You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

B
​ ÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN NGUYÊN LÝ

KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài: ​Công nghệ vi sinh ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế
Việt Nam?

Giảng viên: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoàng

Nhóm: 17

Họ và tên: Trương Nguyễn Thanh Dung - MSSV: 1957061109

Nguyễn Thị Lê Dân - MSSV: 1957061108

Ngày nộp: 27/07/2020


Tổng sản lượng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Trong công thức tính tổng sản lượng của một quốc gia Y=AF (L, K,H, N), có thể thấy A - kiến thức
công nghệ, đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, công
nghệ vi sinh là lĩnh vực có tiềm năng to lớn trong việc phát triển và đóng góp vào nền kinh tế quốc
gia. Các sản phẩm công nghiệp được sản xuất từ các vi sinh vật đã góp phần không nhỏ vào sự phát
triển kinh tế và đời sống nhân loại. Ở trên thế giới, công nghệ vi sinh được ứng dụng vào nhiều
ngành nghề sản xuất khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, đồ uống, công nghệ dầu khí, dệt, sản
xuất giấy,... Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất mới
chỉ có các ngành công nghiệp dược, thực phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng, axit và dung môi
hữu cơ, vật liệu sinh học. Trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống. Đánh giá về
tiềm năng phát triển, ngành thực phẩm và đồ uống hiện chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng
tăng lên trong tương lai. Theo khảo sát của Vietnam Report, thực phẩm - đồ uống chiếm tỷ lệ cao
nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (năm 2018). Tuy nhiên, các doanh nghiệp
Việt Nam đa phần chưa thể làm chủ hoàn toàn công nghệ, còn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài
hoặc trình độ công nghệ yếu dẫn đến việc khâu bảo quản và đóng gói còn chưa tốt, ví dụ như sản
phẩm men tiêu hóa của Việt Nam chủ yếu ở dạng bột sấy khô trong khi trên thế giới đã có đóng gói
dạng vi nang. Như vậy, có thể thấy, tuy rằng công nghệ vi sinh có tiềm năng rất lớn để phát triển ở
Việt Nam nhưng lại chỉ đứng ở mức trung bình trên thế giới và yếu ở những công nghệ quan trọng.
Lý do là chưa tập trung nguồn lực, chưa được đầu tư đồng bộ, một phần do chi phí đầu tư cao trong
khi dung lượng thị trường chưa đủ lớn và tính chuyên môn hóa trong cộng đồng doanh nghiệp còn
thấp. Vậy nên các doanh nghiệp cần tập trung vào việc làm chủ công nghệ, phát triển trình độ công
nghệ vi sinh của chính mình. Trong khi đó, Chính phủ cũng cần đầu tư, đưa ra các chính sách khuyến
khích, thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển công nghệ vi sinh trong nước. Như vậy cần nâng cao
chất lượng cũng như vai trò của công nghệ vi sinh trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.

​Nguồn tài liệu tham khảo:

- https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3473/cong-nghe-vi-sinh-viet-nam--hien-trang-va-xu-huong-phat-trie
n.aspx?fbclid=IwAR0EZJ24Vi-3Rp2ID0mZLaHjd72tP84rkVILmeEganHerDtvH4I2DPvrWv
U
- https://congnghiepsinhhocvietnam.com.vn/tin-tuc/t794/phat-trien-cong-nghe-vi-sinh-trong-co
ng-nghiep-tai-viet-nam.html?fbclid=IwAR0oPAYo8Mu5zsTMvhZLriPNx2guSQvJmoqw0NQJ
vf66aonYkbW3DVaVjG8
- https://mamnamngu.com/cong-bo-top-10-cong-ty-uy-tin-nganh-thuc-pham.html

Bảng phân công công việc:

Nguyễn Thị Lê Dân - Tìm hiểu hiện trạng công nghệ vi sinh hiện nay ở Việt Nam
- Tìm hiểu về số liệu, khảo sát
- Viết bài

Trương Nguyễn Thanh - Tìm hiểu về những hạn chế và đưa ra những giải pháp hiện nay
Dung - Chỉnh sửa và gửi bài

You might also like