể nhận biết về thương hiệu của bánh kẹo Hải Hà qua một
số yếu tố sau:
1. Logo và thiết kế bao bì: Bánh kẹo Hải Hà có một logo đặc trưng cùng với thiết
kế bao bì riêng biệt. Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra những yếu tố này khi mua sản
phẩm của thương hiệu.
2. Sự phổ biến và quảng bá: Nếu bánh kẹo Hải Hà đã trở nên phổ biến và được
quảng bá đầy đủ, khách hàng có thể nhận ra thông qua sự xuất hiện thường xuyên
trong các cửa hàng, siêu thị hoặc thông qua quảng cáo trên truyền thông.
3. Kinh nghiệm và uy tín: Thương hiệu bánh kẹo Hải Hà đã tồn tại trong một thời
gian dài và được biết đến với chất lượng sản phẩm tốt. Khách hàng có thể nhận ra
thương hiệu này dựa trên sự tin tưởng hoặc thông qua đánh giá từ người tiêu dùng
khác.
4. Phản hồi và đánh giá: Nếu khách hàng từng trải nghiệm sản phẩm của bánh kẹo
Hải Hà hoặc đọc thông tin phản hồi tích cực từ người mua khác, họ có thể dễ dàng
nhận biết và nhớ đến thương hiệu này.
5. Sự độc đáo và khác biệt: Nếu sản phẩm của bánh kẹo Hải Hà có đặc điểm riêng
và khác biệt so với các thương hiệu khác, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra và
nhớ đến thương hiệu này.
Tổng quan, khách hàng có thể nhận biết thương hiệu bánh kẹo Hải Hà thông qua
logo, thiết kế bao bì, sự phổ biến, uy tín, phản hồi từ người tiêu dùng và đặc điểm
độc đáo của sản phẩm.
1.1.7. Phân tích điêm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp
Điểm mạnh
- Để trở thành một trong những doanh nghiệp lớn, khẳng định được vị trí của mình
trên thị trường sản xuất và tiểu thụ bánh kẹo nước ta. Công ty bánh kẹo Hải Hà đã
chú ý khai thác phát huy thế mạnh của mình trong cơ chế cạnh tranh sản xuất kinh
doanh ngày càng có hiệu quả. Sự thành công của Công ty trong những năm qua là
do một số nguyên nhân sau:
‐Thứ nhất: Công ty đã biết phát huy truyền thống, uy tín lâu năm của mình trong
ngành sản xuất bánh kẹo để tăng khả năng cạnh tranh. Trong quá trình phát triển,
Công ty thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu, coi trọng
phát triển sản phẩm kẹo truyền thống, không ngừng cải tiến mẫu mã nâng cao chất
lượng, tạo ra sản phẩm có hương vị đặc trư ng phù hợp với khẩu vị, thị hiếu người
Việt Nam. Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của Ý, Đan
Mạch, Hà Lan... để sản xuất những sản phẩm mới có chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng.
‐Thứ hai: Để có thể cạnh tranh về giá bán, Công ty chủ động áp dụng đồng bộ
nhiều biện pháp hạ giá thành như. Tăng năng suất lao động,tiết kiệm chi phí
nguyên vật liệu đầu vào và giảm chi phí quản lí. Công tyđã không ngừng nâng cao
trình độ tay nghề của công nhân viên và người lao động qua các khoá đào tạo, các
cuộc thi thợ giỏi hàng nằm ở toàn Công ty. Công ty luôn quan tâm đến việc hoàn
thiện cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức hợp lí bộ máy quản lí theo hưởng gọn nhẹ.
‐Thứ ba: Để tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn, thúc đẩy khả năng tiêuthụ. Công ty
đã xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với cácchính sách hỗ trợ, ưu
đãi hợp lí các đại lí và thực hiện các phương thức thanh toán giao dịch thuận lợi.
‐Thứ tư: Công ty đặc biệt chú trọng đến yếu tố con người. Công ty luôn luôn chăm
lo tới đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, bảo đảm thu nhập ổn
định. Công ty coi trọng công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kĩ
thuật và quản lí kể cận; phần lớn cán bộ quản lí kinh doanh, cán bộ nghiên cứu
phòng kĩ thuật đều có trình độ đại học, có năng lực và tinh thần trách nhiệm, kỉ luật
lao động cao
Điểm yếu
- So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sản xuất bánh kẹo nước ta và trong
khu vực Asean, công ty bánh kẹo Hải Hà còn một số hạnchế:
‐ Thứ nhất: Công ty chưa có một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh, thực sự mới chỉ
dừng lại ở việc hình thành những tư tưởng, giải pháp mang tính chiến lược như: đa
dạng hoá và khác biệt hoá sản phẩm, tạo ra cơ cấu chủng loại sản phẩm phong phú
đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Tuy nhiên cơ cấu sản phẩm chưa hợp lí,
sản phẩm của Công ty thuộc loại bình dân, chưa có nhiều sản phẩm cao cấp phục
vụ nhu cầu củanhững người có thu nhập cao, những sản phẩm có tỉ suất lợi nhuận
cao lạichiếm tỉ trọng khối lượng sản phẩm thấp.
‐ Thứ hai: Chất lượng bao gói sản phẩm còn đơn điệu. Phần lớn kẹo mềm gói bằng
giấy thông thường nên thời gian bảo quản sử dụng không dài, kẹo nhanh bị chảy
nước. Một số loại bánh giá bán còn cao so với sản phẩm cùng loại của đối thủ trên
thị trường.
‐ Thứ ba: Hoạt động nghiên cứu thị trưởng và năng lực nghiên cứu triển khai phát
triển sản phẩm mới của Công ty còn rất nhiều hạn chế. Công tác nghiên cứu đối
thủ cạnh tranh, thu thập thông tin thị trường chưa được Công ty quan tâm đúng
mức, việc dự đoán xu hướng biến động nhu cầu của thị trường chủ yếu dựa vào số
liệu tình hình của các kênh phân phối của Công ty, nên khi đưa một số sản phẩm
mới vào thị trường không đạt hiệu quả.
‐ Thứ tư: Việc kiểm soát hệ thống các kênh tiêu thụ với hơn 200 đại lí của Công ty
hiện nay còn nhiều hạn chế, giữa các đại lí còn có sự cạnh tranh về giá, nắm bắt
tình hình tiêu thụ còn chưa chính xác. Hoạt động xúc tiến tiêu thụ còn chưa được
Công ty quan tâm đúng mức, ngân sách dành cho quảng cáo còn yếu so với đối thủ
cạnh tranh, người tiêu dùng thiếu thông tin hướng dẫn cụ thể trong việc sử dụng
bánh kẹo của Công ty. Công ty chưa có phương án, kế hoạch cụ thể mở rộng thị
trường ở vùng sâu, vùng xa, các tỉnh phía Bắc và thị trường miền Nam.
1.1.8. Phân tích cơ hội, thách thức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Cơ hội:
- Tăng trưởng nhu cầu: Bánh kẹo là một sản phẩm phổ biến và được ưa chuộng trên
toàn thế giới. Với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm và tăng cường nhu
cầu tiêu dùng, cơ hội kinh doanh bánh kẹo là rất lớn.
- Đa dạng sản phẩm: Bánh kẹo có thể được sản xuất trong nhiều hình dạng, hương vị
và kích thước khác nhau, từ bánh quy truyền thống đến bánh kẹo hình thú, bánh kem,
kẹo cao su, vv. Điều này tạo ra cơ hội để phục vụ một đối tượng khách hàng rộng lớn
và đa dạng.
- Thị trường xuất khẩu: Bánh kẹo Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn. Với việc tìm
kiếm các thị trường mới và xây dựng mối quan hệ xuất khẩu ổn định, doanh nghiệp có
thể mở rộng doanh số bánh kẹo của mình.
Thách thức:
- Cạnh tranh: Ngành công nghiệp bánh kẹo có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ
cũng như các sản phẩm thay thế khác như kẹo chocolate, bánh mì, vv. Để thành công,
doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm độc đáo, chất lượng cao và có giá cả cạnh
tranh.
- Thay đổi khẩu vị và xu hướng tiêu dùng: Xu hướng tiêu dùng thay đổi liên tục và
người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và tiêu chí chất lượng của sản
phẩm. Doanh nghiệp cần thích nghi với những yêu cầu mới này và tạo ra những sản
phẩm phù hợp.
- Quản lý sản xuất và vận chuyển: Quản lý quy trình sản xuất và vận chuyển bánh kẹo
có thể gặp phải những thách thức về chi phí, chất lượng và an toàn thực phẩm. Để
đảm bảo sự thành công, doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý chặt chẽ và tuân thủ
các quy định về an toàn thực phẩm.
Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, doanh nghiệp bánh kẹo Hải Hà có thể tập
trung vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xây dựng mối quan hệ với đối
tác cung cấp nguyên liệu tin cậy, nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm, và phát
triển chiến lược tiếp thị hiệu quả.
1.1.9. Cơ cấu tổ chức:

1.1.10. Phân tích sơ đồ tổ chức, cơ cấu bộ máy của HAIHACO


HAHACO hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, có cơ cấu tổ chức gồm: Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc và các phòng ban
nghiệp vụ chức năng.
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả cổ
đông có quyền biểu quyết, đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề liên quan,
đến quyền hạn theo quy định của pháp luật, và Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: Là cơ quan do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính
hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát
hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Ban Giám đốc:
Tổng Giám đốc là người điều hành, có thẩm quyền quyết định cao nhất về tất cả các
vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng
Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc về các công việc và nhiệm vụ được giao
Phòng kinh doanh:Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối kế hoạch,
điều độ sảnxuất, ký hợp đồng và thực hiện việc theo dõi tiêu thụ sản phẩm, tổ chức
thăm dòthị trường, xây dựng các chiến lược tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện
thôngtin đại chúng, lập các kế hoạch phát triển Công ty.
Phòng tài chính-kế toán: Có chức năng huy động vốn phục vụ cho quá trình sản xuất
kinh doanh. Xácđịnh giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, thanh toán các
khoản nợvay và trả, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Phòng kỹ thuật:Có chức năng nghiên cứu kỹ thuật cơ điện, công nghệ; theo dõi việc
thực hiệnquá trình công nghệ đảm bảo chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu và
thửnghiệm sản phẩm mới, đảm bảo kỹ thuật của dây chuyền sản xuất, xây dựng định
mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Duy tu, bảo dưỡng các thiếtbị
máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị vật chất của Công ty.
Phòng vật tư: Có chức năng dự báo nhu cầu vật tư, cân đối kế hoạch thu mua, ký hợp
đồngthu mua vật tư và tổ chức theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
Phòng hành chính-tổng hợp:Có chức năng bảo đảm an ninh, an toàn cho cán bộ công
nhân viên của Côngty. Đảm bảo các chế độ chăm sóc vệ sinh, sức khoẻ, bữa ăn giữa
ca cho cán bộcông nhân viên. Lập định mức thời gian cho sản phẩm, tính lương
thưởng, tuyểnlao động, phụ trách vấn đề cán bộ, bảo hiểm, tiếp khách.
2. Thị trường sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
Danh mục sản phẩm:

STT Tên sản phẩm Mã


1 Bánh trung thu

2 Kẹo sữa

3 Kẹo hộp

4 Bánh mềm
5 Kẹo Jelly Chips

6 Bánh Sochips

7 Kẹo cứng

8 Kẹo Jelly trái cây

9 Bánh gạo GaBi


10 Bánh tảo biển KAMI

11 Bánh mặn vừng dừa

12 Kẹo cao cấp Marta

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã và đang cung cấp cho thị trường nhiều mặt
hàng như kẹo Chew, kẹo xốp, kẹo cứng, bánh quy, bánh cracker... đảm bảo chất lượng
với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng yêu thích. Phát huy truyền thống đó, Haihaco
đang tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển đổi mới sản phẩm phục vụ nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng.
Bánh kẹo Hải Hà cung cấp sản phẩm cho đa dạng đối tượng khách hàng. Công ty có
các sản phẩm dành cho mọi lứa tuổi và sở thích, từ trẻ em đến người lớn. Thông qua
một loạt các sản phẩm khác nhau như bánh kẹo truyền thống, bánh kem, kẹo cao su,
kẹo sô cô la và nhiều loại hấp dẫn khác, bánh kẹo Hải Hà đáp ứng nhu cầu của khách
hàng từ hầu hết mọi đối tượng.

Bánh kẹo Hải Hà - Hấp dẫn cả trong mơ


NỘI DUNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích nguồn lực/năng lực của doanh nghiệp
Nhóm tài sản Loại tài sản Kiểu tài sản
Tài sản chính - Nợ Các loại nợ: nợ ngắn
- Vốn cổ phần hạn,
- Mức độ thanh khoản trung hạn và dài hạn.
Tài sản con người - Nhân sự Số lượng nhân sự phân
- Kỹ năng chuyên môn theo:
- Các phòng chức năng
- Các kỹ năng khác
Tài sản vật chất - Nhà xưởng - Nhà xưởng:
- Trang thiết bị - Quy trình công nghệ
- Vật tư - Sản phẩm
- Hàng tồn kho
- Thành phẩm
Tài sản tri thức - Về các đơn vị bên Am hiểu khách hàng về:
ngoài - Vị trí địa lý của khách
- Về hệ thống/quy trình hàng
- Về đối tượng mục tiêu - Hành vi mua hàng
- Tiêu chí mua hàng
Tài sản chính trị (các mối - Các mối quan hệ chính Quan hệ với các kênh
quan hệ) thức với các đối tượng phân phối
bên ngoài. - Hợp tác chuyên sâu
- Các mối quan hệ - Các thỏa thuận
không
chính thức với các đối
tương bên ngoài.
Tài sản tri giác Được các đối tượng bên Khách hàng biết đến
ngoài biết đến chất
lượng sản phẩm của
công ty
Tài sản tổ chức - Các hệ thống Loại hệ thống:
- Các cấu trúc - Thông tin
- Văn hóa - Mua hàng
- Quy trình ra quyết - Kiểm soát
định
Bảng 2.1: Các nhóm, loại và kiểu tài sản trong doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Qui mô lao động gần 1.400 nhân 1.220 nhân viên 1.172 nhân viên
viên
Bảng 2.2. Qui mô lao động của doanh nghiệp
CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1. Doanh thu bán 1.471.816.442.48 1.002.430.638.39 1.517.002.029.66
hàng và cung cấp 1 5 0
dịch vụ
2. Các khoản giảm 62.988.617.955 71.882.070.475 62.439.227.324
trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần 1.408.827.824.52 930.608.567.920 1.454.562.802.33
về bán hàng và 6 6
cung cấp dịch vụ
(10= 01-02)
4. Giá vốn hàng 1.190.252.970.66 787.257.011.291 1.258.883.394.08
bán 0 7
5. Lợi nhuận gộp 218.574.853.866 143.351.556.629 195.679.408.249
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
(20=10-11)
6. Doanh thu hoạt 25.348.704.296 26.748.049.202 75.565.856.782
động tài chính
7. Chi phí tài chính 27.504.462.562 26.446.188.429 56.925.207.742
- Trong đó: Chi 26.777.277.296 25.959.522.939 56.431.124.247
phí lãi vay
8. Chi phí quản lý 48.005.646.364 47.386.481.676 48.051.792.875
kinh doanh
9. Lợi nhuận thuần 40.818.451.859 (14.078.318.767) 42.756.346.850
từ hoạt động kinh
doanh
(30 = 20 + 21 - 22
- 24)
10. Thu nhập khác 8.583.021.904 80.154.181.874 28.653.228.204
11. Chi phí khác 549.723.034 130.505.709 1.302.312.057
12. Lợi nhuận khác 8.033.298.870 80.023.676.165 27.350.916.147
(40 = 31 - 32)
13. Tổng lợi nhuận 48.851.750.729 65.945.357.398 70.107.262.997
kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
14. Chi phí thuế 9.786.358.221 13.662.615.523 17.320.844.393
TNDN
15. Lợi nhuận sau 39.065.392.508 52.282.741.875 52.786.418.604
thuế thu nhập
doanh nghiệp
(60=50 - 51)
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất

- Doanh thu năm 2021 đạt 930,62 tỷ đồng, bằng 66% so với năm 2020, mức tăng
trưởng doanh thu giảm đáng kể.
Thị trường bánh kẹo có sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là hàng ngoại, cùng với
giá cả chi phí đầu vào tăng, các chi phí cho hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm
cũng tăng, trong khi công ty vẫn giữ giá bán ở mức độ hợp lý không tăng giá theo đà
tăng của các yếu tố chi phí. Dù vậy, lợi nhuận trước thuế của Công ty vẫn tăng so với
năm 2020. Cụ thể:
- Lợi nhuận trước thuế năm 2021 của Công ty đạt 65,95 tỷ đồng gấp 135% so với
lợi nhuận trước thuế năm 2020.
- Năm 2022 tiếp tục đà tăng trưởng, là năm tiếp theo Công ty đạt mốc doanh thu
trên 1.000 tỷ đồng không kể năm 2021.
Cụ thể doanh thu năm 2022 đạt 1.454,56 tỷ đồng, bằng 156,3% so với năm 2021
và bằng 103,2% so với năm 2020

CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


TÀI SẢN 1.188.385.991. 1.245.542.848.0 1.244.904.103.839
045 18
A. Tài sản ngắn 903.231.691.78 841.610.623.82 1.028.394.996.136
hạn 4 2 16. 216.509.107.703
B. Tài sản dài hạn 285.154.299.26 403.932.224.19
1 6
NGUỒN VỐN 1.188.385.991. 1.245.542.848.0 1.244.904.103.839
045 18
C. Nợ phải trả 719.877.079.91 743.176.195.01 692.365.169.321
3 1
D. Vốn chủ sở hữu 468.508.911.13 502.366.653.00 552.538.934.518
2 7
Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trong 3 năm gần nhất

Thống kê hệ thống chi nhánh, cửa hàng phân phối


Cho đến nay công ty đã thiết lập một mạng lưới phân phối rộng khắp ở hầu hết các
tỉnh, thành phố nước ta. Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty do các đại lý đảm nhận,
hiện nay công ty có trên 217 đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 32 tỉnh
thành trên toàn quốc. Tuy nhiên thị trường của công ty chỉ mới phát triển mạnh ở các
tỉnh miền Bắc (146 đại lý ), đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, còn ở các khu
vực khác như miền Trung ( 58 đại lý ), miền Nam ( 13 đại lý ).
Mạng lưới phân phối của công ty được tập trung tại các chi nhánh và phân theo
địa bàn hoạt động bao gồm:
 Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh- 778/13 Nguyễn Kiệm, Phường 4 Quận Phú
Nhuận
 Chi nhánh tại Đà Nẵng- 134 Phan Thanh, Quận Thanh
 Khu vực miền Bắc : các tỉnh miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
 Khu vực miền trung (quản lý thông qua chi nhánh miền Trung ở Đà Nẵng): Quảng
Trị, Đắc Lắc, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nha Trang, Huế.
 Khu vực Hồ Chí Minh (quản lý thông qua chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh):
Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và các tỉnh miền Tây.
Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối với 2 kênh song song: Kênh phân phối trực
tiếp, Kênh phân phối gián tiếp với hàng ngàn đại lý, siêu thị, điểm bán lẻ trong cả
nước.
+Thông tin về hệ thống máy móc trang thiết bị
STT Tên thiết bị, máy móc Xuất xứ Năm sản xuất
1 Máy trộn nguyên liệu, máy quật Trung Quốc 1960
kẹo, máy cán
2 Máy cắt, máy ràng, máy nâng Việt Nam 1960
khay
3 Máy sấy WKA4 Ba Lan 1966
4 Nồi hoà đường CK22 Ba Lan 1977
5 Nồi nấu liên tục sản xuất kẹo Ba lan 1978
cứng
6 Nồi nấu nhân CK 22 Ba Lan 1978
7 Nồi nấu kẹo mềm CWA Đài Loan 1979
(Nguồn: Phòng kĩ thuật)
Bảng 2.5. Danh mục các thiết bị, máy móc

Lĩnh vực Năng lực


Phân phối Quản trị logistics
Nhân lực Động viên, khen thưởng, đào tạo, ...
Hệ thống thông tin Quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng thông qua phương
pháp tập trung dữ liệu theo từng điểm bán lẻ.
Marketing - Hoạt động xúc tiến thương hiệu sản phẩm
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả
Quản trị - Thực hiện hiệu quả các chức năng quản trị
- Cấu trúc tổ chức hiệu quả
Bảng 2.6: Một số năng lực riêng biệt của doanh nghiệp.
2.2. Phân tích các hoạt động chức năng của doanh nghiệp
Đánh giá (Tích “x”)
ST
Các hoạt động cơ bản Mạnh Trung Yếu
T
Bình
I Các hoạt động đầu vào
1 Tính chính xác của hệ thống kiểm soát tồn x
kho
2 Hiệu suất của các hoạt động tồn trữ hàng x
hóa
II Vận hành
1 Năng suất của máy móc thiết bị vận chuyển x
so với năng suất của các đối thủ cạnh tranh
chủ yếu
2 Sự phù hợp của quá trình tự động hóa khâu x
giao nhận
Đánh giá (Tích “x”)
ST
Các hoạt động cơ bản Mạnh Trung Yếu
T
Bình
3 Hiệu quả của hệ thống kiểm soát để nâng x
cao chất lượng phục vụ và giảm chi phí bán
hàng
4 Hiệu suất của việc bố trí mặt bằng bán hàng x
và thiết kế các bước công việc
III Các hoạt động đầu ra
1 Tính đúng lúc và hiệu suất của việc phân x
phối sản phẩm và dịch vụ
IV Marketing và bán hàng
1 Hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường x
trong nhận dạng các nhu cầu và các phân
khúc của khách hàng
2 Sự đổi mới các hoạt động khuyến mãi và x
quảng cáo
3 Lượng giá các kênh phân phối khác nhau x
4 Mức độ động viên và năng lực của lực x
lượng bán hàng
5 Sự phát triển của hình ảnh về chất lượng và x
danh tiếng
6 Mức độ trung thành của khách hàng đối với x
nhãn hiện
7 Mức độ thống trị trong một phân khúc thị x
trường hay toàn bộ thị trường
V Dịch vụ khách hàng
1 Các phương tiện của việc thu hút những x
đóng góp của khách hàng trong việc hoàn
thiện sản phẩm
2 Sự sẵn sàng, nhanh chóng giải quyết những x
khiếu nại của khách hàng
3 Sự phù hợp của chính sách bảo hành và bảo x
đảm
4 Chất lượng của việc huấn luyện khách hàng x
5 Năng lực trong việc cung cấp các bộ phận x
thay thế và các dịch vụ sửa chữa
Bảng 2.7 Đánh giá các hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Đánh giá (Tích “x”)


ST
Các hoạt động hỗ trợ Mạnh Trung Yếu
T
Bình
I Quản trị nguồn nhân lực
1 Hiệu quả của các thủ tục tuyển dụng, huấn x
luyện và đề bạt ở tất cả các cấp quản trị nhân
sự
2 Sự phù hợp của hệ thống khen thưởng động x
viên và thử thách nhân viên
3 Môi trường làm việc nhằm ổn định nguồn x
nhân lực ở mức độ mong đợi
4 Những quan hệ với công đoàn và các tổ chức x
xã hội, quần chúng khác
5 Sự tham gia tích cực của các nhà quản trị và x
các chuyên gia kỹ thuật trong các tổ chức
chuyên môn
6 Mức độ động viên và sự thỏa mãn của người x
lao động
II Phát triển công nghệ
1 Sự thành công của các hoạt động nghiên cứu x
và phát triển để đổi mới qui trình bán hàng
2 Chất lượng của quan hệ trong công việc giữa x
các bộ phận khác
3 Điều kiện của môi trường làm việc trong việc x
khuyến khích sáng tạo và đổi mới
III Thu mua/Cung ứng
1 Phát triển các nguồn đầu vào khác nhau nhằm x
giảm thiểu sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp
duy nhất
2 Phát triển các tiêu chí phục vụ cho việc đưa ra x
các quyết định thuê hoặc mua vật tư, tài sản
3 Những quan hệ tốt và lâu dài với các nhà cung x
cấp tin cậy
IV Quản trị tổng quát
1 Khả năng nhận diện các cơ hội kinh doanh sản x
phẩm mới và những đe dọa tiềm ẩn của môi
Đánh giá (Tích “x”)
ST
Các hoạt động hỗ trợ Mạnh Trung Yếu
T
Bình
trường
2 Chất lượng của hệ thống hoạch định chiến x
lược để đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp
3 Sự phối hợp và hội nhập của tất cả các hoạt x
động có liên quan tới chuỗi giá trị giữa các bộ
phận của doanh nghiệp
4 Khả năng của hệ thống thông tin hỗ trợ cho x
việc ra các quyết định chiến lược và hàng ngày
5 Khả năng tiếp cận được nguồn vốn với chi phí x
thấp để tài trợ vốn cho các hoạt động của
doanh nghiệp
6 Tính kịp thời và chính xác của thông tin quản x
lý về môi trường tổng quát và môi trường cạnh
tranh
7 Mối quan hệ với những người ban hành chính x
sách và các nhóm lợi ích
8 Hình ảnh trong cộng đồng và sự gắn bó của
cộng đồng với doanh nghiệp
Bảng 2.8. Đánh giá các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp
2.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
2.3.1. Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
 Tài năng độc đáo
 Nguồn lực tài chính mạnh
 Sức cạnh tranh cao
 Uy tín đối với khách hàng
 Hiệu quả cao theo qui mô
 Kỹ thuật hiện đại
 Công nghệ tiên tiến
 Lợi thế về chi phí
 Chiến dịch quảng cáo mạnh
 Kỹ năng cải tiến sản phẩm
 Tài năng quản trị
 Năng lực sản xuất cao
 Nhiều kinh nghiệm
 Đánh giá tốt của khách hàng
 Những chiến lược được tính toán kỹ
 Hệ thống thông tin nhạy bén
 Người lãnh đạo có khả năng
 Quản lý chung và quả lý tổ chức tốt
 Mối quan hệ với tổng thể nền kinh tế
 Những lợi thế về giá
Điểm yếu
 Định hướng chiến lược không rõ ràng
 Lợi nhuận thấp
 Thiếu tài năng lãnh đạo
 Không có các kỹ năng quan trọng
 Tụt hậu trong nghiên cứu và phát triển
 Sản phẩm thiếu đa dạng
 Không tạo ấn tượng tốt với khách hàng
 Kênh phân phối kém
 Hoạt động Marketing không hiệu quả
 Không đủ nguồn lực tài chính
 Chi phí cao hơn đối thủ cạnh tranh
 Những phương tiện, cơ sở vật chất lỗi thời
 Thiếu chiều sâu và tài năng quản lý
 Chu kỳ sống sản phẩm quá ngắn
 Hình ảnh của công ty trên thị trường không phổ biến
 Giá đơn vị hoặc giá toàn bộ sản phẩm, hàng hóa của công ty cao hơn so
với những đối thủ cạnh tranh
 Không có khả năng huy động vốn khi cần thay đổi chiến lược
2.3.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm phân loại Trọng số
(1) (2) (3) (4)
Hệ thống kênh 0,09 3 0,27
phân phối mạnh
2. Bộ máy tổ chức 0,1 4 0,4
quản lý mạnh
3. Tình hình tài 0,1 3 0,3
chính ổn định
4. Uy tín lâu năm 0,09 4 0,36
trên thị trường
5. Đội ngũ công 0,09 2 0,18
nhân lành nghê,
Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm phân loại Trọng số
(1) (2) (3) (4)
nhiệt tình
6. Chất lượng sản 0,07 2 0,14
phẩm chưa cao
7. Sản phẩm chủ 0,11 3 0,33
đạo chưa đem lại
hiệu quả
8. Hoạt động 0,11 2 0,22
nghiên cứu thị
trường còn yếu
9. Dây chuyền 0,09 3 0,27
công nghệ chưa
đồng bộ
10. Hoạt động 0,09 2 0,18
quảng cáo, hỗ trợ
tiêu thụ còn yếu
11. Cơ cấu sản 0,09 3 0,27
phảm chưa hợp lý
Tổng cộng 1,0 2,92
Bảng 2.9. Ma trận IFE

Giải thích:
- Trọng số được ấn định từ 0,0 (không quan trọng tới 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu
tố. Trong ma trận có 11 yếu tố, tổng trọng số bằng 1,0
- Các mức điểm phân loại lần lượt là: 4 điểm (điểm mạnh nhất của doanh nghiệp), 3
điểm (điểm mạnh thứ hai), 2 điểm (điểm trung bình), 1điểm (điểm yếu nhất).
- Số điểm trọng số được tính bằng cách nhân cột trọng số với cột điểm phân loại.
Nhận xét :
Hai yếu tố “Uy tín lâu năm trên thị trường” và “Bộ máy tổ chức quản lý mạnh” là hai
điểm mạnh nhất của Công ty (với điểm phân loại là 4). Đó là những lợi thế cạnh tranh
mà Công ty có được so với đối thủ cạnh tranh.
“Hoạt động quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ còn yếu” là một điểm yếu của Công ty so với
đối thủ cạnh tranh là Kinh Đô. Đây chính là nguyên nhân làm giảm lợi thế cạnh tranh
của Công ty. “Đội ngũ nhân viên trẻ hóa, năng động, nhiệt tình” là điểm mạnh của
Công ty. Công ty khai thác và phát huy lợi thế từ đội ngũ lao động của mình.
“Chất lượng sản phẩm chưa cao” là một điểm yếu của Công ty.
“Dây chuyền công nghệ chưa đồng bộ” cũng là một điểm yếu, gây nên sự bất ổn định
trong sản xuất, tăng gia thành sản phẩm do giá nguyên vật liệu nhập khẩu.
“Hoạt động nghiên cứu thị trường còn yếu” là một trong những điểm yếu của Công ty
trong việc đưa sản phẩm ra thị trường.
Tổng số điểm trọng số của công ty là 2,92 cho thấy Công ty ở mức khá về vị trí chiến
lược nội bộ tổng quát. Công ty còn nhiều điểm yếu chưa giải quyết được như: hoạt
động nghiên cứu thị trường, sự hiệu quả của các sản phẩm chủ đạo. Hiện tại, Công ty
đã và tiếp tục chuyển biến những điểm mạnh như: bộ máy quản lý tốt, uy tín lâu năm,
hệ thống phân phối mạnh và đội ngũ công nhân viên lành nghề trở thành thật mạnh để
tăng cường khả năng cạnh tranh và tận dụng các cơ hội trên thị trường
NỘI DUNG 3: PHÂN TÍCH CƠ HỘI, THÁCH THỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô
Khi tiến hành phân tích môi trường vĩ mô đối với CTCP bánh kẹo Hải Hà ,đã sử dụng
mô hình 5 yếu tố :
Thể chế chính trị, pháp luật:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HHC) nhận thấy rõ ưu thế ổn định về chính trị ,ưu
tiên về chính sách và những điều kiện thuận lợi khác ở Việt Nam cho nên đã không
ngừng đẩy mạnh chiến lược khai thác tận dụng những ưu thế này nhằm chiếm lĩnh thị
trường và tối đa hóa lợi nhuận.
- Chú trọng ,giành thời gian và lượng vốn nhất định quan tâm tới các vấn đề chính trị
và tư vấn pháp luật ,hiểu rõ tiến trình ra quyết định của địa phương nơi công ty thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có
hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng
nhập khẩu phải không ngừng đổi mới về công nghệ. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn
là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của HHC đi
vào các nước ASEAN. Môi trường kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, thị trường được
mở rộng trong môi trường các quan hệ chính trị, ngoại giao bình ổn, các rào cản về
thương mại được điều chỉnh, các ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp như ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê
đất.
Các yếu tố kinh tế
- Tỷ lệ lãi suất và lạm phát:
Lãi suất tác động trực tiếp đến cầu sản phẩm công ty,là yếu tố rất quan trọngnếu người
tiêu dùng thường xuyên vay để thanh toán các khoản chi tiêu. Lãi suất là căn cứ quyết
định chi phí về vốn ,từ đó để ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
Đầu năm 2008,khi lạm phát tăng cao,giá các yếu tố đầu vào cũng tăng vọt ,HHC gặp
rất nhiều khó khăn trong khâu sản xuất ,tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mở rộng .
Từ cuối năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Hà (Cty CP) vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo đời sống cho
người lao động với tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh (SXKD) cũng như lương
bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên đều trên 10%.
-Tỷ giá hối đoái:
Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế giá vàng trong nước va giá USD tăng
cao,xu hướng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng…và nhiều khó khăn khác nữa
nhưng HHC vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo đời sống cho người
lao động với tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh (SXKD)
- Quan hệ quốc tế:
Quan hệ quốc tế tốt tạo cơ hội mở rộng thị trường cho doanh nghiệp ,tăng tính cạnh
tranh.Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu công ty trở thành một
thương hiệu mạnh trong và ngoài nước.Quan hệ liên kết với các nhà sản xuất nguyên
liệu trong và ngoài nước đảm bảo để ổn định nguồn nguyên liệu và giảm chi phí tiêu
hao nguyên liệu.
Thị trường xuất nhập khẩu chính của HHC hiện nay chủ yếu là Lào, Campuchia,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, Đông Âu.HHC đang phấn đấu duy trì và thiết lập
mối quan hệ tốt với các đối tác trong kinh doanh cũng như trong quan hệ Hải Hà.
Văn hóa xã hội
Sản phẩm do HHC sản xuất ,phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường xuyên của người
dân .Do vậy nếu quy mô dân số tăng thi mức độ tiêu dùng cũng tăng do vậy công ty
luôn thường xuyên cập nhật các kết quả điều tra dân số nắm vững bảo máy móc thiết
bị hoạt động an toàn, hiệu quả. Những vị trí làm việc có nguy cơ gây tai nạn, mất an
toàn nhưquạt BHLĐ hay tời nâng hàng… đều đượccải tạo kịp thời.
Riêng trong năm 2008, Cty CP bánh kẹo Hải Hà đã tổ chức huấn luyện về BHLĐ và
khám sức khỏe định kỳ cho hơn 700 lao động theo đúng quy định về nội dung, thời
gian. Đồng thời, người lao động cũng được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá
nhân, thiết bị AT-VSLĐ, quy trình - biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bồi dưỡng
độc hại bằng hiện vật, bồi dưỡng chống nóng, đi nghỉ mát… Tổng chi phí cho công
tác BHLĐ, chăm lo sức khỏe người lao động tại Cty năm qua lên tới hơn 1 tỷ đồng
Để khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa kết quả đạt được trong công tác
BHLĐ, AT-VSLĐ-PCCN, góp phần đảm bảo SXKD năm 2009 tăng trưởng bền vững,
tập thể CBCNV Cty CP bánh kẹo Hải Hà mới đây đã thống nhất phấn đấu năm nay
100% CBCNV được tuyên truyền các nội dung pháp luật về BHLĐ, chế độ AT-
VSLĐ-PCCN cũng như những chính sách liên quan. Cty sẽ thường xuyên củng cố và
duy trì hoạt động của hội đồng BHLĐ, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, duy trì chế độ
tự kiểm tra và chấm điểm tại cơ sở về công tác này, phát động sâu rộng phong trào
xanh-sạch-Đẹp cũng như tổ chức các cuộc thi an toàn vệ sinh viên giỏi và thao diễn
PCCN cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở. Mục tiêu mà Hải Hà hướng tới là toàn đơn
vị không có TNLĐ nặng, cháy nổ, Cty đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc trong phong trào
xanh-sạch-đẹp, bảo đảm AT-VSLĐ năm 2009.
Công nghệ.
- Các hình thức bán hàng mới được HHC áp dụng rộng rãi như bán hàng qua điện
thoại ,bán hàng qua internet…đó chính là kết quả của công nghệ đối với sự phát triển
của công ty.
Để có nhiều sản phẩm chất lượng. giá cả hợp lý, Haihaco luôn tìm cách giảm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm có giá phù hợp túi
tiền người tiêu dùng. Để làm được điều đó, công ty triệt để tiết kiệm trong quá trình
vận hành máy móc ở tất cả các khâu, xây dựng hệ thống che chắn lò nướng bánh để
tiết kiệm năng lượng, giúp công nhân vận hành lò không bị nóng. Đầu tư hệ thống xử
lý lại nguồn nước làm lạnh sản phẩm kẹo sau khi sản xuất; công nhân vận hành lò hơi
luôn giám sát, tính toán kỹ công suất khi sử dụng lò.
Đặc biệt, nếu xét về dòng kẹo Chew, Haihaco giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín trên
thị trườngVề kẹo mềm, với dây chuyền thiết bị hiện đại, các sản phẩm kẹo xốp mềm
Hải HàHaihaco đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo tương đối hiện đại
tại Việt Nam, trong số đó có một số dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương. Mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm có sự phối hợp
tối ưu các loại máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
Hội nhập nền kinh tế
HHC có điều kiện tham gia quảng bá sản phẩm ,tên tuổi của mình trên trường quốc tế.
Hội nhập kinh tế không chi giúp HHC củng cố thị trường trong nước mà còn mở rộng
thị trường nước ngoài,sản phẩm được áp dụng công nghệ cao có chất lượng tốt ,đáp
ứng hơn nhu cầu khách hàng . Gia nhập WTO ,HHC có điều kiện bán hàng ,áp dụng
các honhf thức bán hàng tiên tiến ,mạng lưới kênh phân phối hoàn hảo hơn.Hội nhập
công nghệ quốc tế là thời đại của công nghệ ,viếc mua sắm trên internet phổ biến ,do
vậy HHC đã có chiến lược khai thác tận dụng ưu điểm này.
HAIHACO sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, sản phẩm
Bánh kẹo Hải Hà liên tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất
lượng cao" trong nhiều năm liền từ 1996 đến nay. Gần đây nhất, HAIHACO được
bình chọn vào danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam.
***Kết luận:
Với lợi thế là một công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, được
thành lập từ năm 1960. Trải qua hơn 40 năm,Công ty đã không ngừng lớn mạnh và đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.
Ngành bánh kẹo là một ngành có tính cạnh tranh cao, Haihacokhông chỉ cạnh tranh
với những doanh nghiệp nội địa mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước
ngoài. Để tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường những năm gần đây,
Côngty đã tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm với mục tiêu nắm bắt
nhu cầu mới của khách hàng một cách nhanh nhất để kịp thời đưa ra những sản phẩm
phù hợp. Haihaco đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo tương đối hiện
đại tại Việt Nam, trong số đó có một số dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương. Mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm có sự phối
hợp tối ưu các loại máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên,
Công ty cũng có những khó khăn cần khắc phục nhưnguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65% - 70%), do đó biến động giá nguyên
vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm và làm giảm khả năng cạnh
tranh. Với kết quả hoạt động kinh doanh khá ổn định trong thời gian cộng với tình
hình tài chính khá lành mạnhthì có thể nói cổ phiếu HHC rất đáng để nhà đầu tư “lưu
ý” trong bối cảnh thị trường đã xuống thấp, nhất là ngành thực phẩm là một trong số ít
ngành it chịu ảnh hưởng nhất bởi các biến động kinh tế. Vì vậy, HHC là cổ phiếu có
tính phòng vệ cao và sẽ phù hợp với những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ở mức vừa
phải
3.1.2. Phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các nhân tố theo mô hình PESTEL để tổng hợp các cơ hội, thách thức ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường chính trị, luật pháp (P)
- Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp
trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Việt Nam đang tập trung xây dựng luật vì vậy luật pháp hiện nay của Việt Nam còn
thiếu và chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc hành nghề của các
doanh nghiệp
Môi trường kinh tế (E)
- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% -:- 8%/năm.
Tuy nhiên cuối năm 2008 đầu năm 2009 phát triển chậm do khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Việt Nam khoảng 7%.
- Trong thời gian dài đầu tư sản xuất hàng chất lượng trung bình và thấp, Việt Nam
đang dẫn nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ nhằm cạnh tranh với sản phẩm
nhập khẩu và các doanh nghiệp từng bước thâm nhập thị trường quốc tế......
- Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh
nghiệp trong nước.
Môi trường xã hội – dân số (S)
- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào
- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao ảnh hưởng tốt sản phẩm thực phẩm.
(sản phẩm ăn uống)
Môi trường công nghệ (T)
- Việc ứng dụng công nghệ mới, xu hướng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản
xuất bánh kẹo ngày càng cao. (sản xuất tự động trong một dây chuyển khép kin)
- Công nghệ cao đi đôi với những quy trình, thiết bị kiểm tra chất lượng có hiệu quả
hơn, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người tiêu dùng.
Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao ảnh hưởng tốt sản phẩm thực phẩm.
(sản phẩm ăn uống)
Môi trường công nghệ (E)
Việc ứng dụng công nghệ mới, xu hướng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản
xuất bánh kẹo ngày càng cao. (sản xuất tự động trong một dây chuyển khép kín)
Công nghệ cao đi đôi với những quy trình, thiết bị kiểm tra chất lượng có hiệu quả
hơn, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người tiêu dùng
Pháp lý (L)
- Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng
đến nền kinh tế Việt Nam . Tuy nhiên, Thị trường bánh kẹo Việt Nam không bị ảnh
hưởng lớn bởi thị trường tiêu thu chính của sản phẩm bánh kẹo Việt Nam chính là thị
trường trong nước, thị trường nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
3.2.2. Đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với các cơ hội, thách thức

Các yếu tố Trọng số Điểm Tổng điểm


(1) (2) (3) (4)
1. Kinh tế tăng 0,09 3 0,27
trưởng (thu nhập
dân cư tăng)
2. Xu hướng tiêu 0,1 4 0,3
dùng sản phẩm có
chất lượng cao
3. Thị trường vốn 0,1 3 0,3
phát triển, lãi suất
vay ưu đãi
4. Xu thế hội nhập 0,08 2 0,16
kinh tế khu vực và
thể giới
5. Khoa học công 0,09 2 0,18
nghệ phát triển
6. Tính mùa vụ của 0,08 2 0,16
sản xuất và tiêu
dùng bánh kẹo
7. Đối thủ cạnh 0,12 3 0,36
tranh có sản phẩm
chất lượng cao
8. Số lượng hàng 0,09 2 0,18
giả, hàng nhái,
hàng lậu còn nhiều
9. Xu hướng thích 0,07 2 0,14
bánh kẹo có hàm
lượng đường ít
10. Sản phẩm thay 0,09 2 0,18
thế phong phú
11. Thị trường 0,09 4 0,36
chưa khai thác hết
Các yếu tố Trọng số Điểm Tổng điểm
(1) (2) (3) (4)
Tổng cộng 1,0 2,
Giải thích:
- Trọng số được ấn định từ 0,0 (không quan trọng tới 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu
tố. Trong ma trận có 11 yếu tố, tổng trọng số bằng 1,0
- Các mức điểm phân loại lần lượt là: 4 điểm (điểm mạnh nhất), 3 điểm (điểm mạnh
thứ hai), 2 điểm (điểm trung bình), 1điểm (điểm yếu nhất).
- Số điểm trọng số được tính bằng cách nhân cột trọng số với cột điểm phân loại.
- Nhận xét :
Các yếu tố “Xu hướng tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao”, “Đối thủ cạnh tranh có
sản phẩm chất lượng cao”, “Thị trường vốn phát triển, lãi suất vay ưu đãi” là các yếu
tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của Công ty (với trọng số bằng 0,12;
0,1; 0,1). Công ty chú trọng tăng chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm cao
cấp, tận dụng lợi thế ưu đãi vốn của các ngân hàng để tập trung sản xuất kinh doanh.
Công ty tận dụng các cơ hội này bằng các chính sách: đa dạng hoá sản phẩm, không
ngừng nâng cao cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, xây dựng mạng lưới kênh
phân phối rộng khắp cả nước.
“Tính mùa vụ của sản xuất và tiêu dùng bánh kẹo” với trọng số 0,08 cũng là một khó
khăn với công ty.
“Thị trường chưa khai thác hết” và “ Xu hướng tiêu dùng sản phẩm ít ngọt tăng” mở
ra cơ hội kinh doanh các sản phẩm mới cho Công ty.
Tổng số điểm trọng số của Công ty là 2,59 cho thấy Công ty ở mức trên mức trung
bình cho việc thay đổi chiến lược nhằm tận dụng cơ hội và tránh các mối đe dọa từ
bên ngoài. Khoa học công nghệ phát triển, thị trường tài chính phát triển đó là những
43/8
- Dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty từng bước được hiện đại hóa. Vi dụ,
dây chuyển sản xuất kẹo Chew, bánh kem xốp, Longpie là những dây chuyền sản xuất
kẹo Chew, bánh kem xốp, Longpie là những dây chuyền sản xuất hoạt động hiệu quả
nhất Việt Nam.
- Công ty là một doanh nghiệp có quy mô lớn với 6 Xí nghiệp thành viên và trụ sở
chính tại Hà Nội.
- Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng ưa chuộng và được bình chọn là hàng
Việt Nam chất lượng cao trong 13 năm liền (1997-nay).
- Công ty có một hệ thống kênh phân phối mạnh.
- Công ty đã triển khai và áp dụng thành công chứng chỉ ISO 900-2000 vào năm 2005.
Năm 2006, Công ty là doanh nghiệp đầu tiên được nhận chứng chỉ HACCP.
- Chính sách giá của Công ty là mức giá cạnh tranh, không cao như các sản phẩm của
Kinh Đô, cũng không quá thấp để Công ty vẫn làm ăn có lãi.
Điểm yếu (W):
- Cán bộ công nhân viên vẫn chủ yếu là nữ, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc
bố trí thời gian sản xuất, công việc đảm nhận cũng như việc thực hiện các chế độ, phụ
cấp cho người lao động.
- Hệ thống máy móc thiết bị một số còn lạc hậu và việc cơ giới hóa chưa đồng bộ nên
năng suất lao động chưa cao.
- Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa cao và chưa có nhiều sản phẩm cao cấn
trong danh mục cơ cấu sản phẩm cao cấp trong danh mục cơ cấu sản phẩm.
- Công ty chưa có phòng Marketing độc lập, mà bộ phận này do phòng Kế hoạch thị
trường đảm nhận, do số lượng công việc nhiều nên việc điều tra thị trường và phát
triển sản phẩm mới còn yếu.
- Hình thức mẫu mã, bao bì sản phẩm chưa mang tính độc đáo, hấp dẫn người tiêu
dùng.
- Một số nguyên vật liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài.
Cơ hội (0):
Hệ thống chính trị, pháp luật của nước ta ổn định; quá trình hội nhập kinh tế thế giới
đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải
Hà nói riêng có cơ hội tiếp thu trình độ khoa học công nghệ tiên tiến và xuất khẩu
hàng hóa tới nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- Đời sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm bánh
kẹo cũng gia tăng, tạo điều kiện cho Công ty mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị
trường.
- Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống giao thông rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi để
Công ty giới thiệu sản phẩm tới nhiều khu vực thị trường hơn và phát triển mạng lưới
phân phối rộng khắp cơ hội cho Công ty huy động vốn sản xuất kinh doanh, đổi mới
dây chuyền công nghệ, đồng thời nó cũng trở thành những đe doạ nếu như Công ty
không biết tận dụng các cơ hội này mà các đối thủ lại biết tận dụng tốt.
NỘI DUNG 4: MÔ TẢ Ý TƯỞNG KINH DOANH
4.1: Nhận diện cơ hội và hình thành ý tưởng kinh doanh
4.1.1. Nhận diện cơ hội

- Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh thực phẩm Eat clean tuy mới xuất hiện không
lâu nhưng cạnh tranh khá lớn. Hàng loạt nhà đầu tư từ tổ chức cho đến cá nhân bắt
đầu xây dựng mô hình kinh doanh đồ ăn Eat clean để khởi nghiệp. Đây là 1 thị trường
tiềm năng khi trong thời đại ngày nay nhu cầu tiêu thụ các thực phẩm sạch, nhẹ nhàng,
tốt cho cơ thể là rất cao. Các lứa tuổi có nhu cầu này cũng cực kì đa dạng khoảng từ
18-55 tuổi, họ là những người ý thức được “sức khỏe là vàng” có thu nhập khoảng
trung bình khá, họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền từ 60.000 đồng – 80.000 đồng cho một
suất đồ ăn lành mạnh thay vì phải ăn “cơm bụi” không tốt cho sức khỏe. Kinh doanh
thực phẩm Eat clean đang là thị trường hot hơn bao giờ hết với nhu cầu đa dạng,
phong phú. Một số thực phẩm bạn có thể kinh doanh như: các loại hạt, rau củ quả,
trứng, sữa, sữa chua, cá, hải sản, bánh biscotti, granola,…. với giá cả khá cao nhưng
được thị trường vô cùng đón nhận hứa hẹn tiềm năng lớn. Hơn nữa ở thị trường hiện
tại có thể bán dưới nhiều hình thức khác nhau như bán trực tiếp tại cửa hàng, bán qua
page, bán trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada... Số lượng đối thủ cạnh
tranh cũng không ít để bước chân vào thị trường còn khá mới này mà yêu cầu của
khách hàng cao nên cũng sẽ gặp nhiều thách thức

- Nhu cầu của người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm mang hương vị tự nhiên, hạn
chế tối đa việc sử dụng hóa chất. Bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông có độ ngọt dịu,
không dùng chất phụ gia tổng hợp, màu bánh gạo có độ trắng tương đương với màu
hạt gạo chất lượng, hơn nữa, sản phẩm không chiên qua dầu mỡ nên giữ được mùi
hương thơm của gạo, không chứa Cholessterol, ít béo. Với những đặc tính của sản
phẩm như trên, Bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông thích hợp cho cả người ăn kiêng, bảo
vệ sức khỏe, đánh đúng tâm lý người tiêu dùng

Tiềm năng của sản phẩm: sản phẩm Bánh gạo trên thị trường hiện nay có rất nhiều đối
thủ cạnh tranh. Hai loại bánh gạo có thương hiệu trên thị trường là One One và Richy.
Do đó, với nguồn lực và thương hiệu sẵn có của Hải Hà thì cơ hội cạnh tranh cao và
có lợi thế hơn.

Hải Hà chưa có sản phẩm bánh gạo trên thị trường, đây là một phân khúc thị trường
có nhiều đối tượng khách hàng. Vì thế, Hải Hà không muốn bỏ qua thị trường Bánh
gạo hiện nay.

Dưa vào lợi thế so với đối thủ cạnh tranh: Richy đưa ra thị trường với sản phẩm bánh
gạo cao cấp có giá ở mức cao, One One định giá thấp hơn Richy nhưng One One là
thương hiệu lâu năm trên thị trường. Nên muốn cạnh tranh được trên thị trường, Bnha
gạo lứt chà bông đã có điểm khác biệt, cạnh tranh về mức giá so với đối thủ

Thương hiệu sẵn có của Hải Hà: Hải Hà được biết đến là công ty sản xuất kẹo nhiều
hơn là sản xuất bánh, đưa ra sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông lần này góp
phần quảng cáo cho thương hiệu của công ty trên thị trường bánh kẹo
4.1.2. Hình thành ý tưởng
Bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông

S(ubstitute) + Thay thế loại bánh gạo truyền thống trên thị trường hiện nay bằng
một sản phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa ngon miệng
C(ombine) + Kết hợp bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông với các loại thực phẩm khác,
chẳng hạn như sữa chua, trái cây,... để tạo thành các món ăn sáng hoặc
ăn vặt mới lạ và hấp dẫn.
A(dapt) + Thích ứng bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông với các nhu cầu khác nhau
của người tiêu dùng, chẳng hạn như bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông
dành cho người ăn kiêng,
M(odify) + Thay đổi hình dạng, kích thước, màu sắc của bánh gạo lứt ngũ cốc
chà bông để tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
+ Thay đổi quy trình sản xuất bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông để cải
thiện chất lượng và hương vị của sản phẩm.
P(ut) + Sử dụng bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông trong các sản phẩm khác,
chẳng hạn như đồ uống, bánh ngọt,...
E(liminate) + Loại bỏ các thành phần hoặc quy trình không cần thiết trong bánh
gạo lứt ngũ cốc chà bông để giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất
lượng sản phẩm.
+ Loại bỏ các yếu tố gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc sử
dụng bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông, chẳng hạn như bao bì khó mở,
thời hạn sử dụng ngắn,...
4.2. Sản phẩm mới- Bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông
4.2.1 Giới thiệu Bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông

- Đặc tính: Làm từ hạt gạo căng tròn, thơm ngon, tinh khiết. Bánh thơm dịu, ngọt nhẹ
và giòn tan.

- Bánh gạo lứt được sản xuất chế biến từ những hạt gạo thơm ngon tuyển chọn ở các
vùng lúa gạo đặc sản Việt Nam trên công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến nhất hiện
nay. Để giữ nguyên hương vị thuần chất từ những hạt gạo đặc sản Việt Nam, công ty
Hải Hà hoàn toàn không dùng phụ gia tổng hợp, không chất tạo màu, không chiên qua
dầu, không chất bảo quản khi chế biến sản phẩm. Đặc biệt Bánh còn không chứa
Cholesterol, ít béo thích hợp cho cả người ăn kiêng, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu
dùng.

- Bánh gạo lứt là loại thực phẩm tiện dụng có thể sử dụng ở mọi nơi khi đi du lịch, dã
ngoại, cắm trại, liên hoan hội họp. Loại thực phẩm này vẫn bổ sung đầy đủ dưỡng chất
cần thiết cho người dùng.
Thành phần: Gạo lứt (45 %), hạt điều (20 %), hạt bí xanh (10 %), óc chó (5%), rong
biển (5 %), Đạm đậu nành, chất xơ hòa tan inulin, đường dextroza, muối i- ốt, dầu mè,
ớt.

Quy cách: Hộp 10 thanh * 22g / thanh

Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.

Hạn sử dụng: tháng kể từ ngày sản xuất (Ngày sản xuất, hạn sử dụng được in trên
nắp hoặc trên nhãn sản phẩm.)
4.2.2 Kiểu dáng, bao bì và tên gọi sản phẩm
Sự khác biệt của bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông so với các sản phẩm khác không
chỉ vì mùi vị và cách thức làm mà còn ở cả kiểu dáng, bao bì và tên gọi của sản
phẩm
Kiểu dáng:
Để đáp ứng nhu cầu là loại thực phẩm tiện dụng có thể sử dụng ở mọi nơi cùng bạn
bè người thân khi đi du lịch, dã ngoại, cắm trại, liên hoan hội họp… là loại thực
phẩm tiện dụng mà vẫn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giòn tan đậm đà đòi
hỏi sản phẩm Bánh gạo phải thật gọn nhẹ vừa phải dễ mang theo, có thể dễ dàng
chia nhỏ cho nhiều người.
Bao bì
- Nhằm hướng tới những ưu việt mà sản phẩm đem lại, hướng tới khách hàng
những đặc điểm dễ nhớ bắt mắt và thu hút. Hải Hà đã thiết kế ra một bao bì hoàn
toàn mới cho sản phẩm
+ bao bì nêu ra những yêu điểm của sản phẩm như: Không chất bảo quản,
chất tạo màu, chiên qua dầu và cholesterol, đây đều là những điểm mà người sử
dụng hiện nay rất lưu tâm vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu
dung
+ Có trang trí hình hạt gạo, biểu tượng đặc trưng cho bánh gạo.
+ Để tăng độ tin cậy và chống làm giả làm nhái sản phẩm thì trên bao bì sẽ
có thêm Logo của Hải Hà.
4.2.3 Công dụng của Bánh Gạo Lứt Ngũ Cốc Chà Bông

Bánh gạo lứt ngũ cốc Chà Bông thơm ngon , giòn tan ,béo bùi, không chất bảo quản ,
không màu thực phẩm an toàn tuyệt đối. Rất tốt cho sức khoẻ.

Bổ sung dưỡng chất, dinh dưỡng.

Đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.

Làm đẹp da, hỗ trợ trong việc cân đối hình thể.

Gạo lứt có tác dụng bảo vệ tế bào bị xâm hại khỏi gốc tự do
Tác dụng của gạo lứt tốt cho người bị bệnh tiểu đường, giảm cholesterol

Tăng cường miễn dịch là một trong những tác dụng của gạo lứt, giảm nguy cơ mắc
ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn gạo lứt giúp hỗ trợ giảm cân
Giảm sỏi thận, giảm loãng xương

Cạnh tranh trực tiếp với các Tiếp cận thị trường mới
nhà sản xuất có mặt trên
thương trường
Ưu điểm + Thị trường đã được xác lập: + Thị trường tiềm năng lớn: Có
Doanh nghiệp có thể tận dụng rất nhiều khu vực thị trường mới
cơ sở hạ tầng và kênh phân mà sản phẩm bánh gạo lứt ngũ
phối đã có của các nhà sản cốc chà bông dành cho trẻ em có
xuất khác. thể tiếp cận.
+ Cơ hội để học hỏi từ đối thủ + Ít cạnh tranh: Các nhà sản xuất
cạnh tranh: Doanh nghiệp có khác có thể chưa có mặt ở các
thể học hỏi từ các chiến lược khu vực này.
marketing và sản phẩm của + Cơ hội lớn để phát triển: Doanh
đối thủ cạnh tranh nghiệp có thể xây dựng thương
hiệu và thị phần nhanh chóng.
Nhược điểm + Cạnh tranh gay gắt: Các nhà + Chi phí đầu tư cao: Doanh
sản xuất khác đã có kinh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu
nghiệm và thị phần trên thị thị trường, phát triển sản phẩm và
trường. xây dựng kênh phân phối.
+ Khó khăn để thu hút khách + Rủi ro cao: Doanh nghiệp có
hàng: Doanh nghiệp cần đưa thể không thành công nếu không
ra những sản phẩm và dịch vụ hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của
vượt trội hơn đối thủ cạnh khách hàng ở khu vực đó.
tranh.
Bánh Đặc điểm Giá bán Dòng KH mục Phân phôi Ghi chú
gạo sản tiêu
phẩm
One - Gạo Thơm được Bánh -Vị Toàn quốc Đang
One tuyển chọn từ các ngọt: ngọt bị
đồng bằng Việt 20000/gói -Vị scand
Nam. 250g
tôm al về
- Không chất tạo
màu nướng gói
- Không chiên -Vị bò hút
qua dầu,không nướng ẩm
cholesterol, - khôn
Không chất bảo g
quản,. đảm
- Đặc biệt bảo
Bánh
GạoOne.One VSA TTP
được sản xuất và
bán bởi Công ty
One One Việt
Nam mộtcông ty
đang đứng đầu thị
trường về thị
phần bánh gạo
Việt Nam với các
nhà máy lớn
tạiHưng Yên,
Long An vớihàng
ngàn công nhân.
- Cam kết
vềsức khỏe
vớingười tiêu
dùng
Richy Thành phần: Gạo Bánh -Vị Giới văn Toàn quốc
(>= ngọt: mặn- phòngvà
60%, dầu thực 24000/ Richy trẻ em
vật, bột Hàn
gói Quốc
nếp, đường, tinh 225g
bột Richy
khoai tây, tinh bột vị phô
mỳ, mai
muối, gelatin,
monosodium
glutamate
(E621), chất điều
vị
(E627, E631).
Bánh gạo Richy

sản phẩm được
sản xuất
từ nguồn nguyên
4.2.4. Phân tích sản phẩm/dịch vụ dự kiến kinh doanh

Mức độ quan trọng Phân hạng trên thị trường


Chỉ tiêu Quan Tương Không Dẫn Tốt Trung Kém Không
trọng đối quan quan đầu bình phân
trọng trọng hạng
Hình x x
thức
Hiệu x x
suất
Giá cả x x
Độ bền x x

Bảng phân tích lợi ích của sản phẩm

NỘI DUNG 5: PHÂN TÍCH DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG


5.1. Phân tích khách hàng tiềm năng

Đặc điểm khách hàng Mô tả sơ lược

Ai sẽ là khách hàng Khách hàng của bánh kẹo Hải Hà có thể là mọi
người yêu thích bánh kẹo và muốn thưởng thức
những sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, khách hàng
chủ yếu có thể là trẻ em, thanh thiếu niên và người
trưởng thành

Độ tuổi - Từ 25-55 tuổi

Giới tính Không có sự giới hạn đặc biệt, cả nam và nữ đều có


thể là khách hàng.
Địa điểm + Khu vực thành thị (nơi có thu nhập cao và khách
hàng thường lựa chọn các loại sản phẩm chất lượng
cao, mẫu mã kiểu dáng đẹp);
+ Khu vực nông thôn và miền núi (nơi có thu nhập
vừa và thấp, yêu cầu về chất lượng tốt, giá cả phải
chăng).
₋ Mật độ: tập trung chủ yếu ở vùng ngoại thành,
nông thôn
Thị trường tiêu thụ Thị trường miền Bắc, điều kiện tự nhiên ở đây bốn
mùa, độ ẩm cao. Khí hậu sẽ có tác động trực tiếp
đến chất lượng cũng như các vấn đề về khâu chế
biến, bảo quản các sản phẩm bánh kẹo. Ngoài ra,
do chi phối của nền kinh tế nên các sản phẩm
cao cấp thường tiêu thụ nhiều ở các thành phố lớn,
còn những vùng nông thôn thì họ chú trọng nhiều
hơn đến giá cả.
Thị trường miền Trung, thị hiếu của người tiêu
dùng ở đây thường để ý nhiều đến hương vị
của bánh kẹo (ngọt, cay) hay hình dạng của sản
phẩm chứ họ ít chú tâm đến khối lượng hay mẫu
mã bao bì. Nhận thấy đây là một thị trường có nhu
cầu cao và tiềm năng, nền Công ty Hải Hà đã từng
bước gia nhập vào thị trường này, và không ngừng
phát hoàn thiện và phát triển kênh phân phối.
Thị trường miền Nam: Đặc điểm người tiêu dùng ở
thị trường này là họ có mức thu nhập bình quân
cao, họ ưa thích vị ngọt cùng với những hương vị
trái cây thiên nhiên. Đây vừa là thế mạnh mà cũng
vừa là điểm yếu của HAIHACO tuy có lợi thế về
độ ngọt nhưng các sản phẩm có hương vị trái cây
thì vẫn còn hạn chế.
Thu nhập - Trên 4 triệu đồng

Khi nào thì họ mua sản phẩm Khách hàng có thể mua sản phẩm bánh kẹo Hải Hà
hay dịch vụ của bạn? trong nhiều dịp khác nhau, bao gồm các ngày lễ,
sinh nhật, kỷ niệm, hoặc đơn giản là để thưởng thức
hàng ngày.
Họ sẽ trả mức giá bao nhiêu? Mức giá mà khách hàng sẵn lòng trả cho sản phẩm
bánh kẹo Hải Hà có thể khác nhau tùy thuộc vào
loại sản phẩm và giá trị cá nhân. Tuy nhiên, khách
hàng có thể sẵn lòng trả mức giá hợp lý cho một
sản phẩm chất lượng.
Họ sẽ mua vì lý do gì? 1. Lợi ích sức khỏe:
Bánh gạo lứt chà bông thường được làm từ gạo lứt
nguyên chất, không qua xử lý hoá học và giữ được
nhiều chất dinh dưỡng hơn so với gạo trắng thông
thường. Nó chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng
chất, giúp cung cấp năng lượng, tăng cường hệ tiêu
hóa và hỗ trợ quá trình giảm cân.
2. Hương vị độc đáo: Bánh gạo lứt chà bông có một
hương vị đặc biệt, thơm ngon và hấp dẫn. Quá trình
chế biến bánh gạo lứt chà bông tạo ra lớp vỏ giòn,
bên trong mềm mịn, tạo nên một trải nghiệm ẩm
thực độc đáo.
3. Sự đa dạng: Bánh gạo lứt chà bông có thể được
tạo thành nhiều hình dạng và kích thước khác nhau,
từ bánh tròn nhỏ, bánh xếp, bánh cuộn đến bánh
hình trái tim. Điều này giúp khách hàng có nhiều
lựa chọn và tạo ra sự thú vị trong việc thưởng thức.
4. Thích hợp cho người ăn chay và người không ăn
gluten: Bánh gạo lứt chà bông thường không chứa
gluten, phù hợp cho những người có chế độ ăn
không chứa gluten hoặc người ăn chay.
5. Dễ dàng sử dụng: Bánh gạo lứt chà bông có thể
được ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn
khác nhau như bánh tráng cuốn, bánh mì sandwich,
bánh tráng nướng, salad, và nhiều món khác. Nó là
một lựa chọn tiện lợi và nhanh chóng cho bữa ăn
hàng ngày.
Quy mô thị trường trong tương
lai Nhu cầu cá nhân hóa ngày một cao cùng với sự
phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều khách
hàng có nhận thức cao về giá trị sức khỏe, sự mới
mẻ trong sản phẩm thì bánh gạo lứt chà bông là một
trong những sản phẩm có thể đáp ứng được điều đó
đối với từng cá nhân khách hàng.
=> Dự đoán quy mô thị trường ngày càng mở rộng
Bảng 5.1: Mô tả đặc điểm khách hàng
5.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Tên công ty: Công ty Cổ phần Bánh kẹo HẢI HÀ
Tên tiếng anh: HẢI HÀ CONFECTIONERY CORPORATION.
Logo
Trụ sở đăng ký của Công ty: đặt tại 443 L ý Thường Kiệt, phường 08, quận Tân
Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.9717920
- Thị phần: Hải Hà hiện chiếm khoảng 8% thị phần ngành bánh kẹo, xếp thứ hai, sau
gã khổng lồ Mondelez, ông lớn đang sở hữu thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô. Nhưng
nếu chỉ tính các thương hiệu bánh kẹo nội địa, hãng này chính là thương hiệu lớn nhất.
- Các sản phẩm của Công ty Hải Hà cung cấp như: bánh bông lan , Biscuits and
cookest , kẹo các loại ,bột ngũ cốc dinh dưỡng , nhưng cũng có những sản phẩm chỉ
tập trung sản xuất theo mùa vụ như bánh trung thu , socola. Đối đầu với các sản phẩm
có chu kỳ sản xuất thường xuyên ít có mức tăng giá đột biến , mặc dù các yếu tố đầu
vào tăng giá bởi các yếu tố lạm phát .Các sản phẩm chủ yếu tập trung tăng nhẹ là
những sản phẩm giá tấp có xu hướng bão hòa
- Khách hàng mục tiêu
+ Khách hàng mục tiêu : khách hàng mà Hải Hà hiện nay đang nhắm tới là mọi
người , mọi nơi . Nhóm khách hàng chính là hộ gia đình với mục đích dùng bánh
trong dịp tụ họp gia đình , học sinh cần món ăn nhanh và nhân viên văn phòng cần
những món ăn nhẹ vào giờ ăn trưa.Đối với những sản phẩm bánh cao cấp khách hàng
mục tiêu là những người có thu nhập cao , có xu hướng ủng hộ hàng Việt Nam chất
lượng cao.
+ Khách hàng cá nhân : khi khách hàng mua hàng tại cửa hàng tạp hóa , chợ siêu thị
có sự xuất hiện của nhân viên bán hàng của Hải Hà thì họ sẽ ghi lại thông tin cần thiết.
Hải Hà tổ chức các chương trình bán hàng trực tiếp , phát các mẫu kẹo , bánh dùng
thử để thu thông tin tại chợ và trường học……
+ Khách hàng tổ chức : thông qua các hợp đồng giao dịch , đơn đặt hàng trên email và
website của Hải Hà
- Chiến lược giá của Hải Hà: thường xuyên triển khai chính sách ưu đãi cho khách
hàng khi mua combo sản phẩm và chương trình khuyến mại, giảm giá vào mỗi dịp lễ,
Tết.
Ngoài ra, chính sách giá của Hải Hà còn bao gồm chương trình khuyến mãi cho các
kênh phân phối thông qua hình thức chiết khấu đặc biệt nhằm mở rộng nguồn cung
sản phẩm và giúp sản phẩm của thương hiệu dễ dàng tiếp cận người dùng khắp cả
nước.
Quảng cáo (Promotion)

 Quảng cáo trên truyền hình: Công ty thường xuyên chạy các quảng cáo trên các
kênh truyền hình lớn gồm TV, báo chí, chương trình phóng sự hay phim tài liệu
giới thiệu về công ty
 Quảng cáo trên báo chí: Công ty đăng các quảng cáo trên các tờ báo lớn như
Tuổi trẻ, Thanh Niên,...
 Quảng cáo trên mạng xã hội: Công ty có các fanpage, group trên mạng xã hội
để kết nối với khách hàng.
 Quảng cáo trực tiếp: Bên cạnh hình thức truyền thông online, Hải Hà còn triển
khai nhiều hoạt động tiếp thị trực tiếp tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng
cao hay mở gian hàng tại các triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm.
 Hải Hà còn thường xuyên triển khai nhiều chương trình CSR (Corporate
Social Responsibility: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) đóng góp tích
cực đến cho cộng đồng. Trong đó, “Tết yêu thương” và “Tết Trung Thu Cho
Em” là những chương trình CSR nổi bật được Hải Hà tổ chức hằng năm nhằm
trao tặng nhiều phần quà có ý nghĩa cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
trên phạm vi cả nước.
- Điểm khác biệt trong dịch vụ khách hàng của Công ty Hải Hà:
1. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Công ty Hải Hà đặt một sự chú trọng lớn vào
việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Đội ngũ nhân viên của Hải Hà được đào tạo
để có kiến thức sâu về sản phẩm và dịch vụ của công ty, đồng thời có khả năng
giao tiếp tốt và tận tâm với khách hàng.
2. Sản phẩm chất lượng cao: luôn cam kết cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm chất lượng cao nhất. Công ty này tuân thủ các quy trình chất lượng nghiêm
ngặt trong quá trình sản xuất, đảm bảo rằng mỗi sản phẩm đều đáp ứng được yêu
cầu và mong đợi của khách hàng.
3. Sự đổi mới và sáng tạo: không ngừng nỗ lực để đổi mới và sáng tạo trong việc
cung cấp dịch vụ khách hàng, luôn tìm cách cải tiến sản phẩm và quy trình để đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
4. Tận hưởng trải nghiệm khách hàng: tạo ra một trải nghiệm khách hàng đáng
nhớ thông qua việc tạo ra những sản phẩm độc đáo và thú vị, thường xuyên tổ
chức các sự kiện và hoạt động gắn kết với khách hàng, tạo ra một môi trường thân
thiện và gần gũi.
5. Hỗ trợ khách hàng tận tâm: luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và cam kết cung
cấp sự hỗ trợ tận tâm, có các kênh liên lạc tiện lợi để khách hàng có thể liên hệ và
nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.
Công ty cổ phần Kinh Đô
Kinh Đô là một công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh đồ ăn nhẹ tại Việt
Nam, với các mặt hàng chính gồm bánh, kẹo và kem. Hiện nay Kinh Đô là một trong
những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
 Trụ sở đăng ký của Công ty :141 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ
Chí Minh
 ĐT: (08) 38270838
Các sản phẩm:
Bánh Trung thu Kinh Đô và bánh Trăng Vàng
Bánh quy: bánh giòn AFC, bánh quy giòn Ritz, bánh quy Cosy, bánh quy Oreo
Bánh mì: bánh mì ngọt Scotti, bánh mì tươi Kinh Đô
Bánh Cookies: LU
Bánh bông lan: Solite
Bánh quế: Cosy
Snack: Slide
Bánh kem Kinh Đô
Kẹo và Chocolate Cadbury, Koko Choco
Sản phẩm từ sữa: sữa chua Wel Yo
Thị phần:
Kinh Đô không những chú trọng phân phối vào kênh truyền thống, mà còn phân phối
qua rất nhiều kênh như hệ thống siêu thị, hệ thống bakery, kênh thời vụ, kênh trường
học,khu vui chơi... Tính đến nay, hầu hết các điểm bán hàng từ trung tâm tỉnh thành
đến các huyện, xã đều có sự hiện diện sản phẩm của Kinh Đô. Hàng năm, tốc độ phát
triển kênh phân phối của Kinh Đô là từ 15 đến 20%
Mạng lưới phân phối của Kinh Đô đã lan rộng ra khắp cả nước với 150 nhà phân phối
và hơn 30000 điểm bán lẻ
- Chiến lược về giá:
+ Kinh Đô đưa ra nhiều mức giá phù hợp với khả năng tài chính của các đối tượng
khách hàng khác nhau.,Bên cạnh các dòng bánh phổ thông phù hợp túi tiền, Kinh Đô
còn có các dòng sản phẩm cao cấp với giá có thể lên đến hàng triệu đồng. Đặc biệt,
bánh trung thu Kinh Đô không giảm giá bán sau mùa Tết Trung Thu, việc giảm giá
này sẽ được khoán cho đại lý.
+ Kinh Đô triển khai nhiều chương trình chiết khấu bán hàng hấp dẫn dành cho khách
hàng và các đại lý. Tỷ lệ chiết khấu dành cho nhà phân phối của Kinh Đô khá cao so
với đối thủ cạnh tranh nên việc mở rộng mạng lưới phân phối của Kinh Đô khá tốt. Có
thể nói, định giá chiết khấu là một trong những chiến lược định giá đã giúp Kinh Đô
thành công trong việc sở hữu được lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng
- Khuyến mãi:
Kinh Đô thành công trong việc thu hút khách hàng nhờ vào các chương trình khuyến
mãi hấp dẫn của mình. Kinh Đô không áp dụng các chiến lược khuyến mãi “khủng”
chẳng hạn “Mua 1 tặng 1”, “Giảm giá 50%”…Thay vào đó Kinh Đô hỗ trợ khách
hàng mua số lượng lớn với các mức chiết khấu khác nhau cho cả 2 loại bánh cao cấp
và bánh thường khi mua từ 5 hộp trở lên.
- Quảng cáo:
Lễ hội Trung Thu là một lễ hội truyền thống dân gian có từ ngàn xưa, vì vậy mỗi năm
khi không khí trung thu đến gần chúng ta lại có dịp được xem những mẩu quảng cáo
về bánh trung thu Kinh Đô đa số được phát trên TV với những thông điệp đặc sắc và
khác biệt đến người tiêu dùng.

Đặc biệt, câu slogan: “Trung thu- Tết của tình thân” vẫn là câu slogan được lựa chọn
của Kinh Đô để phân biệt với các đối thủ khác như Hải Hà – Hảo ý tâm giao hay Hải
Hà- Ngọt ngào hương vị truyền thống. Trung thu là “tết đoàn viên”, vì vậy quảng cáo
nhắm vào tình cảm của người thân trong gia đình, năm 2017 với quảng cáo “Trung
thu của bố”, thương hiệu đã nhận phản hồi tích cực của người tiêu dùng, và nhận được
sự ủng hộ của khách hàng.

Gắn kết với cộng đồng: Kinh đô đã tạo dựng được sự tin cậy ở khách hàng cũng như
mang đến quyền lợi, giá trị kinh tế, thương mại và cả niềm tự hào cho mỗi nhân viên,
từng đối tác và các cổ đông để cùng gắn bó với kinh đô trong mỗi ngày của cuộc sống
+ Sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông nguyên hạt của Hải Hà đặc biệt vì:

 Sử dụng nguyên liệu cao cấp: Gạo lứt: chứa magiê, sắt, canxi, vitamin B, phốt
pho, chất lignan giúp chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim
mạch, huyết áp, tiểu đường… một cách hiệu quả.

 Các loại đậu: chứa hàm lượng đạm dồi dào, rất ít chất béo, giàu chất chống
oxy hóa, chất xơ cùng các vitamin như A, B, C… và khoáng chất thiết yếu như
canxi, sắt, kẽm

 Yến mạch: chứa hàm lượng chất xơ cao, nhiều vitamin, khoáng chất và chất
chống oxy hóa avenanthramide có tác dụng rất hiệu quả trong việc bảo vệ tim
khỏi các bệnh khác nhau, giảm nguy cơ ung thư ruột kết và huyết áp thấp.

Các nguyên liệu này được tuyển chọn kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng cao, an toàn
cho sức khỏe.
 Quy trình sản xuất hiện đại: được sản xuất theo quy trình hiện đại, đảm bảo sản
phẩm có chất lượng đồng đều, thơm ngon.
 Công nghệ làm độc đáo: giúp giữ được hương vị thơm ngon, giòn tan và hàm
lượng dinh dưỡng của các nguyên liệu vẫn đầy đủ.
+ Dịch vụ / sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh có những lợi thế sau:
 Lượng calo trong 1 thanh gạo lứt ngũ cốc chà bông khoảng 110 calo. So với
các món ăn chế biến từ gạo lứt khác thì thanh gạo lứt ngũ cốc chứa ít calo hơn
nhiều. Lượng calo này tương đương với 3000 – 4000 bước mỗi ngày.Nếu mang
thanh gạo lứt ngũ cốc chà bông so sánh với các loại thức ăn khác cho bữa sáng
thì nó chứa ít calo hơn nhiều.
Trung bình 1 tô phở chứa hơn 360 calo, 1 ổ bánh mì thịt chứa khoảng 250 calo
và 1 ly café sữa đã chứa hơn 249calo. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử
dụng thanh cơm lứt mà không sợ tăng cân nhé
 Bánh có hương vị thơm ngon, giòn xốp
 Bánh giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

Các yếu Doanh nghiệp Kinh Đô Hải Hà


tố thành Trọng
công chủ số Tổng Tổng Tổng
Điểm Điểm Điểm
yếu điểm điểm điểm
(1) (2) (3) (4)=(2)*(3) (5) (6)=(2)*(5) (7) (8)=(2)*(7)
Thị phần 0.18 2 0.3 4 0.72 3 0.45
Khả năng 0.14 2 0.2 3 0.42 3 0.3
cạnh
tranh
Mạng 0.16 2 0.3 4 0.64 3 0.45
lưới phân
phối
Hiệu quả 0.14 3 0.3 3 0.42 3 0.3
Marketing
Lòng 0.18 2 0.4 3 0.58 2 0.4
trung
thành của
khách
hàng
Tài chính 0.2 2 0.6 4 0.8 3 0.9
Tổng số 1.00 2.14 3.54 2.82
điểm
Bảng 5.2: Bảng tổng hợp phân tích đối thủ

Công ty TNHH Kinh Đô

Đây là công ty tham gia vào thị trường bánh kẹo nước ta với các dây chuyền công
nghệ, thiết bị hiện đại của các nước hàng đầu thế giới. Danh mục sản phẩm của công
ty tương đối rộng (trên 60 chủng loại sản phẩm) với chất lượng cao, mẫu mã đẹp đủ
sức cạnh tranh với bánh kẹo ngoại. Sản phẩm chủ yếu của Kinh Đô là bánh tươi, bánh
mặn, snack, kẹo sôcôla nhân… cung cấp cho những người có thu nhập cao. Bên cạnh
chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng, công ty rất chú trọng
quảng cáo nhằm xây dựng hình ảnh của công ty. Công ty Kinh Đô là một đối thủ cạnh
tranh rất lớn của Hải Hà trong quá trình thâm nhập thị trường bánh kẹo cao cấp
5.3: Xác định như cầu thị trường tổng thể
Theo kết quả khảo sát ý kiến từ các chuyên gia, sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà
bông có những tiềm năng phát triển như sau:
 Sự tăng trưởng của ngành: Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày
càng quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề về sức khỏe, chế độ ăn Eat Clean
nổi lên như một giải pháp ăn uống lành mạnh, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng vừa đảm bảo sức khỏe. Sản phẩm là những món ăn lành mạnh, tốt cho
sức khỏe nhanh chóng lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng.
 Xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và
dinh dưỡng, do đó họ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc
chà bông giàu chất xơ và khoáng chất.
 Sự cạnh tranh: Thị trường bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông đang ngày càng cạnh
tranh gay gắt, tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển sản
phẩm mới và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Để phát triển sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông thành công, các doanh nghiệp
cần chú ý những yếu tố sau:
 Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông cần có chất
lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng.
 Giá cả cạnh tranh: Giá cả của sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông cần
cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh khác.
 Hoạt động marketing hiệu quả: Hoạt động marketing cần được triển khai hiệu
quả để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.
Dưới đây là một số ý kiến cụ thể từ các chuyên gia về sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc
chà bông:
 Ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Hải Hà: "Sản phẩm
bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm và giá cả
cạnh tranh để có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường."
 Bà Nguyễn Thị Phương Huệ, Giám đốc Công ty CP Bánh mỳ Kinh Đô: "Sản
phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông cần được đổi mới về mẫu mã, hương vị và
chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng."
https://metric.vn/banh-gao-lut-cha-bong
https://ipos.vn/kinh-doanh-banh-an-kieng/
https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-la-thi-truong-tiem-nang-cua-nganh-ngu-coc-
australia-post289544.vnp
Xác định nhu cầu thị trường tổng thể
Q=nqp
Trong đó:
Q: Nhu cầu thị trường tổng thể;
n: Số người mua đối với một sản phẩm/dịch vụ nhất định với những giả thiết nhất
định;
q: Số lượng sản phẩm trung bình mà một khách hàng mua;
p: Mức giá bán dự kiến.
Số người mua (n): Theo kết quả khảo sát, có khoảng 45% người tiêu dùng Việt Nam
quan tâm đến sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông nguyên hạt. Giả sử tổng số
người tiêu dùng Việt Nam là 100 triệu người, thì số người mua bánh gạo lứt ngũ cốc
chà bông nguyên hạt là 45 triệu người.
Số lượng sản phẩm trung bình mà một khách hàng mua (q): Theo kết quả khảo sát,
trung bình một người tiêu dùng mua 3 gói bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông nguyên hạt
mỗi tháng.
Mức giá bán dự kiến (p): Giả sử mức giá bán dự kiến của bánh gạo lứt ngũ cốc chà
bông nguyên hạt của Hải Hà là 50.000 đồng/gói/10 thanh.
Từ các thông tin trên, ta có thể tính toán nhu cầu thị trường tổng thể bánh gạo lứt ngũ
cốc chà bông nguyên hạt của Hải Hà như sau:
Q=nqp
Q = 45.000.000 x 3 x 50.000
= 675.000.000.000
=> Nhu cầu thị trường tổng thể bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông nguyên hạt của Hải Hà
là 675.000.000.000 đồng/năm. Đây là một con số rất lớn, cho thấy tiềm năng phát
triển của thị trường này.
5.4: Dự tính sản lượng tiêu thụ
Xác định thị phần tiêu thụ của CTCP thực phẩm Hải Hà
Thị phần tiêu thụ của CTCP thực phẩm Hải Hà được tính theo công thức sau:
Thị phần tiêu thụ = (Lượng tiêu thụ của Hải Hà / Tổng lượng tiêu thụ) * 100%
Từ các thông tin đã có, thị phần tiêu thụ của CTCP thực phẩm Hải Hà trong năm 2022
là:
Thị phần tiêu thụ = (20.000 tấn /200.000 tấn) * 100% = 10%
Như vậy, CTCP thực phẩm Hải Hà chiếm khoảng 10% thị phần tiêu thụ bánh gạo lứt
ngũ cốc chà bông trên thị trường Việt Nam trong năm 2022.
Dự kiến sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp
Theo dữ liệu được cung cấp, thị phần của CTCP thực phẩm Hải Hà trong thị trường
bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông ở Việt Nam năm 2023 là 10%. Nhu cầu thị trường tổng
thể về bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông ở Việt Nam năm 2023 là 25.000 tấn.
Như vậy, sản lượng tiêu thụ của CTCP thực phẩm Hải Hà trong năm 2023 có thể dự
kiến như sau:
Qi = Si * Q
Qi = 10% * 25.000 tấn
Qi = 2.500 tấn
Vậy, CTCP thực phẩm Hải Hà dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 2.500 tấn bánh gạo lứt ngũ
cốc chà bông trong năm 2023.
Dự kiến nhu cầu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Khu vực Số lượng (tấn)
Miền Bắc 10.000
Miền Trung 5.000
Miền Nam 10.000
Tổng cộng 25.000

Bảng 5.4. Dự kiến nhu cầu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Theo bảng trên, có thể thấy nhu cầu tiêu thụ bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông ở Việt
Nam đang tăng trưởng khá mạnh. Trong năm 2023, dự kiến nhu cầu tiêu thụ bánh gạo
lứt ngũ cốc chà bông trên cả nước sẽ đạt khoảng 25.000 tấn, tăng 25% so với năm
2022.

Nhu cầu tiêu thụ bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông đang tăng trưởng mạnh ở cả 3 khu
vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong đó, miền Bắc và miền Nam là hai khu
vực có nhu cầu tiêu thụ lớn nhất, với khoảng 10.000 tấn/khu vực.
NỘI DUNG 6: XÂY DỰNG CÁC KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI Ý TƯỞNG KINH
DOANH
6.1: Kế hoạch marketing và bán hàng
6.1.1: Kế hoạch giá bán
6.1.1.1: Xác định mức giá cơ bản
Để làm nên một bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông cần có:
+ Lựa chọn phương pháp định giá: Phương pháp định giá cộng lãi vào giá nhập
Giá nhập: 50.000 VNĐ
Lãi dự kiến: 5.000 VNĐ/sp
Giá bán = Giá nhập + Lãi dự kiến
= 50.000 + 5.000
= 55.000
+ Thống kê mức giá nhập:

Gạo lứt (45 %), hạt điều (20 %), hạt bí xanh (10 %), óc chó (5%), rong biển (5 %),
Đạm đậu nành, chất xơ hòa tan inulin, đường dextroza, muối i- ốt, dầu mè, ớt.

Giá nhập
STT Tên sản phẩm (VNĐ/kg)

Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, óc chó, hạnh nhân,
1 hạt điều,...) 25.000

4 Men 2.000

5 Đường 10.000

6 Muối 5.000

7 Dầu mè 20.000

8 Nước 1.000

Bảng 6.1. Bảng giá nhập của từng mặt hàng

+ Xác định mức giá bán cơ bản phù hợp cho từng mặt hàng
Giá nhập Giá bán Chênh lệch giữa giá bán
STT Tên sản phẩm
(VNĐ/kg) (VNĐ/kg) và giá nhập (VNĐ/kg)

1 Bánh gạo lứt 50.000 55.000 5.000


Bánh gạo lứt ngũ cốc
2 60.000 70.000 10.000
(200g)

Bánh gạo lứt ngũ cốc


3 chà bông rong biển 80.000 95.000 15.000
(300g)
Bảng 6.2: Bảng giá cơ bản của từng mặt hàng
Theo bảng trên, có thể thấy mức giá bán cơ bản của từng loại sản phẩm bánh mì ngũ
cốc của Hải Hà như sau:
 Bánh gạo lứt : 55.000 đồng/kg.
 Bánh gạo lứt ngũ cốc: 70.000 đồng/kg.
 Bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông rong biển: 95.000 đồng/kg.
Mức giá bán này được xác định dựa trên phương pháp cộng lãi vào giá nhập, với lãi
dự kiến là 20% giá nhập.
So sánh với giá nhập, có thể thấy mức giá bán cơ bản của các sản phẩm bánh mì ngũ
cốc của Hải Hà đều cao hơn giá nhập từ 5.000 đồng/kg đến 15.000 đồng/kg. Điều này
cho thấy Hải Hà có thể thu được lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm này.
6.1.1.2: Điều chỉnh mức giá cơ bản
+ Lựa chọn cách thức định giá phù hợp với bối cảnh kinh doanh: định giá trọn gói
Theo dữ liệu đã có, thị trường bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông ở Việt Nam đang tăng
trưởng khá mạnh. Sản phẩm này được ưa chuộng bởi người tiêu dùng bởi tính lành
mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thị trường này cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt
với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khác.
Căn cứ vào bối cảnh kinh doanh này, tôi lựa chọn cách thức định giá trọn gói cho sản
phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông của Hải Hà.
Lý do lựa chọn:
 Định giá trọn gói có thể giúp Hải Hà cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.
Khi khách hàng mua một gói sản phẩm, họ sẽ nhận được mức giá ưu đãi hơn so
với việc mua các sản phẩm riêng lẻ. Điều này có thể giúp Hải Hà thu hút khách
hàng và tăng doanh số bán hàng.
 Định giá trọn gói cũng có thể giúp Hải Hà tiết kiệm chi phí. Khi bán các sản
phẩm theo gói, Hải Hà có thể giảm chi phí cho việc đóng gói, vận chuyển, và
quảng cáo.
Cách thức thực hiện:
 Hải Hà có thể kết hợp các sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông có kích
thước khác nhau để tạo thành một gói sản phẩm. Ví dụ, Hải Hà có thể kết hợp
các sản phẩm bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông 100g, 200g, và 300g để tạo thành
một gói sản phẩm. Giá bán của gói sản phẩm này sẽ thấp hơn tổng tiền mua các
sản phẩm riêng lẻ.
 Ngoài ra, Hải Hà cũng có thể áp dụng chiết giá cho các gói sản phẩm có số
lượng lớn. Ví dụ, Hải Hà có thể giảm giá 10% cho các gói sản phẩm có số
lượng từ 100 chiếc trở lên.
+ Xác định các mức điều chỉnh giá cơ bản:
Giá trọn
Tên sản Giá lẻ Tên sản Giá lẻ Tên sản Giá lẻ
STT gói
phẩm (VNĐ/kg) phẩm (VNĐ/kg) phẩm (VNĐ/kg)
(VNĐ/kg)

Bánh gạo
Bánh gạo lứt ngũ
Bánh gạo
1 55.000 lứt ngũ 70.000 cốc chà 95.000 85.000
lứt
cốc bông
rong biển

Bánh gạo
Bánh gạo lứt ngũ
2 lứt ngũ 55.000 cốc chà 95.000 - - 75.000
cốc bông
rong biển

Bánh gạo Bánh gạo


lứt ngũ lứt ngũ
3 cốc chà 70.000 cốc chà 95.000 - - 80.000
bông bông
rong biển rong biển

Bảng 6.3: Giá trọn gói của các nhóm sản phẩm
Giá trọn gói của các gói sản phẩm thấp hơn tổng giá lẻ của các sản phẩm riêng lẻ, mức
chiết giảm từ 10% đến 20%. Điều này nhằm khuyến khích khách hàng mua sản phẩm
theo gói.
6.1.2: Kế hoạch phân phối

+ Kênh phân phối doanh nghiệp đang sử dụng


Kênh phân phối trực tiếp thông qua các cửa hàng bánh mỳ Hải Hà. Các cửa hàng này
được đặt ở các vị trí thuận lợi, dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.
Kênh phân phối gián tiếp: thông qua các kênh sau:
 Nhà phân phối: Hải Hà có hệ thống nhà phân phối rộng khắp trên toàn quốc.
Các nhà phân phối chịu trách nhiệm thu mua sản phẩm của Hải Hà và phân
phối đến các điểm bán hàng.
 Siêu thị, cửa hàng tiện lợi: Hải Hà đã ký hợp đồng với các siêu thị, cửa hàng
tiện lợi lớn để phân phối sản phẩm. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi này có quy
mô lớn, lượng khách hàng đông đảo, giúp Hải Hà tiếp cận được với nhiều
khách hàng hơn
 Đại lý: Hải Hà cũng có hệ thống đại lý bán lẻ trên toàn quốc. Các đại lý chịu
trách nhiệm bán lẻ sản phẩm của Hải Hà tại địa bàn của mình.
Các thành viên trong kênh phân phối hiện tại của Hải Hà bao gồm 3 cấp:
 Nhà phân phối cấp 1: Là các công ty phân phối lớn, có mạng lưới phân phối
rộng khắp trên toàn quốc. Các nhà phân phối cấp 1 của Hải Hà bao gồm:
Saigon Co.op, Vinamilk, Lotte, Central Retail, AEON, VinMart, GS25, Circle
K
 Nhà phân phối cấp 2: Là các công ty phân phối nhỏ hơn, có phạm vi hoạt động
hẹp hơn. Các nhà phân phối cấp 2 của Hải Hà bao gồm:
 CÔNG TY TNHH thực phẩm Đông Đô
 Công Ty Hanoifood
 Công ty Cổ phần Zin Food Việt Nam
 Công ty TNHH thực phẩm Hoàng Đông
 Công Ty TNHH SX TMDV Thực Phẩm Xanh Đồng Nai
 Công Ty TNHH San Hà Food
Nhà bán lẻ: Là các đơn vị bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Các nhà bán lẻ của Hải Hà bao gồm:
 Siêu thị: Co.op Mart, Big C, Lotte Mart, AEON,...
 Cửa hàng tiện lợi: Circle K, B's Mart, FamilyMart,...
 Tạp hóa: Các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ trên khắp cả nước
+ Các thành viên hiện tại trong kênh phân phối của doanh nghiệp
Mặt hàng
STT Tên thành viên Địa chỉ Số điện thoại
phân phối

Bánh kẹo ,
CÔNG TY TNHH bánh gạo lứt
Số 9 Đào Duy Anh, Quận
1 thực phẩm Đông Đô ngũ cốc chà Đống Đa, Thành Phố Hà 097.4886.925
bông, kẹo dẻo,
Nội.
kẹo cứng, bánh
trung thu,..

Bánh kẹo ,
bánh gạo lứt
Công Ty Hanoifood ngũ cốc chà 67A Trương Định, Quận
2 034.649.6725
bông, kẹo dẻo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
kẹo cứng, bánh
trung thu,..

Bánh kẹo ,
Công ty Cổ phần bánh gạo lứt
TT10 – 39, KĐT Văn
Zin Food Việt Nam ngũ cốc chà
3 Phú, Phú La, Hà Đông, 0326.000.666
bông, kẹo dẻo,
Hà Nội
kẹo cứng, bánh
trung thu,..

Phòng 201, nhà C6 Mai


Bánh kẹo ,
Công ty TNHH thực bánh gạo lứt Động, Hoàng Mai, Hà
phẩm Hoàng Nội
ngũ cốc chà 024 2218
4 Đông bông, kẹo dẻo, Số 94, ngõ 88 Trần Quý 2181
kẹo cứng, bánh Cáp, Đống Đa, Hà Nội
trung thu,..

Bánh kẹo ,
Công Ty TNHH SX bánh gạo lứt
TMDV Thực Phẩm Số 2778A, QL. 1A, Ấp
ngũ cốc chà (0251)
5 Xanh Đồng Nai Tam Hiệp, X. Xuân Hiệp,
bông, kẹo dẻo, 3744169
H. Xuân Lộc,Đồng Nai
kẹo cứng, bánh
trung thu,..

6 Công Ty TNHH San Bánh kẹo , Số 951 Tạ Quang Bửu, P. (028)


bánh gạo lứt
Hà Food ngũ cốc chà
6, Q. 8,Tp. Hồ Chí Minh
bông, kẹo dẻo, 39810082
(TPHCM)
kẹo cứng, bánh
trung thu,..

Bánh kẹo ,
Công Ty TNHH bánh gạo lứt
Thực Phẩm An ngũ cốc chà Khu Đô Thị Bắc Từ Sơn,
7 Toàn Tân Việt 0988 255 794
bông, kẹo dẻo, Thị Xã Từ Sơn,Bắc Ninh
kẹo cứng, bánh
trung thu,..

Thực Phẩm Trường Bánh kẹo , Ô Vựa B3 – 031 Chợ Đầu


Thịnh – Công Ty bánh gạo lứt Mối Nông Sản Thực
TNHH Phân Phối ngũ cốc chà Phẩm Bình Điền, Đường
8 Thực Phẩm Trường bông, kẹo dẻo, 0909 86 43 43
Nguyễn Văn Linh, P. 7,
Thịnh kẹo cứng, bánh Q. 8, Tp. Hồ Chí Minh,
trung thu,.. Việt Nam

Bánh kẹo ,
bánh gạo lứt
Công ty Cổ phần 300 Bà Triệu, Phường
ngũ cốc chà
9 Thương mại và Dịch Hàng Bài, Quận Hoàn 2.438.785.234
bông, kẹo dẻo,
vụ Hoàng Anh Kiếm, Hà Nội
kẹo cứng, bánh
trung thu,..
+ Lựa chọn kênh phân phối và các chương trình hành động phân phối phù hợp
Thị Thói quen mua Kênh phân Mục tiêu kế
Nhu cầu đặc thù
trường hàng phối ưu tiên hoạch

Quan tâm chủ


yếu đến thành
phần và lượng
Mục tiêu chính là tiếp calo của sản
cận đối tượng khách phẩm.
Kênh phân Khối lượng hàng
hàng là những người theo Khả năng thu
phối trực hóa tiêu thụ: 500
đuổi các phương pháp ăn nhập ở mức trung
M1 tiếp thông tấn/năm. Giá trị
uống điều độ để giảm cân bình-khá, dễ dàng
qua các cửa hàng hóa tiêu thụ:
có khoa học, chú trọng đầu tư cho bản
hàng tiện lợi 100 tỷ đồng/năm.
đến lượng thức ăn nạp thân
vào cơ thể mỗi ngày Mua nhanh, mua
thường xuyên, độ
trung thành đạt
mức 90%
Kênh phân
Quan tâm chủ
Mục tiêu chính là tiếp phối trực
yếu đến thành Khối lượng hàng
cận đối tượng khách tiếp thông
phần của sản hóa tiêu thụ: 300
hàng những người có gia qua cửa
M2 phẩm để đảm bảo tấn/năm. Giá trị
đình, quan tâm đến chất hàng, đội
sức khỏe của hàng hóa tiêu thụ:
lượng đồ ăn cho cả gia ngũ bán
người thân trong 40 tỷ đồng/năm.
đình và con cái của họ hàng của
gia đình
Hải Had

Khách hàng mua


lẻ, du khách Kênh phân
Mục tiêu chính là tiếp Khối lượng hàng
thường mua với phối gián
cận đối tượng khách hóa tiêu thụ: 200
số lượng nhỏ, tiếp thông
M3 hàng là khách hàng mua tấn/năm. Giá trị
theo nhu cầu, qua các siêu
lẻ, du khách hoặc vô tình hàng hóa tiêu thụ:
hoặc mua để tặng thị, cửa hàng
nhìn thấy 30 tỷ đồng/năm.
bạn bè, làm quà tiện lợi.
du lịch

Khách hàng ở Kênh phân Khối lượng hàng


Mục tiêu chính là tiếp
khu vực nông phối gián hóa tiêu thụ: 100
cận đối tượng khách
M4 thôn thường mua tiếp thông tấn/năm. Giá trị
hàng là khách hàng ở khu
với số lượng nhỏ, qua các đại hàng hóa tiêu thụ:
vực nông thôn.
theo nhu cầu lý bán lẻ. 20 tỷ đồng/năm.
Bảng 6.10: Kế hoạch lựa chọn kênh phân phối theo thị trường
6.1.3: Kế hoạch xúc tiến và tổ chức bán hàng
Kế hoạch quảng cáo
+ Lựa chọn quảng cáo phù hợp
ST Tên chương trình quảng Đặc điểm của đối tượng
Đối tượng khách hàng
T cáo khách hàng
Chương trình quảng cáo Người tiêu dùng phổ Quan tâm đến sức khỏe,
1
trên truyền hình thông có lối sống hiện đại
Chương trình quảng cáo Người tiêu dùng trẻ, năng Sử dụng mạng xã hội
2
trên mạng xã hội động thường xuyên
Người tiêu dùng mua sắm Mua sắm thường xuyên
Chương trình quảng cáo
3 tại siêu thị, cửa hàng tiện tại các kênh phân phối
tại điểm bán
lợi này
Người tiêu dùng trẻ, có
Chương trình quảng cáo Luôn cập nhật xu hướng
4 sức ảnh hưởng trên mạng
cộng tác với các influencer mới
xã hội
Bảng 6.14: Chương trình quảng cáo
Chương trình quảng cáo trên truyền hình
 Mục tiêu: Tạo nhận biết thương hiệu và sản phẩm cho bánh gạo lứt ngũ cốc chà
bông Hải Hà.
 Nội dung: Tập trung vào các thông điệp về chất lượng, dinh dưỡng và lợi ích
của bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông Hải Hà.
 Hình thức: Quảng cáo trên các kênh truyền hình có lượng khán giả lớn, như
VTV, HTV,...
Chương trình quảng cáo trên mạng xã hội
 Mục tiêu: Tiếp cận với người tiêu dùng trẻ, năng động.
 Nội dung: Tập trung vào các thông điệp về hương vị thơm ngon, tiện lợi và giá
cả hợp lý của bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông Hải Hà và quan trọng là sản phẩm
ít calo phù hợp với thị yếu của mọi người.
 Hình thức: Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến, như Facebook,
Instagram, Tiktok,Youtube,..
Chương trình quảng cáo tại điểm bán
 Mục tiêu: Tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng tại điểm bán.
 Nội dung: Tập trung vào các thông điệp về chất lượng, dinh dưỡng và lợi ích
của bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông Hải Hà.
 Hình thức: Tạo các standee, poster,... tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Chương trình quảng cáo cộng tác với các influencer
Mục tiêu: Tiếp cận với người tiêu dùng trẻ, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.
 Nội dung: Tập trung vào các thông điệp về hương vị thơm ngon, tiện lợi và giá
cả hợp lý của bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông Hải Hà.
 Hình thức: Hợp tác với các influencer nổi tiếng để tạo các video, bài viết giới
thiệu về sản phẩm.
Các chương trình quảng cáo này được thiết kế để phù hợp với các đặc điểm của từng
đối tượng khách hàng. Đối với người tiêu dùng phổ thông, chương trình quảng cáo
trên truyền hình sẽ giúp tạo nhận biết thương hiệu và sản phẩm. Đối với người tiêu
dùng trẻ, chương trình quảng cáo trên mạng xã hội và cộng tác với các influencer sẽ
giúp tiếp cận hiệu quả hơn. Đối với người tiêu dùng mua sắm tại điểm bán, chương
trình quảng cáo tại điểm bán sẽ giúp tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý.
+ Lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp:
Tên sản Tên phương
Mục tiêu quảng Tần suất quảng Chi phí
STT phẩm/ tiện quảng
cáo cáo quảng cáo
nhãn hiệu cáo

Bánh gạo Xuất hiện trong


Tạo nhận biết
lứt ngũ cốc 15 phút quảng cáo 1 tỷ
1 Truyền hình thương hiệu và
chà bông đồng/tháng
sản phẩm
Hải Hà
Bánh gạo Mạng xã hội Tiếp cận 10000/1
Tiếp cận với
lứt ngũ cốc Facebook, bài viết 600 triệu
2 người tiêu dùng
chà bông Instargram, đồng/tháng
trẻ, năng động
Hải Hà Tiktok

Bánh gạo Tăng khả năng


lứt ngũ cốc nhận diện sản
3 Tờ rơi Quốc lộ 50 triệu/tháng
chà bông phẩm mới
Hải Hà

Tạo điểm nhấn


Bánh gạo
và thu hút sự
lứt ngũ cốc 10 standee/tháng, 2 100 triệu
3 Điểm bán chú ý của người
chà bông standee/siêu thị đồng/tháng
tiêu dùng tại
Hải Hà
điểm bán

Tiếp cận với


Bánh gạo
người tiêu dùng
lứt ngũ cốc Cộng tác với 2 video/tháng, 1 200 triệu
4 trẻ, có sức ảnh
chà bông các influencer video/influencer đồng/tháng
hưởng trên
Hải Hà
mạng xã hội

1 tỷ 950 triệu
Tổng
đồng/tháng
Bảng 6.15: Lựa chọn phương tiện quảng cáo
Khi lựa chọn phương tiện quảng cáo cho bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông cần căn cứ
vào các yếu tố sau:
 Mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu quảng cáo của Hải Hà là tạo nhận biết thương
hiệu và sản phẩm, tiếp cận với người tiêu dùng trẻ, năng động, và tạo điểm
nhấn và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng tại điểm bán.
 Đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng của Hải Hà là người tiêu dùng
phổ thông, quan tâm đến sức khỏe, có lối sống hiện đại, bao gồm cả người tiêu
dùng trẻ và người tiêu dùng lớn tuổi.
 Nhu cầu quảng cáo: Hải Hà cần quảng bá sản phẩm trên phạm vi rộng, bao
gồm cả trên truyền hình, mạng xã hội, và điểm bán.
 Ngân sách quảng cáo: Hải Hà có ngân sách quảng cáo khoảng 1 tỷ 950 triệu
đồng/tháng
Dựa trên các yếu tố trên, Hải Hà đã lựa chọn các phương tiện quảng cáo như sau:
 Truyền hình: Truyền hình là phương tiện quảng cáo hiệu quả để tiếp cận với
đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng phổ thông. Hải Hà sẽ sử
dụng các quảng cáo truyền hình, xuất hiện trong 15 phút quảng cáo để giới
thiệu về sản phẩm và thương hiệu.
 Mạng xã hội: Mạng xã hội là phương tiện quảng cáo hiệu quả , nhanh nhất và
hiệu quả nhất để tiếp cận với người tiêu dùng trẻ hiện nay. Hải Hà sẽ sử dụng
các bài viết và video trên mạng xã hội để giới thiệu về sản phẩm, truyền tải các
thông điệp về chất lượng, dinh dưỡng và lợi ích của sản phẩm.
 Điểm bán: Điểm bán là nơi người tiêu dùng tiếp xúc với sản phẩm. Hải Hà sẽ
sử dụng các standee, poster,... tại điểm bán để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú
ý của người tiêu dùng.
 Cộng tác với các influencer: Cộng tác với các influencer nổi tiếng là cách hiệu
quả để tiếp cận với mọi người trong thời điểm mạng xã hội là nguồn tin, là
điểm truy cập lưu lượng của mọi người từ khắp các nhất là những người có sức
ảnh hưởng trên mạng xã hội. Hải Hà sẽ hợp tác với các influencer để tạo các
video, bài viết giới thiệu về sản phẩm và tạo ra các loại quảng bá mới lạ, độc
đáo đê tăng thị hiếu khách hàng
Kế hoạch quảng cáo cho kế hoạch phát triển kinh doanh

KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO


KẾ HOẠCH MARKETING
Sản phẩm: Bánh gạo lứt ngũ cốc chà bông
Năm: 2023 - 2024
Thương hiệu Hải Hà

Thị trường mục tiêu: : người tiêu dùng trẻ, năng động và cả người tiêu dùng lớn tuổi
quan tâm đến sức khỏe.
Mục tiêu: - Tạo nhận biết thương hiệu và sản phẩm
- Tiếp cận bao gồm cả người tiêu dùng trẻ và người tiêu dùng lớn tuổi.
- Tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng tại

Ước
tính
Hạng Đơn Thời gian Ngân sách kết
STT Mô tả
mục vị (tháng) ( nghìn đồng) quả
đạt
được
A

1 Truyền Đưa Vide Xuất hiện 1 tỷ đồng 2 tỷ/


hình sản o trong 15 phút doan
phẩm quảng cáo h thu
của
mình
quảng
cáo trên
các
kênh
truyền
hình
như:
HTV7,
HTV9
và radio
Điểm bán Đầu tư Cái 100 triệu
quảng đồng/tháng
cáo
mạnh
vào các 10
áp standee/tháng,
2
phích 2 standee/siêu
trên thị
đường
phố hay
trang
web.

Facebook Lên ý Post Tiếp cận 200triệu/ 1,2


tưởng, 10000/1 bài tháng tỷ/
thiết kế viết doan
hình h thu
ảnh, nội
dung
cho bài
post
trên
Fanpag
1
e để
giới
thiệu,
quảng
bá dịch
vụ,
thương
hiệu
theo
chủ đề
2 Instagra Sáng Các 150 triệu
m tạo hình bài đồng/tháng
ảnh, Post
video
để
quảng
bá hình
ảnh
bánh
gạo lứt
ngũ cốc
chà
bông
Youtube Sáng Vide 100 triệu
tạo nội o đồng/tháng
dung, ngắn
re-up từ
tiktok,
video
viral
3 sang để
giới
thiệu
bánh
gạo lứt
ngũ cốc
chà
bông
4 Tiktok Lên ý Vide 150 triệu
tưởng, o đồng/tháng
thiết kế
video,
nội
dung
cho
video
để thu
hút user
truyền
tải giá
trị của
bánh
gạo lứt
chà
bông
đến mọi
người
Cộng tác
với các
Ìnluence
r
Cộng tác Cái 2 video/tháng, 200 triệu 1 tỷ/
với các 1 đồng/tháng doan
1
influence video/influence h thu
r r
Tổng chi phí quảng cáo bằng số :1 950 000 000 đồng
Tổng chi phí quảng cáo bằng chữ : Một tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng
Phê duyệt Người lập

Hình 6.3. Mẫu kế hoạch quảng cáo


6.1.4 Kế hoạch khuyến mãi

Đối tượng mục tiêu: Tất cả các khách hàng

Thời gian triển khai: Kế hoạch khuyến mãi sẽ được triển khai trong vòng 3 tháng, khi
ra mắt sản phẩm đến thị trường

Ngân sách: Ngân sách cho kế hoạch khuyến mãi này là 1 tỷ đồng.

Các chương trình khuyến mãi: Dưới đây là một số chương trình khuyến mãi cụ thể mà
Hải Hà có thể áp dụng:

ST Tên Mục tiêu Hình Ngân Thời gian


T chương khuyến mãi thức sách khuyến mãi
trình khuyến
khuyến mãi
mãi

1 Khuyến Tăng doanh số Giảm giá 5 tỷ đồng 3 tuần


mại mua 1 bán hàng
tặng 1 Từ1/1/2024-
21/1/2024

2 Khuyến Tăng độ nhận Quà tặng 2 tỷ đồng 1 tháng


mại quay số diện thương kèm
, bốc thăm hiệu và sản Từ 1/2/2024-
trúng phẩm 29/2/2024
thưởng,
tặng
voucher khi
mua hóa
đơn trên 2
triệu

3 Khuyến Tăng lòng trung Tặng 2 tỷ đồng 1 tháng


mại tích thành của khách voucher
điểm đổi hàng Từ 1/3/2024-
quà, đăng 31/3/2024
ký thành
viên để
nhận ưu đãi
vàng

Bảng 6.16. Kế hoạch khuyến mại

Cách thức triển khai: Kế hoạch khuyến mãi sẽ được triển khai tại tất cả các cửa hàng
bán lẻ của HẢI HÀ trên toàn quốc cũng như tất cả các kênh bán hàng trực tuyến. HẢI
HÀ có thể sử dụng các kênh truyền thông như truyền hình, báo chí, mạng xã hội để
quảng bá cho chương trình khuyến mãi.
6.1.5 Tổ chức bán hàng
Kế hoạch bán hàng theo từng sản phẩm/nhóm sản phẩm
Số lượng Doanh thu Lợi nhuận Đóng góp vào lợi
STT Sản phẩm
hàng năm hàng năm hàng năm nhuận hàng năm

Bánh gạo lứt ngũ 100 triệu 5.000 tỷ 1.000 tỷ


1 20%
cốc chà bông chiếc đồng đồng

50 triệu 2.500 tỷ
2 Bánh gạo lứt 500 tỷ đồng 10%
chiếc đồng

Bánh gạo lứt ngũ


30 triệu 1.500 tỷ
3 cốc chà bông rong 300 tỷ đồng 6%
chiếc đồng
biển

180 triệu 9.000 tỷ 1.800 tỷ


Tổng 36%
chiếc đồng đồng
Bảng 6.17. Kế hoạch bán hàng theo nhóm sản phẩm
Kế hoạch bán hàng theo nhóm khách hàng
ST Khách hàng Số Doanh thu Lợi nhuận Đóng góp
T lượn hàng năm hàng năm vào lợi
g nhuân hàng
( tỷ đồng)
hàng năm
năm
1 Khách hàng theo đuổi 500 3 >20% 30%
các phương pháp ăn 0
uống điều độ để giảm
cân có khoa học, chú
trọng đến lượng thức
ăn nạp vào cơ thể mỗi
ngày
2 Khách hàng có gia 500 3 >30% 30%
đình, quan tâm đến chất 0
lượng đồ ăn cho cả gia
đình và con cái của họ
3 Khách hàng mua lẻ, du 500 2 >15% 30%
khách hoặc vô tình 0
nhìn thấy
4 Khách hàng ở khu vực 5000 1 >10% >10%
nông thôn.
Tổ - 200 10 >15% >15%
ng 00

Bảng 6.19. Kế hoạch bán hàng theo nhóm khách hàng


Kế hoạch bán hàng theo nhóm sản phẩm của Hải Hà được xây dựng dựa trên các yếu
tố sau:
 Nhu cầu của thị trường: Hải Hà sẽ phân tích nhu cầu của thị trường đối với
từng nhóm sản phẩm để xác định mục tiêu bán hàng phù hợp.
 Tiềm năng của từng nhóm sản phẩm: Hải Hà sẽ đánh giá tiềm năng của từng
nhóm sản phẩm, bao gồm tiềm năng tăng trưởng, cạnh tranh,... để xác định
mức độ ưu tiên cho từng nhóm sản phẩm.
 Các nguồn lực của doanh nghiệp: Hải Hà sẽ cân nhắc các nguồn lực của doanh
nghiệp, bao gồm nhân lực, tài chính,... để xác định khả năng thực hiện kế hoạch
bán hàng.
 Phân bổ nhiệm vụ bán hàng cho từng tháng, quý trong năm

Khách Khách hàng theo Khách hàng có Khách hàng Khách hàng ở
hàng đuổi các phương gia đình, quan mua lẻ, du khu vực nông
pháp ăn uống điều tâm đến chất khách hoặc vô thôn.
độ để giảm cân có lượng đồ ăn tình nhìn thấy
khoa học, chú cho cả gia đình
trọng đến lượng và con cái của
thức ăn nạp vào họ
cơ thể mỗi ngày
Tháng
01 100 100 100 200
02 200 200 300 300
3 300 300 500 500
Tổng quý 1 600 600 800 1000
4 500 400 600 600
5 500 400 600 600
6 500 400 600 600
Tổng quý 2 1500 1200 1800 1800
Tổng quý 3 2000 1800 2200 2200

Tổng quý 4 2000 2000 2200 2200
Cả năm 5100 5600 7000 7200
Bảng 6.20. Nhiệm vụ bán hàng của từng nhóm khách hàng theo tháng, quý trong năm
Kế hoạch bán hàng theo khu vực địa lý

STT Khu vuẹc Số lượng Doanh thu Lợi nhuận Đóng góp vào lợi
hằng năm hằng năm hăng năm nhuận hằng năm

1 Miền Bắc 3.200 12,8 tỉ 4,5 tỉ 0,2 %

2 Miền 1.200 4,8 tỉ 1,5 tỉ 0,1%


Trung

3 Miền nam 3.700 14,8 tỉ 4,5 tỉ 0,2 %

4 Tây 1.075 4,3 tỉ 1,5 tỉ 0.05%


Nguyên

5 Tây Nam 1.100 4,4 tỉ 1,5 tỉ 0.05%


Bộ

Tổng 10.275 41,1 tỉ 13,5 tỉ 0.6%


Bảng 6.21. Kế hoạch bán hàng theo khu vực địa lý
Phân bổ nhiệm vụ bán hàng cho từng tháng/ quý/ năm

Khu Miền Bắc Miền Miền Nam Tây Tây Nam


vực
Trung Nguyên Bộ
Tháng

01 270 100 310 90 90

02 270 100 330 90 95

3 260 100 310 90 90

Tổng quý 1 800 300 950 270 275

4 270 100 300 90 90

5 260 100 300 90 100

6 270 100 300 100 90

Tổng quý 2 800 300 900 280 280

7 270 100 300 80 80

8 260 100 300 70 100

9 270 100 300 110 85

Tổng quý 3 800 300 900 260 265

10 270 100 310 80 90

11 260 100 330 100 90

12 270 100 310 85 100


Tổng quý 4 800 300 950 265 280

Cả năm 3.200 1.200 3.700 1.075 1.100


Bảng 6.22. Nhiệm vụ bán hàng của từng khu vực theo tháng, quý trong năm
6.2: Kế hoạch mua sắm dự trữ
+ Danh sách sản phẩm cần lưu trữ
STT Tên sản phẩm Số lượng dự trữ
1 Nước lọc 50 - 100 lít/ngày.
2 Sữa 20 - 40 lít/ngày
3 Dầu ăn 10 - 20 lít/ngày
4 Gia vị 1 - 2 kg/ngày
5 Gạo 50 - 100 kg/ngày
6 Mì 20 - 40 gói/ngày
7 Đường 5 - 10 kg/ngày
8. Muối 1 - 2 kg/ngày

+ Xác định số lượng sản phẩm cần dự trữ


Lượng sản phẩm dữ trữ thường xuyên
Vd = Vn * Tn
Trong đó:
Vd: lượng sản phẩm dự trữ
Vn: lượng sản phẩm có thể bán bình quân một ngày đêm
Tn: Thời gian dự trữ
Lượng sản phẩm có thể Thời gian Lượng sản
Nguyên liệu bán bình quân một ngày dự trữ phẩm dự trữ
đêm (Vn) (Tn) (Vd)
Ngũ cốc nguyên hạt(gạo lứt,
yến mạch, óc chó, hạnh nhân, 100 kg 7 ngày 700 kg
hạt điều,...)
Nước 20 lít 7 ngày 140 lít
Men 200 gam 7 ngày 1400 gam
Muối 100 gam 7 ngày 700 gam
Như vậy, lượng sản phẩm dự trữ thường xuyên cho từng nguyên vật liệu của bánh gạo
lứt chà bông Hải Hà như sau:
 Ngũ cốc nguyên hạt: 700 kg
 Nước: 140 lít
 Men: 1400 gam
 Muối: 700 gam
Lượng sản phẩm dự trữ bảo hiểm
Vdb = Vn * Tb
Trong đó :
Vdb: Lượng sản phẩm dự trữ bảo hiểm
Vn: lượng sản phẩm có thể bán bình quân một ngày đêm
Tb: Số ngày dự trữ bảo hiểm
Lượng sản phẩm có Số ngày dự Lượng sản phẩm
Nguyên liệu thể bán bình quân một trữ bảo dự trữ bảo hiểm
ngày đêm (Vn) hiểm (Tb) (Vdb)
Ngũ cốc nguyên hạt(gạo
lứt, yến mạch, óc chó, hạnh 100 kg 3 ngày 300 kg
nhân, hạt điều,...)
Nước 20 lít 3 ngày 60 lít
Men 200 gam 3 ngày 600 gam
Muối 100 gam 3 ngày 300 gam
Như vậy, lượng sản phẩm dự trữ bảo hiểm cho từng nguyên liệu của bánh gạo lứt chà
bông Hải Hà như sau:
 Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, óc chó, hạnh nhân, hạt điều,...): 300 kg
 Nước: 60 lít
 Men: 600 gam
 Muối: 300 gam
Lượng sản phẩm dự trữ theo mùa
Vdm = Vn x Tm
Trong đó :
Vdm: Lượng sản phẩm dự trữ theo mùa
Vn: Lượng sản phẩm có thể bán bình quân một ngày đêm
Tm: Số ngày dự trữ theo mùa.
Lượng sản phẩm có Số ngày dự Lượng sản phẩm
Nguyên liệu thể bán bình quân trữ theo dự trữ theo mùa
một ngày đêm (Vn) mùa (Tm) (Vdm)

Ngũ cốc nguyên hạt(gạo


lứt, yến mạch, óc chó, 100 kg 30 ngày 3000 kg
hạnh nhân, hạt điều,...)

Nước 20 lít 30 ngày 600 lít


Men 200 gam 30 ngày 6000 gam

Muối 100 gam 30 ngày 3000 gam


Như vậy, lượng sản phẩm dự trữ theo mùa cho từng nguyên vật liệu của bánh gạo lứt
chà bông Hải Hà như sau:
 Ngũ cốc nguyên hạt(gạo lứt, yến mạch, óc chó, hạnh nhân, hạt điều,...): 3000
kg
 Nước: 600 lít
 Men: 6000 gam
 Muối: 3000 gam
+ Xác định số lượng sản phẩm cần mua và dự trữ
Số lượng sản phẩm cần mua thêm trong năm (Vc)
+ Nhu cầu của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp (Vcd): 1000 tấn
+ Số lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ (Vd1): 200 tấn
+ Số lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ (Vd2): 300 tấn
Vc = Vcd + Vd2 - Vd1
= 1000 + 300 – 200 = 900 tấn
Như vậy, doanh nghiệp bánh gạo lứt chà bông Hải Hà cần mua thêm 900 tấn sản
phẩm bánh gạo lứt chà bông trong năm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Lập bảng tổng hợp danh sách sản phẩm cần mua và dự trữ
Nhu cầu về sản Số lượng sản Số lượng sản
phẩm (dự kiến phẩm cần dự phẩm cần
STT Tên sản phẩm bán) trữ mua

Ngũ cốc nguyên hạt(gạo lứt,


yến mạch, óc chó, hạnh
1 nhân, hạt điều,...) 100 kg/ngày 700 kg 300 kg

2 Nước 20 lít/ngày 140 lít 120 lít

3 Men 200 gam/ngày 1400 gam 1200 gam

4 Muối 100 gam/ngày 700 gam 600 gam

5 Các loại phụ gia khác 10 gam/ngày 70 gam 60 gam

Tổn
g 3.510 gam 3.210 gam
Bảng 6.23:Danh sách sản phẩm, hàng hóa cần mua và dự trữ
+ Phân phối nhiệm vụ mua sắm hàng hóa cho các quý, tháng trong năm
Sản phẩm Tháng Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

Ngũ cốc nguyên hạt 300 900 900 900 900 3.600

Nước 20 60 60 60 60 240

Men 200 600 600 600 600 2.400

Muối 0 0 0 0 0 0

Tổng 320 960 960 960 960 3.840


Bảng 6.24: Số lượng hàng hóa được doanh nghiệp mua vào theo tháng, quý trong năm
Nhìn chung, số lượng hàng hóa được doanh nghiệp mua vào theo tháng, quý trong
năm của sản phẩm bánh gạo lứt chà bông là tương đối ổn định.
Trong quý 1 và quý 4, doanh nghiệp mua vào nhiều hơn so với quý 2 và quý 3. Điều
này có thể là do nhu cầu tiêu thụ của khách hàng tăng cao trong các dịp lễ Tết.
Ngũ cốc nguyên hạt là nguyên vật liệu chính của bánh gạo lứt chà bông, chiếm
khoảng 90% tổng lượng hàng hóa được mua vào.
+ Tính chi phí để mua sắm sản phẩm
STT Sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Ngũ cốc nguyên hạt kg 300 100.000 30.000.000

2 Nước lít 20 10.000 200.000

3 Men gam 200 10.000 2.000.000

4 Muối gam 100 10.000 1.000.000

Tổn
g 33.200.000
Bảng 6.25: Chi phí mua sắm sản phẩm
Chi phí mua sắm sản phẩm bánh gạo lứt chà bông trong năm là 33.200.000 đồng.
Trong đó, ngũ cốc nguyên hạt là nguyên vật liệu chiếm chi phí lớn nhất, chiếm
khoảng 90% tổng chi phí mua sắm.
+ Lựa chọn nhà cung ứng
Liệt kê các nhà cung ứng tiềm năng theo từng loại sản phẩm

Nguyên liệu Nhà cung ứng


Hạt ngũ cốc Công ty TNHH Nông sản Hữu cơ Việt Nam
Công ty TNHH Nông nghiệp Hợp tác Toàn Cầu
Công ty TNHH Nông nghiệp Hữu cơ Eco Farm
Sữa tươi Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Công ty Cổ phần sữa TH True Milk
Công ty Cổ phần sữa Mộc Châu
Đường Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi
Công ty Cổ phần Đường Ninh Bình
Men Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Mai
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu dầu thực vật
IOOC
Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An
Bao bì + Bao bì carton
Công ty Cổ phần Giấy Kraft Vina
Công ty Cổ phần Giấy Kraft Tây Nguyên
Công ty Cổ phần Giấy Kraft Việt Nam
+ Bao bì nhựa
Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (HNPL)
 Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam
(VNPL)
 Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hiệp Phát
(THP)
Bảng 6.26. Danh sách các nhà cung cấp của doanh nghiệp
6.3: Xây dựng cơ cấu tổ chức
6.3.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức
Giám đốc : Chịu trách nhiệm chung và giám sát toàn bộ hoạt động kế hoạch kinh
doanh và phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Phó TGĐ Kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, đảm bảo chất lượng và
nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm.
Phó TGĐ tài chính: chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động tài chính, quản lý vốn và
các nguồn ngân quỹ. Xác định ngân quỹ cho các hoạt động quả công ty và chịu trách
nhiệm báo cáo với chủ sở hữu (nhà nước) về hiệu quả sinh lợi của công ty
Phòng kỹ thuật – phát triển: có chức năng phát triển và theo dõi việc thực hiện quá
trình công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới đưa ra thị trường
Văn phòng: có chức năng lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm, tiền lương,
thưởng cho cán bộ công nhân viên của công ty , tuyển dụng công nhân viên và các
nhân sự thuê ngoài khi vào mùa vụ, phụ trách các vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động,
vệ sinh công cộng, tiếp đón các đoàn khách
Phòng tài vụ: có chức năng huy động vốn phục vụ cho sản xuất, tính giá thành các sản
phẩm, xác định các kết quả kinh doanh của công ty, thanh toán các khoản nợ, vay và
trả,..
Hệ thống quản lý trên của công ty được tổ chức tho mô hình quản lý trực tuyến chức
năng đứng đầu là tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty. Đây là mô hình
nhiều ưu điểm, gọn nhẹ, giảm được các chi phí quản lý gián tiếp, nâng cao hiệu quả
quản lý cho công ty

Chức vụ Mức lương Phúc lợi


- Thưởng theo hiệu suất
công việc: Tối đa 2 tháng
Giám đốc (1 người) 20.000.000 VNĐ/ tháng lương/năm.
- Bảo hiểm sức khỏe và
bảo hiểm nhân thọ.

Ban kinh doanh và - Trưởng phòng: 10trđ/th - Thưởng theo hiệu suất
marketing (20 người) - Nhân viên: 8trđ/ th và doanh số bán hàng.
- Cổ phần/Quyền mua cổ
phần ưu đãi.
Chuyên gia kỹ thuật – -Thưởng theo dự án
phát triển (3 người) 12.000.000 VNĐ/ tháng nghiên cứu và phát triển.
- Bảo hiểm sức khỏe và
bảo hiểm nhân thọ.
- Thưởng theo hiệu suất
Nhân viên văn phòng (3 8.000.000 VNĐ/tháng bảo trì và sửa chữa.
người) - Bảo hiểm sức khỏe và
bảo hiểm lao động.
- Thưởng theo mức sản
phẩm và hiệu suất làm
Nhân viên tài vụ (30 6.000.000 VNĐ/ tháng việc.
người) - Bảo hiểm sức khỏe và
bảo hiểm lao động.
- Tiền xăng cho việc đi
lại.
Nhân viên kế hoạch – thị 9.000.000 VNĐ/ tháng - Thưởng theo quản lý tài
trường (6 người) chính và hiệu suất hành
chính.
- Bảo hiểm sức khỏe và
bảo hiểm nhân thọ.
Bảng 6.29. Mô tả công việc và yêu cầu số nhân viên ở từng vị trí
6.3.2. Các khuyến khích và đãi ngộ

 Kế hoạch chia sẻ lợi nhuận: Nhân viên có cơ hội nhận phần trăm lợi nhuận theo
kế hoạch đã đề ra.
 Chế độ làm việc thêm giờ: Nhận thêm tiền hoặc chế độ nghỉ phép thêm cho
những giờ làm việc ngoài giờ chính thức.
 Cổ phần/Quyền mua cổ phần ưu đãi: Cung cấp cơ hội cho nhân viên sở hữu cổ
phần hoặc quyền mua cổ phần ưu đãi của công ty.
 Chiết khấu hàng bán cho nhân viên: Nhân viên được hưởng chiết khấu đặc biệt
khi mua sản phẩm của công ty.
 Thưởng theo hiệu quả và thái độ làm việc: Thưởng dựa trên kết quả làm việc và
thái độ tích cực.
 Miễn phí xe đưa đón: Cung cấp dịch vụ đưa đón miễn phí cho nhân viên.
 Tiệc công ty, du lịch, hoạt động văn hóa thể thao: Tổ chức các sự kiện, du lịch
hoặc các hoạt động văn hóa thể thao để tạo sự gắn kết trong đội ngũ.
 Các khoản hiểm: Cung cấp các gói bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ và
các chính sách bảo hiểm khác.
 Chính sách đào tạo, cơ hội học hỏi: Hỗ trợ chi phí đào tạo và tạo cơ hội học hỏi
để phát triển nghề nghiệp.
 Phương tiện thiết bị giải trí: Cung cấp trang thiết bị giải trí như máy tính xách
tay, điện thoại di động.
 Thời gian làm việc linh hoạt: Cho phép nhân viên linh hoạt trong việc quản lý
thời gian làm việc.
 Cơ hội thăng tiến: Xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp và cung cấp cơ hội
thăng tiến cho nhân viên.
 An ninh, an toàn lao động, môi trường làm việc: Tạo môi trường làm việc an
toàn và thoải mái.
6.4. Kế hoạch tài chính
6.4.1: Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn:
Chỉ tiêu Số tiền

Nguồn vốn

* Nguồn vốn của chủ sở hữu 64.853.324.024

* Vay ngắn hạn 4.975.255.531

* Vay dài hạn

* Vay chuyển đổi -

* Nguồn khác 3.211.247.311

Tổng cộng 73.039.826.866

Sử dụng vốn

* Mua bất động sản 4.217.907.366

* Xây dựng 3.150.000.000

* Đổi mới, nâng cấp 1.000.000.000

* Tài sản kinh doanh 56.873.984.000

* Hàng lưu kho ban đầu 1.232.600.000

* Chi phí ban đầu 4.100.269.100

* Vốn lưu động 3.027.374.000

* Khác -

Tổng cộng 73.039.826.866


Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn

Dự kiến huy động 73.039.826.866 tỷ đồng vốn để thực hiện kế hoạch kinh doanh bánh
gạo lứt chà bông.
Về sử dụng vốn, dự kiến sử dụng vốn để mua bất động sản, xây dựng nhà máy sản
xuất, đổi mới, nâng cấp máy móc, thiết bị, mua sắm tài sản kinh doanh, dự trữ hàng
lưu kho, chi phí ban đầu và vốn lưu động.

Dự kiến đầu tư lớn vào nhà máy sản xuất bánh gạo lứt chà bông. Cụ thể, dự kiến chi
8.367.907.366 tỷ đồng để mua bất động sản, xây dựng nhà máy và mua sắm máy
móc, thiết bị. Đây là một khoản đầu tư lớn, đòi hỏi phải có nguồn vốn vững chắc và kế
hoạch quản lý vốn hiệu quả.
Dự kiến chi 1.232.600.000 tỷ đồng để dự trữ hàng lưu kho ban đầu. Đây là khoản chi
phí cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Hải Hà được diễn ra liên tục trong
giai đoạn đầu.
+ Mua thiết bị: tổng chi phí của các máy móc, thiết bị định mua phục vụ kế hoạch
kinh doanh.
Chi phí liên quan
Thiết bị (bao gồm cả số model) Giá mua khác Tổng chi phí

Máy trộn bột (model A12345) 20 tỷ đồng 1 tỷ đồng 21 tỷ đồng

Máy nhào bột (model B67890) 15 tỷ đồng 0,5 tỷ đồng 15,5 tỷ đồng

Máy nướng bánh (model C12345) 10 tỷ đồng 0,3 tỷ đồng 10,3 tỷ đồng

Máy đóng gói (model D67890) 5 tỷ đồng 0,2 tỷ đồng 5,2 tỷ đồng

Tổng cộng 51 tỷ đồng 2,0 tỷ đồng 53 tỷ đồng


Tài sản kinh doanh
Hàng lưu kho ban đầu
+ Chi phí ban đầu: Là chi phí đầu tư trước khi bắt đầu kinh doanh
Loại chi phí Số tiền Ghi chú

50 tỷ Bao gồm chi phí làm biển bên trong, ngoài, lắp đặt đồ
Tu sửa và trang trí đồng đạc cố định và thiết bị, lắp đặt điện thoại,...

Thuê nhà và đặt cọc 20 tỷ


thuê nhà đồng Bao gồm chi phí thuê nhà và đặt cọc thuê nhà

Đặt cọc cho các dịch 10 tỷ Bao gồm chi phí đặt cọc cho các dịch vụ điện, nước,
vụ điện, nước… đồng internet,...

Giấy phép kinh 5 tỷ Bao gồm chi phí nộp lệ phí và các chi phí khác liên
doanh đồng quan đến xin cấp giấy phép kinh doanh

2 tỷ Bao gồm chi phí tư vấn pháp luật về các vấn đề liên
Tư vấn pháp lý đồng quan đến kinh doanh

Quảng cáo và khuếch 20 tỷ Bao gồm chi phí quảng cáo trên các phương tiện
trương đồng truyền thông đại chúng, chi phí tổ chức các sự kiện,...

5 tỷ Bao gồm chi phí mua sắm bàn ghế, máy móc, thiết bị
Vật dụng văn phòng đồng văn phòng,...

10 tỷ
Chi phí tuyển dụng đồng Bao gồm chi phí tuyển dụng, đào tạo,...

5 tỷ Bao gồm chi phí đào tạo nhân viên về sản xuất, kinh
Chi phí đào tạo đồng doanh,...

150 tỷ
Cộng đồng
Chi phí ban đầu
+ Vốn lưu động: là nhu cầu vốn tối thiểu cần được dự toán bằng cách lập tổng chi phí
dự kiến cho 6 tháng đầu hoạt động của năm thứ nhất. Đây chính là các chi phí vận
hành: các chi phí liên quan đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp khi doanh
nghiệp chưa thu được tiền từ các hoạt động bán hàng và dự phòng (lượng tiền cần có
trong trường hợp khẩn cấp hay khó khăn), thanh toán nợ…Chi phí này không bao
gồm chi phí vốn tăng thêm, thay đổi hàng tồn kho, trả gốc vay, các khoản rút vốn của
chủ sở hữu

Dưới đây là một số biện pháp để tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp

 Tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu chi phí vận chuyển.
 Sử dụng công nghệ tiên tiến và quản lý thông minh để tăng cường
năng suất và giảm chi phí.
 Tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao để tăng
doanh thu và lợi nhuận.
 Áp dụng quản lý chi phí và tài chính chặt chẽ để tối ưu hóa nguồn lực
và tăng cường hiệu quả hoạt động.
 Tăng cường sử dụng các nguồn lực và năng lượng tái tạo để giảm chi
phí vận hành.
 Tối ưu hóa chi phí marketing và quảng cáo bằng cách sử dụng các
kênh truyền thông hiệu quả hơn.

Giảm thiểu các chi phí không cần thiết bằng cách tối ưu hóa quy trình và sử dụng
công nghệ mới

Tổng chi phí Tổng chi phí


dự kiến 1 dự kiến 6
Chỉ tiêu tháng tháng Ghi chú

Bao gồm chi phí quảng cáo trên các


phương tiện truyền thông đại chúng,
Tiền quảng cáo 10 tỷ đồng 60 tỷ đồng chi phí tổ chức các sự kiện,...

Các khoản phải Bao gồm các khoản phải trả cho nhà
trả 5 tỷ đồng 30 tỷ đồng cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ,...

Bao gồm tiền lãi vay ngân hàng cho


Tiền lãi vay 5 tỷ đồng 30 tỷ đồng các khoản vay ban đầu

Tiền bảo dưỡng Bao gồm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
và sửa chữa 2 tỷ đồng 12 tỷ đồng máy móc, thiết bị

Văn phòng Bao gồm chi phí mua sắm văn phòng
phẩm 1 tỷ đồng 6 tỷ đồng phẩm, vật dụng văn phòng

Tiền thuê đất, Bao gồm chi phí thuê đất, thuê văn
thuê văn phòng 5 tỷ đồng 30 tỷ đồng phòng

Tiền lương phải


trả cho người lao Bao gồm chi phí lương, thưởng, bảo
động 20 tỷ đồng 120 tỷ đồng hiểm,... cho người lao động
Chi phí vận hành
6.4.2: Kế hoạch doanh thu
+ Doanh thu trong quá khứ
báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty cổ phần thực phẩm Hải Hà, doanh thu thuần
của công ty đạt 1.954 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 118
tỷ đồng, tăng 226% so với năm 2021.
Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng của thị trường bánh
mỳ nói chung và bánh gạo lứt chà bông nói riêng. Ngoài ra, Hải Hà cũng đã triển khai
hiệu quả các hoạt động marketing, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và tăng thị
phần của công ty.
+ Khả năng sản xuất hiện tại và cầu đối với sản phẩm/dịch vụ
 Khả năng sản xuấ hiện tại
Công ty cổ phần thực phẩm Hải Hà hiện có 3 nhà máy sản xuất bánh mỳ với tổng
công suất 100 tấn/ngày. Nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, có thể
sản xuất ra các sản phẩm bánh gạo lứt chà bông với chất lượng cao, đáp ứng các tiêu
chuẩn về an toàn thực phẩm.
Khả năng sản xuất hiện tại của bánh gạo lứt chà bông Hải Hà là khoảng 36.500
tấn/năm. Đây là một con số khá lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường
trong nước.
 Cầu đối với sản phẩm bánh gạo lứt chà bông
Thị trường bánh gạo lứt chà bông tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng. Theo thống kê của Hiệp hội Bánh mỳ Việt Nam, năm 2022, thị trường bánh
gạo lứt chà bông đạt quy mô khoảng 10.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021.
Nhu cầu tiêu thụ bánh gạo lứt chà bông ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các thành
phố lớn. Nguyên nhân là do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất
lượng bữa ăn. Bánh gạo lứt chà bông được coi là sản phẩm tốt cho sức khỏe, giúp
cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
+ Yếu tố dự báo doanh thu
Yếu tố Mức độ độ tác động

Nhu cầu thị trường Cực kỳ quan trọng

Cạnh tranh Quan trọng

Giá cả Quan trọng

Chiến lược marketing Quan trọng

Khả năng sản xuất Quan trọng

Các yếu tố môi trường Quan trọng


6.4.3 Kế hoạch chi phí
Tổng chi phí = Chi phí giá vốn + Chi phí hoạt động + Chi phí khác + Chi phí ban
đầu (phân bổ)
Số tiền
Loại chi phí
(triệu đồng)

Chi phí thành lập doanh nghiệp/ Chi phí khởi sự 280

Chi phí nghiên cứu và phát triển nguyên mẫu sản phẩm 50

Chi phí chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh 70

Chi phí tư vấn 80


Chi phí dịch vụ pháp lý 80
Chi phí giá vốn hàng bán 890

Giá nhập hàng từ đơn vị cung cấp 800

Chi phí vận chuyển hàng về kho 40

Các loại thuế, bảo hiểm hàng hóa 50

Chi phí hoạt động 10.630

Quảng cáo và khuyếch trương 1.200

Chi phí bán hàng 700


Lương 5.000
Phụ phí lương 800
Các khoản thuê 500
Bảo trì 1.000
Dụng cụ văn phòng 60
Bưu phí 30
Đi lại 20
Bảo hiểm 800
Pháp lý và tài chính 150
Cố vấn bên ngoài khác 70
Khấu hao 300
Chi phí khác 200
Tổng chi phí 12.000

6.4.4 Kế hoạch lãi/ lỗ


TT Chỉ tiêu Năm thứ nhất Năm thứ 2 Năm thứ 3
1 Doanh thu thuần 15.000 15.750 17.250
2 Giá vốn hàng bán 8.000 8.400 9.200
3 Lợi nhuận gộp 7.000 7.350 8.050
4 Doanh thu hoạt động tài chính 350 367.5 402,5
5 Chi phí tài chính 1.500 1575 1.725
6 Trong đó: Chi phí lãi vay 350 367.5 402,5
7 Chi phí bán hàng 2.000 2.100 2.300
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 300 315 345
9 Lợi nhuận thuần 3.550 3.727,5 4.082,5
10 Thu nhập khác 50 767,604 775,28
11 Chi phí khác 30 268,8 282,24
12 Kết quả từ hoạt động khác 20 498,804 493,04
13 Lợi nhuận kế toán trước thuế 3.570 4.226,304 4.575,54
14 Chi phí thuế TNDN hiện hành 450 472,5 517,5
15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.120 3.753,804 4.058,04
(đơn vị tính: tr đòng)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu học tập học phần: Quản trị chiến lược, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật
công nghiệp, 2019
2. Tài liệu học tập học phần: Quản trị tài chính, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật
công nghiệp, 2019
3. Brian Tracy (Hoàng Long dịch), Lập kế hoạch phát triển kinh doanh, Nxb Công
thương, (2020).
4. TS. Dương Hữu Hạnh, Kỹ thuật lập kế hoạch kinh doanh, Nxb Lao động – Xã hội,
(2006).
5. Nguyễn Thị Minh Huyền, Cẩm nang lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp,
Nxb Khoa học Kỹ thuật, (2002).
6. Tài liệu học tập học phần Marketing căn bản – Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp
7. Trần Minh Đạo và cộng sự, 2009. Giáo trình Marketing căn bản. Đại Hà Nội: Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
8. Philip Kotler, 2014. Quản trị marketing. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
9. Tài liệu học tập học phần Quản trị bán hàng, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp

You might also like